Gần 230 kg ma túy vừa bị nhà chức trách Đài Loan bắt giữ trên một chuyến bay chở hàng từ sân bay Tân Sơn Nhất (Việt Nam). Nhiều nghi vấn được đặt ra: tại sao chó nghiệp vụ trong nước không phát hiện ra, số ma túy cực lớn “lọt lưới” là do quy trình kiểm soát từ sân bay có vấn đề?
Văn phòng Điều tra hình sự Đài Loan (CIB) và Văn phòng Công tố Cao Hùng ngày 17/11 đã bắt được các đối tượng buôn lậu ma túy và thu giữ 600 bánh heroin, được phát hiện trong một máy bay chở hàng xuất phát từ Việt Nam. Đây là vụ buôn lậu ma túy lớn nhất qua đường hàng không trong vòng 20 năm qua.
Có 7 người bị bắt giữ, trong đó 3 nghi phạm gồm: Vĩnh Sanh (54 tuổi, nghi phạm cầm đầu, từng làm việc cho một công ty vận tải hàng hóa và quen thuộc với các kênh vận chuyển hàng), Chu Kiến Hoa (33 tuổi, làm việc tại một công ty kho vận mặt đất) và Ngô Sĩ Tông (38 tuổi, người trực tiếp nhận hàng tại sân bay).
Cuối năm ngoái, CIB nhận được báo cáo về việc ông Vĩnh Sanh tham gia đường dây buôn lậu ma túy quốc tế từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi tới Đài Loan. Được sự cho phép của tòa án, cơ quan điều tra đã nghe lén khoảng 20 đường dây điện thoại từ tháng 11-2012.
Số ma túy bị cơ quan chức năng Đài Loan thu giữ Ảnh: Trung Quốc thời báo |
Sau một thời gian dài thu thập thông tin, các nhà chức trách Đài Loan được báo có một kiện hàng sẽ đến ngày 17/11. CIB, Văn phòng Cảnh sát hàng không, Cục Hải quan và Sở Cảnh sát Đài Bắc đã phục kích ngay sau khi chiếc máy bay hạ cánh lúc 3h20’ xuống sân bay quốc tế Đào Viên.
Khi khoang hàng hóa được mở, cảnh sát dùng chó nghiệp vụ phát hiện 600 gói heroin có khối lượng 229 kg được giấu trong 12 bộ loa thùng. Có 50 bánh heroin nhét trong từng bộ phận loa được ông Vĩnh Sanh phủ chocolate hòng đánh lừa chó nghiệp vụ. Nếu được bán ra thị trường, số ma túy này có giá khoảng 300 triệu USD.
Chó nghiệp vụ Việt Nam... “bó tay”
Thông tin về chuyến bay chở hàng từ Tân Sơn Nhất, đại diện China Airlines tại TP.HCM cho biết hãng này nhận được hợp đồng đặt hàng từ đại lý Korchina Logistics (Nguyễn Trãi, quận 1) qua email lúc 10h05 ngày 14/11.
Khách hàng yêu cầu vận chuyển sản phẩm speaker (loa) có trọng lượng hơn 400kg gồm 12 bộ loa của người gửi ghi tên là Công ty TNHH thương mại - dịch vụ giao nhận Lê Hòa, trụ sở trên đường Hậu Giang, quận Tân Bình. Số hàng được chất riêng trong một thùng AKE (thùng chuyên dụng trên máy bay chứa hơn 600kg hàng).
1h ngày 15/11, lô hàng 12 chiếc loa được giao cho TCS kiểm tra, lưu kho. Sáng 16/11, sau khi qua các khâu kiểm tra, lô hàng được đơn vị phục vụ mặt đất Tân Sơn Nhất cho vào thùng mang ký hiệu AKE65814CI với sự giám sát của nhân viên China Airlines.
Lúc 18h40 ngày 16/11, máy bay China Airlines quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất và nhận thêm lô hàng của đại lý Korchina Logistics. Lúc 23h cùng ngày, máy bay cất cánh và sang tới sân bay quốc tế Đào Viên lúc 3h20 ngày 17/11 thì lô hàng bị nhà chức trách Đài Loan bắt giữ.
Nguồn tin từ Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan cho hay, đơn vị làm thủ tục cho lô hàng là Đội hành lý xuất thuộc hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Trong vụ vận chuyển 229kg ma túy này, các đối tượng vận chuyển ma túy đã phủ sôcôla ra bên ngoài bánh heroin nên chó nghiệp vụ cũng “bó tay”.
Nghi vấn ở đây là trong khi chó nghiệp vụ ở Đài Loan phát hiện ra thùng hàng có chứa ma túy thì chó nghiệp vụ ở Việt Nam lại “bó tay”?
600 gói heroin được giấu trong 12 thùng loa. Ảnh: CNA |
Nghi ngờ khâu kiểm tra của Hải quan Tân Sơn Nhất
Nhiều người từng trực tiếp làm thủ tục xuất nhập hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất khẳng định việc để một số lượng ma túy cực lớn “lọt lưới” là do quy trình kiểm soát từ sân bay này có vấn đề.
Ông H. - nhân viên một công ty vận chuyển hàng hóa có trụ sở trên đường Cộng Hòa (Tân Bình, TP.HCM) - cho hay, theo đúng quy định hàng hóa khi xuất qua sân bay Tân Sơn Nhất đều làm làm thủ tục và trải qua công tác kiểm soát rất nghiêm ngặt.
Tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, có hai đơn vị hải quan trực thuộc Cục Hải quan TP.HCM làm nhiệm vụ quản lý thủ tục xuất nhập cảnh cho hành khách và xuất nhập khẩu hàng hóa là Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh.
Theo đó, nếu lô hàng đó thuộc luồng xanh (hàng không nằm trong danh mục cấm, nguy hại và DN xuất nhập lô hàng đó không nợ đọng thuế) sẽ chỉ trải qua kiểm tra bằng máy chiếu, không phải kiểm tra thủ công.
Tuy nhiên, nếu lô hàng thuộc vào luồng vàng và luồng đỏ sẽ phải trải qua hai khâu kiểm tra máy chiếu và thủ công. “Nếu rơi vào tình huống này thì việc kiểm tra sẽ vô cùng nghiêm ngặt. Cái gì qua máy chiếu cũng bị phát hiện. Doanh nghiệp dù muốn cũng không thể gian lận được. Cho nên trong vụ này chắc chắn khâu kiểm soát từ hải quan có vấn đề”, ông H. kết luận.
Đồng tình, bà T. - đại diện một công ty xuất nhập khẩu ở quận 3 - cho biết hiện công tác kiểm tra hàng xuất khẩu khá thoáng so với hàng nhập khẩu.
Theo đó, đối với hàng xuất khẩu, nếu lô hàng thuộc vào luồng xanh sẽ được miễn kiểm tra thủ công mà doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xuất nhập.
“Tuy nhiên, dù khó hay dễ thì lô hàng đó đều phải qua kiểm tra soi chiếu bằng máy. Cho dù lô hàng đó qua mặt được nhân viên kiểm tra nhưng nếu có vấn đề chắc chắn sẽ bị máy phát hiện”, bà T. nói.
Theo một lãnh đạo Trung tâm an ninh hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, vụ việc đang được Tổng cục Hải quan phối hợp với Cục Phòng chống tội phạm ma túy (Bộ Công an) điều tra. Ông này cũng cho hay, trong vụ này, cơ quan an ninh sân bay không liên quan mà việc kiểm soát hàng hóa là nhiệm vụ của hải quan sân bay.
Trong khi đó, chiều 25/11, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho biết vẫn chưa nhận được bất cứ thông tin nào từ cơ quan chức năng trong và ngoài nước về vụ bắt 600 bánh heroin ở Đài Loan. Nắm thông tin qua báo chí, cơ quan này đang chủ động rà soát lại các đội nghiệp vụ.
