Hiện nay, những người đấu tranh cho "xã hội dân sự", tự do, dân chủ đang tìm kiếm một "đầu tàu" và rõ ràng họ cần ông làm gương cho những đảng viên khác. Tôi cám ơn ông đã dám bày tỏ thái độ dứt khoát trong thời điểm này và chúc mừng ông đã có tự do. Nói thật với ông, bản thân tôi chưa bao giờ tin các đảng phái, tổ chức chính trị nào nên tôi dứt khoát không tham gia; nhất là với nhiều trò bát nháo ở hải ngoại thì tôi càng không tin và không dám dây dưa gì hết! Trung với dân chứ không thể trung với "bạo chúa", ông Đằng ạ !
TUYÊN BỐ từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của ông LÊ HIẾU ĐẰNG
TUYÊN BỐ
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Ngày 04.12.2013
Lê hiếu Đằng
(chữ ký)
Trước khi bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, công luận thừa biết màn hài kịch lố bịch sẽ có cái kết ra sao, người ta chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ nào đó, ví như một cuộc biểu tình. Nhưng đã không xảy ra.
Phải chăng lòng người đã quá mệt mỏi? Hay nỗi sợ hãi bị đàn áp, trong lúc thiếu sự gắn kết và những “ngọn cờ”?
Và Lê Hiếu Đằng đã nhận lãnh vị trí đó, dù cho có thể sẽ là một “ngọn cờ cảm tử”.
Thử nhìn lại, khi ông tung ra bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…, bộ máy tuyên truyền của ĐCSVN hoảng hốt tới đâu. Đến những tờ báo thuộc loại có phần “gần dân”, chẳng bao giờ thèm tham gia những cuộc “đánh hôi” của đám báo “lá … chuối chùi khu” như Nhân dân, Quân đội nhân dân, vậy mà cũng được lôi vào trận. Rồi vài tay chân đã lộ hoặc chưa lộ mặt của đảng cũng nháo nhác kêu la, chửi rủa.
Nếu đó là cú đòn nhứ, làm cho đảng vội vã tung hết binh lực, thì cú đòn lần này, chắc chắn sẽ làm đảng khó trở tay, nhất là ngay giữa lúc bữa tiệc hân hoan mừng Hiến pháp mới vừa được bày biện. Nó sẽ như cái tát vào ngay giữa những cái miệng bóng nhẫy đang nhồm nhoàm gặm dở khúc sườn, đùi.
Ban bí thư sẽ chụm đầu bàn bạc, Ban Tuyên giáo sẽ có những chỉ thị ngầm, …? Liệu có nên công khai phản công như lần trước, hay nín lặng, vì không khéo thì “lợi bất cập hại”? Không lẽ lại lần nữa phải huy động cỗ máy khổng lồ chỉ để chống lại một Lê Hiếu Đằng đơn độc, đang mắc trọng bệnh? Hay là để dành binh lực, chờ cú đòn nặng hơn, của một tập thể, chẳng hạn? Cho nên, sẽ phải bóp đầu, căng tai nghe ngóng, phán đoán xem liệu hiệu ứng của cú đòn này sẽ lan tỏa tới đâu.
Bởi vì
Một phong trào bỏ đảng nếu như được dấy lên, ngay vào lúc này, sẽ là cái giá phải trả đau đớn nhất, mối đe dọa lớn nhất trong lịch sử 83 năm vinh – nhục của ĐCSVN.
Theo Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự
Phải có một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát với đảng CSVN
Tranh Alireza Zakeri
Nếu đảng CSVN nhân cơ hội kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII để chấp nhận ý kiến của giới trí thức và sửa đổi Hiến pháp, để dân chủ hóa đất nước từ Lập pháp sang Hành Pháp và Tư Pháp thì đảng Cộng sản sẽ được nhân dân, thế giới hoan nghênh. Với thiện chí đó, đảng CSVN mặc nhiên được tồn tại trong xã hội dân chủ sắp tới và vai trò tiếp nối sau này chỉ là khả năng thích ứng với xã hội dân chủ mà họ sẽ phải tự điều chỉnh. Nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn trái ngược.
Đảng CSVN đã hiến pháp hóa quyền lực lãnh đạo độc tôn của đảng cầm quyền ở mức độ cao nhất. Đảng CSVN đồng thời công khai thách thức cả thế giới khi vừa được chấp nhận vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì đã nhanh chóng khẳng định tính độc tài của chế độ một cách chính thức nhất.
Thời gian sẽ chứng minh là các cam kết đã có với thế giới sẽ gây áp lực được với nhà cầm quyền, buộc họ phải nhượng bộ các đòi hỏi nhân quyền hay không. Nhưng kinh nghiệm quá khứ và thái độ sơ cứng của đảng CSVN hiện nay cho thấy là sẽ KHÔNG có bất cứ hy vọng gì trong thời gian tới, ngoại trừ một vài hành động để đánh lừa dư luận khi cần thiết như đã có. Vài "động thái" đầy mâu thuẫn với hiện trạng nhân quyền không thể được xem là bằng chứng cho sự tiến bộ nhân quyền của chế độ độc tài.
Nhưng dù độc tài đến đâu, với nội dung bản Hiến Pháp vừa được thông qua một cách trâng tráo, và với tình trạng bảo thủ độc tài hiện nay, đảng CSVN sẽ phải tiếp tục đối đầu với vô số áp lực xã hội, kinh tế và chính trị. Đảng CSVN có thể kiểm soát nhà tù song không thể kiểm soát suy nghĩ và khát vọng của con người. Nhân dân Việt Nam ngày nay đã có đủ kinh nghiệm và kiến thức để nhận thức và hành động. Khi nhu cầu tự nhiên của xã hội bộc phát với nhiều hình thức đấu tranh chống tham ô, bất công khác nhau, với bản năng sinh tồn, nhân dân sẽ không ngần ngại hành động, kể cả bằng vũ lực như đã có ở nhiều nơi. Một khi mất ổn định chính trị, tình trạng "tức nước vỡ bờ" sẽ xảy ra và khả năng kiểm soát của đảng cầm quyền sẽ có thể mất đi nhanh chóng. Sự sụp đổ của chế độ sẽ khởi đầu từ đó.
Muốn chấm dứt chế độ độc tài toàn trị và xây dựng một chính thể dân chủ đa đảng, chúng ta cần khẳng định một số nguyên tắc không thể thiếu trong tiến trình đấu tranh giải trừ tình trạng độc tài toàn trị hiện nay. Đó là: Muốn có Dân Chủ thì phải chấm dứt tình trạng độc đảng một cách dứt khoát -- yêu cầu không thể thiếu, và không thể tương nhượng. Đấu tranh ngoại vận hay phát triển xã hội dân sự là nhu cầu không thể thiếu của Việt Nam nhưng đó không phải là giải pháp duy nhất. Nói cách khác, đó là những yếu tố CẦN nhưng chưa ĐỦ.
Thế giới chỉ có thể giúp lên tiếng can thiệp cho một vài trường hợp vi phạm nhân quyền nổi tiếng nhưng không phải sự lên tiếng nào cũng có kết quả. Danh sách nhiều người đấu tranh dân chủ tiêu biểu đang bị cầm tù nhiều năm qua chứng tỏ thực tế đầy bi quan này. Giá trị dân chủ đang được công nhận một cách phổ quát trên thế giới nhưng sẽ không có nước nào hy sinh quyền lợi nước họ cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam. "Quốc tế" chỉ thay đổi thái độ và tỏ thái độ hậu thuẫn tích cực khi họ nhìn thấy sự thay đổi gần kề của chế độ chính trị Việt Nam. Hơn nữa, quốc nạn Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề vượt ra khỏi phạm vi nhân quyền thuần túy.
Để ngăn ngừa cảnh tang thương, đổ vỡ cho đồng bào và đất nước, chúng ta không nên khích động bạo lực, chiến tranh hay khủng bố song dân chủ không thể có chỉ bằng hình thức kiến nghị, kêu gọi hay chỉ trích suông. Đối với những chế độ độc tài đã chiếm và giữ chính quyền bằng bạo lực, Dân chủ chỉ có thể giành lại khi đa số nhân dân nước đó sẵn sàng đối đầu với sự đàn áp bằng bạo lực. Ngày nào chúng ta còn khoan nhượng với chế độ độc tài, ngày đó đảng cầm quyền sẽ tiếp tục không nhân nhượng. Ngày nào còn tiếp tục kỳ vọng chế độ độc tài sẽ tôn trọng nhân quyền, vì bất cứ lý do gì, là ngày đó chúng ta còn vô tình cho tập đoàn thống trị thêm cơ hội để tiếp tục tồn tại.
Những nghiên cứu, phân tích về chủ nghĩa và bản chất chế độ Cộng sản đã đủ. Cơ hội hòa bình dành cho đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đủ. Điểm còn thiếu là một quyết tâm sắt đá: đảng CSVN phải dứt khoát trả lại quyền lãnh đạo đất nước cho toàn dân, hoặc bị giải thể.
Trong tinh thần xiển dương nhân bản và dân chủ, chúng ta luôn tránh tất cả hình thức trả thù báo oán nhắm vào toàn bộ cán bộ, đảng viên Cộng sản. Bởi lẽ, phần lớn cũng là nạn nhân của một hoàn cảnh chính trị.
Mục tiêu của chúng ta là chấm dứt chế độ độc tài toàn trị để thành hình một chính thể dân chủ đa đảng, thì vấn đề chỉ là thay đổi cơ chế và thành phần lãnh đạo quốc gia. Chúng ta sẽ không lật đổ chế độ đương quyền như họ đã làm với chế độ VNCH vào năm 1975. Chính phủ mới cần phải lưu dụng quân đội, công an và bộ máy hành chánh đang có để có thể có đủ điều kiện ổn định tình hình quốc gia một cách nhanh chóng, đồng thời tránh gây những mâu thuẫn, đổ vỡ có thể làm phương hại đến an ninh quốc gia và sự phát triển của đất nước sau đó. Vấn đề đáng quan tâm của giai đoạn chuyển thể là làm sao loại trừ được các thành phần xấu trong quân đội, công an và chính quyền để những người tốt trong các bộ phận này có thể hành xử chức năng chuyên môn hầu phục vụ quốc gia, thay vì đảng Cộng sản.
Khi đảng cầm quyền đã hoàn toàn không trân trọng thiện chí hòa bình của những người đấu tranh dân chủ ôn hòa thì con đường duy nhất là giải thể bộ máy độc tài đó, chứ không kêu gọi sửa sai hay đổi mới gì nữa!
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
Người Mỹ không lạ gì cái tật nghĩ gì, nói đó, thích nói là cứ nói, nói "tất tần tật" mà chẳng cần giữ mồm miệng gì hết của Joe Biden. Có lẽ Obama cũng biết lợi dụng cái tánh đó của Joe; nhất là trong chuyến đi TQ lần này Joe sẽ khiến các lãnh tụ TQ khó chịu vì lối phát biểu không cần ngoại giao khách sáo gì hết!
'Người TQ nên thách thức chính quyền’
hó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi người dân Trung Quốc ‘thách thức chính quyền’. Ông Biden nói với một nhóm người đang xin thị thực đi Mỹ rằng ‘sáng tạo chỉ có được khi các bạn có thể hít thở tự do’.
Đây là chặng thứ hai trong chuyến công du Á châu của ông Biden, vốn bị ảnh hưởng của các tranh cãi xung quanh quyết định thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) mới của Trung Quốc.
Khu vực này bao gồm cả các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Trước Trung Quốc, ông Biden đã thăm Nhật Bản, nơi ông tái khẳng định quan hệ liên minh giữa Hoa Kỳ với nước này.
Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11 và nói các máy bay bay qua khu vực này phải khai báo lộ trình và tuân thủ quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn đã bác bỏ yêu cầu và cho phi cơ chiến đấu bay qua ADIZ mà không báo trước.
Hôm thứ Sáu tuần trước 29/11, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ theo dõi máy bay của Hoa Kỳ và Nhật Bản bay trong khu vực.
ADIZ bao gồm một số đảo mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, cũng như một bãi đá chìm mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.
Phát biểu tại Tokyo hôm 3/12, ông Biden nói Mỹ "quan ngại sâu sắc trước nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông" của Trung Quốc.
Ông nói thêm: "Tôi sẽ nêu thẳng các quan ngại này một cách chi tiết khi gặp lãnh đạo Trung Quốc".
Quan chức chính phủ Hoa Kỳ được báo The New York Times dẫn lời thì nói ông Biden "sẽ kêu gọi Trung Quốc không thiết lập các vùng phòng không mới, đồng thời kiềm chế trong việc quản lý ADIZ tại biển Hoa Đông".
Thứ Tư 4/12, báo chí nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích các nhận xét của ông Biden.
"Washington rõ ràng đã đứng về phía Nhật Bản," báo China Daily nói trong một bài xã luận.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói: "Nếu như Mỹ thực sự mong muốn giảm căng thẳng trong vùng thì trước tiên họ phải thôi ủng hộ chính sách trên bờ vực chiến tranh của Nhật".
China Daily khuyến cáo phó tổng thống Hoa Kỳ không nên lặp lại "các nhận xét sai trái và một chiều" của mình.
Lực lượng nào khiến đảng cộng sản khiếp sợ?
China's Black Box For Blockbusters Riles Hollywood Studios Chuyến đi này của ông Biden được dự kiến là sẽ tập trung vào vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc áp đặt vốn bao trùm lên các hòn đảo trên Biển Hoa Đông mà hiện nước này đang có tranh chấp với Nhật Bản.
Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Biden rằng ông không nên lặp lại ‘những phát biểu sai lầm’ về vùng phòng không này.
'Thưởng chứ không phạt' Ông Biden phát biểu rằng ‘trẻ em ở Mỹ được thưởng – chứ không phải bị phạt – nếu dám thách thức hiện trạng’.
Để tạo ra những thay đổi tích cực, người dân cần phải ‘thách thức chính quyền, thách thức các lãnh tụ tôn giáo’, ông nói.
Lễ đón chính thức phó tổng thống Mỹ đã diễn ra tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh do phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều chủ trì. Ông Biden nói với ông Lý rằng Trung-Mỹ nên mở rộng hợp tác thực tiễn để đem lại kết quả cho hai nước.
Sau đó, ông Biden đã gặp Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Vào thứ Năm ngày 5/12, ông sẽ đến Trung Nam Hải, nơi ở và làm việc của giới lãnh đạo tối cao của Trung Quốc.
Về vấn đề vùng nhận dạng phòng không, phóng viên BBC Celia Hatton ở Bắc Kinh cho biết đây là vấn đề sẽ thử thách khả năng ngoại giao của ông Biden.
Cho đến nay, dường như ông Biden tạo khoảng không cho Trung Quốc giải thích ý định tại sao họ đột ngột thiết lập một vùng phòng không như thế.
Khi ở Tokyo, ông Biden không kêu gọi Bắc Kinh đảo ngược quyết định này mà chỉ nói là ông ‘quan ngại sâu sắc’ và để cho các trợ lý cấp cao của ông nói rằng hành động của Bắc Kinh ‘là khiêu khích’.
Đừng lập thêm vùng phòng không Khu vực này bao gồm cả các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Trước Trung Quốc, ông Biden đã thăm Nhật Bản, nơi ông tái khẳng định quan hệ liên minh giữa Hoa Kỳ với nước này.
Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông ngày 23/11 và nói các máy bay bay qua khu vực này phải khai báo lộ trình và tuân thủ quy định của Trung Quốc.
Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn đã bác bỏ yêu cầu và cho phi cơ chiến đấu bay qua ADIZ mà không báo trước.
Hôm thứ Sáu tuần trước 29/11, Trung Quốc đã điều chiến đấu cơ theo dõi máy bay của Hoa Kỳ và Nhật Bản bay trong khu vực.
ADIZ bao gồm một số đảo mà Nhật Bản hiện đang kiểm soát, cũng như một bãi đá chìm mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.
Phát biểu tại Tokyo hôm 3/12, ông Biden nói Mỹ "quan ngại sâu sắc trước nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng tại biển Hoa Đông" của Trung Quốc.
Ông nói thêm: "Tôi sẽ nêu thẳng các quan ngại này một cách chi tiết khi gặp lãnh đạo Trung Quốc".
Quan chức chính phủ Hoa Kỳ được báo The New York Times dẫn lời thì nói ông Biden "sẽ kêu gọi Trung Quốc không thiết lập các vùng phòng không mới, đồng thời kiềm chế trong việc quản lý ADIZ tại biển Hoa Đông".
Thứ Tư 4/12, báo chí nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích các nhận xét của ông Biden.
"Washington rõ ràng đã đứng về phía Nhật Bản," báo China Daily nói trong một bài xã luận.
Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói: "Nếu như Mỹ thực sự mong muốn giảm căng thẳng trong vùng thì trước tiên họ phải thôi ủng hộ chính sách trên bờ vực chiến tranh của Nhật".
China Daily khuyến cáo phó tổng thống Hoa Kỳ không nên lặp lại "các nhận xét sai trái và một chiều" của mình.
Lực lượng nào khiến đảng cộng sản khiếp sợ?
Trần Ngọc Thành (Danlambao) - "Cuốc Hội” của đảng cộng sản Việt Nam đã kết thúc vở diễn tốn kém hơn 40 ngày, với màn cuối thông qua Hiến pháp 486 phiểu thuận và 2 không bỏ phiếu. Các "đại biểu” do "dân cử" đã nhập vai ăn ý dưới chiếc gậy chỉ huy của bộ chính trị: Báo cáo, giải trình, chất vấn, trả lời, phỏng vấn, quay phim, truyền hình trực tiếp giống y trang Quốc Hội của các nước dân chủ Âu, Mỹ.
Màn hạ. Tổng Trọng thở phào, "thật sự vui mừng và xúc động” vì vở diễn đã thành công(!). Nợ công lên tới 95% GDP; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nợ 1,35 triệu tỷ đồng,… đã có 87 triệu con dân và các thế hệ con cháu gánh chịu đâu phải chuyện của đảng và Cuốc Hội. Điều 4 vẫn giữ nguyên, 87 triệu con dân, dưới con mắt đảng vẫn là 87 triệu con cừu, là thức ăn dự trữ để đảng "trường tồn”.
Tại sao các đại biểu cuốc hội đã bình thản bấm nút dù đất nước đang lao xuống vực thẳm?
Có hai lý do:
1. Sự tồn tại của đảng cộng sản gắn liền với quyền lực và túi tiền của họ. Trong con mắt họ, Đất Nước là bản thân họ, gia đình, con cháu họ.
2. Lực lượng đối lập chưa làm họ bận tâm, chưa đe doạ trực tiếp đến cái ghế của họ, ít nhất họ có thể ngồi rung đùi hoặc ngủ gật vài ba khoá nữa. Khi đã hạ cảnh an toàn với của chìm của nổi kếch sù, đất nước là của Tàu hay của ai đối với họ không quan trọng.
Đây là điều thực tế để mỗi một chúng ta, những người tranh đấu vì tương lai đất nước, sau khi chờ đợi và thất vọng vì kết quả bỏ phiếu của cái Cuốc Hội này phải bình tĩnh, suy xét và trao đổi kỹ càng để rút ngắn thời gian tranh đấu, tránh được thảm hoạ cận kề cho Dân tộc Việt Nam.
Một thực tế đã xẩy ra, gần hai năm qua nhiều hình thức tranh đấu của các bạn trẻ,của một số Trí thức đã phát triển mạnh so với nhiều năm trước: Nhóm NoU, Mạng lưới Blogger Việt Nam phản đối điều luật 258, nhóm phản đối sửa đổi Hiến pháp 72; Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục, Tuyên bố của Hội Đồng Liên Tôn, Sự lên tiếng mang tính cá nhân của một vài cán bộ đảng lão thành. Nhưng Bộ Chính Trị đảng, BCH Trung ương và Cuốc Hội vẫn kiên định và thản nhiên bấm nút cho cái Hiến pháp mà họ đẻ ra để áp đặt cho Dân Tộc Việt Nam.
Vậy, vài câu hỏi tiếp đặt ra:
Đảng Cộng sản sợ ai? Lực lượng nào lật đổ được chế độ cộng sản?
486 đại biểu bấm nút vì họ sợ mất ghế, mất quyền lợi, chứ khộng sợ những người tranh đấu.
Tại sao họ không sợ những người tranh đấu?
Vì những người tranh đấu chưa đủ mạnh để họ sợ.
Sức mạnh nào uy hiếp quyền lực của họ? Làm thế nào để tạo ra sức mạnh?
Tại Việt Nam sức mạnh đó đã có chưa?
Đây là những câu hỏi nghiêm túc để mỗi người suy nghĩ và thảo luận.
Đã có những "Sách giáo khoa” về tranh đấu bất bạo động qua những cuộc cách mạng dân chủ Đông Âu, Bắc Phi, của phong trào Otpor tại Serbia, kể cả bài học cách mạng tháng 10 Nga và cách mạng tháng 8.1945.
Tôi đồng tình với bài viết của tác giả Vũ Đông Hà: "Cuộc cách mạng của Sợ Hãi”, "sức mạnh của đám đông” đã đăng trên Danlambao
Tại Việt Nam đã có sức mạnh đó
Tại Việt Nam đã có lực lượng uy hiếp quyền lực của đảng cộng sản
Nhưng, những người tranh đấu chưa vận dụng được sức mạnh đó.
Biết vận dụng nó, chúng ta có thể đánh đổ chế độ độc tài trong tương lai rất gần.
Ba nguồn sức mạnh tại Việt Nam hiện nay: Công Nhân, Dân Oan, Cộng đồng Công Giáo.
1. Công nhân
15 triệu công nhân Việt Nam thực tế là những con người hiền lành, họ chăm chỉ, nhẫn nại làm việc để nuôi sồng bản thân và gia đình, họ không hiểu biết đến chính trị, không quan tâm đến "chính trị”. Nhưng, khi sức lao động của họ bỏ ra bị bóc lột thái quá, bị làm nhục, bị quỵt lương, bị lừa dối, họ có thể chấp nhận một lần nhưng không thể chịu nhục nhiều lần và họ đã vùng lên chống lại giới chủ bằng những cuộc đình công. Đó là thái độ chính trị, hành động chính trị.
Chống lại giới chủ tức là chống nhà cầm quyền trong phạm vi xí nghiệp, nhà máy. Vì giới chủ là sản phẩm của nhà cầm quyền bằng những hợp đồng béo bở với sức lao động công nhân rẻ mạt.
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có gần 5000 cuộc đình công của công nhân. Có nhiều cuộc đình công trên 10 ngàn, 15 ngàn, 20 ngàn người tham gia. Hãy nhìn hình ảnh của những cuộc đình công với sức mạnh hào hùng, nhưng tại sao họ chỉ giới hạn trong phạm vi xí nghiệp? Tại sao họ không xuống đường sánh vai với những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng?
Chỉ cần một, hai nhà máy với vài chục ngàn công nhân cùng xuống đường với Trí thức, với tuổi trẻ thì đảng cộng sản có huy động côn đồ từ cả nước để đối phó cũng sẽ bị vô hiệu hoá.
Cần phải thẳng thắn trao đổi rằng,phần lớn những người tranh đấu trong và ngoài nước coi thường công nhân , không chú ý đến họ,coi thường học vấn, coi thường trình độ của họ. Nhưng, thử hỏi rằng ai trong chúng ta đã tổ chức được những cuộc chống đối có 10,15,20 ngàn người tham gia.
Hàng chục năm qua họ tranh đấu rất cô đơn. Có hàng ngàn cuộc đình công thắng lợi, nhưng cũng có hàng ngàn cuộc đình công bị đàn áp, thậm chí công nhân bị thương, bị đánh chết.
Đã có hàng trăm trường hợp bị ngộ độc tập thể với hàng trăm, hàng ngàn nạn nhân là công nhân. Nhưng chẳng có tổ chức hay cá nhân tranh đấu nào trong nước lên tiếng ủng hộ họ, bênh vực họ.
Cần phải đến với họ, giúp đỡ họ, vì, trước hết họ cũng là con dân Việt Nam, họ là tầng lớp đáy của xã hội, với mọi chính sách khốn nạn của chế độ độc tài (tăng giá xăng, giá điện, giá sinh hoạt,…) họ là nạn nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhìn vào từng cá nhân đơn lẻ, họ là những con người yếu ớt, thiếu trình độ học vấn. Nhưng cả khối quần chúng ấy hợp lại, nó có sức mạnh vô biên. Khối quần chúng ấy có chung số phận, chung hoàn cảnh, chung việc làm, hàng ngày sát cánh bên nhau. Khối quần chúng ấy rất dễ tiếp cận.
Đến với họ khi họ đình công, khi họ bị ngộ độc thức ăn, khi họ bị giới chủ hành hạ, bị quỵt lương.
Đến với họ với những lời động viên và cho họ biết nguyên nhân của mọi nguyên nhân tại sao họ bị bóc lột, tại sao họ khổ. Họ hiểu, và chắc chắn họ sẽ không để cho những Trí thức yêu nước xuống đường đơn độc. Họ sẽ làm tròn trách nhiệm công dân khi Tổ Quốc lâm nguy.
Cuộc tranh đấu của giới Trí thức Ba Lan là một bài học quý giá: Năm 1968, giới Trí thức và sinh viên Balan đã tổ chức một cuộc bãi khoá toàn quốc chống chế độ cộng sản, dù có hàng chục ngàn người tham gia nhưng không được giai cấp công nhân ủng hộ, cuộc đấu tranh bị đàn áp và thất bại nặng nề.
Từ thất bại đó, giới trí thức Balan hiểu rõ lực lượng nào, giai cấp nào sẽ đập tan chế độ cộng sản. Năm 1976, khi làn sóng đình công của công nhân nổ ra khắp cả nước, Trí thức Balan đã thành lập "Uỷ Ban Bảo Vệ Công Nhân”. Những Trí thức hàng đầu như giáo sư Geremek, J. Koron, Mazowiecki, A. Michnik, v,v… đã quan tâm đến công nhân, đã xuống các nhà máy giúp đỡ công nhân, giúp họ thảo yêu sách tranh đấu đòi quyền lợi, giúp họ tổ chức đình công, quyên góp gây quỹ ủng hộ đình công,…
Năm 1980, "Công Đoàn Đoàn Kết” ra đời, Chủ Tịch là L. Welesa, một thợ điện, nhưng đằng sau là những Trí thức làm cố vấn. Trí thức Ba Lan không lập đảng chính trị mà tất cả các tổ chức tranh đấu từ trường Đại hoc, bệnh viện, công sở, nhà máy đều mang một tên chung là "Công Đoàn Đoàn Kết”. Khẩu hiệu bất diệt của họ có giá trị muôn đời: MUỐN TỰ DO, PHẢI ĐOÀN KẾT, và Đoàn Kết đã đập tan chế độ cộng sản tại Đông Âu và Liên xô.( Hãy xem lại: "Từ Đoàn Kết Đến Tự Do" - YouTube phần I,II,III,IV)
Công Nhân công ty Mỹ Phong đình công.
Công nhân đình công đòi tăng phụ cấp.
Gần 20 ngàn công nhân Cty Linh Trung 1 đình công.
1200 công nhân công ty Wondo Vina bị ngộ độc thức ăn.
2 - Dân Oan
Nếu không có chính sách cướp đất trắng trợn của đảng cộng sản, Việt Nam sẽ không có "Giai Cấp Dân Oan”. Dân oan đã lớn mạnh thành giai cấp. Họ cũng là những nông dân, những tiểu thương hiền lành, chất phác, cũng sợ sệt, yếu đuối. Họ bị đảng cướp đất, cướp nhà, vứt họ ra đường. Ước vọng sinh tồn đã giúp họ trở thành con người mạnh mẽ. Họ có mặt khắp nơi, trên mọi miền đất nước, nhưng thường tụ hội tại Hà Nội và Sài Gòn. Họ không còn gì để mất. Con đường sống của họ là tranh đấu.
Họ đã bày tỏ thái độ chính trị và hành động chính trị.
Chúng ta đã quan tâm đúng mức đến lực lượng này chưa? Sao chúng ta không kết nối với họ được?
Hàng ngàn dân oan Văn Giang, Hàng ngàn dân oan Dương Nội, Hàng ngàn dân oan Hà Tây sao không kết nối được với nhau, sao không phối hợp hành động, không ứng cứu nhau kịp thời khi bị đàn áp? Sao không kết nối được dân oan cả nước? Sao lại để 6 dân oan Văn Giang tranh đấu đơn độc với lũ côn đồ đội lốt công an?
Nếu coi cuộc tranh đấu vì Đất Nước là đúng đắn, không tuỳ hứng, không phải là hình thức trang trí cho lý lịch bản thân thì mỗi người cần phân tích và trả lời nghiêm túc cho những câu hỏi đó, nếu không, đừng trách những ông quan bấm nút trong hội trường Cuốc Hội.
3. Cộng Đồng Giáo Dân
Đây là cộng đồng mà tôi luôn ngưỡng mộ và hy vọng. Chính sách hận thù tôn giáo,đàn áp tôn giáo của cộng sản đã làm cho cộng đồng Công Giáo đoàn kết chặt chẽ hơn. Nhà Chung, Thái Hà, Tam Toà, Cồn Dầu, Mỹ Yên,… đã làm cho đồng bào công giáo nhìn rõ hơn mặt thật của đảng cộng sản. Tôi không phải là Giáo Dân nhưng tôi rất hãnh diện khi nhắc tên những Người như Linh Mục Ngô Quang Kiệt, Linh Mục Cao Đinh Thuyên, Linh Mục Nguyễn Thái Hơp, Bloger Nguyễn Hữu Vinh,…
Nếu đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo đê nhị (John Paul II) người Balan còn sống thì cộng sản Việt Nam chắc không giám lộng hành với cộng đồng Công Giáo như hiện nay.
Câu nói của Đức Giáo Hoàng John Paul II khi về thăm Tổ Quốc đã khích lệ cộng đồng Công Giáo Balan: "Các Con đừng sợ”;
- "Hãy hiện lên linh hồn của Chúa và tái sinh Mặt Đất. Mảnh đất này.”
Chừng nào còn chế độ cộng sản độc tài thì đức tin tôn giáo còn bị hành hạ, chắc chắn cộng đồng Công giáo sẽ đồng hành cùng Dân Tộc tranh đấu cho đức tin, cho một xã hội công bằng.
Ba lực lượng trên là những lực lượng khiến đảng cộng sản phải khiếp sợ.
Làm thế nào để phát huy được sức mạnh đó, kết nối được sức mạnh đó là câu hỏi cho những người tranh đấu nghiêm túc.
Thật ra, từ khi thấy được sức mạnh của công nhân qua những cuộc đình công từ những năm đầu của thế kỷ 21, một số anh chị em trong nước như luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Khắc Toàn, chị Trần Khải Thanh Thuỷ, anh Lê Trí Tuệ,… đã chú ý đến lực lượng này và thành lập tổ chức để giúp đỡ và bênh vực quyền lợi của công nhân. Ngày 20.10.2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đã ra mắt. Ngày 27.10.2006 tại sảnh đường Quốc Hội nước Cộng Hoà Ba Lan đã diễn ra cuộc Hội thảo Quốc tế về "Quyền của Người Lao Động tại Việt Nam”. Hội Nghi quy tụ gần 70 đại biểu và khách mời khắp thế giới: Mỹ, Canada, Pháp Bỉ, Hà Lan, Đức, Tiệp, Úc, và Uỷ Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN được thành lập. Luật sư Lê Thị Công Nhân, khách mời của cuộc Hội thảo bị giữ tại sân bay Nội Bài và bị cấm xuất cảnh. Ngày 7.01.2007, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông do anh Đoàn Huy Chương làm chủ tịch cũng được thành lập.
Tuy nhiên, sau khi được gia nhập WTO và tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội, đảng cộng sản đàn áp khốc liệt những người sáng lập Nghiệp Đoàn. Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương lần lượt vào tù, một số người phải lánh nạn, Bạch Ngoc Dương, Trần Văn Hoà,… phải sang Mỹ tỵ nạn, Lê Trí Tuệ bị mất tích tại Căm Pu Chia, anh chị em tranh đấu cho quyền lợi của Người Lao động phải bí mật hoạt động và gây dựng phong trào. Gần 4 năm trước, Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàn Quốc Hùng lại bị bắt vào tù vì giúp đỡ cho 10 ngàn công nhân nhà máy Mỹ Phong, Trà Vinh tổ chức đình công bảo vệ quyền lợi.
Nguy hiểm và khó khăn, nhưng giai cấp công nhân cần có tổ chức độc lập của mình để tranh đấu bảo vệ quyền lợi. "Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do” đã ra đời (Hợp nhất các tổ chức tranh đấu vì quyền lợi của công nhân), đã nạp đơn và đang chờ xét làm thành viên của Nghiệp Đoàn Lao Động Thế Giới (ITUC).
Dân Oan cũng cần có người đại diện của mình để kết nối, hỗ trợ và tranh đấu với nhà cầm quyền.
Thời gian qua nhiều anh chị em tranh đấu trong nước đã đến với dân oan, cuộc tranh đấu của dân oan đã được khích lệ, nhưng vì nhiều lý do, sức mạnh tranh đấu của khối này vẫn chưa được phát huy.
Nếu giai cấp công nhân và dân oan được chú ý đúng mức, nếu kết hợp được sức mạnh của ba khối Công Nhân, Dân Oan và Cộng Đồng Giáo Dân chế độ độc tài cộng sản đã tiêu tan, anh chị em Trí thức, các bạn trẻ sẽ không cô đơn khi xuống đường thể hiện trách nhiệm của mình trước Tổ Quốc, trước Dân Tộc.
4. Lực lượng tranh đấu hải ngoại:
Những năm qua, Cộng đồng Người Việt hải ngoại, các tổ chức, các đảng phái tranh đấu hải ngoại đã hỗ trợ lực lượng trong nước bằng nhiều hình thức. Hiệu quả đến mức nào tuỳ theo cách nhìn và cách đánh giá của từng người.
Theo cá nhân tôi, với tiềm năng như vậy, các Tổ chức tranh đấu hải ngoại đáng lẽ yểm trợ trong nước tốt hơn, hiệu quả hơn. Nguyên nhân? Mọi người đều biết, nhưng khó có thể khắc phục, kể cả bây giờ. Thiếu đoàn kết, đố kỵ, không thống nhất khi hành động đã làm phân tán lực lượng và giảm lòng tin đối với cộng đồng
Các tổ chức, đảng phái đã lẫn lộn mục tiêu tranh đấu trước mắt và mục tiêu tranh đấu lâu dài. Trước mắt: Cần tập trung, đoàn kết mọi lực lượng và thống nhất hành động để đập tan chế độ độc tài. Khi chế độ độc tài không còn, lúc đó hãy cạnh tranh trong việc lãnh đạo đất nước, xây dựng xã hội dân chủ. Thế nhưng, dù chế độ cộng sản vẫn đang hiện diện, cả dân tộc đang bị kìm kẹp, các tổ chức, đảng phái đã cạnh tranh lẫn nhau, tranh dành ảnh hưởng kể cả trong và ngoài nước. An ninh cộng sản đã lợi dụng điều đó để chia rẽ, đánh phá.
Những anh chị em dấn thân trong nước chấp nhận mọi gian khổ hy sinh, bị đàn áp, bị tù đày, bị cô lập, bị phong toả mọi đường làm ăn sinh sống. Gia đình và bản thân anh chị em vô cùng cực khổ. Đáng lẽ họ phải được chi viện vật chất tối thiểu để sống, và hoạt động. Nguồn chi viện đó từ hải ngoại rất hạn chế so với yêu cầu của anh chị em trong nước.
Phải chăng cộng đồng người Việt hải ngoại quá nghèo, không có khả năng? Không đúng. Vì hàng năm bình quân có trên 10 tỷ USD kiều hối gửi về nước. Những năm qua, nhiều tổ chức từ thiện, nhà chùa chỉ trong một đợt ngắn đã quyên góp được hàng chục, hàng trăm ngàn đô la. Mới đây nhất, trong một thời gian ngắn, VOICE do LS Trịnh Hội tổ chức đã quyên góp được trên 200 ngàn đô-la giúp nạn nhân bão Hải Yến tại Philipin.
Cộng đồng người Việt hải ngoại không tin các tổ chức, các đảng phải.
Đề nghị thành lập một "Quỹ yểm trợ dân chủ” độc lâp. Thành phần đứng tên và ban điều hành gồm những nhà hoạt động có uy tin trong các lĩnh vực: văn hoá, khoa học, xã hội, tôn giáo cả trong và ngoài nước. Ví dụ trong nước: Hoà Thượng Thích Quảng Độ, Linh mục Phan Văn Lợi, cụ Lê Quang Liêm, Luật sư Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, Bloger Nguyễn Hữu Vinh; Ở Hải ngoại có nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh, nhạc sỹ Nam Lộc, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, nhạc sỹ Việt Dũng, LS Trịnh Hội, nhạc sỹ Trúc Hồ, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng,... Khi những vị này đứng tên gây quỹ, người cho tiền tin tưởng đồng tiền của họ sẽ được chi đúng mục đích và không bị đảng phái, tổ chức nào lợi dụng. Mỗi khi gây quỹ, các tổ chức, đảng phái cùng vận động và hỗ trợ. Với niềm tin đồng tiền bỏ ra sẽ góp phần vào việc sớm dân chủ hoá Đất Nước, đồng bào sẽ không ngần ngại khi trút hầu bao.
5. Phối hợp hành động.
Hiện nay, một công việc mà anh chị em tranh đấu trong nước , các tổ chức đảng phái hải ngoại có thể phối hợp hành động:
Để cứu nền kinh tế "định hướng XHCN” đang sụp đổ, đảng cộng sản đang ra sức vận động để gia nhập "Hiệp Ước Thương Mãi xuyên Thái Bình Dương”( TPP).
Nếu nền kinh tế sụp đổ, đảng cộng sản sẽ chết.
Một trong những điều kiện mà các đối tác đặt ra cho Việt Nam là Việt Nam phải có công đoàn độc lập.
Nếu nhà nước cộng sản buộc phải công nhận công đoàn độc lập thì đây là một cơ hội lớn cho giai cấp công nhân Việt Nam. Thời gian rất gấp rút.
Mong các lực lượng tranh đấu trong và ngoài nước vì mục đích chung cùng phối hợp hành động.
Thưa các anh chị, các bạn trẻ,
Là người tranh đấu, là người hành động, trước hiện tình Đất Nước, sau cái "ngày tang khốc cho Dân Tộc Việt Nam” như lời của nhà văn Võ Thị Hảo, tôi nêu quan điểm của mình như một ý kiến để cùng thảo luận, cùng suy ngẫm, nhằm tìm hướng đi và hành động đúng, rút ngắn thời gian cho cuộc đấu tranh.
Warszawa, 02.12.2013.
Hollywood is schooled in the ways of video pirates, from file-sharing sites like the Pirate Bay to street-corner DVD sellers. Rarely, though, do Tinseltown’s targets warmly invite studios to a “Go to Hollywood” seminar on U.S. soil. “Future TV is dedicated to innovatively propelling the growth of the OTT [over-the-top] ecosystem,” read an invitation sent in August to six major studios for a seminar in Los Angeles. “Hollywood, we are coming!”
How do you say “chutzpah” in Chinese? Future TV is one of seven firms licensed to stream content into Chinese homes via the Internet to set-top boxes and smart TVs. (“Over-the-top” refers to video delivered outside of a cable or satellite service.) It claims to offer 1.5 million hours of content, of which half is high-definition. But among U.S. studios it is notorious for uploading hundreds of copyrighted movies and evading tens of millions of dollars in licensing fees. Chinese production houses also say they’re being cheated. “If you ask anyone in China they’ll tell you Future TV is a pirate,” says a U.S. studio executive in Beijing.
Future pitches itself as a fledgling that needs Hollywood’s support. Yet its biggest shareholder is CCTV, China’s state-owned broadcaster, which enjoys huge subsidies and sells $3.6 billion a year in advertising. Future’s other investor is Tencent Holdings , China’s largest Internet firm, with $9.7 billion in revenue. And Future’s main hardware partner is Xiaomi Corp., a midprice-smartphone maker that outsells Apple’s iPhone in China. A Xiaomi set-top box costs only $50 and streams free content, from Chinese costume dramas to U.S. blockbusters. Xiaomi expects to sell a million boxes this year in a market expected to sell 10 million overall. Partners like these help to explain why Future readily thumbs its nose at Hollywood.Ironically, Hollywood’s own lobbying group, the Motion Picture Association of America, helped to introduce Future execs to the studios during a February visit. Once bitten, twice shy: Future canceled its Hollywood seminar after studios demurred, though its executives went ahead with their visit. In anticipation Future took down unauthorized content, such as Jurassic Park 3D and Mr. Bean’s Holiday, a Universal title that had been Xiaomi’s most-played movie.
Despite its name, Future is a throwback. Many Chinese video sites and cable channels now pay for popular imported TV shows and movies, says Kristian Kender, a media consultant in Beijing. Tencent signed a licensing deal in September with Disney to stream movies on its video-on-demand service. Kender puts the total market for nontheatrical content (everything but box office) at $60 million to $70 million a year, a pittance compared with what it could be. One studio said it makes more from home viewing in Indonesia than it does in China, whose economy is ten times the size. Asked about the contradiction between its Disney deal and its investment in Future, a Tencent spokesman declined comment.
How do you say “chutzpah” in Chinese? Future TV is one of seven firms licensed to stream content into Chinese homes via the Internet to set-top boxes and smart TVs. (“Over-the-top” refers to video delivered outside of a cable or satellite service.) It claims to offer 1.5 million hours of content, of which half is high-definition. But among U.S. studios it is notorious for uploading hundreds of copyrighted movies and evading tens of millions of dollars in licensing fees. Chinese production houses also say they’re being cheated. “If you ask anyone in China they’ll tell you Future TV is a pirate,” says a U.S. studio executive in Beijing.
Future pitches itself as a fledgling that needs Hollywood’s support. Yet its biggest shareholder is CCTV, China’s state-owned broadcaster, which enjoys huge subsidies and sells $3.6 billion a year in advertising. Future’s other investor is Tencent Holdings , China’s largest Internet firm, with $9.7 billion in revenue. And Future’s main hardware partner is Xiaomi Corp., a midprice-smartphone maker that outsells Apple’s iPhone in China. A Xiaomi set-top box costs only $50 and streams free content, from Chinese costume dramas to U.S. blockbusters. Xiaomi expects to sell a million boxes this year in a market expected to sell 10 million overall. Partners like these help to explain why Future readily thumbs its nose at Hollywood.Ironically, Hollywood’s own lobbying group, the Motion Picture Association of America, helped to introduce Future execs to the studios during a February visit. Once bitten, twice shy: Future canceled its Hollywood seminar after studios demurred, though its executives went ahead with their visit. In anticipation Future took down unauthorized content, such as Jurassic Park 3D and Mr. Bean’s Holiday, a Universal title that had been Xiaomi’s most-played movie.
Despite its name, Future is a throwback. Many Chinese video sites and cable channels now pay for popular imported TV shows and movies, says Kristian Kender, a media consultant in Beijing. Tencent signed a licensing deal in September with Disney to stream movies on its video-on-demand service. Kender puts the total market for nontheatrical content (everything but box office) at $60 million to $70 million a year, a pittance compared with what it could be. One studio said it makes more from home viewing in Indonesia than it does in China, whose economy is ten times the size. Asked about the contradiction between its Disney deal and its investment in Future, a Tencent spokesman declined comment.
This story appears in the October 28, 2013 issue of Forbes.
http://www.forbes.com/sites/simonmontlake/2013/10/09/chinas-black-box-for-on-demand-movies-riles-hollywood/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét