Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Sức khỏe của chúng ta(167)

Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hoá, do sự xuất hiện sỏi cholesterol và/hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật) do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng đọ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác. Nguyên nhân: do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, do dùng nhiều một số dược phẩm clofibrate, estrogen... Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa mỡ). Sỏi cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt. 
Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calcium bilirubinate, có màu sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành khi bilirubine tăng, không liên hợp hoặc nhiễm vi trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Nguyên nhân: tuổi tác, ăn thiếu chất béoprotein, ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm.
    là bệnh rất thường gặp. Ước đoán khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị trong cuộc đời của mình. Bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất ở những quốc gia vùng Scandinavia và số người bị ở những quốc gia này ngày càng tăng.
    Sỏi mật là “những hòn sỏi” nằm bên trong túi mật. Túi mật là một túi có dạng hình lê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn. Những lắng đọng bất thường của mật sẽ hình thành nên sỏi mật. Sỏi mật thường gây ra đau bụng, viêm nhiễm và .
    Có hai loại sỏi mật : sỏi cholesterol và . Sỏi cholesterol bao gồm ít nhất 60% là cholesterol và thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu. Sỏi sắc tố thì màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao và chiếm tỷ lệ trên 90% bệnh sỏi mật ở người Châu Á.
    Sỏi mật là bệnh rất thường gặp. Ước đoán khoảng 20% dân số thế giới sẽ bị sỏi mật trong cuộc đời của mình. Bệnh sỏi mật chiếm tỉ lệ cao nhất ở những quốc gia vùng Scandinavia và số người bị sỏi mật ở những quốc gia này ngày càng tăng.
    soi mat1 Sỏi mật, nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh
     NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỎI MẬT:
    Mật do gan tạo ra và được dự trữ trong túi mật. Những thành phần cơ bản trong mật là muối mật, bilirubin, và cholesterol. Sỏi mật được hình thành là do mất cân bằng các thành phần này. Cholesterol được giữ giới hạn bình thường là do nó hòa tan trong muối mật. Một sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol.  Sự giảm co bóp và túi mật rỗng, thường gặp ở thai kỳ, là một yếu tố quan trọng khác để hình thành sỏi cholesterol.
    Sỏi sắc tố mật thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp. Những bệnh nhân mắc bệnh về máu có thể gây ra phá hủy hồng cầu nhiều làm gia tăng số lượng bilirubin trong mật, do đó gây ra hình thành sỏi sắc tố mật.
    Ai là người có nguy cơ bị sỏi mật ?
    Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định trong việc hình thành nên sỏi cholesterol. Trước tuổi thanh thiếu niên sỏi mật rất ít gặp, còn sau tuổi 40 tỉ lệ này gia tăng rõ rệt. Những yếu tố nguy cơ khác để hình thành nên sỏi mật bao gồm : nữ , sanh đẻ nhiều, uống thuốc ngừa thai, chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất sợi, béo bệu, sụt cân nhanh, một vài loại thuốc, bệnh đường ruột làm mất muối mật như là bệnh Crohn và do yếu tố di truyền nữa.
    Nguy cơ sỏi cholesterol đặc biệt cao ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều. Hormon estrogen của nữ làm gia tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm sự co bóp của túi mật. Tác dụng của estrogen cũng được chứng minh ở những người dùng thuốc ngừa thai và phụ nữ dùng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ sỏi mật gia tăng.
    Vai trò của chế ăn trong việc hình thành nên sỏi mật thì không rõ ràng. Tuy nhiên, chế độ ăn có calorie cao, nhiều béo, ít sợi đã cho thấy có liên quan đến nguy cơ của sự hình thành nên sỏi cholesterol. Điều đáng chú ý là nồng độ cholesterol huyết thanh cao có thể không là nguy cơ cao của sỏi cholesterol nhưng trái lại nồng độ triglyceride cao lại có thể là yếu tố nguy cơ. Béo bệu thường kèm với sự gia tăng bài tiết cholesterol trong mật, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bị sỏi cholesterol. Khi người béo bệu trãi qua thời kỳ sụt cân nhanh chóng thì nguy cơ bị sỏi mật lại tăng hơn nữa. Điều này xảy ra là do hậu quả của sự gia tăng cholesterol và giảm muối mật ở những bệnh nhân có chương trình giảm cân nhanh.
    Những bệnh có ảnh hưởng lên ruột có thể làm mất muối trong cơ thể và dẫn tới sự hình thành sỏi cholesterol. Đây là điều quan trọng cần để ý những bệnh nhân bị bệnh Crohn, một bệnh viêm ruột non, nguy cơ cao bị sỏi mật hơn. Để biết thêm, xin vui lòng đọc phần bệnh Crohn.
    Những thuốc làm hạ thấp lipid trong cơ thể như là clofibrate có thể làm gia tăng cholesterol trong mật và dẫn tới làm gia tăng nguy cơ cao bị sỏi mật .

    Yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Sỏi mật thường gặp ở nhiều thành viên trong gia đình. Một ví dụ khá rõ ràng cho vấn đề này là ở những người Pima Indian sống ở Tây Nam Mỹ, nơi bệnh sỏi mật ở phụ nữ trẻ có thể tới 80%.
    Những yếu tố nguy cơ của sỏi sắc tố mật là vệ sinh ăn uống kém thường liên quan tới sự gia tăng sắc tố bilirubin trong mật. Điều này được thấy rõ ở những bệnh có sự phá hủy hồng cầu như bệnh hồng cầu hình liềm, sốt rét hoặc trên nền bệnh gan như xơ gan.
    TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SỎI MẬT:
    soi mat Sỏi mật, nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh
    Trong trường hợp điển hình đau đột ngột xuất hiện, thành cơn dữ dội, đau vùng hạ sườn phải lan lên vai phải hoặc sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn trên giường, cũng có thể đau làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp không điển hình, đau chỉ âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đau đôi khi ở vùng thượng vị và lan lên ngực.
    Sốt: Là do , nếu không có nhiễm khuẩn thì không có sốt, có thể sốt cao, rét run nhưng cũng có khi sốt nhẹ, sốt thường đi kèm với đau, có khi sốt kéo dài.
    Vàng da: Da và củng mạc mắt vàng là do tắc mật, xuất hiện khi sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan tùy theo mức độ tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Trong trường hợp chỉ có sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
    Khi khám bệnh: Gan to là triệu chứng thường gặp của sỏi mật, mức độ gan to phụ thuộc vào mức độ tắc mật, sỏi túi mật  không gây gan to. Tắc mật do sỏi trong ống mật chủ có thể xuất hiện túi mật to.
    Một số bệnh nhân bị sỏi mật có những triệu chứng như không thích ăn mỡ, hay ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng. Những triệu chứng không rõ ràng này là những triệu chứng có liên quan tới sỏi. Trong những trường hợp này, điều quan trọng là phải loại trừ những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự.
    Để chẩn đoán đúng bệnh: Dựa vào triệu chứng điển hình kinh điển đó là: đau, sốt và vàng da. Xét nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ rất có giá trị giúp . Đối với sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp rẻ tiền mà có giá  trị cao trong chẩn đoán.
    Chế độ ănNgười bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
    Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có 2 loại:
    Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.
    Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.
    Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.
    http://www.phongbenhchuabenh.com/wp-content/uploads/2013/02/viem-tui-mat-1.jpgBị sỏi mật thì ăn uống thế nào? 
    Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng... 
    Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan. 
    Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón. 
    Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt. 
    Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5. 
    Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng. 
    Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
    Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt. 
    Phẫu thuật cắt bỏ túi mật có tên là cholecystectomy. Túi mật là một bộ phận nằm ở bên phải của bụng trên. Có thể cần phải cắt bỏ túi mật khi có sỏi trong túi mật hoặc ống túi mật. Sỏi có thể gây sưng phù hoặc nhiễm trùng. Có hai cách phẫu thuật để thực hiện thủ thuật này.Hãy hỏi bác sĩ để biết qu‎ý vị sẽ theo cách phẫu thuật nào.
    • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật bằng phương pháp soi qua bụng
    Cắt ba hay bốn vết mổ nhỏ xuyên qua nơi bụng. Bác sĩ dùng máy quay phim và dụng cụ luồn qua các vết mổ để cắt bỏ túi mật. Với cách phẫu thuật này, quý vị có thể hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn, vết sẹo nhỏ hơn và ít gặp vấn đề về vết thương hơn. Thông thường, quý vị sẽ về nhà trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật.
    • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở bụng: Một vết mổ lớn hơn được cắt bên dưới xương sườn ở bên phải của bụng. Bác sĩ sẽ qua vết mổ này để để cắt bỏ túi mật. Quý vị có thể cần ở lại bệnh viện đến 3 ngày sau khi phẫu thuật.
    http://phauthuatthammy.org/pictures/phau-thuat-noi-soi-cat-tui-mat-cac-ky-thuat-tien-va-tien-bo-moi/dat-diem-tui-mat.jpgChuẩn bị:
    • Báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc quý vị đang dùng. Nhớ là phải bao gồm mọi loại thuốc, sinh tố và dược thảo theo toa hoặc mua tự do.
    • Quý vị được yêu cầu không dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen vài ngày trước khi phẫu thuật.
    • Hỏi bác sĩ xem quý vị có được uống thuốc vào buổi sáng thực hiện phẫu thuật không. Nếu được, thì chỉ uống thuốc với từng hớp nước nhỏ.
    •  Đừng ăn hay uống bất cứ thứ gì, kể cả nước, từ sau nửa đêm của đêm trước khi phẫu thuật.
    • Nếu quý vị bị dị ứng với bất cứ loại thuốc, thực phẩm hoặc thứ nào khác, 
    cần báo cho y tá/bác sĩ biết trước khi phẫu thuật.
    http://suckhoe4u.com/wp-content/uploads/2013/04/Tui-mat.jpgTrong lúc phẫu thuật:
    • Quý vị sẽ mặc áo choàng bệnh nhân.
    • Quý vị được đặt một ống IV (intravenous) hoặc một ống thông vào trong tĩnh mạch nơi cánh tay để chích thuốc và truyền chất lỏng.
    • Quý vị được đưa đến phòng phẫu thuật bằng xe đẩy rồi đỡ lên nằm trên bàn phẫu thuật. Có thể cần buộc dây đai vào chân quý vị để giữ an toàn.
    • Quý vị sẽ được chích thuốc để ngủ trong suốt thời gian phẫu thuật. 
    Chích thuốc qua tĩnh mạch hoặc dùng mặt nạ chụp lên mũi.
    • Vùng bụng được chùi sạch rồi đắp tấm vải để giữ sạch sẽ nơi phẫu thuật.
    • (Các) vết mổ được cắt.
    • Cắt bỏ túi mật.
    • (Các) vết mổ được khép kín bằng chỉ may, đinh kẹp hoặc băng dán đặc biệt có tên là steri-strips.
    • Dùng miếng băng đắp lên chỉ may hoặc đinh kẹp.
    Sau khi phẫu thuật:
    Ở bệnh viện
    • Quý vị được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi sát sao cho đến khi thức giấc và hồi sức.
    • Quý vị được thường xuyên kiểm tra nhịp thở, huyết áp và nhịp tim.
    • Bác sĩ sẽ cho quý vị biết về kết quả phẫu thuật.
    • Các loại thuốc chích trong lúc phẫu thuật sẽ làm quý vị buồn ngủ. 
    Nếu trở về nhà ngay trong ngày phẫu thuật, thì quý vị cần có một người lớn trong gia đình hoặc bạn bè đưa về nhà để được an toàn.
    • Nếu có vết mổ lớn, quý vị được đưa về phòng của bệnh viện. Quý vị được đặt túi dẫn lưu gần vết mổ. Nhân viên y tá sẽ kiểm tra và đem đổ túi dẫn lưu này. Thông thường, túi dẫn lưu sẽ được lấy ra trước khi quý vị xuất viện.
    Về nhà
    • Nghỉ ngơi. Tăng dần hoạt động hàng ngày.
    • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
    • Gọi điện thoại cho bác sĩ để lấy hẹn khám theo dõi.
    • Quý vị có thể tắm 2 ngày sau khi phẫu thuật.Đừng dùng bồn tắm trong một tuần sau khi phẫu thuật.
    • Nếu quý vị dùng miếng băng đắp lên vết mổ, thì băng sẽ được lấy ra sau ngày thứ nhì. Quý vị không cần phải thay băng trừ khi có yêu cầu của bác sĩ hay y tá.Y tá sẽ hướng dẫn quý vị cách thay băng nếu cần thiết.Nếu quý vị có băng dán steri-strips trên vết mổ, hãy để yên như vậy. Chúng sẽ tự tiêu mất trong vòng từ 7 đến 10 ngày.
    • Đau cổ hoặc đau vai sau khi phẫu thuật bằng phương pháp soi qua bụng là điều bình thường do không khí xâm nhập vào bụng trong lúc phẫu thuật. Nghỉ ngơi và làm nóng vai để giảm đau. Nâng cao đầu và vai bằng cách nằm trên nhiều cái gối.
    • Quý vị có thể bị khó đi cầu sau khi phẫu thuật. Nên đi bộ và ăn các loại ngũ cốc có nhiều chất xơ, đậu, rau cải và bánh mì làm bằng hạt ngũ cốc để dễ đi cầu.Uống nước trái mận khô cũng dễ đi cầu.
    • Quý vị được hướng dẫn tập cách hít thở sâu và ho để tránh bị nhiễm trùng phổi sau khi phẫu thuật. Nên hít thở sâu và ho mỗi giờ trong lúc quý vị thức và khi thức giấc vào ban đêm. Dùng cái mền gấp lại thành gối rồi đắp lên vết mổ để làm đồ tựa khi quý vị hít thở sâu và ho.
    • Đừng nâng đồ vật nặng hơn _____ cân Anh trong _____ ngày.
    • Đừng lái xe cho đến khi bác sĩ cho biết là quý vị có thể lái xe. 
    Phải nhớ là không dùng thuốc giảm đau theo toa nữa khi quý vị bắt đầu lái xe.
    • Hỏi ý kiến của bác sĩ hay y tá về các hạn chế hoạt động nào khác, như trở lại làm việc hoặc đi lên cầu thang. Gọi cho bác sĩ của quý vị ngay lập tức nếu quý vị bị:
    • Đau vùng bụng hoặc vai không tự khỏi hoặc ngày càng nặng hơn
    • Vết mổ bị ửng đỏ, thâm tím hoặc sưng thêm
    • Sốt cao hơn 101 độ F (38 độ C)
    • Ói mửa
    • Ớn lạnh, ho, hoặc thấy yếu ớt và nhức mỏi
    • Da bị ngứa, sưng phù hoặc nổi mề đay
    • Khó đi cầu hoặc hay đi tiêu chảy
    Gọi 911 ngay lập tức nếu:
    • Vết mổ bị bung ra hoặc bắt đầu chảy máu.
    • Quý vị đột nhiên bị khó thở.
    • Quý vị bị đau thắt ngực.
    Bàn với bác sĩ hay y tá nếu quý vị có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào. 
    Túi mật là nơi chứa mật và dự trữ mật từ gan đổ xuống. Khi cần tiêu hóa thức ăn, túi mật co bóp, tống mật xuống ruột. Sau khi cắt túi mật, mật sẽ được đổ trực tiếp từ gan xuống tá tràng. Sau một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng gọi là "Hội chứng sau cắt túi mật" nữa.
    Hiện nay có rất nhiều loại thuốc lợi mật bảo vệ gan như: Arginin, Arthionin, Chophiton, Dyskinébyl... Bạn có thể cho bác dùng thêm nếu có tình trạng chán ăn, chậm tiêu, ngứa.
    Các mụn ở mặt nếu có nguồn gốc từ gan (nổi mề đay, ngứa…), sau khi uống thuốc, chức năng gan tốt, mụn sẽ tự hết.
     Thời gian đầu có thể có biểu hiện chán ăn, chậm tiêu, ngứa, đau bụng… nhưng sau một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng này nữa. Do vậy, việc cắt túi mật không hề ảnh hưởng đến sức khỏe sau này, thậm chí khi cắt bỏ túi mật bị bệnh đi, sức khỏe của bố bạn có thể tốt hơn trước. Tuy nhiên, sau khi cắt túi mật vẫn có thể bị sỏi tái phát hoặc viêm nhiễm đường mật nên lời khuyên là người bệnh nên ăn nhiều chất xơ, đậu, đỗ, lạc vừng, hạn chế uống cà phê, hút thuốc lá để dự phòng sỏi cholesterol, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ để dự phòng sỏi do giun...http://www.vatgia.com/raovat_pictures/1/utc1281340306.jpg
    Túi mật là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan. Trong cơ thể, gan sản xuất mật rồi chuyển xuống ống mật và dự trữ ở túi mật. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Trong một số bệnh như viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật... người ta có thể phải cắt bỏ túi mật (bằng phẫu thuật mở bụng hoặc cắt bỏ qua nội soi). Khi bị cắt túi mật, dịch mật tiết ra từ gan được đưa thẳng xuống tá tràng, không được cô đặc và dự trữ ở túi mật nên có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và có thể gây ra một số biến chứng.
    Túi mật có vai trò gì trong cơ thể?
    Túi mật là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, nằm trong hố túi mật dài từ 8 - 10cm, rộng nhất là 3cm, gồm 3 phần: đáy, thân và cổ. Ống túi mật dẫn mật từ túi mật tới ống mật chủ, dài 3 - 4cm, đoạn đầu rộng 4 - 5mm, đoạn cuối hẹp 2,5mm. Trong lòng ở phần trên của ống túi mật có những van gọi là van Heister làm cho ống túi mật không bị gấp lại và làm cho mật lưu thông dễ dàng.
    Trong cơ thể, dịch mật được tiết ra liên tục từ các tế bào gan nhưng bình thường hầu hết lượng mật này được dự trữ ở túi mật. Cứ 12 tiếng, gan tiết ra một lượng dịch mật khoảng 450ml, tuy nhiên thể tích tối đa của túi mật chỉ ở mức 30-60ml. Để chứa được lượng dịch mật này, túi mật hấp thụ hầu hết nước, Na, Cl và các chất điện giải trong dịch mật thông qua lớp niêm mạc. Đến bữa ăn, túi mật co bóp và chuyển dịch mật trong túi mật vào tá tràng giúp tiêu hoá thức ăn. Chức năng quan trọng nhất của mật là giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo cũng như các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E và caroten.

     Cắt túi mật qua nội soi.
    Khi nào phải cắt túi mật?
    Túi mật thường bị cắt bỏ khi bị viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính, có sỏi quá to gây đau hoặc tắc đường mật, viêm teo túi mật, ung thư túi mật… nhưng chủ yếu nguyên nhân cắt là do sỏi túi mật. Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện lâm sàng triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng. Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ có sốt cao 39 - 40o.
    Những lưu ý sau cắt túi mật
    + Chế độ ăn uống
    Hiện nay chủ yếu tiến hành cắt bỏ túi mật qua nội soi. Phẫu thuật nội soi cắt túi mật có chuẩn bị thông thường là một phẫu thuật khá nhẹ nhàng đối với người bệnh, thường bệnh nhân ổn định sau 7-10 ngày; chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu đường mật trong và ngoài gan cũng như chức năng gan không bị tổn thương như viêm nhiễm, sỏi… thì không phải kiêng cữ gì.
    Tuy nhiên, sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật có thể có những xáo trộn bất thường về số lượng và chất lượng của dịch mật lên hệ thống tiêu hóa, bởi chức năng của túi mật là nơi chứa mật và cô đặc mật từ gan đưa xuống. Do vậy người đã cắt túi mật nên ăn uống những thực phẩm dễ tiêu, hạn chế mỡ và những đồ ăn chiên rán; vừa ăn vừa thăm dò, nếu không thấy xuất hiện những khó chịu nào đáng kể thì có thể trở lại ăn uống bình thường. Chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao cũng vậy, có thể trở lại hoạt động bình thường khi sức khỏe sau phẫu thuật ổn định.
    + Một số biến chứng có thể gặp sau cắt túi mật cần theo dõi:
    Hội chứng sau cắt túi mật (Postcholecystectomy syndrome  PCS): đây là tình trạng kéo dài hoặc tái phát của những triệu chứng như đau bụng hoặc vàng da sau khi đã cắt túi mật. Gần 50% các trường hợp là do nguyên nhân tại đường mật như: sót sỏi, tổn thương đường mật, mất nhu động và giãn ống mật chủ. Để chẩn đoán cần dựa vào nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
    Viêm dạ dày do dịch mật trào ngược: dịch mật tăng tiết xuống tá tràng, trào ngược lên dạ dày gây viêm dạ dày. Ngoài ra, có thể gặp một số biến chứng khác như viêm tụy do dịch mật tràn vào ống tụy, rối loạn vận động đường mật và co thắt cơ Oddi. Chính vì vậy, sau khi cắt bỏ túi mật cần theo dõi các biến chứng sớm và muộn do cắt bỏ túi mật gây ra để xử lý kịp thời.
    Người cắt bỏ túi mật không có nghĩa là sẽ không bị sỏi đường mật hoặc viêm nhiễm đường mật. Để dự phòng viêm nhiễm hoặc sỏi tái phát cần thực hiện ăn chín, uống sôi, uống thuốc tẩy giun 6 tháng một lần (để dự phòng loại sỏi do giun) và ăn đủ chất xơ, ăn nhiều đậu đỗ, lạc, vừng, hạn chế uống cà phê và thực phẩm có nhiều đường, bỏ thuốc lá (để dự phòng loại sỏi cholesterol).
    Sau khi cắt túi mật một thời gian thích nghi, tiêu hóa trở lại bình thường, sẽ không còn tình trạng gọi là “hội chứng sau cắt túi mật” nữa. Nếu có tình trạng chán ăn, chậm tiêu, ngứa… cần đến tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thuốc nhuận mật.  

    ThS.Nguyễn Bạch Đằng

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét