Lai căng?
Đọc báo Việt Nam có nhiều khi làm người đọc như tôi cảm thấy … nhức mắt. Nhức mắt vì những chữ nữa Tây nữa Ta chẳng vào đâu cả. Chẳng hạn như mới đây rộ lên những chữ như “hotgirl”, “hotboy”, “teen girl”, “teen Việt”, “showbiz”, v.v. Những chữ mà ngay cả tôi (đang định cư ở nước nói tiếng Anh) cũng cảm thấy khó hiểu. Kho tàng ngữ vựng tiếng Việt cũng có những từ với ý nghĩa tương đương, nhưng tại sao giới báo chí không dùng, mà phải nhờ đến tiếng Anh? Tôi thật không hiểu nổi, nên phải ghi lại vài dòng gọi là … nhật kí.
Teen (thật ra là “Teenager”) là chữ dùng để chỉ những em trong độ tuổi dậy thì đến tuổi 19. Tiếng Việt mình có chữ “thiếu niên” để chỉ những em trong độ tuổi dậy thì đến tuổi thiếu nữ hay thanh niên, tức là tương đương với teenager trong tiếng Anh. Còn hotgirl và hotboy thì thú thật tôi không rõ ở Việt Nam có ý nghĩa gì, nhưng trong tiếng Anh thì hotgirl dùng để chỉ những cô gái trong độ tuổi 14-27, xinh xắn, tự tin (có khi phách lối), và hấp dẫn (mà nam giới bắt buộc phải nhìn). Tôi nghĩ tiếng Việt có thể là “cô gái duyên dáng” hay “Gái có duyên”. Nói chung, tôi thấy tiếng Việt mình có những từ tương đương với danh từ tiếng Anh để diễn tả, và không có lí do gì mình phải dùng đến tiếng Anh.
Ấy thế mà những từ tiếng Anh đó lại xuất hiện khá thường xuyên trên báo Việt Nam! Nếu viết trên facebook hay blog thì tôi nghĩ việc dùng một chút tiếng Anh thì tôi còn có thể hiểu được, vì viết nhanh và mang tính cá nhân. Nhưng báo chí là một diễn đàn nghiêm chỉnh và mang tính giáo dục thì việc dùng tiếng Anh cùng đồng nghĩa với sự thiếu tôn trọng tiếng mẹ đẻ. Hi vọng rằng tôi không quá nặng lời.
Giới báo chí không phải là những người duy nhất truyền bá loại ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ, mà người dân, đặc biệt là giới trẻ, cũng thường hay dùng loại ngôn ngữ này. Có nhiều chuyện tiếng Việt “nửa nạc nửa mỡ” rất hài hước ở quê tôi. Quê tôi có nhiều người định cư ở nước ngoài, và trong số đó có người định cư theo diện kết hôn trong mấy năm gần đây. Làng tôi vẫn còn lưu truyền vài câu chuyện cười ra nước mắt. Cô nọ sau khi lấy chồng định cư ở Anh vài năm về thăm quê, cô vận cái váy ngắn và cái áo khoe những đường cong con gái ra chợ quê, nơi mà đa số bà con mặc áo bà ba. Cô ghé qua hàng bán rau và thấy trái me, cô đon đả hỏi: Dì hai ơi, trái này là trái gì vậy dì? Dì Hai biết quá cái cô này con ông Ba Th, mới đi nước ngoài có 2 năm thì làm sao quên tiếng Việt được, nên bực mình và buông một câu trả lời làm cô gái bỏ đi luôn: Ủa, con hổng biết trái này hả, ở quê mình gọi là cu Tây đó con. Dì Hai này thật đáo để! Câu chuyện này chắc chắn không phải xảy ra chỉ ở quê tôi mà có thể rất nhiều nơi khác. Nó là hiện tượng mà Thi sĩ Nguyễn Bính từng than:
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
(Thật ra, trường hợp cô gái ở quê tôi thì đúng ra phải là “hương đồng gió nội” bay đi quá nhiều!)
Thật ra, trong nhiều tình huống cũng nên thông cảm cho những người dùng tiếng Anh. Có khi người ở nước nói tiếng Anh lâu và thành … thói quen. Thói quen này mang tính địa phương, và vì nó ngắn gọn, ai trong cộng đồng cũng hiểu. Chẳng hạn như nói đến “đi shopping” thì ai cũng hiểu là đi mua sắm ở các siêu thị (hay mall). Shopping không phải đơn giản là “đi chợ” theo ý nghĩa của tiếng Việt. Thành ra, dùng shopping là đơn giản nhất! Có khi cách nói ngắn Tây-Ta còn tuỳ thuộc vào văn hoá địa phương. Chẳng hạn như người Việt ở Úc, nói đến đi mua thức ăn “take away” nhưng bên Mĩ thì gọi là “Food to go”, thì ai cũng hiểu đó là đi mua thức ăn về nhà chứ không phải ăn ở quán. Thói quen đó lan truyền sang Việt Nam khi Việt kiều về thăm quê. Việt kiều về quê thỉnh thoảng quen cách nói nước ngoài nên dễ làm bà con dè bỉu rằng “mới đi có vài năm mà làm bộ làm tịch quên tiếng Việt”. Trong thực tế họ không có ý khoe khoang tiếng Anh đâu, mà chỉ vì thói quen mà thôi.
Cá nhân người viết bài này biết người dưới quê khó tính, nên không bao giờ hay hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng chữ Anh trong cách nói hàng ngày ở VN. Dù tự dặn mình như thế nhưng thỉnh thoảng tôi cũng chêm tiếng Anh trong giao tiếp, vì quán tính (nhưng tôi lúc nào cũng giải thích chữ mình nói có nghĩa là gì để bà con hiểu). Còn trên mặt báo thì tôi gần như không sử dụng tiếng Anh, hay có sử dụng những khái niệm mới thì cũng mở ngoặc giải thích để bạn đọc hiểu. Tôi nghĩ mình làm được thì các phóng viên, trên danh nghĩa là bậc thầy về chữ nghĩa, phải làm được chứ. Nếu họ không làm được thì tôi nghĩ chắc là do … lai căng. Viết đến đây tôi chợt nhớ đến một ca khúc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mà trong đó có câu:
Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của Mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của Mẹ, một lũ bội tình
Nguyễn Văn Tuấn
Dạy trẻ em như thế này sao?
“Ở với ai? Với bà. Bà gì? Bà ngoại. Ngoại gì? Ngoại xâm. Xâm gì? Xâm lăng. Lăng gì? Lăng bác. Bác gì? Bác Hồ. Hồ gì? Hồ ao. Ao gì? Ao cá. Cá gì? Cá quả. Quả gì? Quả đấm.”
Ðây không phải là những câu đồng dao vớ vẩn trẻ con hát nghêu ngao ngoài đường nữa mà đã được đưa vào cuốn “Ðồng dao dành cho trẻ mầm non” tập 6, do nhà xuất bản Mỹ Thuật và công ty Văn Hóa Ðình Tị phát hành.
Còn nữa, một bài khác:
“Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng/Ðẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi/ Ông Nhăng bảo để mà nuôi/ Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro/Ông Nhăng bảo để mà kho/ Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng/ Có kho thì kho với riềng/Ðừng kho với ớt tốn tiền uổng công.”
Nhưng phải chăng chỉ đơn giản thu hồi là xong, khi những sự việc tương tự đã xảy ra không chỉ một lần, trong lĩnh vực xuất bản sách giáo khoa, sách truyện... dành cho lứa tuổi mầm non, nhi đồng cho đến thiếu niên lâu nay?
Riêng sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12, báo chí đã nhiều lần viết về những sai sót như những hột sạn to đùng mà từ khâu biên soạn, biên tập, kiểm duyệt... chẳng ai nhận ra, cho tới khi phụ huynh, thầy cô hoặc báo chí lên tiếng.
Chỉ cần gõ google cụm chữ “sách giáo khoa sai sót” chẳng hạn, sẽ có vô số kết quả, bài báo hiện ra.
Ví dụ: “Những sai sót trầm kha trong sách tiếng Việt lớp 1” (VTC News), “Hầu hết sách giáo khoa đều có sai sót” (Gia Ðình), “Kiến thức sách lịch sử sai lâu mặc nhiên thành đúng” (Người đưa tin), “Quá nhiều lỗi sai nghiêm trọng trong sách học sinh” (Kiến Thức)...
Bên cạnh bộ sách giáo khoa chính thức được dạy ở trường, có rất nhiều sách tham khảo, sách tập viết chữ đẹp, sách hướng dẫn làm bài tập thêm của các môn học v.v... Những loại sách này lỗi sai càng nhiều do các nhà xuất bản thường liên kết hoặc đứng tên với các cá nhân hoặc nhóm làm sách tư nhân, và chỉ chịu trách nhiệm khâu kiểm duyệt, nhưng nhiều khi khâu này lại bỏ sót, không nhận ra!
Có khi sai lỗi chính tả trong sách tập đánh vần, có khi đề toán sai, có khi sai trong kiến thức văn học, lịch sử, khoa học xã hội, khoa học xã tự nhiên ở những lớp lớn hơn...
Sai lỗi chính tả như trong bài báo “Giật mình sách giáo dục mắc lỗi sai ‘ngớ ngẩn’” (Xã Luận) nêu ra hai cuốn sách “Vở luyện tập Tiếng Việt 1, NXB Ðà Nẵng” viết chữ “thước đo” thành “thướt đo” cho trẻ em tập viết theo. Cuốn “Bài tập thực hành tiếng Việt 2” của nhà xuất bản ÐH Sư phạm, đã dùng sai từ “năn nỉ” thành “năng nỉ”, “giỗ tổ” thành “dỗ tổ”, “cây nêu” thành “cây lêu”...
Có những cái sai ngô nghê, phi lý, làm ảnh hưởng không tốt đến nhận thức của trẻ như bài toán mà theo báo Tuổi Trẻ, vẫn chưa xác minh được nguồn gốc: “Hiện nay Nam 4 tuổi, tuổi của bố gấp 4 lần tuổi Nam. Tuổi của mẹ gấp 3 lần tuổi Nam. Hỏi: Bố Nam bao nhiêu tuổi? Mẹ Nam bao nhiêu tuổi?”
Hoặc bài toán rợn người trong cuốn “Phép cộng trừ phạm vi 100”:
“Hai bàn tay em có 10 ngón, do đùa nghịch dao, nên bị cụt mất đi 2 ngón tay. Hỏi em còn lại mấy ngón tay?” Thậm chí còn có cả hình vẽ minh họa!
Cuốn sách được ghi là của NXB Trẻ nhưng cũng theo báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ đã lên tiếng thông báo đó chỉ là sự mạo danh. (Bài “Truy tìm bài toán rợn người”- Tuổi Trẻ)
Trong chương trình “Dân Hỏi - Bộ Trưởng Trả Lời” của đài truyền hình Việt Nam (phát sóng tối 24 tháng 11), Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Ðào Tạo Phạm Vũ Luận lý giải: “Có thể nói đây là biểu hiện của tác động tiêu cực của kinh tế thị trường vào giáo dục... Những tài liệu này do những người viết không đủ kiến thức về khoa học giáo dục, không có những kiến thức thực tiễn và thiếu trách nhiệm, các nhà xuất bản nhà in chạy theo đồng tiền đơn thuần đã đưa ra thị trường và xâm nhập mức nhất định vào các nhà trường” (“Ðề toán phi nhân tính: Bộ trưởng GD-ÐT nói gì?”, Tạp chí Gia Ðình)
Nghĩa là tội lỗi là do ham tiền, do nền kinh tế thị trường mà ra cả! Nhưng còn những sai sót đầy dẫy trong những bộ sách giáo khoa do chính Bộ GD-ÐT biên soạn và xuất bản thì bộ trưởng nghĩ sao?
Báo chí, những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục, các nhân sĩ trí thức... đã từng bàn luận nhiều về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sai sót trong sách giáo khoa.
Bài “Sách giáo khoa sai nhiều do đẻ ngược” (báo Phụ Nữ) trích dẫn ý kiến của người trong ngành rằng sự sai sót do thực hiện quy trình làm sách ngược.
“GS Nguyễn Xuân Hãn, ÐHQG Hà Nội, cho rằng vì cách làm sách hiện nay không mang tính khoa học, cách thẩm định chương trình-SGK cũng sai quy trình khoa học. Ðáng lý chương trình-SGK phải làm xong trước, từ lớp 1 đến lớp 12, rồi mới tiến hành thẩm định. Việc thẩm định kiểu du kích, “vừa chạy vừa xếp hàng”, biên soạn đến đâu thẩm định đến đó rồi triển khai vào trường học không thể đem tới một bộ sách tốt...
Trong một lần phát biểu về SGK hiện nay, ông Ngô Trần Ái, tổng giám đốc NXB Giáo Dục, cũng thừa nhận đây là quy trình ngược. Theo ông, ban đầu chỉ mới có chương trình khung, các tác giả SGK đã đắp “xương thịt” cho nó. Sau khi SGK ra đời, những người làm chương trình mới dựa vào đó để xây dựng chương trình SGK hoàn thiện và chuẩn. Chính vì quy trình ngược này nên thường xuyên có sự bất đồng quan điểm giữa tác giả viết sách với tác giả chương trình”...
Một nguyên nhân khác mà những nhà chuyên môn cũng đã chỉ ra, đó là lâu nay trong nhà trường chỉ có một bộ sách giáo khoa chính thức, do Bộ GD-ÐT tổ chức biên soạn và xuất bản. Ðây là một quy định không giống ai so vói nhiều quốc gia khác có mấy bộ sách giáo khoa, thầy cô giáo được quyền chọn lựa sách nào hay hơn để dạy. Dần dần, qua cạnh tranh thực tế các sách giáo khoa sẽ được cải tiến, sửa chữa những sai sót, để nâng cao về chất lượng.
Trong khi đó, vì giao độc quyền cho Bộ GD-ÐT biên soạn nên cứ thấy cải tiến hoài, vài năm lại thay đổi mà chất lượng vẫn không khá lên. Chỉ tội cho gia đình nào có mấy anh em cùng đi học thì anh chị chẳng để lại sách cho các em dùng được, vì em lại phải mua bộ mới. Nhà nào có một con thì cũng chẳng thể bán rẻ lại cho những học sinh nghèo dùng. Ðất nước còn nghèo mà sử dụng sách giáo khoa quá sức lãng phí.
Những sai sót kể trên hoặc do làm sách ẩu tả, dốt nát, hoặc vô ý thức (như trường hợp mấy bài đồng dao vớ vẩn hoặc mấy bài toán “tảo hôn, “cụt tay”). Nhưng lắm khi, sự vô ý thức còn ở mức độ cao hơn, như trong trường hợp những cuốn sách có in hình cờ Trung Quốc, hoặc đưa hình 12 con giáp của TQ để dạy cho trẻ em...
Và không chỉ một lần. Theo báo Tuổi Trẻ, “Như vậy, đến nay đã có bốn tập sách dành cho các em mầm non Việt Nam có in cờ Trung Quốc: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, công ty cổ phần dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại Học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tị và NXB Mỹ Thuật)”. (Bài “Lại dùng cờ Trung Quốc dạy trẻ Việt”)
Ðáng nói là có cuốn do chính người Việt biên soạn chứ không phải mua bản quyền từ nước ngoài.
Còn sách có in hình 12 con giáp của TQ là từ tập Cầu Vồng, loại ấn phẩm ra từng kỳ do NXB Dân Trí cấp phép, phát hành tháng 2, 2013, với phần hướng dẫn tô màu 12 con giáp được in sẵn là con thỏ thay cho con mèo... Rồi thì “Sách của Lê Quý Ðôn lại minh họa hình Nguyễn Trãi,” “Sách quên Hoàng Sa, Trường Sa: Bộ trưởng Luận trần tình” v.v...
Các ông lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lâu nay cứ suốt ngày hù dọa mình, hù dọa nhân dân về cái gọi là “âm mưu diễn biến hòa bình” của các nước Mỹ và phương Tây, thực chất là họ sợ hãi những ảnh hưởng tự do dân chủ tiến bộ từ các nước này.
Trong khi đó thì “âm mưu diễn biến hòa bình” đáng nguy hại hơn lại đến từ nước láng giềng phương Bắc theo chiến lược thâm sâu “không đánh mà thắng,” đang từ từ Hán hóa Việt Nam trên mọi lĩnh vực, kể cả giáo dục, trong đó phải kể đến sự tiếp tay của những con người biên soạn, xuất bản sách cho trẻ em mà lại vô ý thức đến vậy.
Song Chi Người và đất
TuanVN-VNN đã đăng bài “Quy trình đúng sao thảm họa vẫn ập xuống”. Bài này được biên tập từ bản gốc bài viết “Vì sao lũ kép thiên tai và nhân tai ở miền Trung” đã được gửi trước đó đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và nhiều vị lãnh đạo có trách nhiệm về công tác phòng chống lũ ở miền Trung.Từ cổ chí kim, cai trị đất nước hay tồn tại xã hội, ngoài tài nguyên nước, trước hết và chủ yếu có hai thành tố: Người và đất. Vua, Chúa có Luật đinh và Luật điền (cả thuế đinh và thuế điền). Các Mác nói: “Lao động là cha, đất là mẹ”. Cha mẹ yêu thương gắn bó với nhau mới sinh ra con cháu (của cải). Nhưng chỉ có hôn nhân đúng luật, đúng truyền thống và tập quán thì các mối quan hệ hôn nhân trong gia đình ấy mới là chính thống.
Trí thức, báo chí và công luận là 3 bộ phận hợp thành hữu cơ và quý báu của nhân dân, ở trong nhân dân, đặc biệt là công tác phản biện xã hội . Theo tôi được biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải mới chỉ thị cho cơ quan hữu trách tính lại bài toán quy trình vận hành xả lũ miền Trung với dung tích phòng lũ cho cả mùa lũ. Đồng thời dựa trên khung chung, các ban phòng chống lụt bão địa phương phải chỉ huy chung về việc điều hành xả lũ.
Trong bài viết nói trên, tôi chỉ đề nghị để dung tích phòng lũ cho thời đoạn 1 tháng của lũ chính vụ. Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng còn mạnh mẽ hơn cả mong đợi. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu suất của hồ chứa việc cần nhất là nâng cao chất lượng công tác dự báo để việc sử dụng các nhà máy thủy điện đạt hiệu quả đa mục tiêu cả phòng lũ, phát điện và điều tiết nước cho mùa khô.
Sáng ngày 29/11 các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỉ lệ 89,96%. Có 20 đại biểu không tán thành và 5 đại biểu không biểu quyết. Luật đất đai sửa đổi gồm 14 chương, 212 điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Luật đất đai vẫn còn nhiều bất cập là điều dễ hiểu, vì từ rất lâu rồi, trên thế giới, người ta coi vấn đề đất đai là loại vấn đề phức tạp nhất, tranh chấp nhất, thiết cốt nhất. Đó là thành tố rất quan trọ̣ng của hai lần bộ ba sự sống: Trời, Đất, Người và Cá nhân, Xã hội, Thiên nhiên.
Nhân đây, xin chuyển bài viết “Người và đất” để anh chị và các bạn tham khảo.
Tô Văn Trường
Luật hôn nhân và gia đình có đề cập và qui định điều chỉnh các mối quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con cái kể cả con nuôi... khá rõ ràng và tương đối bình đẳng. Trong đó, chỉ có quan hệ vợ chồng bền vững là một cột, một kèo, con chung trong giá thú là loại điển hình. Vậy thì các quyền đối với đất đai (điền địa) trong Luật đất đai sửa đổi cũng phải rõ ràng, minh bạch như luật hôn nhân và gia đình.
Sáng ngày 29/11 các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật đất đai sửa đổi với tỉ lệ 89,96%. Có 20 đại biểu không tán thành và 5 đại biểu không biểu quyết. Luật đất đai sửa đổi gồm 14 chương, 212 điều, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.
Theo tôi được biết cách đây khoảng chừng 25 năm trước, trên thế giới chỉ có nước ta, Trung Quốc và 3 nước ở châu Phi là có chế độ công hữu (thực chất là chế độ sở hữu của giới cầm quyền) về đất đai, với những tệ nạn sinh ra từ đó. Thời ấy, ở Canada, mọi chuyện về đất đai hoàn toàn thuộc thẩm quyền cấp tương đương cấp tỉnh của nước ta, còn cấp toàn quốc coi như vô can về mọi chuyện đất đai. Nói chung, từ rất lâu rồi, trên thế giới, người ta coi vấn đề đất đai là loại vấn đề phức tạp nhất, tranh chấp nhất, thiết cốt nhất. Đó là thành tố rất quan trọ̣ng của hai lần bộ ba sự sống: Trời, Đất, Người và Cá nhân, Xã hội, Thiên nhiên.
Trên công luận đã có một số bài viết nói về các mặt được và chưa được của Luật đất đai sửa đổi. Phản ứng của cử tri nói chung, không quan tâm nhiều lắm đến sự kiện sửa Hiến pháp và Luật đất đai bởi vì nó đang giống như sân khấu hơn là bản thân nó. Những vấn đề cơ bản vẫn còn né tránh. Việc sửa câu chữ thì chỉ mới là chuyện “son phấn” bên ngoài, tốn thời gian và phí hoài tâm huyết của nhân dân.
Lâu nay, các vụ khiếu kiện gây bất ổn xã hội chủ yếu liên quan đến đất đai, thể hiện ở quan điểm sở hữu đất đai, quyền thu hồi đất và giá đền bù. Nhiều bài viết của chuyên gia phân tích đã có mẫu số chung là khi sở hữu tư nhân đất đai không được chấp nhận thì nó tiếp tục là mầm mống tạo bất ổn xã hội và điều này sớm hay muộn cũng sẽ phải giải quyết. Lý do đơn giản vì đất đai là nguồn tài nguyên và nguồn sống của nông dân chiếm tới 70 % người dân Việt Nam.
Sở hữu toàn dân về đất đai vẫn tiếp tục là bảo bối của các nhóm lợi ích – họ thích nhất là tình trạng nhập nhằng, không minh bạch thì mới dễ trục lợi. Quyền sử dụng đất mới chỉ là một loại quyền đối với tài sản nên nếu người dân (đặc biệt là nông dân) chỉ giữ quyền này thì họ luôn ở thế của người thua cuộc.
Luật đất đai sửa đổi vẫn chưa làm rõ bản chất của khái niệm sở hữu toàn dân, hình thức tư hữu. Không thể có cái gọi là tư hữu toàn dân. Và đặc biệt là không thể đi ngược lại lịch sử để bảo rằng quyền tư hữu là phản tiến hóa. Vấn đề thực chất là nằm ở nhóm lợi ích. Cần phân biệt rõ ràng thấu đáo các chính sách thu hồi đất đai dưới các danh nghĩa khác nhau với trưng mua theo thị trường để không đẩy người dân vào các cuộc khiếu kiện liên miên gây bất ổn xã hội như vừa qua.
Luật đất đai sửa đổi viết “ Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật”.
Người đọc nhận thấy đây không còn chỉ là câu chuyện thu hồi đất mà cần phải làm rõ khái niệm chỉ mua và trưng mua quyền sử dụng đất là thứ quyền tài sản hay nói cách khác là hàng hóa chỉ được mua bán trên cơ sở tính giá “thuận mua, vừa bán”! Đã phát triển kinh tế là có lợi nhuận mà đã có lợi nhuận thì phải bồi thường theo thỏa thuận với người bị mất đất chứ không có phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng gì cả. Lợi ích quốc gia thì chỉ nên gói trong “quốc phòng, an ninh, công cộng” là đủ. Tất cả các trường hợp khác đều phải thỏa thuận với người mất đất, đó mới là đạo lý.
Bất cập hiện nay là qui định về phương pháp đánh giá không dựa trên giá trị mà sử dụng mới đưa lại. Đặc biệt là nông dân luôn bị thiệt thòi bởi vì trình độ kiến thức còn hạn chế, thiếu các thông tin công khai, minh bạch. Việc tính giá tài sản, giá đất như thế nào, để giải đáp thỏa đáng mối quan hệ mua-bán quyền sử dụng đất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân đang sử dụng đất, lợi ích của các đại gia và lợi ích của Nhà nước vẫn là bài toán cần được xem xét, phân tích đánh giá một cách logic, thuyết phục. Giá trị của đất đai được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tiềm năng tạo ra thu nhập, lợi thế do địa điểm xây dựng và thương hiệu của chủ thể đem lại.
Nguyện vọng của người dân là đất đai phải có đa sở hữu. Nhà nước phải sử dụng công cụ chính sách thuế sao cho đất nói chung được sử dụng hiệu quả nhất cho xã hội và cá nhân. Đất tư nhân có mức thuế khác đất công để làm sao đất đó phải được sử dụng có hiệu quả cho toàn xã hội, tránh việc đầu cơ cho cá nhân. Đất hoang khi khai khẩn cần có quy định khuyến khich chủ đầu tư và người nước ngoài có thể mua căn hộ và thuê đất dài hạn. Mọi tài sản phải có chủ sở hữu, người có quyền cũng như trách nhiệm xã hội đối với việc sử dụng tài sản đó.
Trong các quyền đối với đất đai cũng như Luật hôn nhân và gia đình. Nói nôm na dễ hiểu, đất do tự khai hoang, mua bằng tiền hay do thừa kế là loại sở hữu tư nhân như quan hệ vợ chồng truyền thống, chính thống. Nó khác biệt với loại vợ chồng chắp nối, con anh, con em, con chúng ta. Nếu Luật hôn nhân và gia đình mà như quy định của Luật đất đai là chỉ có quyền sử dụng thì vấn đề gia đình trong xã hội ta sẽ cũng rối rắm, phức tạp, bất ổn như tình trạng quản lý và tranh chấp khiếu kiện về đất đai như hiện nay bởi vì “hậu hôn, nhì điền thổ”!
Quốc hội đã thông qua Luật đất đai sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, nhiều việc phải nghĩ, phải làm. Để cho các văn bản hướng dẫn thực thi áp dụng sắp tới sát với thực tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân tới đây công tác phản biện xã hội với các trụ cột chính là trí thức, báo chí và công luận sẽ phải vào cuộc tích cực hơn nữa. Tô Văn Trường
Cô Kiều nay đã đổ đốn
Thư viện quốc gia Hà Nội hàng tháng thường có những buổi nói chuyện về đủ loại vấn đề đang được dư luận quan tâm. Một ngày hè năm 1976, tôi có dịp được nghe một buổi nói chuyện như vậy mà diễn giả là kỹ sư Trần Đại Nghĩa.
Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể, ở Tokyo các kỹ sư đứng ở ngã tư để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền. Quay về mình, ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên, mà phải dành nhiều quan tâm cho chuyện quản lý, không quản lý tốt thì nền kinh tế không khác gì thùng không đáy.
Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp. Về hướng phát triển, ông gợi ý đủ thứ, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Chuyện nhỏ (đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ”) -- đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở Việt Nam đào tạo một trăm người chỉ đậu được bốn người.
Chuyện lớn (cái này thì lớn thật) -- phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện. Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.
Một điều lạ nữa với chúng tôi là ở chỗ, tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước có 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội, tâm lý nhân dân không tốt thì quản lý kinh tế cũng không tốt.
Tổng quát hơn, ông nói đến việc mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình. Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh, nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song, Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật” ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội, phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình hiểu rõ được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.
Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy, tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ!
Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi, chưa bứt phá lên được.
Lúc này báo chí đang đăng tải nhiều ý kiến liên quan tới tình hình lạm phát. Nhân đó thử nêu ra những “cách đọc” khác nhau với nền kinh tế. Không kể nhiều chuyên gia nước ngoài, ngay các nhà chuyên môn trong nước cũng nêu được nhiều sự lý giải rất xác đáng. Có người nói nhiều ngành kinh tế của ta đang trong tình trạng học việc, lại học không đến nơi đến chốn, ngân hàng thì có cái như tiệm cầm đồ cho vay. Vừa rồi có chuyện nông dân nuôi cá ba sa lao đao vì không bán được hàng, còn doanh nghiệp xuất khẩu thì không vay được tiền để mua cá.
Tôi lại nhớ cái buổi nói chuyện hơn ba chục năm trước của Trần Đại Nghĩa.
Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại. Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.
Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị:
-- Hòn vàng thì mất hòn đất thì còn,
-- Hoa thường hay héo cỏ thường tươi,
-- Răng cắn phải lưỡi.
Nghe hơi tục thì có câu “Miệng khôn trôn dại”.
Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều: “Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi”. Đoạn trường có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò chi phối của ma quỷ.
Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao?
Viết thêm 29-11-2013: Cố tình "đường quang không đi, đâm quàng đường rậm"
Bài này tôi viết từ năm năm trước. Nhìn lại thấy chỉ mới mấy năm mà tình hình đã khác hẳn. Trước vì dốt nát nóng vội nên làm liều làm ẩu. Nay đã biết trước là làm bậy rồi vẫn cứ làm, nghiến răng mà làm, ép nhau cùng làm.
Học sinh xưa bí quá mới cóp bài nhau. Nay học sinh đi thi chuẩn bị sẵn các loại phao. Và nhà trường và giám thị coi thi hùa thêm vào giúp học sinh làm chuyện man trá cho trót lọt, coi đó là thành tích của mình.Trời cao đất dày nào bỏ qua cho những tội lỗi kiểu ấy!
Trong giáo dục sao thì trong các chuyện sản xuất làm ăn phát triển kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô cũng thế.
Nàng Kiều xưa -- mà chúng ta hay vận vào số mệnh của dân Việt -- tự trách ma đưa lối quỷ đưa đường. Nàng Kiều ngày nay tự biến thành ma quỷ, lấy đủ các thứ lý lẽ ra để thuyết phục bản thân đi theo những lối đoạn trường. Chỉ có những kẻ mất hết niềm tin và trách nhiệm trước tương lai của chính mình mới hành động như chúng ta đang hành động.
Nguyên là bài viết Những lối đoạn trườngđã in TBKTSG 2008 và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009
Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, ông cũng như nhiều người nghĩ nhiều đến sự phát triển kinh tế, trong đó có việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài.
Bấy giờ nước Nhật còn là cái gì xa xôi lắm. Trần Đại Nghĩa kể, ở Tokyo các kỹ sư đứng ở ngã tư để nghe mọi người phát biểu về kinh tế, ai nói họ cũng ghi để tham khảo, ai nói hay họ còn trả tiền. Quay về mình, ông bảo đừng ỷ vào tài nguyên, mà phải dành nhiều quan tâm cho chuyện quản lý, không quản lý tốt thì nền kinh tế không khác gì thùng không đáy.
Đất nước được quản lý kém thì có độc lập cũng chỉ là độc lập hờ, độc lập giả.
Nước mình lạ lắm, càng những ngành then chốt càng lạc hậu, ông nói tiếp. Về hướng phát triển, ông gợi ý đủ thứ, từ chuyện nhỏ tới chuyện lớn.
Chuyện nhỏ (đúng ra phải nói “có vẻ là nhỏ”) -- đào tạo công nhân lành nghề khó lắm, thợ hàn cao áp ở Việt Nam đào tạo một trăm người chỉ đậu được bốn người.
Chuyện lớn (cái này thì lớn thật) -- phải hiện đại hóa về giao thông và thông tin. Phải tiêu chuẩn hóa mọi chuyện. Tiêu chuẩn hóa là công cụ để đạt tới hiệu lực, biến khó thành dễ.
Một điều lạ nữa với chúng tôi là ở chỗ, tuy làm khoa học kỹ thuật, nhưng Trần Đại Nghĩa lại xem trọng khoa học xã hội. Ông báo động là cả nước có 50 triệu người mà gần như không có ai nghiên cứu tâm lý. Hiểu và xử lý đúng tâm lý xã hội, tâm lý nhân dân không tốt thì quản lý kinh tế cũng không tốt.
Tổng quát hơn, ông nói đến việc mình phải minh bạch với mình, rành mạch với mình. Bấy giờ là những năm tháng đầu tiên sau chiến tranh, nên cái sự giấu giấu giếm giếm còn tạm tha thứ được. Song, Trần Đại Nghĩa đã thấy đủ những tai hại mà cái lối “gì cũng coi là bí mật” ấy gây ra. Theo Trần Đại Nghĩa, trong quản lý xã hội, phải xác định bằng được số liệu chính xác. Vì đây là bước đầu để đi tới mình hiểu rõ được mình, tự xác định được vị trí của mình trên thế giới.
Lần giở lại những trang ghi chép được hôm ấy, tôi thấy nó giống như một lời tiên tri. Bởi nó đúng quá, đúng cả với “thời gian lớn” là hơn ba chục năm nay, cả với “thời gian nhỏ” là khoảng dăm bảy năm nay. Cả cái cách nó bị quên lãng nữa chứ!
Và tôi thầm nghĩ sao lịch sử oái oăm vậy, những suy nghĩ đúng thì không được thực hiện, những cảnh báo đúng thì không được đề phòng, khiến cho đất nước cứ ì ạch mãi, chưa bứt phá lên được.
Lúc này báo chí đang đăng tải nhiều ý kiến liên quan tới tình hình lạm phát. Nhân đó thử nêu ra những “cách đọc” khác nhau với nền kinh tế. Không kể nhiều chuyên gia nước ngoài, ngay các nhà chuyên môn trong nước cũng nêu được nhiều sự lý giải rất xác đáng. Có người nói nhiều ngành kinh tế của ta đang trong tình trạng học việc, lại học không đến nơi đến chốn, ngân hàng thì có cái như tiệm cầm đồ cho vay. Vừa rồi có chuyện nông dân nuôi cá ba sa lao đao vì không bán được hàng, còn doanh nghiệp xuất khẩu thì không vay được tiền để mua cá.
Tôi lại nhớ cái buổi nói chuyện hơn ba chục năm trước của Trần Đại Nghĩa.
Hàng ngày có nhiều việc khiến tôi hối hận. Ai mà chẳng thế, có làm là có sai. Nhưng tôi nhớ một số trường hợp rất lạ, trước đó mình đã nghĩ đúng rồi, vậy mà khi bắt tay hành động, vẫn lầm lỡ thảm hại. Những lần như thế khiến tôi đau xót và tiếc nuối bội phần. Tại sao mình lại đổ đốn vậy? Do dốt một phần. Nhưng tôi nghĩ đến một thủ phạm nữa là những thói quen cũ không chế ngự nổi.
Để chỉ cái tình trạng lưỡng phân rất đáng tiếc này, người xưa có nhiều cách nói thú vị:
-- Hòn vàng thì mất hòn đất thì còn,
-- Hoa thường hay héo cỏ thường tươi,
-- Răng cắn phải lưỡi.
Nghe hơi tục thì có câu “Miệng khôn trôn dại”.
Nhưng tôi thích hơn cả là câu trong Truyện Kiều: “Ma đưa lối quỷ đưa đường, lại tìm những lối đoạn trường mà đi”. Đoạn trường có nghĩa là đứt ruột. Có những lầm lỡ làm người ta tiếc đến đứt ruột, và e sợ hình như ở đây đã có vai trò chi phối của ma quỷ.
Cá nhân mắc nạn loại này đã đau lắm rồi. Đến như cả cộng đồng cả xã hội, nếu không tránh được, thì sự đời chẳng phải là oan nghiệt quá sao?
Viết thêm 29-11-2013: Cố tình "đường quang không đi, đâm quàng đường rậm"
Bài này tôi viết từ năm năm trước. Nhìn lại thấy chỉ mới mấy năm mà tình hình đã khác hẳn. Trước vì dốt nát nóng vội nên làm liều làm ẩu. Nay đã biết trước là làm bậy rồi vẫn cứ làm, nghiến răng mà làm, ép nhau cùng làm.
Học sinh xưa bí quá mới cóp bài nhau. Nay học sinh đi thi chuẩn bị sẵn các loại phao. Và nhà trường và giám thị coi thi hùa thêm vào giúp học sinh làm chuyện man trá cho trót lọt, coi đó là thành tích của mình.Trời cao đất dày nào bỏ qua cho những tội lỗi kiểu ấy!
Trong giáo dục sao thì trong các chuyện sản xuất làm ăn phát triển kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô cũng thế.
Nàng Kiều xưa -- mà chúng ta hay vận vào số mệnh của dân Việt -- tự trách ma đưa lối quỷ đưa đường. Nàng Kiều ngày nay tự biến thành ma quỷ, lấy đủ các thứ lý lẽ ra để thuyết phục bản thân đi theo những lối đoạn trường. Chỉ có những kẻ mất hết niềm tin và trách nhiệm trước tương lai của chính mình mới hành động như chúng ta đang hành động.
Nguyên là bài viết Những lối đoạn trườngđã in TBKTSG 2008 và in lại trong Những chấn thương tâm lý hiện đại 2009
0 nhận xét:
Đăng nhận xét