Đường bay nối TP Vinh (Nghệ An) với TP Đà Lạt (Lâm Đồng) là đường bay thứ 16 của VietJetAir, tần suất bay 3 chuyến khứ hồi/tuần (thứ ba, năm, bảy), thời gian bay khoảng 1 giờ 30 phút, đường bay mới này cung ứng 1.080 chỗ/tuần. Năm ngoái, hãng này từng gây chú ý khi tổ chức sự kiện "múa tặng" cho hành khách đi trên chuyến bay nhân khai trương tuyến TP.HCM - Nha Trang ngày 3.8.2012. Màn múa này sau đó bị Cục Hàng không phạt 20 triệu đồng với lý do là hãng tổ chức biểu diễn trang phục bikini trên máy bay khi chưa được nhà chức trách cho phép.
|
"Cái Giọng Sài Gòn"
Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, trong đầu lúc nào cũng có một ý định là sẽ “thở đều” trên mảnh đất ồn ào này, ý định đó chắc sẽ giữ mãi cho đến lúc một ngày nào đó âm thầm không bứt rứt cắn tay áo mà mỉm cười he he he XXX xuống dưới ấy…
Gọi là yêu Sài Gòn thì có phần hơi quá! Không dám gọi thứ tình cảm dành cho Sài Gòn là tình yêu, nó chưa thể đạt đến mức ấy. Cái tình với Sài Gòn là cái tình của một thằng ăn ở với Sài Gòn hơn 20 năm, cái tình của một thằng mà với nó, Sài Gòn còn quá nhiều điều níu kéo, quá nhiều chuyện để mỗi khi bất chợt nghĩ về Sài Gòn, lại thấy nhơ nhớ, gần gũi...
Hồi còn đi học, vẫn hay chọc mấy đứa bạn bằng 2 câu thơ nhại :
hình minh họa
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Gái Sài Gòn cái mỏ cong cong
Chuyện con gái Sài Gòn "mỏ" có cong không thì hổng có biết, chỉ biết con gái Sài Gòn có cái đầu môi cong cong dễ làm chết người lắm, nhất là khi cánh môi be bé ấy cong lên một chữ "hônggg..." khi đứa con trai rủ rê đi đâu, năn nỉ gì đó. Lúc đó, đem gương hay kiếng soi, chắc cái mặt của đứa con trai đó tội lắm.
Mà con gái Sài Gòn có điệu đà, õng ẹo chút thì mới đúng thiệt là con gái Sài Gòn. Ai mà chẳng biết vậy. Gọi đó là cái duyên ngầm của người con gái đất Gia Định cũng chẳng có gì sai. Ai hiểu được, người đó sẽ thấy sao mà yêu mà thương đến vậy...
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam , có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách trú (người Hoa hay chú ba tàu), những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định…Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…
Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến cái giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”. Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ còn có giọng tha thiết của người con gái xứ Huế trầm tư mới cùng được ví von như thế…
Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào …mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt. Giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn. Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, thứ giọng chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, nó chính là cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.
hình minh họa
Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang, sang sảng riêng…Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu... Người miền khác có thích hay khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này.
Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” - Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.
Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!”. “Thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên lên tiếng “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…
Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau, lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”.
Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữư…!”
hình minh họa
Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen, như cái “duyên” trong giọng Sài Gòn. Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” “xong dzồi”.
Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn..
Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó. Nghe một người Sài Gòn phát âm những chữ có phụ âm "v" như "về, vui, vườn, võng" có cảm giác sao sao ấy, không đúng là giọng Sài Gòn chút nào...
hình minh họa
Nhìn lại một quãng thời gian hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh…cho đến Sài Gòn, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer…Các sử sách xưa chép lại, khi người Việt bắt đầu đến Đồng Nai – Gia Định thì người Kh’mer đã sinh sống ở đây khá đông, rồi tiếp đó là khách trú (người Hoa), và một số dân tộc láng giềng như Malaysia, Indonesia (Java) cũng có mặt. Sự hợp tụ này dẫn đến nhiều sự giao thoa về mặt văn hóa như đàn ông không mặc quần mà quấn sà rông, nhà giầu quê bận bộ áo bà ba mầu trắng, làm ăn khi giao tiếp phải có chầu “nhậu”, cũng như những mặt khác của đời sống, trong đó dĩ nhiên phải nói đến ngôn ngữ.
Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì,cái ki …” là tiếng mượn của khách trú, những từ như “xà quầng, mình ên…” là tiếng của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ…Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.
hình minh họa
Vậy nói cho cùng thì người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương” (local dialect !?). Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi…cười vì chưa đoán ra được ý. Điển hình như tiếng “địt”, có nghĩa là cái bụng nó sả hơi. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó…vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ làm sao.
Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói. "Mày ăn cơm chưa con ? - Dạ, chưa!"; "Mới dìa/dzề hả nhóc? - Dạ, con mới!"… Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”…người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).
Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau.. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem…”Nhỏ đó xinh lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.
hình minh họa
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều, tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, kiểu bắt chước Tây, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn. Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”…Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà…hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. “coi dzậy mà hổng phải dzậy”
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”. Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang “màu sắc” riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi “Mày” xưng “Tao” rất “ngọt”. Một vài lần gặp nhau,nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô thiển mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng-hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi. Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó...tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy “tụi nhỏ” sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng “con” ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện. Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì "Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" - còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi. Khi gọi một cách thân mật có ý khuyên bảo với một em nhỏ, người Sài gòn thường nói “Nầy, chú em…”
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím. Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng “con” chứ không phải “cháu cháu” như một số vùng khác. Cái tiếng “con” cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền.
Nói tiếp chuyện xưng-hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = ổng
Bà đó = bả
Anh đó = ảnh
Chị đó = chỉ
Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh vậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất Nam Bộ - Sài Gòn á nghen.
Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm...Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào. Thành ra có cách gọi : chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng, anh Sáu Lèo ...
hình minh họa
Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được....giản lược mất luôn, trở thành "Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"...Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai...em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi...rối. Có lần, kể cho người bạn ở Hà Nội nghe về mấy người anh chị trong gia đình. Ngồi kể lể "anh Hai, chị Hai, dì Hai, Út, cậu Hai, mợ Hai, chú Ba..." một hồi cái bị kêu là hổng hiểu, xưng hô gì rối rắm quá chừng, làm phải ngồi giải thích lại suốt một hồi...lâu.
Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc biệt của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh. Cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Hải Phan http://baomai.blogspot.com/2011/04/cai-giong-saigon.htmlCảm nghĩ của anh bộ đội
Hình minh họa
Cảm nghĩ của anh bộ đội sau 35 năm giải phóng Sàigòn
Chúng tớ, bộ đội miền Bắc vào giải phóng miền Nam phải nói thật, nói thẳng là chúng tớ bị đảng cộng-sản Việt-Nam dối gạt. Họ bảo chúng tớ rằng dân miền Nam đói khổ và bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu Kỳ, tra tấn, hành hạ, bóc lột đến tận xương tủy! cơm không có đủ ăn, quần áo không đủ mặc…Nhưng sau khi Tên Dương Văn Minh đầu hàng, chúng tớ từ trong rừng chiến khu tiến về và vào Sàigòn, chúng tớ mới thấy Sàigòn sao mà đẹp thế, nhà cao, cửa rộng, thật khang trang, hoa lệ…dân chúng ăn mặc bảnh bao không như dân tụi tớ ngoài miền Bắc chỉ đội nón cối, áo xanh lao động, hầu như ai cũng ăn mạc giống ai vì chỉ tiêu chỉ được:
“Một năm hai thước vải thô,
làm sao che nổi cụ Hồ đảng ơi!”
làm sao che nổi cụ Hồ đảng ơi!”
Đơn vị của tớ tới trú đóng tại cao ốc Đời Tân đường Phan Thanh Giản, Sàigòn. Phòng nào cũng giường nệm trắng tinh, quạt máy, máy lạnh…ôi sướng làm sao tả hết. Nhưng vì không có củi thổi cơm, nên tụi tớ đập hết cửa sổ, lấy gỗ làm củi. Bây giờ nghĩ lại, thấy làm như vậy là bố láo quá sức, phá hoại tài sản quốc gia mà không biết, cứ cho là tàn dư của Mỹ ngụy nên đập phá cho thoả thích. Tụi tớ còn nuôi lợn, nuôi gà trong sân nữa chứ.
Sau hai năm đánh tư sản mại bản, dân Sài gòn tan tác như gà mất mẹ. Tụi tớ biết dân Sàigòn căm thù tụi tớ cộng sản miền Bắc lắm, nhưng họ không dám ho hoe, vì sợ bị tóm, đưa đi cải tạo! họ sợ tụi tớ hơn sợ hùm beo cọp báo; có người còn gọi tụi tớ là quỷ đỏ v.v…
Tớ thích nhất là được lang thang ra chợ Bến Thành, chợ cũ để mua đài mang về miền Bắc…tớ mua được 1 cái đài Philip màu cà phê sữa, chơi được cả băng nhựa làm quà miền Nam cho bố tớ…ông cụ sướng rên người luôn vì đã lâu ông cụ muốn có 1 cái đài để nghe mà cũng không thể nào mua nổi.
Xe gắn máy bình bịch đầy rẫy, đủ kiểu, đủ hiệu, tớ mua luôn 1 xe mô-bi-lét cũ màu xanh lơ, đã tróc sơn! leo lên đạp mãi mới nổ máy. Hôm về Hà-Nội, tớ chạy ra ga xe lửa Hoà Hưng đưa lên tàu Thống Nhất, về tới thủ đô, oai quá sức, bà con lé mắt. Đấy là quà miền Nam , hàng xóm tới chào và xem một cách thích thú. Ai cũng muốn vào Sàigon một chuyến để xem Sài gòn như thế nào!
Sau những đợt đánh tư sản, đổi tiền, đuổi dân đi kinh tế mới…dân Sàigòn tìm cách vượt biên để tìm tự do nơi hải ngoại. Nhà cửa bị đập phá và bỏ hoang rất nhiều. Những cán bộ cao cấp thì tịch thu những villa tráng lệ để ở hoặc làm văn phòng phường, xã hay đồn công-an. Càng ngày dân miền Nam càng chửi cộng-sản một cách thâm tệ, tụi tớ biết thế khi tới thăm ông chú bà bác di cư vào Nam năm 1954. Ông chú tớ bảo:” tao đã chạy cộng sản mấy chục năm bây giờ nó lại bắt được! bây giờ sống làm sao đây?” tôi bảo chú tôi rằng họ bắt cháu phải đi bộ đội nếu không họ cúp tem phiếu và tịch thu hộ khẩu, bố mẹ cháu sẽ chết đói…cháu có muốn đi vào Nam đâu…làng ta đi bao nhiêu là chết bấy nhiêu, cháu cũng sợ lắm!…
Hình minh họa
Đã 35 năm trôi qua, Sàigòn hôm nay đường phố tràn ngập xe gắn máy, chạy bừa bãi vô trật tự…dân Hànội chiếm đa số những nhà mặt tiền để làm ăn buôn bán; quán ăn, nhà hàng mọc lên như nấm, tệ nạn xã hội đĩ điếm tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm, xì ke, ma túy, cướp giựt, móc túi hoành hành như chỗ không người…Dân bây giờ đếch sợ công an nữa, họ oánh bỏ mẹ công an luôn vì họ coi công an là kẻ thù của họ…Lãnh đạo cao cấp thì tham nhũng nên giàu có không ai bằng, người dân lao động khổ vẫn hoàn khổ. Đất nước thì Trung Quốc lăm le xâm lược, chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển và bắn giết ngư dân thoả thích mà đảng ta không dám hé môi; sợ buồn lòng anh Cả Thiên Triều, láng giềng tốt, hữu nghị bền vững muôn năm. Người dân đấu tranh chống giặc Hán xâm lược thì bị bắt bỏ tù, dân khiếu kiện đòi ruộng đất bị nhà nước tịch thu cũng bị quẳng lên xe đưa về nghỉ ở Hoả-Lò…Phải nói thẳng là VN người dân không có tự do và nhân quyền; vì đảng chủ trương tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN nên VN hiện nay đứng gần chót trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới.
Dân TQ vào tràn ngập VN, họ xây nhà, xây làng, cưói gái Việt, đẻ con và cắm bảng cấm người Việt lai vãng tới gần làng của họ ngay trên đất Việt, hỏi có ức không chứ??? VN sớm muộn gì cũng trở thành một tỉnh hay một quận của Trung Quốc mà thôi vì những nhà lãnh đạo VN hiện nay đều là người của TQ???
Nếu muốn có tự do, dân chủ và nhân quyền và có đủ sức mạnh bảo vệ tổ quốc trước hiểm họa bị nô lệ giặc Hán…Toàn thể nhân dân VN phải hành động ngay trước khi quá muộn.
Loại bỏ chế độ CS độc tài, thành lập chính phủ qua bầu cử tự do, tìm người có TÀI, có ĐỨC ra lãnh đạo đất nước thì mới hy vọng đưa VN tới bến bờ độc lập, tự-do, hạnh phúc thực sự.
Nhân dân VN khẳng định rằng CSVN không thể đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân nên cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
Loại bỏ chế độ CS độc tài, thành lập chính phủ qua bầu cử tự do, tìm người có TÀI, có ĐỨC ra lãnh đạo đất nước thì mới hy vọng đưa VN tới bến bờ độc lập, tự-do, hạnh phúc thực sự.
Nhân dân VN khẳng định rằng CSVN không thể đem lại cơm no áo ấm cho toàn dân nên cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
Trần-Văn-Hát
Vũ khí tán gái thời bao cấp
Tui thuộc con nhà nghèo nên rất hiếm khi có vũ khí để tán gái. Dưới đây là những gì tui biết, tui nhớ chứ chưa khi nào tui có để dùng ( là nói vũ khí mode từng thời, chứ thời sau thiên hạ có cả thì tui cũng có). Vì vậy có thể tui nhớ không hết, biết không hết. Hoặc có khi nhớ nhưng không sao tìm được ảnh minh hoạ. Ví dụ áo bay Liên Xô, áo Nato, quần áo Tô Châu chẳng hạn. Ngay cả dép tông Lào tui không tìm ra hình, chỉ tìm được hình tương đối gần với dép tông Lào thời đó thôi. Mong bà con ai có ảnh về vũ khí tán gái thì email cho tui để giúp cho tui có đủ bộ sưu tập, vô cùng cảm ơn.
Thời trang cũng là đồ khoe của, vũ khí tán gái thời bao cấp, tính từ dưới chân lên đến đầu phải bắt đầu từ đôi dép. Dép đúc Trung Quốc được coi là một loại dép sang. Thời mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai thì ai đi dép đúc đều được coi là dân quí phái.
Thoạt kì thuỷ nó được cấp phát cho bộ đội vượt Trường Sơn hành quân vô Nam. Đi dép này không sợ bị sút quai dọc đường, về sau trở thành mode sang trọng của thanh niên tỉnh lẻ miền Bắc trong chiến tranh.
Ở Hà Nội và các thành phố lớn thì dép nhựa Tiền Phong mới đúng là mode. Trong suốt thời trai trẻ của tui, chưa khi nào tui có được một đôi dép nhựa Tiền Phong. Muốn có để đi tán gái thì phải đi mượn, hi hi.Có dép nhựa Tiền phong trắng, phải biết cách “khệnh khạng” nữa. Thí dụ quần phải xắn cao đến nửa gối, không được xỏ quai hậu của dép mà luôn luôn phải đi dép “Dẫm quai” cho sành điệu , he he.
Sau chiến tranh thì dép Tông Lào mới thực sự là mode sang trọng, dép có đế càng dày càng sang.
Đồng hồ Pôljot Liên Xô là một loại vũ khí đắc địa để tấn công các cô gái xinh đẹp. Trước 1975 đồng hồ poljot Liên Xô tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các chàng trai. Có nó thì không cần phải nhiều lời, chỉ cần đưa tay lên xem đồng hồ là tim nàng đã rung rinh.
Anh nào giàu có mua tặng nàng chiếc đồng hồ poljot nữ thì cuống tim nàng đứt ngay lập tức, nàng đổ cái rầm, xong ôm!
Sau 1975 bọn Tư bản khốn kiếp đem đồng hồ Seiko tấn công ra miền Bắc XHCN tươi đẹp của chúng ta, lập tức đồng hồ poljot mất giá. Đồng hồ Seiko chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra thứ, ngày, tháng… thật quá sang trọng.
Một yêu anh có sen kô
hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng.
Còn có câu nói về xe máy hiệu Peugeot:
Một yêu anh có sen kô
hai yêu anh có Pơ giô cá vàng
Bút cũng là một vũ khí tán gái. Trong ảnh bút nắp trắng là bút Hồng Hà, năp vàng là bút Kim Tinh. Các loại khác là bút Trường Sơn. Bút Kim Tinh trước 1975 là là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới có loại bút này. Chỉ cần giắt cái bút Kim Tinh vào túi áo trên, chưa cất lời mắt nàng đã long lanh… dễ sợ!
Mũ cối Trung Quốc đương nhiên là một vũ khí, bởi vì nó rất đắt. Những năm 80 nó có giá 80 đồng, bằng một chỉ vàng. Khi cao điểm lên tới 150 đồng, gần bằng 2 chỉ. Thời này đi dép tông Lào, mặc quần bò Thái, áo bay Liên Xô, đeo đồng hồ Seiko, đội mũ cối thì có thể tán đổ cả hoa hậu.
Xe đạp là cả một gia tài. Ai có xe đạp thì đương nhiên kẻ đó không thể gọi là nghèo. Một chiếc xe đạp mất cả làng, cả khu phố đều biết. Xe sang nhất là xe Peugeot-“Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”, xe Lơ là xe Peugeot ( Cũng có người bảo đó là xe máy Mobylette). Xe Favorite sang trọng thứ nhì, sau Peugeot: ” Làm trai cho đáng nên trai/ có Pha vơ rít, có đài dắt lưng”
Trước 1980, sang trọng và quí phái số 1 là xe Babeta, nó còn quí hiếm gấp nhiều lần xe mercedez bây giờ. Ngay cả bộ trưởng cũng khó lòng mua được chiếc xe này. Đó là xe của bậc đại gia số 1 của Hà Nội và các thành phố lớn.
Sau 1980 là thời đại của honda, đầu tiên là honda cup 50. Khi đó lập tức truyền tụng câu: ” Một trăm lời nói không bằng ống khói hon đa”
Sau đó là cup 70, một “vũ khí giết gái hàng loạt”. Đến nỗi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo phải kêu lên:“Bây giờ yêu nghĩa là vèo xe cúp/ Xe đạp anh xịt lốp cả tư mùa.”
Xe cup 82 đời chót, kim vàng gọt lệ là thứ vũ khí nguy hiểm cuối cùng của thời bao cấp, không có vũ khí nào nguy hiểm như vũ khí này. Mặc dù nhà thơ Bùi Chí Vinh ra sức ca ngợi tình yêu thời xe đạp, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì, hi hi.
“Anh chở tình anh trên xe đạp/ Mặc ai kia ngó, mặc ai dòm/ Dễ gì mang một cô công chúa/ Đặt vào xe rồi khẽ cúi hôn/ Anh chở em đi bằng xe đạp/ Mồ hôi ra đẫm hết vai gầy/ Thương ghê ngọn gió sau lưng ấy/ Thổi mát đời anh trong cánh tay./ Cảm ơn em dám ngồi xe đạp/ Để cho anh quên mất mình nghèo/ Cảm ơn em đã không đánh phấn/ Nhìn anh bằng con mắt trong veo.” ( Bùi Chí Vinh)
Chuyện trai gái thời bao cấp
Bây giờ trai gái yêu đương ôm vai hót cổ thoải mái, hôn hít ngay giữa đường giữa chợ cũng không ai lấy đó làm điều. Ngay việc quan hệ tình dục cũng không còn là vấn đề gì nếu là trai chưa vợ gái chưa chồng. Ngày xưa thì khiếp lắm, cấm kị đủ đường. Là nói cái thời bao cấp thôi, chứ trước đó nữa lại càng kinh khủng khiếp. Cái thời mà trai gái yêu nhau chỉ được đánh mắt đưa mày, muốn cầm tay cầm chân, ôm vai hót cổ phải vào nơi kín đáo, nếu để cho người khác nhìn thấy thì bị coi là yêu đương không đứng đắn. Chàng đạp xe đạp chở nàng trên đường, nàng chỉ có việc hai tay nhét đùi ngồi yên như khúc gỗ. Cô nào bạo lắm cũng chỉ nắm hờ ngang thắt lưng, chẳng có cô nào ôm eo áp ngực chàng như các cô gái thời nay. Những chiều mùa hạ, trai gái hẹn hò nhau ra bờ đê ngồi, chỗ này một cặp, chỗ kia một cặp rủ rỉ tâm tình. Nàng nhổ cỏ chàng bẻ ngón tay, nói chuyện chán thì về, chẳng dám làm gì.
Hôn hít thời này bị liệt vào hành vì giao cấu, rất xấu xa. Đừng nói ngày xưa, ngay bây giờ vẫn còn quan niệm như thế. Năm ngoái Nguyễn Quang Thiều chả kêu ầm lên về dự luật cấm hôn nơi công cộng, may có ông Thiều kêu, báo chí làm ầm ầm người ta mới dẹp đi, nếu không thế nào luật cấm ấy cũng lọt vào top ten những luật cấm hài hước.
Thời bao cấp những chuyện cụ thể chẳng có luật lệ gì, đa phần làm theo chỉ thị khi thì bằng văn bản khi thì chỉ thị mồm. Đôi khi một xếp nào đó ngồi nhậu chợt nhớ chuyện gì đó nhắc khẽ một câu, thế là thành chỉ thị. Chuyện trai gái yêu đương các xếp cũng nhắc nhở nhẹ nhàng thôi nhưng xuống cơ sở thành ra chuyện rất nghiêm trọng. Chuyện hôn hít cũng vậy, không chỉ cấm nơi công cộng mà cấm khắp nơi, sách báo phim ảnh tuyệt cấm kị. Nếp sống thời này cho đó là hành vi thiếu đứng đắn, không lịch sự. Cầm tay nhau cũng đã quá đáng lắm rồi, hi hi.
Mình nhớ xem phim, khi nào trai gái nhìn nhau đắm đuối, “mắt trong mắt tay trong tay âu yếm”, thì cả rạp lặng ngắt, nín thở chờ. Nhưng rồi đến khi môi này sắp dính môi kia là màn hình tối mò. Người chiếu phim đã che ống kính. Anh naò ngứa mồm la làng, nói thả tay ra cho người ta xem, lập tức có năm bảy người khác mắng cho là vô văn hoá. Sau đó thế nào cũng có người báo về cơ quan, đoàn thế, thế nào anh ta cũng bị “ cạo” cho một mẻ. Suốt cả năm đó chuyện anh ta luôn được đem ra làm ví dụ một khi các xếp nói về nếp sống mới, nói có đồng chí còn dám yêu cầu chiếu phim thả tay ra để xem cảnh hôn hít, rất đáng xấu hổ. Một câu đó thôi xếp có thể đem ra “ ví dụ” cả trăm lần. Khốn khổ thế đó.
Thành thử cái gì cũng lén lút, đọc sách xem phim ảnh cũng phải lén lút. Nơi mình học là trường cấp 3 Bắc Quảng trạch, một trường tiên tiến, nhiều năm liền là lá cờ đầu giáo dục tỉnh Quảng Bình, những năm 1969- 1970 bỗng đâu xuất hiện cuốn sách Bí mật thành Paris. Truyện chẳng có gì, chỉ kể chuyện anh chàng cắt móng tay yêu đương mấy mụ nạ dòng giàu sang phú quí. Mấy màn yêu đương chỉ tả sơ sịa, thế mà học trò đua nhau bí mật chép tay lại cả cuốn, bí mật truyền tay nhau thì thà thì thầm vô cùng nghiêm trọng. Nhà trường ra sức truy bắt, may không bắt được ai, nếu thầy cô túm được cuốn sách trong cặp đứa nào thì đứa đó bị đuổi học là cái chắc.
Anh Thắng, anh trai của mình, hồi đó nổi lên như một thanh niên xuất sắc, mới lớp 10 đã được kết nạp Đảng, làm đến chức phó bí thư đoàn trường, uy danh lừng lẫy. Anh yêu chị L.A đẹp nhất trường. Nói thật từ bé đến giờ mình chưa thấy ai đẹp như chị L.A. Mình đang học lớp 7, mới bé tí nhưng toàn sưu tầm mấy chuyện “ bậy bạ” lén lút đọc say sưa. Đa phần sách đó đều là sách chép tay, chị L.A cho mượn. Một hôm anh Thắng tóm cổ được mình đang nằm tùm hum trùm chăn đọc cuốn Bí mật thành Paris. Anh hỏi sách của ai, mình khai của chị L.A cho mượn. Tưởng khai thế thì anh Thắng sẽ cho qua, ai dè anh tịt thu luôn cuốn sách. Anh không đưa chị L.A anh ra chi đoàn kiểm điểm nhưng gọi chị L.A ra riêng “xạc” cho một trận và cắt đứt chị luôn. Hi hi ngu thế không biết.
Sau này chị L.A yêu anh H rất đẹp trai. Đêm trăng hai người rủ nhau ra bãi cát chơi, hai người nằm hai góc, lăn qua lăn lại, ném cát đùa nhau, chỉ thế thôi chứ chẳng có gì bậy bạ cả. Chẳng ngờ ông nông dân xách quần ra bãi cát đi ngoài, bắt được hai người, liền báo cho nhà trường. Từ đó anh H và chị L.A được Nhà trường mô tả như cặp học sinh sa đoạ, đàng điếm nhất trong lịch sử của Nhà trường. Kinh. Hi hi.
Trai gái muốn yêu nhau đàng hoàng thì phải báo cáo tổ chức, gia đình muốn báo thì báo chả báo thì thôi nhưng tổ chức thì phải báo cáo, nếu không thì bị coi là yêu đương bất chính. Dù yêu đương đàng hoàng, cả tổ chức lẫn gia đình đều biết vẫn hết sức ý tứ, vì biết đằng sau lưng mình luôn có người theo dõi. Ngồi nói chuyện bình thường thì không sao, chẳng có ai sau lưng mình hết. Máu lên ngồi dịch lại sát nhau cũng không sao, máu nữa mà quàng vài nàng kéo nàng vào lòng là lập tức có tiếng đằng hắng phía sau cảnh cáo. Nếu không biết hoặc bất chấp cái đằng hắng cảnh cáo kia, cứ ẩn nàng nằm xuống vệ cỏ rồi hôn hít sờ soạng thì chỉ một phút sau đã thấy ba bốn người đứng vây quanh, nói yêu cầu hai người về uỷ ban giải quyết.
Hồi đầu mình không hiểu ở đâu ra lực lượng này. Chính quyền không hề tổ chức, đoàn thể cũng không. Trừ một vài người có “ lối sống bê tha”, “ chậm tiến” họ cần phải theo dõi để “giúp đỡ”, còn lại chẳng ai hơi sức đâu đi theo dõi hết lượt trai gái yêu nhau. Về sau mới biết ở đâu cũng có những người rất nhiệt tình làm việc này, họ tự thấy trách nhiệm cuả mình ở khắp mọi nơi, đặc biệt việc giữ gìn nếp sống mới thì họ nhiệt tình lắm, hăng hái lắm.
Mình có ông thầy dạy thể dục cấp 3 rất hăng say làm chuyện này. Nhà trường không hề giao nhiệm vụ cho thầy, tự thầy tập hợp một số học sinh lập thành một đội gọi là Đội săn bắt hủ hoá. Tối nào cũng vậy, thầy dắt cả đội đi đi bò bò vào rừng trâm bầu, cồn hoang, bãi cát, bờ đê… săn lùng các “cặp đối tượng”. Từ năm 1965 đến 1975, trong vòng mười năm hàng trăm “ cặp đối tượng” bị Đội săn bắt hủ hoá của thầy hoặc tóm gọn hoặc đuổi chạy bán sống bán chết.
Có lần mình rủ thằng Thuỷ, con cậu ruột của mình, lừa Đội Săn bắt hủ hoá cái chơi. Trong nhà mình có mấy đứa con gái ở trọ, mình lấy áo quần chúng nó mặc vào, lấy giẻ độn ngực rồi đeo cooc sê vào, đội nói lên để che cái đầu trọc. Tối đó trăng sáng, mình khoác tay thằng Thuỷ đi ra rặng trâm bầu. Vừa vào rặng trâm bầu đã thấy vài cái bóng bám theo sau lưng. Mình và thằng Thuỷ cứ đi sâu vào rặng trâm bầu, rồi chui vào bụi rậm. Hai đứa ôm nhau vờ rên rỉ giọng Bắc, nói anh ơi xướng xướng, em ơi xướng xướng. Thầy và mấy đứa học trò nhảy đại đến bụi cây, lên đạn đánh rốp, nói yêu cầu anh chị ra khỏi bụi ngay. Mình giả giọng con gái Bắc, nói em xợ nắm, xin nhà chường tha cho em. Thầy hét lên, nói các đồng chí, bắt sống khẩn trương bọn dâm ô truỵ lạc. Mấy đứa học trò lôi cổ mình và thằng Thuỷ ra. Có thằng còn tranh thủ bóp hai nùi giẻ trên ngực mình mấy bóp. Biết bị mắc lừa thầy tức lắm, nói học sinh mất dạy, dám lừa cả thầy. Nói rồi thầy phủi đít quần đi một mạch về nhà. Từ đó cho đến khi mình rời trường cấp 3 thầy không bao giờ nhìn sửa mặt mình, hi hi.
Bây giờ thầy già rồi, mỗi lần gặp thầy mình đều nhắc lại chuyện đó trêu thầy. Thầy nhăn răng cười, nói thừa nhận tui ngu, có ai yêu đương chỉ bằng nước bọt không đâu, sao lại bắt người ta mấy chuyện đó chớ. Mình nói giả sử cấp trên bảo thầy đi bắt thì cũng không sao, đằng này thầy tự nguyện tự giác đi làm mấy chuyện đó mới tức cười. Thầy cười cái hậc, nói rứa mới ngu, tui nghèo khó từ hồi đó đến giờ cũng vì mấy cái ngu đó thôi, suốt đời ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, ngu chi ngu tàn bạo.Giá tiền của 5 con... két.
Sau 75, đời sống của người dân miền Nam đã có nhiều thay đồi thật ngỡ ngàng...
Thày giáo phải tháo giầy đạp xích lô, thằng bé bán báo nay làm thư ký Quận, chị quét rác nay làm Hội đồng nhân dân ..v.v..... Và một hôm,
Tại một khu chợ bán chim, cá, cảnh. Có một người đứng rao bán 5 con két, mỗi con 1 màu.Con Xanh, con Đỏ, con Tím, con Vàng và con cuối cùng là con Đen
Nhưng giá cả cũng rất lạ,
Con Xanh = 5 đồng
Con Đỏ = 10 đồng
Con Tím = 15 đồng
Con Vàng = 20 đồng
Còn con Đen xấu xí và lù khù nhất thì giá lại cao nhất = 50 đồng
Mọi người qua lại đều thắc mắc. Vì chưa bao giờ thấy sinh hoat của đường phố Sàigon, thấy cái gì cũng lạ, một anh Cán Ngố đến hỏi chuyện anh bán Két
- Lày anh, tại sao giá cả nạ nùng thế? Anh có thể giải thích môt tí xem có được không lào ...
Anh bán Két từ tốn giải thich:
Con Đỏ, ngoài 2 tiếng Việt-Pháp lại nói đươc cả tiếng Anh nên giá 10 đồng
Con Tím nói thêm tiếng Nhật nên giá 15 đồng
Con Vàng nói thêm cả tiếng Đức nên giá 20 đồng...
- Thế con Đen trông nó gớm ghiếc mà sao nại bán đến 50 đồng ? Anh Cán ngố hỏi
- Tại vì anh chưa biết giá tri của con Đen đó thôi...
- Vậy nó lói đươc nhiều thứ tiếng nắm phải không?
- Không phải dzậy đâu. Ngoài tiếng Việt ra nó chẳng biết một thứ tiếng nào hết..
- ... nạ nhẩy ?
- NHƯNG NÓ MẮC VÌ NÓ LÃNH ĐẠO 4 CON KIA...
- À ra nà thế... cũng giống như đảng ta thôi...
Nhưng giá cả cũng rất lạ,
Con Xanh = 5 đồng
Con Đỏ = 10 đồng
Con Tím = 15 đồng
Con Vàng = 20 đồng
Còn con Đen xấu xí và lù khù nhất thì giá lại cao nhất = 50 đồng
Mọi người qua lại đều thắc mắc. Vì chưa bao giờ thấy sinh hoat của đường phố Sàigon, thấy cái gì cũng lạ, một anh Cán Ngố đến hỏi chuyện anh bán Két
- Lày anh, tại sao giá cả nạ nùng thế? Anh có thể giải thích môt tí xem có được không lào ...
Anh bán Két từ tốn giải thich:
Con Xanh ngoài khả năng nói tiếng Việt còn nói được tiếng Pháp nên giá 5 đồng
Con Đỏ, ngoài 2 tiếng Việt-Pháp lại nói đươc cả tiếng Anh nên giá 10 đồng
Con Tím nói thêm tiếng Nhật nên giá 15 đồng
Con Vàng nói thêm cả tiếng Đức nên giá 20 đồng...
- Thế con Đen trông nó gớm ghiếc mà sao nại bán đến 50 đồng ? Anh Cán ngố hỏi
- Tại vì anh chưa biết giá tri của con Đen đó thôi...
- Vậy nó lói đươc nhiều thứ tiếng nắm phải không?
- Không phải dzậy đâu. Ngoài tiếng Việt ra nó chẳng biết một thứ tiếng nào hết..
- ... nạ nhẩy ?
- NHƯNG NÓ MẮC VÌ NÓ LÃNH ĐẠO 4 CON KIA...
- À ra nà thế... cũng giống như đảng ta thôi...
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, để lại cho ai
gia tài của mẹ, là nước Việt này?
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một đàn tham - ô
gia tài của mẹ, một cái nhà mồ
gia tài của mẹ, một cái nhà mồ
Dạy cho dân tiếng nói lọc lừa
dạy cho dân chόng quên màu da
dân chόng quên màu da, nước Việt xưa
cộng trung hoa đưa rước vào nhà
cộng mong dân lũ dân nghèo ngu
ôi lũ dân nghèo ngu, quên giặc thù
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, ruộng thành sân gôn
gia tài của mẹ, làng xόm bùi ngùi
Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
một trăm năm đô hộ giặc tây
bao nhiêu năm cộng sản đoạ đầy
gia tài của mẹ, một bọn buôn dân
gia tài của mẹ, một lũ "+" hèn.
Hát ngọng zọng "nà-hội"
na ná na na ná na na na ná na nà nà........"Fầu
Hát ngọng zọng "nà-hội"
na ná na na ná na na na ná na nà nà........"Fầu
BBC: Ông Phạm Chí Dũng bị khai trừ Đảng
Ủy ban Kiểm tra thuộc Đảng ủy khối Dân chính Đảng TP HCM vừa tuyên bố khai trừ Đảng đối với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng hôm 25/12.
Tuyên bố này được đưa ra khoảng ba tuần sau khi ông nộp đơn xin ra khỏi Đảng hồi 5/12.Tuy nhiên, ông Dũng nói ông không nhận quyết định khai trừ Đảng này và nói Đảng Cộng sản Việt Nam 'đang tan rã từ bên trong'.
Trả lời BBC hôm thứ Năm ngày 26/12, ông Phạm Chí Dũng nói "Chiều 25/12, họ mời tôi đến để thi hành kỷ luật đảng viên bằng cách đọc quyết định khai trừ Đảng."
"Nhưng sau đó tôi cho rằng tôi không vi phạm gì trong điều lệ Đảng cũng như các văn bản liên quan và đã đề nghị với họ là cho phép tôi không nhận quyết định".
"Họ nói tôi là truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng và tôi xét thấy mình không vi phạm, không truyền bá những quan điểm đó."
Ông cũng cho biết trước đó, vào ngày 18/11, Đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM cũng đã tiến hành một cuộc họp để xem xét những vi phạm Điều lệ Đảng của ông.
"Họ tổ chức kiểm điểm tôi theo hai vấn đề: Một là nói và viết trái với đường lối và quan điểm của Đảng và hai là phát tán những tài liệu trên Internet trái với đường lối và quan điểm của Đảng".
Ngăn chặn 'thoái Đảng?
Ông Dũng cũng cho biết rằng việc khai trừ Đảng đối với ông "diễn ra rất nhanh".
"Tôi nhớ trước đây, đối với trường hợp anh Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập của tờ Sài Gòn Giải phóng, tờ báo Đảng của TP HCM, đã phải mất hai năm để xin ra khỏi Đảng."
"Nhưng sau đó người ta cho anh ra khỏi Đảng với lý do là mất niềm tin vào Đảng, nhưng không khai trừ."
"Đối với nhà văn Phạm Đình Trọng, một trong những người ký kiến nghị 72, thì vào năm 2009, ông cũng đã nêu ra một số quan điểm bất đồng với Đảng."
"Sau quá trình vận động ông rút đơn không thành công, người ta đã tìm cách khai trừ ông ra khỏi Đảng, nhưng thời gian từ lúc ông nộp đơn ra khỏi Đảng cho tới lúc bị khai trừ cũng đến 5 tháng."
"Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả."Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng
Ông cho rằng hành động này của nhà cầm quyền là để "ngăn chặn làn sóng bỏ Đảng, thoái Đảng" như hiện nay.
"Theo một báo cáo năm 2012 của một cơ quan Đảng thì có tới 36-40% các đảng viên không sinh hoạt đảng."
'Tan rã từ bên trong'
Nhà báo tự do này cho biết trước khi tuyên bố quyết định khai trừ, chính quyền cũng vận động ông rút đơn xin ra khỏi Đảng.
"Người ta cố gắng đề nghị tôi là không nên ra khỏi Đảng vì trong Đảng thì có điều kiện để đấu tranh với những vấn đề tiêu cực như tham nhũng mà tôi thường nêu ra".
"Nhưng tôi trả lời họ là chúng tôi đã chờ đợi những điều kiện để đấu tranh trong Đảng suốt bao nhiêu năm. Thế nhưng những cơ hội này cứ nhỏ dần và cho đến lúc biến mất và không xuất hiện thêm cơ hội nào nữa".
"Tôi thà làm một công dân tự do để có thể có trách nhiệm với xã hội hơn là làm một đảng viên mà không có ý kiến gì cả".
Hồi 5/12, ông Dũng đã có bức tâm thư thư từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam với lý do "Tất cả những gì mà Đảng Cộng sản thể hiện vai trò 'lãnh đạo toàn diện' trong ít nhất một phần tư thế kỷ qua đã khiến cho tôi, cũng như nhiều đảng viên khác, đi từ thất vọng đến tuyệt vọng về lý trí lẫn tình cảm".
Ông Phạm Chí Dũng, Tiến sỹ Kinh tế, từng làm cán bộ Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ông là con trai ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM.
Sau ông Dũng và đảng viên kỳ cựu Lê Hiếu Đằng, bác sỹ Nguyễn Đắc Diên - một nhà hoạt động xã hội khác ở TP HCM, cũng đã quyết định từ bỏ Đảng CSVN.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét