Tuần này là một tuần đầy “bí hiểm” ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được “rò rỉ” từ đâu không rõ. Trong khi đó diễn luận chính trị công khai đang sôi nổi một cách gần như là chưa từng thấy.Trong một môi trường như thế này, thì những người quan tâm đến chính trị đang có một tâm lý vô cùng mệt mỏi.
Trong những lúc này, sự bất lợi của những nước theo mô hình Lênin càng rõ hơn. Vì không có tự do trong báo chí, nên người dân gần như sống trong cảnh cả mù lẫn điếc. Và vì nội dung của các chương trình giáo dục phần nhiều chỉ là một chiều nên đại đa số người dân thiếu kinh nghiệm suy nghĩ một cách độc lập, không giỏi về khả năng tự đánh giá thông tin, thậm chí đâu biết tự do tư duy có thể tồn tại.
Thay vì có thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội rõ ràng và cập nhật, từ những nguồn tin minh bạch và tin cậy, thay vì có diễn luận công khai, thì toàn dân chỉ ‘nhận’ được “thông tin chế biến”. Từ tình trạng đó xuất phát những hành vi vô lý, như tin vào tin đồn nhiều hơn, vạch ra và chia sẻ những ‘lý thuyết âm mưu’ hay là hoàn toàn “vô cảm” khi nói đến chính trị xã hội của VN.
Marx đã nói quá đúng khi khẳng định: “Những ý tưởng thống trị của bất cứ thời đại nào cũng đều là những ý tưởng của giai cấp thống trị (trong thời đại đó)”. Ở nước nào cũng thế thôi. Ở Mỹ chẳng hạn, dù có thể tiếp cận thông tin rất tự do, đại đa số dân Mỹ vẫn chưa thấy rõ nước Mỹ đã bị giai cấp cực giàu (gọi là bọn “một phần trăm”) hiếp dâm và ăn cướp toàn dân rồi. Họ chưa thấy rõ chất lượng đời sống ở Mỹ đối với những giai cấp trung lưu đã xuống cấp đáng kể và thua xa mức sống của giai cấp trung lưu ở các nước giàu khác. Thậm chí có Đảng Trà kêu vấn đề chủ yếu là thuế quá cao, và Obama theo xã hội chủ nghĩa, đều phải.
Nhưng rất khó để hiểu ý nghĩa của câu nổi tiếng này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, nơi mà giai cấp cầm quyền đang bị chia rẻ. Kể cả những tờ báo luôn định hướng tư tưởng như Nhân Dân hay Quân Đội Nhân Dân đã cho thấy tư tưởng của giới lãnh đạo Việt Nam là “thập cẩm” rồi, nếu không muốn nói là “lũ khũ”. Trong khi đó, những tờ báo được dân chúng quan tâm thì phải hành động một cách cực kỳ căng thẳng và dè chừng, vì họ không được phép đăng những thông tin “nhạy cảm” đến mức không được đăng gì cả. Gần đây nhất là với thông tin về sự qua đời của Đại Tướng Giáp, báo chí VN đã phải “im lặng” đến 24 giờ.
Mặt khác, còn rất nhiều người Việt Nam (tỷ lệ bao nhiều không thể biết được) rất, rất tin tưởng vào báo chí và những bài giảng dạy trong lớp và qua loa phường, đến mức là họ cũng đâu biết là báo chí, chương trình học, kể cả loa phường là có định hướng đâu.
Rất, rất nhiều người dân Việt Nam tin báo chí viết là đúng sự thật. Đến mức là vẫn còn nhiều người tin rằng sự thực hiện của Nhà Nước Việt Nam trong hồ sơ Nhân Quyền là xuất sắc và vì thế Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc. Buồn hơn là buồn cười.
Thế nhưng, tình hình này đang tiến bộ nhanh. Trong điều kiện hiện nay, với tình hình trong nước và trong bộ máy ngày càng phức tạp và khó ‘lọc’, thì nhiều người Việt Nam đang phát triển tư duy có tính độc lập hơn nhiều so với trước. Điều đó là một tiến bộ rất hứa hẹn, và hàm ý rằng những bài lý luận cũ là đã lỗi thời và không còn tính thuyết phục nữa. Quan trọng hơn cả là những tiến bộ này đã xuất phát từ lòng dân Việt Nam.
Sở dĩ tôi đang đề cập những vấn đề này là vì trong một tuần đầy ý nghĩa cho toàn dân Việt Nam, gần như toàn dân Việt Nam không được ngồi trên bàn quyết định và không biết những ‘lãnh đạo’ của nước họ đang suy nghĩ, đang lo lắng, và đang sắp làm điều gì. Điều đó là quá chán vì nó phản ánh sự bất lực tương đối của dân Việt Nam, và tính chưa hoàn thiện của nền chính trị đất nước. Vậy, dân Việt Nàm sẽ không chờ mãi.
Jonathan London
Sẽ không có "hòa hợp, hòa giải", nếu...
Nhiều người kêu gọi "hòa hợp, hòa giải" ở trên mạng, mình nghĩ những người đó có ý tốt, nhưng có lẽ họ chưa hiểu hết nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Thật ra không có sự chia rẽ ở người dân từ hai phía: những người theo quốc gia với những người theo cộng sản ở miền Nam. Nhất là 38 năm sau khi chiến tranh kết thúc, người dân cả hai phía đều hiểu rõ cuộc chiến, họ biết rằng họ chỉ là nạn nhân của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, họ cảm thấy đau thương, mất mát nhiều hơn là oán hận hay thù hằn người anh em của mình ở bên kia chiến tuyến.
Người Việt hải ngoại (đa số là dân tị nạn chính trị) không hề có thù hằn gì với người dân trong nước, mà trái lại, họ rất quan tâm, lo lắng cho bà con mình ở quê nhà. Hàng tháng họ giúp đỡ bà con trong nước bằng cách tích cóp tiền bạc để gửi về, chia sẻ những khó khăn, thiếu thốn với người anh em mình. Cho nên, giữa người dân với nhau không có gì phải hòa giải hay hòa hợp. Nếu có, phải là sự hòa giải và hòa hợp giữa “bên thắng cuộc”, tức chính phủ CSVN với những người ở “bên thua cuộc”.
Không riêng những người Việt Nam, mà các nước trên thế giới đều muốn nhìn thấy dân tộc Việt Nam hòa giải và hòa hợp. Họ muốn Việt Nam đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh thật sự, để họ không phải tốn tiền giúp đỡ VN qua con đường viện trợ hàng năm.
Khi chiến tranh chưa kết thúc, Mỹ cũng muốn nhìn thấy VN hòa giải và hòa hợp sau chiến tranh. Hiệp định Paris đã nhiều lần nhắc tới chuyện hòa giải và hòa hợp. Hiệp định này có tổng cộng 23 điều, trong đó có 5 điều nhắc tới “hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Cụm từ “hòa giải và hòa hợp dân tộc” đã được nhắc tới 11 lần trong hiệp định này ở điều 8, 11, 12, 13 và 21. Những người soạn thảo Hiệp định Paris có lẽ đã nhìn thấy trước thời kỳ đen tối sẽ được mở ra ở Việt Nam sau khi Mỹ rút quân về nước và họ muốn ngăn chặn bằng hiệp định đó, nhưng họ đã thất bại, bởi hiệp định được ký nhưng chưa bao giờ được thực hiện.
Vậy thì “hòa giải và hòa hợp dân tộc” bằng cách nào? Không thể bằng cách cứ mỗi năm đến ngày 30/4, “bên thắng cuộc” tiếp tục ôn lại “chiến thắng lịch sử vẻ vang”, “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”, “giải phóng hoàn toàn miền Nam”.
Không thể hòa giải và hòa hợp bằng cách xem chuyện chém giết, bỏ tù, bắt những người ở “bên thua cuộc” đi “học tập cải tạo” sau chiến tranh là đúng.
Không thể hòa giải và hòa hợp bằng cách gây sức ép với các nước khu vực, đập phá các tượng đài thuyền nhân VN ở Pulau Galang, ở đảo Bidong, ở Melbourne… những tượng đài tưởng niệm các thuyền nhân, đa số là những người ở “bên thua cuộc” đã bỏ mình trên đường vượt biển.
Không thể hòa giải và hòa hợp khi cùng là những người chết trận, nhưng một bên thì được đảng và nhà nước chi rất nhiều tiền để tìm mộ liệt sĩ, còn một bên thì bỏ mặc với những nấm mồ hoang lạnh vì họ “đáng chết”.
Blogger Đồng Phụng Việt đã từng viết: “Đau thương, mất mát vốn thuộc phạm trù không thể cân, đo, đong, đếm nhưng lạ là một số người vẫn thích, vẫn muốn phân loại chúng. Vì sự phân loại này, có những nỗi đau không được tôn trọng và những mất mát không được thừa nhận. Mình xem đó là sự bất nhân, bất nghĩa. Hòa hợp, hòa giải không thể khởi đầu từ bất nhân, bất nghĩa”.
Mình tin rằng chuyện “hòa giải và hòa hợp dân tộc” ở Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra nếu Đảng CSVN vẫn còn giữ vai trò lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”.
Không nên kêu gọi hòa hợp, hòa giải nữa, bởi những người chịu trách nhiệm chính trong chuyện này sẽ không bao giờ làm theo.
Ngọc Thu
Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi
Bài trước trong mục này đã trích dẫn nhiều câu của ông Bùi Quang Vinh, nói với các đại biểu Quốc hội. Ông bộ trưởng bộ Kế hoạch và Ðầu tư nói thẳng rằng số đầu tư đang xuống thê thảm. Ông Bùi Quang Vinh công nhận: Phải thay đổi thể chế tất cả nền kinh tế, thay đổi triệt để.
Ông Bùi Quang Vinh nói, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nhưng bây giờ rạch ròi ra, thị trường là thế nào và định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào?” Ông nêu ra thí dụ cụ thể trong ngành sản xuất điện; nó không theo thị trường, mà cũng không theo định hướng xã hội chủ nghĩa! Ông báo cáo rằng ở các nước tiên tiến tư nhân đóng vai chính trong việc đầu tư vào ngành sản xuất điện, một thứ mà người dân nào cũng tiêu thụ. Ở Việt Nam, nhà nước nắm vai trò quyết định, để “sản xuất ra một sản phẩm bán dưới giá thành.” Tức là hoàn toàn phản lại quy tắc kinh tế thị trường.
Vậy chính sách đó có theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Ông Vinh lại vạch ra: Nó chỉ giúp cho các nhà tư bản bỏ tiền làm các nhà máy xi măng và thép. Họ chỉ cần hưởng giá điện rẻ cũng đủ kiếm lời rồi. Tức là các nhà tư bản được công quỹ trợ cấp dưới hình thức giá điện rẻ, mà công quỹ là tiền của toàn dân chứ không phải của riêng ông nhà nước. Ông nhà nước lấy tiền của dân nghèo trợ cấp cho giới tư bản. Ông Bùi Quang Vinh hỏi: “Vậy xã hội chủ nghĩa ở đâu?” Ông Vinh còn nhìn sang nước Mỹ, nói thêm: “Không phải chỉ có chúng ta xã hội chủ nghĩa mới lo cho dân. Thằng (sic) Obama nó (đưa ra) chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho dân nghèo. Ðấy người ta lo cho dân nghèo như vậy, đâu chỉ có mình lo cho dân nghèo.”
Cho nên, đây là lời ông Vinh: “Chúng ta phải đổi mới căn bản, triệt để thể chế kinh tế của chúng ta.” Ông cũng nói việc đổi mới thể chế cần làm gì: “Phải nói rằng chúng ta phải (theo đúng) kinh tế thị trường, phải thị trường hơn nữa.”
Phải công nhận ông Bùi Quang Vinh là một người sáng dạ. Ông được phong làm bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư mặc dù không được huấn luyện ngày nào về môn kinh tế học. Ông xuất thân là sinh viên trồng cây ở trường Ðại học Nông nghiệp.
Lớn lên, chỉ làm công tác thực tế tại nông trường quốc doanh Phong Hải, tỉnh Hoàng Liên Sơn, từ chức đội trưởng sản xuất lên tới giám đốc nông trường; hoàn toàn sống trong lề lối kinh tế chỉ huy. Ông có đi học hai năm ở Học viện Quản lý Kinh tế Nông nghiệp cao cấp Mátxcơva, Liên Xô trước năm 1984. Nhưng ai cũng biết thời đó người ta dạy quản lý hoàn toàn theo lối cộng sản, bây giờ là thứ kiến thức hoàn toàn vô ích. Vậy mà, mới hai năm, leo từ chức bí thư Tỉnh ủy Lào Cai lên làm bộ trưởng lo làm kế hoạch cho cả nước Việt Nam, ông Bùi Quang Vinh đã biết nói những câu rất sáng. Ông Vinh lập đi lập lại mấy lần: “Phải tiếp tục thị trường hóa, thị trường một cách mạnh mẽ.” Phải công nhận ông Vinh đã học rất nhanh, đã nhìn rất đúng: Phải thị trường hóa nền kinh tế.
Câu hỏi kế tiếp là muốn “thị trường hóa” thì phải làm gì?
Ðến đây thì chúng ta không thấy ông Bùi Quang Vinh nói đến giải pháp “thị trường hóa” nào cả. Ðiều đáng lo ngại là chính ông Vinh và những người cùng ngồi trong chính phủ với ông thực sự họ không biết muốn thị trường hóa phải làm gì. Ông biết rằng kinh tế thị trường có thể “tạo ra môi trường cho tất cả mọi thành phần kinh tế để người ta có điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tất cả những gì trong khả năng người ta có thể làm được... cho đất nước phát triển.”
Nhưng muốn tạo ra thứ môi trường tốt như thế, chúng ta phải làm gì? Ông Vinh có thể biết, nhưng không nói một tiếng nào cả. Muốn biết “thị trường hóa” phải làm gì, chỉ cần nhìn qua các nước cộng sản cũ ở Ðông Âu coi người ta đã làm gì.
Phải tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh. Phải sửa luật lệ cho các doanh nghiệp tư được đối xử ngang hàng với doanh nghiệp nhà nước. Phải tôn trọng luật pháp. Các luật lệ và chính sách kinh tế phải công khai, minh bạch, và giản dị hóa để chính quyền từ trung ương tới địa phương không tạo ra những hàng rào ngăn cản các doanh nhân tư rồi đòi hối lộ. Phải tư nhân hóa cả hệ thống tài chánh, ngân hàng. Ở các nước Ðông Âu, nước nào thay đổi được môi trường kinh tế nhanh chóng nhất, toàn diện và đồng nhịp với nhau nhất, cũng là những nước kinh tế tiến bộ sớm nhất. Ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng bắt đầu thị trường hóa mạnh hơn trong việc phân bố tài sản, vốn liếng của nước ông. Và ông ta cũng nói ngay đến việc trao quyền làm chủ ruộng đất về cho nông dân, cho các ngân hàng cạnh tranh trong việc định lãi suất, khuyến khích các ngân hàng tư để giảm bớt tầm quan trọng của các ngân hàng công do các cán bộ điều khiển, vân vân.
Những người ngồi trong các ghế lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam họ có biết những điều này hay không? Chắc hẳn là họ có đọc báo. Nhưng tại sao họ không làm gì cả? Bởi vì họ đang được hưởng lợi trong tình trạng không thay đổi. Khi nào cần lắm, “không đổi mới thì chết;” thì họ cũng chỉ thay đổi chút ít. Ðang được hưởng các quyền lợi, ai muốn thay đổi? Bảo họ nhúc nhích, động đậy một chút, thì câu hỏi đầu tiên họ sẽ đặt ra là: Có lợi gì không? Nói rõ hơn: Có lợi gì cho bản thân tôi không?
Bùi Quang Vinh xuất thân là một cán bộ nông trường, rồi leo lên làm giám đốc một nông trường quốc doanh. Quyền lợi của ông ta khác hẳn quyền lợi của giới kinh doanh tư. Ngay tại Trung Quốc, một nước mới cải tổ kinh tế nửa vời, người ta cũng biết rằng cả nền kinh tế phát triển được là nhờ các nhà tư doanh. Nếu không có các tư nhân hoạt động năng nổ thì không có phép lạ kinh tế nào cả. Nhưng giới lãnh đạo cộng sản vẫn luôn luôn kỳ thị, chèn ép giới kinh doanh tư, ở bên Tàu cũng như ở nước ta. Chính sách của nhà nước cộng sản trước sau như một vẫn là nuôi béo các xí nghiệp quốc doanh.
Hiện ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước được quyền sử dụng 70% số vốn đầu tư của xã hội, chiếm 70% số vốn ngoại quốc cho vay với lãi suất thấp, nhưng họ chỉ đóng góp 38% vào Sản lượng Quốc gia (GDP). Nói giản dị, các doanh nghiệp nhà nước cứ nhận được 70 đồng thì sản xuất ra thêm được 38 đồng. Cái vốn chung của cả nước bị lỗ mất 32 đồng! Khi nói một phần ba các doanh nghiệp nhà nước lỗ lã, người ta tưởng chỉ có họ bị lỗ thôi, không liên can gì đến người dân hết. Nhưng sự thật là tất cả mọi người dân trong nước lỗ, mất tiền, mất gần một nửa số tiền đóng góp cho nhà nước! Tại sao chính sách đảng Cộng sản vẫn cứ bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước như vậy? Lý do vì dân chúng cả nước bị lỗ nhưng các cán bộ, các quan chức lại kiếm lời, lời to!
Ông Bùi Quang Vinh ra Quốc hội bảo các ông bà nghị gật nâng số nợ của chính phủ lên thêm 170 ngàn tỷ đồng, tức gần 8 tỷ đô la nữa. Ông giảng cho quý ông bà nghị gật hay rằng vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu như thế tức là chính phủ không cần in thêm tiền; tiền đang có sẵn trong dân chúng sẽ được đem đổi lấy trái phiếu mà thôi; cho nên không lo tạo áp lực làm tăng lạm phát. Nói như thế cho thấy quả thật ông Bùi Quang Vinh không được học về môn kinh tế một ngày nào.
Vì một số tiền có sẵn nếu nằm yên trong các ngân hàng thì không làm lạm phát tăng lên. Nhưng nếu khi ngân hàng bị bắt buộc lấy số tiền đó đưa cho chính phủ đổi lấy tờ giấy nợ gọi là trái phiếu, rồi chính phủ đưa tiền cho các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp này đem tiêu xài, thì vòng quay của đồng tiền sẽ tăng lên ngay lập tức. Cùng một số tiền có sẵn trong nền kinh tế, nếu vòng quay tăng lên thì lạm phát sẽ tăng. Nói chung, cứ đổ tiền vào các xí nghiệp quốc doanh, bỏ vô 70 đồng, họ sản xuất được hàng hóa trị giá 38 đồng. Khi số tiền lưu hành tăng lên nhiều mà số hàng hóa tăng ít hơn, theo định nghĩa nó sinh ra lạm phát! Chỉ khi nào xóa bỏ những xí nghiệp quốc doanh ăn hại này, để tài sản vốn liếng chung của xã hội được trao vào tay những doanh nhân làm việc có hiệu quả, tức là số hàng sản xuất ra nhiều hơn số tiền lưu hành tăng lên, thì mới giảm được lạm phát! Làm như vậy chính là “thị trường hóa” đấy!
Nhìn sang Cộng sản Trung Quốc thì thấy họ còn đi xa hơn Cộng sản Việt Nam trên đường thị trường hóa. Ở Trung Quốc có nhiều nhà kinh doanh tư thành công, phần lớn những người này được lôi vào làm đảng viên cộng sản, nhiều người leo lên ghế đại biểu Quốc hội, có người được vào Trung Ương Ðảng nữa. Nhưng họ có kinh doanh, có làm việc, và có thành công. Ở Việt Nam, một người đã thành công trong kinh doanh là Trần Huỳnh Duy Thức; nay anh đang ngồi tù với bản án 14 năm!
Cộng sản Trung Quốc vừa mới đưa ra chính sách mới, thúc đẩy “thị trường hóa” mạnh hơn, giống như ông Bùi Quang Vinh mới hô hào. Nếu thi hành đúng chương trình cải tổ đợt thứ hai này thì trong 10 năm tới Trung Quốc hy vọng thoát cảnh kinh tế đình trệ. Nhưng liệu họ có thi hành đúng được hay không, là chuyện khác. Một nhà tranh đấu dân chủ Trung Hoa, ông Ngụy Kinh Sinh tỏ ý bi quan; lo rằng Trung Cộng sẽ không thoát khỏi ngõ bí hiện nay. Thứ nhất, ông thấy giới lãnh đạo Trung Quốc như Tập Cận Bình hoàn toàn nằm trong vòng vây của các quan chức và cán bộ cao cấp; không thể làm mất quyền lợi của đám này. Thứ hai, đối với những cán bộ cao cấp đang hưởng thụ nhờ chế độ hiện nay thì việc cải tổ triệt để chỉ mang lại cho họ những điều thiệt hại, rất ít điều lợi lộc mới. Ông Ngụy Kinh Sinh có lần đã đến trò chuyện tại báo Người Việt. Ông vẫn bi quan như thế; vì ông không tin rằng đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng tự thay đổi.
Năm nay, ông nói rõ hơn: Cộng sản Trung Quốc đã bỏ lỡ cơ hội tự thay đổi, từ thời Hồ Diệu Bang làm tổng bí thư. Bỏ qua cơ hội đó, chính họ đã tạo ra một giai cấp mới mà quyền lợi hoàn toàn dựa vào tình trạng cải tổ nửa chừng như bây giờ. Giai cấp mới này sẽ bám chặt lấy cái ghế đang ngồi, với các quyền lợi đi kèm; cho nên khó lòng bắt được họ đứng lên!
Cuối cùng, muốn các đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam thay đổi thì phải có một cuộc cách mạng thật sự. Cuộc cách mạng có thể bùng nổ ngay từ trong nội bộ đảng. Ngụy Kinh Sinh cho biết hiện nay ở Trung Quốc có người con của Hồ Diệu Bang là Hồ Ðức Bình đang hô hào thay đổi triệt để hơn. Ở nước ta chưa thấy ai như vậy. Cho nên chúng ta sẽ được nghe thêm nhiều người nói rất sáng sủa như ông Bùi Quang Vinh, nhưng làm thì chẳng thấy ai làm được cái gì cả!
Ngô Nhân Dụng
Mất Ngủ
“Khi mới làm bộ trưởng, vẫn là học việc, lúc đó tôi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, giờ thì có thể ngủ được 5 tiếng”, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã kể như vậy vào chiều 31-8-2009, trong buổi “giao lưu trực tuyến” qua website Chính phủ. Vậy nhưng, có vẻ như nền Giáo dục đã không vận hành theo thao thức của ông. Sau hơn 2 năm ông Nguyễn Thiện Nhân lãnh đạo ngành Giáo dục, UNESCO đánh giá “giáo dục Việt Nam tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng để đứng thứ 79 trên 129” (Báo cáo công bố ngày 3-11-2008).
Ngủ là rất quan trọng, một người bình thường nên ngủ 7 tiếng/ngày. Một nghiên cứu mới đây của trường Y, đại học Pennsylvania, nói rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ, bộ não của bạn sẽ “tạm thời ngưng hoạt động” và sau đó sẽ “không ổn định và hạn chế khả năng ngay cả với những nhiệm vụ đơn giản nhất”. Nghiên cứu này khuyên, “không nên thức cả đêm, việc ngủ ít cũng không nên”.
Chỉ cần theo dõi hoạt động của ông Nguyễn Thiện Nhân qua truyền thông, đủ thấy, ông là Bộ trưởng có rất ít thời gian để ngủ. Ông phát động các phong trào; ông đi suốt đêm xuống tận địa phương để kiểm tra thi cử; ông về tỉnh dự nghe chuyện một thầy giáo “lấy điểm gạ tình”; ông vào tận toilet để kiểm tra độ sạch sẽ; ông chủ trì hội nghị… Theo GS Hoàng Xuân Hãn, “Trung bình 3 ngày, ngành Giáo dục có một cuộc họp cấp quốc gia hoặc cấp vùng; có cuộc họp đông tới 800 người”. Tất cả công việc mà ông làm đều cần. Nhưng, một bộ trưởng phải làm sao để không phải xuống trực tiếp kiểm tra mà trường lớp vẫn sạch tới từng toilet.
Có lẽ ông Nguyễn Thiện Nhân nên dành lấy một ngày ngủ sao cho tròn 7 tiếng, rồi khi tỉnh dậy, vừa uống một tách trà, vừa mở sổ ra, gạch cho mình mấy cái đầu dòng, lựa chọn một thứ tự ưu tiên những việc mà nền giáo dục đang cần ở ông với tư cách là một người đưa ra chính sách.
Cho dù ông bị một vài cựu Bộ trưởng Giáo dục chỉ trích, công bằng mà nói, thứ hạng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đang được xếp là hậu quả của những chính sách cách đây hàng chục năm; dấu ấn nặng nề nhất là công cuộc “cải cách giáo dục” đầu thập niên 80. Điều đáng quý ở ông là đã không đổ lỗi cho những người tiền nhiệm. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, giữa một “mớ bòng bong” ông đã quá hăng hái, thay vì tìm cách để tháo gỡ từ từ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân đã cho tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2007 một cách khắt khe; kết quả là chỉ có 67,5% học sinh thi đậu. Nhưng, ngay sau đó, ông đã phải cho các em thi lại vì nếu không tốt nghiệp thì xã hội sẽ lãng phí 12 năm học của 417 nghìn học sinh. Một nền giáo dục chỉ sản xuất được máy công nông mà đem tiêu chuẩn Toyota kiểm soát “đầu ra” thì sản phẩm của nó làm sao xuất xưởng.
Tổ chức tốt một kỳ thi cũng có cái hay là đánh giá được mình, nhưng muốn đưa nền giáo dục thoát ra thì trước hết phải biết mình có khả năng tới đâu và định cung cấp những sản phẩm như thế nào cho xã hội. Trên cơ sở ấy mới thay đổi công nghệ và thu hút nguồn nhân lực. Các học giả cho rằng phải bắt đầu bằng triết lý giáo dục; nhưng, có lẽ chỉ nên diễn dịch vấn đề đơn giản: cần có một nền giáo dục sao cho, những người bình thường sau khi học xong tự kiếm được cơm ăn, những người tài năng thì không chỉ có khát vọng thành đạt cho bản thân mà còn có trách nhiệm với tương lai tổ quốc.
Làm sao để lấy lại niềm tin cho con trẻ, để phụ huynh không phải tìm nơi cho con em “tị nạn giáo dục” như cách nói của GS Võ Tòng Xuân, vừa được nhắc lại bởi nhà văn nữ Dạ Ngân. Thay khẩu hiệu, thay phong trào bằng những bước đi thiết thực; thay những giờ học vẹt bằng những giờ học phát huy sức sáng tạo; giảm những môn học mà ngay cả thầy cũng không còn tin. Bộ Giáo dục có thể độc quyền viết sách giáo khoa về Mark- Lenin; nhưng, môn tiếng Anh thì có thể giảm chi phí bằng cách xin bản quyền những chương trình giảng dạy tiếng Anh nổi tiếng.
Bắt đầu từ những năm 80, những người giỏi nhất đã không còn thi vào ngành sư phạm. Những người giỏi còn lại thì bị thách thức trước thu nhập ở ngành khác cao hơn. Một cô giáo có trình độ tiếng Anh nói và nghe được có thể tìm việc 5-6 trăm “đô” làm sao có thể yên tâm dạy với 2 triệu đồng/tháng. Đã là nhà giáo thì phải có lương tâm, nhưng nhà nước cũng không thể để cho những người làm “nghề cao quý” phải quan tâm “lương tháng”.
Ngân sách đã chi rất lớn cho giáo dục, Bộ biết rõ khoản tiền 4,7 tỷ USD (năm 2008) ấy có thực sự được chi đúng mục tiêu. Nếu ngân sách không thể tăng thì phải khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư. Đừng bắt tư nhân phải “chạy” giấy phép, đừng bắt các khoa, các trường đại học phải ra Hà Nội để ký tá… hãy để những chi phí “thủ tục” ấy trực tiếp biến thành con chữ cho dân. Người dân Việt Nam đã bỏ hàng tỉ đô la để đưa con em đi “tị nạn”. Người dân Việt Nam cũng có thể dùng số tiền ấy để đóng học phí nếu có trường lớp tử tế và chính sách rõ ràng.
Nếu bắt tay giờ đây, từ ngưỡng cửa của trường sư phạm, thì sự thay đổi trong nền giáo dục chỉ có thể bắt đầu 5-6 năm sau. Có thể những đóng góp về chính sách hôm nay, phải hàng thập kỷ mới được ghi nhận. Nhưng, sự nghiệp của một nhà chính trị không phải là quyền cao chức trọng mà là thực sự làm được những gì. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã rất khiêm tốn nói, thời gian đầu khi làm Bộ trưởng, ông chỉ là người “học việc”. Có lẽ không ở đâu xa xỉ như Việt Nam, một bộ trưởng bắt đầu học khi đã ngồi vào ghế. Nhưng, ông đã có hơn ba năm, có thời gian nhìn lại để lựa chọn mốc mới cho một sự nghiệp lâu dài, một sự nghiệp có thể lưu danh.
Một dân tộc muốn ngửng cao đầu thì trước hết phải biết xấu hổ. Một quốc gia sẽ không có tương lai nếu một nền giáo dục không kiên quyết quay lưng với những điều giả dối. Ngay từ trong nhà trường mà học sinh không biết tư duy độc lập, không có chính kiến thì cho dù có hàng chục nghìn tiến sỹ, đất nước cũng không thực sự có trí thức. Muốn cải cách giáo dục thì cần phải có những nhà lãnh đạo mất nhiều đêm thao thức, nhưng, trước khi đưa ra một chính sách, chính các nhà lãnh đạo ấy, cần phải ngủ sao cho đủ giấc.
Huy Đức
Ai xúi dại Hà Nội mang hiến pháp ra sửa, rồi chẳng sửa gì?
Nguyên Châu (Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’. Âm mưu đen tối muốn ‘đạo diễn’ một màn ngoạn mục các đại biểu ‘đảng cử dân bầu’ nhất trí hoàn toàn với ‘cương lãnh thứ hai’ của đảng theo cách hiểu hiến pháp của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế là có dân chủ rồi còn gì. Khỏi cần phúc quyết của nhân dân hay tổ chức trưng cầu dân ý.
Thật bất ngờ! Gần như ngay lập tức rất nhiều người lên tiếng ‘diễu dở’ lời phát biểu của ông Trọng coi hiến pháp là cương lãnh thứ hai của đảng và nhất là đòi huỷ bỏ điều 4, đòi công nhận quyền sở hữu đất đai của nông dân, đòi phi chính trị hoá quân đội. Điển hình là những kiến nghị của nhóm 72 trí thức, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên và tuyên bố của Công Dân Tự Do… Hoảng hốt sợ phong trào quần chúng hưởng ứng dâng cao, bạo quyền Hà Nội vội vàng tung ra chiến dịch tuyên truyền chống lại những đòi hỏi chính đáng trên. Và để chắc ăn, phái cán bộ đến từng hộ dân ép ký đồng ý với bản Hiến pháp mới chúng định sửa lại.
Đang điêu đứng khổ sở vì kinh tế khó khăn, đời sống cơ cực vất vả, tham nhũng tràn lan, mất đất canh tác, ngoài biển mất đảo hết đường đánh cá…, lòng dân đã quá bực bội lại phải ngồi nghe tuyên truyền và nhất là bị ép ký đồng ý với bản hiến pháp mới mà họ chẳng buồn quan tâm có gì trong đó.
Đi đâu người ta cũng nghe dân ‘chửi’ về lối hành xử cưỡng bức, khinh dân của cộng sản. Vậy là bỗng dưng thế trận toàn dân quay lưng lại với bộ chính trị lớn mạnh như ‘Thánh Gióng’. Hiện bộ chính trị đang bị cô lập trong lòng dân tộc ta.
Ngày 28-11-2013, nhà hát Ba Đình muối mặt thông qua hiến pháp ‘bổn cũ soạn lại’ ấy trong bối cảnh chẳng đặng đừng. Thôi cũng đành khua chiêng, gõ trống, múa may, quay cuồng, đồng hát bài ca đổi lời từ ‘nhân dân chửi bố’ sang ‘nhân dân hồ hởi’. Kết quả là 97,99 % đồng ý (486 trong 488 tán thành, chỉ có 2 dân biểu không biểu quyết).
Những tưởng như thế là xong. Nhưng không phải. Hoá ra là đổ dầu vào lửa.
Nhân dân ta đã ‘ngộ’ ra rằng những đòi hỏi chính đáng của họ về hiến pháp đang làm cho độc tài âu lo, run sợ.
Trò hề ‘sửa rồi lại không sửa’ đã thực sự khởi phát tinh thần đối kháng giữa quần chúng có sức mạnh rời non lấp biển với bộ chính trị đảng cộng sản Việt nam.
Bộ chính trị coi chừng! Nên ý thức vai trò lịch sử của mình đã hết. Hãy thức thời!
Rồi ra, mọi chuyện sẽ hé lộ cho chúng ta biết Ai? là người đã xúi dại Hà Nội..
Nhưng ngay giờ, nếu tinh ý, có thể biết được ai đó là Ai.
Qui trình của… Hà Bá!
(Dân trí) - Kính thưa các nhà “thủy điện học”! Những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
Qui trình của… Hà Bá!
(Dân trí) - Kính thưa các nhà “thủy điện học”! Những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Hiện nay, thủy điện đã và đang là mối kinh hoàng của người dân không chỉ vùng chân đập. Nó thật sự đã biến thành “thủy quái” sẵn sàng bắt tay với thiên tai cuốn trôi người, nhà cửa, tài sản, hoa màu của cả một vùng rộng lớn trong chớp mắt. Vì sao vậy? Nguyên nhân thì nhiều và đã có quá nhiều những bài phân tích sâu sắc. Tóm lại là đáng lý, nó phải là một chiến lược kinh tế được thực hiện từng bước, có thí điểm, phân loại và có tổng chỉ huy. Thế nhưng tiếc thay những năm qua, nó đã biến thành một… "phong trào rộng lớn". Người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện, huyện, tỉnh đua nhau làm thủy điện…
Thế là tất cả các con sông, con suối bất kể to nhỏ, bất kể hậu quả gây ra cho môi sinh như thế nào đều được “đắp đập, be bờ” làm thủy điện.
Môi sinh bị tàn phá. Những dòng sông, con suối trước đây dù mùa khô vẫn đầy ắp nước thì bây giờ luôn trong tình trạng khô cạn khiến cả một vùng hạ lưu trù phú thường xuyên hạn hán. Lúa mất mùa, hoa màu cằn cỗi, đời sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn.
Rừng thì bị tàn phá không thương tiếc. Phá để xây dựng các nhà máy thủy điện, rừng còn bị phá bởi trò “thừa gió bẻ măng” nên những nơi có dự án thủy điện, về cơ bản, rừng đã phá xong.
Rừng mất thì sinh ra lũ lụt. Các hồ chứa trên lý thuyết là để điều hòa nhưng giờ đây là quả bom nước đặt lơ lửng trên đầu dân chúng.
Đáng lý khi có mưa lớn, các hồ này phải trữ nước để điều hòa thì ngược lại, nó lại tiếp tay cho Hà Bá bằng cách… đổ thêm lũ vào mưa.
Thế là trên trời thì Thiên Lôi hoành hành. Ngoài biển thì Hà Bá dâng nước. Dưới đất thì “thủy quái điện” xả lũ đã đẩy người dân xả thân, xả phận vào chốn đói nghèo vì nhà cửa, tài sản mất hết.
Thế mà đau xót thay là không ai chịu trách nhiệm cả.
Câu nói “mơ hồ” đến mức nghe xong chả mấy ai hiểu (kể cả một số đại biểu Quốc hội) và có lẽ sẽ trở thành “kinh điển” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua đã nói lên cái bản chất “rối rắm”, “cha chung không ai khóc”, lỗi chung không ai nhận: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”. Thế nhưng trơ tráo là trong vụ đại hồng thủy kinh hoàng ỏ Đại Lộc (Quảng Nam) vừa qua, các chủ hồ đều tuyên bố xanh rờn rằng họ đã… xả lũ đúng qui trình!?.
Qui trình do họ hoặc những người cùng phía với họ là tác giả nên nói thẳng thừng như ông Nguyễn Văn Ngũ - Bí thư Huyện ủy Đại Lộc tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 17, khóa XX (bài Quy trình xả lũ bị mắng “xối xả” – Việt Nam Nét ngày 28/11):”Hồ chứa thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhưng chỉ là đúng qui trình với chính… chủ hồ thủy điện”.
Còn GĐ Sở NN&PTNN Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang thì ví von:“Thủy điện không gây ra lũ lụt, thiên tai tạo ra nước. Nhưng chính thủy điện tiếp sức gây ra lũ lụt! Quy trình xả lũ do chính thủy điện đề ra! Nói xả lũ đúng quy trình? Nó chỉ đúng với chủ hồ, nhưng nó không đúng với cuộc sống người dân!”.
Còn người dân như cụ Nguyễn Văn Minh, Đại Cường - Đại Lộc thì chỉ biết ngậm ngùi: "… bà con tui ở vùng rốn lũ ni biết chi mấy cái qui trình của các ông! Hồi chưa có thủy điện, mỗi khi trên nguồn mưa lớn là lũ về. Nhưng lũ không tàn khốc và gây thiệt hại lớn như bây giờ".
Kính thưa các nhà “thủy điện học”, những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn? Bùi Hoàng Tám
BBC: 'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân'
Các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi vào sáng ngày 28/11 với tỷ lệ phiếu tán thành gần như tuyệt đối, 97%, theo truyền thông trong nước.
BBC đã phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu xã hội, cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp, được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức, dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị, phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó, trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
Nhưng cuối cùng họ đã không vượt qua được điều đó.
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không ai hình dung được lại có những người, trong đó có những người cao tuổi, lại xếp hàng ròng rắn dọc đường Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Tăng Bạt Hổ để đến nhà tang lễ viếng Đại tướng.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh, nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
GS Tương Lai: Như trong những lời tuyên bố mà chúng tôi đã ký, đòi hỏi hiến pháp cần phải được dừng lại, không thông qua vội, vì nếu thông qua thì sẽ là một bước lùi, đưa dân tộc vào con đường khó khăn, trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động.
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này, xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
Vâỵ thì hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
GS Tương Lai: Quá trình chấn hưng đất nước, là một quá trình lâu dài, và để lực lượng im lặng đó biểu tỏ thái độ thì bản thân lực lượng đó vẫn phải chất chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ.
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức, trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi, thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.
BBC: 'Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân'
BBC đã phỏng vấn với Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu xã hội, cựu thành viên nhóm tư vấn thủ tướng và cũng là một trong 72 nhân sỹ trí thức đã tham gia ký tên vào bản kiến nghị sửa đối hiến pháp, được biết đến với tên gọi Kiến nghị 72, về sự kiện này.
BBC: Ông nghĩ gì về việc đến 97% đại biểu Quốc hội tán thành hiến pháp sửa đổi sáng nay, 28/11?
GS Tương Lai: Tôi cũng đã nghĩ rằng tình hình sẽ diễn ra như vậy thôi.
Một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm, những người cũng thấy cắn rứt trước dư luận chung của các tầng lớp nhân dân và trước kiến nghị của trí thức nhóm kiến nghị 72.
Chúng tôi cũng hy vọng là một số người sẽ theo tiếng gọi của lương tâm mà đáp ứng tiếng gọi của nhân dân, của trí thức, dù chắc không lật ngược được tình thế đâu, nhưng chí ít cũng tỏ một thái độ không bằng lòng, trước một thực tế bị áp đặt quá trắn trợn.
Nhưng một số khác thì cho rằng tôi ảo tưởng, vì trong một cái thể chế toàn trị này, làm gì có chuyện có những người phủ quyết vào phút chót? Nếu chuyện đó có xảy ra, thì họ phải được chuẩn bị, phải có một lực lượng dẫn dắt, chứ đợi lương tri thức dậy thì rất khó.
Người ta biết khi bỏ phiếu bấm nút, ai bỏ phiếu thì bộ phận kỹ thuật đều ghi lại được hết. Phần lớn số đại biểu là đảng viên, mà đảng đã ra nghị quyết thì có lẽ họ không thể làm trái điều đó, trừ trường hợp phải đối mặt với trách nhiệm với lương tâm, với dân tộc và đất nước và nghĩa vụ với tổ chức mà họ là thành viên.
Nhưng cuối cùng họ đã không vượt qua được điều đó.
Chúng tôi không có gì ngạc nhiên, và chúng tôi nghĩ rằng đây sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Và cũng không vì vậy mà chúng tôi thất vọng trước những người đại biểu nói chung. Chúng tôi không gói cả gói làm một đâu.
Chúng tôi biết rằng các anh, chị ấy vẫn còn có nhiều tâm tư, nhưng vì lý do này, lý do khác, mà người ta không thể làm khác được.
Chúng ta vẫn phải chờ đợi thôi, đừng nghĩ rằng rồi tất cả sẽ tiếp tục theo tuần tự như thế.
Lực lượng của những người im lặng một lúc nào đó sẽ bùng lên thôi. Cũng giống như không ai có thể đoán trước được đoàn người xếp hàng trên con đường Điện Biện Phủ rẽ vào đường Hoàng Diệu để đến ngôi nhà số 30, nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Không ai hình dung được lại có những người, trong đó có những người cao tuổi, lại xếp hàng ròng rắn dọc đường Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Tăng Bạt Hổ để đến nhà tang lễ viếng Đại tướng.
Dòng người trầm lắng đó, là thái độ của dân, một đa số im lặng, nhưng đến một lúc nào đó, họ sẽ biểu thị một cách rõ ràng.
Lịch sử sẽ có những bước đi lắt léo, ghập ghềnh, nhưng cuối cùng lịch sử cũng sẽ phán xét, trả về sự sòng phẳng của nó đối với những giá trị chân chính.
BBC: Liệu hiến pháp vừa được thông qua sẽ ảnh hưởng đến tương lai của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Thực tế cho thấy là nếu như mà không dấn bước cùng thời đại, không hội nhập theo quy luật phát triển chung của thời đại mà vẫn giữ một chế độ toàn trị thì sẽ rất khó.
Trong kết thúc của lời kêu gọi mà chúng tôi đưa ra ngày 15/11 năm 2013, chúng tôi mong đợi cử tri cả nước, tùy theo điều kiện của từng nhóm, hay từng cử tri, dùng hình thức thích hợp yêu cầu đại biểu tại địa phương mình, hay đại biểu mình quen biết, để có thái độ theo tinh thần nêu trên, đứng về phía nhân dân khi nêu ý kiến và bỏ phiếu về hiến pháp.
Nếu cam chịu thông qua một bản hiến pháp như dự thảo đang bàn, thì Quốc hội khóa 13 sẽ có tội với tổ quốc và nhân dân, và cá nhân các vị đại biểu Quốc hội khóa 13 đã bỏ phiếu thông qua hiến pháp, sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc.
Tất cả những điều đó còn nguyên giá trị, để nói rằng với việc thông qua hiến pháp, lịch sử sẽ phán xét về Quốc hội này, xem Quốc hội này có phải quốc hội của dân nữa không? Hiến pháp mà các vị thông qua, có phải hiến pháp của dân nữa không?
Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập.
Vâỵ thì hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc.
BBC: Ông có đề cập đến "lực lượng của những người im lặng". Theo ông, điều gì sẽ có thể giúp cho lực lượng này đoàn kết lại và thực sự tạo nên sự thay đổi?
"Nếu đối chiếu lại với Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 thì nó là một hiến pháp đi ngược lại với Tuyên ngôn Độc lập."
Giáo sư Tương Lai
Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ.
Lúc nào nó khơi dậy thì đây là bí ẩn của lịch sử.
Nhưng thực ra, cũng không có gì là quá bí ẩn đâu. Sự kiện tôi nhắc đến ở trên - sự kiện để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bước chân thầm lặng của những người đến phố 30 Hoàng Diệu - là bước đi chậm rãi của lịch sử.
Thế nhưng lịch sử không phải lúc nào cũng bước đi chậm rãi; nó sẽ luôn có những bước đột phá, và ở những bước đột phá đó, một sức mạnh tổng hợp sẽ được khơi dậy khi nó có những yếu tố tác động vào.
Yếu tố gì? Yếu tố này bao gồm những điều kiện trong nước và thế giới. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào việc ý thức, trình độ dân trí được nâng lên.
Cho nên, bây giờ đây, khi chúng tôi gửi các kiến nghị đi, thì đối tượng đương nhiên là những người cầm quyền. Nhưng đối tượng thực chất là quần chúng nhân dân đông đảo - những bước chân thầm lặng, chính họ mới là những người quyết định.
Đây là lúc cần thức tỉnh ý chí và nâng cao dân khí lên. Nói như bà Aung San Suu Kyi, nhân quyền bây giờ là gì? Nhân quyền lúc này là phải vượt qua sự sợ hãi, và muốn vượt qua sự sợ hãi, thì phải có sự hiểu biết.
Việt Nam vừa rồi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Thế giới. Nhiều người cho rằng đây là một điều vớ vẩn, nhưng cá nhân tôi cho rằng đây là một cơ hội.
Cơ hội này sẽ là điều kiện để công khai phổ biến những cam kết của Việt Nam với thế giới trước toàn dân. Đó cũng là một cách thức tỉnh dư luận, nâng cao dân trí để chấn hưng dân khí.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét