Việt Nam nên học tập tinh thần " Sự thật và hòa giải" của người cộng sản Nelson Mandela
Lễ tưởng niệm Nelson Mandela tại Sân vận động Soccer City Stadium, Soweto, ngoại ô Johannesburg ngày 10/12/2013 đã được truyền đi khắp thế giới. Chúng ta thấy hàng trăm nhà lãnh đạo trên khắp thế giới trong lễ tưởng niệm này, trong đó có tổng thống Mỹ Obama và và 3 cựu tổng thống Mỹ, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon, Chủ tịch Cuba Raul Castro, tổng thống Iran. Trung quốc cử một đại diện cao cấp là Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều, Việt Nam cử một vị mang hàm Bộ trưởng nhưng không ai rõ tên tuổi. Tất cả các nhà lãnh đạo từ tả sang hữu, từ tư bản đến cộng sản đều ca ngợi hết lời Mandela, người khổng lồ của lịch sử.
Sáng cùng ngày, ở Việt Nam, một số trí thức tham gia Diễn đàn xã hội dân sự đã đến tưởng niệm tại Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội, mang theo bài thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc “Mandela”. Sau đó vài giờ, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng đến viếng tại đây với lời ghi chú Mandela là lãnh tụ kiệt xuất của các dân tộc bị áp bức.
2) Rất ngạc nhiên khi không có báo chí Việt nam nào của Đảng nhắc đến Mandela đã là một người cộng sản. Trong thông cáo ngày 6/12/2013 của ANC (Đảng cầm quyền Nam Phi hiện nay) đã khẳng định Mandela không chỉ là nhà lãnh đạo của ANC mà còn là nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi. Khi còn sống, nhiều người khẳng định Mandela là đảng viên cộng sản, tuy nhiên Mandela không chối bỏ mà cũng không khẳng định điều đó. Ông từng viết “There will always be those who say that the Communists were using us, but who is to say that we were not using them?”, tạm dịch “Sẽ luôn có những người nói rằng những người Cộng sản đã lợi dụng chúng tôi, nhưng ai có thể nói rằng chúng tôi không lợi dụng họ?”
3) Mối tương duyên giữa Mandela và Đảng cộng sản Nam Phi hình thành từ những năm 50-60 của thế kỷ trước, Mandale bị truy đuổi theo Đạo luật ngăn chặn cộng sản của chế độ Apartheid (gần giống như Đạo luật 10-59 của Ngô Đình Diệm). Sau khi cho rằng đấu tranh bất bạo động không thể thành công, ông đã trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt phái đấu tranh bạo động của ANC. Ông đã liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi để đấu tranh vũ trang, và trở thành nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Nam Phi nhưng không được Đảng cộng sản Nam Phi công bố. Phe chủ trương bạo động của ANC đã học tập chiến tranh du kích của những người nổi dậy Algeri chống thực dân Pháp, những người Algeri này lại học những người cộng sản Việt Nam đã biết cách thắng thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Suy rộng ra, Mandela có thể coi là “học trò đấu tranh vũ trang” của Cộng sản Việt Nam. Ông đã bị kết án chung thân vào năm 1964 vì tội bạo động chống chính quyền Apartheid. Ông cũng bị Mỹ, Anh quốc liệt vào danh sách những kẻ khủng bố. Hàng mấy chục năm tù, Mandela đã khiến một số người phương Tây khâm phục đã viết bài hát “Free Nelson Mandela” và đã trở thành bài hít nhất vào những năm 1980. Phong trào đòi tự do cho Mandela ở các nước Châu Âu và Mỹ mạnh mẽ như phong trào phản chiến chống Mỹ can thiệp ở Việt Nam (1960-1970). Phong trào này buộc chế độ Apartheid phải trả tự do cho Mandela. Sau khi Chris Hani lãnh tụ Đảng cộng sản Nam Phi và ANC bị ám sát chết và người bạn, đồng nghiệp Olive Tambo- Chủ tịch ANC chết vào năm 1993, Nam Phi rơi vào khủng hoảng trầm trọng, có khả năng xung đột giữa các màu da, nhà cầm quyền Apartheid và nhân dân Nam Phi nhận ra không ai khác ngoài Mandela có khả năng hàn gắn các chủng tộc của Nam Phi. Năm 1964, Nelson Mandela đắc cử tổng thống Nam Phi với 62% số phiếu bầu. Ông làm tổng thống đúng một nhiệm kỳ 5 năm, đặt cơ sở cho nền dân chủ đa chủng tộc ở Nam Phi, phục hồi và phát triển nền kinh tế thị trường của Nam Phi. Ông đã lập Ủy ban sự thật và Hòa giải để khép lại quá khứ. Sau khi thôi không làm Tổng thống, ông còn hoạt động tích cực 5 năm nữa và chỉ thực sự về hưu vào năm 2004. Lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông là vào 2010 (nhân dịp World Cup được tổ chức tại Nam Phi, việc đăng cai thành công chủ yếu nhờ vào uy tín và nỗ lực của Mandela).
4) Những điều tạo nên sự khác biệt giữa Người cộng sản Mandela và các nhà lãnh đạo cộng sản khác.
(i) Mặc dù đã từng lãnh đạo bạo động, nhưng Mandela trở thành tổng thống sau một cuộc bầu cử dân chủ, hòa bình. Ông chỉ làm tổng thống một nhiệm kỳ. Trong khi hầu hết các nhà lãnh tụ cộng sản khai quốc trên thế giới làm lãnh đạo đất nước sau khi lật đổ bằng bạo lực chế độ cũ hoặc do kết quả của một cuộc chiến, và họ đều lãnh đạo hết đời hoặc cho đến khi bị thanh trừng.
(ii) Thay vì tìm cách duy trì sự thống trị độc đảng cho phe mình (ANC hoặc Đảng cộng sản), Mandela đã xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng, các đảng đều có thể cạnh tranh với ANC, kể cả những đảng đối lập của người da trắng lẫn người da đen. Người ta giải thích có thể do Mandela là một luật sư, và ông hiểu một nhà nước dân chủ, pháp quyền không thể là một nhà nước độc đảng. Điều đó chưa chắc đã đúng, vì Phidel Castro trước khi trở thành lãnh tụ cộng sản Cuba đã là một luật sư tài ba.
(iii) Sau khi nắm quyền, Mandela đã không chủ trương quốc hữu hóa nền kinh tế như các nước cộng sản hoặc theo khuynh hướng cánh tả. Có người cho rằng ông đã nghe lời khuyên từ Lý Bằng (nguyên Thủ tướng Trung quốc, 1987-1998), với kinh nghiệm của Trung Quốc. Ông đã mời những chuyên gia kinh tế hàng đầu để xây dựng lại nền kinh tế thị trường. Với sự sát sao và kinh nghiệm của một luật sư, ông đã tham gia hoạch định chính sách kinh tế, phục hồi và phát triển nền kinh tế Nam Phi từ một đất nước bị thế giới bỏ rơi, tẩy chay, cấm vận.
(iv) Ông không công khai là đảng viên cộng sản, vì Đảng cộng sản của ông cũng đã nhận thấy hình mẫu chế độ Xô viết (dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản) không còn hấp dẫn cho quần chúng và thế giới, do sự sụp đổ của Liên xô và Đông Âu vào thời điểm ông được tự do và trở thành người lãnh đạo Nam Phi.
(v) Sự khác biệt lớn nhất là Mandela đã lập Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Ủy ban này không nhằm mục đích trừng phạt kẻ thù của ANC và người da đen, mà nhằm làm sáng tỏ sự thật về những tội ác trong thời kỳ Apartheid, chủ trương hòa giải giữa những người đã theo chủ nghĩa Apartheid và gây tội ác với những nạn nhân của chủ nghĩa này, bồi thường cho nạn nhân của tội ác. Những người đã tham gia chế độ Apartheid vẫn được tiếp tục tham gia đời sống kinh tế chính trị của Nam phi, sau khi họ đã từ bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Ủy ban Sự thật và Hòa giải không chỉ tìm sự thật về những tội ác của chế độ Apartheid và những người da trắng đối với người da đen, mà còn làm sáng tỏ những hành vi bạo lực quá mức của những thành viên của ANC và những người da đen (kể cả gây ra đối với người da trắng) trong thời kỳ Apartheid. Mandela không chỉ là người đấu tranh lật đổ chế độ Apartheid, ông trở thành người khổng lồ của lịch sử chính vì ông là người hòa giải vĩ đại. Ông sẵn sàng tha thứ cho những kẻ đã tù đầy ông hàng chục năm, sống hòa bình với họ, thậm chí tổng thống cuối cùng của chế độ Apartheid Nam Phi đã trở thành bạn thân của ông. Cái bắt tay giữa hai người đứng đầu của hai nước thù địch là Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro trong lễ tang Mandela đã thể hiện các nhà lãnh đạo này đã biết học tập tinh thần hòa giải của Nelson Mandela.
Tinh thần sự thật và hòa giải của Nelson Mandela xứng đáng là tấm gương cho những người cộng sản Việt Nam cũng như những nhà chính trị, những người đấu tranh khác noi theo./
Ls Trần Vũ Hải
Chúng tôi nhỏ bé, nhưng không hề sợ hãi
Những ngày qua, từ 07/12 đến 10/12/2013, từ Saigon, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Saigon... liên tiếp diễn ra các hoạt động cổ súy cho nhân quyền. Đặc biệt trong hoàn cảnh Việt nam mới trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016. Saigon, ngày 08/12, tại mũi tàu công viên 23/9 hồi 17h diễn ra cuộc gặp gỡ nhân quyền của các bạn trẻ. Tại đây có các hoạt động dự tính: Phát Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, công ước chống tra tấn CAT 1984 mà Việt Nam mới ký kết tham gia, phát bóng bay nhân quyền mang dòng chữ: Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng, thắp nến... Tuy nhiên hoạt động này đã bị nhà cầm quyền dùng cán bộ Thành đoàn, côn đồ, an ninh chìm, phụ nữ, mắm tôm, bạo lực... để giải tán sớm hơn dự định.
Trong lúc diễn ra, 2 tên côn đồ đã cố tình gây sự với anh Châu Văn Thi để phá rối. Chúng tôi, những người tham gia đã thống nhất không sử dụng bạo lực để chống trả, nhưng anh Thi vẫn bị tiếp tục tấn công lần thứ hai trước sự chứng kiến của các cán bộ Thành đoàn HCM, các bảo vệ công viên, an ninh mặc thường phục... Tôi không muốn tình trạng bạo lực không cần thiết này tái diễn, đã gặp tên côn đồ vằn vện kia để nói chuyện, mong hắn sẽ có một chút gì đó suy nghĩ mà không tái diễn. Nhưng chỉ kịp nói vài câu, nó đã quay sang tấn công tôi luôn. Hắn kịp tặng cho tôi 1 cú đấm khá mạnh vào sau mang tai. Khi né chạy, tôi đã bị té khi xô vào 1 cái xe máy của bảo vệ công viên, xước cánh tay.
Đỉnh điểm là màn tiếp đón đoàn người cổ súy cho quyền con người bằng mắm tôm. Các bọc mắm tôm liên tiếp được ném vào đoàn người. Lẫn cả trong đó là những người vô can đứng trong công viên hay những người chờ xe bus. Có người buột miệng: Đúng là cái mùi của chế độ!
Họ thực sự sợ. Và khi cảm giác đến đường cùng, họ thường dùng những chiêu trò đốn mạt, vô liêm sỉ nhất có thể để đối phó với những người hoạt động, đấu tranh bất bạo động. Đỉnh điểm là họ đã dùng hàng trăm người mặc thường phục, hàng chục dân phòng, công an... để quây kín một con đường nhỏ, rồi sau đó đánh đập dã man phụ nữ, trẻ em, người mang thai và một số thanh niên, trong đó có tôi. Sau đó, tưởng chừng sự việc đã qua đi, họ lại tiếp tục rình bắt lẻ người của chúng tôi, đánh đập vô cùng tàn nhẫn, rồi quẳng về CAP17, Gò Vấp để đánh tiếp. Không còn một từ nào để lột tả hết bản chất phi nhân tính của lực lượng đó.
Tôi luôn tin vào luật nhân - quả, dù là một người không tôn giáo. Có thể triệt để tuân thủ lệnh trên giao để dấm dúi nhận vài chục đến vài trăm nghìn tiền tăng ca, nhưng những gì họ và con cháu họ nhận lãnh hậu quả sau này là không thể đo đếm. Không phải ngẫu nhiên mà ít nhất đã có 1 điều tra viên trong vụ án ép cung Nguyễn Thanh Chấn đã tử nạn bởi tan nạn giao thông. Không ngẫu nhiên.
Bởi vậy, tôi hoàn toàn bình thản sau khi bị 5 tên côn đồ quây lại tấn công bằng giày, nắm đấm, nón bảo hiểm, làm tôi có ít nhất 3 cục u trên đầu, 1 vết rách mí mắt trái và vài vết bầm tím trên lưng hiên nay. Tôi chỉ thấy mình mạnh mẽ hơn và sẵn sàng chờ đón những trận tấn công tiếp theo, nặng nề hơn. Mời các anh! Khi đã xác định trở thành một thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam - một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng - thì chuyện bị chà đạp, thậm chí là bị bỏ tù bởi bất cứ một lý do gì, là điều tôi đã tính đến và không thấy ngại ngần. Những gì chúng tôi đôi khi buộc phải hứng chịu, so là muỗi với những người đang phải chịu hàng chục năm tù đầy, chỉ vì lên tiếng bảo vệ quyền của mình.
Tất nhiên, điều đó tôi không mong muốn. Sử dụng bạo lực và tù đầy dù đứng trên một chính nghĩa nào sáng ngời đến mấy cũng là điều không khuyến khích. Thật kỳ lạ là con người ta đã phát minh ra nhà tù để trừng phạt một thiểu số, một cá nhân nào đó đi ngược lại mong muốn của đa số.
Và cuối cùng, tất nhiên là tôi vẫn tiếp tục đi trên con đường đã chọn, cùng anh em chúng tôi. Ít nhất 2 lần chúng tôi đã hỏi nhau: Sợ không? Không!
Hoàng Dũng
Ở Lại Đảng Thì Được Gì?
Chương Trình Bồi Dưỡng Kiến Thức Về Xây Dựng Đảng Chuyên Đề 1: Ở Lại Đảng Thì Được Gì?
Ngày hôm qua, 9-12-2013, Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai giảng tại Hà Nội. 43 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI đã nhiệt liệt tham gia lớp thứ nhất.
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Mục đích của lớp học là nghiên cứu các chuyên đề lý luận, cập nhật những thông tin mới, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ rõ, đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường… Trước mắt là nhịp độ công khai ra đảng và nhịp độ bình luận những bài viết phản động của bọn thế lực thù địch, cả trên blog, web, và chủ yếu là trên Facebook, thậm chí trên cả đường phố, công viên, café, trà đá… Tiêu biểu là những bài “Chuyện dài ra đảng”, “Thời điểm chín muồi để ra đảng!”, “Tâm thư người ra đảng”…
Cho nên, chương trình lớp bồi dưỡng được thiết kế thành tám chuyên đề có nội dung là những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu hiện nay của Đảng và Nhà nước, thì trong đó, chuyên đề một có tầm quan trọng sâu sắc hàng đầu là “Ở lại đảng thì được gì?”
Tức là, phải làm mọi cách, và bằng mọi giá, để giữ đảng viên, bởi việc mồi chài đảng viên trong thời buổi này không phải là một nỗ lực nhỏ gọn. Chí ít là đừng để tình trạng mở mồm ra là cực lực xâm phạm đến mẫu thân của đảng đang nhanh chóng lan truyền từ giới đảng viên lão thành xuống tới giới đảng viên trẻ và đang có xu thế trở thành truyền thống hiện đại.
* * * Làm cách nào?
Trên thực tế, biện pháp mắm tôm có nhiều xác suất cao sẽ là giải pháp đường dài. Vừa phát triển kinh tế thôn quê, vừa bao vây văn minh thành thị.
Trên mặt lý luận chủ động, ta phải vạch rõ đâu là những mối lợi mọi người cần nâng cao đảng tính:
Sau cùng, trên mặt lý luận phản biện, cần phải làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến/tính toán/cân đo cả 10 điều lợi sơ khởi vừa kể, so với cái lợi vô cùng mơ hồ của quyết định ra đảng:
Ra khỏi đảng chỉ được duy nhất có mỗi chuyện làm người!
10-12-2013 – Kỷ niệm 65 năm ra đời Bản TNQTNQ.
Blogger Đinh Tấn Lực tường thuật tại chỗ.
Kinh tế Việt Nam sẽ đi ngang bao lâu
Một báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC về kinh tế Việt Nam cho rằng nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, thế nhưng nếu những vấn đề cơ bản của Việt Nam như tái cơ cấu không được thực hiện rốt ráo, thì kinh tế Việt Nam sẽ có nguy cơ “đi ngang” trong nhiều năm. Liệu điều này sẽ sớm được giải quyết, tìm hiểu vấn đề, Vũ Hoàng trình bày trong phần sau.
Tiến trình cải cách diễn ra chậm chạp
Hôm 2/12 vừa qua, ngân hàng HSBC phổ biến bản báo cáo với quan điểm khá tương đồng với kết quả của kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc rằng “tiến trình cải cách diễn ra chậm chạp” theo đó khu vực quốc doanh hiện vẫn chiếm 2/3 nền kinh tế, những điểm nóng cơ bản như: cơ sở hạ tầng đô thị, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính…vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Đặc biệt, báo cáo của HSBC nhận định thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa tạo ra nhu cầu mạnh hơn và tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn cho Việt Nam, tuy nhiên, kỳ họp Quốc hội kết thúc mà không đưa ra tín hiệu cụ thể nào về thay đổi vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế.
Riêng về mặt con số, nhìn chung, kết luận của cả Quốc hội Việt Nam hay của Ngân hàng Thế giới (WB) đều dự đoán, kinh tế Việt Nam trong 2 năm tiếp theo vẫn xoay quanh mức 5,4% đến 5,5% với không nhiều đột biến và tầm nhìn trong trung hạn ở mức độ ổn định xét về mặt cán cân thanh toán. Theo lời bà Victoria Kwakwa nhận xét trong bản phúc trình hôm 3/12 cho hay Việt Nam cần “tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của mình trong lộ trình tăng trưởng cao hơn”. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới còn chỉ rõ Việt Nam cần phải cố gắng cân bằng mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, báo cáo của cũng đề cập tới một số rủi ro chính mà VN đang đối mặt là dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân còn mong manh; nguy cơ không giữ được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và việc mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Nhận xét chung về kinh tế Việt Nam trong năm 2013, T.S Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đưa ra quan điểm của ông:
Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 cũng giống bức tranh chung của kinh tế thế giới, đó là năm khó khăn nhất từ năm 2008 cho đến nay, thể hiện của nó là những dự báo của các tổ chức thế giới và trong nước là mỗi lần điều chỉnh mới lại có sự sụt giảm so với lần điều chỉnh trước, điển hình là của IMF khi nhận định về tình hình kinh tế thế giới chung, sau 4 lần điều chỉnh giảm từ 3,6% xuống còn 2,9% và kinh tế Việt Nam cũng có sự suy giảm. Mặc dù là năm khó khăn nhất nhưng nó đã kiên định những điều kiện quan trọng để năm sau có những lực tốt hơn. Trên thực tế, Việt Nam cũng đặt ra các mục tiêu tăng trưởng năm sau nhích hơn năm 2013 này và thế giới cũng nhìn nhận Việt Nam trong năm 2014 sẽ có sự phát triển cao hơn.
Thêm vào đó, T.S Nguyễn Minh Phong cho biết rằng, trong số 15 chỉ tiêu Chính phủ đề xuất thì đến thời điểm hiện tại đã có 12 chỉ tiêu đạt được mục tiêu, cụ thể là một số tiêu chí như: đầu tư FDI, ODA, xuất khẩu, thăng hạng đầu tư, lạm phát, ổn định đồng tiền nội tệ… mặc dù vậy, theo ông thì vẫn còn 3 chỉ tiêu là nợ xấu, hàng tồn kho vẫn còn cao và nhất là tái cấu trúc nền kinh tế vẫn là những thách thức còn đeo bám.
Những trở ngại vừa được nhắc tới cũng trùng hợp với bản báo cáo của HSBC rằng nếu Việt Nam không có những tiến bộ đáng kể với cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam có nhiều nguy cơ chỉ có thể dịch chuyển ngang trong nhiều năm tới.
Kinh tế VN tăng trưởng tốt hay trong lộ trình “xuống đáy”?
Cùng nhận định của T.S Nguyễn Minh Phong rằng kinh tế Việt Nam năm 2013 là khó khăn nhất trong vòng 5 năm qua, điều này cũng được T.S Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN chia sẻ với truyền thông trong nước.
Theo đó, ông Thiên phân tích mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, nhìn chung, các nước bước vào quỹ đạo phục hồi nhưng Việt Nam không nằm trong quỹ đạo đó. Vị viện trưởng này chỉ rõ rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong lộ trình “xuống đáy” hiện tại kinh tế đang bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề. Hơn nữa, ông Thiên còn ví von: “nền kinh tế có thể chạm đáy, nhưng vẫn chưa chạm đáy “tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình và khả năng tiếp tục vẫn “thủng đáy””
Mặc dù, giới chuyên gia và ngân hàng quốc tế nhìn nhận nền kinh tế nội địa còn khá khó khăn, nhưng người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tỏ ra lạc quan khi mới đây cho rằng năm tới, tốc độ tăng trưởng năm tới có thể là 5,8%, 2015 và những năm tiếp sau là 6% và cao hơn. Nhận xét về lời tuyên bố trên, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra quan điểm của ông với đài chúng tôi:
Tôi hy vọng và rất là mong đợi những lời tuyên bố của Thủ tướng sẽ thành hiện thực vì điều ấy sẽ tốt cho người dân và nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy điều ấy có biến thành hiện thực hay không thì vẫn có nhiều câu hỏi. Bởi vì những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang còn ở phía trước chưa giải quyết được.
Thí dụ như vấn đề tái cấu trúc đầu tư công cũng chưa giải quyết được, rồi vấn đề tái cấu trúc các Tập đoàn và Doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa giải quyết được. Con số gần đây cho thấy là các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước có món nợ tổng cộng lên đến một triệu năm trăm tám mươi tám ngàn tỷ đồng, tức là một con số cực lớn và chưa biết số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào. Ngoài ra ngân sách Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn và có lẽ cũng phải điều chỉnh lại. Và Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam cũng đang rất cần cuộc cải tổ và điều chỉnh để bơm thêm tín dụng vào cho nông nghiệp và nông dân có thể phát triển được mạnh mẽ hơn.
Quay lại với bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới rằng về tăng trưởng dài hạn, năng lực cạnh tranh đang là vấn đề Việt Nam cần cải thiện vì các chỉ số báo cáo môi trường kinh doanh của Việt Nam cho thấy các chỉ số chính giúp Việt Nam cạnh tranh đang bị tụt hậu, đặc biệt, thể chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh tham nhũng từ lâu vẫn được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu sức tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
Có thể nhận thấy, quan điểm nền kinh tế Việt Nam có thể đang nằm đáy, sẽ đi ngang hoặc có thể sẽ bứt phá trong tương lai vẫn chỉ là những dự đoán mang tính chất tham khảo. Mặc dù vậy, mấu chốt cơ bản đều được các chuyên gia đồng nhất là chỉ khi Việt Nam giải quyết được vấn đề then chốt tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế thì lúc đó hướng chuyển dịch thực sự của nền kinh tế mới được xác định rõ ràng.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Trong lúc diễn ra, 2 tên côn đồ đã cố tình gây sự với anh Châu Văn Thi để phá rối. Chúng tôi, những người tham gia đã thống nhất không sử dụng bạo lực để chống trả, nhưng anh Thi vẫn bị tiếp tục tấn công lần thứ hai trước sự chứng kiến của các cán bộ Thành đoàn HCM, các bảo vệ công viên, an ninh mặc thường phục... Tôi không muốn tình trạng bạo lực không cần thiết này tái diễn, đã gặp tên côn đồ vằn vện kia để nói chuyện, mong hắn sẽ có một chút gì đó suy nghĩ mà không tái diễn. Nhưng chỉ kịp nói vài câu, nó đã quay sang tấn công tôi luôn. Hắn kịp tặng cho tôi 1 cú đấm khá mạnh vào sau mang tai. Khi né chạy, tôi đã bị té khi xô vào 1 cái xe máy của bảo vệ công viên, xước cánh tay.
Đỉnh điểm là màn tiếp đón đoàn người cổ súy cho quyền con người bằng mắm tôm. Các bọc mắm tôm liên tiếp được ném vào đoàn người. Lẫn cả trong đó là những người vô can đứng trong công viên hay những người chờ xe bus. Có người buột miệng: Đúng là cái mùi của chế độ!
Họ thực sự sợ. Và khi cảm giác đến đường cùng, họ thường dùng những chiêu trò đốn mạt, vô liêm sỉ nhất có thể để đối phó với những người hoạt động, đấu tranh bất bạo động. Đỉnh điểm là họ đã dùng hàng trăm người mặc thường phục, hàng chục dân phòng, công an... để quây kín một con đường nhỏ, rồi sau đó đánh đập dã man phụ nữ, trẻ em, người mang thai và một số thanh niên, trong đó có tôi. Sau đó, tưởng chừng sự việc đã qua đi, họ lại tiếp tục rình bắt lẻ người của chúng tôi, đánh đập vô cùng tàn nhẫn, rồi quẳng về CAP17, Gò Vấp để đánh tiếp. Không còn một từ nào để lột tả hết bản chất phi nhân tính của lực lượng đó.
Tôi luôn tin vào luật nhân - quả, dù là một người không tôn giáo. Có thể triệt để tuân thủ lệnh trên giao để dấm dúi nhận vài chục đến vài trăm nghìn tiền tăng ca, nhưng những gì họ và con cháu họ nhận lãnh hậu quả sau này là không thể đo đếm. Không phải ngẫu nhiên mà ít nhất đã có 1 điều tra viên trong vụ án ép cung Nguyễn Thanh Chấn đã tử nạn bởi tan nạn giao thông. Không ngẫu nhiên.
Bởi vậy, tôi hoàn toàn bình thản sau khi bị 5 tên côn đồ quây lại tấn công bằng giày, nắm đấm, nón bảo hiểm, làm tôi có ít nhất 3 cục u trên đầu, 1 vết rách mí mắt trái và vài vết bầm tím trên lưng hiên nay. Tôi chỉ thấy mình mạnh mẽ hơn và sẵn sàng chờ đón những trận tấn công tiếp theo, nặng nề hơn. Mời các anh! Khi đã xác định trở thành một thành viên của Phong trào Con đường Việt Nam - một phong trào với mục tiêu làm cho quyền con người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình đẳng - thì chuyện bị chà đạp, thậm chí là bị bỏ tù bởi bất cứ một lý do gì, là điều tôi đã tính đến và không thấy ngại ngần. Những gì chúng tôi đôi khi buộc phải hứng chịu, so là muỗi với những người đang phải chịu hàng chục năm tù đầy, chỉ vì lên tiếng bảo vệ quyền của mình.
Tất nhiên, điều đó tôi không mong muốn. Sử dụng bạo lực và tù đầy dù đứng trên một chính nghĩa nào sáng ngời đến mấy cũng là điều không khuyến khích. Thật kỳ lạ là con người ta đã phát minh ra nhà tù để trừng phạt một thiểu số, một cá nhân nào đó đi ngược lại mong muốn của đa số.
Và cuối cùng, tất nhiên là tôi vẫn tiếp tục đi trên con đường đã chọn, cùng anh em chúng tôi. Ít nhất 2 lần chúng tôi đã hỏi nhau: Sợ không? Không!
Hoàng Dũng
Ở Lại Đảng Thì Được Gì?
Ngày hôm qua, 9-12-2013, Lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai giảng tại Hà Nội. 43 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI đã nhiệt liệt tham gia lớp thứ nhất.
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư tham dự và phát biểu chỉ đạo.
Mục đích của lớp học là nghiên cứu các chuyên đề lý luận, cập nhật những thông tin mới, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, đồng chí Lê Hồng Anh chỉ rõ, đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường… Trước mắt là nhịp độ công khai ra đảng và nhịp độ bình luận những bài viết phản động của bọn thế lực thù địch, cả trên blog, web, và chủ yếu là trên Facebook, thậm chí trên cả đường phố, công viên, café, trà đá… Tiêu biểu là những bài “Chuyện dài ra đảng”, “Thời điểm chín muồi để ra đảng!”, “Tâm thư người ra đảng”…
Cho nên, chương trình lớp bồi dưỡng được thiết kế thành tám chuyên đề có nội dung là những vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu hiện nay của Đảng và Nhà nước, thì trong đó, chuyên đề một có tầm quan trọng sâu sắc hàng đầu là “Ở lại đảng thì được gì?”
Tức là, phải làm mọi cách, và bằng mọi giá, để giữ đảng viên, bởi việc mồi chài đảng viên trong thời buổi này không phải là một nỗ lực nhỏ gọn. Chí ít là đừng để tình trạng mở mồm ra là cực lực xâm phạm đến mẫu thân của đảng đang nhanh chóng lan truyền từ giới đảng viên lão thành xuống tới giới đảng viên trẻ và đang có xu thế trở thành truyền thống hiện đại.
Trên thực tế, biện pháp mắm tôm có nhiều xác suất cao sẽ là giải pháp đường dài. Vừa phát triển kinh tế thôn quê, vừa bao vây văn minh thành thị.
Trên mặt lý luận chủ động, ta phải vạch rõ đâu là những mối lợi mọi người cần nâng cao đảng tính:
- Một là, được đảng tin dùng: Được gật gù thông qua quy trình đóng dấu các văn bản dưới nghị quyết, kể cả Hiến Pháp. Ví dụ tiêu biểu và gần gạnh nhất là cuộc họp QH bấm nút vừa qua.
- Hai là được lên chức: Càng sai càng dễ lên chức nhanh. Phải chứng minh cho đối tượng thấy rõ trường hợp tiêu biểu của đồng chí Nguyễn Hữu Ca sau vụ Tiên Lãng Hải Phòng.
- Ba là được lên báo: Ngay cả ngủ gục cũng có hình trên báo. Ví dụ rất nhiều, trong mọi cuộc họp ở mọi cấp. Có thể lấy ảnh ngay trong lớp bồi dưỡng này làm điển hình tiêu biểu.
- Bốn là được lên đài: Tức là một cách làm phong phú hóa các vở hài mà giới văn nghệ sĩ ưu tú bên nhà đài không có khả năng sáng tạo đủ để khán giả vui cười thư giản sau giờ lao động.
- Năm là lên mặt: Đây là một trong những phần thưởng lớn nhất cho đức tính kiêu hãnh mà không cần phải viết sách nói về cuộc đời hoạt động của mình. Hãy lấy ví dụ của đồng chí Tổng Lú phát biểu ở Phú Thọ thì ngay cả giới khiếm thị cũng phải thấy ngay là xây dựng đảng cho tốt thì sẽ có rất nhiều đàn em. Khi đó chúng ta có thể thoải mái dạy lính như dạy dân.
- Sáu là lên đê: Tức là được làm phông nền cho một thiểu số khác đạp nhầu mà trồi lên làm rạng danh cả đảng. Ví dụ có rất nhiều, tha hồ chọn trong quyển Bên Thắng Cược, ví dụ điển hình nhất là cụ Võ Trạng vừa mới được điều về xây mồ ngăn bão dữ ở Quảng Bình.
- Bảy là được đề bạt một giai cấp hậu duệ kế thừa tiên tiến: Gồm những thanh thiếu niên phấn đấu xa nhà du học các nước và từng tốt nghiệp ưu hạng về môn xé sách và giật cặp chạy mất dép.
- Tám là được giữ quyển sổ hưu toàn vẹn: Như thí sinh giữ phao/lãnh đạo giữ chỗ/cave giữ váy…
- Chín là được tha hồ góp ý cho đảng sản xuất những quả đấm thép các kiểu: Đây là niềm hãnh tiến toàn quốc, thay cho tất cả những công trình nghiên cứu khoa học quốc tế mà giới trí thức cả đảng nhiệt liệt khinh bỉ không thèm tham gia.
- Mười là chia sẻ niềm hãnh diện có quyền cải tổ Liên Hiệp Quốc: Nhờ vào vị thế là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; nhờ vào sáng kiến Nhân Quyền Mắm Tôm; và nhờ vào thành tích có đảng viên từng được UNESCO vinh danh là Doanh nhân Văn hóa Thế giới.
Sau cùng, trên mặt lý luận phản biện, cần phải làm cho đối tượng mất ăn mất ngủ khi nghĩ đến/tính toán/cân đo cả 10 điều lợi sơ khởi vừa kể, so với cái lợi vô cùng mơ hồ của quyết định ra đảng:
Ra khỏi đảng chỉ được duy nhất có mỗi chuyện làm người!
10-12-2013 – Kỷ niệm 65 năm ra đời Bản TNQTNQ.
Blogger Đinh Tấn Lực tường thuật tại chỗ.
Kinh tế Việt Nam sẽ đi ngang bao lâu
Một báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC về kinh tế Việt Nam cho rằng nền kinh tế đang dần đi vào ổn định, thế nhưng nếu những vấn đề cơ bản của Việt Nam như tái cơ cấu không được thực hiện rốt ráo, thì kinh tế Việt Nam sẽ có nguy cơ “đi ngang” trong nhiều năm. Liệu điều này sẽ sớm được giải quyết, tìm hiểu vấn đề, Vũ Hoàng trình bày trong phần sau.
Tiến trình cải cách diễn ra chậm chạp
Hôm 2/12 vừa qua, ngân hàng HSBC phổ biến bản báo cáo với quan điểm khá tương đồng với kết quả của kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc rằng “tiến trình cải cách diễn ra chậm chạp” theo đó khu vực quốc doanh hiện vẫn chiếm 2/3 nền kinh tế, những điểm nóng cơ bản như: cơ sở hạ tầng đô thị, chất lượng sản xuất nông nghiệp, thị trường tài chính…vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Đặc biệt, báo cáo của HSBC nhận định thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa tạo ra nhu cầu mạnh hơn và tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn cho Việt Nam, tuy nhiên, kỳ họp Quốc hội kết thúc mà không đưa ra tín hiệu cụ thể nào về thay đổi vai trò của các doanh nghiệp quốc doanh trong nền kinh tế.
Riêng về mặt con số, nhìn chung, kết luận của cả Quốc hội Việt Nam hay của Ngân hàng Thế giới (WB) đều dự đoán, kinh tế Việt Nam trong 2 năm tiếp theo vẫn xoay quanh mức 5,4% đến 5,5% với không nhiều đột biến và tầm nhìn trong trung hạn ở mức độ ổn định xét về mặt cán cân thanh toán. Theo lời bà Victoria Kwakwa nhận xét trong bản phúc trình hôm 3/12 cho hay Việt Nam cần “tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của mình trong lộ trình tăng trưởng cao hơn”. Cụ thể, Ngân hàng Thế giới còn chỉ rõ Việt Nam cần phải cố gắng cân bằng mục tiêu kép là tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, báo cáo của cũng đề cập tới một số rủi ro chính mà VN đang đối mặt là dự trữ ngoại tệ thấp; cầu của khu vực kinh tế tư nhân còn mong manh; nguy cơ không giữ được kỷ cương tài khóa và tiền tệ; tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp; và việc mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Nhận xét chung về kinh tế Việt Nam trong năm 2013, T.S Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội đưa ra quan điểm của ông:
Nền kinh tế Việt Nam năm 2013 cũng giống bức tranh chung của kinh tế thế giới, đó là năm khó khăn nhất từ năm 2008 cho đến nay, thể hiện của nó là những dự báo của các tổ chức thế giới và trong nước là mỗi lần điều chỉnh mới lại có sự sụt giảm so với lần điều chỉnh trước, điển hình là của IMF khi nhận định về tình hình kinh tế thế giới chung, sau 4 lần điều chỉnh giảm từ 3,6% xuống còn 2,9% và kinh tế Việt Nam cũng có sự suy giảm. Mặc dù là năm khó khăn nhất nhưng nó đã kiên định những điều kiện quan trọng để năm sau có những lực tốt hơn. Trên thực tế, Việt Nam cũng đặt ra các mục tiêu tăng trưởng năm sau nhích hơn năm 2013 này và thế giới cũng nhìn nhận Việt Nam trong năm 2014 sẽ có sự phát triển cao hơn.
Thêm vào đó, T.S Nguyễn Minh Phong cho biết rằng, trong số 15 chỉ tiêu Chính phủ đề xuất thì đến thời điểm hiện tại đã có 12 chỉ tiêu đạt được mục tiêu, cụ thể là một số tiêu chí như: đầu tư FDI, ODA, xuất khẩu, thăng hạng đầu tư, lạm phát, ổn định đồng tiền nội tệ… mặc dù vậy, theo ông thì vẫn còn 3 chỉ tiêu là nợ xấu, hàng tồn kho vẫn còn cao và nhất là tái cấu trúc nền kinh tế vẫn là những thách thức còn đeo bám.
Những trở ngại vừa được nhắc tới cũng trùng hợp với bản báo cáo của HSBC rằng nếu Việt Nam không có những tiến bộ đáng kể với cơ cấu nền kinh tế, Việt Nam có nhiều nguy cơ chỉ có thể dịch chuyển ngang trong nhiều năm tới.
Kinh tế VN tăng trưởng tốt hay trong lộ trình “xuống đáy”?
Cùng nhận định của T.S Nguyễn Minh Phong rằng kinh tế Việt Nam năm 2013 là khó khăn nhất trong vòng 5 năm qua, điều này cũng được T.S Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN chia sẻ với truyền thông trong nước.
Theo đó, ông Thiên phân tích mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, nhìn chung, các nước bước vào quỹ đạo phục hồi nhưng Việt Nam không nằm trong quỹ đạo đó. Vị viện trưởng này chỉ rõ rằng nền kinh tế Việt Nam đang trong lộ trình “xuống đáy” hiện tại kinh tế đang bị “nghẽn mạch tăng trưởng” nặng nề. Hơn nữa, ông Thiên còn ví von: “nền kinh tế có thể chạm đáy, nhưng vẫn chưa chạm đáy “tồn kho thể chế”, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình và khả năng tiếp tục vẫn “thủng đáy””
Mặc dù, giới chuyên gia và ngân hàng quốc tế nhìn nhận nền kinh tế nội địa còn khá khó khăn, nhưng người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại tỏ ra lạc quan khi mới đây cho rằng năm tới, tốc độ tăng trưởng năm tới có thể là 5,8%, 2015 và những năm tiếp sau là 6% và cao hơn. Nhận xét về lời tuyên bố trên, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra quan điểm của ông với đài chúng tôi:
Tôi hy vọng và rất là mong đợi những lời tuyên bố của Thủ tướng sẽ thành hiện thực vì điều ấy sẽ tốt cho người dân và nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy điều ấy có biến thành hiện thực hay không thì vẫn có nhiều câu hỏi. Bởi vì những khó khăn và những vấn đề của kinh tế Việt Nam thì vẫn đang còn ở phía trước chưa giải quyết được.
Thí dụ như vấn đề tái cấu trúc đầu tư công cũng chưa giải quyết được, rồi vấn đề tái cấu trúc các Tập đoàn và Doanh nghiệp Nhà nước cũng chưa giải quyết được. Con số gần đây cho thấy là các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước có món nợ tổng cộng lên đến một triệu năm trăm tám mươi tám ngàn tỷ đồng, tức là một con số cực lớn và chưa biết số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào. Ngoài ra ngân sách Nhà nước cũng gặp khó khăn rất lớn và có lẽ cũng phải điều chỉnh lại. Và Nông nghiệp Nông dân Nông thôn Việt Nam cũng đang rất cần cuộc cải tổ và điều chỉnh để bơm thêm tín dụng vào cho nông nghiệp và nông dân có thể phát triển được mạnh mẽ hơn.
Quay lại với bản báo cáo của Ngân hàng Thế giới rằng về tăng trưởng dài hạn, năng lực cạnh tranh đang là vấn đề Việt Nam cần cải thiện vì các chỉ số báo cáo môi trường kinh doanh của Việt Nam cho thấy các chỉ số chính giúp Việt Nam cạnh tranh đang bị tụt hậu, đặc biệt, thể chế tài chính quốc tế này nhấn mạnh tham nhũng từ lâu vẫn được coi là vấn đề nghiêm trọng, làm suy yếu sức tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.
Có thể nhận thấy, quan điểm nền kinh tế Việt Nam có thể đang nằm đáy, sẽ đi ngang hoặc có thể sẽ bứt phá trong tương lai vẫn chỉ là những dự đoán mang tính chất tham khảo. Mặc dù vậy, mấu chốt cơ bản đều được các chuyên gia đồng nhất là chỉ khi Việt Nam giải quyết được vấn đề then chốt tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế thì lúc đó hướng chuyển dịch thực sự của nền kinh tế mới được xác định rõ ràng.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét