Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Bài viết hay(744)

Tôi có một anh bạn cũng có hoàn cảnh tương tự như nhà văn Phan Nhật Nam: bản thân anh là một sĩ quan VNCH trong khi cha và anh ruột lại là sĩ quan VC ! Ngày anh còn trong "tù cải tạo", ai cũng nghĩ cha và anh sẽ "bảo lãnh" cho anh ra sớm; ai dè cha và anh viết thư khuyên anh "hãy cố gắng học tập tốt để trở thành con người mới XHCN" nên anh tuyên bố "từ" cha và anh luôn! Ra tù, anh về nhà mới biết vợ anh đã bị thằng công an khu vực "cuỗm" nên anh buồn mà ra sức tìm cách vượt biên và may mắn thoát qua Mỹ.  Có lần tôi chọc anh nổi giận: Có cha và anh ruột là sĩ quan, cán bộ VC thì sao anh không về VN một lần xem có làm giàu được không chứ làm cu li cho Mỹ thì khó khá nỗi ! Anh văng tục chửi thề tá lả hột sen rồi làm cho tôi một trận thiếu điều "tá hoả tam tinh": ĐM., thoát được VC qua đây là mừng thấy mẹ rồi mà vác đầu về làm con cá nằm trong rọ thì có phải là ngu không hả? Mày thích làm con cá nằm trên thớt cho tụi nó tha hồ chặt chém làm mấy khúc thì mày về đi chứ đừng rủ rê, xúi giục ai hết! 27 năm qua, tao ngủ mà còn nhiều đêm nằm mơ thấy thằng quản giáo bằng tuổi em tao hăm he: Mấy thằng Ngụy này được chính phủ cách mạng khoan hồng nhân đạo cho đi "học tập cải tạo" là phải biết ơn Đảng!  Nếu đứa nào ngoan cố là nó không hề tiếc 1 viên đạn để bón phân cho cây rừng... Anh tuyên bố thẳng thừng: Nếu có ngày nào đó "đổi đời" lần nữa, tao sẽ cầm súng kê vào màng tang của VC mà bắn không run tay chứ không còn nghĩ tụi VC là "đồng bào", "anh em" gì nữa mà phải "nhân đạo" với tụi nó ! Thấy anh nổi giận, tôi hoảng hồn mời anh uống ly cà phê sữa đá cho nguôi cơn nóng giận! 
TIME đã bình chọn Giáo Hoàng Francis là  NHÂN VẬT NỔI BẬT NĂM 2013 - Person of the Year 2103
http://www.poynter.org/wp-content/uploads/2013/03/time-pope-francis.jpg 
Thói hôi của và sự xuống cấp đạo đức
Bia ở Việt Nam
"Nếu biết xấu hổ về vụ cướp bia, thì còn nhiều thứ khác đáng để xấu hổ mà trong đó nhiều người lên án, phê phán, chê trách cũng đang thực hiện rất hồn nhiên hàng ngày."  Lý Phi
Gần đây truyền thông liên tục bình luận hiện tượng người dân đổ xô cướp bia của một chiếc xe tải bị tai nạn ở Biên Hòa, coi đó là điểm nóng của sự xuống cấp trầm trọng về đạo lý, cùng với phản ứng bất bình, phẫn nộ, bức xúc, xấu hổ là người dân Việt nam hiện tại.
Chuyện này không lạ mà là chuyện thường ngày. Đa số các sự việc đã diễn ra tương tự cũng có những hành động hôi của tương tự.
Không chỉ việc hàng hóa bị cướp trong tai nạn giao thông mà các tai nạn khác cũng không tránh khỏi. Hỏa hoạn, cháy nhà, cháy chợ, rơi tiền.. đều bị hôi của mà không bị gọi là sự bất thường ở xã hội Việt nam vài chục năm trở lại đây.
Phải chăng phản ứng trên cũng chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi.
Đa số người Việt nhận định vì dân trí thấp nên họ hồn nhiên phạm tội mà không biết, hồn nhiên bộc lộ những thói xấu của con người một cách cũng thật… hồn nhiên.
Nhưng không phải vậy, cuộc sống lo toan cơm áo hàng ngày, lo xa cho tương lai con cái trong xã hội bấp bênh về phúc lợi, khó khăn kinh tế, lo cho lợi ích bản thân quá nhiều so với cộng đồng nên thành nếp “văn hóa hồn nhiên”.
Nhiều kiểu hôi của Một xã hội mà nhan nhản hành chính lộ, phí lộ, học lộ, xin việc lộ, thăng quan lộ, bệnh lộ… Thậm chí người có quyền hạn “hôi của” trên tai nạn người khác bằng những thủ đoạn lặp lại trong bệnh viện, trong xử lý hồ sơ… kể cả “hôi” hàng cứu trợ bão lụt, tiền từ thiện cũng rất hồn nhiên thì liên quan gì đến dân trí thấp.
Nhiều án tham nhũng quan chức bị phát hiện và xử án cũng chỉ là hiện tượng “trời kêu ai nấy dạ” chứ không có tính răn đe, không giảm, mà chỉ là bài học để những người đương quyền đối phó chặt chẽ hơn.
Những người có quyền, đang điều hành doanh nghiệp nhà nước thì biến những hóa đơn VAT thừa thãi ở xăng dầu, vật liệu xây dựng, chi phí khác… làm hợp đồng chênh lệch giá, biến thành tiền cá nhân mà không cần biết doanh nghiệp đó lời hay lỗ.
Việc mua bán bố trí chức vụ nhiều hơn mức cần thiết, lũy tiến điền vào chổ trống khi ai đó về hưu trong doanh nghiệp nhà nước, trong cơ quan hành pháp, xét cho cùng cũng là một sự “hôi của” rất hồn nhiên và gánh nặng nợ hoặc hoàn vốn này cũng dành cho cộng đồng gánh chịu.
Người ta thảo luận trên mạng cộng đồng hỏi xin việc này chức nọ với số tiền cụ thể và bao giờ hoàn vốn ngoài lương cũng rất hồn nhiên.
Thậm chí cái gọi là văn hóa bìa thư hàng ngày cũng trở thành hồn nhiên và còn được lèo lái là sự bôi trơn.
Vì vậy đừng đổ lỗi cho nhận thức hay dân trí mà nên nhận định việc làm xấu hổ đó đã thành một thói quen hàng ngày trong đời sống ở Việt nam hiện tại.
Nếu biết xấu hổ về vụ cướp bia, thì còn nhiều thứ khác đáng để xấu hổ mà trong đó nhiều người lên án, phê phán, chê trách cũng đang thực hiện rất hồn nhiên hàng ngày.
Một bài toán quá khó để thay đổi quốc nạn văn hóa đạo đức liên quan đến kinh tế của người Việt nam hiện tại.
Bé Phương Uyên thiệt là hết ý!
Vũ Thế Phan (Danlambao) - “Người vào đoàn, đảng cs giống hệt chuột hăm hở chui vào bẫy. Nỗi éo le của chuột lâm nạn là nhờ bị mắc kẹt trong bẫy mới biết miếng mồi nhử ‘quang vinh’ vốn toàn hình và chữ được trang trọng vẽ, viết bằng máu của vô số đồng bào chuột!”
*Chuyện cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị buộc thôi học, theo tôi nghĩ, là điều ai cũng đã tiên liệu ngay sau bản án tù treo áp đặt lên đôi vai bé bỏng của Bé, nhất là sau khi Bé tự bào chữa và hùng hồn tuyên bố trước vành móng ngựa công khai kín mít: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đcs không phải chống phá Đất nước, Dân tộc”. Câu tuyên bố này khác gì chọc thẳng vào tim gan, phèo phổi những ôông mệ manh tâm cào bằng đảng cs và Tổ Quốc đang chễm chệ trên kia! Mức án 3 năm tù treo cọng 50 tháng thử thách phi lý trong ngày 16-08-2013, tráo danh khoan hồng, dành cho Phương Uyên, bộc lộ rõ rệt động thái vớt vát lòng tự ái cộng sản cố hữu của Tòa phúc thẩm Long An = đcs Việt Nam. Tôi không tin rằng đòn đánh dưới thắt lưng của đcs Việt Nam lại làm nao núng bé Phương Uyên (1): Sự cùng tất biến. Tôi xác tín, cái rủi nho nhỏ bị đuổi học này nhất định sẽ là mầm may mắn to lớn cho Bé trong những ngày tháng tới. Mầm may mắn này sẽ ra sao, một phần là do Lề Dân trong lẫn ngoài nước, trong đó sẽ có chút đóng góp cụ thể của tôi - Vũ Thế Phan, ươm từ hôm nay và ngay bây giờ. Bé Phương Uyên rất xứng đáng đón nhận sự đóng góp thiết thực trong hoài bão ươm mầm này.
Nguyễn Phương Uyên là thành viên tích cực của đoàn Tncs thành Hồ từ sáu năm qua, thì theo lẽ nhân văn phổ cập, theo tinh thần tương trợ đội đoàn được ghi rõ trong nội quy, khi Bé bị buộc thôi học, đoàn Tncs phải tìm mọi cách để bảo vệ đến cùng quyền lợi luật định của đoàn viên Nguyễn Phương Uyên, chứ sao lại ngậm tăm đồng lõa với bất công, bạo quyền? Mới hay, muốn biết nghĩa tình đồng chí cs keo sơn nhường nào thì chỉ việc vất ra một khúc xương và một miếng thịt, ắt rõ!
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị buộc thôi học tức Bé không bao giờ có bằng Đại học xhcn về Công nghệ Thực phẩm nhưng Bé đã có bằng Tiến Sĩ Nhân Phẩm và bằng Tiến Sĩ Nhân Dân không lủng lẳng cái đuôi xhcn.
Thủ bút của cựu đảng viên đcs Việt Nam Lê Hiếu Đằng phản đối việc ngài hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn đuổi học SV Phương Uyên
Bằng Đại Học Công Dân Yêu Nước của SV Phương Uyên
Thành viên Nguyễn Phương Uyên bỏ đoàn Tncs, đồng nghĩa Phương Uyên không thể có chứng chỉ ‘phấn đấu học và làm theo gương Pác Hồ’ hầu bước đầu trở thành đảng viên loong toong trung kiên, chấp hành lệnh trên theo bản năng vì đặc quyền, đặc lợi manh mún, nhưng Bé đã có ngay bằng Đại Học Công Dân Yêu Nước tri hành hợp nhất, thứ thiệt 100% mà chẳng cần bất cứ con dấu đỏ nổi hay chìm nào!
Thủ bút bỏ đoàn Tncs của Phương Uyên, ngay trong Ngày QTNQ 10-12-2013
Người vào đoàn, đảng cs giống hệt chuột hăm hở chui vào bẫy. Nỗi éo le của chuột lâm nạn là nhờ bị mắc kẹt trong bẫy mới vỡ toét ra rằng miếng mồi nhử ‘quang vinh’ vốn toàn hình và chữ được trang trọng vẽ, viết bằng máu của vô số đồng bào chuột!
Tâm trạng của người bỏ đoàn, thoái đảng cs - công khai hay thầm lặng, tương tự tâm trạng cặp vợ chồng dày nghĩa mỏng tình, đồng sàng dị mộng: Bỏ thì vu vơ lo sợ, ở thì ngấm ngầm khổ đau. Phải dũng cảm lắm mới dứt khoát chọn giải pháp ly dị! Người ngoài cuộc dẫu có là ‘thánh Làng Sen’ cũng không tài nào thấu được, nên chi theo tôi, khi được tin Bỏ đoàn, Thoái đảng của thành viên cs kế tiếp nào đó thì chỉ cần biết vậy thôi, với chút cảm thông là đủ. Sự cảm thông thành lời được, tất nhiên là tốt. Không cảm thông được song cố gắng tự kiềm chế giữ im lặng, lắm khi lại hay hơn, vả lại như thế cũng chẳng ai sảng đến độ bảo mình câm. Tôi chẳng dám nói tới hai chữ cảm thông với chư vị nhà báo, công an mạng hay dư luận viên, vì tôi thông cảm hoàn cảnh ngày ngày họ tự đắp thêm nghiệp dĩ lúc hành nghề ăn ngược nói xuôi, có nói không không nói có, thậm chí ngậm máu phun người, miễn sao cho vừa lòng bè bề trên táng tận lương tâm ẩn mặt nhưng ai ai cũng tỏ tường, bởi thế cho nên dân gian thời đại Hồ Chí Minh - vĩ nhân sống mãi trong quần chúng ta, đã nẻ ra câu “lương tri vì lương tháng mà ngáng lương tâm”. Ngoài ra, tôi cũng thông cảm và hơn thế nữa, chân thành muôn muôn năm luôn các anh chị ‘bạn dân’ đã can trường mở chiến dịch rưới Mắm Tôm lên cái ghế Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà CH xnch Việt Nam mới may mắn giành được cách đây đúng 1 tháng 2 ngày (12-11-2013), ngay trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2013! Ừ, Việt Nam xhcn ta đã có rất nhiều cái Nhất, vậy phát kiến rưới Mắm Tôm lên Nhân Quyền độc nhất vô nhị năm nay ta cứ mệnh danh là Nhân Quyền Mắm Tôm cho Me-sừ Ma Xó Gu-gồ dễ ghi tâm khắc cốt đời đời!
* Cách dùng ngón tay chấm máu của mình hòa với nước để viết lên vải trắng mấy chữ trong bức hình số 2 nêu trên, cách rưới Mắm Tôm lên ghế Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà đcs Viêt Nam mới giành được, Phương Uyên (2) và các ‘bạn dân’ đã vô tình làm tôi nhớ lại lời tuyên bố của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, ngày 16-06-1949:“Đã đến giờ phút phải chấm dứt bao nỗi thống khổ của cả một dân tộc… Hể chúng ta bỏ óc tư kỷ, quyết chí hy sinh mà hành động để dân tộc ta được hưởng sự đối đãi theo công lý và bình đẳng về mặt quốc tế, về phương diện xã hội và về sự phân phó nhiệm vụ, thì chúng ta thật đã góp nhiều vào công cuộc gây dựng hạnh phúc cho dân tộc… Trước những hy sinh không bờ bến của toàn dân Việt Nam trong bao lâu nay, một chủ nghĩa hay một cá nhân dù đáng tôn trọng đến bực nào đi nữa, suy cho kỹ, cũng không đáng kể vào đâu.” (3).
Bắc Kỳ 9 nút_Bắc Kỳ 2 nút
image
Bắc Kỳ 2 nút
“Anh hãy đi cho khuất mắt tôi, các anh đeo dai như con đỉa. Chúng tôi đã sợ các anh quá rồi! Hai mươi mốt năm trước, chúng tôi đã phải bỏ cả nhà cửa làng xóm để chạy xa các anh vào đây, vậy mà bây giờ các anh vẫn lại theo bám, không buông tha!”
Đó là lời người con gái ở Hố-Nai Biên-Hòa (bắc kỳ 9 nút) nói với tên bộ đội (bắc kỳ 2 nút) khi hắn theo tán tỉnh cô sau 30-4-1975. Cô là thế hệ thứ hai của một gia đình di cư vào Nam sau 20-7-1954. Tội nghiệp cô gái bắc kỳ! Chúng tôi, những người lính thời ấy, trách nhiệm thế nào với nỗi nghẹn ngào cay đắng này của cô?
image
Note: Một số hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Ván bài thắng ngược! Tại sao con số 9 nút (1954) lại thua con số 2 nút (1975)? Cái gì khiến cô gái bắc kỳ này lại sợ tên bộ đội bắc kỳ kia? Trải nghiệm thực tế, đơn thuần trong sinh hoạt xã hội của “bác” Hồ trước và sau những năm 1975 để giải mã những nguyên nhân căn bản khiến con số 9 nút phải thua con số 2 nút:
image
Bắc Kỳ 9 nút
Ở năm thứ 5 của đời tù tội, lần đầu tiên mẹ tôi đi thăm tôi ở trại Ba-Sao Nam-Hà, quà cho tôi thật khiêm tốn, trong đó có hai hộp sữa đặc là đáng quý nhất. Tôi nói đường xá xa xôi, mẹ mang làm chi hai hộp sữa này cho nặng, thì mẹ tôi cho biết bà mua ở Hà-Nội khi đi ngang qua. Chia tay, tôi ôm hai hộp sữa vào lòng, nghĩ tới chiều nay có được cái “ngọt ngào của cuộc đời", cái ngọt ngào đã biến mất trong suốt hơn 5 năm trong đời tù đày, mà đôi chân tôi bước đi khấp khểnh, cao thấp như đang ở trên mây.
image
Thế nhưng, trời sập rồi! cái đinh vừa đâm lút vào hộp sữa thì một dòng bùn đen túa ra, tôi mềm người rũ gục như một tàu lá úa. Ngồi cạnh tôi, người bạn thân trong tù đang chờ được chia xẻ, đôi mắt trợn tròn rồi rủ xuống như muốn khóc! Bóc nhãn hiệu ra, thấy cạnh hộp sữa có một vết hàn. Như thế là người Hà-Nội đã tinh vi sáng tạo: rút ruột sữa ra, bơm bùn đen vào rồi hàn lại. Quả thật (mẹ tôi), Bắc Kỳ 9 nút đã thua Bắc kỳ 2 nút!
image
“Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Tôi đã học cái văn hóa đó ở nhà trường. Ở nhà, trong hoàn cảnh nghèo, mẹ tôi thường nhắc nhở anh em chúng tôi phải luôn giữ cái chất “bần tiện bất năng di” ấy. Đó là cái nhân cách căn bản được giáo huấn ở học đường miền Nam Việt-Nam, ở cái đất nước mà con người hiền hòa, chân chất, đơn thuần, vô tư không ôm hận thù, không biết cướp bóc, lừa bịp, đểu cáng vv. Đó chính là cái đất nước ở phía sau vĩ tuyến 17 kia.
Còn ở miền Bắc, cái đất nước trước vĩ tuyến 17 thì sao? Người ta dạy nhau cái gì ở nhà trường và ngoài xã hội? Người ta dạy nhau rằng “bần cùng sinh đạo tặc”. Hậu quả là sau 30- 4-1975, người Bắc Kỳ, tay cầm dao, tay cầm súng, tràn vào miền Nam điên cuồng giết người cướp của, hành động của “kẻ dã man thắng người văn minh” mà nhà nữ văn sĩ C/S Hà-Nội  Dương Thu Hương đã nhận xét.
image
Sự thật đã chứng minh “con người ít nhiều là sản phẩm của xã hội”, vậy thì xã hội man rợ tất nhiên sản xuất ra con người dã man. Từ cái bản chất dã man này, tự nó, sinh ra tệ trạng sinh hoạt đầy tính chất nguy hiểm, độc ác, gian manh, quỷ quyệt khó lường v.v. Đó là kết quả tất yếu không cần lý giải.
Chỉ có một mẩu cá khô lấy trộm trong khi vận chuyển lương thực, ông chiến hữu của tôi miệng phải ngậm miếng cá đó, cổ đeo cái bảng viết hai chữ “ăn cắp”, đứng trước cổng trại suốt ba ngày! Miếng ăn quý hơn mạng người! Ông ngục sĩ Nguyễn-chí-Thiện khi còn sống đã nói rằng: “miền bắc thắng miền nam là do chế độ lương thực tem phiếu”. Ông đúng hay sai? Đây là câu trả lời: “Em xin anh, chúng em mà nói trên đài thì ở ngoài kia, cha mẹ và vợ con em sẽ bị cắt hộ khẩu, họ sẽ chết đói!”. Đó là lời của ba tên tù binh bị bắt trong trận đánh cuối cùng ở Long-Khánh.
image
Tôi còn nhớ, ngày 3/9/1978, ngày giỗ “bác” Hồ của nhân dân bắc kỳ (2 nút), tại trại giam ở Yên-Bái, địa danh có cái tên nghe rợn người: “Ma thiên lãnh!”, tù nhân được nghỉ một ngày để chuẩn bị làm giỗ “bác”. Bàn thờ được trải khăn đỏ, sau bàn treo lá cờ to, trên bàn có hình “bác”, trước “bác” đặc biệt có một mâm hoa quả bằng hình vẽ mà trước đó, nguyên một ngày, ông tù nhân Lê-Thanh, họa sĩ kiêm điêu khắc gia có tiếng trong quân đội miền Nam “thua cuộc”, đã phải vẽ trên cả chục bản để ông cai tù trưởng trại lựa chọn.
Sau khi đã nhuần nhuyễn nói về tài thao lược và đạo đức của “bác”, trưởng trại để ý thấy tù nhân xì xầm về bức họa trái cây kia, ông bèn rất là trân trọng và tự tin nói rằng: “bác thường dạy “trong đấu tranh gian khổ, tính chất khắc phục là quan trọng”, cho nên khả năng “biến không thành có, biến khó thành dễ” là thành tích luôn được biểu dương, khen thưởng”!
Giỗ “bác” hôm nay, “bác” được ăn hoa quả giấy. Quả nhiên gậy “bác” đập lưng “bác”! Phần tù nhân, nghe xong chỉ thấy họ lặng im. Tôi đoán họ đang nghĩ đến nhờ ngày giỗ “bác”, bữa ăn trưa nay được tăng thêm trọng lượng.
image
Ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) nằm cạnh tôi kể chuyện anh: “Bọn công an (bắc kỳ 2 nút) cùng người giúp việc nhà anh, là chị đã xin nghỉ việc vài ngày sau 30/4/1975, đạp cửa bước vào và lớn tiếng hỏi anh: “lương lính, quân hàm thiếu tá, một tháng anh lãnh bao nhiêu? Anh trả lời chỉ vừa đủ sống cho hai vợ chồng và năm đứa con. Tên công an quát lớn: chỉ đủ sống thì làm sao anh có cái nhà to thế này? Đây là anh đã lấy của nhân dân, vậy bây giờ anh phải trả lại cho nhân dân. Anh có ba ngày để dọn ra khỏi căn nhà này.”
Một hơi thở dài, rồi một cơn ngủ thiếp của một ngày “chém tre, chặt gỗ trên ngàn, hữu thân, hữu khổ phàn nàn cùng ai” của ông chiến hữu (bắc kỳ 9 nút) đã thay cho phần kết của chuyện kể mà tôi thiển nghĩ, những người dân miền Nam, cái đất nước ở sau con sông Bến-Hải kia đều đã biết cái số phận căn nhà đó ra sao.
image
Những ngày vừa qua, nhân lễ kỷ niệm 50 năm anh em Tổng Thống Ngô-đình-Diệm bị sát hại, vài đài truyền hình có chiếu lại hình ảnh của gần một triệu người bắc kỳ (9 nút) bồng bế, gồng gánh, mang theo những chổi cùn, rế rách, luộm thuộm dắt díu nhau lên con tàu “há mồm” xuôi nam. Sau đó họ được định cư ở những vùng xa, vùng xâu, hoang vu hẻo lánh, lập nghiệp. Mơ ước cư ngụ ở giữa thành phố ồn ào, xôn xao, đối với họ chỉ là hoài bão.
Thế còn 30-4-1975, bắc kỳ (2 nút) xuôi nam thì sao? Vai đeo súng, tay cầm dao, nghênh ngang tràn vào thành phố cướp của, lấy nhà, chiếm đoạt, chễm chệ ở trong những căn nhà lớn ngay giữa thị thành. Áp đẩy khổ chủ đến vùng xa, vùng sâu có tên gọi là “kinh tế mới”! Cái tư thế “chễm chệ” kể trên, mỗi ngày một phát triển lớn, tới độ, bây giờ 38 năm sau, gần như toàn thể những thành thị ở miền nam, trên những đường phố lớn, trong những căn nhà to, chủ nhân đều là bắc kỳ (2 nút). Như vậy, chẳng phải rõ ràng bắc kỳ (2 nút) không những chỉ thắng bắc kỳ (9 nút), mà còn thừa thắng xông lên, áp đảo luôn cả những nam kỳ chủ nhà, không nút nào hay sao?
image
Tên công an chính trị viên, phó trại giam, tốt nghiệp viện triết học Marx, trong đối thoại về chủ nghĩa Cộng-Sản, hỏi tôi rằng “chân lý có thay đổi không?” Tôi trả lời: “đã là chân lý thì không thay đổi”. Hắn cười.
Hôm nay, hắn đúng, tôi sai. Chân lý của Marx quả đã thay đổi. Thế giới C/S của Marx đã xây dựng gần một thế kỷ, hoàn toàn sụp đổ. Học trò của Marx đã chia tay ý thức hệ với Marx, lũ lượt bỏ chạy qua vùng đất tư bản, thấy của cải vật chất phong phú thừa thãi mà chóng mặt, hoa mắt nên làm càn làm loạn”. “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước, gia sức trấn lột, cướp bóc, lừa bịp, điên đảo, tham nhũng bừa bãi, trơ tráo tới độ vô văn hóa, vô nhân tính.
image
Trở lại con số 9 nút (1954) và con số 2 nút (1975) mà người ta mệnh danh là bắc kỳ cũ và bắc kỳ mới, với những chuyện xảy ra ở trên một đất nước xa Hà-Nội tới ngàn dậm này: Đất nước Hoa-Kỳ.
“Này chị kia, ở nước Mỹ chợ nào cũng có chỗ cất shopping- car, sao chị lại bỏ bừa sau xe của tôi?“ Cứ tự nhiên như ở Hà-Nội!, “Nhà tôi” (bắc kỳ 9 nút), bực mình la lớn. Hai bà (bắc kỳ 2 nút) tỉnh bơ, nổ máy xe biến mất. Còn lại là hai tôi, mỗi người đẩy một xe đưa vào chỗ cất.

image
Một lần khác, người bạn tôi kể rằng “Đi chợ, mua vội, tay chỉ cầm có hai gói cà-phê, đang xếp hàng chợt một chị bắc kỳ (2 nút) chen ngang vào đứng trước anh, anh phản đối thì chỉ hỏi lại: “xe của ông đâu?” Anh giận quá la lớn: “Đây là ở nước Mỹ, mua nhiều hay ít đều phải xếp hàng chứ không phải ở Hà-Nội của chị”.
Tại một nhà hàng, cháu gái của tôi cầm tờ biên lai tính tiền do bạn trai là người Mỹ trả, tới nói với người thâu ngân rằng: “chúng tôi gọi hai tô bún thịt nướng chứ đâu phải chả cá thăng-long mà tính nhiều thế này?” thì được thâu ngân viên buông gọn một chữ “nhầm”, rồi đếm tiền hoàn lại, không một lời xin lỗi. Tôi đoán chắc người Hà-Nội, chủ nhân (2 nút) tưởng Mỹ khờ khạo (đã bị bác và đảng đánh bại), nên mập mờ đánh lận con đen.
Trên đường về nhà, dọc hai bên đường, ở giữa lòng cái thủ đô có tên Little Saigon này, lác đác những căn nhà to như dinh thự mà người Hà-nội đã bỏ tiền triệu để sở hữu một cách ngạo nghễ, khiến tôi chợt nhớ đến ông chiến hữu bại trận của tôi năm xưa đã phải “trả nhà cho nhân dân” (nhân dân Hà-Nội), mà xót xa!
image
Tôi miên man tự hỏi, chẳng lẽ từ niềm tự hào “đánh thắng hai đế quốc lớn” của người Hà-Nội đang được thể hiện một cách ngang ngược, lỗ mãng, vô văn hóa ngay giữa cái thủ đô của người Việt tị nạn trên đất nước Hoa-Kỳ này đến vậy sao? Lý do gì họ có mặt nơi này? phần đất nơi cư ngụ cuối cùng, mà những người hoảng sợ đã phải bỏ nhà bỏ của để chạy xa họ? Tôi đang nghĩ đến người con gái bắc kỳ (9 nút) ở đất Hố-Nai Biên-Hòa năm xưa. Tôi ước ao được gặp lại cô ở nơi này, nơi cư ngụ cuối cùng của những người kinh hoàng, hoảng hốt bỏ lại quê hương, chạy trốn những kẻ bạo tàn! Tôi muốn lại được nghe cô nói rằng “Các anh hãy đi cho khuất mắt tôi, tôi đã sợ các anh quá rồi, chạy xa các anh tới nửa vòng trái đất mà các anh vẫn không buông tha!”
image
Ông nhà văn Hoàng-hải-Thủy của miền nam cũ, mới đây cay đắng than rằng “Nếu một ngày nào đó trên đất nước Hoa-Kỳ này, giữa nơi ở của những người Việt tị nạn có phất phới lá cờ đỏ sao vàng thì xin cho tôi được chết trước!” Nghe mà xót xa cay đắng quá! Mong là con bài 2 nút sẽ không thắng ngược 9 nút thêm lần nữa!
Bùi Trọng Nghĩa/K18-BBTĐ - http://baomai.blogspot.com/2013/11/bac-ky-9-nutbac-ky-2-nut.html
Những sự thật phũ phàng!
Được tin Tướng Tôn Thất Đình qua đời, có vài người đã điện thoại cho tôi và hỏi có viết gì về Tôn Thất Đính không. Một số khác lại cho rằng cuộc đời Tôn Thất Đính chẳng có gì đáng nói, v.v.
Kể từ khi về ở thủ đô Little Sài Gòn, mỗi lần gặp tôi ở trong nhà hàng, nơi công cộng, và ngay cả tại nhà ông Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Đính thường đến gần tôi và lặp đi lặp lại chỉ có một câu: “Anh thông cảm cho tôi. Lúc đó tôi không thể làm khác hơn được. Tôi không gióng tên Đỗ Mậu đâu…” Tôi hiểu ông muốn nói gì nên luôn trả lời rất nhã nhặn: “Ồ! Tôi có viết gì về Trung Tướng đâu?”
Ông đã đọc những bài tôi viết về Đỗ Mậu nên rất sợ tôi viết về ông như đã viết về Đỗ Mậu, vì tôi biết nhiều về ông cũng như biết nhiều về Đỗ Mậu. Nhưng giữa Đỗ Mậu và Tôn Thất Đính hoàn toàn khác nhau. Đỗ Mậu cũng ít học như Tôn Thất Đính, nhưng Đỗ Mậu “sinh vi cáo tử vi chồn”, “sớm đầu tối đánh”, mưu mô xảo quyệt, chém cây sống trồng cây chết, chứa chấp cả cộng sản nằm vùng, sấp ngửa như trở bàn tay… rất có hại cho đại cuộc, nên không thể không nói. Trái lại Tôn Thất Đính chỉ là một tay ăn chơi, tính tình cộc cằn nóng nảy, nhưng tâm địa không độc, ít khi mưu hại ai, cứ thổi lên cho anh ta khoái tỉ là bảo gì cũng làm. Do đó, tôi thấy không có gì phải viết về Tôn Thất Đính. Tuy nhiên, trong những ngày cuối đời của ông, khi chỉ còn là một cái “xác sống”, nhiều tổ chức lại muốn dựng ông lên làm "con bài chọi" để mưu đồ chính trị nên chúng tôi buộc lòng phải lên tiếng!
BUỐN “XÁC SỐNG” VÀ XÁC CHẾT
Hôm 20.11.2011, Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo trên toàn vũ trụ của Huỳnh Tấn Lê đã tổ chức Lễ Thượng Thọ cho Tôn Thất Đính, có nhiều tăng sĩ đến dự. Hòa Thượng Thích Nguyên Trí thuộc nhóm Về Nguồn ở chùa Bát Nhã đã đứng lên “giảng Pháp”, ca ngợi và cám ơn Tướng Đính như một anh hùng đã thực hành Bồ Tát Hạnh để cứu nguy Phật Giáo và đất nước năm 1963.
Tôn Thất Đính cao hứng liền xin Quy Y Tam Bảo, nhưng thay vì đọc lời nguyện “Cầu trên Mười Phương Tam Bảo lai lâm chứng giám, khiến cho các đệ tử tội diệt phước sanh…”, Tôn Thất Đính lại đọc một lời nguyện khác: “Ngày 01/11/1963 là một nhân quả trong sự lãnh đạo của gia đình họ Ngô tại Việt Nam.
Thầy Nguyên Trí đã chấp nhận lời tuyên thệ này và ban cho Tôn Thất Đính pháp danh là Quảng Uy”!
Cảm hứng, cư sĩ Võ Văn Hộ đã ngâm bài thơ: “Trung Tướng năm nay tám bảy rồi. Quảng Uy danh phận rõ mười mươi. Nay già, tu niệm lo phần đạo. Lúc trẻ, hy sinh chuyện việc đời…” (!)
(Xin xem hophap.net)
Mới đây, hôm 1.11.2013, Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo trên toàn vũ trụ lại kéo nhau đến bệnh viện Kindred Hospital ở Santa Ana, tổ chức Lễ Cầu An và Khánh Thọ 87 tuổi cho Tướng Đính. Hòa Thượng Nguyên Trí lại “giảng Pháp”: Cuộc đời của Cựu Tướng Tôn Thất Đính với Phật Giáo là một”"nhờ các tướng lãnh thực hiện cuộc cách mạng ngày 1 tháng 11 năm 1963 mà Phật tử chúng ta có ngày hôm nay, cho nên chúng nên chúng ta phải biết ơn và đền ơn."
Đại Tá Lê Bá Khiếu vỗ tay vào, cho rằng Trung Tướng Tôn Đính là vị tướng với lòng "trung" sáng suốt, bởi vì trung sáng suốt là khi thấy "sếp" của mình làm sai thì dám chống lại, nếu còn phục vụ thì đó là "ngu trung." 
Thực tế như thế nào, chúng tôi sẽ nói sau.
TÚ TÀI 2 HAY TÚ TÀI 3?
Tin Tướng Đính qua đời được Thầy Nguyên Trí của chùa Bát Nhã loan đinh trước nhất, trong đó cho biết Tôn Thất Đính có bằng Tú Tài 2, đi học khóa sĩ quan Đập Đá 6 tháng ra trường với cấp bậc Thiếu Úy… Loan tin như vậy là hạ thấp học lực của Tướng Đính xuống một bậc.
Tướng Tôn Thất Đính sinh ngày 20.11.1926 tại Đà Lạt, lúc nhỏ học trường Yersin rồi đi làm thư ký cho Sở Gendarmerie (Sở Hiến Binh) của Pháp ở Đà Lạt. Năm 1947 Vệ Binh Đoàn được thành lập, Tôn Thất Đính ra Huế học Trường Hạ Sĩ Quan Mang Cá và tốt nghiệp Tú Tài 3 với cấp bậc Trung Sĩ. Sau đó, chính phủ Bảo Đại cho thành lập Trường Sĩ Quan Hiện Dịch đầu tiên của Việt Nam tại Đập Đá, Huế. Đây là một trường hạ sĩ quan được tạm thời cải biến thành trường sĩ quan. Mọi việc huấn luyện đều do các sĩ quan Pháp phụ trách. Vì thế, muốn được tham dự khóa này, điều kiện đầu tiên là phải biết tiếng Pháp. Do đó, để có đủ khóa sinh, các thông dịch viên Trung Sĩ đồng hóa đều được tham dự. Những người chưa phải là quân nhân nhưng biết tiếng Pháp cũng được theo học, không cần biết trình độ văn hóa. Tôn Thất Đính vì biết tiếng Pháp nên cũng được theo học.
Khóa 1 Đập Đá khai giảng ngày 1.10.1948 và mãn khóa ngày 1.6.1949. Có 53 người tốt nghiệp được mang cấp bậc thiếu úy, trong đó có Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang; Tôn Thất Đính, Trần Văn Trung, Bùi Đình Đạm, Phan Xuân Nhận, Tôn Thất Xứng, Nguyễn Văn Chuân, v.v.
VỐN LÀ CẦN LAO GỘC
Đỗ Mậu cho biết vào mùa thu năm 1955, một số người được mời đến nhà ông Ngô Đình Cẩn ở Phủ Cam để tuyên thệ gia nhập Đảng Cần Lao trong đó có Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Tôn Thất Đính, Tôn Tất Xứng, Nguyễn Vinh, Phùng Ngọc Trưng, v.v. Lời tuyên thệ là: "Trung thành với Tổ Quốc, trung thành với lãnh tụ Ngô Đình Diệm, và trung thành với Đảng Cần Lao Nhân Vị".(Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, tr. 243).
Theo Đại Tá Trần Khắc Kính, vào giữa tháng 12 năm 1955, Đại Hội Quân Ủy Đảng Cần Lao đã được tổ chức tại Bộ Chỉ Huy Phân Khu Duyên Hải ở Nha Trang. Tham dự đại hội này có các đảng viên cao cấp trong quân đội như Đại Tá Tôn Thất Đính (bí danh là Vân Anh), Đại Tá Tôn Thất Xứng (Linh Giang), các Trung Tá Đỗ Mậu (Hoàng Linh), Vũ Hùng Phi, Nguyễn Khương, Hoàng Lạc..., các Thiếu Tá Phùng Ngọc Trưng, Nguyễn Ngọc Khôi, Lê Văn Sâm..., Các đảng viên đã lần lượt đến trước bàn thờ Tổ Quốc lấy kim trích máu đầu ngón tay vào một ly rượu và tuyên thệ trước sự chứng kiến của ông Ngô Đình Nhu và Bác sĩ Bùi Kiện Tín, đại diện Trung Ương.
Như vậy Lê Văn Nghiêm, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu… đều là Cần Lao gộc và là “Cần Lao Phật Giáo”!
THAM GIA ĐẢO CHÁNH
Vào đầu tháng 8 năm 1962, Tướng Tôn Thất Đính được cử làm Tư Lệnh Quân Quân Đoàn 3 với nhiệm vụ chính là chống đảo chánh. Trong việc xét các chùa đêm 20 rạng ngày 21.8.1963, Tướng Đính chỉ huy ở Sài Gòn còn Tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy ở Huế.
Đỗ Mậu thường kể chuyện ông dùng bói toán để dụ Tướng Đính làm đảo chánh. Chuyện đó có nhưng mưu sự của Đỗ Mậu không thành.
Hai cuốn hồi ký của cả Trần Văn Đôn lẫn Tôn Thất Đính không hề cho biết Tôn Thất Đính đã thật sự tham gia đảo chánh lúc nào. Hồi ký của Tướng Đính thường chép lại hồi ký của Tướng Đôn. Vả lại, tài liệu được tiết lộ sau này cho thấy người chỉ huy cuộc đảo chánh không phải là Tướng Dương Văn Minh, Tướng Trần Văn Đôn hay Tướng Tôn Thất Đính, mà là Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên CIA. Quân dùng để đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu. Tướng Minh chỉ đóng vai trò “Ông Ác”, đó là tìm giết những người chống đảo chánh như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Đại Tá Lê Quang Tung, và bắt giết hai anh em ông Diệm và ông Nhu. Ngoài ra, Tướng Minh không có quyền nào khác. Vậy chúng ta đành phải căn cứ vào các báo cáo của Mỹ để xem Tướng Đính đã tham gia đảo chánh lúc nào.
Trong báo cáo gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lúc 2 giờ 24 phút chiều 29.10.1963, Đại Sứ Cabot Lodge cho biết các thân hữu trong ủy ban đảo chánh tiếp tục bao vây Tôn Thất Đình và những người này đã ra lệnh loại trừ Tướng Đính nếu ông ta tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào làm tổn thương đến cuộc đảo chánh.
[FRUS 1961 – 1963. Volume IV, tr. 473 – 451. Document 225]
Có thể Tướng Đính đã đồng ý tham gia đảo chánh vào chiều 31.10.1963. Tướng Đôn cho biết tối hôm đó, khi ông đi dùng cơm với Tướng Weede và Tướng Harking về, ông thấy Tướng Đính đang thảo kế hoạch hành quân. Tuy đồng ý tham gia đảo chánh, nhưng tâm thần của Tướng Đính vẫn bất định. Đại Úy Nguyễn Duy Nghệ, tùy viên quân sự của Tướng Đính có kể lại:
“Đêm trước ngày đảo chánh (31.10.1963), Tướng Đính thao thức suốt đêm, ông ấy gọi tôi (Đại Úy Nghệ) vào hỏi:
- Kế hoạch toa đã biết, toa nghĩ moa có nên làm không?
- Theo tinh thần Trung Quân, Ái Quốc, xin Thiếu Tướng xét lại. Tôi không dám có ý kiến...
- Nhưng moa làm chuyện này là để cứu ông Cụ, với sự đồng ý của ông Cậu (Ngô Đình Cẩn).
Đêm 1/11, Tướng Đính băng khoăng lo lắng cả đêm...”
Tướng Đôn cho biết vì chưa tin Tướng Đính, sáng 1.11.1963, Tướng Khiêm đã lấy dầu Nhị Thiên Đường bôi mắt giả khóc rồi đến gặp Tướng Đính và nói: “Thôi, bỏ chuyện đảo chánh đi anh, tội nghiệp ông Diệm, mình không nên hại ông ấy.” Nhưng Tướng Khiêm thấy Tướng Đính không bằng lòng, tỏ ra cương quyết lắm... Tướng Khiêm liền báo tin này cho Tướng Đôn biết.
[Trần Văn Đôn, Việt Nam Nhân Chứng, Xuân Thu, Hoa Kỳ, 1989, tr. 214 – 215]
Nhiều người tin chính Tướng Khiêm đã dụ được Tướng Đính tham gia đảo chánh.
Sáng 1.11.1963, Lucien Conein từ Bộ Tổng Tham Mưu báo cáo rằng Tướng Đính là nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chánh của các tướng lãnh. Khi ông ta đồng ý, cuộc đảo chánh đã bắt đầu.
[CIA Memorandum, The Coup in South Vietnam, OCI No. 3238/63, 1 Nov. 1963]
Đúng như Tướng Đính thường nói với tôi, lúc đó ông không thể làm khác được, vì làm khác chúng nó sẽ giết như Đại Tá Hồ Tấn Quyền và Đại Tá Lê Quang Tung.
CÓ CÔNG VỚI PHẬT GIÁO?
Sau cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, Tướng Đính không còn được ở trong quân đội nữa mà được đưa về làm Tổng Trưởng An Ninh (Nội Vụ).
Ngày 4.1.1964, 11 Giáo Phái và Hội Đoàn Phật Giáo đã họp tại Chùa Xá Lợi và biểu quyết một Bản Hiến Chương thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với những quy định nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia, rồi gởi lên yêu cầu Bộ Nội Vụ chấp thuận. Các viên chức Bộ Nội Vụ thấy rằng dù là một hiệp hội tôn giáo, cũng không thể đi ra ngoài Dụ số 10 do Bảo Đại ban hành ngày 6.8.1950.  Dụ này được biên soạn dựa theo Đạo Luật ấn định quy chế hiệp hội của Pháp ban hành ngày 16.8.1901 và đã được áp dụng tại Nam Việt Nam từ năm 1901 rồi. Những khiếu nại của Phật Giáo trong cuộc đấu tranh về sự khác biệt giữa “giáo hội” và “hiệp hội” chỉ là ngụy biện. Do đó, ngày 29.1.1964, Bộ Nội Vụ đã gởi công văn số 1041-B/BNV/KS do Trung Tướng Tôn Thất Đính ký, thông báo cho GHPGVNTN biết:
Bộ Nội Vụ chấp thuận tạm thời và trên nguyên tắc bản Hiến Chương của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất, trong khi chờ đợi quy chế mới về đạo giáo được ban hành. Tuy nhiên, bản Hiến Chương nói trên sẽ được xem xét lại và chấp thuận khi có quy chế mới, để luật lệ chung được tôn trọng.”
Phật Giáo không đồng ý giải pháp này. Nhưng ngày 24.3.1964 Bộ Nội Vụ vẫn chiếu Dụ số 10, ban hành Nghị Định số 329-BNV/KS cho “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được phép thành lập trong khôn khổ luật lệ hiện hành” (tức theo Dụ số 10). Nghị Định này cũng do Tướng Tôn Thất Đính ký tên, bất chấp sự phản đối của Phật Giáo.
Tuy nhiên, khi Tướng Khánh lên làm Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng kiêm Thủ Tướng, để lấy lòng Phật Giáo, đã ký Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14.5.1964 phê chuẩn Hiến Chương nói trên, ban cho GHPGVNTN một “chế độ đặc biệt” nằm trên và ngoài luật pháp quốc gia. Vì Hiến Chương này, GHPGVNTN đã bể làm hai, một là Giáo Hội Ấn Quang và một là Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự. Năm 1967, khi Giáo Hội Ấn Quang đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chống lại VNCH, Tổng Thống Thiệu đã ban hành Sắc Luật 23/67 ngày 18.7.1967 công nhận Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự và bỏ Hiến Chương Giáo Hội Ấn Quang, nên từ đó Giáo Hội này phải hoạt động ngoài vòng pháp luật cho đến nay.
THÂN PHẬN CỦA CÁC CÔNG CỤ
Đại Tướng Cao Văn Viên kể lại: Tối 29.1.1964 lúc 23 giờ ông được lệnh của Tướng Trần Thiện Khiêm đi bắt 5 tướng là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đình và Nguyễn Văn Vỹ, rồi sau đó đến bắt Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung tại nhà của ông Dương Văn Minh. Ông đề nghị Tướng Khiêm giao cho người khác đi bắt Tướng Đôn và Tướng Đính vì ông rất khó xử khi bắt hai tướng này. Ba tháng trước đây hai ông đó là ân nhân đã cứu ông. Tướng Khiêm liền giao cho Thiếu Tá Cổ Tấn Tinh Châu, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, đi bắt hai tướng Đôn và Đính.
Khoảng 2 giờ sáng, 5 vị tướng là Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vào Bộ Tổng Tham Mưu, riêng Thiếu Tá Nhung được đưa về trại Hoàng Hoa Thám, bản doanh của Lữ Đoàn Nhảy Dù và sau đó bị giết. Lúc đó Tướng Viên đang là Đại Tá Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù.
Số phận của các công cụ đến đó coi như chấm dứt. Sau đó, họ còn bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddamn bunch of thugs)!
Tôn Thất Đính đã kết thúc cuốn hồi ký "20 năm binh nghiệp" của mình ở trang 455 như sau:
"Đối với tôi, cuộc hành quân 1-11-1963, sau 16 giờ đồng hồ với bao nhiêu biến cố  vượt ra ngoài dự liệu và quyết định của tôi, không phải là một thành công, mà chính là một thảm bại lớn lao  đối với lịch sử. Sở dĩ vậy, vì biết bao âm mưu chính trị ngoại giao, hận thù cá nhân, hận thù tập thể, đến giờ phút đó mới được phơi bày bằng lời nói hay bằng hành động trong ấy Phật Giáo Việt Nam, quân lực VNCH là những nạn nhân của lịch sử hơn là những thành phần mà lúc đó mà người ta thường qui định là chiến thắng vẻ vang! Có lẽ, ai cũng đều thất bại và phạm tội với lịch sử Việt Nam cả, kể cả Hoa Kỳ là nước đồng mình, khi kẻ thù từ quốc tế đến quốc nội bắt đầu vỗ tay cho tương lai chiến thắng của chủ nghĩa Cộng Sản. VNCH đã tự đưa mình vào hỗn loạn từ xã hội, chính trị cho đến tôn giáo, quân sự, tạo cơ hội dấn thân vào trong cuộc đại bại chung sau này khi chấp nhận đó là chính sách toàn cầu của Mỹ!"
Với những sự thật phủ phàng như thế, tại sao nhóm Thích Nguyên Trí và Huỳnh Tấn Lê dám chém cây sống, trồng cây chết, tuyên bố Tướng Đính là một anh hùng đã thực hành Bồ Tát Hạnh để cứu nguy Phật Giáo và đất nước năm 1963? Tại vì Kinh Pháp Cú ở Phẩm Ác có nói: 
“Những ai vi phạm luật Nhất thừa, những ai ưa nói lời vọng ngữ, những ai không tin tưởng đời sau, thì chẳng điều ác nào họ không làm được.”
Cầu cho Tướng Tôn Thất Đính được an giấc nghìn thu. Đừng ai đưa xác chết của ông ra làm "con bài chọi" như đã xử dụng "xác sống" của ông trước đây.
Ngày 28.11.2013
Lữ Giang 
Màu Cầu Vồng
Trần Quốc Việt (Danlambao) - Tôi đã viết bài sau và được đăng trên Talawas blog vào mùa hè 2009 khi diễn ra những cuộc biểu tình của lớp trẻ Iran. Màu xanh của biển người xuống đường được chắt lọc lại nhiều lần để thành những dòng máu đỏ biểu tượng loang dần ra trên thân thể của một cô gái trẻ nằm hấp hối trên đường phố. Máu của những người trẻ Việt Nam hôm nay đã đổ vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Mỗi giọt máu của họ rớt xuống, mỗi vết thương trên thân thể họ là minh chứng cho giá trị trường cửu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà khẳng định nhân phẩm thiêng liêng vô giá của mỗi người. Bài này được đăng lại để thay lời cảm ơn họ.

Biến động tại Iran có thể mờ nhạt và loang dần vào hoàng hôn lịch sử trong sự trấn áp, hay nếu vượt qua được sự sợ hãi và bạo lực, nó sẽ là bình minh của một cuộc cách mạng màu xanh. Nếu được như thế, người họa sĩ cách mạng đang náo nức chờ đợi màu nào cho Trung Quốc, màu nào cho Việt Nam, Cuba, và đặc biệt cho Bắc Hàn. 

Màu nào cho tôi?
Màu nào cho anh?
Màu nào cho những người đã chết?
Màu nào cho những người sẽ chào đời?

Chúng tôi không muốn đụng hàng
Chúng tôi không muốn vi phạm bản quyền về màu sắc 
Cho nên
Các anh hãy cứ giữ lấy màu đỏ của mình.

Chúng tôi là dân thường
Không có chánh nghĩa sáng ngời
Chúng tôi chỉ muốn màu bình thường
Màu của cầu vồng sau cơn mưa tầm tã của lịch sử.

Trên chuyến tàu rời ga cuộc đời lần chót
Chúng tôi ngồi giữ chặt chiếc vé nhân phẩm đời mình
Người gác ga cuối cùng nói:
“Xin cho coi vé.” 
Chúng tôi xếp hàng trình vé để bước vào cõi bình yên vô cùng.

Chúng tôi không muốn nghe ai kêu thất thanh lên:
“Vé của tôi đâu?”
Như dân Iran ngày nay nhìn nhau ngơ ngác hỏi:
“Lá phiếu của tôi đâu?”

Cuộc đời là trăm năm
Cuộc đời là mười năm
Cuộc đời là bình lặng
Cuộc đời là giông bão
Cuộc đời nào cũng muốn thấy màu của cầu vồng sau cơn mưa 
Mong được một lần thấy cầu vồng trước khi nhắm mắ
Đôi lời cùng chị Beo Hồng



Mẹ Nấm - Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp...

*Tôi là người đã có lời xin lỗi chị vì sau một thời gian đọc và tìm hiểu thông tin, ít nhiều tôi thấy chị đã viết đúng và tôi đã từng hiểu sai về các thông tin ấy nên tôi thẳng thắn với chị một cách công khai và đàng hoàng.

Hôm nay tôi tình cờ đọc được bài chị viết gửi thẳng tên tôi nên phải có đôi lời cùng chị cho phải phép.

Hôm qua, ngày Quốc tế Nhân quyền, khi tôi tạm biệt em Hoàng Vi để đưa con trai tôi ra về thì một em gái khoảng 18-20 tuổi xông đến từ phía sau để giật lấy con gấu bông của con tôi mà Hoàng Vi đang cầm. Toi đã tri hô là ăn cướp, và một trong số các phụ nữ ấy nói rằng họ tưởng con gấu bông đó là của họ???

Họ đã bịt miệng, bóp cổ và tát vào mặt tôi vì tôi tri hô ăn cướp. Người đánh tôi là đàn ông thưa chị.

Chị Beo viết trên blog mình rằng vụ cướp hôm qua là "một vụ đánh ghen". Tôi cho rằng chị hoàn toàn có quyền như thế vì đó là quyền tự do của chị.


Đánh ghen mà phải bày trò cướp gấu bông, lại còn được dân phòng, an ninh thường phục và công an sắc phục bảo kê thì hoá ra vụ này cũng gay cấn chị nhỉ? 

Một vụ đánh ghen mà phải làm chị tốn một entry trên blog thì hoá ra chúng tôi cũng chẳng tầm thường tý nào.

Thưa chị Beo,

Chị nhắc tôi nhớ chúng ta là những người mẹ va chị dạy tôi nên làm thế nào để tốt cho con mình. Ở cương vị là một người lớn tuổi hơn tôi chị có quyền làm điều ấy. Có điều, chúng ta là hai cá thể khác nhau, và không ai có thể biết điều gì là tốt nhất cho người khác khi không ở vào vị trí của nhau.

Tôi là một người mẹ bình thường, không đủ tài giỏi để cắn xé người khác bằng con chữ. Và điều quan trọng khác biệt lớn nhất giữa tôi và chị là tôi không bán chữ của mình để kiếm sống thưa chị Beo.

Vì cùng là phụ nữ, và vì tôn trọng chị là người lớn, tôi chỉ muốn nói với chị thế này: 

Cám ơn chị đã có bài khóc mướn cho việc mẹ con tôi bị hành hung hôm qua rất kịp thời và hợp trào lưu. Nếu chị nghĩ rằng biến vụ đàn áp thành vụ đánh ghen có thể hạ nhục tôi hay làm tôi xấu hổ thì chị nhầm to rồi. Bởi điều này đã chỉ ra cho tôi thấy chị rẻ rúng với chính con chữ của chị cùng một mớ thông tin chị cóp nhặt hay được cung cấp.

Nếu việc mạt sát và hạ nhục cá nhân tôi như những gì chị đang làm có thể khiến chị thấy mình cao cả hay đạo đức thì cứ làm, đừng lôi con cái chúng ta vô chuyện này.

Chúng ta là người lớn rồi sẽ có lúc phải đối diện với lương tâm của mình. Đừng để con cái phải xấu hổ vì sự rỉa rúc của mẹ chúng chị Beo ạ. Không có một đứa con nào lấy làm tự hào khi mẹ nó chứng minh sự cao cả và đạo đức của mình trước nỗi đau bị đàn áp của người khác cả.

Tôi là một người mẹ tầm thường so với chị, tôi biết rất rõ điều đó.

Điều duy nhất tôi có thể làm đến lúc này cho con mình đó là không phải vay mượn lời ai để phát biểu, cũng chẳng phải kéo bè kết cánh để chứng minh mình đứng đắn.

Cám ơn chị đã nhắc tôi rằng chúng ta là mẹ, con cái chúng ta hẳn cũng sẽ biết mẹ nó thế nào khi chúng lớn phải không?

Đời chị và tôi còn dài, và chúng ta đều không thể tự nhận xét về đời mình, vì vậy cứ sống sao để mỗi ngày soi gương thấy thanh thản không phải níu kéo hay vay mượn thời gian chị nhé!




* Bài của Beo Hồng Beo Hồng (Trần thị Thu Hồng), nguyên TBT báo Thể Thao TP.HCM đã bị cách chức cách đây hơn 1 năm vì nhiều sai phạm theo chính báo lề đảng đăng tải như:
1) Vietnamnet
2) Báo Mới

Từ Dương Thu Hương, Người Buôn Gió, Huy Đức, LS Trần Đình Triển,... đều có một cái nhìn khinh bỉ đối với Beo Hồng.
Theo nhiều nguồn tin, Beo Hồng là vợ không chính thức của nguyên Thứ trưởng Bộ CA Nguyễn Văn Hưởng hơn 20 năm nay (vợ chính thức là bà Phả), đã lợi dụng quyền uy của Huởng để tác yêu, tác quái.
Với tư cách như thế của Beo Hồng, có đáng cho chị phí chút thì giờ?
Mong chị hãy dồn sức lực cho những chuyện chị đang theo đuổi.
Chúc chị và gia đình luôn bình an, khỏe mạnh và được thương yêu, bảo vệ bởi những người đồng chí huớng, cũng như những người yêu nước VN.


Cách nay chừng vài ba tuần, tôi được chị inbox chào hỏi và ngỏ lời kính trọng. 

Vì đoạn message này mà hôm nay tôi trở lại chủ đề “các nhà rân trủ” vốn không còn khiến tôi quan tâm đến nữa. Blog Beo đã hoàn thành sứ mệnh cảnh báo cho công dân ảo nhận chân sự thật “các nhà rân trủ”, và chịu khó lục lại thì thấy, những gì tôi viết từ ba bốn năm trước đều diễn ra đúng như thực tế hiện nay. 

Thực tế ấy là gì? 

Là nhúm trí thức sa lông già nua cũ kỹ hết thời. 

Là vài ba người đàn bà hân hoan phô bày phẩm chất lưu manh. 

Là dăm vị càng bày tỏ chính kiến thì càng lộ rõ... chính kiến, thứ lý luận chỉ khiến người ta quyết không thể giao sinh mạng mình -chưa nói sinh mạng quốc gia- vào tay những người thần kinh chính trị như thế được. 

Còn ai nữa? 

Hết. 

Hết thật đấy, Mẹ Nấm Gấu ạ. 

Chúng ta đều đã làm mẹ. 

Chưa bao giờ trong đời một lần tôi ngưỡng mộ những người đàn bà bóp mũi con đến chết để bảo vệ đồng đội dưới hầm bí mật hay, nhìn địch tra tấn con ngay trước mặt vẫn cương quyết không khai báo. 

Tôi, chỉ cần cho một đàn muỗi chích con tôi thôi, tôi sẽ khai tất, bảo chào cờ gì cũng chào và thề trung thành với chế độ nào, tôi thề ngay tắp lự. 

Chính kiến của tôi là hạnh phúc là tương lai của các con tôi. Chúng cần được ăn ngon, mặc đẹp, ở nhà to đi xe 4 bánh và, được sống trong một môi trường sống văn minh nhất có thể. 

Không hề chủ quan, tôi cho rằng chắc chắn chị cũng nghĩ y như tôi. 

Như thế, chị và tôi cùng chung một đích đến. Nhưng chúng ta khác nhau con đường đi đến cái đích ấy. 

Trên con đường ấy, cả chị và tôi, chúng ta đều đã phải trả giá. Cũng không thể nói ai trả đắt hơn ai. 

Chiều nay, tôi xem clip vụ đánh ghen (mong chị đừng phản bác vì chị biết rất rõ rằng tôi biết rất rõ), mấy ngày trước có một vụ tương tự khi Lê Thị Công Nhân bị một chị lấy cán chổi đánh cho túi bụi hay Bùi Hằng bị em bán canh bún dạo hắt mắm tôm vào người, và tôi thấy thực sự tội nghiệp cho các chị khi phải gồng mình lên thanh minh cho những sự việc ấy bằng cách đổ vấy cho công an cho chính quyền.


Nó cho thấy, các chị không có quần chúng. Các hoạt động của các vị, từ chỗ họ bàng quan nay tiến lên một mức, họ bực mình ngứa mắt và...thay chính quyền tự ra tay.


(Tôi dùng từ hoạt động cho lịch sự chứ thực ra thì thấy giống những trò diễn trên chiếu chèo, ngày càng nhạt và rẻ tiền)


Bằng ngần ấy năm nỗ lực đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, tôi không biết đã bao giờ các vị ngồi lại với nhau để tổng kết: đã thuyết phục được bao nhiêu người tin theo con đường của mình. Có cố gắng xoay mọi chiều ống kính thì cũng vẫn từng ấy gương mặt, phải gấp nhiều lần như thế lắm lắm mới tạm gọi là gầy dựng được phong trào.


Bằng ngần ấy thời gian không có hiệu quả và cô đơn độc đạo, tôi không gọi đó là bản lĩnh là kiên định, mà là thiểu năng trí tuệ, xin lỗi phải nặng lời, Mẹ Nấm Gấu ạ.


Không thể tham dự bất cứ cuộc cách mạng nào với tư cách thành viên chính thức khi, trí tuệ thiểu năng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét