Bắt đầu từ sự đơn giản nhất.
Có nhiều người cứ nghĩ học PHP thì HTML, javascript là quá dễ, cho nên đọc sách hoặc học qua loa thì cũng nắm bài như ai. Nhưng không, biết là một chuyện. Còn vận dụng sự hiểu biết ấy vào bài tập thì còn rất lúng túng và thiếu sự nhất quán.
Bạn lúng túng tức là phần nào bạn vẫn chưa nắm hết. Vậy ngay từ bài nhập môn, hãy tiếp cận một cách nhịp nhàng. Với sự hưỡng dẫn của giảng viên, bạn sẽ nhanh chóng bắt kịp với sự đa dạng của một ngôn ngữ lập trình như thế nào. Và hẳn khi bước sang PHP bạn sẽ không còn cảm giác sợ, hay choáng ngộp trước một rừng thứ phải học của PHP.
Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.
Thực tế, người học lập trình thường đi vào phần trọng tâm mà bỏ qua những chi tiết nhỏ trong lập trình. Theo quan niệm thì có thể bạn thấy ít khi dùng, ít khi đụng thì cần gì phải nhớ, cần gì phải tìm hiểu ??. Hoặc là chúng dễ quá, dễ tới mức đôi khi bạn không cần phải chú tâm vào nó thì cũng làm rất tốt các bài tập.
Quả thực, ở thời gian đầu. Khi tiếp cận những bài căn bản có thể bạn sẽ ít sử dụng. Nhưng ở một tầm cao hơn bạn sẽ thấy sự đa dạng và mức độ phức tạp của các bài học sau được nâng lên rõ nét. Nếu bạn chưa hề nắm vững kiến thức thì thường sẽ không nắm hết bài. Hay nếu có thì chỉ là qua loa hoặc "đại khái" nó là như thế....Còn vận dụng sâu hơn thì....chịu.
Tìm ra liên kết các bài học lại với nhau.
Yếu điểm chí mạng trong lập trình đó là sự rập khuôn theo khuôn mẫu, nghĩa là cái gì thì cũng được học, cũng được biết. Nhưng để vận dụng ráp nối các chi tiết thì có vẻ như khó khăn quá.
Lỗi này không hoàn toàn trách học viên, mà chỉ trách sự kết hợp bài giảng và phân bố bài học của giảng viên không phù hợp, khiến cho kiến thức cũ, mỡi đảo lộn một cách thiếu khoa học. Từ đó làm cho học viên cảm thấy phần nào khó khăn hơn trong việc dùng kiến thức cũ để đi tiếp kiến thức mới.
Tập trung và tự đặt những câu hỏi trong khi giảng viên thảo luận
Hãy tự hỏi và trả lời những câu hỏi what ?, Why ?, When ? về một vấn đề gì mới khi bạn được học. Chỉ khi chúng ta hiểu được 3 câu hỏi này thì chúng ta mới thực sự nắm rõ bài học của ngày hôm đó. Khi đưa ra câu hỏi nếu tự bản thân không thể trả lời. Hãy phát biểu hỏi giảng viên để có được câu trả lời sớm. Cần chú ý không phớt lờ những gì không hiểu. Vì rất dễ dẫn tới việc hổng kiến thức sau này.
Nhìn nhận và phân tích câu hỏi trước khi bắt tay làm.
Trong quá trình học, nếu các bạn được giảng viên cho bài tập làm, thì đừng vội làm liền. Hãy lấy giấy bút và phân tích thật kỹ các yếu tố. Dựa vào những giả thuyết của đề bài chúng ta sẽ gắn kết với kiến thức đang học. Từ đó vẽ ra các bước cơ bản khi thực hiện câu hỏi đó.
Áp dụng cách này, có thể bạn sẽ làm chậm hơn người khác, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phân tích. Nhưng đừng lo lắng, vì chính những khó khăn ấy sẽ cho bạn kinh nghiệm phân tích vấn đề trong lập trình một cách hiệu quả.
Đi học đầy đủ và lắng nghe khi được giảng.
Việc đi học vào các ngày nghỉ hoặc các giờ sau khi đi làm là rất khó khăn. Vì sau một ngày làm việc, ai cũng muốn có 1 chút thời gian nghỉ ngơi, để giải trí. Đó cũng là lý do những người đã đi làm thường học không được siêng như những người chưa có việc làm. Nhưng nếu bạn muốn thành tài thì trước hết phải trải nghiệm gian khổ, ít nhất là hy sinh 1 ít thời gian để học thật tốt môn mà bạn muốn xem là "nghề" sau này.
Đi học được, nhưng nhiều khi lại bị cuốn một hai câu chuyện với bạn bè trong lớp, nên có những lúc bạn bỏ qua các chi tiết mà giảng viên muốn truyền tải cho các bạn. Nếu đã hy sinh thời gian đi học thì bạn đừng nên tiếc đôi ba câu chuyện với bạn bè xung quanh. Hãy thật tập trung lắng nghe nhất có thể để bạn hiểu rõ bài học một cách sâu và hiệu quả.
Với 6 điều chú ý nhỏ này, sẽ giúp bạn có được sự tiếp cận dễ nhất đối với môn học PHP mà không hề cảm thấy lo lắng hay thiếu tự tin về khả năng của mình. Ngoài ra nó còn giúp các bạn nắm được chắc các vấn đề cần thiết đủ để học chuyển tiếp lên khóa nâng cao một cách dễ dàng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét