JB Nguyễn Hữu Vinh - Thưa toàn thể thế giới: Chúng mày chỉ là những thằng ngu
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo
Thưa toàn thể Nhân dân được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Với tất cả niềm tự hào của những người dân được sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa tươi đẹp, chúng tôi có thể nói rằng: Việt Nam chúng tôi được bầu với số phiếu rất cao vào ghế Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc vừa qua không chỉ là một sự cố gắng vĩ đại mà là một minh chứng hùng hồn rằng Nhân quyền ở Việt Nam là một vấn đề cần quan tâm và đã rất được quan tâm.
Theo một số tờ báo lá han ở Việt Nam – những tờ báo tạo cho người đọc hội chứng ghẻ ngứa và dị ứng, thậm chí là nhảy xồn xồn - điều đó chứng tỏ rằng, cả thế giới đánh giá cao Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Nói theo cách của Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam sau khi nèo nẽo để được thăm Vatican: “Mình có thế nào thì người ta mới đón tiếp”.
Điều này không chỉ thúc đẩy Việt Nam thể hiện rõ hơn, vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong vấn đề thúc đẩy nhân quyền không chỉ ở Việt Nam, mà là trên toàn thế giới.
Ngày 7/12/2013, tại Hà Nội, một số công dân tổ chức gặp gỡ với Đại sứ các nước EU, Đức, Mỹ, Thụy Sĩ… để hội đàm, giáo dục cho họ biết thế nào là nhân quyền Việt Nam. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, nhờ sự tài giỏi của lực lượng công an, chúng ta đã thấy việc giáo dục cho những kẻ đó là không cần thiết và mất thời gian. Vì thế chúng ta đã huy động đông đảo cán bộ an ninh, công an, dân phòng và nhiều lực lượng đến “khuyên bảo”, dọa nạt, ngăn chặn, theo dõi, can thiệp… để cuộc gặp gỡ trở thành điển hình việc thúc đẩy quyền con người theo mô hình của chúng ta, đồng thời kiên quyết bác bỏ những nội dung đã ghi trong Bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đó chỉ là những điều cần cho các quốc gia khác không phải là xứ thiên đường XHCN.
Ngày 8/12/2013, một số blogger, nhiều người dân tập trung ở các công viên hai đầu đất nước để học hỏi, trao đổi về quyền con người, chào mừng ngày Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc. Bọn họ cứ tưởng rằng ở đất nước này, cứ nghe đảng và nhà nước nói là thật, nên dám mang theo những chiếc bóng bay trên đó ghi rõ: “Chúng ta là con người, chúng ta có quyền”.
Để thể hiện cho bọn dân đen biết rằng: Đảng ta lãnh đạo tuyệt đối, nên việc nghĩ, việc nói cũng phải xin phép và đặc biệt là phải theo định hướng không phải nói thế là nó thế. Do vậy chúng ta đã kiên quyết ngăn chặn triệt để. Để làm việc đó thành công, chúng ta đã huy động nhiều bộ phận và lực lượng. Đặc biệt là lực lượng hóa trang, giả đóng vai côn đồ đã phát huy hết sức hiệu quả. Đội quân đó đã sẵn sàng đánh, đập không thương tiếc, gây thương tích cho một số thanh niên dám đòi nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế mà không chịu chấp nhận nhân quyền do đảng ta ban phát. Hàng loạt đồng chí đã hóa trang cướp bóng bay, dùng thuốc lá châm nổ bóng bay trên tay trẻ em, phụ nữ, người già… đó là những hành động đáng được tuyên dương và phát huy.
Việc dùng công an, kết hợp côn đồ hoặc giả côn đồ (thường gọi là lực lượng hóa trang) là việc làm hết sức hiệu quả, khi mà giữa rừng máy quay, máy chụp ảnh có thể ghi lại hình ảnh bất cứ lúc nào. Nhưng, khi quá lạm dụng biện pháp này, chúng ta cũng không thể bảo toàn danh dự, bởi dân chúng đã biết quá nhiều “những biện pháp nghiệp vụ” này. Thậm chí, người dân còn nói thẳng là công an kết hợp côn đồ.
Đáng tiếc là trong đó, lực lượng mang sắc phục đã không hoàn thành nhiệm vụ khi cướp công khai chiếc balo của một thanh niên và khi bị hô hoán thì bỏ chạy thục mạng. Việc này tuy có làm ảnh hưởng đôi chút hình ảnh của Công an nhân dân mà lại ngang nhiên đi ăn cướp. Nhưng xét tổng thể thì đây cũng chỉ là thêm một hành động “bôi nhọ đít nồi” mà thôi. Ngành công an vốn đã được dân phong tặng nhiều danh hiệu cao quý hơn thế. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân đã cải biên câu ca dao sau đây: “Con ơi, nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc, cướp ngày: Công an”. Bởi ngoài công an, đố ai dám ra đó mà cướp.
Hiệu quả đạt được, là một số trong đó sẽ phải mang theo cái thối tha của chúng ta về nhà. Trong trường hợp phải tắm gội cả đêm, nếu bị cản lạnh, thì bộ phận y tế của chúng ta lại tăng doanh thu… nhất cử đa tiện.
Với sáng kiến này, chỉ duy nhất một điều có hại, đó là uy tín của nhà nước, của đảng, của ngành công an đi theo mấy nắm mắm tôm kia, trôi theo dòng nước và những bãi nước bọt của người dân mà thôi.
Tiếp đến, ngày hôm nay 10/12/2013, trên các mạng xã hội đã liên tiếp thông tin nhiều vụ việc, hành động của chúng ta trên khắp đất nước, thiết thực chào mừng ngày Quốc tế nhân quyền, rất cụ thể, “biện chứng và… khách quan” – Nguyễn Phú Trọng.
Đầu tiên, phải kể đến việc hốt gọn hàng trăm người dân oan đổ về Hà Nội kêu oan nhân ngày Quốc tế nhân quyền. Họ kêu oan là việc của họ bao năm nay, nhưng, thay vì việc xếp hàng vào lăng kính cẩn viếng bác, họ đã giương cao khẩu hiệu nói lên oan khuất của mình. Đồng thời họ hô vang các khẩu hiệu khó nghe, kêu gọi Quốc hội, Thủ tướng và cả Đảng cứu họ. Những điều đó, thể hiện sự ấu trĩ và ngu xuẩn của đám dân bị ta cướp ruộng đất, tài sản và nhà cửa. Bọn chúng cứ làm như Quốc hội, Thủ tướng và cả Đảng sinh ra là để lo những việc vớ vẩn đó. Đám dân đó đã không nghe mới đây Tổng Bí thư đã khẳng định “Đường Tăng sang Tây Thiên lấy kinh còn phải hối lộ”. Điều đó có nghĩa là: vậy thì đảng viên ta có tham nhũng, hối lộ hoặc ngay cả ăn cướp ở chốn bẩn thỉu này có sao đâu. Đúng là bọn này thừa lòng tin vào đảng và thiếu thực tế. Do vậy việc dẹp chúng là một thắng lợi lớn trong ngày Nhân quyền Quốc tế.
Từ Sài Gòn xa xôi, một thanh niên có tên Hoàng Dũng, rất đẹp trai đã đưa hình ảnh lên mạng với cái mặt bê bết máu. Lực lượng của chúng ta đã hành động hơi thô lỗ nên đã bị tố cáo. Thế nhưng, dù sao đó cũng là một thành tích chào mừng ngày Quốc tế Nhân quyền của lực lượng này sau khi đã nhốt một số chị em vào nhà của họ. Vụ này chúng ta chỉ thiệt hại mất vài ổ khóa để khóa ngoài cửa nhưng hiệu quả lại cao.
Những hình ảnh máu me đầy mặt, đầy người, những nạn nhân trong bệnh viện vì chấn thương sọ não nhờ ơn đảng và ơn Công an… lan truyền chóng mặt. Những hình ảnh này chứng minh chiến công của các chiến sĩ “còn đảng còn mình”. Nhưng còn có tác dụng răn đe không chỉ người dân Việt Nam, mà cả các tổ chức quốc tế, các nước khác có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam” rằng: Ngon thì vào, cỡ chúng mày có mấy cái đầu để chịu chấn thương sọ não mà dám?
Cho đến giờ này khi ngồi viết bản báo cáo tổng kết ngày nhân quyền Quốc tế này trên đất nước tươi đẹp, quyền làm người được đảm bảo của chúng ta, thì Lê Thị Phương Anh, vợ nạn nhân Lê Anh Hùng đang bơ vơ không nơi trú thân tại Đà Nẵng và gửi đi những tiếng kêu thống thiết.
Kính thưa toàn thể thế giới
Nếu so với sự đặc thù của nhân quyền ở Việt Nam, thì đó là những bài học và kinh nghiệm mà cả thế giới cần học tập: Đàn áp, bắt bớ, cướp giật, tính mạng và máu người dân, chỉ là chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Đó là việc đảm bảo một cách tuyệt đối về quyền con người dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Chủ nghĩa Mác – Lênin lấy bạo lực làm trọng.
Bởi tất cả cần phải theo nguyên lý: Không có quyền nào, dù là quyền con người đi nữa mà lớn hơn quyền lãnh đạo độc tài của đảng.
Dù vậy, thì cả thế giới vẫn bầu Việt Nam vào ghế Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc? Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn và sâu sắc. Nghĩa là cả thế giới phải nghiêng minh mà kính phục cách phát huy quyền con người bằng những bàn tay nhuốm máu dân lành.
Và cả thế giới sẽ phải câm lặng, dù có đau, dù có xót. Bởi chính các người đã giơ tay bầu chúng ta với bàn tay ấy điều khiển lĩnh vực nhân quyền của thế giới.
Nói một cách đơn giản hơn: Nó chỉ có một ý nghĩa lớn lao và bao quát mà chúng ta phải gào to lên: “Hỡi phần còn lại của thế giới, chúng mày chỉ là một lũ ngu”.
Hà Nội, Tổng kết ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2013
• J.B Nguyễn Hữu Vinh
Đoan Trang - “Nói với mình và các bạn”: Kiện, tại sao không?
KIỆN, TẠI SAO KHÔNG?
VnExpress dẫn lời Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị kể, buổi sáng ông mở cửa là đã thấy dân đứng chờ đưa đơn, 19h trở về nhà cũng có người chờ đưa đơn, chưa kể ở cơ quan cũng thường nhận đơn khiếu nại.
Nếu hiện tại, bạn đang là người không có gì liên quan đến “cửa quan”, thì nghe nói vậy, chắc bạn cũng thấy… sốt ruột. Cho nên, có thể bạn sẽ đồng tình với ý kiến của Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo. Ông Thảo bảo, việc bà con đi kiện, “mặc áo màu Quốc kỳ, mang theo khẩu hiệu đòi đất đã làm xấu hình ảnh thủ đô, ảnh hưởng đến ngoại giao”. Tất nhiên, ông cũng thừa nhận, khiếu kiện là “bày tỏ nguyện vọng cá nhân”.
Dù sao cũng may cho ông Thảo là ông phát biểu như vậy ở Việt Nam. Chứ nếu ông phát ngôn tương tự tại một quốc gia dân chủ, nơi có nền truyền thông phát triển và (phần nào vì thế) nhận thức chính trị của người dân cao hơn, ông có thể phải lãnh nhiều hậu quả nghiêm trọng sau đó: bị báo chí phê phán, bị công chúng khiển trách, thậm chí bị mất chức. Có lẽ bạn cũng thấy: Ở các quốc gia dân chủ, quan chức rất hạn chế việc chê dân – kể cả khi dân sai đi nữa. Huống chi, kiện tụng lại còn là một hình thức sinh hoạt chính trị của người dân.
“Đáo tụng đình”, có gì mà vô phúc Khiếu kiện (khiếu nại + khởi kiện) là việc một cá nhân/ tổ chức yêu cầu cơ quan hành chính (trong trường hợp khiếu nại) hoặc toà án (trong trường hợp khởi kiện) buộc một cá nhân/ tổ chức khác phải làm, hoặc ngừng làm, điều gì đó. Đối chiếu với cách hiểu “hoạt động chính trị, theo nghĩa rộng, là tất cả những gì bạn làm để tạo áp lực lên một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức, nhằm thuyết phục họ hành động như ý bạn muốn”, thì bạn sẽ thấy khiếu kiện cũng là hành động chính trị.
Quốc gia vô địch về việc người dân tham gia chính trị bằng cách kiện có lẽ là Mỹ. Tại đây, chuyện một công dân đâm đơn kiện quan chức chính quyền hoặc công dân khác xâm hại quyền lợi của mình là “chuyện thường ngày ở huyện”. Hàng xóm không chăm sóc vườn, để cây leo mọc tràn lan sang vườn nhà mình: kiện. Đi xin việc, công ty tuyển dụng ưu tiên người ngoại hình đẹp: kiện. Uống café nóng bị bỏng: kiện. Để tăng khả năng thắng kiện thì phải thuê luật sư, kết quả là nước Mỹ có mật độ luật sư trên đầu người cao nhất thế giới. Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra con số, cứ 440 người Mỹ thì có một luật sư, trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ này là 10.000:1.
Quá nhiều luật sư, điều này đã khơi nguồn cho nhiều chuyện cười ở Mỹ và về Mỹ, như là quốc gia đầy một bọn ăn không ngồi rồi, rảnh rỗi sinh ra đâm bị thóc chọc bị gạo v.v. Nhưng nhìn từ góc độ chính trị, quản lý xã hội, thì sẽ thấy đó là biểu hiện của việc người Mỹ tin vào luật pháp, luôn có ý thức sử dụng luật pháp làm công cụ giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình. Trong văn hoá chính trị Mỹ, không có khái niệm “vô phúc đáo tụng đình” – nghĩa là vô phúc thì mới phải đến chỗ xử kiện, ra toà, tóm lại là “đến cửa quan” – như ở Trung Quốc hay Việt Nam ta.
Chắc chắn rằng, không một quan chức nào trong bộ máy chính quyền Mỹ dám nói dân chúng “đi kiện làm xấu hình ảnh đất nước”; và nói chung là hệ thống tư pháp Mỹ không đợi đến khi dân chúng kéo nhau đi khiếu kiện tập thể thì mới “xin chủ trương giải quyết”.
Thực tế nào đáng lo ngại? Xu hướng gần đây của quan chức Việt Nam và những người ủng hộ chính quyền là vin vào chuyện người dân khiếu kiện sai để tìm cách “xiết” hoạt động này lại. Ví dụ, UBND TP. Hà Nội cho rằng: “Năm 2012, trong 23.629 đơn thư khiếu nại-tố cáo có nội dung chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng, giao đất nông nghiệp, chỉ có 12% khiếu nại đúng, 14% khiếu nại có đúng, có sai, còn lại có tới 70% khiếu nại sai”. Quan chức coi đây như một “thực tế đáng lo ngại”, và từ đó, có ý kiến là phải tìm kiếm chế tài cụ thể để xử lý các trường hợp khiếu nại-tố cáo sai sự thật. (nguồn: Hà Nội Mới, 13/4/2013)
Ở đây, xin các bạn chú ý: Nếu tố cáo sai sự thật (tức là bịa đặt người khác phạm tội), theo luật pháp Việt Nam hiện hành, người tố cáo có thể phải chịu hình phạt cho tội vu khống. Nhưng với khiếu nại, kiện tụng, không nền luật pháp tiến bộ nào lại quan niệm đó là “thực tế đáng lo ngại” do người dân gây ra và cần chế tài xử lý. Nếu có vấn đề gì nghiêm trọng với việc khiếu nại xảy ra nhiều quá, thì vấn đề đó nằm ở chỗ chính quyền: Họ đã làm gì, đã ra quyết định hay chính sách gì sai lầm để khiếu nại tràn lan? (Theo định nghĩa của Luật Khiếu nại-Tố cáo 2011, khiếu nại hiểu nôm na là công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước).
Thực tế đáng lo ngại ở đây là: 1. Pháp luật chưa được sử dụng như một công cụ hiệu quả để bảo vệ người dân; 2. Nhận thức chính trị yếu kém của quan chức Nhà nước.
Hãy biết bảo vệ mình! Còn bạn, những lúc bạn hoặc người thân của bạn dính líu vào tranh chấp, mâu thuẫn, hay cảm thấy quyền lợi chính đáng của mình bị thiệt thòi, đã bao giờ bạn thử nghĩ tới chuyện đi kiện chưa? Bạn hãy quan niệm đó là một việc bình thường để tự bảo vệ mình và bảo vệ người có liên quan. Có khi chỉ đơn giản như là trường hợp ba sinh viên Đại học Luật TP.HCM mới đây đã gửi thư yêu cầu Đoàn trường xin lỗi họ vì hành vi xâm phạm bí mật đời tư (tự tiện công bố kết quả học tập của hai sinh viên lên mạng), và nếu Đoàn không chịu xin lỗi, họ sẽ kiện.
Đây là một câu chuyện có thật, để các bạn tham khảo: Một nữ nhân viên văn phòng 29 tuổi ở Hà Nội cho biết, chị nhớ như in nỗi xấu hổ của mình vào năm thứ ba đại học, khi chị là sinh viên duy nhất trong lớp thi trượt một môn chuyên ngành. Điều này được giáo viên bộ môn thông báo công khai trước hơn 100 sinh viên của lớp và những tràng cười nhanh chóng lan đi khắp cả khoa, vì môn đó được cho là rất dễ, tưởng như ai thi cũng đỗ.
Đặt sang một bên những chuyện như “sự tế nhị”, “phép lịch sự”, “tâm lý sư phạm” v.v. thì cái đáng nói ở đây là ý thức về quyền riêng tư: Người dân Việt Nam gần như không có khái niệm về nó, nên nhiều khi vô tư vi phạm quyền riêng tư của người khác và cũng không có ý thức bảo vệ sự riêng tư của bản thân mình. Và chúng ta lại càng chưa biết, chưa nghĩ đến việc dùng đến công cụ luật pháp để “đòi lại công bằng cho bản thân”, khi quyền ấy cũng như nhiều quyền khác bị xâm phạm. Nhưng lỗi không hoàn toàn thuộc về chúng ta, bởi thực tế là chính quyền đâu có thích chúng ta đi kiện, “làm xấu hình ảnh đất nước”.
'Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản'
Trong thực tế nhiều năm qua đến nay được là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được làm việc trong bộ máy chính quyền Việt Nam thì đó là cơ hội lớn để thăng quan tiến chức nhằm có nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Vậy mà nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng lại tuyên bố từ bỏ Đảng, chứng tỏ anh rất dũng cảm.Tôi sinh năm 1967, kém Phạm Chí Dũng một tuổi, nhưng tư cách của anh rất xứng để tôi coi anh là bậc đàn anh.
Làm anh khó lắm, vì làm anh thì phải làm gương về nhiều mặt. Anh xứng đáng là tấm gương của tôi.
Hành động dũng cảm ra khỏi Đảng Cộng sản của anh làm cho tôi có thêm nhiều sự hứng khởi, dũng cảm.
Vào ngày nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, nhà báo Phạm Chí Dũng ngậm ngùi nói với tôi là anh ấy rất tiếc thương bác Võ Nguyên Giáp.
Anh Phạm Chí Dũng có tâm sự một điều ước, anh ấy nói với tôi rằng là anh ấy cầu nguyện linh hồn đại tướng Võ Nguyên Giáp linh thiêng phù hộ độ trì anh để cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
Vào ngày 22/12/1944, nhận lệnh của chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đã tập hợp 34 chiến sĩ cách mạng dưới gốc đa Tân Trào để thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.
Đó chính là tiền thân của Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hoàn cảnh bây giờ của Việt Nam không nhất thiết là phải có đủ 34 người mới trở lại gốc đa Tân Trào xưa để tuyên thệ.
Nhiều nơi khắp 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam có nhiều gốc đa lắm. Không có gốc đa thì có gốc bồ đề, gốc me, gốc mận, gốc ổi, gốc mít, gốc sầu riêng, gốc vú sữa, gốc xoài, gốc cây gì gì đó cũng được.
Tôi nghĩ, nếu anh Phạm Chí Dũng ra lời kêu gọi thành lập một tổ chức gì đó tương tự như đội quân tuyên truyền giải phóng năm xưa thì sẽ có ít nhất là 340 người, nhiều có thể là 3400 người và hơn nữa tham gia.
Tôi xin gợi ý cho anh Phạm Chí Dũng nên sớm thành lập Liên minh Dân chủ - Nhân quyền – Yêu nước Việt Nam.
Trong những năm gần đây anh rất tích cực hoạt động, viết bài cổ động cho những hoạt động vì dân chủ, nhân quyền, yêu nước của người Việt Nam.
Một cây làm chẳng nên rừng, nhiều cây hợp lại là thành rừng.
Một chiếc đũa dễ bẻ gãy, một bó đũa khó bẻ gãy.
Tôi nghĩ đã đến lúc mọi người, mọi nhóm hoạt động dân chủ, vì quyền con người, yêu nước Việt Nam hãy sớm đoàn kết lại.
Cần phải liên minh để hợp tác tốt hơn nhằm diệt tệ nạn tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, cản trở sự phát triển của dân tộc do một lực lượng không nhỏ quan chức chính quyền và Đảng cấu kết với nhau trục lợi đè nén nhân dân tạo nên.
'Tôi muốn làm ngược lại' Riêng tôi bây giờ lại muốn làm ngược lại 180 độ với nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng.
Anh xin ra khỏi Đảng thì tôi lại muốn xin vào.
Tôi muốn vào không phải là để tìm kiếm danh lợi cho bản thân mà hoàn toàn là vì tôi muốn cống hiến cho dân tộc Việt Nam.
Tôi muốn vào để giúp Đảng tiếp tục cải cách. Từ khi Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cải cách kinh tế Việt Nam năm 1986 đến nay công cuộc này vẫn còn nửa vời, thiếu triệt để, thiếu toàn diện, mới chỉ ở phần ngọn.
Cải cách tư duy nhận thức mới là cải cách ở phần gốc rễ.
Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện xã hội Việt Nam và lấy hệ lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin làm nền tảng lý luận cơ bản chủ yếu để tư duy lãnh đạo.
Nhưng lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin lại sai lầm và thiếu sót rất nhiều.
Một số chúng tôi đã chắt lọc toàn bộ tinh hoa của hệ lý luận chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê Nin và nhiều tinh hoa của các chủ thuyết khác cùng với nhiều sự sáng tạo mới của chúng tôi để viết ra một hệ lý luận mới có tên là hệ lý luận Chủ nghĩa Cộng đồng.
"Nếu được làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, trong 11 tháng tôi sẽ làm cho bộ mặt dân tộc Việt Nam thay đổi "
Ông Lê Thăng Long (bìa phải)
Nếu được làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản, trong 11 tháng tôi sẽ làm cho bộ mặt dân tộc Việt Nam thay đổi rất nhiều.
Tôi xin được giới thiệu công khai, rộng rãi kế hoạch cải cách Việt Nam của tôi cho toàn thể đảng viên cộng sản, công chức chính quyền, người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế tham gia phản biện tưng bừng.
Dù Đảng Cộng sản và chính quyền quảng bá rầm rộ chương trình tái cấu trúc nền kinh tế nhưng từ năm 2011 Việt Nam có hơn 100 ngàn doanh nghiệp bị ngưng hoạt động, giải thể, phá sản, nền kinh tế dần đi đến bế tắc và khủng hoảng lớn.
Nếu tôi được làm Tổng bí thư thì chỉ trong vòng 11 tháng tôi sẽ tái cấu trúc xong toàn diện nền kinh tế Việt Nam.
Tôi đã lập kế hoạch để chỉ trong 10 đến 20 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 50 quốc gia giàu nhất thế giới, từ 20 đến 30 năm Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Hiện nay trên thế giới có gần 200 quốc gia, Việt Nam vẫn còn là một trong 50 quốc gia nghèo nhất thế giới.
Tôi muốn nói rất nhiều, viết ra rất nhiều, cống hiến rất nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam nhưng từ những năm qua đến nay tôi bị chính quyền ngăn cản.
Họ đã bắt giam tù oan, xử án oan tôi 5 năm tù giam và nay tôi ra tù nhưng vẫn bị quản chế ba năm.
Chỉ vì hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam mà tôi bị đi tù.
Tôi mong toàn thể đồng bào trong nước và ngoài nước cùng bè bạn quốc tế hãy cùng bảo vệ quyền con người chính đáng của tôi, xin hãy tạo điều kiện cho tôi được cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.
Lời cuối bài viết này, tôi xin kêu gọi toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, công chức chính quyền hãy học theo tấm gương đạo đức, dũng cảm của nhà báo yêu nước Phạm Chí Dũng.
Những ai còn lương tâm, còn lòng tự trọng hãy đừng đứng cùng hàng ngũ với những kẻ tham nhũng và phản bội lại lợi ích của nhân dân Việt Nam.
Những ai không ra khỏi Đảng Cộng sản như nhà báo Phạm Chí Dũng thì xin hãy làm cuộc cải cách triệt để, toàn diện trong Đảng, trong bộ máy chính quyền để chống tham nhũng, lãng phí, cản trở sự phát triển của dân tộc một cách mạnh mẽ, thẳng tay.
Đã đến lúc dân tộc Việt Nam cần trỗi dậy để sớm trở thành cường quốc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Lê Thăng Long, hiện bị quản chế tại gia ở Việt Nam sau vụ xử đầu năm 2010 cùng các ông Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung.
Lê Thăng Long
Biểu tình ở Thái lan: Những điều chúng ta nên biếtCó nhiều bạn viết thư hỏi thăm và hỏi tại sao không thấy tôi viết về chuyện biểu tình ở Thái lan, một sự kiện đang nóng trên các mặt báo. Có lẽ cũng vì đa phần báo nhà nước Việt nam bây giờ cũng thừa nhận biểu tình của Thái lan là chuyện bình thường, không gây ra xáo trộn xã hội như trước họ vẫn thường tuyên truyền. Vả lại cuộc sống ở đó vẫn diễn ra bình thường, theo lối việc ai nấy làm và mọi người đều tôn trọng quyền đã được pháp luật bảo hộ.
Sự bất ổn của chính trị Thái lan đã mang tính chu kỳ. Trong gần mười năm trở lại đây, mỗi chính phủ chỉ tồn tại không thời gian trên dưới 2 năm nghĩa là chỉ bằng nửa thời gian hạn định. Khi ấy các lực lượng đối lập tìm mọi cách, mọi lý do để mở các cuộc biểu tình chống chính phủ với mục đích nhằm hạ bệ đảng cầm quyền. Buộc Thủ tướng phải giải tán Quốc hội để tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội mới. Nói cho đúng thì cũng chỉ là chuyện tranh giành quyền lực giữa 2 phe đảng chính trị.
Thực ra cuộc biểu tình chống chính phủ Thái lan lần này đã được nhen nhóm cách đây chừng 4 tháng. Nhưng có lẽ thời điểm phát động biểu tình không đúng thời cơ nên ngòi nổ của cuộc biểu tình được châm nhưng không bắt lửa. Đó là lý do vì sao cuộc biểu tình chống chính phủ ở công viên Lumphini trung tâm Bangkok kéo dài hang tháng với số người tham gia thưa thớt. Điều đó cho thấy, sự căm ghét chính quyền dù luôn thường trực trong lòng đa số người dân, nhưng không dễ mà phát động được biểu tình, nếu lòng dân chưa tích tụ đủ sự phẫn nộ. Và cái đó chưa đủ để cho họ thấy cần thiết phải quan tâm và biểu thị.
Nhưng cho dù giác ngộ chính trị của người dân cao đến mấy thì vai trò của các tổ chức chính trị là điều kiện đủ buộc phải có. Không thể có các cuộc biểu tình với quy mô lớn nếu không có sự chuẩn bị chu đáo và tổ chức một cách khoa học. Nếu không có sự chuẩn bị và tổ chức tốt thì việc tập trung thành đám đông chỉ là việc tụ tập đông người như ở Việt nam. Với sự có mặt của vài ba trăm người với một số khẩu hiệu, băng rôn tuần hành với cự ly 4-5 km rồi giải tán thì chắc chắn sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Vì đã nói đến biểu tình thì ngoài yếu tố đông người thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là vấn đế thời gian. Có nghĩa là phải kéo dài trong một thời gian. Có như vậy mới có tác dụng gây áp lực.
Ở Thái lan nói riêng hay các nước dân chủ nói riêng quyền biểu tình được ghi nhận trong hiến pháp và được pháp luật bảo hộ. Nghiêm cấm chính quyền có các hành động cản trở quyền biểu tình trong ôn hòa của công dân đưới mọi hình thức, ngược lại chính quyền phải tạo mọi đièu kiện cần thiết như các dịch vụ công cộng liên quan như điện, nước, nhà vệ sinh, các dịch vụ y tế khám chữa và cấp cứu người bị nạn v.v…
Điều mà ít người biết đến, đó là người biểu tình nếu gặp tai nạn vì tham gia các cuộc biểu tình có yếu tố chính trị sẽ được hưởng những khoản bồi thường rất lớn từ chính phủ. Cụ thể: Chết do xung đột được trợ cấp 7.960.000 baht tương đương 270.000 USD, bị thương nặng khoảng 2.000.000 baht (70.000 USD), bị thương nhẹ 200.000 baht (6.500 USD)…
Một mặt khác, người tổ chức phải đảm bảo các điều kiện cần thiết khác cho người biểu tình như lều tránh nắng, ghế ngồi, chỗ ngủ và phục vụ ăn uống miễn phí với thức ăn và đồ uống đa dạng phục vụ mọi đối tượng 24/24 h. Ngoài ra là các thiết bị càn thiết cho người biểu tình trong việc đối phó với tình huống cảnh sát sử dụng lựu đạn cay, vòi rồng như kính bảo hộ, khẩu trang, nước uống và thuốc các loại v.v…Mọi chi phí do người tổ chức đảm nhiệm cộng với sự hảo tâm của các cá nhân và các tổ chức khác ủng hộ. Kami
0 nhận xét:
Đăng nhận xét