Liên quan đến vụ lô hàng chứa 600 bánh ma túy lọt từ Việt Nam qua Đài Loan như VietNamNet đã thông tin, ngày 2/12 ông Trần Mã Thông – Cục phó Cục Hải quan TP.HCM đã trao đổi với báo chí về trách nhiệm của đơn vị này liên quan đến lô hàng 12 loa thùng chứa 600 bánh ma túy (tổng trọng lượng 229kg)… Ông Thông thông tin, đơn vị đứng tên xuất khẩu lô hàng 12 loa thùng được xác định chứa 600 bánh ma túy bị bắt giữ ở Đài Loan là Công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân, trụ sở tại TP.HCM.
Thời gian đăng ký xuất khẩu là 12h trưa 15/11, thời gian thông quan là 15h39 chiều cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h sáng 17/11 trên chuyến bay số hiệu CI5886 của hãng hàng không China Airlines.
“Hải quan ở sân bay Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Việc này Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều tra. Khi nào có kết quả, xác định rõ cá nhân, bộ phận nào sai…lúc đó chúng tôi sẽ cương quyết xử lý” - ông Thông khẳng định trước báo chí.
Liên quan đến tình tiết mới về đơn vị đứng tên chủ lô hàng có chứa lượng ma túy khủng, chiều 2/12, P.V VietNamNet đã tìm đến trụ sở Công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân, đóng ở một quận trung tâm TP.HCM. Công ty này vẫn đang hoạt động bình thường.
Một nữ nhân viên tại công ty Long Vân cho biết, toàn bộ lãnh đạo công ty đã….đi nước ngoài và họ không biết gì và không thể thông tin về lô hàng có chứa ma túy tại Đài Loan.
P.V đề cập đến việc đặt lịch làm việc với lãnh đạo công ty, nữ nhân viên này cho biết không rõ khi nào lãnh đạo công ty đi công tác về (?)
Ma túy đi qua “luồng xanh”, Hải quan nói “làm hết trách nhiệm”?
Trở lại việc lô hàng chứa ma túy dễ dàng “lọt lưới” qua sân bay, ông Trần Mã Thông nói rằng: “Hệ thống thông quan điện tử rất thông thoáng, đặc biệt là với hàng xuất khẩu. Lô hàng trên được phân luồng xanh trên hệ thống, tức là doanh nghiệp mang tờ khai hải quan tới là cho thông quan ngay, chứ không thông qua thủ tục kiểm tra nào”.
Bộ Công an đã cử đoàn công tác sang Đài Loan để trao đổi thông tin, hợp tác điều tra vụ 600 bánh ma túy. |
Đặt vấn đề vì sao lô hàng được phân luồng xanh? Ông Thông lý giải: do hải quan chủ yếu kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu thì tùy tính chất. Còn việc lô hàng 12 loa thùng có chứa lượng ma túy khủng được phân luồng xanh trên hệ thống là do doanh nghiệp tự khai trên giấy tờ. Và luồng xanh đa số là ưu tiên cho hàng xuất khẩu.
Trả lời về việc lô hàng chứa ma túy được dán nhãn có tính chất nguy hiểm, hàng từ tính, ông Thông cho rằng: “Trong đăng ký thông quan lô hàng, Hải quan không có dán nhãn đó, chỉ đăng ký thông thường lô hàng là loa thùng. Còn đăng ký, dán nhãn hàng có tính chất nguy hiểm là sau thông quan, do an ninh sân bay thực hiện”.
Về trách nhiệm soi chiếu lô hàng? Việc máy soi chiếu bị hư? Ông Thông giải thích ngắn gọn: “Lô hàng được Hải quan thông quan vì đi luồng xanh. An ninh sân bay sẽ soi chiếu lô hàng để đảm bảo an ninh hàng không chuyến bay. An ninh sân bay có trách nhiệm soi chiếu cuối cùng trước khi lô hàng lên tàu bay”.
“Chúng tôi làm đúng quy trình, nhưng để lọt như thế chúng tôi cũng rất bức xúc. Chúng tôi coi đó là 1 thách thức lớn trong công tác, nhất là đối phó với các băng đảng tội phạm chuyên nghiệp” - đại diện Cục Hải quan TP.HCM nói.
Trong diễn biến khác có liên quan, tổ công tác của Cục CSĐT tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã lên đường sang Đài Loan để trao đổi thông tin, hợp tác điều tra.
Hiện Bộ Công an đang tập trung làm rõ về quy trình trót lọt 600 bánh ma túy qua sân bay Tân Sơn Nhất, về các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
Ngày 2/12, Cảng vụ hàng không miền Nam thuộc Bộ GTVT đã có buổi làm việc với Công ty TNHH dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (gọi tắt là TCS). TCS là đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển lô hàng 12 loa thùng chứa 600 bánh ma túy trên.
Cảng vụ hàng không miền Nam đề nghị TCS cung cấp toàn bộ giấy tờ, hồ sơ có liên quan đến việc nhập khẩu, vận hành, bảo hành, sữa chữa máy soi hàng hóa XR1 có giá trị khoảng 1,2 triệu USD.
Máy soi này đã gặp sự cố khi soi chiếu lô hàng 12 loa thùng có chứa 600 bánh ma túy, sau đó lô hàng chuyển sang 1 máy soi khác và đã lọt lưới lên tàu bay đi Đài Loan.
229 kg ma túy lọt qua Tân Sân Nhất “đúng quy trình“Chiếc máy soi của công ty TCS thay thế cho máy soi 1 triệu USD, nhưng vẫn để cho 600 bánh ma túy trót lọt
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, liên quan đến vụ “lọt lưới” 600 bánh heroin (có tổng trọng lượng 229 kg) các đơn vị như: đội hành lý xuất thuộc Chi cục Hải quan sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất; Công ty TNHH thương mại dịch vụ giao vận Lê Hòa (trụ sở Q.1, TP.HCM – đơn vị gửi hàng), công ty Korchina Logistics (đại diện hãng hàng không China Airlines), Công ty TNHH dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (TCS – công ty thực hiện dịch vụ chuyển hàng) đang là đối tượng điều tra.
Đến nay, qua trao đổi thông tin điều tra giữa Việt Nam và Đài Loan đã xác định được, lô hàng ma túy khủng này xuất phát từ TP.HCM trong đêm 16/11 đi Đài Loan trên chuyến bay số hiệu CI5886 của hãng hàng không China Airlines.
Giấy tờ thể hiện lô hàng công ty TCS nhận chuyển giao 12 thùng loa có tổng trọng lượng 520 kg.
Được biết đây là chuyến bay chuyên dụng xuất phát từ Malaysia, quá cảnh đến TP.HCM để chở thêm hàng hóa và hạ cánh ở sân bay Đào Viên (Đài Loan) trong rạng sáng 17/11.
Lượng ma túy lên đến 600 bánh bước đầu nghi vấn là tập kết về TP.HCM bằng nhiều đường khác nhau, trong đó chủ yếu là bằng đường bộ từ Trung Quốc; rồi từ đây trung chuyển qua Đài Loan.
Có nhiều nguồn thông tin cho rằng, lượng ma túy nói trên được một nhóm người gia công, phủ socola bên ngoài, cất giấu tinh vi trong 12 thùng loa, từ một khách sạn ở Q.3. Sau đó, được chuyển đến kho hàng của công ty TCS đặt ở Q.Tân Bình.
Việc trao đổi gửi hàng giữa công ty gửi hàng, công ty thực hiện dịch vụ diễn ra từ ngày 13 đến hết ngày 16/11 thông qua thư điện tử.
Trong đó, công ty Lê Hòa khai báo, lô hàng 12 loa thùng, tổng trọng lượng hơn 520 kg là hàng có tính chất nguy hiểm (thuộc dạng hàng có chứa than, pin, chất phóng xạ, chất ăn mòn…) nên được công ty TCS dán nhãn hàng nguy hiểm…
Nhiều nguồn tin chưa được cơ quan liên quan xác nhận: khi nhận chuyển lô hàng trên công ty TCS có đưa qua máy soi.
Ban đầu là máy soi có giá nhập khẩu lên hơn 1 triệu USD nhưng bị hư, nên chuyển sang máy soi khác nhưng lô hàng vẫn trót lọt, đưa lên máy bay đi Đài Loan.
P.V VietNamNet có liên hệ với lãnh đạo các đơn vị có liên quan như: Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, công ty TCS…nhưng các đơn vị này từ chối trả lời, chủ yếu viện lý do “đang bận họp” hoặc “vụ việc đang điều tra nên chưa thể nói gì được”.
Riêng giám đốc công ty Lê Hòa nói: “Chúng tôi cũng chỉ là đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển hàng, hoàn toàn không biết đó là ma túy”.
Khi được hỏi về chủ lô hàng, giám đốc công ty Lê Hòa cho biết: “Chỉ làm việc và cung cấp tên chủ hàng cho cơ quan công an”.
Những kịch bản nào?
Theo nguồn tin của VietNamNet, qua trao đổi thông tin điều tra giữa cơ quan điều tra Việt Nam và Đài Loan, cảnh sát Đài Loan đặt nghi vấn chủ đích thực của lô hàng thuộc 1 băng đảng tội phạm hoạt động kín từ lâu ở Trung Hoa đại lục.
600 bánh ma túy cất giấu tinh vi trong 12 thùng loa bị cảnh sát Đài Loan khám phá (ảnh: mạng internet)
Do con đường “làm ăn” từ nội địa Trung Hoa đại lục qua Đài Loan bị cương tỏa gắt gao nên chúng trung chuyển ma túy qua nước khác, cụ thể là Việt Nam, rồi chuyển đến Đài Loan.
Hiện vấn đề dư luận quan tâm là lượng ma túy khủng lên đến 600 bánh vì sao có thể trót lọt qua các cửa kiểm tra gắt gao của lực lượng làm nhiệm vụ tại sân bay ?.
Cụ thể, lô hàng có dán nhãn đặc biệt như lô hàng 12 loa thùng nói trên phải trải qua khâu soi chiếu bằng máy móc cực kỳ hiện đại của công ty TCS, rồi cửa Hải quan sân bay….
Đến nay, giới chuyên kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không qua cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất có sự hoài nghi và đặt ra nhiều kịch bản khác nhau về 600 bánh ma túy. Trong đó, ít ai nghĩ rằng, lô hàng trót lọt là do máy soi bị hư hỏng.
Một kịch bản khác là lực lượng làm nhiệm vụ ở sân bay và cả công ty TCS không biết lô hàng là ma túy nhưng vì lý do nào đó, dẫn tới lơ là, bỏ qua các khâu soi, kiểm tra theo quy định.
Và một kịch bản khác là biết sự thật bên trong 12 bộ loa thùng, nhưng “nhắm mắt” cho qua ?.
Tuy nhiên, đó chỉ là những kịch bản mà dân trong nghề có quyền đặt ra.
Vì sao 600 bánh ma túy trót lọt và cơ quan nào chịu trách nhiệm, trách nhiệm đến đâu? Hiện Bộ Công an đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ!
(Kienthuc.net.vn) - Cơ quan chức năng đã xác định nguồn gốc 229kg heroin từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP HCM) bị bắt giữ tại sân bay Đào Viên (Đài Loan)
Giải thích của Hải quan hài hước?
12 loa thùng xuất khẩu được ưu tiên luồng xanh!
Ông Trần Mã Thông, Cục phó Cục Hải quan TP HCM cung cấp thông tin ban đầu xung quanh vụ việc nhà chức trách Đài Loan bắt giữ 600 bánh heroin (229kg, trị giá khoảng 300 triệu USD) trên chuyến bay của hãng hàng không China Airlines từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) đến sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan).
Cục phó Cục Hải quan TP HCM Trần Mã Thông thông tin về vụ việc |
Theo đó, số heroin nói trên dấu trong 12 thùng loa được công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (đường Võ Văn Tần, TP HCM) đứng tên xuất khẩu.
“Thời gian đăng ký xuất khẩu là 12h ngày 15/11, thời gian thông quan là 15h39 cùng ngày và thời gian xuất khẩu là gần 0h rạng sáng 17/11 trên chuyến bay số hiệu CI5886 của hãng hàng không China Airlines”, ông Thông thông tin chi tiết.
Theo lãnh đạo Cục Hải quan thành phố thì Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đã làm đúng quy trình, hết trách nhiệm. Nếu kết luận điều tra xác định có cán bộ sai phạm thì Cục Hải quan sẽ cương quyết xử lý.
Liên quan đến quá trình xuất khẩu lô hàng, ông Thông cho biết: “Hệ thống thông quan điện tử rất thông thoáng, đặc biệt là với hàng xuất khẩu. Lô hàng đó được phân luồng xanh trên hệ thống (doanh nghiệp chỉ mang tờ khai hải quan tới là cho thông quan ngay, không thông qua thủ tục kiểm tra nào)”.
Theo giải thích của lãnh đạo Cục Hải quan thì sở dĩ lô hàng này được phân luồng xanh là do hải quan chỉ chủ yếu kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu thì tùy tính chất. Còn việc lô hàng 12 loa thùng (có chứa ma túy) được phân luồng xanh trên hệ thống là do doanh nghiệp tự khai trên giấy tờ. Và luồng xanh đa số là ưu tiên cho hàng xuất khẩu. Do được đi luồng xanh nên lô hàng được hải quan thông quan. An ninh sân bay sẽ soi chiếu lô hàng để đảm bảo an ninh chuyến bay.
“An ninh hàng không thực hiện soi chiếu cuối cùng trước khi lô hàng lên tàu bay. Sau vụ việc này đã có một số cán bộ an ninh bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm”, ông Thông cho biết.
Lãnh đạo Long Vân đi… nước ngoài.
Chiều cùng ngày, PV Kiến thức đã đến trụ sở công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (Võ Văn Tần, quận 3) để liên hệ làm rõ vụ việc liên quan.
Tuy nhiên, nhân viên công ty cho biết toàn bộ lãnh đạo công ty đi nước ngoài. Họ không biết, cũng như không thể đặt lịch hẹn làm việc với phóng viên vì chưa rõ lãnh đạo khi nào trở về.
Cục CSĐT tội phạm về ma túy (BCA) đã lên đường sang Đài Loan để phối hợp làm rõ vụ án 229kg heroin bị nhà trức chách Đài Loan phát hiện, bắt giữ |
Tổ công tác của cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ công an) đã có mặt tại Đài Loan để hợp tác điều tra nhằm sớm làm rõ việc để lọt số lượng ma túy khủng trong lịch sử ngành hàng không theo đúng tinh thần chỉ đạo của phó Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Đình chỉ 4 cán bộ an ninh Tân Sơn Nhất
(Kienthuc.net.vn) - Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an đang triệu tập hàng loạt đơn vị liên quan đến vụ vận chuyển ma túy “khủng” này.
Liên quan đến vụ nhà chức trách Đài Loan phát hiện, bắt giữ 600 bánh heroin (229kg, trị giá khoảng 300 triệu USD) bên trong 12 chiếc loa thùng trên chuyến bay từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) đến sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), mới đây Công ty dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất đã ra quyết định tạm đình chỉ 4 cán bộ Đội kiểm tra an ninh soi chiếu kho hàng hóa có liên quan đến lô hàng “trắng” nói trên.
Trong diễn biến khác, Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cũng đã triệu tập hàng loạt người có trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến vụ án nghiêm trọng này.
Tân Sơn Nhất lọt lượng heroin kỷ lục |
Cục CSĐT tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cũng đã triệu tập hàng loạt người có trách nhiệm của các đơn vị liên quan. |
Chiều ngày 29/11, Phóng viên Kiến thức đã đến trụ sở công ty TNHH giao nhận hàng hóa Lê Hòa (đường Võ Văn Kiệt, quận 1, TP HCM, là công ty đứng tên gửi nhưng thông qua công ty giao nhận khác có hợp đồng với hãng hàng không China Airlines vận chuyển lô hàng) để tìm hiểu rõ quá trình, thủ tục tiếp nhận hàng.
Văn phòng làm việc của công ty TNHH giao nhận hàng hóa Lê Hòa (quận 1, TP HCM) |
Tuy nhiên, đại diện Công ty cho biết vụ việc đang được Công an điều tra nên từ chối cung cấp thông tin.
(Kienthuc.net.vn) - "Đại diện Cục Hải quan TP HCM giải thích vì công ty Long Vân là đơn vị uy tín nên hải quan tự động xếp lô hàng sang luồng xanh là quá chủ quan, thiếu trách nhiệm", luật sư Hoàng Văn Thạch nhận định.
Liên quan vụ 230 kg heroin lọt qua hải quan sân bay Tân Sân Nhất ngày 2/12, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP HCM cho biết, chủ lô hàng trên là Công ty trách nhiệm hữu hạn và giao nhận vận tải Long Vân. Khi khai hải quan điện tử ngày 15/11, doanh nghiệp này báo đây là hàng loa thùng bình thường. Long Vân cũng là đơn vị uy tín nên hệ thống máy tính tự động xếp lô hàng này sang luồng xanh. Hải quan không có bất cứ kiểm tra nào đối với lô hàng, kể cả sử dụng máy soi và chó nghiệp vụ (vốn dùng vào những vụ án, những tuyến đường và lô hàng trọng điểm).
Như vậy, theo như trả lời của vị đại diện Cục Hải quan TP HCM, thì khi chủ lô hàng trên là Công ty Long Vân báo đây là hàng loa thùng bình thường, Hải quan cũng tin tưởng và không có bất cứ hoạt động kiểm tra nào với lô hàng. Vị này còn cho hay vì Long Vân là đơn vị có uy tín nên hệ thống máy tính tự động xếp lô hàng trên sang luồng xanh.
Theo Luật sư Hoàng Văn Thạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Văn phòng Luật sư Trí Minh, nếu Cục Hải quan TP HCM thực hiện quy trình thông quan lô hàng này theo như lời vị đại diện trên nói thì có phần quá chủ quan.
Theo quy định, hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ. Khi nhận được thông tin khai hải quan điện tử của doanh nghiệp, thông qua hệ thống xử lý dữ liệu, hải quan điện tử sẽ có phân luồng theo các hình thức sau: Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử (luồng Xanh); Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa (luồng Vàng); Kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa (luồng Đỏ).
“Như vậy, nếu hàng hóa của doanh nghiệp được xếp vào luồng xanh sẽ miễn kiểm tra hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa, mà chỉ dựa trên cơ sở thông tin khai trên hải quan điện tử. Tuy nhiên, để hàng hóa được vào “luồng xanh” thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải qua “luồng vàng”, “luồng đỏ” trước. Doanh nghiệp nào không vi phạm thủ tục hải quan một thời gian dài mới được chuyển sang “luồng xanh”. Nhưng việc căn cứ vào uy tín doanh nghiệp để mặc định những lô hàng xuất nhập khẩu thuộc luồng xanh từ trước tới nay vẫn được cảnh báo có rất nhiều rủi ro. Bởi sẽ có không ít doanh nghiệp lợi dụng việc này để tuồn hàng cấm qua cửa khẩu, hải quan. Thực tế, hải quan nhiều nơi cũng không dám dựa vào uy tín doanh nghiệp mà bỏ qua khâu kiểm tra hàng hóa ban đầu trước khi phân loại hàng vào luồng xanh, thế nên việc đại diện Cục Hải quan TP HCM trả lời vì công ty Long Vân là đơn vị uy tín nên hải quan tự động xếp lô hàng sang luồng xanh là không thuyết phục, thậm chí còn có phần chủ quan, thiếu trách nhiệm. Đấy là chưa nói công ty Long Vân có phải là đơn vị uy tín hay không”, Luật sư Thạch nói.
Theo tìm hiểu của Kiến Thức, Công ty TNHH Giao nhận - vận tải Long Vân, chủ của lô hàng 229kg heroin trên có trụ sở tại số 188/55 Võ Văn Tần, Phuờng 05, Quận 3, TP HCM. Giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty là Lê Ánh Tuyết. Công ty bắt đầu hoạt động từ ngày 3/4/2006 với các dịch vụ kinh doanh chính là đại lý vận tải đường biển, đại lý tàu biển và hiện vẫn hoạt động bình thường… Như vậy, công ty này mới chỉ hoạt động được 7 năm. Trong một lĩnh vực đầy chuyên sâu và nhạy cảm như vận tải đường biển, hàng không, đại lý tàu biển mà một công ty mới chỉ hoạt động được 7 năm thì có gọi là công ty lớn và đáng tin cậy đến mức mặc nhiên cho hàng hóa xuất khẩu của công ty này thuộc diện luồng xanh không?
Theo một chuyên gia về ngành vận tải đường biển của Việt Nam – ngành nghề kinh doanh chính của công ty Long Vân, các công ty vận tải biển Việt Nam với thương hiệu lớn trong ngành vận chuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay như Vosco, Vinaship, Falcon... Hầu hết các công ty vận chuyển còn lại có qui mô nhỏ và không đáp ứng được các yếu tố cần thiết để cạnh tranh để hội nhập. Như vậy, Công ty Long Vân thuộc lĩnh vực này cũng không được xem là thương hiệu lớn, có tiếng tại Việt Nam?!
Những hàng hóa nào được miễn kiểm tra:
Quyết định 662/QĐ-TCHQ Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC quy định:
Điều 1. Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
1. Hàng hóa luồng 1: gồm hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại; hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không phải nộp thuế, bao gồm hàng nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng nhập khẩu có thuế (là hàng không có hợp đồng giữa người gửi hàng và người nhận hàng) nhưng được miễn thuế theo quy định hiện hành của pháp luật, trừ hàng hóa quy định tại khoản 3 Điều này.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng. Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công đối với toàn bộ lô hàng.
2. Hàng hóa luồng 2: bao gồm hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế, có trị giá khai báo đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng).
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
3. Hàng hóa luồng 3: bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá khai báo theo quy định của pháp luật.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa nhập khẩu.
Điều 2. Quy định về phân luồng hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
1. Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng hóa được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật, hàng hóa không phải nộp thuế (bao gồm hàng xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định của pháp luật) được phân luồng hàng hóa và kiểm tra hải quan tương tự như hàng hóa luồng 1 theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định này.
2. Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa phải nộp thuế, hàng hóa thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, hàng hóa xuất khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định đối với lô hàng cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
Điều 3. Quy định dán giấy màu lên gói hàng, kiện hàng để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm 1.1, khoản 1, Điều 7 Thông tư số 100/2010/TT-BTC.
Căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan để thực hiện luồng thực tế hàng hóa. Từng luồng hàng hóa nhập khẩu được đánh dấu bằng việc dán giấy màu khác nhau lên từng kiện hàng, gói hàng trước khi kết thúc việc phân luồng thực tế hàng hóa, cụ thể như sau:
- Hàng hóa luồng 1: dán giấy màu xanh (trừ tài liệu, chứng từ thương mại);
- Hàng hóa luồng 2: dán giấy màu vàng;
- Hàng hóa luồng 3: dán giấy màu đỏ;
Điều 4. Tổ chức thực hiện.
1. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn giải quyết.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng. Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 3% đến 5% của cả luồng hàng bằng biện pháp thủ công.
3. Hàng hóa luồng 3: bao gồm hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hàng hóa nhập khẩu phải nộp thuế có trị giá khai báo trên 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng), hàng hóa nhập khẩu là mặt hàng thuộc diện kiểm tra trọng điểm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan, hàng hóa có nghi ngờ về trị giá khai báo theo quy định của pháp luật.
Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công. Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, kinh doanh thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định riêng của từng loại hình hàng hóa nhập khẩu."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét