Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bài viết hay(737)

Sáng nay bạn đến thăm tôi để xem bệnh tình của tôi ra sao.  Anh khuyên tôi nên tu đi là vừa; rảnh rỗi thì tìm đọc Cựu Ước lẫn Tân Ước. Anh là người "ngoại đạo" nhưng đọc và nghiên cứu kinh thánh để tìm hiểu cội nguồn của Thiên Chúa Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo;  nhất là về mối cựu thù giữa Do Thái và Hồi Giáo từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến nay. Theo anh, Reagan chỉ là người hoàn thành nhiệm vụ kết thúc "hiểm hoạ" Cộng sản từ Liên Xô và Đông Âu, còn Bush con chỉ là người bắt đầu nhiệm vụ phá rối "hiểm hoạ" Hồi Giáo trong khi Obama chỉ là người làm tiếp nhiệm vụ kết thúc "hiểm hoạ" này. Ai sẽ là người hoàn thành nhiệm vụ kết thúc "hiểm hoạ da vàng" từ TQ? Anh khuyên tôi nên đọc và nghiên cứu kinh thánh để tìm hiểu: Tại sao Anh và Mỹ giúp Israel lập quốc tại Jerusalem và biến Israel thành tên lính tiền đồn giữa thế giới Hồi Giáo?  Dân Do Thái ảnh hưởng như thế nào đến chính trị, kinh tế, tài chính và cả triết lý sống của người Mỹ hôm nay? Tại sao Mỹ giúpTQ vươn lên thành "đối thủ" mạnh nhất hiện nay sau khi đã phá nát Liên Xô nhưng vẫn giúp Putin xây dựng "đế quốc" Nga ngày càng giàu mạnh? Anh nói: sống ở Mỹ mà không hiểu biết gì về Mỹ thì chỉ có nước làm cu li cho Mỹ dài dài mà thôi!

Chuyện “Vùng nhận diện phòng không”
Trong tuần vừa qua, các cơ quan truyền thông trên thế giới đã đề cập khá nhiều về việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Hoa Đông bao gồm nhiều phần trên các vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Đa số đã phân tích mục tiêu của Trung Quốc khi đưa ra biện pháp này, hậu quả của nó và phản ứng của các quốc gia liên hệ, v.v.
Thành thật mà nói, đối với vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, các cơ quan truyền thông trong nước thường nhạy bén hơn các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, vì họ được các cơ quan chuyên môn của nhà nước hỗ trợ, còn ở hải ngoại thường chỉ nói và viết theo cảm tính. Những nhận định khác với cảm tính của đa số đôi khi lại trở thành rắc rối, nên các chuyên gia ít khi góp phần. Đây là một tập quán khó bỏ được. Vả lại, các vấn đề về Biển Đông và Biển Hoa Đông là những vấn đề quá phức tạp.
Chỉ là thay đổi chiến thuật
Thật ra, việc ấn định “vùng nhận diện phòng không” chỉ là một trong các chiến thuật của Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là độc chiếm các mỏ dầu ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã xử dụng các biện pháp về cả pháp lý, ngoại giao lẫn quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn dùng chiến thuật này để đối phó với cái gọi là chính sách "quay trở lại" hay "tái phối trí" của Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương.
Về pháp lý, Trung Quốc luôn cố gắng tìm cho chủ trương chiếm đoạt các vùng biển của họ một cái áo hợp pháp. Từ lâu, Trung Quốc đã dùng luật lý vùng nước lịch sử (historic waters) để cho rằng vùng biển nắm trong đường lưỡi bò là của Trung Quốc. Nhưng không may cho Trung Quốc luật lý “vùng nước lịch sử” không còn được Luật Biển 1982 công nhận nữa (xem “Historic Waters in the Law of the Sea” của Clive R. Symmons). Trong thực tế, Trung Quốc cũng không thể chứng minh được Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc theo quốc tế công pháp.
Không thể hợp thức hóa chủ quyền Biển Đông bằng luật lý “vùng nước lịch sử”, Trung Quốc quay qua tìm chiếm những vùng đảo mà Trung Quốc tin rằng có nhiều dầu hỏa. Để tranh chiếm các hòn đảo này, Trung Quốc dựa vào luật lý cũ của Luật La Mã áp dụng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 19, đó là luật lý về quyền sở hữu của các hòn đảo nổi lên trên biển, tiếng Latin gọi là Insula in mara nata. Luật lý này dựa trên nguyên tắc “Res nullius fit primi occupantis”, tức đối với các vật vô chủ, quyền sở hữu thuộc về người chiếm trước. Hai thí dụ cụ thể: Việt Nam đưa ra tài liệu nói Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ thời Tự Đức (1848 – 1883), Trung Quốc liền đưa ra những tài liệu khác chứng minh Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ thứ hai. Nhật Bản nói Nhật đã quản lý đảo "Senkaku" hay "Điếu Ngư" từ 1895, trong khi đó Trung Quốc đưa ra bản đồ nói từ thế kỷ 15 đảo này đã thuộc về Trung Quốc.
Luật lý “Res nullius” (vật vô chủ) gây ra những tranh luận bất tận, nên đã được thay thế bằng Định ước Berlin ngày 26.2.1885. Theo định ước này, việc chiếm hữu các hoang đảo chỉ được coi là hợp pháp nếu hội đủ các điều kiện sau đây: (1) Đảo được chiếm phải là vô chủ (res nullius) hoặc đã từ bỏ chủ quyền (res derelicta), (2) chủ thể chiếm hữu phải là một quốc gia, (3) việc chiếm hữu phải công khai (đã thông báo cho mọi người biết) và hòa bình (không có tranh chấp), và (4) việc chiếm hữu phải thật sự bằng cách hành xử chủ quyền liên tục trên đó.
Khi tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa và Điếu Ngư thuộc về họ, Trung Quốc không thể chứng minh chủ quyền của họ theo các điều kiện do Định chế Berlin ấn định, nhất là điều kiện thứ ba và thứ tư, nên Trung Quốc cứ ôm chặt luật “Res nullius” xưa cũ. Điều đáng tiếc là mặc dầu luật lệ đã có sự thay đổi như thế, một số “chuyên gia” hay “sử gia” trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đang ôm luật “Res nullius” mỗi khi chứng minh chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa!
Thua keo này bày keo khác
Nhìn vào các án lệ mà Tòa Án Quốc Tế La Haye đã đưa ra khi phân xử về quyền sở hữu một số đảo trên biển như đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous, Trung Quốc biết rằng trong vụ tranh tụng với Philippines trước Tòa Án Trọng Tái Quốc Tế về bãi đá Scarborough và đường lưỡi bò, Trung Quốc sẽ thua nên Trung Quốc bày chiêu mới là lập vùng nhận diện phòng không bao trùm trên Biển Hoa Đông, gồm cả đảo Senkaku của Nhật Bản để chứng minh chủ quyền của họ bằng sức mạnh. Trước khi tìm hiểu chiến thuật mới này của Trung Quốc, cần nói qua “vùng nhận diện phòng không” là gì.
vungphongkhong02
“Vùng nhận diện phòng không”, tiếng Anh là “Air Defense Identification Zone” (ADIZ),có nghĩa là vùng không phận nằm ngoài vùng không phận được quốc tế công pháp công nhận, do một quốc gia tự ý đặt ra vì lý do an ninh quốc gia hay quyền lợi riêng nào đó của nước họ. Vùng này thường được lập ra để quốc gia có đủ thời gian đáp ứng với các phi cơ dân sự ngoại quốc và có thể đó là phi cơ thù nghịch.
Không phải Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập ADIZ. Từ lâu Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Nam Hàn và Đài Loan cũng đã làm như vậy. Nhưng thông thường, ADIZ chỉ được thiết lập tại các vùng không có tranh chấp và chỉ áp dụng cho các máy bay dân sự. Đàng này Trung Quốc lại thiết lập ADIZ chồng lấp lên vùng ADIZ đã được thiết lập từ trước của Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn, bao gồm cả quần đảo Senkaku (xem hình), và áp dụng cho cả máy bay dân sự lẫn quân sự. Đây mới là vấn đề.
Trong thực tế, ADIZ không hề được ấn định bởi một hiệp ước quốc tế nào, nhưng cũng không bị luật lệ quốc tế cấm đoán hay được một tổ chức quốc tế nào quản lý.
Vì là một vùng quy định riêng của một quốc gia, nên quốc gia này có quyền đặt ra những yêu cầu mà các phi cơ đi qua phải tuân thủ như khi vào ADIZ đều phải gửi kế hoạch bay trước, phải thiết lập liên lạc hai chiều, phải được nhận dạng, thông báo vị trí, v.v. Nếu không tuân thủ những quy định này có thể bị các máy bay quân sự đến yêu cầu phải rời khỏi vùng ADIZ hay phải hạ cánh.
Trong năm 2012, các phi cơ Nhật đã xuất kích 156 lần để ngăn chận các phi cơ của Trung Quốc. Riêng 3 tháng đầu năm 2013, máy bay Nhật cũng đã làm như vậy 300 lần.
Mục Tiêu của Trung Quốc
Quần đảo Senkaku cách Đài Loan 120 hải lý về phía đông nam, cách Trung Quốc 200 hải lý về phía tây và cách đảo Okinawa của Nhật Bản 200 hải lý về phía bắc. Về pháp lý, việc tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng phức tạp như việc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó không dễ dàng như việc tranh chấp bải đá Scarborough của Philippines. Vì thế, Trung Quốc đã nới rộng vùng nhận diện phòng không bao trùm cả đảo Senkaku để cảnh cáo Nhật Bản đừng khai tác dầu tại vùng này.
Về phương diện quân sự, Trung Quốc chưa dám đối đầu với Nhật Bản và Nam Hàn, vì hai nước này có hiệp ước bảo vệ của Mỹ. Các máy bay quân sự của Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản vẫn bay qua ADIZ của Trung Quốc mới thiết lập, nhưng Trung Quốc không dám có phản ứng gì.
Hôm 25.11.2013 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi đã giục Trung Quốc thận trọng và kiềm chế, và chúng tôi đang tham vấn với Nhật Bản và các bên khác bị ảnh hưởng, trong toàn bộ khu vực. Chúng tôi vẫn luôn cam kết vững chắc với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, và hy vọng thấy một tương lai có tính cộng tác hơn và ít đối đầu hơn ở Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, hôm 29.11.2013 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tỏ ra dè dặt khi khuyến cáo các hãng hàng không dân dụng Mỹ tuân thủ các quy định về các ADIZ của các nước ngoài.
Hôm 26.11.2013, khi được hỏi Trung Quốc có lâp ADIZ trên Biển Đông hay không, ông Thời Ân Hoằng, một cố vấn về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, nói với phóng viên của AFP rằng sở dĩ Trung Quốc phải lập khu ADIZ ở Biển Hoa Đông vì “Lập trường khiêu khích của chính phủ ông Shinzo Abe”. Còn ở Nam Hải (tức Biển Đông) “Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines" Đây là một cách cảnh cáo Việt Nam đừng lộn xộn.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho biết hôm 27.11.2013 ông Tần Cương, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc sẽ thiết lập các ADIZ khác vào thời điểm thích hợp khi đã chuẩn bị đầy đủ. Như vậy là Trung Quốc có thể lâp ADIZ trên Biển Đông.
Bị dư luận quốc tế phản ứng mạnh, ông Tần Cương ngụy biện rằng Biển Đông là nơi có nhiều đường bay nên việc lập ADIZ tại đó sẽ rất tốt cho sự an toàn hàng không. Ông Tần Cương nhấn mạnh rằng ADIZ là một “khu an toàn” (safety zone) chứ không phải là một “khu nguy hiểm” (danger zone).
Khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện ngay ý đồ của họ là chiếm những nơi mà họ tin có dầu hỏa ở trên Biển Đông. Ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc cũng chỉ chiếm có 9 trong số trên 100 đảo thuộc Trường Sa, là những nơi họ cho rằng có dầu. Năm 1988, CSVN bắt đầu chiếm nhiều đảo trên Trường Sa. Trung Quốc tỏ vẻ không quan tâm, Nhưng khi CSVN đụng đến đảo đá Collins Reef gần Johnson South Reef (Đá Gạc Ma), Trung Quốc chơi liền vì Trung Quốc tin rằng vùng đó có dầu. Việt Nam mất hai tàu vận tải 604 và 605 và 64 nhân mạng.
Nhìn chung, từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã xử dụng nhiều chiêu thức khác nhau để chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhưng chưa có kết quả nào khả quan. Bản án về vụ tranh tụng giữa Philippines và Trung Quốc mà Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sắp tuyên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc nhiều hơn.


Lữ Giang  .Ngày 5.12.2013-12-05

Đã phát hiện ra thế lực thù địch, thưa Chính phủ

Thưa Chính phủ,
Chúng tôi thường nghe Chính phủ nói đến bọn phản động câu kết với các thế lực thù địch âm mưu diễn biến hòa bình nhưng hình thù chúng tròn méo ra sao, thì không thấy. Nhưng hôm qua, 8/12, chúng tôi đã phát hiện ra tay chân của chúng rồi. Còn bọn đầu sỏ thù địch với nhân dân ta, đất nước ta hẳn là nó đứng đằng sau chỉ đạo chứ không dám lộ mặt. Bọn này đông lắm nên chúng tôi không bắt chúng giao cho Chính phủ được, vì vậy báo cáo để Chính phủ có kế hoạch bắt chúng.
Chúng tôi hiểu, Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ là để góp tiếng nói và hành động bảo vệ nhân quyền không những cho dân chúng Việt nam mà còn cho cho nhân dân ở các quốc gia độc tài vi phạm nhân quyền khác trên thế giới. Thế nhưng bọn này tỏ ra rất cay cú trước việc VN vừa vào Hội đồng nhân quyền HQ nên chúng tìm mọi cách phá hoại hình ảnh của VN trước con mắt bạn bè quốc tế.
Số là ngày hôm qua, 8/12/2013, chúng tôi gặp gỡ nhau ở Công viên 23/9 (Sài Gòn) và Công viên Thống Nhất (Hà Nội) tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế như thả bóng bay, thảo luận về nhân quyền, tình nguyện tuyên truyền giúp Chính phủ về Nhân quyền cho những người dân còn chưa hiểu, để ủng hộ cổ võ cho giá trị Nhân quyền, cổ võ sự kiện VN vừa mới vào Hội đồng Nhân quyền cho chiếc ghế của VN được … chắc.
Những hoạt động đó, chắc sẽ làm cho Chính phủ hài lòng lắm. Thế nhưng bọn thù địch mà chúng tôi nói trên đã tìm mọi cách để phá hoại.
Bọn này hoạt động rất trắng trợn Chính phủ ạ. Chúng cả gan giả danh cảnh sát (mặc sắc phục hẳn hoi), giả danh an ninh, cựu chiến binh, phối hợp với cả côn đồ, huy động cả xe ô tô đi bắt…bóng bay nhân quyền dong về chỗ giả danh đồn công an nhân dân để nhốt. Táo tơn hơn, chúng còn kẻ chữ CẢNH SÁT cho giống với xe của công an, hòng vu cho VN phá hoại nhân quyền.
Chúng dí thuốc là hoặc chọc thủng những quả bóng nhân quyền, kể cả khi bóng đang trên tay các em nhỏ.
Chúng cướp những tài liệu về Nhân quyền như Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền hoặc Công ước chống tra tấn mà Chính phủ ta đã ký.
Chúng ném những bịch mắm tôm vào những người đang tuyên truyền cho Nhân quyền.
Chúng giật ba lô, đánh một số bạn trẻ khi các bạn này đang tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế.
Trước đó, ngày 7/12/2013, chúng cướp tại Ga Hà Nội những chiếc áo thun do các bạn Sài Gòn gửi ra Hà Nội sử dụng vào hoạt động ủng hộ Nhân quyền.
Thưa Chính phủ,
Chắc hẳn, những hoạt động phá hoại nhân quyền không phải là do Chính phủ hoặc các cơ quan của Chính phủ chỉ đạo hoặc cho phép. Vì nếu Chính phủ chỉ đạo làm những việc đó, chẳng hóa ra việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của VN là nhằm chui vào tổ chức quốc tế đó để phá hoại nhân quyền hay sao. Vì vậy, chúng tôi đoán bọn này rất căm thù nhân quyền, căm thù việc VN vào Hội đồng Nhân quyền nên chúng mới tìm cách phá hoại để cho LHQ đuổi VN ra khỏi Hội đồng Nhân quyền, bất chấp có thể bị Chính phủ bắt vào tù.
Chúng đích thực là bọn phản động, là thế lực thù địch mà Chính phủ lâu nay nói tới.
Vì vậy chúng tôi báo cáo với Chính phủ về sự xuất hiện của băng nhóm chống Nhân quyền nói trên để Chính phủ bắt và trừng trị bọn chúng.
Nguyễn Tường Thuỵ
BBC: Thôi sinh hoạt, xóa tên và bỏ Đảng

Việt Nam có khoảng 3,7 triệu đảng viên cộng sản

Tin về một số nhân vật đấu tranh hoặc cây viết tự do tại Việt Nam công khai tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản vẫn đang thu hút dư luận trên các mạng xã hội.
Tuy nhiên, hiện tượng tự ý bỏ sinh hoạt, ‘lãn Đảng, thoái Đảng’ vì lý do cuộc sống hay chán Đảng lại không phải là mới mà đã diễn ra từ nhiều năm nay ở Việt Nam.
Dù các lãnh đạo ở Việt Nam hay phê phán chuyện ‘suy thoái’ tư tưởng của cán bộ đảng viên, thực tế cuộc sống cũng khiến sinh hoạt Đảng đều đặn trở nên khó khăn, chưa kể còn khó thực hiện khi đảng viên chuyển chỗ ở hoặc ra nước ngoài.
Ngoài ra, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cho phép đảng viên ‘miễn sinh hoạt’ trong một số trường hợp cụ thể.
‘Nằm nhà cho khoẻ’ Theo báo Pháp Luật Thành phố HCM (6/2012), thủ tục ‘chuyển sinh hoạt Đảng’ tạo lỗ hổng khiến nhiều đảng viên chỉ cần khi đổi chỗ ở hoặc về hưu không mang giấy giới thiệu và hồ sơ gốc nộp cho nơi mới là xong, không cần sinh hoạt như là đảng viên nữa.
Bài báo bình luận:
“Quản lý đảng viên như thế thì tình trạng ‘tự ra khỏi Đảng’ sẽ ngày càng nhiều, bởi lẽ: Đảng viên đã nhiều năm công tác, nay được nghỉ hưu có tâm lý không muốn tham gia sinh hoạt Đảng; đảng viên chuyển từ cơ quan, tổ chức nhà nước ra ngoài kinh doanh cũng không muốn là đảng viên nữa, nhất là đối với những người làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài.”
“Việc ‘tự ra khỏi Đảng’ bằng hình thức này không gây ồn ào, bởi họ không ‘mang tiếng’ bị xóa tên hay khai trừ,” bài báo viết.
Nhìn vào cấp cơ sở, chuyện không sinh hoạt Đảng tự ý hoặc được miễn cũng không hiếm và đã có mấy năm nay.
Tạp chí Xây dựng Đảng bản điện tử (15/4/2008) đã có bài nhìn vào thực tế của sinh hoạt Đảng ở một phường của Hà Nội nơi khá đông đảng viên được miễn sinh hoạt:
“Tại chi bộ 1B thuộc Đảng bộ phường Ngọc Hà có 36 đảng viên thì chỉ có 19 đảng viên thuộc diện kiểm điểm, xếp loại, 17 đảng viên được miễn sinh hoạt không phải kiểm điểm, xếp loại chiếm gần 50%.”
“Cuộc họp tổng kết công tác cuối năm của chi bộ 1B, mặc dù tất cả đảng viên miễn sinh hoạt được mời nhưng chỉ có 3/17 đảng viên được miễn sinh hoạt đến họp.“
Bài báo cũng thẳng thắn mô tả lý do và thái độ của một số ‘đảng viên được miễn sinh hoạt’:
“Có đồng chí cả năm không một lần họp chi bộ nhưng quanh năm đi lễ chùa trong nước và du lịch nước ngoài. Khi hỏi một đảng viên được mời mà không đi họp, đồng chí đó trả lời: 'Được miễn rồi đi họp làm gì, nằm nhà cho khoẻ'".


Lao động xa nhà, xa nơi cư trú khiến sinh hoạt Đảng sút giảm
“Một số đồng chí còn không tham gia học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Bài báo cũng viết: “Tóm lại, không ít đảng viên sau khi được miễn công tác và sinh hoạt rất ít liên lạc với tổ chức đảng, các đồng chí đó hoàn toàn tự do, không được quản lý, giám sát, đi đâu, làm gì tổ chức đảng không biết.”
Xóa tên và gia nhập Hiện tượng đảng viên cộng sản đi lao động nước ngoài hoặc ra nước ngoài thăm thân, làm ăn sinh sống cũng khiến sinh hoạt Đảng sút giảm.
Chẳng hạn Bấm truyền thông Nghệ An hồi tháng 10/2012 có bài ‘Những bất cập trong quản lý đảng viên đi xuất khẩu lao động’ về chuyện phải xóa cả tên đảng viên với người đi lao động nước ngoài.
“Hiện Đảng bộ tỉnh có gần 17.000 đảng viên, trong đó, có khoảng vài nghìn đảng viên đi làm ăn xa và gần 1.000 đảng viên đi xuất khẩu lao động.”
Theo Tỉnh ủy Nghệ An “trong số 659 đảng viên đi xuất khẩu lao động thì chỉ có 96 đồng chí chuyển đảng chính thức, chiếm 14,6%, 23 đồng chí chuyển đảng tạm thời chiếm 3,5%."
"Có đến 540 đồng chí không làm thủ tục chuyển đảng, vi phạm điều lệ Đảng chiếm gần 82%, trong đó, đã xử lý kỷ luật theo hình thức xóa tên đối với 405 đồng chí.”
Vẫn tin từ Nghệ An cho hay “hầu hết, đảng viên đi xuất khẩu lao động đều chấp nhận xóa tên khỏi danh sách đảng viên, rất ít trường hợp hoàn thiện các thủ tục chuyển Đảng theo đúng điều lệ”.
Dù không có con số chính thức trên toàn quốc, truyền thông Nghệ An nói chỉ riêng trong tỉnh “có hàng nghìn đảng viên đi làm ăn ở các khu công nghiệp, các thành phố lớn mà không chuyển đảng đến nơi tạm trú”, tức là về thực tế không còn sinh hoạt Đảng.
Hiện cũng không rõ tình trạng sinh hoạt Đảng ở nước ngoài mà chính thức là trách nhiệm của các cơ quan lãnh sự, đại sứ quán Việt Nam phụ trách diễn ra như thế nào.
Tuy thế, các văn bản của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nêu ra "những khó khăn, thách thức" cho công tác này.
Trong nước, Nghệ An không phải là tỉnh duy nhất có hiện tượng ‘thoái Đảng’.
Một bài trên Nhân Dân (28/9/2013) về khối kinh tế, công nghiệp của Bắc Giang đã thừa nhận bệnh lơ là với Đảng:
“Nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy không có thời gian nghiên cứu kỹ hết tài liệu, không tham gia hết các cuộc họp, vì vậy việc quán triệt, phổ biến chủ trương, Nghị quyết của Ðảng đến đảng viên không hết, không sâu.”


Mỗi năm công an Việt Nam có thêm chừng 6000 đảng viên
Tuy thế, Bắc Giang đã khắc phục được thách thức và “kết nạp hơn 500 đảng viên là cán bộ, công nhân, người lao động” tính từ 2010 đến nay, theo báo Nhân Dân.
Một ngành khác có vẻ như đã thu hút thêm đảng viên cộng sản chính là ngành công an.
Vẫn theo Nhân Dân (22/03/2013), đảng bộ toàn ngành công an đã kết nạp được 29.543 đảng viên trong năm năm qua, mỗi năm trung bình có thêm gần 6 nghìn đảng viên mới.
Tính đến hết 2011 cả Việt Nam có 3,7 triệu đảng viên cộng sản.
http://static.businessinsider.com/image/52a47b30ecad04236919d05e/image.jpgBBC: Bắc Hàn xác nhận rằng ông Chang Song-thaek, người dượng quyền lực một thời của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un, đã bị cách chức.

"Tập đoàn Chang Song-thaek... đã có những hành động chống Đảng, bè phái phản cách mạng như bào mòn sự thống nhất và gắn kết của Đảng."
Bản tin của hãng thông tấn KCNA
Ông Chang Song-thaek (Trương Thành Trạch) đã ‘phạm tội phản Đảng’, theo hãng thông tấn nhà nước KCNA.
Ông được xem là một nhà cải cách kinh tế và thường xuyên đàm phán với phía Trung Quốc, đồng minh lớn duy nhất của Bình Nhưỡng.
Sự sa cơ của ông là biến động lớn nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Hàn kể từ khi Kim Jong-un lên kế nhiệm cha.
Hai trong số các trợ lý gần gũi của ông đã bị hành quyết vì tội tham nhũng, truyền thông Nam Hàn cho biết trước đó.
http://i.huffpost.com/gen/1503658/thumbs/o-JANG-SONG-THAEK-facebook.jpg‘Mơ mộng điều khác’ KCNA cho biết quyết định cách chức ông Chang được đưa ra trong một cuộc họp Bộ Chính trị của Đảng Lao động Triều Tiên.
Hình ảnh cho thấy ông bị đưa ra khỏi cuộc họp.
“Bè lũ Chang Song-thaek... đã có những hành động chống Đảng, bè phái phản cách mạng như bào mòn sự thống nhất và gắn kết của Đảng,” bản tin của KCNA vào sớm thứ Hai ngày 9/12 cho biết.
“Chang làm như là ủng hộ Đảng và lãnh đạo nhưng lại hoàn toàn dính vào những hoạt động mạng tính bè phái như mơ mộng những điều khác và dính líu vào những việc triệt hạ người khác sau lưng.”
Theo bản tin này thì ông Chang đã bị tước hết mọi chức vụ và bị khai trừ khỏi Đảng.
Hôm thứ Bảy ngày 7/12, truyền hình nhà nước Bắc Hàn được cho là đã gỡ các hình ảnh của ông Chang ra khỏi một bộ phim tài liệu.
Cho đến lúc đó, ông Chang giữ những chức vụ rất cao trong đảng cầm quyền và Ủy ban Quân sự Quốc gia, cơ quan quân sự tối cao của Bắc Hàn.
Kim Jong-un lên nắm quyền sau khi người cha là Kim Jong-il qua đời hồi năm 2011. Ông Chang kết hôn với em gái của Kim Jong-il, tức cô ruột của Kim Jong-un.
Ông thường xuất hiện bên cạnh Kim Jong-un trong các bức ảnh và được cho là ‘người nắm quyền đằng sau ngai vàng’.
Mặc dù có quan hệ gia đình với gia tộc Kim và giữ những vị trí cao cấp, trong quá khứ ông Chang từng là mục tiêu thanh trừng.
Hồi năm 2004, ông từng biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng.
Nguồn tin tình báo Nam Hàn khi đó cho biết ông Chang đã bị quản thúc tại gia.


Ông Chang Song-thaek bị đưa ra khỏi cuộc họp mở rộng của Trung ương Đảng
Một số người khác thì cho rằng ông đã bị đưa đến ‘trại cải tạo’. Tuy nhiên, hai năm sau ông dường như được phục chức trở lại. 
Ông Chang Song-thaek (Trương Thành Trạch) đã từng là "nhiếp chính" nhưng rõ ràng Kim Jong-un không còn muốn bị "lép vế" hay "đe dọa" từ ông dượng biết quá nhiều này.
Ukrainian protesters smash a statue of Vladimir Lenin with a sledgehammer, in central Kiev, Ukraine, Sunday, Dec. 8, 2013. Anti-government protesters have toppled the statue of Bolshevik leader Vladimir Lenin in central Kiev amid huge protests gripping Ukraine. A group of protesters dragged down and decapitated the landmark statue Sunday evening after hundreds of thousands of others took to the streets to denounce the government's move away from Europe and toward Moscow.
Ukrainian protesters smash a statue of Vladimir Lenin with a sledgehammer, in central Kiev, Ukraine, Sunday, Dec. 8, 2013. Anti-government protesters have toppled the statue of Bolshevik leader Vladimir Lenin in central Kiev amid huge protests gripping Ukraine. A group of protesters dragged down and decapitated the landmark statue Sunday evening after hundreds of thousands of others took to the streets to denounce the government's move away from Europe and toward Moscow.
Kiev, Ukraine - Đám biểu tình chống chính quyền đã giận dữ lật nhào tượng của Vladimir Lenin, cựu lãnh tụ của Liên Bang Xô Viết, tại trung tâm thủ đô Kiev vào ngày Chủ Nhật và những đám biểu tình xuống đường đông đảo đã bao vây các tòa nhà của chính phủ, làm gia tăng sự đe dọa trong cơn chống đối đang leo thang đối với tổng thống Viktor Yanukovych.
Đây là cuộc chống đối lớn nhất của Ukraine, một nước Cọng hòa cũ của Liên Bang Soviet, kể từ Cách mạng Vàng Cam (Orange Revolution) năm 2004, đã đưa tới sự phản pháo của chính quyền loan báo sẽ điều tra các lãnh tụ của phe chống đối với tội danh toan tính cướp chính quyền, và đã cảnh cáo các người biểu tình rằng họ sẽ bị kết án hình sự.
Phương Tây đang cấp bách tìm sự ổn định trong hòa bình.
Hàng trăm ngàn người dân Ukraine đã tràn ngập trung tâm thủ đô Kiev để đòi hỏi tổng thống Yanukovych phải cút đi sau khi ông này đã đào hố ngăn cản sự kết giao với khối Liên Hiệp Âu Châu (EU) để làm lợi cho nước Nga và đã gởi lực lượng cảnh sát đến để đập vở cuộc biểu tình trước đó sau gần 3 tuần chống đối.
“Ukraine đã chán ông Yanukovych rồi. Chúng tôi cần luật lệ mới. Chúng tôi cần thay đổi hoàn toàn những kẻ nắm quyền” ông Kostyantyn Meselyuk, 42 tuổi biểu tình nói như vậy. “Âu Châu có thể giúp đỡ chúng tôi”.
Tập trung tại Quảng Trường Independence, theo tầm mắt nhìn được, là những người dân Ukraine đang cầm cờ của EU, hát quốc ca và hô to “Từ chức” và “Đả đảo bọn băng đảng” ý muốn nói đến chế độ của Yanukovych.
“Tôi tin chắc rằng sau những biến cố như thế này thì sự độc tài sẽ không bao giờ còn tồn tại ở xứ sở của chúng tôi” ông Vitali Klitschko, nhà vô địch quyền anh thế giới và lãnh đạo khối đối lập đã nói với phóng viên như vậy. “Dân chúng sẽ không dung tha khi họ bị đánh đập, khi miệng họ bị bịt kín, khi các nguyên tắc và giá trị của họ bị làm ngơ.”
Khi màn đêm buông xuống thì sự xung đột càng leo thang hơn với đám biểu tình làm nghẹt các tòa nhà của chính phủ tại Kiev bằng xe cộ. rào chắn và lều trại.
Sự phản đối hàm ý chống người Nga vì nước Nga đã hành động một cách xâm lăng để làm lệch đường giao hảo với khối EU bằng những đe dọa và trả đủa về mậu dịch chống lại nước Ukraine.
Cách Công Trường chính chừng 1 km, một toán biểu tình chống chính quyền đã lật nhào tượng của Lê-Nin, tượng đài chính của thành phố, và đã đập gảy đầu nó vào tối Chủ Nhật.
Các người biểu tình sau đó thay phiên nhau đập búa vào thân của pho tượng ngả đổ, trong khi những người khác nối đuôi nhau để lượm những mảnh đá vỡ. Đám đông ca lên bài “Vinh quang Ukraine” .
Nhà lập pháp Andriy Schevchenko thuộc nhóm đối lập đã viết trong Twitter rằng “Giả biệt gia tài của chủ nghĩa Cọng Sản” .
Các cuộc biểu tình đã bùng nổ vào tháng trước khi ông Yanukovych dẹp bỏ một hiệp ước dài hạn với Liên Hiệp Âu Châu gồm 28 quốc gia để tập trung gắn kết với nước Nga. Biểu tình cũng được thúc đẩy bởi hành động bạo lực của cảnh sát và trong nổi lo sợ rằng ông Yanukovych đang trên bờ ven đưa nước Ukraine liên kết vào kinh tế do Nga lãnh đạo mà những nhà phê bình cho rằng nó sẽ chấm dứt nền tự trị của nước Ukraine.
“Đây không chỉ là một cuộc cách mạng” ông Oleh Tyahnybok một lãnh tự dối lập với đảng quốc gia Svoboda đã nói với quần chúng trong một bài diển văn dữ dội từ một khán đài to lớn. “Đó là một cuộc cách mạng của lòng tự trọng” .
Tuy nhiên, một giải pháp ổn thỏa cho cuộc khủng hoảng này xem ra khó đạt được vì chính quyền không nhượng bộ và phe đối lập lại đưa ra những lời tuyên bố trái ngược về cách hành xử.
Nghe theo lời kêu gọi của phía đối lập, hàng ngàn người phản đối đã chận đứng lối vào các cao ốc của chính quyền tại Kiev bằng cách dựng rào cản, lều trại và dùng xe cộ chắn đường, kể cả một xe đổ rác đồ sộ.“Chúng tôi đang nới rộng cuộc biểu tình của chúng tôi. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến thắng lợi. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho niềm tin của chúng tôi” , ông Arseniy Yatsenyuk nói với đám đông chống đối tại quảng trường Independence đang đắm chìm trong biển cờ.
Phương Tây đã cố vươn lên để tránh bạo loạn và kêu gọi sự đối thoại.Trong một cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Yanukovych, chủ tịch Jose Manuel Barroso của Hội Đồng Âu Châu đã nhấn mạnh về “sự cần thiết cho một giải pháp chính trị” và đã gởi Bà Catherine Ashton, trưởng ban đối ngoại đến thủ đô Kiev để làm trung gian cho một giải pháp vào tuần tới. Ông Yanukovych cũng đã bàn thảo về cơn khủng hoảng với Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban-Ki-Moon. Ông Valery Chaliy, trưởng trung tâm Razumkov, một nhà tư tưởng ở Kiev nói rằng phương Tây phải giúp giải quyết cơn khủng hoảng và ngăn ngừa mọi bạo lực, “Ắt hẳn nếu không có sự can thiệp quốc tế thì việc này sẽ không thể giải quyết theo đường lối hòa bình được” ông Chaliy nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Cuộc chống đối vào hôm chủ nhật dưới nhiệt độ dưới không của tháng 12 đã diển ra tại Công trường Independence được biết dưới tên là Maidan như một tiếng vọng của cuộc Cách Mạng Vàng Cam. Những cuộc chống đối đó đả hủy bỏ sự chiến thắng (bầu cử tổng thống) gian lận của ông Yanukovych trong năm 2004 và đã đẩy những người thuộc phe chống đối, phò-Tây Phương vào chính quyền. Ông Yanukovych đã trở lại vào chức tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2010. Trong một cuộc biểu tình vỉ đại vào tuần trước, hàng trăm người phản đối cực đoan đã liệng đá và tấn công cảnh sát khi họ cố tràn vào văn phòng tổng thống. Điều đó đã khơi động sự trả đủa bằng bạo lực của các cơ quan thẩm quyền khiến hằng tá người bị đánh đập và bị thương tích kể cả những người phản đối ôn hòa, người qua đường và các nhà báo. Trong Liên Bang Sô Viết, mỗi một thành phố đều có vài tượng đài Vladimir Lenin. Sau đại biến động chính trị làm sụp đổ Liên Sô năm 1991, nhiều tượng đài Lenin bị hạ xuống, di dời chỗ khác hay bị kéo ngã nằm lăn trên đất. Phong trào hạ bệ “thần tượng giả dối” cưỡng đặt, do công chúng tự khởi xướng, đã xảy ra sớm hơn tại các nước Đông Âu Cộng Sản và 3 nước vùng Baltic.
Tượng Lenin bị hạ bệ tại thủ đô Ulan Bator Mông Cổ tháng 10/2012.Thị Trưởng Bat-Uul Erdene của Ulan Bator gọi Lenin là một tên giết người.Những người dân tụ tập chung quanh đã quăng giày cũ vàomặt tượng Lenin để tỏ thái độ khinh khi.




Bức tượng Lenin tại Đông Bá Linh-Đức

bị dẹp bỏ năm 1992.



Tượng Lenin ở Kyiv – Ukraine bị đập bể mặt, mũi và bị chặt đứt bàn tay trái.

Quá nhục nhã cho một kẻ lường gạt tiếm danh lãnh tụ cách mạng. Cách cư xử của công chúng luôn anh minh.


Thời vàng son nay còn đâu!

Chế độ Cộng Sản sụp đổ,
lòng dân oán hận bao nhiêu năm qua,
nay có cơ hội

quyết đạp đổ

 “thần tượng giả dối” cưỡng đặt.

Tượng Lenin bị giựt sập,

 bị sơn đỏ trét đầy mặt,

 bị quấn dây quanh cổ

tượng trưng cho hành động treo cổ xử tội ác,

tượng ngã nằm trên đất như khối đá vô tri.

 Những kẻ dùng nòng súng công an bộ đội

ép buộc dân sùng bái “lãnh tụ”

hãy coi đây làm gương,

đừng lường gạt,

đừng tước đoạt quyền sống tự do của dân.

NGƯỜI BA LAN ĐỐT TƯỢNG LENIN – DÂN KYRGHYZSTAN THÁO DỠ TƯỢNG LENIN

      Dưới đây chúng tôi xin trích bản tin ngắn tại Ba Lan ngày 24/11/1989:


Người Ba Lan đốt cháy tượng Lenin

      Một tượng đài Lenin ở thị trấn Nova Huta đã bị bắn sơn tung tóe sau đó bị đốt cháy vào thời điểm Thủ Tướng Tadeusz Mazowiecki sắp lên đường viếng thăm Moscow, câu chuyện trên đây được nhật báo Zycie Warszawy tường thuật hôm nay, và trích dẫn lời một giới chức nói về sự kiện này.


      Hành động đốt tượng Lenin được Liên Đoàn Tuổi Trẻ Chiến Đấu Chống Cộng thực hiện.
Tin trích từ báo Pravda ngày 15/8/2003
      Kyrghyzstan tháo dỡ tượng Lenin khỏi quảng trường trung tâm.


      Kyrghyzstan đang bắt đầu di dời một tượng đài của nhà lãnh đạo cách mạng vô sản trên thế giới, Vladimir Lenin, mà trước đây được đặt tại quảng trường trung tâm Bishkek, thủ đô nước cộng hòa Trung Á này.


      Nhằm mục đích thay đổi các biểu tượng trang trí cho quảng trường trung tâm, chính quyền thành phố ra lịnh mang tượng đài đi chỗ khác, nội các chính phủ của cộng hòa đã thông tin về sự kiện di dời này.


      Tượng đài cao nhiều mét bị đưa đến đặt trước cơ quan quốc hội cách phía Bắc quảng trường chừng 200 thước. Tượng này đã hiện diện tại quảng trường cách đây 20 năm. Năm 2002, Hội Đồng Lập Pháp Quốc Hội Kyrghyz thông qua đạo luật tuyên bố tượng đài đơn thuần chỉ là một công trình kiến trúc và lịch sử chứ không có gì khác hơn nữa.


      Những người Cộng Sản lên tiếng phản đối mạnh chống lại quyết định này.


GIẢI THƯỞNG CHO TINH THẦN ĐỀ KHÁNG CHỐNG LẠI SỰ PHỤC HỔI BIỂU TƯỢNG CỘNG SẢN SÔ VIẾT
      Moldova, Kishinev, 13/5/2005, PRIMA–News Agency


      George Brichag, một người Moldova kiên trì nỗ lực chống lại việc phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết đã được tưởng thưởng giải "Homo Homini" năm 2004 do quỹ "People in Need" (Người Trong Khi Hữu Sự) của Cộng Hòa Czech trao tặng. Stefan Uryt, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền Helsinki tại Moldova đã tuyên bố tên tuổi người nhận được giải thưởng trong cuộc họp báo ngày 11/5 tại Kishinev.


George Brichag là thành viên Ủy Ban Nhân Quyền Helsinki tại Moldova đã can đảm chống lại việc phục hồi tượng đài Lenin ở trung tâm thành phố Beltz.


Vào mùa Hè 2004, trong suốt 19 ngày, ông đã thực hiện hành động phản đối chống lại nghị quyết của Hội Đồng Thành Phố Beltz dự định cho đặt lại tượng đài Lenin. Ngày 1/8/2004, George Brichag ký một tuyên bố phát biểu rằng nếu tượng đài được thiết lập tại thành phố Beltz, ông sẽ tự sát để bày tỏ nỗi bất bình, phẫn hận.
      Sau đó quyết định của thành phố bị thay đổi khi nghị quyết của tòa phúc thẩm được đưa ra. Như thế cuộc chiến đấu của George Brichag đã thành công.


      George Brichag từng bị giam cầm 10 năm trời trong Gulag và 7 năm trong nhà tù.   Quỹ "People in Need" đã gọi sự đề kháng của ông là “hành động trong tinh thần dân chủ”. 

      Giải thưởng được giới thiệu ngày 27/4/2005 ở Cộng Hòa Moldova với ý nghĩa vì “sự kháng cự thích đáng chống lại việc phục hồi các biểu tượng và lề thói Sô Viết”.      Giải thưởng của quỹ Cộng Hòa Czech đã được trao vào ngày diễn ra Hội Nghị Nhân Quyền Quốc Tế VII tại Helsinki. Brichag tham dự hội nghị như một thẩm phán.
Phạm Hoàng Tùng biên soạn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét