Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

5 thị trấn sông nước đẹp nhất Trung Quốc

Không có những tòa nhà chọc trời, khu công nghiệp hay là một trong những thắng cảnh được thế giới công nhận, nhưng ở những thị trấn mộc mạc bình dị này, bạn sẽ tìm thấy nét đẹp xa xưa của Trung Quốc.
Trung Quốc chỉ còn lại vài thị trấn sông nước mà vẫn giữ được nét đẹp thơ mộng, mộc mạc quyến rũ giữa một đất nước mà luôn mang đến cảm giác như một là công trường xây dựng khổng lồ.
Ngôi làng cổ Hongcun, Tỉnh An Huy
Hongcun được người Trung Quốc đánh giá là có phong thủy rất tốt bởi địa thế phía sau là núi và phía trước là sông.Ngôi làng 900 tuổi nằm ở phía Đông Trung Quốc có địa hình giống hình dạng của một con bò khổng lồ. Với núi Hoàng Sơn là đầu, hồ nước bao quanh thị trấn là phần thân, những cây cầu cổ xưa là chân và các kênh, lạch là hệ thống tuần hoàn.
Kiến trúc nổi bật nhất nơi đây là Chengzhi Hall, một cung điện quốc gia được xây dựng vào năm 1855, được chạm khắc và mạ vàng tinh tế từ triều đại nhà Thanh. Năm 2000, bộ phim nổi tiếng Ngọa hổ tàng long đã thực hiện một vài cảnh quay tại đây.
Thị trấn Tai’erzhuang, tỉnh Sơn Đông
Tai’erzhuang là nơi diễn ra trận chiến quan trọng trong Thế chiến II.Nhờ vào kinh phí trùng tu khổng lồ, 743,54 triệu đô la Mỹ, từ chính quyền địa phương, thị trấn ở phía Đông Bắc Trung Quốc đã khôi phục lại những kiến trúc cổ có từ triều đại nhà Minh và thời kỳ hoàng kim của triều đại nhà Thanh.
Trung tâm thương mai cũ của Tai’erzhuang là nơi diễn ra trận chiến giữa Trung Quốc và Nhật tháng 4 năm 1938.
Mặc dù có diện tích rất nhỏ, nhưng Tai’erzhuang lại có rất nhiều chùa, kênh lạch và bảo tàng. Vào tối thứ Sáu và thứ Bảy, ở đây thường diễn ra các chương trình múa rối truyền thống và đốt lửa trại.
Thị trấn Zhouzhuang, tỉnh Giang Tô
Đây có thể nói là thị trấn cổ nhất của Trung Quốc, ngôi làng này được xây dựng vào năm 1086, với chằng chịt các kênh rạch rợp bóng lồng đèn, gợi nhớ đến thời xa xưa của Trung Quốc lãng mạng và yên bình.So với dân số của Trung Quốc, thì dân số ở Zhouzhuang là rất ít chỉ có 138 ngàn người. Thị trấn này nằm gần Thượng Hải và Tô Châu nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan nơi này.
Dọc 2 bên đường đi đến đền thờ Buddhist Quanfu và đền thờ Taoist Chengxu, du khách có thể ghé tham quan các cửa hàng bán ngọc trai và các sản phẩm được dệt bằng tre độc đáo của địa phương.
Ngoài ra, bạn có thể ngồi thuyền tham quan xung quanh thị trấn và thưởng thức các giai điệu dân gian truyền thống được hát bởi chính người lái thuyền.
Tháng Sáu là thời gian lý tưởng để tham quan nơi đây, bởi hàng năm vào thứ Năm của tháng Năm âm lịch, nơi đây diễn ra lễ hội đua thuyền Rồng, với sự tham gia của người dân địa phương, họ đua thuyền rồng dọc theo các con kênh.
Thị trấn Fenghuang, tỉnh Hồ Nam
Fenghuang, có nghĩa là Phượng hoàng, nơi đây luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nghệ sĩ Trung Quốc. Một bức tranh tuyệt đẹp, với những căn nhà sàn mộc mạc nhưng rất độc đáo, xung quanh được bao bộc bởi những ngọn núi và và dòng sông Tuojiang.“Fenghuang là thị trấn yêu thích của tôi”, ông Josie-Dee Seagren, một người Mỹ sống ở Thượng Hải nói. “Nơi đây vẫn giữ được nét quyến rũ bí ẩn của các công trình kiến trúc, cùng với sự mộc mạc, chất phác của con người mà không hề bị tác động bởi thương mại và du lịch”.
Fenghuang cách phía Nam Vạn lý trường thành chỉ 10km, nơi đây còn nổi tiếng với ruộng bậc thang, kẹo gừng và các nền văn hóa Miao và Tujia.
Thị trấn cổ Huangyao, Tỉnh Guangxi
Thị trấn hẻo lánh này là nơi hội tụ của những ngọn núi và con sông đẹp nhất Trung Quốc. Được ca ngợi là vùng đất có phong thủy tự nhiên cực tốt, Huangyao nằm trên một vùng đất được bao quanh bởi một con sông uốn cong, được cho là ngăn chặn may mắn của người dân địa phương chảy đi.Thật vậy, quay lại lịch sử thịnh vượng của thị trấn ở miền Nam Trung Quốc này đã có bề dày phát triển và bảo tồn trên hàng nghìn năm. Hiện nay, chỉ có khoảng 600 gia đình sinh sống ở đây.
Dạo một vòng thị trấn, trên những con đường được lát bởi những phiến đá, tham quan các đền thờ tổ tiên của người dân địa phương. Du khách còn có thể mượn bè tre được thả nổi trên hồ chứa Zhou để tham quan cảnh đẹp xung quanh hồ.
Vài ngôi làng “nổi” tuyệt đẹp trên Thế giới
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch.
1. Làng Ko Panyi, Thái Lan
Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn.
 
ADVERTISEMENT
 Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô.
Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
2. Làng chài ở vịnh Hạ Long, Việt Nam
Đến vịnh Hạ Long, bạn sẽ bắt gặp một “ngôi làng” trên mặt nước với khoảng 600 cư dân sinh sống. Ngôi làng êm đềm này là nơi lý tưởng cho những người muốn lánh xa nhịp sống hối hả của đô thị.
 Người dân địa phương sống chủ yếu nhờ biển bởi hầu hết các đảo đá trong khu vực đều cằn cỗi, không thể trồng trọt. Trong khi đó, vịnh Hạ Long lại rất giàu tài nguyên hải sản.
 Các ngư dân thường đi đánh bắt cá vào sáng sớm và bán thành quả của mình cho những con thuyền lớn chuyên chở cá tươi đến các khu chợ trong lục địa.
 3. Làng Giethoorn ở Hà Lan
Ngôi làng nhỏ ở tỉnh Overijssel, Hà Lan này được mệnh danh là Venice của Hà Lan với khoảng 7,5 km kênh đào chạy khắp làng.
 
 Giethoorn ra đời khi hơn 1000 người từ các khu vực Địa Trung Hải kéo đến sinh sống ở đây. Hiện nay, làng có khoảng hơn 2500 cư dân.
Giao thông trong làng hoàn toàn là đường thủy. Người dân thường sử dụng một loại thuyền có động cơ điện đặc biệt để không làm gián đoạn sự yên bình và tĩnh lặng của ngôi làng đẹp như tranh vẽ này.
4. Làng nổi Uro, Peru
 Người Uro sống trên các “đảo tự tạo” trên hồ Titicaca, Peru. Những “hòn đảo” được người dân làm ra từ loại sậy mọc rất nhiều trong các hồ cạn.
Các đảo tự tạo này trôi nổi trên mặt nước và thường bị dòng thủy triều tràn vào. Vì vậy, cứ nửa tháng, người ta phải lót lại lớp sậy mới.
Những đảo lớn thường khá hút khách du lịch. Nhờ đó, người dân có thể sống gần như hoàn toàn nhờ bán dịch vụ và quà lưu niệm. Tuy nhiên, những đảo nhỏ thường không được du khách ghé thăm và vẫn sống chủ yếu bằng nghề truyền thống là đánh bắt cá và bẫy chim.
5. Thị trấn Wuzhen, Trung Quốc
Thị trấn sông nước Wuzhen nổi tiếng với bề dày lịch sử 2000 năm. Những cây cầu đá cổ bắc qua dòng nước, những con đường đá và những tác phẩm điêu khắc gỗ tinh tế còn lưu lại nguyên vẹn chứng tích của các thời kỳ lịch sử.
6. Làng nổi Kampong Ayer, Brunei
Làng Kampong Ayer nằm phía sau vịnh Brunei. Những ngôi nhà nổi xây trên cột trụ là nơi sinh sống của 39,000 cư dân.
 Làng nổi Kampong Ayer giống như một thành phố thu nhỏ, với đầy đủ trường học, bệnh viện, nhà hàng, quán xá, nhà thờ và cả các “taxi trên sông”. Nhìn từ xa, những ngôi nhà có vẻ bề ngoài cũ kỹ nhưng bên trong lại rất tiện nghi với điều hòa, đầu thu vệ tinh, internet...
 Người ta đã bắt đầu sinh sống ở ngôi làng này từ hơn 1300 năm trước. Một số nhà còn trồng cả cây và nuôi gà.
 7. Thị trấn Chu Trang, Trung Quốc
 Chu Trang nằm cách thành phố Tô Châu 30 km về phía đông nam, là một trong số những thị trấn nổi nổi tiếng nhất Trung Quốc. Vẻ đẹp của thành phố này khiến bất kỳ du khách nào ghé thăm cũng phải mê mẩn.
 
 Trong diện tích nửa km vuông, hơn một nửa các công trình kiến trúc ở Chu Trang được xây dựng từ thời kỳ triều đại Nhà Thanh và Nhà Minh.
 Với bề dày văn hóa và những di tích được bảo tồn cẩn thận, cả thị trấn là một bức tranh đầy màu sắc truyền thống và phong tục. Chu Trang cũng thường được gọi với cái tên “Venice của phương Đông”.
 8. Làng Ganvie, Benin
 
 Làng Ganvie nằm trên hồ Nokoue, gần thủ đô Cotonou. Với dân số khoảng 20000 người, đây là ngôi làng trên hồ lớn nhất Châu Phi và cũng là một địa điểm cực kỳ thu hút khách du lịch.
 Ngoài du lịch, người dân trong làng còn sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 9. Làng Kay Lar Ywa, Myanmar
 Kay Lar Ywa là một ngôi làng nổi nằm trên hồ Inle. Dân cư ở đây chủ yếu là người Intha, sinh tồn nhờ những trang trại trồng rau.
 
Người Intha sử dụng loại sậy trong hồ để tạo ra những khu vườn nổi và cố định chúng bằng những thân tre cắm xuống lòng hồ. Người dân thường trồng cà chua và đậu trên các “thửa đất” này.
10. Tongli, Trung Quốc
Tongli là một thị trấn ở thị xã Ngô Giang, Trung Quốc. Những kênh đào tuyệt đẹp cùng những cây cầu nổi tiếng mang đậm dấu tích lịch sử biến Tongli thành một địa danh nổi tiếng của Trung Quốc.

Tongli có tổng cộng 49 cây cầu đá và rất nhiều vườn cây, đền chùa. Hầu hết các tòa nhà đều được xây dựng dọc bờ sông, tạo nên một cảnh quan hết sức thi vị.
Nguồn : carviet.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét