Cho phép bắn người chống đối cán bộ làm nhiệm vụ
Từ 1/2/2014, sau khi áp dụng các biện pháp để khống chế người chống đối không có kết quả, cán bộ thi hành công vụ có quyền nổ súng để phòng vệ, bắt giữ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc không thực hiện nhiệm vụ được giao. |
Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...
Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.
Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".
Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
Bị dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm, một thanh niên đã thóa mạ, cầm vỏ chai bia dọa đánh hai cảnh sát giao thông tại Lạng Sơn. Xem clip tại đây. |
Cũng theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan ra quyết định xử lý có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.
Trao đổi với VnExpress, luật sư Vũ Tiến Vinh cho rằng quy định cho cảnh sát nổ súng trấn áp, khống chế người vi phạm chống người thi hành công như nội dung của Nghị định là rất cần thiết. Điều này sẽ giải quyết tình trạng chống người thi hành công vụ nghiêm trọng đang xảy ra ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, ông Vinh lo ngại "cách làm này chỉ giải quyết được phần ngọn và thậm chí còn tạo tình trạng nguy hiểm hơn cho người thi hành công vụ bởi nếu biết sẽ bị nổ súng, người chống đối sẽ càng hành động quyết liệt hơn để thoát thân".
Một số luật sư khác cho rằng Nghị định cho phép nổ súng song chưa đề cập đến việc nếu người thi hành công vụ lạm quyền để làm sai thì bị xử lý như thế nào.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/2/2014.
Theo khoản 3 điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các trường hợp nổ súng gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Nghị định 208/2013/ND-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 năm sau.
Nội dung nghị định viết "trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí ... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực ... hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Hành vi 'chống người thi hành công vụ' trong nghị định này được xác định là "hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" đối với người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, việc "không chấp hành hiệu lệnh," "có hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ hoàn thành nhiệm vụ" cũng bị quy là "chống người thi hành công vụ".
Vượt giới hạn phòng vệ? Trả lời BBC ngày 20/12, luật sư Nguyễn Văn Miếng, từ văn phòng luật sư Hồng Đức, cho rằng nghị định này đã "vượt quá giới hạn phòng vệ".
"Trong Bộ luật hình sự có điều khoản nói về việc phòng vệ chính đáng, trong đó quy định hai bên phải dùng vũ khí tương đương," ông nói.
"Người ta chống cự mình như thế nào thì mình chỉ được chống lại theo một cách tương đương, chứ không thể vượt quá giới hạn chính đáng được."
"Nếu người ta chống bằng tay không mà anh lại nổ súng, thì đó là sai rõ ràng."
Trong khi đó, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được phép nổ súng.
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng," ông Hướng nói.
"Thứ nhất, đó là loại súng gì? Súng gây sát thương hay chỉ mang tính chất đe dọa?"
"Thứ hai, mức độ vi phạm là như thế nào? Phải quy định chắc chắn trong văn bản hướng dẫn là người thi hành công vụ chỉ nổ súng vào người vi phạm khi người đó vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ."
"Nếu như trong trường hợp người ta vi phạm chưa đến mức độ phải nổ súng gây sát thương thì việc nổ súng là một hành động vượt quá thẩm quyền công vụ".
"Trong trường hợp đó, nếu xác định được thiệt hại của người bị vi phạm về mặt tài sản và tính mạng thì phải áp dụng Bộ Luật hình sự đối với những người thi hành công vụ đó."
"Nếu xác định có thiệt hại về vật chất do người thi hành công vụ lạm quyền thì qua xét xử bằng bản án hình sự hoặc trách nhiệm dân sự, hành chính có thể xác định được mức thiệt hại để yêu cầu người thi hành công vụ phải đền bù," ông Hướng nói.
Vụ Tiên Lãng và khái niệm 'công vụ' Khi được hỏi liệu vụ cưỡng chế trái phép ở Tiên Lãng có cho thấy khái niệm 'công vụ' chưa được quy định đúng đắn tại Việt Nam hay không, và nếu những trường hợp tương tự xảy ra, liệu người dân có bị nguy hiểm đến tính mạng nếu chống đối hay không, luật sư Hướng trả lời:
"Thực ra nhìn về góc độ pháp luật thì hành vi công vụ đã được phân định rõ ràng rồi, nhưng ở đây thì có nhiều góc độ khác nhau."
"Nếu nhìn về vấn đề Tiên Lãng thì đó không phải là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của cơ quan chủ thể, ở đây là UBND huyện Tiên Lãng."
"Đây cũng là hành vi công vụ, nhưng không phải của riêng một viên công an nào mà là của một tổ chức chính quyền và trong trường hợp đó người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm."
"Nhưng ví dụ như một cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ mà lại có hành động vượt quá giới hạn thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
Ông Hướng cho rằng nếu người dân chỉ chống đối cưỡng chế bằng cách "đứng hô hào mà không làm ảnh hưởng đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiến hành cưỡng chế" thì việc nổ súng là trái pháp luật.
"Nhưng nếu những người cản trở bằng các hành vi như dùng bạo lực hoặc hung khí" thì "việc nổ súng để trấn áp hoặc bảo vệ tính mạng của người thi hành công vụ là hợp pháp," ông nói.
"Tuy nhiên tôi cho rằng việc nổ súng diễn ra rất là ít chứ không phải chỗ nào cũng nổ súng được. Chắc chắn là thủ trưởng các cơ quan đấy phải chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và siết lại về trách nhiệm của người thi hành công vụ chứ không tùy tiện được."
"Phải xác định rõ trong trường hợp nào người thi hành công vụ mới được nổ súng, chứ nếu chỉ tham gia cưỡng chế mà nổ súng thì không thể chấp nhận được," ông Hướng nói.
Đảng CSVN có đang vỡ ra từng mảnh? Chính phủ Việt Nam vừa ra nghị định trong đó cho phép lực lượng an ninh được dùng vũ lực hoặc nổ súng đối với những trường hợp 'chống cán bộ thi hành công vụ'
Nghị định 208/2013/ND-CP được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 năm sau.
Nội dung nghị định viết "trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí ... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực ... hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ”.
Hành vi 'chống người thi hành công vụ' trong nghị định này được xác định là "hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực" đối với người thi hành công vụ.
Bên cạnh đó, việc "không chấp hành hiệu lệnh," "có hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ hoàn thành nhiệm vụ" cũng bị quy là "chống người thi hành công vụ".
Vượt giới hạn phòng vệ? Trả lời BBC ngày 20/12, luật sư Nguyễn Văn Miếng, từ văn phòng luật sư Hồng Đức, cho rằng nghị định này đã "vượt quá giới hạn phòng vệ".
"Trong Bộ luật hình sự có điều khoản nói về việc phòng vệ chính đáng, trong đó quy định hai bên phải dùng vũ khí tương đương," ông nói.
"Người ta chống cự mình như thế nào thì mình chỉ được chống lại theo một cách tương đương, chứ không thể vượt quá giới hạn chính đáng được."
"Nếu người ta chống bằng tay không mà anh lại nổ súng, thì đó là sai rõ ràng."
Trong khi đó, luật sư Hoàng Văn Hướng, thuộc văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói cần phải có quy định cụ thể trong trường hợp nào thì được phép nổ súng.
"Cái cơ bản là quy trình tác nghiệp của người thi hành công vụ. Phải đặt ra dấu hỏi là nổ súng vào ai, chứ không phải ai vi phạm cũng nổ súng," ông Hướng nói.
"Thứ nhất, đó là loại súng gì? Súng gây sát thương hay chỉ mang tính chất đe dọa?"
"Thứ hai, mức độ vi phạm là như thế nào? Phải quy định chắc chắn trong văn bản hướng dẫn là người thi hành công vụ chỉ nổ súng vào người vi phạm khi người đó vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm cho người thi hành công vụ."
"Nếu như trong trường hợp người ta vi phạm chưa đến mức độ phải nổ súng gây sát thương thì việc nổ súng là một hành động vượt quá thẩm quyền công vụ".
"Trong trường hợp đó, nếu xác định được thiệt hại của người bị vi phạm về mặt tài sản và tính mạng thì phải áp dụng Bộ Luật hình sự đối với những người thi hành công vụ đó."
"Nếu xác định có thiệt hại về vật chất do người thi hành công vụ lạm quyền thì qua xét xử bằng bản án hình sự hoặc trách nhiệm dân sự, hành chính có thể xác định được mức thiệt hại để yêu cầu người thi hành công vụ phải đền bù," ông Hướng nói.
Vụ Tiên Lãng và khái niệm 'công vụ'
"Thực ra nhìn về góc độ pháp luật thì hành vi công vụ đã được phân định rõ ràng rồi, nhưng ở đây thì có nhiều góc độ khác nhau."
"Nếu nhìn về vấn đề Tiên Lãng thì đó không phải là trách nhiệm của một người mà là trách nhiệm của cơ quan chủ thể, ở đây là UBND huyện Tiên Lãng."
"Đây cũng là hành vi công vụ, nhưng không phải của riêng một viên công an nào mà là của một tổ chức chính quyền và trong trường hợp đó người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm."
"Nhưng ví dụ như một cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ mà lại có hành động vượt quá giới hạn thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật."
Ông Hướng cho rằng nếu người dân chỉ chống đối cưỡng chế bằng cách "đứng hô hào mà không làm ảnh hưởng đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc chưa ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tiến hành cưỡng chế" thì việc nổ súng là trái pháp luật.
"Nhưng nếu những người cản trở bằng các hành vi như dùng bạo lực hoặc hung khí" thì "việc nổ súng để trấn áp hoặc bảo vệ tính mạng của người thi hành công vụ là hợp pháp," ông nói.
"Tuy nhiên tôi cho rằng việc nổ súng diễn ra rất là ít chứ không phải chỗ nào cũng nổ súng được. Chắc chắn là thủ trưởng các cơ quan đấy phải chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và siết lại về trách nhiệm của người thi hành công vụ chứ không tùy tiện được."
"Phải xác định rõ trong trường hợp nào người thi hành công vụ mới được nổ súng, chứ nếu chỉ tham gia cưỡng chế mà nổ súng thì không thể chấp nhận được," ông Hướng nói.
Phạm Trần (Danlambao) - Trong khi Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cố gượng cười ăn mừng toàn thắng thông qua Hiến pháp mới ngày 28/11/2013 thì họ cũng run sợ trước trận cuồng phong bão kép “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang âm thầm phá đảng không còn manh giáp bất kỳ lúc nào.
Biến chuyển này đến vào cuối năm 2013, giữa nhiệm kỳ đảng Khóa XI, không còn là chuyện hão huyền hay ảo tưởng trong tàn cuộc rượu của những “thế lực thù địch” hay “những phần tử bất mãn” mà do chính đảng viên gây ra.
Vì vậy từ sau Hội nghị Trung ương 8/XI từ 30/9 đến ngày 9/10/2013, đảng đã dồn mọi nỗ lực và tiền bạc vào công tác học tập Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tất cả Lực lượng võ trang bao gồm Quân Đội, Lực lượng trừ bị dân sự và lực lượng Công An cho đến các cấp đảng và đơn vị hành chính đều được cảnh giác: “Trong bất kỳ tình huống nào, toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (Nghị quyết Trung ương 8/XI).
Nhưng lực lượng của kẻ thù nào đã hay đang đe dọa sự “toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”? Mọi người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, cũng đều biết chỉ có kẻ thù duy nhất có khả năng “ăn tươi nuốt sống Việt Nam” bây giờ là Trung Cộng, nước láng giềng phương Bắc mà Lãnh đạo hai nước vẫn thường “đồng ca” bài 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tình thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt.”
Nhưng tại sao chưa bao giờ có Lãnh đạo nào của Việt Nam, từ thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh (1986) cho đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ 2011) dám “động đến lỗ chân lông” của Trung Cộng dù đã bị áp chế công khai trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?
Vì vậy mệnh lệnh thi hành “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” theo tinh thần Nghị quyết 8 Khóa đảng IX (năm 2003) được lập lại hồi tháng 10/2013 chỉ là “cái mã bề ngoài” nhằm che giấu chủ trương triệt để ngăn chận bằng mọi giá những cuộc nổi loạn từ trong nội bộ đảng và trong nhân dân đang âm thầm bung ra chống đảng.
Những kẻ nội thù
Vì vậy những kẻ đang đe dọa sự sống còn của đảng và tồn vong của chế độ không xuất thân từ “các thế lực thù địch” hay “diễn biến hòa bình” của phương Tây, chủ yếu là Mỹ như đảng vẫn hô hoán.
Ngay cả đe dọa xâm lăng Việt Nam bằng quân sự của Trung Cộng cũng không cần thiết vào lúc này vì Bắc Kinh đã thành công “bao vây và khống chế Việt Nam” bằng kinh tế và chính trị từ nhiều năm qua.
Kẻ thù đích thực của đảng CSVN đang dấy lên từ trong lòng chế độ bởi các “nhóm lợi ích” quyết bảo vệ quyền hành và bổng lộc bằng mọi giá; bởi đội ngũ cán bộ đảng viên tham nhũng; bởi những kế hoạch, dự án kinh tế đẻ ra lãng phí; bởi thành phần bất mãn trong đảng vì bị mất quyền lợi, bị ăn hớt tay trên bởi các cấp trên có chức, có quyền.
Chúng cũng đến từ những bấn loạn trong hệ thống cai trị của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Và sau cùng là sự không còn tin vào đường lối lãnh đạo của đảng vì đảng viên nào cũng thấy rõ quyết định duy trì quyền lãnh đạo độc tôn của đảng dựa trên Chủ nghĩa phá sản Cộng sản không làm cho"dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà chỉ làm cho dân tộc lầm than và lạc hậu hơn, ngay cả đối với người dân Cao Miên và Lào.
Chuyện này không mới vì ngay trong Đại hội đảng lần thứ XI (Tháng 1/2011), đảng đã thừa nhận: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng.”
Ban Chấp hành Trung ương còn xác nhận: “Trong nội bộ những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp…”
Cuộc sống của những cán bộ, đảng viên có chức có quyền và những Lãnh đạo vẫn thường rao giảng “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã sống và hành động ngược với lời nói. Nhiều cán bộ, đảng viên đã bị nhân dân ta thán với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang rằng những người này, nếu không tham nhũng thì lấy tiền đâu tậu nhà, mua xe hơi đắt tiền và sống rất xa hoa, trụy lạc, mất phẩm chất và còn có tiền gửi con ra theo học ở các nước Tư bản?
Vì vậy ở Việt Nam đến cuối năm 2013, vào giữa nhiệm kỳ đảng Khóa XI, không còn ai tin vào lời đảng nói rằng: “Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.”
Hay hù họa vô căn cứ: “Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn…” (Nghị quyết Trung ương 8/XI)
Nhưng những lời báo động này không mới vì chúng đã được Lãnh đạo đảng nói đi nói lại từ Khóa đảng IX dưới thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Chỉ khác ở tính thời gian nên khi được lập lại sau 13 năm đã chứng minh đảng không tìm được lý do nào mới hơn để trốn tránh thất bại cho việc “tự phê bình và phê bình” trong nội bộ đảng.
Điều này cũng có nghĩa chủ nghĩa cá nhân và chứng bệnh di căn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã nghiêm trọng hơn các năm trước.
Vì vậy, trên Tạp chí Tuyên Giáo ngày 27/11/2013 (Ban Tuyên giáo Trung Ương), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tú đã kêu gọi đảng viên phải: “Phối hợp và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng chủ động đấu tranh phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.”
Ông viết: “Các cấp ủy đảng, phải nhận thức đúng, đánh giá cho được sự thoái hóa về tư tưởng, chính trị, mức độ và tính chất“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên, kịp thời có chủ trương, biện pháp lãnh đạo cụ thể, quán triệt và tập trung làm tốt công tác xây dựng đảng, trong đó đặc biệt chú trọng khâu giáo dục, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và chất lượng sinh hoạt đảng. Phát huy dân chủ, tăng cường kiểm tra giám sát, đổi mới công tác bố trí, sử dụng cán bộ; bổ sung, đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách về cán bộ… nhận thức cho đúng tính chất phức tạp, nguy hại và nhận diện cho rõ những biểu hiện cụ thể, mức độ của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, để một mặt tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kiên trì và đi liền với chủ động chống lại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch.”
Những “bầy mưu, vẽ kế” của Giáo sư Nguyễn Xuân Tú cũng chỉ có giá trị trên lý thuyết vì thực tế đảng đã làm những việc này rồi mà có thay đổi được gì đâu.
Công an phải bảo vệ đảng
Bằng chứng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cấp lãnh đạo Bộ Công an lập lại tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 69 tổ chức tại Hà Nội ngày 18/12/2013.
Ông Nguyễn Phú Trọng bảo lực lượng Công an phải: “Chủ động nắm chắc, phân tích, dự báo sát đúng tình hình để tham mưu với đảng, Nhà nước có chủ trương, quyết sách đúng đắn. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin, an ninh kinh tế, tài chính, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bảo vệ đảng, bảo vệ quá trình triển khai thi hành Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua... Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng yếu và các sự kiện quan trọng của đất nước, tạo môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.”
Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng không hề nói gì đến nhiệm vụ của Công an chống lại đe dọa chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng là nhiệm vụ “bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, nhưng ông lại tập trung vào tình hình nội bộ khi nói rằng: “Lực lượng Công an nhân dân và báo chí Công an nhân dân cần tích cực tham gia và thể hiện vai trò đi đầu trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của đảng, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng; tham gia tích cực cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phản bác nhanh, nhạy, kịp thời các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Từ lâu, đảng đã công khai nói Quân đội và Công an là hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng nên không ngạc nhiên khi thấy ông Trọng nói thêm lần nữa rằng: “Lực lượng Công an là một công cụ chuyên chính, sắc bén của đảng, chiến đấu trực diện hằng ngày, hằng giờ với kẻ thù rất gian ác và xảo quyệt. Thực tế khách quan đó đòi hỏi các tổ chức đảng trong Công an nhân dân phải trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, lực lượng Công an nhân dân cần tăng cường công tác xây dựng đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của đảng đối với lực lượng Công an.”
Ông còn nói thêm: “Toàn bộ hoạt động của lực lượng Công an nhân dân phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ chung, chúng ta phải kiên quyết thực hiện cho bằng được, khó khăn phức tạp thế nào cũng phải kiên quyết làm, nếu không sẽ đe dọa tới sự tồn vong của chế độ, tới vai trò lãnh đạo của đảng.”
Lệnh và đe dọa của ông Nguyễn Phú Trọng về sự tồn vong của chế độ và vai trò lãnh đạo của đảng CSVN cho thấy tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ đảng viên là biến cố rất quan trọng đảng phải đối phó vào giai đoạn Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đang chuẩn bị nhân sự cho Khóa đáng XII năm 2016.
Nhưng liệu tình trạng “xáo trộn” nội bộ này có tích lũy thành một lực cản khiến đảng khó vượt qua để tồn tại hay “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của đảng viên sẽ hòa chung vào tiến trình dân đang mỗi ngày một xa đảng để đảng tự vỡ cho tan không còn manh giáp che thân?(12/013)
Ba vấn đề lớn trong các “đại án kinh tế”
Phan Châu Thành (Danlambao) Ngày mai, 16/12 phiên tòa “đại án Vinalines” xử Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn... sẽ có phán quyết cuối cùng nặng nề với 2 án tử hình và một án tù giam 34 năm (vẫn chưa phải án chung thân!). Tội danh chính gồm 2 phần: Vi phạm qui định nhà nước và tham nhũng (đưa và nhận hối lộ), cả hai đều gây thất thuất tài sản lớn của nhà nước...
Phan Châu Thành (Danlambao) Ngày mai, 16/12 phiên tòa “đại án Vinalines” xử Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn... sẽ có phán quyết cuối cùng nặng nề với 2 án tử hình và một án tù giam 34 năm (vẫn chưa phải án chung thân!). Tội danh chính gồm 2 phần: Vi phạm qui định nhà nước và tham nhũng (đưa và nhận hối lộ), cả hai đều gây thất thuất tài sản lớn của nhà nước...
Phiên tòa là bức tranh chung đại diện cho nền kinh tế cũng như cho cả thể chế nước ta hiện nay. Từ đó, tôi thấy có ba vấn đề lớn trong vụ án này cũng như trong các “vụ đại án kinh” khác của Việt Nam, đó là: Cơ sở pháp lý (cả lập pháp, tư pháp lẫn hành pháp), của vụ án này không ổn, và như thế chẳng qua là họ đang lừa dân biểu diễn màn hài kịch “chống tham những”, đang lợi dụng pháp lý để các phe nhóm lợi ích trong đảng đấu đá nhau mà thôi; hai là: Cơ chế kinh tế - dùng các đơn vị kinh doanh quốc doanh làm chỉ đạo - tạo ra các vấn đề trầm trọng thể hiện rất rõ trong các vụ án, luôn luôn và tất yếu gây nên đỏ vỡ kinh tế lớn cho đất nước; và thứ ba là cách dùng người và cách quản lý kinh tế của chế độ này hay cơ chế đó rất không ổn: không theo hiệu quả làm việc mà theo “phân công của đảng” tức bổ nhiệm theo thế lực thực tế của các phê nhóm lợi ích trong đảng với nhau trong từng lĩnh vực cụ thể, mà chỉ ra sức khai thác thực tế “thắng lợi cách mạng” đã để lại hiện nay...
Vậy nên tôi xin có vài ý kiến chia sẻ về điều đó, và xin bỏ qua phần tội danh tham nhũng vốn là bản chất hệ thống và là đặc thù (vừa là phương tiện vừa là mục đích cách mạng) của các quan cộng sản, ở đâu cũng có, và trong cơ quan nào cũng có thể thấy rõ mọi lúc mọi nơi, dù bao giờ khi khởi tố các vụ án cũng chỉ là “vi phạm các qui định quản lý nhà nước”...
Phần 1: Những vấn đề trong cơ sở pháp lý của vụ án Vinalines
Cơ sở pháp lý để luận tội “vi phạm các qui định quản lý nhà nước” ở đây, trong ví dụ vụ “đại án kinh tế” Vinalines là Nghị định 49/2006/NĐ-CP của Thủ Tướng mới lên lúc đó NTD ký ngày 18/5/2006 (NĐ 49/CP).
Về lập pháp, trước 2006 cả nền kinh tế phát triển khá rầm rộ và việc các đơn vị, địa phương ồ ạt nhập tầu biển cũ về kinh doanh là rất phổ biến, vì nói chung cách đó khá hiệu quả đối với nền kinh tế vừa mới mở ra của ta thời kỳ đó. Việc quản lý nhập khẩu tàu biển về VN trên phạm vị quốc gia với cái nhìn vì lợi ích cả nền kinh tế khi đó và bao giờ cũng là cần thiết. Nhưng không hiểu sao người chấp bút cho nghị định CP này lại là... Vinashin. Vinashin chính là “nạn nhân” của “phong trào” nhập tầu biển cũ ồ ạt làm các xưởng tàu trong nước chết thảm nhiều năm (20 năm dài, từ 1986) trước đó, nhất là các xưởng tàu lớn của Vinashin... Vì thế, Nghị định 49 đã ghi rõ cấm nhập các tàu biển trên 15 tuổi... Mục tiêu “lập pháp” lớn nhất của Vinashin lúc đó là bắt các anh “bạn vàng” lớn nhất trong nước như Vinalines, PetroVietnam, Petrolimex và các loại tổng công ty “im-ếch” và các công ty vận tải biển khác “của nhà nước” phải đặt hàng họ - Vinashin đóng tàu mới trong nước thay vì đi mua tàu cũ… Chính phủ thì coi đây là nghị định bảo hộ kinh tế của mình giúp Vinashin - quả đấm thép đặc biệt “sáng” lên...
Đầu 2006, tôi đã được ông Bình và ông Ánh (TGĐ và PTGĐ Vinashin) khoe về thành tích “lập pháp” đó của họ như sau: “Bọn tớ đang sắp lùa được chúng nó vào rọ hết rồi. Từ 1.6.2006 chúng nó có muốn cũng không thể chạy thoát việc đặt hàng đóng mới ở Vinashin...”, và họ nói về nội dung Nghị định 49/CP mà N.T.Dũng sẽ ký... (“Chúng nó” ở đây là “các ông bạn vàng” đã kể trên), rồi họ say sưa nói đến tương lai ngành đóng tàu Việt Nam sẽ trở thành trụ cột nền kinh tế Biển, sẽ đứng thứ tư (trong kế hoạch gửi CP họ rút xuống thứ 7) thế giới, vào năm 2010...
Tôi đã đưa ra bốn lý do chính mà theo tôi một NĐ như thế dù CP có thông qua cũng sẽ khó thực hiện là: Người mua tầu cũ, dù trên 15 năm tuổi, thường sẽ khai thác hiệu quả hơn đóng mới rất nhiều (vì nước ta còn nghèo, dân ta chưa quan tâm đến cấc vấn đề an toàn và môi tường...); thứ hai: tầu trên 15 tuổi mà do Nhật hay Châu Âu đóng thì khả năng chất lượng còn rất tốt và thiết bị kỹ thuật hiện đại... hơn tàu Vinasshin đóng mới là rất cao, (tàu Vinashin đóng mới chỉ hơn tàu cũ của... TQ đóng thôi!), và thứ ba: Thế giới đóng tàu là để dùng 50-60 năm (có khi cả trăm năm) thì mới hiệu quả, chứ có phải chỉ dùng 15 năm đâu? Tầu dưới 15 tuổi rất ít chủ tàu bán đi vì đang “ngon” và khai thác chưa thu hồi hết vốn và bán đi thì khó vì giá phải cao; và lý do thứ tư, quan trọng nhất: Khi đi mua tầu ở nước ngoài, người ta vừa được du hí bằng tiền nhà nước, vừa được chủ tầu “lại quả” rất ngon vì người ta mua bằng tiền nhà nước mà...
Như vậy, vấn đề trong lập pháp ở đây là, Nghị định 49/CP là một chính sách cực kỳ sai lầm của chính phủ vì nó không khả thi, vì nó đi ngược các nguyên tắc kinh tế cơ bản trên.
Tôi không biết trên thế giới có nước nào “chơi sang” mà dám có chính sách bảo hộ “tự hại” như NĐ 49/CP cấm nhập tầu biển trên 15 tuổi như VN? Thường thì, các chính phủ không khuyến khích việc nhập tàu biển cao tuổi bằng các chính sách thuế cao (thế nhập khẩu và thuế khai thác), và bằng các qui định cao về an toàn, đăng kiểm, bảo hiểm... với tàu biển mà thôi. Ví dụ, vì các lý do cụ thể là bảo vệ môi trường biển, nước Úc cấm tàu trên 30 tuổi vào cảng của họ, vì bảo vệ an toàn con người đi biển các nước Tây Âu đánh thuế rất cao chủ tàu của họ khi khai thác tàu cũ trên 25 năm nhưng vẫn cho khai thác vô thời hạn, miễn là đăng kiểm và bảo hiểm chấp nhận... hay vì tham gia các công ước quốc tế về biển như IMO, SOLAS... mà các nước đều phải gia tăng các yêu cầu đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu biển… Chỉ có VN mới có tư duy điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh với vô số các nghị định như kiểu NĐ 49/CP đó...
Có thể những người thông qua nghị định 49/CP (là VPCP) và người ký nó (TTg Nguyễn Tấn Dũng) chả hiểu tí gì về tầu biển và sự nguy hiểm của bảo hộ kinh tế trực tiếp, nhưng họ cũng đã không biết học theo “đại ca” của mình là Đặng Tiểu Bình khi ông này đã từng nói và làm trong thời điểm mở cửa nước Trung Hoa rằng: “đóng tàu không bằng mua tàu, mua tàu không bằng thuê tàu...” để thực hiện chính sách “mèo trắng hay mèo đen, miễn mèo nào bắt được chuột!” của ông.
Trong kinh tế của các “quả đấm thép” VN thì câu đó là: mua tàu hay đóng tầu hay thuê tàu, miễn là đạt hiệu quả kinh tế cao nhất? Thế là, để mở cửa nền kinh tế, TQ thì bắt đầu bằng thuê tầu và họ cứ thế đi lên, còn VN bắt đầu bằng mua tàu (cũ) và đóng tàu (nát) - VN cứ thế mà chìm nghỉm. Ngày hôm nay, công nghiệp đóng tàu TQ đứng đầu thế giới (về sản lượng và thị trường, chất lượng thì còn lâu - vì đó là vấn đề “đạo đức cộng sản”), đóng tàu VN cũng đứng đầu thế giới, nhưng về tai tiếng và ân oán nợ nần...
Chính sách đó (Nghị định 49/CP) đã phá sản hoàn toàn mà, về hành pháp, đến hôm nay nó vẫn được dùng như Kinh thánh để làm cơ sở pháp lý quản lý kinh tế trong nước và cho các vụ án, nhất là trong các vụ “đại án linh tế” như vụ Vinalines... Tức là nó đang là cơ sở pháp lý để kết án tử hình hai ông Dũng và Phúc...
Cần phải nhắc lại là, chính trong vụ đại án Vinashin mới gần đây thôi, người ta cũng đã dùng Nghị định 49/CP này để kết án các quan chức vô lại Vinashin khi chính họ đã vi phạm cái nghị định mà họ soạn thảo ra rồi “lobby” để Thủ tướng ký năm 2006 đó! Đó là khi họ được giao một đống tiền của nhà nước và họ biết nếu họ tự đóng tàu thì chỉ có lỗ nên họ đã... đi mua hàng loạt tàu cũ về và lập nên các công ty hàng hải Vinashinlines, Biển Đông, tàu khách Bắc Nam Vinashin, từ số O tròn trĩnh thành những “người khổng lồ” trong ngành trong mấy tháng!
Khoảng thời gian đó (2007-2008?), tôi lại quay lại hỏi các ông Bình, Ánh... “Sao các anh vi phạm NĐ 49/CP? Sao các anh không “vì tương lai nghành đóng tàu Việt nam” mà tự đóng tàu rồi khai thác?’ Có phải vì mấy nguyên nhân làm NĐ 49/CP sẽ bất khả thi mà tôi đã đưa ra?...” Thì tôi được trả lời: Vinashin được Thủ tướng giao nhiệm vụ cấp tốc phát triển tuyến vận tải hành khách và container Bắc-Nam để khẳng định vai trò kinh tế biển của Việt Nam, nên không thể đợi đóng tàu được! Và vì thế... tất cả các con tàu họ mua “cấp tốc” về đều có tuổi vượt xa tuổi 15 - “sắp trăng tròn” mà họ đã yêu cầu CP cấm nhập...
Như vậy, việc hành pháp với NĐ 49/CP cũng chỉ là trò hề, họ thích thì theo, không thích thì thôi, có người phải theo, có người không phải theo, và bao giờ họ cũng có lý do gì đó cao hơn pháp luật, ví dụ ở đây là “chỉ thị của thủ tướng”... Vậy pháp luật là gì, nghị định CP là gì mà bắt cả nước phải tuân theo nếu vẫn có những thứ luôn cao hơn pháp luật?
Khuôn mặt thứ ba của hệ thống Pháp lý là tư pháp, với Nghị định 49/CP năm 2006 thì nó là cái gì, trông như thế nào? Trong ngành vận tải sông biển và đóng tàu (cả trong dầu khí, thủy sản và một số ngành công nghiệp khác...) có một dạng tổ chức độc lập đóng vai trò tư vấn pháp lý và kỹ thuật trong ngành, vai trò tư pháp, đó là tổ chức Đăng kiểm Hàng hải Việt nam. Ở nước ta Đăng kiểm Hàng hải là cơ quan nhà nước vừa có vài trò lập pháp (lập ra các qui phạm, qui định kỹ thuật), vừa có vài trò hành pháp (giám sát thực hiện) và vừa có vai trò tư pháp (giải thích, điều chỉnh, tư vấn kỹ thuật...)
Trong NĐ 49/CP. Đăng Kiểm VN đã bị cho đứng ngoài từ đầu trong việc tham gia tư vấn “lập pháp”, tức là góp ý cho NĐ 49/CP, ít nhất là về chuyên môn kỹ thuật hàng hải. Vì thế cho nên khái niệm cơ bản như ụ nổi 83M có phải là tàu biển không và có chịu sự áp đặt của Nghị định 49/CP đó không, mà đến nay người ta cũng vẫn còn cãi nhau suốt, đã gần chục năm áp dụng NĐ rồi, thỉ quả là… bó tay chấm cơm!
Việc này nếu đưa ra tòa án hay trọng tài quốc tế, thì chỉ cần một câu giải thích định nghĩa từ ship - tầu biển trong NĐ 49/CP của một cơ quan đăng kiểm quốc tế là xong. Nghị định 49/CP điều tiết việc nhập khẩu tầu biển nhưng không có định nghĩa “tầu biển” chính xác và được các bên liên quan hiểu “tầu biển” nhất quán là gì, thể hiện cách làm luật của ta nó “chuyên nghiệp” ra sao, cách thực hiện luật pháp nó rối loạn thế nào và cách giải thích và áp dụng nó bế tắc làm sao!
Luật ra ám muội như thế, những người “cảnh sát kinh tế” cho việc áp dụng luật, ở đây là NG 49/CP và việc nhập khấu ụ nổi 83m của Vinalines là Hải Quan lại thường là những người biết ít nhất về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật hàng hải, thì làm sao hiểu cho tường tận NĐ 49/CP để thực hiện! Thế mà họ đã hiểu đúng và thực hiện đúng, họ đã cho thông quan Ụ nổi vì đó đúng là không phải tầu biển – đối tượng áp dụng của NĐ 49/CP!
Thế mà, hôm qua và hôm nay, đọc các bài báo lề phải về “đại án Vinalines”, về chi tiết các vị công tố viên dùng biên bản của Đăng kiểm VN để “đập lại” các đăng kiềm viên và cán bộ hải quan hiện đã là những bị can tại tòa, rằng “Ụ nổi 83M không phải là tàu biển thì là mớ rau à?”, tôi thấy đau lòng và uất nghẹn cho người dân trước hệ thống tư pháp ngu và ác đến tột cùng của chế độ này quá! Chẳng khác gì như công an bắc Giang tra tấn ép cung ông Chấn để lập thành tích phá án nhanh, các công tố viên Viện Kiểm “nhân dân” đang công khai “ép cung, tức đổi trắng thành đen giữa phiên tòa, đưa các “đồng chí” vô tội của mình vào vòng lao lý, để lập thành tích chống tham nhũng với đảng, và đảng thì với dân!
Đó cũng là một lý do trực tiếp làm tôi phải xóa các cuộc hẹn chiều nay để ngồi viết bài này.
Ý của tôi là: Những người đang đứng trước vành móng ngựa hôm nay ít nhiều một số cũng có tội và đáng bị xử, nhưng có lẽ không phải tất cả - có nhiều người không có tội “vi phạm các qui định pháp luật” như cán bộ đăng kiểm (Lê Văn Dương) và ba cán bộ hải quan (Huỳnh Hữu Đức, Lê Văn Lừng và Lê Ngọc Triện). Với tôi, những kẻ đang xử họ còn có tội lớn hơn nhiều, là đang vận hành một chế độ pháp lý đại ngu đại ác đại bất công như thế!
Tôi xin mạn phép đưa ra 2 định nghĩa tàu biển và Ụ nổi của các đăng kiểm quốc tế (như ABS, DNV-GL, LR, BV…) dùng phổ biến trong các tài liệu pháp lý, tài liệu kỹ thuật, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật… trong các nghành đóng tàu, hàng hải, dầu khí quốc tế như sau: Tàu biển (seagoing ships) là phương tiện nổi tự hành (có động cơ và chân vịt) để (với mục đích chính) vận chuyển hay di chuyển trên biển mà trên 99% thời gian khai thác của nó là dành cho mục đích chính đó.
Còn Ụ nổi (floating drydock) là một dạng phao nổi có tiết diện chữ U có đội nổi thay đổi và có thể làm chìm xuống-nổi lên để năng tàu biển lên khỏi mặt nước.
Theo hai định nghĩa trên và theo mọi tổ chức đăng kiểm, mọi chuyên gia trong ngành thì ụ nổi và tầu biển là khác nhau và luôn cần hai định nghĩa khác nhau hoàn toàn như trên. Tứ là, Ụ nổi 83M không phải và không thể là tàu biển, và nó không là đối tượng chịu áp đặt của NĐ 49/CP hiện hành. Nói Ụ nổi là tầu biển thì cũng như nói nhà hộ sinh là bà đẻ vậy, hay nói giường bệnh chính là bệnh nhân, gara là cái ô tô, nhà của bạn là bạn?…
Điều đó có nghĩa là trong vụ “đại án Kinh tế” Vinalines mà ngày mai người ta sẽ kết án “vi phạm các qui định quản lý kinh tế” của đối với các ông Dũng, Phúc… trong việc nhập ụ nổi 83M, là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Rất tiếc, trong quá trình tố tụng vụ án, các vị “tư pháp” của vụ án này là các Đăng kiểm VN và Hải quan lại cũng bị bắt giam cùng các bị can thay vì được hỏi cách hiểu và cách áp dụng NĐ 49/CP!
Tóm lại, trong vụ án này, tư pháp bị hành pháp bắt giam, đè bẹp và xét xử. Họ trở thành bị can và tội phạm và họ thậm chí không thể tự bảo vệ chính mình, vì họ bị đảng cướp mất cơ sở pháp lý của họ - chính là cách hiểu đúng ND 49/CP! Ôi những vị quan tòa công minh về kỹ thuật – các chuyên gia đăng kiểm, và cả các vị “cảnh sát kinh tế” của chế độ- trong chế độ không chịu tam quyền phân lập này với ý chí của đảng luôn cao hơn tam quyền ấy, các vị chỉ có thể trở thành hề, vật hy sinh và mồi ngon cho kẻ khác! Tư pháp ở đâu ư? Thế Pháp lý ở đâu?
Vinalines – Lại một vụ án điển hình tượng trưng cho xã hội CSVN này: lập pháp ngu ngơ bất mình, hành pháp tùy theo ý thích và “sức mạnh $”, còn tư pháp thì bị bắt đem xử luôn cho đúng ý hành pháp!
Ôi, con đường công lý cho dân Việt còn xa lắm! Bức tranh những “đại án kinh tế chống tham nhũng” cũng chỉ là những màn diễn bi hài để các thế lực trong các nhóm lợi ich $ đỏ tranh giành thế lực với nhau mà thôi…
Tôi chỉ phân tích một NĐ 49/CP để chúng ta thấy cái lố bịch, cái ngu dốt, cái nguy hiểm, cái trơ tráo và cái sự độc ác của cả hệ thống pháp lý qua một nội dung là ND 49/CP để thấy nó đã gây nên bao vô lý đau thương bi hài cho nền kinh tế, cho từng người liên quan và cho cả xã hội VN hiện đại này.
Bây giờ, các bạn hãy tự hình dung cái xã hội này đã và đang được xây dựng trên hàng ngàn hàng vạn những “nghị định” ngu xuẩn như thế, được điều tiết mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, pháp luật… của xã hội cộng sản này theo những cách như thế và bằng những con người như thế, để thấy mức độ ghê tởm và không thể cứu vãn của nó.
Dân tôi ơi, đừng hy vọng gì vào cái gọi là chống tham nhũng của CSVN nữa! Phần 2: Những nguyên nhân phá sản từ Mô hình kinh tế Nhà nước
Trong Phần 1 – Những vấn đề pháp lý trong các “đại án tham nhũng”, chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân trong hệ thống pháp lý đã tham gia tạo nên (như là những cái bẫy pháp lý) sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế nhà nước (KTNN) như Vinashin, Vinalines…
Nhưng những cái bẫy pháp lý (thường là ngu xuẩn và vô bổ như NĐ 49/CP) giăng trên đầu và xung quanh các tập đoàn KTNN đó, khiến chúng tự mắc vào và tự sập bẫy cũng chỉ là bối cảnh mà hệ thống pháp lý kinh tế của thể chế này vô tình tự dựng nên cho các con cưng của mình – các doanh nghiệp KTNN, mà thôi. Chính cái cơ cấu tổ chức và phương cách quản lý kinh tế của nhà nước này, hay còn gọi là mô hình tổ chức kinh tế nhà nước, với 127 các tổng công ty và tập đoàn KTNN ở trung tâm và “là chủ đạo” để đảm bảo “định hướng XHCN”, mới khiến các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty và tập đoàn KTNN đó trở thành những cỗ máy tự động vận hành đến… sự sụp đổ tất yếu của chúng, như Vinashin và Vinalines hay như nhiều công ty NN khác đã tự “vận hành” tự sát, mà chúng ta đã đang và sẽ còn thấy nhiều.
Vậy điều gì trong cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của các tổng công ty và tập đoàn KTNN khiến chúng sẽ tất yếu đi đến phá sản? Đó là điều tôi xin sẽ trình bày trong phần 2 này.
Thứ nhất, về tổ chức, sau gần trăm năm thí nghiệm trên hàng chục quốc gia với hàng tỷ dân số, “phe” XHCN vẫn chưa tìm ra mô hình tổ chức đơn vị kinh tế XHCN cho mình thì tất cả (những quái thai thí nghiệm mang tên công xã, HTX, liên hiệp xã, xí nghiệp, nông trường, liên hiệp các xí nghiệp…) đã sụp đổ khắp nơi trước hay cùng bức tường Berlin năm 1991. Còn lại ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đều vội vã học theo mô hình công ty hay tổng công ty của bọn tư bản “thối tha”, để tồn tại.
Nhưng VN đã áp dụng ba “cải tiến” chính, cơ bản để chúng vẫn đảm bảo “tính XHCN”: đầu tiên là, sở hữu “toàn dân” - do đảng sở hữu và đảng cử người “đại diện sở hữu” các công ty đó (Chủ tịch HĐTV), tức là công ty chỉ có 1 (một) cổ đông duy nhất, thay vì công ty phải do nhiều cổ đông sở hữu và các cổ đông đó bầu ra chủ tịch HĐTV; hai là, công ty nhà nước thực chất không có pháp nhân độc lập vì công ty không được độc lập mà phải phụ thuộc đảng/nhà nước, và vì đảng hay nhà nước chỉ có và chỉ là một pháp nhân duy nhất; và ba là: đảng bổ nhiệm trực tiếp luôn Giám đốc/Tổng giám đốc điều hành công ty/tổng công ty thay vì chủ tịch HĐTV chọn thuê người điều hành.
Với ba điều chỉnh chính trên, mô hình công ty, tổng công ty hay tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam không còn là công ty (The Corporate body) như là một trong những thành tựu sáng tạo vĩ đại nhất của Loài người (à quên: của bọn tư bản thối tha) sau mấy thế kỷ trải nghiệm từ thế kỷ 18, thời Adam Smith đến nay, nữa, mà chỉ còn là những quái thai XHCN mới của Việt Nam.
Hiện đảng và nhà nước VN có ba mô hình chính là công ty TNHH một thành viên (!), tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó mô hình tập đoàn vẫn đang là “thí nghiệm”. Chính những mô hình tổ chức công ty XHCN quái thai này đã, đang và sẽ biến những con người vận hành chúng thành những quái nhân như Phạm Thanh Bình và Dương Chí Dũng, đưa các tổ chức kinh tế quái thai đó đến những cái chết tất yếu như Vinashin, Vinalines...
Ở Vinashin, chúng ta thấy ông Bình được đảng “thí nghiệm” bổ nhiệm cả hai chức danh chủ tịch HĐTV và Tổng giám đốc Tập đoàn (mãi đến khi tập đoàn đã sập ông Bình mới nhường chức tổng giám đốc cho ông…), nên ông đưa cả tập đoàn đến cái chết ngoạn mục hơn Vinalines.
Ở Vinalines, đảng rút kinh nghiệm bổ nhiệm 2 ông Dũng và Phúc độc lập nhau, đúng “thiết kế”, nhưng thiết kế lại sai ở chỗ làm tổng giám đốc và chủ tịch HĐTV luôn luôn đối chọi nhau kịch liệt. Đó là chuyện đã xảy ra ở Vinalines và đang xảy ra ở mọi doanh nghiệp nhà nước, làm chúng không thể hoạt động hiệu quả. Bởi vì, chủ tịch HĐTV có “quyền” có thế nhưng không có “lực”, còn tổng giám đốc thì có “lực” mạnh hơn nhưng lại vẫn phải theo chỉ đạo của chủ tịch. Đó là một trong những lực cản cơ bản khiến các doanh nghiệp nhà nước không bao giờ hoạt động thành công lâu dài và phát triển bền vững được. Bao giờ cũng có kẻ này lấn lướt kẻ kia trong hoạt động (không đúng thiết kế) hoặc hai bên căng nhau thì hoạt động kinh doanh càng bị ảnh hưởng xấu…
Nhưng nếu chủ tịch và tổng giám đốc bắt tau nhau “đoàn kết” thì sao? Thì… mỗi khu rừng sẽ có hai chúa sơn lâm, vui vẻ “chia nhau sơn hà”, dân sẽ khổ hơn gấp đôi và nhà nước mất vốn nhanh gấp đôi…
Thứ hai, về chính sách, các doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ và ưu tiên mọi nguyền lực (tài chính, đất đai, các quyền ưu tiên…) và được độc quyền “chức năng” trên thị trường. Các tập đoàn và tổng công ty đầu nghành còn có chức năng quản lý chuyên môn ngành nữa – họ là những người chấp bút viết ra các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho cả ngành thay chính phủ mà chính phủ chỉ việc thông qua rồi đưa vào thực hiện. Nghị định 49/2006/NĐ-CP là một ví dụ về khả năng thao túng chính sách của các tổng công ty và tập đoàn nhà nước “đầu ngành”…
Nói chung các chính sách quản lý kinh tế các ngành của nhà nước VN hiện nay đều do các doanh nghiệp nhà nước viết ra. Vấn đề không chỉ là các chính sách đó chỉ có lợi cho họ, mà trước hết là các chính sách đó chỉ có tầm nhìn của họ chứ không có tầm nhìn của cả quốc gia, vì lợi ích lâu dài của cả nền kinh tế.
Thứ ba là về phương cách điều hành kinh doanh, khi được cho tự do toàn quyền mở rộng kinh doanh bằng “vốn tự có”, hầu như tất cả các tổng công ty và tập đoàn đều nhảy ra kinh doanh ngoài ngành của mình. Vinashin thì lập các đội tàu và kinh doanh vận tải biển, còn Vinalines thì mở nhà máy mới (nhập ụ nổi) để kinh doanh… đóng và sửa chữa tàu thuyền, và cả hai đều sa lầy và chìm xuồng ở lĩnh vực mở rộng vốn không phải “sân nhà” của họ đó.
Tại sao vậy? Vì cả hai (hay mọi tập đoàn nhà nước) đều luôn nói dối và nói quá lên với chính phủ về tương lai sáng lạn của ngành mình để xin chính phủ cho đầu tư lớn, và khi đã được chính phủ cho vốn đầu tư lớn rồi thì cả hai (hay tất cả) vốn đều biết ngành mình rất khó nhai (mà đã giấu diếm không nói thật) nên để “bảo vệ’ vốn được giao thì tốt hơn là đầu tư vào ngành “ngon ăn hơn” của bên kia... mà mình “biết là ngon”. Thế là có ngay một vài thuyền trưởng láu cá và thất sủng của Vinalines được Vinashin “trọng dụng” lập nên các “Vinashin-lines”, còn một vài giám đốc cơ hội và thất thế của Vinashin được Vinalines “tin cậy” mời về để dựng lên các xưởng “Vinaline-shin” cho các ông Bình, Dũng… tạo nên những bãi lầy tài chính, kinh doanh (và đạo đức), làm các ông sẽ phải chết chìm và chết chùm trong đó.
Vậy nếu chính phủ không cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ra ngoài ngành nữa (như hiện nay) thì vấn đề đầu tư kém hiệu quả sẽ được giải quyết? Không. Khi không được kinh doanh ra ngoài, lấn sân – tức là không được “phình to ngang”, mà vẫn đang có vốn lớn để phải đầu tư đúng ngành, các doanh nghiệp nhà nước sẽ… ”phình to dọc”. Phình dọc là khi các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án lớn đúng ngành nhưng họ biết chắc (và ai cũng biết) kiểu gì cũng chết, đằng nào cũng sẽ lỗ - nhưng họ vẫn đầu tư!
Tại sao họ biết lỗ mà vẫn làm? Bởi vì ba lý do chính sau: Cứ đầu tư là họ cơ hội rút ruột công trình chia nhau, lời lỗ tính sau (lý do quan trọng nhất); Họ đã xin vốn (khống và vống lên), Nhà nước đã cho vốn là họ phải đầu tư, nếu không kỳ sau họ sẽ không xin được vốn nữa! Và, đầu tư là họ có công trình, có thành tích, tạo công việc cho nhân viên, các sếp dễ thăng tiến cao hơn, còn kết quả đầu tư…tính sau!
Ví dụ cho kiểu “phình dọc” bất chấp hiệu quả này là các công trình thủy điện của EVN, các nhà máy chế tạo nhiên liệu sinh học ở Bình Phước, Phú thọ… của PV Oil (PetroVietnam), lọc dầu Bỉm Sơn, Thanh hóa (PVN)… và vô số các “công trình” khác của các tổng công ty tập đoàn kinh tế nhà nước.
“Phình dọc” cũng sẽ dẫn các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến những cái chết kinh tế lớn, nhưng chúng khó bị phát hiện từ ngoài hơn, vì thế càng nguy hiểm hơn khi chúng tích tụ và bùng phát.
Thứ tư là về quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước. Chính phủ giao vốn và tài sản lớn của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có một chế tài nào cụ thể về trách nhiệm của đối với những người “đại diện nhà nước” về quản lý vốn và hiệu quả kinh doanh vốn nhà nước đó, ngoài hy vọng vào đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp họ sẽ bảo toàn vốn. Thật quá vô cùng dễ dãi! Đại đa số người được giao tài sản lớn “của nhà nước” như thế đều dần dần tự coi mình như chủ, cảm thấy mình là chính chủ sở hữu. Và thế là đảng đã “đẩy” họ ra sức… sở hữu tài sản được giao “đại diện”! Chỉ đến khi doanh nghiệp sụp đổ, vốn và tài sản nhà nước đã tiêu tan hết, đã bị “đại diện sở hữu” sở hữu hết, như Vinashin hay Vinalines, thì nhà nước mới can thiệp thì đã quá muộn. Nhưng nếu nhà nước ngồi vào kiểm tra công việc hàng ngày thì không thể làm được, và doanh nghiệp thì mất tự chủ, tự do, sáng tạo…
Gần đây, một số doanh nghiệp nhà nước đưa ra sáng kiến quản lý: nếu doanh nghiệp lỗ 2 năm thì giám đốc sẽ bị cách chức. Thế có giải quyết được vấn đề quản lý hiệu quả doanh nghiệp không? Không. Vì mọi doanh nghiệp trong mọi nghành đều có chu kỳ thăng trầm: vài năm phát triển và năm khó khăn, các giám đốc đều biết điều đó và nếu gặp năm khó khăn thì họ sẽ báo cáo láo rằng vẫn lãi chút chút để được “qua đò”, và khi gặp những năm phát triển tốt thì họ cũng vẫn báo cáo “chỉ lãi chút chút” để dự phòng hay bù lại cho những năm khó khăn…
Không cần dọa cách chức thì hiện nay đại đa số giám đốc các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang làm thế rồi. Và cái phần lãi thực nhưng “để dự phòng cho khi khó khăn” nên không được báo cáo đó thì ai quản và quản thế nào? Điều đó là nguyên nhân phổ biến bắt đầu cho mọi tham nhũng, mà tham nhũng là khởi điểm và kết thúc của phá sản doanh nghiệp.
Đó là nững con đường tất yếu mà các doanh nghiệp nhà nước, cách này hay cách khác, đều sẽ phải đí qua, vì chúng được sinh ra với “bản năng” như vậy - để đến kết cục không thể tránh: phá sản, như Vinashin hay Vinalines hay v.v… và v.v…
Vậy vấn đề nằm ở đâu và làm sao tranh điều đó?
Vấn đề nằm ở cấu trúc tổ và chức quản lý quái thai của các công ty nhà nước, với các “cải tiến” như trên từ mô hình doanh nghiệp của tư bản – công ty hay corporate body.
Chỉ có thể tránh kết cục phá sản của nền kinh tế với những cái chết kiểu Vinashin, Vinaline… bằng cách xóa bỏ các công ty nhà nước theo mô hình công ty XHCN quái thai như trên, và thay hoàn toàn bằng các công ty tư nhân và công ty cổ phần (qua cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước) – các "corporate bodies".
Tất nhiên, đảng và nhà nước ta không thể làm thế, vì họ không thể để mất “định hướng XHCN”, cho dù điều đó mang lại sự thịnh vượng của cả dân tộc – trong đó có họ. Với đảng CSVN, quyền lợi của họ cao hơn quyền lợi dân tộc.
Chỉ còn một khả năng: đảng sẽ cố giữ các doanh nghiệp nhà nước như thế, và chúng sẽ lần lượt hay cùng nhau chết thảm như Vinashin, Vinalines và đảng tất nhiên cũng rã đám theo, nhưng các cán bộ đảng thì đã thành tư bản đỏ rồi.
Chỉ có nhân dân là luôn phải trả giá đau đớn nhất trong cái chết tất yếu của nền kinh tế “định hướng” đó. Vấn đề là, nếu đã biết vậy thì nhân dân có sẽ để cho đảng làm vậy với dân không?
Tôi tin rằng: không.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét