Đất nước này không phải là một con đĩ!
Các ông cướp chính quyền, tuyên bố và tự biến thành hiến/luật - chỉ có các ông mới đủ tư cách, tài năng, trí tuệ độc quyền lãnh đạo muôn năm. Bao năm qua, các ông cùng nhau thay ghế, đổi ngôi và giày xéo đất nước để ngày hôm nay các ông tuyên bố chúng tôi có lỗi nhưng chúng tôi quyết định không xử phạt nhau. Thưa các ông, đất nước này không phải là một con đĩ để các ông hành xác nó ngày đêm, năm tháng để rồi khi “sự thật không thể né tránh” như lời ông Sang nói, thì các ông rướm lệ chân thành thừa nhận và sau đó hân hoan tiếp tục sự nghiệp hiếp dâm của các ông.
Thưa các ông, cái hệ thống chính trị của các ông còn gì để ông Sang phát ngôn “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
Các ông có tư cách gì để mở miệng “cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình”? Các ông có uy tín gì để mong đợi “cô bác anh chị” cùng với hệ thống chính trị của các ông đấu tranh chống tham nhũng - tệ trạng từ chính các ông, từ một bộ phận suy thoái đạo đức không nhỏ, một bầy sâu nhung nhúc bao năm nay phá nát đất nước tàn tạ này.
Các ông hè nhau bầm dập đất nước này như những thằng hiếp dâm chà đạp thân xác thiếu nữ và bây giờ kêu gọi đứa con gái này phải có trách nhiệm cùng với cái hệ thống hiếp dâm của các ông đấu tranh chống hiếp dâm? Các ông nghĩ đất nước này, nhân dân này là những con đĩ?
Ông Sang khẳng định “người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Thưa ông Sang và các ông:
- Người ta chính là đảng của các ông. Là tập đoàn 14 tên chóp bu trong đó có ông Sang, ông Trọng, có “đồng chí X” vừa chính thức cùng nhau thừa nhận những “sự thật không thể né tránh”; trong đó có 200 tên đồng phạm hiếp dâm được 14 tên hiếp dâm cho lên ngồi ghế quan tòa để xí xóa tội hiếp dâm lẫn nhau.
- Không ai khác, chính đảng của các ông đang trù úm cả dân tộc này, chính đảng của các ông bịt mồm, bao vây, đe dọa, trấn áp, bắt giam, vu khống, xử án, bỏ tù những ai lên tiếng, vạch trần những sai trái, tệ trạng mà ngày hôm nay, khi các ông đấu đá nhau, lập blog chưởi nhau, không còn có thể đóng cửa che dấu, khi mà “sự thật không thể né tránh” thì các ông phải thú nhận.
- Và thưa ông Sang, đảng của ông có tư cách gì để lãnh đạo đất nước này khi chính ông thừa nhận nó đang trù úm một người, trù úm một nhóm người và ông lên tiếng cảnh báo nó không thể trù úm cả một dân tộc. Thưa ông, các ông chưa bao giờ được ngồi vào vị trí lãnh đạo bằng tư cách. Các ông cướp quyền, nắm quyền lãnh đạo và chỉ ngồi lì ở vị trí lãnh đạo bằng sự trù úm. Trù úm cả dân tộc. Trù úm đã hơn 75 năm qua.
- Trong thời gian qua nhiều người tỏ vẻ ủng hộ các ông này khi các ông vì đỉnh quyền lực tấn công các ông khác. Đừng huyễn mộng rằng người ta cho các ông là chính nghĩa, là dân tộc. Người ta chỉ nghĩ và mong đứa con gái nhà lành chắc sẽ đỡ khổ, đỡ đau, đỡ khốn cùng hơn khi bớt đi một đứa đại dâm tặc trong đám 14 đứa dâm tặc.
Khi ông Sang tuyên bố “chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi” thì rõ ràng là các ông cân nhắc tình hình của đảng ông, chứ không phải của đất nước này. Chính xác là các ông cân nhắc lợi hại cho những cái ghế quyền lực của các ông chứ chẳng vì thương yêu gì đến 87 triệu con người không còn là đồng bào của các ông. Các ông vừa đóng vai phạm nhân, vừa đóng vai quan tòa, vừa đóng vai những thằng đạo đức giả nghẹn ngào. Tất cả hợp lại làm nên dáng vẻ của những thằng hề rẻ tiền.
Ông Sang nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Chẳng có kẻ xấu nào len lỏi vào trong đảng của các ông. Chính các ông là những kẻ xấu.
Thằng nào len lỏi được vào đảng của các ông để leo lên chức UVTUD, UVBCT, thủ tướng mà các ông đề nghị kỷ luật nhưng không dám công bố tên họ rõ ràng trước toàn dân?
Thằng nào len lỏi được vào đảng của các ông để nó đứng đầu nước đi bắt tay với những tên xâm lược, cướp biển, cướp đảo, treo bảng Tam Sa trên đất của tổ tiên mình và nói: “Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung của nhân dân hai nước; mong muốn hai bên, trong đó có quân đội hai nước, tiếp tục tăng cường hợp tác, giữ gìn và phát huy truyền thống hữu nghị tốt đẹp”?
Thằng nào len lỏi được vào đảng của các ông để nó đứng đầu đảng tuyên bố “Tình hình biển Đông không có gì mới” khi mà quân xâm lược bắn, bắt, bỏ tù ngư dân, cắt cáp dầu và ngày đêm xây dựng hạ tầng cơ sở trên lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam theo kiểu năm dài tháng tận để đất hóa bùn - đất biển của ta - thành vùng tranh cãi - thành vùng chủ quyền của nó?
Đúng là toàn dân chẳng ai có thể chấp nhận được những “kẻ xấu len lỏi” để làm những điều sai trái, phương hại đến lợi ích quốc gia. Chỉ có các ông - những tên tội phạm vừa thú tội và tự tha tội cho nhau đang công khai lỏi chẳng cần len phá tan đất nước này.
Thưa các ông, dưới sự cai trị vừa nghiệt ngã, vừa lưu manh, vừa xảo trá của các ông, với năm chồng tháng chất bởi những bóng ma cải cách ruộng đất, nhân văn giai phẩm cho đến những tấm gương tiền định của Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Văn Vươn, Trần Huỳnh Duy Thức, Hoàng Khương, Điếu Cày... đã làm cho những “cô bác anh chị” của các ông phải hèn để sống. Nhưng chúng tôi hèn mà không ngu. Nhưng chúng tôi không thể sống mãi với hèn để các ông hết lần này đến lần khác xem chúng tôi như những con đĩ, muốn hiếp thì hiếp, hiếp xong cân nhắc tình hình rồi nhận lỗi, nhận lỗi xong tự tha cho nhau và hiếp tiếp, hiếp tiếp xong còn lên giọng chúng ta sợ hãi, cứ để những thằng hiếp dâm len lỏi vào đảng hiếp dâm.
Thưa các ông, đủ rồi. Các ông có thể bắt, bắn, giết và tàn độc như tên bạo chúa Hitler, người ta sợ nhưng không tởm không khinh. Còn các ông, sự tàn độc cộng với dối trá, đạo đức giả thì còn làm người ta tởm. Các ông muốn hiếp thì hiếp vì lúc này thân xác của chúng tôi còn nằm trong vòng tay thô bạo của các ông. Nhưng đừng hiếp xong rồi lại quay qua vuốt ve, âu yếm và đòi chúng tôi cùng có trách nhiệm với các ông về trận hiếp dâm tập thể nhiều cơn này. Chúng tôi có thể cắn răng vì đau đớn nhưng đừng bắt chúng tôi phải quay mặt đi để ghìm cơn mửa.
Con “đĩ” này ngày hôm nay của các ông rồi cũng sẽ giống như con “đĩ” Libya, Tunisia, Ai Cập. Một ngày sẽ vùng dậy lôi cổ các ông - những thằng hiếp dâm tập thể, hiếp dâm có tổ chức, hiếp dâm có cơ chế - lên từ những ống cống.
Vũ Đông Hà
Trả lại hào khí Diên Hồng
Luật sư Lê Công Định, đang làm việc ở TP. HCM, là người đã viết bài Tại sao không nên sợ 'đa nguyên', đăng tại trang web BBC giữa tháng Hai năm nay. Trong bài viết mới nhất, tác giả đặt vấn đề cần rũ bỏ sự nhu nhược và đừng hài lòng với những gì đang có:
Lê Công Định: 'Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách'
Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta.
Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại.
Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở.
Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị.
Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa.
Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa.
Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách.
Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa?
Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc.Lê Công Định
Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...
Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Lê Quang Tiến
Dân chủ và nhân quyền
Trong lãnh vực chính trị, phát hiện lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20 vừa qua không phải là vấn đề dân chủ. Mà là nhân quyền. Quyền làm người của mọi người.
Trước, mọi chế độ dân chủ đều ít nhiều có chút khuyết tật.
Trên nguyên tắc, một chế độ dân chủ dược xây dựng trên quyền quyết định của dân chúng và nhắm đến việc phục vụ lợi ích của dân chúng.
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 20, hầu hết các chế độ dân chủ đều loại trừ nếu không phải một số người này thì cũng một số người khác.
Xưa, ở Hy Lạp và La Mã, nó loại trừ toàn bộ phụ nữ, những người nô lệ, những người nhập cư và những người dưới hai mươi tuổi. Trong hai thế kỷ 18 và 19, ở hầu hết các quốc gia được gọi là dân chủ ở Tây phương, cái gọi là dân chủ chỉ áp dụng cho những người đàn ông da trắng. Phụ nữ bị loại trừ. Những người da màu cũng bị loại trừ. Những người dân ở các thuộc địa, bất kể nam hay nữ, đều bị loại trừ.
Sang đến thế kỷ 20, các nước xã hội chủ nghĩa cũng mệnh danh là dân chủ, thậm chí, còn được tuyên truyền là dân chủ nhất, một số đông dân chúng thuộc các giai cấp phi-vô sản vẫn bị loại trừ; những người bất đồng quan điểm chính phủ lại càng bị loại trừ, hay nói theo chữ khá thông dụng hơn ở Việt Nam sau năm 1975, bị xem là phó-thường-dân. Một thứ công dân hạng hai hay hạng ba. Chứ không phải là công dân thực sự.
Ý thức được các khuyết tật ấy, nhân loại, một mặt, thừa nhận các khác biệt về văn hóa trong ý niệm dân chủ; mặt khác, không ngừng tìm cách để hoàn thiện dân chủ trên phạm vi toàn cầu. Dù có những khác biệt nhất định, một nền dân chủ thực sự ở đâu cũng bao gồm bốn yếu tố chính: cơ chế (mechanism), thiết chế (institution), xã hội dân sự (civil society) và quyền công dân (citizen rights). Không có cơ chế (chủ yếu qua cách bầu cử tự do theo nhiệm kỳ) và thiết chế (vừa phân lập và độc lập, đặc biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) thích hợp, không thể có dân chủ thực sự. Nhưng nếu không có xã hội dân sự và quyền công dân, mọi cơ chế và thiết chế, dù “hiện đại” đến mấy, cũng không thể bảo đảm được dân chủ.
Trong bốn yếu tố kể trên, khái niệm quyền công dân gắn liền với khái niệm nhân quyền hay quyền làm người.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân quyền. Nhưng định nghĩa căn bản nhất là: đó là quyền căn bản mà người ta có chỉ vì đơn giản: người ta là con người. Là người, bất kể màu da, tôn giáo hay giai cấp, ai cũng có những quyền ấy. Đó là những quyền được san sẻ một cách phổ quát, đồng đều và thiêng liêng. Phổ quát: ở đâu cũng có. Đồng đều: ai cũng có. Thiêng liêng: không ai được chiếm đoạt của người khác.
Trong các quyền gọi là căn bản ấy, có các quyền chính như:
- Quyền được sống (right to live)
- Quyền được xét xử một cách công bình (right to a fair trial)
- Quyền được tự do ngôn luận (freedom of speech)
- Quyền được tự do tư tưởng và tôn giáo (freedom of thought and religion)
Trong phạm vi một quốc gia, hầu hết các quyền làm người căn bản ở trên đều trùng hợp với các quyền công dân. Sự khác biệt căn bản là: quyền làm người có tính chất toàn cầu, liên quốc gia, bất chấp các thể chế.
Mang một kích thước rộng lớn và căn bản như vậy, khái niệm nhân quyền không đồng nhất với khái niệm dân chủ. Dân chủ, như đã trình bày ở trên, bao gồm cả cơ chế và thiết chế; nhân quyền chủ yếu là những giá trị, với chúng, các cơ chế và thiết chế chỉ là những phương tiện để hiện thực hóa chứ không phải là cứu cánh. Dân chủ nhắm đến việc trang bị quyền lực cho nhân dân, với tư cách một tập thể; nhân quyền nhắm đến việc trang bị quyền lực cho từng người, với tư cách cá nhân. Liên quan đến chính trị, dân chủ quan tâm đến vấn đề ai cai trị ai; nhân quyền quan tâm đến việc người ta cai trị như thế nào.
Chính vì vậy, một số quốc gia tuy trên danh nghĩa là dân chủ, ở đó, chính quyền cũng do dân bầu lên đàng hoàng (electoral democracy), nhưng ở đó, nhân quyền vẫn ít nhiều bị chà đạp.
Tuy nhiên, ở đây, có mấy điểm cần được nói ngay:
Một, khái niệm dân chủ dựa trên bầu cử chỉ là cách hiểu thông thường, đơn giản và phiến diện nhất. Nó chỉ đáp ứng được một trong bốn yếu tố nòng cốt của dân chủ nêu trên mà thôi. Đó không hẳn là dân chủ thực sự. Chính vì vậy, người ta mới phân biệt dân chủ tuyển cử (electoral democracy) với dân chủ thực sự (effective democracy hoặc liberal democracy).
Hai, nếu có một số quốc gia dân chủ nhưng không tôn trọng nhân quyền thì, trên thế giới, không hề có quốc gia nào tôn trọng nhân quyền mà lại không dân chủ.
Nói cách khác, ở đây, có hai luận điểm chính:
Thứ nhất, việc tôn trọng nhân quyền nhất thiết sẽ dẫn đến dân chủ như một cơ chế để hiện thực hóa sự tôn trọng ấy.
Thứ hai, nhân quyền chính là một nội dung thiết yếu để dân chủ thực sự là dân chủ. Có thể nói những phát hiện và những sự thừa nhận về nhân quyền từ giữa thế kỷ 20 đến nay đã cung cấp cho khái niệm dân chủ một nội hàm mới khiến nó hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn. Đó là một thứ dân chủ không có tính loại trừ. Dân chủ cho mọi người. Tất cả mọi người. Nguyễn Hưng Quốc
BBC: Đồ gỗ và rừng, so sánh Anh - Việt
Một lần đi uống bia ở một quán rượu cổ mà anh bạn người Anh cùng đi với tôi khoe đã 200 năm. Anh chỉ cho tôi cái rầm chính đỡ trần nhà được làm từ thân một cây gỗ sỗi khổng lồ, trước khi người ta dùng nó làm rầm nhà, nó đã từng là cái xương sống của một thuyền gỗ cổ.
Anh bạn chỉ cho tôi những cái mộng để kết nối với xương thuyền, rồi anh nói: "Ở Anh, những cây gỗ như thế này bây giờ không được phép đốn hạ nữa."
Quả vậy, ở Anh có những cây rất khổng lồ, cả một rừng, và khi có cây nào đó bị mối mọt cần cắt bỏ vì lo đổ vào đầu người.
Những người có trách nhiệm sẽ đến, cưa thành từng khúc, những cành lá nhỏ sẽ bị cho vào một máy xay họ kéo sau, ngiền thành vụn nhỏ, còn thân cây to họ cắt khúc để mặc đó.
Tôi thắc mắc với hai ông bà già đi dạo trong công viên thì được họ giải thích:
"Khi một cây chết đi không có nghĩa chết hẳn mà còn một đống sâu bọ đang sống bên trong.
"Cây đó sẽ bị bỏ đó cho tới khi mục rỗng hoàn toàn để làm quà cho sâu bọ, ở những nước giàu, sâu bọ cũng được quan tâm, vì nằm trong chuỗi thức ăn."
'Bị phạt nặng' Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam.
Và ở đây, những rừng cây luôn được bảo tồn và phát triển, tôi đã chụp ảnh được cả một con hươu ở ven biển cuối nước Anh.
Chỉ cần đi bộ quanh một cái hồ bất kì nào ở nước Anh, bạn đều có cảm tưởng đi thăm quan một sở thú nhỏ, đầy những thiên nga, ngỗng, vịt trời, sâm cầm, cốc, hải âu và quạ vv,
Ở trên bờ thì rất nhiều thỏ, sóc, nhím, chồn cáo hươu và hoẵng. Nhà cô bạn tôi ở Cambrige vẫn có những cặp gà lôi bay vào vườn nhà cô kiếm ăn.
Việt Nam thì rừng gần như đã bị chặt hết, do thói quen dùng gỗ.
Nhà nào có tiền cũng dùng những tủ gường hay cánh cửa bằng gỗ nguyên tấm, xẻ ra từ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Có một lần, hồi trước đây, tôi đưa một nhân viên về an toàn người Anh đi kiểm tra nhà người Anh thuê tại Hà nội.
Sau khi kiểm tra, anh bắt phải thay những cánh cửa giữa các phòng, lí do là những cánh cửa gỗ nặng trịch đắt tiền đó…"bền quá".
Hóa ra theo tiêu chuẩn an toàn anh ta giải thích cho tôi, những cánh cửa ngăn các phòng phải đủ yếu để bị phá sau khoảng 20 giây với người bình thường, để trong trường hợp khẩn cấp, có thể thoát hiểm.
Những phim nước ngoài hay có cảnh một anh lấy đà dùng vai húc tung cánh cửa khóa trái, ở Việt nam thì còn lâu mới phá được kiểu đó.
'Chở gỗ lậu' Hồi tôi còn làm lái xe đi Tây Bắc, tôi cũng nhiều lần nghe nói về nạn chở gỗ lậu.
Những người buôn giấu những tấm gỗ thuộc loại gỗ quý bị cấm vận chuyển dưới sàn xe. Họ thường nhờ lái xe “làm luật”, tức hối lộ những anh công an để được đi thoát.
Nếu về được tới Hà Nội, những tấm gỗ đó rất có giá.
Lực lượng kiểm lâm rất mỏng không đủ sức canh giữ, và người dân tộc nghèo chỉ có cách kiếm ăn duy nhất là chặt những cây gỗ to, xẻ ra và bán.
Đôi khi tôi đọc được trên báo chí về những vụ phá rừng đựoc cho là do chính kiểm lâm tiếp tay và lại nhớ đến câu ngạn ngữ ở Việt Nam nói ”làm nghề nào ăn nghề ấy”.
Thói quen dùng gỗ liền tấm ở Việt Nam khiến cho rừng cạn kiệt.
Ngay nhà tôi ở Việt Nam cũng có một bộ bàn ghế kiểu cổ, gỗ nghiến khảm trai và ốc và rất nặng.
Nếu đi theo bộ thì sẽ có thêm một cái phản, tức hai tấm gỗ rất lớn ghép với nhau dùng làm gường nằm ban đêm, ngồi uống nước hay ăn cơm ban ngày, rồi một cái tủ và một bộ tứ bình treo trên tường, tất nhiên đều bằng gỗ khảm trai hay ốc.
Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa. Lần phục chế gần đây của chùa này dùng gỗ chở từ Lào sang, bởi vì Việt Nam về cơ bản, đã hết những cây gỗ to đủ tiêu chuẩn này.
Và rừng cứ thế, với thói quen dùng đồ gỗ kiểu Việt Nam, đang bị đốn hạ với tốc độ khủng khiếp.
Sân gôn ở Hà Tĩnh là điểm tựa xóa nghèo?
Khi mới sang Anh, những đồ gỗ ở đây khiến tôi ngạc nhiên, phần nhiều là gỗ thông và gỗ ép.
Công nghệ chế tạo gỗ của Anh rất phát triển. Tôi mua bàn ghế hay tủ chở về tự lắp, đồ gỗ họ làm bằng máy, từ gỗ thông và gỗ vụn ép rồi họ làm thế nào mà thành những tấm gỗ rất chắc và bền, những cánh của trong nhà cũng dùng gỗ ép, nhẹ và giữ nhiệt.Một lần đi uống bia ở một quán rượu cổ mà anh bạn người Anh cùng đi với tôi khoe đã 200 năm. Anh chỉ cho tôi cái rầm chính đỡ trần nhà được làm từ thân một cây gỗ sỗi khổng lồ, trước khi người ta dùng nó làm rầm nhà, nó đã từng là cái xương sống của một thuyền gỗ cổ.
Anh bạn chỉ cho tôi những cái mộng để kết nối với xương thuyền, rồi anh nói: "Ở Anh, những cây gỗ như thế này bây giờ không được phép đốn hạ nữa."
Quả vậy, ở Anh có những cây rất khổng lồ, cả một rừng, và khi có cây nào đó bị mối mọt cần cắt bỏ vì lo đổ vào đầu người.
Những người có trách nhiệm sẽ đến, cưa thành từng khúc, những cành lá nhỏ sẽ bị cho vào một máy xay họ kéo sau, ngiền thành vụn nhỏ, còn thân cây to họ cắt khúc để mặc đó.
Tôi thắc mắc với hai ông bà già đi dạo trong công viên thì được họ giải thích:
"Khi một cây chết đi không có nghĩa chết hẳn mà còn một đống sâu bọ đang sống bên trong.
"Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam"
'Bị phạt nặng' Ở Anh, nếu anh tự tiện chặt một cây ở đất công, anh có thể bị phạt tới 20.000 bảng Anh, tương đương với 600 triệu đồng Việt Nam.
Và ở đây, những rừng cây luôn được bảo tồn và phát triển, tôi đã chụp ảnh được cả một con hươu ở ven biển cuối nước Anh.
Chỉ cần đi bộ quanh một cái hồ bất kì nào ở nước Anh, bạn đều có cảm tưởng đi thăm quan một sở thú nhỏ, đầy những thiên nga, ngỗng, vịt trời, sâm cầm, cốc, hải âu và quạ vv,
Ở trên bờ thì rất nhiều thỏ, sóc, nhím, chồn cáo hươu và hoẵng. Nhà cô bạn tôi ở Cambrige vẫn có những cặp gà lôi bay vào vườn nhà cô kiếm ăn.
Việt Nam thì rừng gần như đã bị chặt hết, do thói quen dùng gỗ.
Nhà nào có tiền cũng dùng những tủ gường hay cánh cửa bằng gỗ nguyên tấm, xẻ ra từ những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Có một lần, hồi trước đây, tôi đưa một nhân viên về an toàn người Anh đi kiểm tra nhà người Anh thuê tại Hà nội.
Sau khi kiểm tra, anh bắt phải thay những cánh cửa giữa các phòng, lí do là những cánh cửa gỗ nặng trịch đắt tiền đó…"bền quá".
Những phim nước ngoài hay có cảnh một anh lấy đà dùng vai húc tung cánh cửa khóa trái, ở Việt nam thì còn lâu mới phá được kiểu đó.
'Chở gỗ lậu' Hồi tôi còn làm lái xe đi Tây Bắc, tôi cũng nhiều lần nghe nói về nạn chở gỗ lậu.
Những người buôn giấu những tấm gỗ thuộc loại gỗ quý bị cấm vận chuyển dưới sàn xe. Họ thường nhờ lái xe “làm luật”, tức hối lộ những anh công an để được đi thoát.
Nếu về được tới Hà Nội, những tấm gỗ đó rất có giá.
Lực lượng kiểm lâm rất mỏng không đủ sức canh giữ, và người dân tộc nghèo chỉ có cách kiếm ăn duy nhất là chặt những cây gỗ to, xẻ ra và bán.
Đôi khi tôi đọc được trên báo chí về những vụ phá rừng đựoc cho là do chính kiểm lâm tiếp tay và lại nhớ đến câu ngạn ngữ ở Việt Nam nói ”làm nghề nào ăn nghề ấy”.
"Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa."
Ngay nhà tôi ở Việt Nam cũng có một bộ bàn ghế kiểu cổ, gỗ nghiến khảm trai và ốc và rất nặng.
Nếu đi theo bộ thì sẽ có thêm một cái phản, tức hai tấm gỗ rất lớn ghép với nhau dùng làm gường nằm ban đêm, ngồi uống nước hay ăn cơm ban ngày, rồi một cái tủ và một bộ tứ bình treo trên tường, tất nhiên đều bằng gỗ khảm trai hay ốc.
Mốt làm nhà gỗ cũng khiến cho tốc độ phá rừng tăng dần. Những ngôi chùa kiểu như chùa Trăm Gian đều cần đến cả ngàn mét khối gỗ mỗi lần tu sửa. Lần phục chế gần đây của chùa này dùng gỗ chở từ Lào sang, bởi vì Việt Nam về cơ bản, đã hết những cây gỗ to đủ tiêu chuẩn này.
Và rừng cứ thế, với thói quen dùng đồ gỗ kiểu Việt Nam, đang bị đốn hạ với tốc độ khủng khiếp.
Sân gôn ở Hà Tĩnh là điểm tựa xóa nghèo?
Đọc trên báo mới đây tôi thấy dự án xây sân gôn Xuân Thành đang gặp vấn đề về giải phóng mặt bằng, 14 hộ dân không đồng ý với giá bồi thường đất, không chỉ Hà tĩnh, nhiều nơi khác khi xây sân gôn cũng xảy ra xô xát.
Và tôi nhớ một chương trình nổi tiếng cuối năm có tên Táo Quân, đã có một anh đóng vai nông dân than phiền về việc lấy hết đất trồng lúa của họ làm sân gôn, anh trông rất thểu não trong vai người nông dân mất đất.Bỏ qua những vấn đề khúc mắc trong việc bồi thường để dân phản đối, tôi chỉ muốn phân tích, sân gôn có lợi hay hại.
Môn thể thao này có nguồn gốc từ Scotland, đầu tiên giới quý tộc thường chơi, sau này khi dân giàu lên thì chơi gôn ở Anh trở thành bình thường, bất kì ai cũng có thể chơi vì giá không đắt và có rất nhiều sân gôn để chơi.
Một anh bạn tôi người Anh làm nghề lái xe tải nhẹ, cuối tuần nào anh cũng phải đi vụt cả ngày dù mưa hay tuyết rơi vì quá mê, đi bộ liên tục hơn 10 km cả ngày với vụt bóng cũng rất tốt cho thể lực, và cảm giác gần gũi với thiên nhiên đồi núi bãi cỏ hồ nước cũng làm người chơi thoái mái tinh thần sau một tuần vất vả làm việc.
"Xuân Thành Hà tĩnh, nơi mà người ta vẫn coi là tỉnh nghèo, dân vùng xa lại càng nghèo, không năm nào không thiếu đói, thì một sân gôn là điểm tựa tốt để phát triển kinh tế"
Thường sân gôn hay được làm ở những nơi có vị trí đẹp, có đồi núi sông rừng hoặc biển. Ở Xuân Thành Hà tĩnh, nơi mà người ta vẫn coi là tỉnh nghèo, dân vùng xa lại càng nghèo, không năm nào không thiếu đói, thì một sân gôn là điểm tựa tốt để phát triển kinh tế.
Lúa gạo, Việt Nam đang thừa, càng làm gạo nhiều nông dân càng lỗ, vậy chuyển đổi đất thành sân gôn là giải pháp không tệ, nhất là với một huyện nghèo toàn cát trắng như Xuân Thành Hà tĩnh.
Ngoài dự án sân gôn thì ở Xuân Thành còn xây thêm trường đua chó, khu biệt thự, khách sạn 5 sao.
'Sẽ sầm uất'
Nông dân có thể chuyển đổi từ trồng rừng phòng hộ, hay kéo lưới sang làm dịch vụ, một sân gôn 18 lỗ cần khoảng 250 caddies (người phục vụ chuyên về môn chơi này), thu nhập của họ gồm cả lương và tiền thưởng của khách đạt khoảng 300 USD/tháng, món tiền chắc chắn họ không bao giờ có được nếu trồng lúa, trồng rừng hay kéo lưới.
Ngân sách tỉnh sẽ thu được nhiều hơn rất nhiều so với trước đây, chỉ riêng thuế VAT 10% và tiêu thụ đặc biệt 30% từ 110 héc ta sân gôn chưa kể thu nhập doanh nghiệp hay cá nhân liên quan, tỉnh có thể thu một khoản tiền không nhỏ.
"Phải chăng phần đông nông dân Việt nam luôn có suy nghĩ rằng: cách làm giàu duy nhất của họ là lúa lang lạc lợn?"
Vậy ít nhất, những hộ mất đất có thể chuyển sang việc làm khác, ngoài sân gôn Xuân Thành thì ở trường đua chó hay khu biệt thự hay khách sạn 5 sao cũng sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Nhiều nhà hàng khách sạn vệ tinh sẽ được mở quanh đó, và Xuân Thành sẽ sầm uất dần.
Sân gôn có thể thu hút nhiều hơn khách du lịch, nhất là những khách quốc tế Hàn quốc, Đài Loan hay Nhật bản, những khách này rất mê môn gôn. Có khách quốc tế, tức là có ngoại tệ. Khi một chủ đầu tư quyết định xuống tiền, nghĩa là họ chắc sẽ thu được lợi nhuận.
Và ngoại tệ là nguồn tiền Việt nam luôn thiếu, cho tới nay, nguồn ngoại tệ đáng kể nhất là do người Việt nam gửi về từ nước ngoài.
Cá nhân tôi những năm 90 đã lái xe đi Tây bắc, và khi tôi xuôi về Hà nội lần nào tôi cũng luôn dừng xe ở một điểm có tầm nhìn rất đẹp ở Lương Sơn qua Hòa bình khoảng 20 km, có một dòng suối nhỏ chạy dài vào trong hẻm núi, phía xa là núi trùng điệp rất hùng vĩ, và đất đai chỉ là bụi cây đồng cỏ, vài mảnh ruộng bậc thang, dăm con trâu bò gặm cỏ, bà con gần như không canh tác được gì trên đất đó, tôi với nhiều lái xe khác dừng xe ở đó, không phải đồ uống quán đó ngon, mà phong cảnh ở đó rất đẹp, hồi đó tôi chưa có khái niệm sân gôn.
Giờ nó là sân gôn Lương Sơn Phoenix. Nếu biến được một khu đất đẹp thành một sân gôn và kiếm tiền từ đó, thì tại sao không?
Phải chăng phần đông nông dân Việt nam luôn có suy nghĩ rằng: cách làm giàu duy nhất của họ là lúa lang lạc lợn?
Nguyễn Quảng Gửi cho BBC từ Milton Keynes, Anh Quốc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét