Lập ADIZ, Trung Quốc muốn dằn mặt Mỹ?
Trung Quốc đã phân định một "vùng xác định phòng không" trên một khu vực của Biển Hoa Đông, bao gồm các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói phi cơ đi vào vùng này phải tuân theo quy định của Trung Quốc nếu không muốn đối mặt với các "biện pháp phòng vệ khẩn cấp".Các đảo, được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc, là một nguồn gây căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Nhật Bản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với điều mà họ gọi là một sự "leo thang".
"Thiết lập không phận như vậy là đơn phương làm leo thang tình hình xung quanh quần đảo Senkaku và có nguy cơ dẫn đến một tình huống bất ngờ," Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói trong một tuyên bố.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với Điếu Ngư/Senkaku, bày tỏ lấy làm tiếc về động thái này, và hứa hẹn rằng quân đội sẽ tiến hành biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.
'Không nhắm mục tiêu cụ thể'
Trong tuyên bố của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các phi cơ phải báo cáo kế hoạch bay "duy trì thông tin liên lạc radio hai chiều" và "đáp ứng một cách kịp thời và chính xác" với các yêu cầu nhận dạng.
"Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với phi cơ không hợp tác trong việc xác định hoặc từ chối làm theo hướng dẫn," tuyên bố nói.
Tuyên bố nói thêm quy định khu vực mới thiết lập có hiệu lực từ 10:00 giờ địa phương (tức 02:00 GMT) hôm thứ Bảy, 23/11.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã trình bày một bản đồ trên trang web của mình, bao gồm một khu vực rộng lớn của Biển Hoa Đông, bao gồm một vùng rất gần với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trả lời các câu hỏi về vùng phòng không trên một trang mạng chính thức của nhà nước, một phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng nói Trung Quốc thiết lập khu vực "với mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ, không phận và duy trì trật tự bay".
"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay nhắm mục tiêu cụ thể nào", phát ngôn nhân này nói thêm và cho hay "Trung Quốc luôn tôn trọng tự do không lưu theo luật pháp quốc tế ".
"Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng trong bất cứ cách thức nào."
'Bắn hạ phi cơ không người lái'
Quần đảo Senkaku/Điếu ngư là nguồn gốc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập niên.
Trong năm 2012, chính phủ Nhật Bản mua ba trong số các đảo từ một chủ sở hữu người Nhật, động thái gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố Trung Quốc.
Kể từ đó, tàu thuyền Trung Quốc đã nhiều lần ra vào những khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ.
Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".
Tháng trước Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói hành động của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông gây nguy hiểm cho hòa bình.
Chủ biên Đông Á của BBC World Service, Charles Scanlon nói cuộc đối đầu về chuỗi các đảo nhỏ trong quần đảo không có người sinh sống đang trở nên cứng rắn hơn bởi các tuyên bố chủ quyền đối nghịch đối với một khu vực giàu có tài nguyên năng lượng dưới đáy biển.
Nhưng vấn đề nay đã trở thành một vấn đề có tính nguyên tắc quốc gia ở cả hai nước, làm cho cả hai phía gặp khó khăn hơn khi muốn giảm đối đầu, vẫn theo Chủ biên Đông Á Scanlon.
(Kienthuc.net.vn) - Bắc Kinh khẳng định rằng, Điếu Ngư/Senkaku là “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh, song song với Biển Đông và Đài Loan. Điếu Ngư/Senkaku - “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh
"Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với phi cơ không hợp tác trong việc xác định hoặc từ chối làm theo hướng dẫn," tuyên bố nói.
Tuyên bố nói thêm quy định khu vực mới thiết lập có hiệu lực từ 10:00 giờ địa phương (tức 02:00 GMT) hôm thứ Bảy, 23/11.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã trình bày một bản đồ trên trang web của mình, bao gồm một khu vực rộng lớn của Biển Hoa Đông, bao gồm một vùng rất gần với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trả lời các câu hỏi về vùng phòng không trên một trang mạng chính thức của nhà nước, một phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng nói Trung Quốc thiết lập khu vực "với mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ, không phận và duy trì trật tự bay".
"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay nhắm mục tiêu cụ thể nào", phát ngôn nhân này nói thêm và cho hay "Trung Quốc luôn tôn trọng tự do không lưu theo luật pháp quốc tế ".
"Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng trong bất cứ cách thức nào."
'Bắn hạ phi cơ không người lái'
Trong năm 2012, chính phủ Nhật Bản mua ba trong số các đảo từ một chủ sở hữu người Nhật, động thái gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố Trung Quốc.
Kể từ đó, tàu thuyền Trung Quốc đã nhiều lần ra vào những khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ.
Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".
Tháng trước Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói hành động của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông gây nguy hiểm cho hòa bình.
Chủ biên Đông Á của BBC World Service, Charles Scanlon nói cuộc đối đầu về chuỗi các đảo nhỏ trong quần đảo không có người sinh sống đang trở nên cứng rắn hơn bởi các tuyên bố chủ quyền đối nghịch đối với một khu vực giàu có tài nguyên năng lượng dưới đáy biển.
Nhưng vấn đề nay đã trở thành một vấn đề có tính nguyên tắc quốc gia ở cả hai nước, làm cho cả hai phía gặp khó khăn hơn khi muốn giảm đối đầu, vẫn theo Chủ biên Đông Á Scanlon.
Việc áp dụng ADIZ trên Biển Hoa Đông mới đây gợi lại sự kiện phong tỏa tên lửa của Trung Quốc đối với Đài Loan năm 1996. Khi đó, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đơn phương ra lệnh thành lập các khu vực cấm trên biển và trên không trong cuộc thử nghiệm tên lửa về phía Bắc và phía Nam của Đài Loan.
Do đó, theo giới chuyên gia, việc lập ADIZ có thể được xem là sự khẳng định rằng, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là “mối bận tâm cốt lõi” của Bắc Kinh, song song với Biển Đông và Đài Loan.
Ông Alexander Neill của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định, việc Trung Quốc đơn phương lập Khu vực Nhận dạng Phòng không Biển Hoa Đông (ADIZ) phản ánh quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Đây là hành động quân sự mạnh mẽ và quyết liệt nhất từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền chèo lái Trung Quốc cách đây một năm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. |
Mối đe dọa mà Bắc Kinh đặt ra cho bên ngoài thường phản ánh tâm lý người dân trong nước và chính sách xoa dịu công chúng. ADIZ phản ánh sự bất mãn liên tục của Bắc Kinh về một loạt các động thái giám sát và thu thập tình báo thường xuyên của quân đội Mỹ trên biển và trên không dọc theo biên giới Trung Quốc.
Trong suốt thập kỷ qua, Trung Quốc áp dụng chiến lược “giấu mình chờ thời” (của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình), khiến chủ nghĩa dân tộc dù phát triển mạnh mẽ thì cũng không có nơi thể hiện. Do đó, những động thái phô trương sức mạnh quân sự gần đây của Trung Quốc khiến nhiều người cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đang chuẩn bị dẹp bỏ chính sách cũ.
Cụ thể, họ cho rằng, Khu vực Nhận dạng Phòng không mới của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa dân tộc thái quá của con rồng châu Á đang lan tỏa mạnh mẽ chưa từng thấy.
Nguy cơ xung đột từ ADIZ
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc phát hành vào tháng 4 nắm giữ một số đầu mối rõ ràng lý giải những động thái gần đây của quân đội nước này; khi mô tả Nhật đẩy tranh chấp đảo leo thang còn việc Mỹ “xoay trục” đến châu Á là nguyên nhân gây căng thăng khu vực.
Máy bay Nhật tuần tra Điếu Ngư/Senkaku. |
Giới quan sát nhận định, việc áp đặt ADIZ cũng phản ánh sự tự tin của Bắc Kinh về các mạng lưới kiểm soát và chỉ huy riêng cũng như khả năng giám sát không phận rộng lớn trên Biển Hoa Đông của họ. Mỹ có thể đáp trả bằng cách đẩy mạnh nhịp độ của các cuộc tập trận quân sự trong khu vực, ép quân đội Trung Quốc phải phòng thủ, "thử nghiệm" quyết tâm của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng như quyền kiểm soát của ông.
Động thái đầu tiên chính là việc Mỹ triển khai 2 máy bay ném bom B-52 bất ngờ bay qua khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông, thách thức nỗ lực đơn phương lập ADIZ của Trung Quốc. Hai chiếc B-52 của Mỹ đã nán lại bên trong ADIZ “khoảng gần một giờ đồng hồ” và không đụng độ với máy bay Trung Quốc.
Trên thực tế, động thái mới nhất của Trung Quốc (lập ADIZ trên Biển Hoa Đông) đi kèm với sự trỗi dậy nguy hiểm của tình trạng căng thẳng quân sự đáng kể trong khu vực. Tháng 1 năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cáo buộc Hải quân Trung Quốc chỉ đạo radar điều khiển hỏa lực nhắm mục tiêu vào một tàu hải quân Nhật hiện diện gần quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.
Trung Quốc gần đây triển khai máy bay không người lái gần khu vực tranh chấp, buộc Nhật phải điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn, truy đuổi, tạo ra các cuộc đối đầu trên không nguy hiểm.
Chưa hết, Bắc Kinh còn triển khai máy bay không người lái tàng hình đầu tiên của Trung Quốc sau khi tung chiến đấu cơ tàng hình J -31 đầu năm nay. Thực tế, tất cả các hệ thống vũ khí vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn phản ánh sự thành công của chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Dù Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài trước khi trở thành cường quốc quân sự toàn cầu, nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo, Bắc Kinh đã có thể tập trung các khả năng quân sự mạnh mẽ của họ tại sân sau của Mỹ. Thậm chí, nhiều chuyên gia phân tích còn cho rằng, trong một số lĩnh vực, quân đội Trung Quốc có khả năng cạnh tranh với Mỹ.
Theo giới quan sát, lựa chọn tốt nhất của Trung Quốc để duy trì ưu thế trong trường hợp không có sự hiện hiện quân sự thường trực xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chính là thành lập ADIZ.
Vạch đỏ lớn nhất mà Trung Quốc sẽ tạo ra là thiết lập các vị trí giám sát xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản – động thái có khả năng đẩy căng thẳng leo thang sang trạng thái thù địch.
Bạch Dương (theo AFP)
Mỹ điều máy bay B-52 tới ADIZ, thách thức TQ
2 máy bay ném bom B-52 của Mỹ bất ngờ bay qua khu vực tranh chấp trên Biển Hoa Đông, thách thức nỗ lực lập khu vực phòng không (ADIZ) của Trung Quốc.
Cụ thể, theo các quan chức quốc phòng Mỹ, hai máy bay ném bom không mang theo vũ khí cất cánh từ Guam theo một lịch trình bay đã được lập sẵn trong khuôn khổ của cuộc tập trận thường kỳ.
"Chúng tôi đã tiến hành cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu. Cuộc tập trận bao gồm việc triển khai 2 máy bay ném bom B-52 bay trọn một vòng từ Guam về Guam bắt đầu từ chiều 25/11", Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steven Warren tuyên bố với báo giới.
Đại tá Warren khẳng định, quân đội Mỹ không hề gửi trước kế hoạch bay cho Trung Quốc và các máy bay đã hoàn thành nhiệm vụ “mà không có bất cứ sự cố nào xảy ra”.
Mỹ vừa điều 2 máy bay ném bom B-52 tới Khu vực Nhận dạng Phòng không trên Biển Hoa Đông của Trung Quốc. |
Hai chiếc B-52 đã nán lại bên trong khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố là Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) Biển Hoa Đông “khoảng gần một giờ đồng hồ” và không đụng độ với máy bay Trung Quốc.
Ban đầu, truyền thông chỉ được tin đó là 2 máy ban ném bom. Song sau đó, một quan chức quốc phòng giấu tên đã xác nhận thông qua hãng tin AFP, 2 máy bay chính mà Mỹ điều vào ADIZ chính là B-52.
Giới quan sát nhận định, việc Mỹ triển khai 2 máy bay ném bom Stratofortress khổng lồ vào ADIZ chính là muốn gửi thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng, Washington kiên quyết chống lại những gì họ cho là phản ánh lập trường hung hăng, gây hấn của Bắc Kinh trong khu vực. Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích động thái đơn phương lập ADIZ của Trung Quốc phản ánh nỗ lực “thay đổi hiện trạng tại khu vực Biển Hoa Đông”.
Ngoài ra, động thái này cũng phản ánh và củng cố cam kết đứng về phía Nhật đối chọi với Trung Quốc của Mỹ.
Trung Quốc công bố Khu vực Nhận dạng Phòng không trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản tại Biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ngày càng leo thang. Không chỉ bao gồm không phận quần đảo Điếu Ngư/senkaku đang tranh chấp với Nhật, ADIZ cũng bao gồm các vùng biển mà Đài Loan và Hàn Quốc có tuyên bố chủ quyền. Seoul và Đài Bắc cũng đã lên án động thái của Bắc Kinh.
Trong khi đó, không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản đàm phán hòa bình để chấm dứt tranh chấp và căng thẳng song phương cần được xử lý “một cách thân thiện thông qua đối thoại và đàm phán”.Bạch Dương (theo Times)
Trung Quốc chuẩn bị gây chiến với Nhật?
Sau khi lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Trung Quốc sẽ gây xung đột vũ trang để giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chuyên gia quốc phòng Hong Kong nhận định.
Điển hình cho nhận định này là việc nhiều hãng hàng không châu Á - như Korean Air (Hàn Quốc), Qantas (Úc)... chấp nhận báo kế hoạch bay cho Trung Quốc trước khi vào ECSADIZ dù khẳng định lộ trình bay sẽ không bị ảnh hưởng. Ngay cả Cục Hàng không dân dụng Nhật Bản và Đài Loan cũng khuyến cáo “các hãng hàng không hết sức cẩn thận” trong khu vực trên.
Một nguồn tin quân sự Seoul ngày 24/11 cho biết ECSADIZ của Trung Quốc chồng lấn một phần không phận phía Tây đảo Jeju cũng như toàn bộ không phận của bãi đá ngầm Ieodo thuộc nước này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok nói 2 nước sẽ thảo luận sâu hơn tại hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng ở Seoul, dự kiến diễn ra ngày 28/11.
Cùng ngày 24/11, Đài Loan họp khẩn cấp để bàn cách bảo đảm an toàn không phận vì hòn đảo này cũng tuyên bố chủ quyền đối với Điếu Ngư Đài (cách họ gọi Senkaku/Điếu Ngư).
Trung Quốc lấn lên trời
Việc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ECSADIZ) sẽ cung cấp “cơ sở pháp lý” để quân đội Trung Quốc ứng phó với những trường hợp máy bay quân sự nước ngoài bay vào khu vực trên và đây là một bước nhằm khẳng định chủ quyền với Senkaku/Điếu Ngư. Tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đang kêu gọi hơn 600.000 người Trung Quốc sống ở Nhật đăng ký để “được hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp bất ngờ”. Bản đăng ký được tải lên trang web của đại sứ quán từ đầu tháng 11 nhưng nay mới gây chú ý rộng rãi.
Nhà phân tích Hiroko Maeda tại Viện PHP (Nhật Bản) cảnh báo động thái mới nhất của Trung Quốc có thể khiến Nhật Bản mất dần kiểm soát với khu vực. “Trung Quốc đã phái tàu đến đó. Giờ họ tìm cách lấn lướt trên không”, ông Maeda nói.
Máy bay Tu-154 của Trung Quốc bị phát hiện trên bầu trời biển Hoa Đông hôm 23-1. Ảnh: The-japan-news.com |
“Không ai muốn ở vào vị trí phải ngầm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc bằng cách cung cấp thông tin như vậy. Nhưng đáng sợ là cuộc chơi đã khởi động, quần đảo Senkaku đã trở thành tâm điểm của các vùng chồng lấn”, một nhà ngoại giao châu Á e ngại.
Ngày 24/11 trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối chính thức phản ứng của Mỹ liên quan tới vụ việc. Bắc Kinh cũng hối thúc Mỹ “không đứng về phía nào” trong vụ này.
Nhật Bản “không để yên”
Ngay sau khi công bố ECSADIZ, Trung Quốc triển khai phi cơ trinh sát Tu-154 và máy bay vận tải quân sự Y-8 đến khu vực trên để “tuần tra”. Tokyo lập tức điều 2 máy bay chiến đấu F-15 lên ngăn chặn. Chiếc Tu-154 bay cách khu vực mà Nhật Bản xem là không phận phía trên Senkaku/Điếu Ngư chỉ 40 km, còn chiếc Y-8 bay cách Senkaku khoảng 300 km về phía Bắc. Sau đó, 2 máy bay Trung Quốc quay trở về và không xảy ra sự cố nào.
Trên mặt trận ngoại giao, Nhật Bản và Trung Quốc hôm qua đồng loạt triệu đại sứ của nhau tới để phản đối. Cùng ngày, phát biểu tại một ủy ban quốc hội, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói: “Tôi vô cùng lo ngại vì hành động hết sức nguy hiểm này của Trung Quốc có thể gây ra những hậu quả không thể ngờ tới. Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc tự kiềm chế trong khi tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế”.
Báo chí Nhật Bản cũng vào cuộc trợ chiến. Tờ Morden Tokyo Times nhận định động thái của Trung Quốc chính là phát động “cuộc tấn công xâm lược” chủ quyền Nhật Bản. Còn tờ Sankei Shimbun đe dọa: “Nếu xảy ra những sự việc không mong muốn thì Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Học giả Jun Okumura thuộc Trường ĐH Meiji (Nhật Bản) nhận định sau khi Trung Quốc thiết lập ECSADIZ thì Nhật Bản chắc chắn không để yên khi máy bay Trung Quốc đi vào không phận. “Xung đột trên không sẽ nổ ra, thậm chí có thể khai hỏa. Hai nước đều không muốn xảy ra sự cố nghiêm trọng song các diễn biến gần đây rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm”, ông Okumura nói.
Đáng lo ngại hơn, trong tuyên bố ngày 23/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sẽ còn lập ra các vùng nhận dạng phòng không tương tự. Tuy không nêu rõ địa điểm nhưng hiện nay Bắc Kinh còn yêu sách chủ quyền trên biển Đông với các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.
Hàn Quốc vào cuộcMột nguồn tin quân sự Seoul ngày 24/11 cho biết ECSADIZ của Trung Quốc chồng lấn một phần không phận phía Tây đảo Jeju cũng như toàn bộ không phận của bãi đá ngầm Ieodo thuộc nước này. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok nói 2 nước sẽ thảo luận sâu hơn tại hội đàm cấp thứ trưởng quốc phòng ở Seoul, dự kiến diễn ra ngày 28/11.
Cùng ngày 24/11, Đài Loan họp khẩn cấp để bàn cách bảo đảm an toàn không phận vì hòn đảo này cũng tuyên bố chủ quyền đối với Điếu Ngư Đài (cách họ gọi Senkaku/Điếu Ngư).
Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc giơ tay biểu quyết trong Hội nghị Trung ương ba, khóa 18. Ảnh: Xinhua |
Trung Quốc lập cơ quan an ninh mới đầy quyền lực
Hội nghị Trung ương ba, khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc, quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia, vừa phụ trách an ninh trong nước, vừa hoạch định chính sách ngoại giao.Thông cáo Hội nghị Trung ương ba, khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 12/11, cho biết nước này quyết định thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Mặc dù chi tiết về cơ cấu của cơ quan này chưa được công bố, giới học giả Trung Quốc cho rằng đây là phiên bản phỏng theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), với quyền hạn bao gồm cả an ninh trong nước và chính sách đối ngoại.
Phỏng theo mô hình Mỹ
New York Times dẫn lời bình luận của Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc đại học Nhân dân, Bắc Kinh, cho biết nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban An ninh Quốc gia là hoạch định chính sách đối ngoại, đồng thời phối hợp với Bộ Công an trên các vấn đề an ninh trong nước. Giáo sư Thời hiện đảm nhiệm chức tham sự Quốc vụ viện, tham gia tư vấn chính sách cho chính phủ.
"Tại Trung Quốc, vấn đề an ninh chủ yếu là trong nước, bao gồm an ninh mạng, Tân Cương và Tây Tạng", ông Thời cho biết.
Quyết định thành lập cơ quan an ninh mới này của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình được chú ý đặc biệt, bởi hai người tiền nhiệm của ông là các nguyên Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều có ý tưởng trên, nhưng chưa thực hiện được.
Các quan chức Trung Quốc trong những năm gần đây đều có ý tìm hiểu cơ chế vận hành của NSC. New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, một quan chức Trung Quốc đã hỏi ông này về cơ cấu thành viên của NSC, trong chuyến thăm Mỹ không chính thức của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 6.
"Tôi biết một số quan chức cao cấp Trung Quốc từng hỏi các đồng nghiệp Mỹ những câu hỏi cụ thể về quá trình phát triển của NSC và lần gần đây nhất là một tháng trước", ông Kenneth Lieberthal, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Brookings (Mỹ), cho biết. Ông Lieberthal từng làm việc cho NSC dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton.
Tại Mỹ, NSC được thành lập vào thời Harry Truman, với chức năng cung cấp cho tổng thống những kiến nghị trên lĩnh vực an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, phối hợp hoạch định chính sách với các cơ quan chính phủ khác.
Hội nghị của NSC do tổng thống chủ trì, với sự góp mặt của phó tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Tài chính. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ là cố vấn quân sự, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là cố vấn tình báo của NSC.
Phó giáo sư Triệu Khả Kim, chuyên gia về ngoại giao Trung Quốc thuộc đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ điều hành ủy ban này, từ đó càng củng cố hơn nữa địa vị lãnh đạo cao nhất của ông trong hệ thống chính trị nước này.
Cơ cấu tổ chức bí ẩn
Thông cáo Hội nghị chưa công bố danh sách thành viên của Ủy ban an ninh quốc gia. Tuy nhiên, theo giáo sư Thời, cơ quan mới này cần một vài tháng nữa mới có thể xác định được cơ cấu cụ thể.
Vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được nhấn mạnh trong bộ máy của ủy ban này. "Thường vụ Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất trên tất cả các vấn đề quan trọng", ông Thời cho biết.
Giáo sư Tạ Nhạc, chuyên gia chính sách an ninh trong nước thuộc đại học Đồng Tế, tỉnh Sơn Đông, nhận định Ủy ban an ninh quốc gia Trung Quốc có thể bao gồm chức năng như của Bộ An ninh Nội địa Mỹ. Bộ này được thành lập sau vụ khủng bố 11/9/2001, với nhiệm vụ phụ trách công tác chống khủng bố nội địa.
"Hiện nay, Trung Quốc và các quốc gia khác ngày càng quan tâm công tác chống khủng bố, nhưng Trung Quốc lại chưa có một cơ quan điều phối, lãnh đạo nào", ông Nhạc cho biết.
Phó giáo sư Triệu cho rằng, việc phân định rạch ròi giữa an ninh quốc nội và vấn đề đối ngoại là đã lỗi thời, "an ninh không chỉ là các phạm trù truyền thống như lãnh thổ và an toàn biên giới, mà còn bao gồm khí hậu, cải cách tài chính và chủ nghĩa khủng bố".
Theo ông, với mức độ tham gia vào các vấn đề quốc tế của Trung Quốc ngày một sâu sắc thì việc thành lập một cơ quan điều phối có quyền lực lớn lại càng cấp thiết.
"Thành lập cơ quan mới này sẽ tăng cường quyền lực cho chức vụ chủ tịch nước", ông Triệu bình luận. Hiện nay, Chủ tịch Tập Cận Bình ngoài chức vụ cao nhất về mặt nhà nước, còn đảm nhiệm chức Tổng bí thư, đứng đầu đảng Cộng sản và chủ tịch Quân ủy Trung ương, đứng đầu quân đội.
Ai sẽ là cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên?
Việc ai sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trung Quốc cũng gây sự quan tâm và tò mò lớn của giới quan sát chính trị trong, ngoài quốc gia này.
Trong lịch sử Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, có những đời cố vấn đầy quyền lực và sức ảnh hưởng như Henry Kissinger, nhưng cũng có người khá kín tiếng như Thomas Donilon. Cố vấn an ninh quốc gia hiện nay là bà Susan Rice, nguyên đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Bà Rice từng là đối thủ cạnh tranh nặng ký với ông John Kerry cho chức vụ ngoại trưởng Mỹ.
Ủy viên Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh (giữa), được cho có nhiều khả năng sẽ trở thành cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trung Quốc. Hai người còn lại trong ảnh là Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: Xinhua |
Theo giới phân tích chính trị Trung Quốc, người được cho là có nhiều khả năng đảm nhiệm chức vụ cố vấn an ninh quốc gia là ông Vương Hộ Ninh, ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Trung ương. Ông Vương là cố vấn chính sách trong nước và đối ngoại cho ba đời lãnh đạo Trung Quốc: ông Giang Trạch Dân, ông Hồ Cẩm Đào và nay là đương kim Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trước khi tham gia chính trường năm 1995, ông Vương từng là giáo sư chính trị quốc tế và giám đốc học viện Pháp luật thuộc đại học Phúc Đán, Thượng Hải, với lĩnh vực nghiên cứu bao gồm chính trị Mỹ, các vấn đề trong nước và chính sách ngoại giao.
Những năm 90 thế kỷ trước, ông Vương từng viết nhiều bài báo và nghiên cứu kêu gọi sự phân công giữa hai khối nhà nước và doanh nghiệp. Quan điểm này là hiếm có vào thời gian đó.
Ông Vương được biết đến như là người có tính cách trầm tĩnh, ít nói, không thích phát biểu công khai mà điều hành tại hậu trường. Trong chuyến thăm Mỹ không chính thức hồi tháng 6 của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như hàng loạt các chuyến công du khác, Vương đều đi theo tháp tùng với tư cách cố vấn riêng.
"Sở trường của ông ấy bao gồm cả chính sách ngoại giao và trong nước, hơn nữa, với địa vị là ủy viên Bộ Chính trị, sức ảnh hưởng chính trị của ông mạnh hơn bất kỳ một quan chức nào trong hệ thống ngoại giao", ông Lieberthal nhận định.
Đức Dương (Theo New York Times)
Nhật Bản thành lập cơ quan an ninh kiểu Mỹ
Quốc hội Nhật Bản hôm nay thông qua dự luật thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia phỏng theo mô hình của Mỹ, nhằm ứng phó thách thức trong việc cân bằng quyền lực tại khu vực Đông Á.
Thủ tướng Shinzo Abe (đứng) có nhiều quyền lực hơn sau khi Quốc hội Nhật quyết định thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia. Ảnh: AFP |
Theo AFP, cơ quan an ninh mới này sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của thủ tướng. Với tư cách là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia, Chánh Văn phòng nội các, bộ trưởng Ngoại giao và bộ trưởng Quốc phòng sẽ có quyền đưa ra những quyết sách trung và dài hạn trên lĩnh vực đối ngoại cũng như an ninh quốc gia.
Quyết định này của Quốc hội Nhật Bản tăng cường thêm quyền lực của Thủ tướng Shinzo Abe kể từ khi ông lên cầm quyền tháng 12/2012, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh trở nên căng thẳng xoay quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc trước đó cũng tuyên bố thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia trực thuộc Trung ương đảng Cộng sản nước này. Mặc dù chi tiết về cơ cấu của cơ quan này chưa được công bố, giới học giả Trung Quốc cho rằng đây là phiên bản phỏng theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC), với quyền hạn bao gồm cả an ninh trong nước và chính sách đối ngoại.
Tại Mỹ, NSC có chức năng cung cấp cho tổng thống những kiến nghị trên lĩnh vực an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, phối hợp hoạch định chính sách với các cơ quan chính phủ khác.
Hội nghị của NSC do tổng thống chủ trì, với sự góp mặt của phó tổng thống, ngoại trưởng, bộ trưởng Quốc phòng, bộ trưởng Tài chính. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ là cố vấn quân sự, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) là cố vấn tình báo của NSC.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét