Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Phát hiện loài giun đẹp mắt biết phun keo ở Việt Nam

Khi nhắm được mục tiêu, giun nhung sẽ phun một loại chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng để giữ chặt con mồi...

Mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Leipzig (Đức) đã phát hiện loài giun nhung (có tên khoa học: Onychophora) được tìm thấy đầu tiên ở Việt Nam. Tương tự những đồng loại đã phát hiện ở các vùng khác, cơ thể của loài giun nhung này chứa đầy chất lỏng, được bao bọc bởi một lớp da mỏng. 

Chính lượng chất lỏng chịu sức ép thủy tĩnh này giúp cơ thể có độ rắn nhất định, đồng thời khiến giun nhung có thể di chuyển được. Điều khác biệt chính là giun nhung phun keo ở Việt Nam có thêm một lớp lông bao quanh thân thể và dài khoảng 6cm.

Giun nhung phun keo ở Việt nam có thêm một lớp lông bao quanh thân thể, dài khoảng 6cm.

Giun nhung được coi là một kẻ săn mồi khá bí ẩn, bởi chúng thường ẩn mình trong các khu vực đất ẩm ướt, dưới các phiến đá hoặc cành cây mục nát trong khu rừng rậm nhiệt đới. Ở Việt Nam, loài giun nhung này chỉ xuất hiện vào giai đoạn mùa mưa.

Thông thường, giun nhung có tập quán sống riêng lẻ, nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng, khi săn mồi, chúng có thể đi cùng nhau theo nhóm tới 15 cá thể. Con cái đầu đàn sẽ được ưu tiên “xử lí” con mồi, trước khi cả nhóm cùng chia sẻ. 

Giun nhung luôn được coi là kẻ săn mồi đáng kính nể.

Loài động vật này có khả năng di chuyển rất chậm chạp, tuy nhiên, đây lại chính là thế mạnh của chúng khi săn mồi. Giun nhung thường rình con mồi khá lâu, rồi bất ngờ xuất hiện và phun một loại chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng để giữ chặt con mồi. Kẻ xấu số càng cố thoát thân thì càng dính chắc hơn vào lớp chất keo đó.

Giun nhung thường rình con mồi khá lâu, rồi bất ngờ xuất hiện và phun một loại chất keo đặc biệt tiết ra từ phía lưng để giữ chặt con mồi.

Nhờ vậy mà giun nhung có khả năng triệt hạ những loại côn trùng có kích thước lớn gấp nhiều lần mình. Tuy nhiên, điều thú vị là giun nhung khá “keo kiệt” với lượng keo tiết ra, vì vậy chúng thường chọn những con mồi nhỏ để không phải sử dụng quá nhiều lượng chất lỏng quý giá này. Hài hước hơn, đôi khi chúng còn ăn luôn lượng keo dư thừa mà mình trót phun quá nhiều.

(Nguồn tham khảo: Livescience) 
Kenh14.vn
______________________________________________ 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét