Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bài viết hay(748)

Chưa có bao giờ tôi xuibuồn như lúc này. Suốt 2 năm qua, tôi đã im lặng chịu đựng biết bao sóng gió, bão tố... Từ vụ con Tốt đưa cho VietMedia của Trung Đỗ tung lên mạng rồi các trang mạng khác cùng báo Người Việt tha hồ "quậy" cho cả thế giới cùng chửi bới và tấn công tôi đủ điều cho đến vụ mấy đứa "đồng nghiệp" cùng làm trong Caltrans tha hồ bàn tán, nói xấu khiến cho mấy đứa em và cô chú của tôi trở mặt xa lánh, chưa kể là bạn bè cũ  - mới và cả người dưng cùng hùa nhau "làm thịt"... trong khi tôi cứ phải ra vô bệnh viện với đủ thứ bệnh!  Ngay cả một thằng vô học LQĐ sau 1975 khi ra tù thì kêu tôi cho nó "tạm trú" suốt mấy tuần để rồi hôm nay, chính nó lại trở mặt đi nói xấu mình với những đứa LQĐ khác. Chán làm sao cho hạng người "ăn cháo đá bát" như vậy!   Nói là hạn tam tai nhưng 2 năm qua, tôi đã gồng mình chịu đựng tất cả mà xui vẫn cứ đến liên tục, tới tấp!  Có trải qua những tai kiếp này, tôi mới nhận ra được ai tốt, ai xấu; mới thấy cái ngu dại của mình ! Tức nhất là ai cũng khuyên mình hãy sống tốt, hãy đàng hoàng tử tế nhưng bù lại, tại sao thiên hạ lại thích lợi dụng mình để rồi họ trở mặt quay lưng nói xấu đủ điều; thậm chí "chơi sát ván", "chơi xả láng" cho mình ngất ngư gần chết thì họ mới hả dạ !  Nghĩ cho cùng, câu nói của ông bà mình rất đúng:
"Nuôi vật, vật trả ơn. 
Nuôi nhân, nhân, nhân trả oán"!
Vì vậy, 30 năm qua, tôi thà nuôi chó còn hơn là có mấy người "bạn", mấy người "thân" khốn nạn như vậy! Bây giờ tôi mới thấy ông thầy bói năm xưa đoán quá hay: con đường tình duyên, cung nô bộc + anh em của tôi rất xấu, nên tránh xa những người "bạn" nhỏ tuổi vì tụi nó chỉ lợi dụng nên sau khi ăn xong là quẹt mỏ bỏ chạy rồi quay lại nói xấu, chơi xỏ lá ngay! Buồn nhất là mấy đứa em ruột của mình đã xa lánh tôi, khinh thường và bỏ mặc tôi khi hoạn nạn, tụi nó quen sống ích kỷ, thủ thân nên ...thôi kệ, số phận của mình đen đủi như vậy thì đành chịu thôi. Khi ba chết, tôi đã làm hết sức mình để thay cha tôi mà giúp mẹ nuôi các em khôn lớn, học thành tài; chấp nhận biết bao thiệt thòi để rồi bây giờ tụi nó đối xử với tôi quá tệ hại, bạc bẽo đến như vậy là cùng. Các cô chú của tôi cũng vậy! Hậu quả do con Tốt gây ra tai hại biết là bao. Thế mà nó và những trang mạng, những tờ báo hải ngoại cứ nghĩ rằng họ làm đúng, rất "chính nghĩa"! Trời cao có mắt. Ngày nào đó, tôi tin ông Trời sẽ công bằng với tất cả ! Ai làm sai, họ sẽ lãnh hậu quả mà thôi.
Giấy Chứng Minh Thư VN Có Cơ Nguy Đưa Gián Điệp TQ Vào
HANOI (VB) -- Rất là khó hiểu: Giấy Chứng Minh Thư (CMT), tức là giấy căn cước về nhân thân cá nhân, của dân Việt Nam sẽ được cung cấp vật tư, kỹ thuật từ Trung Quốc -- và điều này gây lo ngại cho nhiều người rằng tình báo TQ có thề từ các mẫu CMT đó sẽ làm giấy tờ giả cho gián điệp TQ vào VN sống bằng giấy tờ tương tự.
Báo Dân Trí có bản tin tựa đề “Chứng minh thư mới không thể bị làm giả,” trong đó có ghi lời trấn an từ Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự an toàn xã hội:
“Việc cấp chứng minh thư theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất chứng minh thư thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”...
Tuy nhiên, Tướng Vệ không nói gì về việc làm giả CMT từ gốc TQ.
Bản tin Dân Trí viết rằng, những công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư (CMT) thì bắt buộc phải được cấp CMT theo mẫu mới gồm 12 số tự nhiên. Những người được cấp đổi mới CMT thì sẽ hủy CMT cũ.0
Bản tin nói tiến trình chuyển sang giấy CMT mới cho cả bước sẽ là nhiều năm:
“Và những đứa trẻ sinh ra cũng sẽ được cấp mã số công dân gồm 12 số tự nhiên. Và 12 số tự nhiên này được mặc định là số CMT của công dân đó về sau khi đủ 14 tuổi trở lên.
Còn vào quý 1-2/2014, sẽ tiếp tục triển khai cấp CMT mới ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình. Để công dân Việt Nam sử dụng chung một mẫu CMT mới thì phải mất một khoảng thời gian từ 15-20 năm.”
Bản tin Dân Trí cũng nói:
“...từ nay đến hết giai đoạn 2016 chỉ cấp được khoảng 24 triệu CMT mới và cố gắng phấn đấu đến năm 2017 sẽ cấp được 27 triệu CMT mới. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn viện trợ ODA cho việc cấp CMT mới. Việc cấp CMT mới, theo dự tính ban đầu ước chỉ hết khoảng 500 tỉ đồng, nhưng trong quá trình thực hiện thì có nhiều phát sinh nên ngành công an đang nghiên cứu điều chỉnh về kinh phí.
“Việc cấp CMT theo mẫu mới về vật tư sẽ nhập từ nước ngoài nhưng việc sản xuất CMT thì do Bộ CA làm và gắn với đó là mã số công dân, tên, tuổi… nên việc làm giả CMT là không thể có”, Thiếu tướng Vệ khẳng định.”
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại...
Bài viết tựa đề “Chứng minh nhân dân theo mẫu mới: thiệt hại thuộc về nhân dân” của tác giả Lê Hữu Thọ trên mạng Bauxite VN phân tích:
“...Một bài báo bình thường trong đó việc cấp đổi CMND bằng thẻ nhựa là bình thường đối với các nước tiên tiến hiện giờ. Mỗi người dân sẽ được cấp một mã định danh dùng suốt đời để có thể dễ dàng trong mọi việc như an sinh xã hội, giao dịch ngân hàng... Nhưng điều bất bình thường ở đây là gì?
Đó là lời nói của ông Vệ, ông úp úp mở mở về bên cung cấp phôi làm CMND: “vật tư nhập từ nước ngoài”. Điều này làm người đọc liên tưởng đến các bài báo viết về các tàu của ngư dân bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa đều là “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”. Tinh ý hơn, trên mặt trước của CMND mẫu mới có in dòng chữ đỏ, tiết lộ về nơi cung cấp vật tư và kỹ thuật để làm CMND: “SPECIMEN HUAXIN”.
Đem từ khóa này search google thì thật bất ngờ công cụ này tiết lộ nguồn gốc của thẻ này: Jiangsu Huaxin New Material Co.,Ltd.
Address: No. 189, Daqiao East Road, Xinyi, Jiangsu, China. Post Code: 221400
Tel: (+86) 0516-81639993 / 88685399 / 80189993.Fax: (+86) 0516-81639980
Website: http://www.huaxinchina.cc/. E-mail: sales@huaxinchina.cc
Công ty này nhận cung cấp phôi, máy móc, kỹ thuật để làm các loại thẻ từ chứng minh thư, đến thẻ ngân hàng, thẻ an sinh xã hội, thẻ điện tử...
Họa mất nước
*Việc một công ty nước ngoài cung cấp vật tư, kỹ thuật cho Việt Nam là việc làm khả dĩ, tuy nhiên Trung Quốc nắm kỹ thuật làm CMND cho người Việt Nam là việc làm vô cùng nguy hiểm. Trung Quốc có khả năng làm giả CMND cho các gián điệp người Hoa vào tận sâu trong lục địa VN một cách dễ dàng, chưa kể chúng đưa người vào các cơ quan nhà nước, các cơ sở trọng yếu một cách hoàn toàn hợp pháp với thẻ CMND làm giả như thật. Đến một ngày khi lực lượng đã đầy đủ thì việc ngoại công, nội kích để chiếm Việt Nam dễ như trở bàn tay.
*Chúng (Trung Quốc) có thể truy cập vào dữ liệu an ninh quốc gia qua các thiết bị gián điệp đã cung cấp cho Việt Nam, chúng sử dụng thông tin này như một hình thức thu thập tình báo nhắm vào các cá nhân có khuynh hướng chống Trung Quốc để dễ bề kiểm soát cô lập. Trước đó vào tháng 10-2013 công an Hà Nội đã cho tiến hành việc kê khai thông tin cho người dân một cách trái pháp luật khi có 32 mục cần phải khai, trong khi đó quy định chỉ có 18 mục (theo Nghị định 90 của Chính phủ về quy định cơ sở dữ liệu quốc gia).”
Tác giả Lê Hữu Thọ nói rằng với tình hình này, cần “yêu cầu bộ công an chấm dứt ngay việc cấp CMND theo mẫu mới. Việc mời thầu các vật tư, kỹ thuật làm thẻ chứng minh phải công khai và được báo chí cũng như người dân giám sát chặt chẽ mới tránh được tình trạng chọn thầu lén lút, tham nhũng ăn hoa hồng...”
Ts Nguyễn Hưng Quốc
Rồi sẽ đến Biển Đông
Trước nguy cơ xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc, ở Việt Nam, nhiều người nhấp nhỏm lo lắng và tức giận nhưng cũng không ít người khác, ngay cả các cán bộ cao cấp, có khi thuộc giới lãnh đạo trung ương, lại thờ ơ đến mức dửng dưng.
Lý do của sự dửng dưng ấy là người ta cho cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa đều là những hòn đảo nhỏ xíu và xa lắc, phần lớn đều không có dân cư, hoặc nếu có, cũng cực kỳ ít ỏi, không đáng để chú ý, đừng nói là để phải hy sinh bất cứ một điều gì. Nói theo lời một cán bộ nào đó ở Việt Nam thường được nhắc nhở trên các tờ báo mạng: “Đó chỉ là những hòn đảo cho chim ỉa.”
Dễ ngỡ như có lý. Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, bãi đá và cồn san hô, nhưng phần đất nổi lên khỏi mặt nước lại khá nhỏ, với tổng diện tích khoảng 8 cây số vuông. Trường Sa bao gồm trên 100 đảo và bãi san hô, nhưng phần đất nổi lại nhỏ hơn Hoàng Sa, chỉ khoảng 3 cây số vuông. Đất đai ở cả hai nơi hầu như đều không thể trồng trọt được; có nơi còn không có cả nước ngọt, do đó, dân cư đều rất thưa thớt, chỉ khoảng vài ba trăm người (không kể bộ đội).
Tuy nhiên, đó chỉ là một sự ngụy biện. Hơn nữa, một sự ngụy biện ngu xuẩn. Hơn thế nữa, một sự ngụy biện ngu xuẩn một cách nguy hiểm.
Ngu xuẩn bởi nó phủ nhận một thực tế khác: Ở đó không phải chỉ có đảo, có đá và có san hô mà còn có nhiều tài nguyên khác, từ những thứ gần và dễ thấy nhất là tài nguyên sinh vật (thủy sản), đến những thứ sâu kín và quý giá hơn là tài nguyên khoáng sản với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được giới nghiên cứu tiên đoán là rất dồi dào, lên đến hàng trăm tỉ thùng.
Ngu xuẩn cũng bởi nó bất chấp một khía cạnh khác, quan trọng không kém: ý thức quốc gia và lòng tự hào dân tộc. Bất cứ mảnh đất nào thuộc lãnh thổ một quốc gia cũng được xem là quý báu không phải chỉ vì giá trị vật chất mà còn vì những giá trị tinh thần của nó.
Người ta có thể cân đo đong đếm các trữ lượng tài nguyên nhưng không ai có thể cân đo đong đếm xương máu cha ông đã đổ ra để bảo vệ những mảnh đất ấy. Chính những xương máu ấy làm cho mọi mảnh đất đều trở thành thiêng liêng. Công việc bảo vệ những giá trị thiêng liêng ấy không còn thuộc phạm trù vật chất và quyền lợi mà thuộc về phạm trù tâm linh và đạo đức.
Sự ngu xuẩn ấy còn nguy hiểm vì hai lý do khác:
Thứ nhất, theo luật quốc tế, chủ quyền trên đảo bao giờ cũng đi liền với chủ quyền trên vùng biển chung quanh đảo. Quần đảo Hoàng Sa nhỏ, chỉ có mấy cây số vuông, nhưng vùng biển chung quanh nó lại lên đến 30.000 cây số vuông; diện tích vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa lên đến 410.000 cây số vuông. Đó là lý do tại sao, sau khi tuyên bố chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ra tuyên bố chủ quyền trên cả vùng biển mênh mông với hình chữ U hiện đang gây xôn xao dư luận quốc tế. Nhân danh cái hình chữ U ấy, Trung Quốc đã ngăn cấm việc ngư dân Việt Nam đánh cá ngay trên vùng lãnh hải vốn, theo truyền thống và nguyên tắc, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thứ hai, chiếm đảo, Trung Quốc không những chiếm vùng biển chung quanh đảo mà còn sẽ chiếm cả vùng trời trên vùng biển ấy. Đó là những gì vừa mới xảy ra trong cuộc tranh chấp ở vùng biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc) / Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản), ngày 23 tháng 11 vừa qua, chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không (“Air Defence Identification Zone” được gọi tắt là ADIZ) bao trùm toàn bộ vùng trời tương ứng với vùng biển họ muốn chiếm đoạt.
Theo quy định của chính phủ Trung Quốc, từ nay, bất cứ một chiếc máy bay, quân sự hoặc dân sự, nào đi ngang qua vùng trời trên vùng biển chung quanh quần đảo Điếu Ngư / Senkaku cũng đều phải thông báo trước cho Trung Quốc và chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Các lời phát biểu của giới lãnh đạo Trung Quốc về quyết định này còn khá lập lờ, lúc cứng lúc mềm, lúc quyết liệt lúc khoan hòa, lúc nhân danh chủ quyền lúc nhân danh sự an toàn quốc tế, nhưng mục tiêu chính, ai cũng thấy, chỉ là một: đến một lúc nào đó, họ có thể cấm máy bay một số nước họ xem là thù nghịch bay qua vùng trời ấy.
Giới nghiên cứu chính trị gọi đó là chiến thuật Salami (Salami tactics), kiểu “tằm ăn dâu” trong cách nói của người Việt: Chiếm từ từ dần dần mỗi ngày một chút. Một chút thôi. Nhìn sự chiếm cứ “một chút” ấy, người ta tưởng là nhỏ nên không chú ý. Họ lại tiếp tục chiếm thêm “một chút” nữa. Cũng không ai chú ý. Đến lúc nào đó, giật mình nhìn lại, toàn bộ đảo, biển và trời đều nằm trong tay Trung Quốc!
Hiểu được điều đó, cả Đài Loan lẫn Philippines và Singapore đều lên tiếng lo ngại là trong tương lai không xa chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thiết lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, tương ứng với vùng biển chung quanh Hoàng Sa và Trường Sa.
Cứ tưởng tượng, một lúc nào đó, cả tàu thủy lẫn máy bay của Việt Nam, mỗi lần đi ngang qua Biển Đông, dù dưới nước hay trên trời, cũng đều phải xin phép chính phủ Trung Quốc. Khi Chú Ba vui, gật đầu: Được đi. Khi Chú Ba buồn, lắc đầu: Cả máy bay lẫn tàu thủy, nếu không thể bất động, đành phải chọn con đường lòng vòng, lòng vòng. Trời đất!
***
Ghi chú thêm: Nhật Bản và các nước Đông Nam Á cam kết sẽ cùng nhau đảm bảo "Tự do hàng không" trong khu vực trong một tuyên bố chung vừa được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Nhật-Asean ở Tokyo hôm nay ( BBC: 15-11-13). Hội nghị thượng đỉnh lần này đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ giữa Nhật với Hiệp hội các Quốc gia Đông nam Á (Asean). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho Việt Nam tham dự hội nghị này. Thủ tướng (Nhật) Abe nói ông muốn xây dựng một châu Á mà "luật pháp chứ không phải sức mạnh ngự trị".
II. Tản mạn Văn Nghệ
Ts Nguyn Thanh Giang
Nhà Xb Hội Nhà Văn bị sách nhiễu vì ấn hành Thơ Nguyễn Thanh Giang
Nguyễn Thanh Giang: Trưa 28 tháng 11, một cán bộ biên tập của Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn gọi điện yêu cầu tôi nộp lại bản thảo tập thơ “Những Mẩu Quặng Dọc Đường”. Giọng ông ta có vẻ khẩn khoản. Ông nhắc tôi nộp ngay để kịp báo cáo cấp trên. Tôi nhờ người đem nộp bản thảo, nhân tiện tìm hiểu xem có gì nghiêm trọng mà nghe giọng người nói qua điện thoại như bối rối, bất an.
Nhà Xuất bản cho biết họ đang cần tài liệu này để báo cáo gấp nhưng thận trọng không cho biết lý do. Mãi đến hôm qua, nhờ một người “thần thế” đến hỏi han thân tình, NXB mới cho xem tờ công văn sách nhiễu họ. Nội dung như sau:
Số 4755/CXB-QLXB. V/v đình chỉ phát hành để sửa chữa cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.
Công văn cật vấn ba điều:
1- Tại sao duyệt xuất bản Thơ mà lại cho in cả những bài bình luận vào trong sách?
2- Tại sao cho in tới một ngàn cuốn?
3- Tại sao bản thảo chỉ 160 trang mà sách in ra lại gần 200 trang?
Và phán quyết: “Với sai sót trên, Cục Xuất bản yêu cầu Nhà Xuất bản: - Đình chỉ phát hành cuốn sách trên để cắt bỏ phần văn xuôi trong cuốn sách “Những mẩu quặng dọc đường”. Sau khi sách được sửa chữa nộp lại bản chữa cho Cục Xuất bản.
- Văn bản báo cáo kết quả sửa chữa cuốn sách gửi về Cục Xuất bản trước ngày 30/11/2013 ”. Phó Cục trưởng Phạm Quốc Chính ký tên.
Không ai tưởng tượng nổi vì sao với những cật vấn dớ dẩn đến mức như vậy mà có thể căn cứ vào đấy bắt NXB Hội Nhà Văn phải đình chỉ phát hành cuốn sách.
Nhẽ ra NXB Hội Nhà Văn không cần bối rối khẩn khoản tôi nộp tư liệu để làm báo cáo mà chỉ cần gửi công văn phúc đáp bằng các câu hỏi ngược trở lại như sau:
1- Xin hỏi, những bài bình luận ấy có sai sót, tội lỗi gì mà không được in vào sách? Sáu bài bình luận đã in đều là của những người có uy tín lớn trên văn đàn: nhà thơ Đinh Hải - giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nhà nước năm 2007, nhà thơ Thanh Thảo - Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà thơ Ngô Văn Phú - giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012, nhà báo Phạm Ngọc Luật - nguyên Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin...
2- Sách đã cho xuất bản tức là được coi như sẽ đến với công chúng để làm nhiệm vụ “chiến sỹ Văn hóa-Thông tin của Đảng” thì in càng nhiều càng tốt chứ? Một ngàn cuốn đâu phải là nhiều!
3- Bản thảo với sách in không cùng kiểu chữ, không cùng khoảng cách dòng nên số trang tất nhiên không trùng nhau. Kiến thức tối thiểu về ấn hành ấy mà Cục quản lý về xuất bản không nắm được sao?
Thực ra, cả Cục Xuất bản lẫn NXB Hội Nhà Văn không ai dớ dẩn cả. Chẳng qua họ bị một Thượng cấp Lú nào sờ gáy nên phải chiều lòng ra roi dằn mặt nhau để chuyển ý thiên triều: từ rầy đừng xớ rớ dính dáng với cái bọn “Diễn biến hòa bình” như Nguyễn Thanh Giang mà không phải đầu cũng sẽ phải tai.
Vì nội dung Thơ đã “được” NXB đẽo gọt nhẵn thín nên họ không có lý gì để kết án phần Thơ, mà, giận cá chém thớt, họ quay sang cà khịa những người bình luận mặc dù họ không nêu được sai trái nào trong các bài bình luận ngoài tội dám khen Nguyễn Thanh Giang.
Mãn chiều xế bóng rồi, biết mình không còn làm được gì hơn ngồi gặm nhắm quá khứ. Được một số anh em nhắc nhở, khuyến khích nên tôi đã cặm cụi thu gom lại một mảng sức lao động đã từng bỏ ra rải rác trong hơn nửa thế kỷ, ngõ hầu góp phần “mua vui” cùng thế sự. Không ngờ cái thiện ý của bạn bè tôi, của Ban biên tập NXB Hội Nhà Văn và tác giả không được thiên triều thể tất mà vẫn tiếp tục săm soi bằng cặp mắt ngầu đục những tia đỏ dã thú.
Vì sao họ mãi mãi kỳ thị và dai dẳng truy diệt tôi một cách dã man, độc ác, khốn nạn như vậy. Nhân danh Đảng lãnh đạo nhưng cho đến nay họ cứ giữ mãi cái tâm địa tiểu nhân, bẩn thỉu, đê tiện mà không biết nhục!
Tham gia biên chế Nhà nước từ 1953, xung phong đi bộ đội chống Pháp, suốt từ ngày đi học, làm công tác, đến nay, tôi không những chưa hề vi phạm pháp luật mà cũng chưa hề bị kỷ luật vì tư cách đạo đức hay tác phong sinh hoạt bao giờ. Chẳng những thế tôi đã từng nỗ lực luyện rèn và cật lực lao động để có được những cống hiến không quá nhỏ cho nhân dân, cho đất nước. Tôi là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của tầng than Nông Sơn (nhà địa chất Trần Đức Lương - chủ tịch Nước - biết rõ điều này). Các mỏ Uran ở Miền Bắc đều manh mún. Nguồn cung cấp Uran sắp tới chủ yếu trông vào kết quả khai thác từ đây. Trong những năm chiến tranh gian khó, thiếu thốn đủ đường, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Cổ Địa từ đầu tiên ở Đông Nam Á do tôi thiết lập đã góp phần tự hào cho khoa học - kỹ thuật nước nhà...
Lăn lộn nhiều với thực tế, lại có dịp tiếp xúc sớm với thế giới Phương Tây tiên tiến qua các Hội thảo, Hội nghị Quốc tế từ những năm 80, tôi nhận ra nhiều nghịch lý của chế độ ta. Tôi vô cùng căm phẫn khi hiểu ra rằng chỉ vì đường lối chủ trương sai lầm mà Đảng đã đưa dân tộc qua bao cuộc chiến tranh đẫm máu để rồi dẫn đất nước đến đói nghèo, tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. Mặc dầu vậy, khi thể hiện quan điểm bất đồng tôi vẫn cố giữ thái độ ôn hòa, có tình, có lý. Do độc đoán, hợm hĩnh, nhiều nhà lãnh đạo không bằng lòng tôi nhưng chưa ai, chưa bài báo nào nói tôi sai những gì. Ngược lại, nhiều ý kiến lớn của tôi đã nêu từ hai mươi năm qua bị quy kết là chống CNXH, chống Nhà nước, phản động... nay được thừa nhận và đang xuất hiện trên báo Đảng ngày càng nhiều. Cho nên, khi được cho xuất bản tập thơ, tôi ngỡ Đảng đã sám hối và biết nghĩ lại. Không ngờ...!
Tôi gần tám mươi rồi, không biết còn sống bao lăm nữa. Mấy dòng kể lể cà kê trên đây nhằm giãi bày nỗi oan khuất cay đắng đằng đẳng. Mong Đảng hãy buông tha cho tôi để khi chết tôi còn có thể nhắm mắt.
*
Tôi đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn so với lương hưu để in sách. Vì chưa đâu chính thức nhận được quyết định cấm lưu hành nên mong các cửa hàng sách cứ bán giúp để may ra tôi có thể thu hồi đủ vốn. Xin chân thành cảm ơn NXB Hội Nhà Văn đã vì tinh thần nhân văn cao cả của thi ca mà sáng suốt nhận xuất bản cuốn “Những Mẩu Quặng Dọc Đường” với bản lĩnh đáng trân trọng.
Hà Nội, ngày Nhân quyền Quốc tế 2013
Nguyễn Thanh Giang: Số nhà 6 - Tập thể Địa Vật lý Máy bay, Trung Văn - Từ Liêm - Hà Nội, Mobi: 0984 724 165.
(2) Gs Nguyễn Văn Tuấn
Biết ơn Lenin?
Tượng Trương Vĩnh Ký ở sau Nhà thờ Đức bà, Sài Gòn, bị phá sau 1975.
Bình luận về sự kiện dân Ukraina giật sập tượng Lenin một vị giáo sư sử học ở Việt Nam - Ts Vũ Minh Giang, Đại học Quốc gia HaNoi -  cho rằng đó là một hành động "vô Văn hoá". Còn chuyện phá bỏ tượng nhà Văn hóa Trương Vĩnh Ký thì sao?
Học giả Trương Vĩnh Ký là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học,và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được tấn phong Giáo sư Viện sĩ Pháp, được ghi tên trong Bách khoa Tự điển Larousse, và đứng vào vị trí "toàn cầu bác học thập bát quân tử" tức là một trong 18 nhà bác học hàng đầu thế giới thế kỷ 19. Ngoài ra, vì biết và sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,... Riêng đối với nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam, ông được coi là "ông tổ nghề báo Việt Nam", người đặt nền móng, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên: Gia Định báo.
Ông học ở Penang, thuộc Anh lúc đó, nên không phải do Pháp cài cắm. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn...Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả Nước và Nam Kỳ...(Nhà văn Sơn Nam). Tóm lại chả có lý do gì mà hạ tượng của ông ấy sau 1975. Mặt khác ông ấy xứng đáng được dựng 1000 cái tượng ở Việt Nam. Xứng đáng hơn Lenin là cái chắc. Vì ông ấy quá uyên bác, đã làm cầu nối VN - Châu Âu, có công phát triển và truyền bá chữ Quốc ngữ (cực sớm). Theo Học giả Vương Hồng Sển: Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn, không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng".
***
Bình luận về sự kiện dân Ukraina giật sập tượng Lenin một vị giáo sư sử học ở Việt Nam cho rằng đó là một hành động "vô Văn hoá". Ông còn nói thêm rằng người dân Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin vì ông ấy “đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.” Tôi cứ phân vân về hai ý này, vì nó không đúng với thực tế.
Câu làm tôi phân vân là người Việt Nam trân trọng và biết ơn Lenin. Đúng là có một số người mang dòng máu Việt mang ơn Lenin, không hẳn vì lí tưởng chủ nghĩa xã hội, mà vì lí do thực tế và “trần ai” khác. Những người trong đảng thì chắc là biết ơn ông Lenin. Đảng thì có trên 2 triệu người, cộng với thân nhân nữa thì chắc xấp xỉ 10 triệu người. Dân số Việt Nam là 90 triệu (tính chẵn) và đa số nghèo và chắc chẳng cần biết ông Lenin là ai cũng như chẳng có mang ơn gì ông ấy. Người Việt ở hải ngoại thì chắc chắn ghét ông ấy. Những người đau khổ vì những chính sách mang màu sắc của ông ấy cũng chẳng muốn thấy tượng ông ấy ở VN. Như vậy, có thể ước tính rằng cứ 1 người biết ơn Lenin thì có khoảng 9 người không biết đến ông Lenin. Do đó, cụm từ “Người dân Việt Nam” e rằng quá cường điệu.
Còn nói rằng cả thế giới mong muốn lí tưởng XHCN thì tôi nghĩ chắc là đoán mò thôi. Cái chủ nghĩa đó đã hết đất sống, đã mất sức sống, đã gây ra bao nhiêu thảm hoạ cho thế giới và Việt Nam. Tôi nghĩ nếu làm thử một điều tra xã hội thì sẽ biết số người ủng bộ CHXH chẳng bao nhiêu đâu. Bên Âu châu người ta thậm chí còn có nghị quyết lên án cái chủ nghĩa đó nữa. Bên Đông Âu, những nước theo XHCN cũ nay cấm không có các biểu tượng của XHCN xuất hiện nơi công cộng.
Tôi có phần đồng ý là việc giật sập tượng là một hành động không đẹp, xét về mặt văn hoá. Nếu phán xét như vậy thì chúng ta cũng có thể nói người Việt cũng nhiều lần hành xử kém văn hoá. Sau năm 1975, biết bao nhiêu tượng của các nhân vật thời trước 1975 bị giật sập và phá tan hoang. Đường xá thì bị thay tên đổi họ. Những con đường mang tên các danh nhân lịch sử đới Trần, Lý, Lê, Đinh, v.v. vốn là di sản chung của dân tộc cũng bị nhường cho những người du kích và những người từng tham gia cách mạng. Những con đường mang tên lí tưởng đẹp và phổ quát (như Công Lí, Tự Do) đều bị thay bằng tên của những sự kiện mà không bao nhiêu người công nhận. Do đó, trách người Ukraina là “manh động” và kém văn hoá có lẽ không công bằng khi chính những người gắn bó với cái chủ nghĩa đó lại từng làm như thế. (Source: FB Ts Nguyễn Văn Tuấn).
Ghi chú thêm: "Ukraine là chứng minh hùng hồn của sự độc hại của chủ nghĩa Mac-Lênin và cho chúng ta một bài học khác. Nước Nga đã hình thành tại đây, Kiev là thủ đô đầu tiên của Nga. Chủ nghĩa Mác-Lênin cuối cùng đã đưa đến hậu quả là Ukraine tách khỏi Nga để thành một quốc gia riêng sau khi chế độ Xô Viết sụp đổ vì những vết thương không thể hàn gắn. Mất Ukraine đối với Nga cũng như Việt Nam mất châu thổ sông Hồng. Nhưng thảm kịch của Nga và Ukraine không phải chỉ có thế. Sự tàn phá của chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cả hai nuớc này không thể gượng dậy được sau khi đã tách rời. Tại Nga chế độ Mác-Lênin đã nhường chỗ cho một chế độ mafia. Tại Ukraine nó đã để lại một khoảng trống chính trị bi đát với sự vắng mặt gần như hoàn toàn của những trí thức chính trị, họ đã bị chế độ cộng sản xoá bỏ. Ukraine đã có dân chủ sau cuộc Cách Mạng Mầu Cam năm 2004, nhưng sau đó đã không quản lý nổi dân chủ vì không có văn hóa chính trị. Tổng thống Viktor Yushchenko và thủ tướng Yulia Tymoshenko đánh phá lẫn nhau thay vì hợp tác với nhau. Chính quyền thất bại và tan nát, đất nước điêu đứng, để rồi dư đảng cộng sản đội lốt dân chủ, đứng đầu là Viktor Yanukovych, với tiền án trộm cắp, trở lại cầm quyền. Người Ukraine lại phải xuống đường đấu tranh một lần nữa khi Yanukovych công khai quay mặt với Châu Âu dân chủ để liên kết với Nga. Họ sẽ thắng, nhưng tương lai Ukraine vẫn còn là một dấu hỏi. Ukraine vẫn chưa gượng dậy được sau những thương tích quá lớn.
Cả hai biến cố đều chứng tỏ một điều: sự đào thải của chủ nghĩa độc hại Mác-Lênin đã đến giai đoạn chót, ngoan cố duy trì nó là một sự dại dột trước khi là một tội phản quốc. (Báo Tổ Quốc).
(3) Nguyn Đình Đăng
S ra đi ca ch Quc ng - Cái chết siêu vit ca ông Nguyn Văn Vĩnh
Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.
Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp; mất năm 1660 tại Ispahan, Ba Tư) đã sang Việt Nam truyền đạo trong vòng sáu năm (1624 -1630). Ông là người có công rất lớn trong việc La-mã hoá tiếng Việt (Nhiều tác giả gọi là La-tinh hóa. Thực ra mẫu tự chữ cái tiếng Việt hiện nay là mẫu tự chữ Roman chứ không phải là chữ La-tinh). Kế tục công trình của những người đi trước là các tu sĩ Jesuit (dòng Tên) người Bồ Đào Nha như Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa, v.v. trong việc La-mã hóa tiếng Việt, Alexandre de Rhodes đã xuất bản Bài giảng giáo lý Tám ngày đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - La - Bồ đầu tiên vào năm 1651 tại Rome.***. Hệ thống chữ viết tiếng Việt dùng chữ cái La-mã này được chúng ta ngày nay gọi là chữ Quốc ngữ (chữ viết của quốc gia)***.
Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 tại Hà Nội, cái năm  thành Hà Nội thất thủ vào tay quân Pháp do đại tá Henri Rivière chỉ huy. Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn. Gia đình Nguyễn Văn Vĩnh nghèo nên không có tiền cho con cái đi học. Lên tám tuổi, cậu Vĩnh đã phải đi làm để kiếm sống. Công việc của cậu lúc đó là làm thằng nhỏ kéo quạt để làm mát cho một lớp đào tạo thông ngôn do người Pháp mở ở đình Yên phụ - Hà Nội. Vừa kéo quạt, cậu vừa nghe lỏm bài giảng. Cậu ghi nhớ mọi thứ rất nhanh và còn trả lời được các câu hỏi của thày giáo trong khi các cậu con nhà giàu trong lớp còn đương lúng túng. Thầy giáo người Pháp thấy vậy bèn nói với ông hiệu trưởng giúp tiền cho cậu vào học chính thức.
Năm 14 tuổi Nguyễn Văn Vĩnh đỗ đầu khóa học và trở thành một thông dịch viên xuất sắc. Sau đó ông được bổ làm trợ lý cho công sứ Pháp tỉnh Bắc Ninh. Năm 1906, lúc ông 24 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được Pháp gửi sang dự triển lãm tại Marseilles. Tại đây, ông được tiếp cận với kỹ nghệ in ấn và báo chí. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gia nhập hội "Nhân quyền Pháp". Trở về Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh từ bỏ nghiệp quan chức và bắt đầu làm báo tự do.
Năm 1907 ông mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ ở Bắc Kỳ.
Năm 1913 ông xuất bản tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng quốc ngữ.
Ông là người đầu tiên dịch ra chữ Quốc ngữ các tác phẩm của các đại văn hào Pháp như Balzac, Victor Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine, Molière, v.v. và cũng là người đầu tiên dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp. Bản dịch Kiều của ông Vĩnh rất đặc sắc, vì ông không chỉ dịch cả câu mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó - một điều chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),Trung Hoa (bằng chữ Nho), và Pháp mới có thể làm được. Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của ông Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hoá phương Tây trong dân Việt, và đẩy xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ Quốc ngữ.
Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương - Hội - Đình) ở Bắc Kỳ. Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở Trung Kỳ và đến năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn các trường dạy chữ Nho, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt.
Ngày 18 tháng 9 năm 1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc Ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.
Như vậy là, sau gần ba thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt –La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ.
Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò một nhà Văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy nhiên, đã không thể kiếm sống bằng nghề báo của mình. Ông là người luôn lên tiếng phản đối chính sách hà khắc của Pháp đối với thuộc địa, là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng là người đã cùng với bốn người Pháp viết đơn gửi chính quyền Đông Dương phản đối việc bắt giữ cụ Phan Chu Trinh.
Vì thế chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương chẳng ưa gì ông. Tòa báo của ông vỡ nợ. Gia sản của ông bị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào và mất ở đó năm 1936 vì sốt rét. Người ta tìm thấy xác ông nằm trong một chiếc thuyền độc mộc trên một dòng sông ở Sepole. Trong tay ông lúc đó vẫn còn nắm chặt một cây bút và một quyển sổ ghi chép: Ông đang viết dở thiên ký sự bằng tiếng Pháp "Một tháng với những người tìm vàng". Khi đoàn tàu chở chiếc quan tài mang thi hài ông Vĩnh về đến ga Hàng Cỏ, hàng ngàn người dân Hà Nội đứng chờ trong một sự yên lặng vô cùng trang nghiêm trước quảng trường nhà ga để đưa tiễn ông. Con người bằng tài năng và sức lao động không biết mệt mỏi của mình đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ trở thành chữ viết của toàn dân Việt.
---Tôi đã vẽ bức tranh Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh (The Introduction of Roman Writing Into Vietnam (The Transcendental Death of Mr. Nguyen Van Vinh, oil on canvas, 65 x 80 cm, 2001) với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam – Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.
Lời cảm ơn:
Tác giả bài viết này biết ơn thân sinh của mình – nhà giáo Nguyễn Đình Nam, người đầu tiên kể cho tác giả về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh từ khi tác giả còn là học sinh tiểu học, khi sách giáo khoa chính thống còn gọi Alexandre Rhodes là gián điệp còn Nguyễn Văn Vĩnh là bồi bút của Pháp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Kỳ - con trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh, và ông Nguyên Lân Bình - cháu nội cụ Nguyễn Văn Vĩnh vì những câu chuyện xúc động về cuộc sống và sự nghiệp của cụ Nguyễn Văn Vĩnh cũng như của gia tộc cụ.
Tác giả xin cảm ơn thày Trí - cháu ngoại cụ Nguyễn Văn Vĩnh, đồng thời từng là thày dạy toán của tác giả khi tác giả là học sinh trung học. (Email: nguyentvtony@hotmail.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét