Giã từ một nghệ sĩ, một xướng ngôn viên đã nhiệt tình cống hiến cho VN suốt 38 năm qua. Bon chen, hoạt động cho lắm rồi cũng xuôi tay nhắm mắt như mọi người! Sau khi VD đột ngột từ trần, tôi hết hồn khi ngẫm nghĩ lại chính mình: tại sao tôi phải hoạt động nhiệt tình cống hiến cho VN suốt 38 năm qua để làm gì? khi tôi bị mấy trang mạng và báo Người Việt "dập" cho tơi tả thì có ai nhảy ra giúp đỡ gì cho tôi không? Khốn nạn nhất là cái đám Paltalk luôn mở miệng chống Cộng ồn ào, bát nháo nhất lại là đám "đánh" tôi te tua tơi tả nhất! Nhìn lại con đường chống Cộng suốt 38 năm qua, tôi chợt buồn, tiếc, ân hận vô cùng khi thấy mình quá "trẻ con" khi "ngồi" chung với một đám bát nháo; thậm chí cho "nó" ăn ngập mặt rồi "nó" quay lại cắn mình mấy phát đau điếng ! "Nó" có thua gì VC đâu? Hay "nó" chính là VC? "Nó" đã từng khoe là cháu của Trần Đức Lương, Lê Đức Anh kia mà? Phải nói phong trào chống Cộng trên Paltalk ngày càng bát nháo với đủ trò tệ hại khiến cho những ai thực tâm chống Cộng, chống độc tài ngày càng thất vọng nhiều hơn. Thôi thì như bạn tôi đã nói: Đừng dây với hũi! Nhìn thằng chống Cộng lẫn thằng VC sao mà đứa nào cũng ...thúi quắc! Chán cho những thằng bát nháo nhảy ra làm chính trị ở VN khiến đất nước tôi ngày càng trở nên hỗ lốn, bát nháo hơn!
BBC: Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn
BBC: Việt Dzũng để cho đời lời Kinh Tị Nạn
Tôi rời Việt Nam vào ngày cuối tháng 4/1975 và đến được trại tị nạn ở Philippines.
Ở đó buổi tối tôi hay ra nhà chòi ngồi nghe một bạn trẻ, đi đứng mang theo đôi nạng, ôm đàn cất giọng trầm ấm hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn, những lời ca quen thuộc mà nhiều người ngồi quanh thỉnh thoảng cũng cất tiếng hát theo.Thời gian tạm sống trong trại tị nạn không lâu, nhưng anh bạn trẻ cũng đã cùng nghệ sĩ La Thoại Tân đứng ra tổ chức văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở đó.
Đến Mỹ, vài năm sau tôi gặp lại anh cũng với đôi nạng, đứng trên sân khấu trước vài nghìn khán giả ngồi kín Center for the Performing Arts ở San Jose.
Hôm đó nghe anh hát và nhiều người đã rưng rưng nước mắt.
Đó là hình ảnh Việt Dzũng trong ca khúc “Một chút quà cho quê hương” do chính anh sáng tác mà lời ca đã xoáy sâu vào tâm thức người tị nạn của những năm 1980-81, đã đưa nhạc anh vào lòng người Việt.
Sáng thứ Sáu 20/12/2013 Việt Dzũng đột ngột từ trần tại Little Saigon, nam California vì bệnh tim, hưởng dương 55 tuổi.
Tiếng hát và lời Kinh Tin anh mất gây bàng hoàng xúc động trong cộng đồng vì hàng ngày giọng anh vang vang trên sóng phát thanh ở hai miền nam bắc California.
Trong những tuần lễ trước đó anh còn tham gia các sinh hoạt từ thiện và tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Hè vừa qua anh lên San Jose cùng với Nam Lộc làm MC cho chương trình gây quỹ giúp thương phế binh Việt Nam Cộng hòa.
Sinh ngày 8/9/1958 ở Sài Gòn, Việt Dzũng có tên khai sinh Nguyễn Ngọc Hùng Dũng là con của cố bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, nguyên sĩ quan và dân biểu Quốc hội Việt Nam Cộng hoà.
Mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, cựu giáo sư trường trung học Gia Long, Sài Gòn.
Anh được biết đến nhiều nhất qua một số ca khúc viết trong những năm đầu cuộc đời tị nạn vào đầu thập niên 1980, khi làn sóng vượt biển đang lên cao và ở quê nhà những trại cải tạo học tập đọa đầy, những vùng kinh tế mới lầm than được dựng lên:
Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy
Gởi về cho chị dăm ba xấp vải
Chị may áo cưới hay chị may áo tang
Gởi về cho em kẹo bánh thênh thang
Em ăn cho ngọt vì đời nhiều cay đắng
Con gởi về cho cha một manh áo trắng
Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây
Gởi về Việt Nam nước mắt đong đầy
Mơ ước một ngày quê hương sẽ thanh bình…
Lời ca là những trải nghiệm đau buồn của người Việt xa xứ, của thân nhân, bạn bè ở quê nhà. Những ca từ đã trở thành bất tử trong lòng người hải ngoại cũng như trong trí nhớ của nhiều người tại quê nhà vào những năm đất nước còn khép kín và bài hát được các đài quốc tế chuyển về Việt Nam qua sóng phát thanh.
Lời ca là nỗi lòng của người ra đi gửi nhớ thương về quê nhà qua những thùng quà trong đó chứa đựng biết bao thương nhớ, ngọt bùi, đắng cay.
Những sáng tác đầu của Việt Dzũng là về đời tị nạn, về hành trình vượt biển chênh vênh trên sóng dữ, chao đảo giữa sống chết:
Lời kinh đêm ôi lời kinh đêm
Lời kinh buồn như tiếng mẹ thở dài…
Thuyền mong manh ôi đời lênh đênh
Thuyền bấp bênh cuộc sống mơ hồ
Lời kinh cầu từng ngày quen thuộc
Lời mẹ buồn giữa tiếng Nam-mô…
Trời chơ vơ ôi người bơ vơ
Người vẫn ôm mảnh ván rũ mục
Lời kinh cầu từng hồi nấc nghẹn
Lời mẹ buồn giữa tiếng Amen
Người buông xuôi về nơi đáy nước
Người có mộng một nấm mộ xanh
Biển ngây ngô hay biển man rợ
Biển có buồn hay biển chỉ làm ngơ
Khủng khiếp hơn khi con tàu lạc hướng, hết thức ăn và nước uống khiến người phải ăn thịt người để sống sót:
Sáng dậy em điểm tâm bằng đôi con mắt
Đêm về em ngậm ngùi gặm khúc xương tay
Em hỡi em biển vẫn đầy
Sao em uống máu cho ngậm ngùi chua cay…
Việt Dzũng không chỉ viết lên nỗi đau hành trình tị nạn mà còn những hoài niệm cố hương:
Tôi muốn mời em về thăm lại Bấm Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá trong mưa buồn lưa thưa
Tôi muốn mời em về thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng uống môi nồng hương xưa
Tôi muốn mời em về thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đầu đó sợi tóc bạc đong đưa
Tôi muốn mời em về, nhưng quê hương tôi quá xa
Bên kia bờ Thái Bình bao la…
Và dù sống xa quê hương anh luôn hãnh diện là người Việt và nhắn nhủ các bạn trẻ hãy nói lên niềm tự hào mình là người Việt Nam:
Này hỡi anh thanh niên sao gục mặt âm thầm
Sao anh ngại không nhìn nhận giòng giống Lạc Long
Này hỡi cô sinh viên sao ngại ngùng không lời
Sao cô ngại không nhìn nhận đây nước Việt tôi
Này hỡi dân tôi ơi xin rũ lời nghi ngại
Xin vỗ ngực oai hùng nhận tôi là người Việt Nam
Việt Dzũng có khiếu nhạc và thích sinh hoạt từ những ngày còn ở trường trung học Taberd Sài Gòn và đã đạt giải nhất thi đua văn nghệ của trường.
Đến Hoa Kỳ anh đã sáng tác, tham gia ban nhạc đồng quê Mỹ – country music – và năm 1978 đoạt giải nhất trong một cuộc thi nhạc ở tiểu bang Iowa.
Khi những ca khúc viết về người tị nạn Việt Nam của anh được rộng rãi biết đến trong cộng đồng, cùng lúc với sự xuất hiện của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh thì Việt Dzũng và Nguyệt Ánh đã trở thành đôi song ca chuyên chở lời ca đấu tranh vào lòng người hải ngoại:
Em vẫn mơ một ngày nào
Anh với em chung tình bạc đầu
Trên quê hương nghèo, trong khu rừng già
Trước mái nhà cờ vàng bay phất phơ
Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò
Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
Con thơ ngoan hiền, ê a đánh vần
Vê en nờ (VN) là Việt Nam kiêu hùng…
Những ca từ trong “Em vẫn mơ một ngày về” của Nguyệt Ánh đã được đôi song ca hát vang trong các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của người Việt hải ngoại từ thập niên 1980.
Năm 1985 Việt Dzũng, Nguyệt Ánh cùng với một số nghệ sĩ khởi xướng Phong trào Hưng Ca, ôm đàn và đem tiếng hát đi khắp nơi trên thế giới để kêu gọi cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân Việt. Đã có 40 CD hùng ca của Việt Dzũng và Nguyệt Ánh được phát hành và trong suốt ba thập niên qua đôi song ca đã quyết tâm tranh đấu chống cộng sản trên mặt trận văn hoá, văn nghệ.
Giọng nói thân quen Ngoài sinh hoạt văn nghệ qua hơn 400 ca khúc, Việt Dzũng còn được biết đến qua lãnh vực truyền thông.
Anh từng làm việc trong nhiều toà báo như Người Việt, Nhân Chứng, Tay Phải, Việt Nam Thương Mại. Đầu thập niên 1990 anh làm xướng ngôn viên cho đài phát thanh Little Saigon Radio, năm 1996 lập ra Radio Bolsa và cùng với Minh Phượng đã trở thành những giọng nói thân quen trong cộng đồng.
Cách làm truyền thông của anh không là đọc tin tức một cách đóng khung, mà có những khi vui đùa thân mật trong lúc đưa tin nên có sự gần gũi với thính giả qua sóng phát thanh.
Anh cũng nổi tiếng qua vai trò em-xi, cùng với Nam Lộc, Thùy Dương, Orchid Lâm Quỳnh trong các chương trình ca nhạc do trung tâm Asia sản xuất với nội dung gồm nhiều ca khúc viết về người lính Việt Nam Cộng hòa, về hành trình tìm tự do của người Việt.
Những sản phẩm văn nghệ này bị nhà cầm quyền Hà Nội lên án là xuyên tạc đất nước và lo sợ nội dung có ảnh hưởng tâm lý với người trong nước.
Việt Dzũng ra đi, anh để lại cho đời dấu ấn đậm nhất trong băng nhạc đầu tiên chủ đề “Kinh tị nạn” phát hành năm 1980 với 100 nghìn bản đã được đón mua.
Cuốn băng có “Một chút quà cho quê hương” và “Lời kinh đêm” với ca từ phản ánh một thời đau thương và đã mãi mãi đi vào lòng người Việt.
BBC: 'Đừng đi công tác nước ngoài quá nhiều'
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Bộ Ngoại giao Việt Nam chấn chỉnh tình trạng các đoàn đi nước ngoài, báo trong nước đưa tin.
Yêu cầu này được ông Dũng đưa ra tại cuộc họp Chính phủ chiều 24/12.
Báo trong nước dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trong năm ngoái, có 3.780 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài, và con số này trong năm 2013 là 3.200 đoàn.
"Như vậy, ước tính mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước," ông Minh nói.
"Số đoàn này chủ yếu đi với tư cách nghiên cứu. Nhiều nước bạn phản hồi, có vấn đề vừa trả lời đoàn này, một thời gian ngắn sau lại có đoàn khác sang hỏi câu tương tự".
"Điều này gây nên sự lãng phí tiền của đất nước”, ông nói thêm.
Trước những thông tin được Bộ trưởng Minh đưa ra, ông Dũng nhận định rằng "tôi thấy đi nước ngoài nhiều quá" và "nghe báo cáo thấy có đoàn Việt Nam đến người ta sợ", báo trong nước cho biết.
Ông cũng nói các hoạt động "tham quan, giao lưu, tiếp khách" gây chi phí "quá lớn" và "yêu cầu chấn chỉnh ngay để đất nước không phải xấu hổ vì có quá nhiều đoàn đi công tác nước ngoài như vậy."
Tai tiếng ngoại giao
"Ước tính mỗi ngày có hơn 8 đoàn đi công tác nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước"
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Một số vụ cán bộ các ngành, các cấp ra nước ngoài 'gây tai tiếng' trong quá khứ vẫn còn thu hút sự chú ý nhất định và được nhắc tới trong dư luận.
Một trong các vụ này xảy ra từ năm 2001, liên quan tới bà Kiều Trinh, nguyên phóng viên truyền hình của VTV, bà là con gái một nguyên Uỷ viên trung ương Đảng, Tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam VTV.
Trong một chuyến công tác sang Thụy Điển ba tuần, bà đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt giữ vì nghi ngờ 'đánh cắp' một số mỹ phẩm trị giá 400 đôla từ nhiều cửa hàng.
Sau một tuần bị giam giữ, bà Trinh đã được thả về nước nhờ sự 'can thiệp tích cực' được cho là của Đại sứ quán Việt Nam.
Trong một vụ việc khác, hồi năm 2005, bà Võ Thị Hồng Phiếu, Tổng giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Công ty Bia Huế, khi đang quá cảnh tại sân bay Don Muang, Bangkok, đã 'mua' một kính mát trị giá hơn 100 đôla mà 'không trả tiền.'
Nhân viên an ninh đã phải giữ bà lại và giao nộp cho cảnh sát, sau đó, Tòa án Thái Lan tuyên phạt bà Phiếu 4.000 baht Thái (khoảng 2,8 triệu VNĐ).
Khi về nước, bà Phiếu được cho là đã bị Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế chỉ đạo làm đơn xin từ chức.
Năm 2006, một cán bộ thuộc Ủy ban Kiểm tra Thành đoàn, được thành ủy TP HCM đi học ngoại ngữ ở Singapore cũng bị bắt giữ vì bị nghi ngờ trộm cắp sau khi bà này cầm một món đồ trị giá khoảng 300 đôla Singapore từ siêu thị về mà không trả tiền.
BBC: VN bác tin Đại sứ bị Đức giữ vì 'rửa tiền'
Quan chức Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bác tin Đại sứ Nguyễn Thế Cường bị cảnh sát tạm giữ tại Đức 'vì nghi ngờ ông rửa tiền'.
Trước đó có tin từ Đức nói rằng ông Cường bị cảnh sát Đức giữ lại ở sân bay Frankfurt khi nghi ngờ ông mang 20.000 euro tiền mặt mà không khai báo.Tuy nhiên, Đại sứ Cường được truyền thông Việt Nam trích thuật nói đã 'thừa nhận mang hộ' số tiền trên cho gia đình của các cán bộ dưới quyền về cho gia đình của họ ở Việt Nam, trong đó có một phần là tiền 'quyên góp cho cứu trợ bão lụt'.
Báo Bấm Bild.de của Đức nói cảnh sát đưa ông Cường về đồn để điều tra cáo buộc "rửa tiền" nhưng sau đó cho tại ngoại vì chịu đóng tiền phạt thế chân 3.500 euro.
Ông Cường được dẫn lời nói số tiền ông mang theo là do Đại sứ quán Việt Nam quyên góp được và chuyển cho ông đem về Việt Nam giúp nạn nhân bão lụt.
Nói chuyện với BBC hôm thứ Bảy, 21/12/2013, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ, ông Đặng Huy Bảo nói:
"Đó [chuyện Đại sứ Cường bị câu lưu] là thông tin sai rồi.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này"
Ông Đặng Huy Bảo
"Tôi có nhờ Đại sứ cầm cho cháu tôi một ít quà và Đại sứ đã về đúng ngày.
"Tôi cũng có nghe về chuyện có báo nói bị 'câu lưu' nhưng tôi không biết thông tin gì về chuyện này."
Khi được hỏi về chuyện gần đây Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ có tổ chức quyên góp từ thiện không, ông trả lời:
"Có, ở nhà có yêu cầu, Hội Chữ thập đỏ và các nơi có yêu cầu chúng tôi phải làm chứ."
Có báo nói họ không thấy tin tổ chức quyên góp từ thiện được đăng trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tin mới nhất trên trang của Bấm Đại sứ quán là chuyện Đại sứ quán Việt Nam tổ chức kỷ niệm 68 năm Quốc khánh Việt Nam và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/9.
'Không biết luật Đức'
"Ông Cường nói với báo Tuổi Trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam," tờ Bấm Thanh Niên bản tiếng Anh hôm 23/12 cho hay.
Vẫn theo Thanh Niên, ông Cường đã 'cảm ơn Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt' vì đã can thiệp trong vụ việc của ông, khi ông đang trong lộ trình từ Ankara tới Hà Nội để tham dự Hội nghị Ngoại giao toàn quốc lần thứ 28 diễn ra từ ngày 16-20 tháng này, sự kiện được loan tin có sự hiện diện và phát biểu 'giao nhiệm vụ' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
'Ông Cường cũng cáo buộc các quan chức (Đức) vi phạm Công ước Vienna (về miễn trừ ngoại giao), nhưng thừa nhận rằng ông đã không biết rằng chính quyền Đức chỉ cho phép lượng tiền mặt ít hơn 10.000 Euros (hay 13.673 USD) được mang vào quốc gia của họ," vẫn theo Thanh Niên online.
"Ông Cường nói với báo Tuổi trẻ rằng các gia đình của cán bộ văn phòng của ông đã nhờ ông mang tiền về Việt Nam, trong đó có một phần là tiền quyên góp cho nạn nhân bão lụt ở Việt Nam"
Báo Thanh Niên Online
Vẫn theo nguồn này, cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường "tại ngoại" sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 Euro và trong quá trình thẩm vấn ông đại sứ đã không thể xuất trình bất cứ 'chứng từ nào' minh chứng cho lời khai của ông.
Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc được cho là 'scandal' xảy ra với quan chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam ở nước ngoài.
Hồi tháng 11/2008, một Bí thư Thứ nhất của Tòa Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã bị triệu hồi về nước vì bị cáo buộc liên can tới 'buôn bán trái phép sừng tê giác' ở quốc gia châu Phi.
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/11/2008 nói: "Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, người có liên quan đến tin đã đưa, về nước để tường trình và làm rõ sự việc."
Lê Thăng Long muốn ‘chuyển hóa Đảng’
Ông Lê Thăng Long, một trong bốn người từng bị chính quyền Việt Nam xử tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ loan báo rằng ông muốn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam để giúp chuyển hóa Đảng.
Ngoài ra ông cũng tuyên bố sẽ rời bỏ phong trào Con đường Việt Nam, một phong trảo vận động cho dân chủ và nhân quyền mà ông là một trong những người khởi xướng cùng các bạn hữu.'Muốn làm tổng bí thư'Ông Long, năm nay 46 tuổi, là một doanh nhân và là nhà hoạt động dân chủ có tên tuổi ở Việt Nam.
Ông cùng các bạn hữu là các trí thức bất đồng chính kiến như Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Tiến Trung đã bị xử tù trong một phiên tòa thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận hồi năm 2010. Khi đó, ông bị kết án năm năm tù.
Sau khi ra tù hồi năm ngoái, ông đã phát động ‘Con đường Việt Nam’ mà ông nói là thay mặt cho những người bạn của ông còn ở trong tù.
"Nếu tôi được làm tổng bí thư thì chỉ trong vòng 11 tháng tình trạng tham nhũng tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất là 90%."- Lê Thăng Long
Một trong những nguyên nhân chính để ông Long từ bỏ phong trào mà ông khởi xướng này, theo như tuyên bố của ông, là để ‘gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam’.
“Tôi chính thức ngỏ lời xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam để giúp Đảng tiếp tục cải cách... cho nên nay tôi xin chính thức tuyên bố ra khỏi Phong trào Con đường Việt Nam,” ông viết trong tuyên bố.
“Tôi muốn giúp cho Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam được trong sạch hơn,” tuyên bố viết, “Nếu tôi được làm tổng bí thư thì chỉ trong vòng 11 tháng tình trạng tham nhũng tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất là 90%.”
Ông cũng nói rõ là ông ‘hoàn toàn không muốn trở thành đối kháng với Đảng và chính quyền Việt Nam’.
“Tôi tin rằng tôi sẽ là lối thoát tối ưu để cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài trong lòng xã hội Việt Nam,” ông viết và giải thích rằng nếu Đảng không cải cách triệt để, toàn diện thì sẽ ‘bị loại bỏ hoàn toàn khỏi xã hội Việt Nam’.
‘Yêu thương kẻ thù’ Ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hợp tác với ông và các lực lượng dân chủ ‘để có diễn biến hòa bình’, bằng không sẽ dẫn đến ‘diễn biến chiến tranh’.
Ông Long cho biết ông đang tiến hành vận động thành lập ‘liên minh dân chủ – nhân quyền yêu nước Việt Nam’ để chính quyền và thành phần đối lập có thể ‘ngồi cùng mâm’ vì ‘lợi ích của dân tộc Việt Nam’ và ‘tiến tới hòa giải dân tộc’.
Ông giải thích rằng những nhân vật lãnh đạo khác của phong trào này như luật sư Lê Công Định và doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức’ về bản lĩnh, trí tuệ và xét về tổng thể đều hơn ông.
“Tới nay luật sư Lê Công Định đã được ra tù. Khi có Định rồi vai trò của tôi không còn quan trọng nhiều đối với sự phát triển của phong trào Con đường Việt Nam nữa.”
"Tôi tin rằng tôi sẽ là lối thoát tối ưu để cho Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài trong lòng xã hội Việt Nam." Lê Thăng Long
Ông cho rằng quyết định này là ‘một bước lùi’ của ông, nhưng lại là ‘lùi một bước để tiến trăm bước’.
Ông Lê Thăng Long cũng dẫn ra phương châm sống của ông để giải thích cho phương thức đấu tranh mới này: “Hãy yêu thương kẻ thù của chính mình.”
Đối với những nhà hoạt động dân chủ khác, ông kêu gọi hãy ‘yêu thương kẻ thù’ là Đảng Cộng sản Việt Nam và tránh rơi vào cách đấu tranh ‘cực đoan’. Tuyên bố này được ông Lê Thăng Long gửi cho Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn thể lực lượng hoạt động dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam và toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước và bạn bè quốc tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét