Trại tù A.20 Xuân Phước của Việt Cộng toạ lạc tại một địa điểm cách ga xe lửa Lahaye khoảng 15 cây số thuộc tỉnh Phú Yên (Trung phần). Đây chính là nơi mà trong thời chiến tranh trước 1975 VC dùng làm Mật Khu an dưỡng cho các cán binh CS của chúng. Sau khi chiếm được miền Nam tháng Tư 1975, chúng biến nơi này thành trại tù lớn, chia làm hai khu, Khu A và Khu B. Và mỗi Khu còn chia ra thành nhiều Phân trại. Phân trại E giam giữ các anh em Sĩ quan QLVNCH. Bọn VC đã đưa toàn bộ số đàn ông di tản qua Mỹ trở về từ con tàu Việt Nam Thương Tín nhốt tại đây, rồi sau biến các tù nhân này thành những phu hồ để xây dựng những ngôi nhà ở và nhà giam bằng xi măng cốt sắt. Đồng thời chúng áp dụng một quy chế đối xử với tù nhân vô cùng khắt khe. Bọn cai tù tuyên bố rằng, nơi đây chúng sẽ "biến sắt thành bùn", bất cứ tù nhân nào dù ngoan cố tới đâu cũng phải bị khuất phục. Nhưng ngược lại, chúng đã luyện cho các tù nhân trở thành Gang Thép !
Các anh em tù gọi đây là "Trại Kiên Giam".
Ở đây chúng tôi không nói về các sinh hoạt của trại tù, vì đã có 2 quyển sách nói về Trại tù A.20 Xuân Phước rồi. Một, là quyển "Trại Kiên Giam" của nhà văn Nguyễn Chí Thiệp, cựu sinh viên quốc gia hành chánh, hiện ở Texas . Và hai, là quyển "Cuối Tầng Địa Ngục" của nhà văn Đỗ Văn Phúc, cựu đại úy CTCT, hiện cũng ở Texas .
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tường thuật lại vụ cướp súng công an rồi đào thoát của 7 cựu Sĩ quan QLVNCH, đó là :
1.- Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Anh Ngữ QĐ)
2.- Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3.- Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu (TQLC Khoá 25VBĐL)
4.- Tr/úy Nguyễn Lưu Úy (Phi công F5E)
5.- Tr/uý Nguyễn Hồng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6.- Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC)
7.- Đại úy Lê Thái Chân (Pháo binh Dù)
Tại trại A-20 Xuân Phước, Phân trại A, các tù nhân được chia ra thành từng đội, mỗi đội có khoảng trên dưới 30 người. Hàng ngày các đội được hướng dẫn đi ra ngoài trại để làm việc lao động nặng nhọc như đào ao nuôi cá, cuốc đất trồng hoa màu, v.v... Mỗi lần dẫn tù từ trại đi "lao động" luôn luôn có 1 quản giáo mang súng ngắn và 2 vệ binh mang súng dài đi kèm.
Nhưng vào ngày 13 tháng 11 năm 1980, đội của các anh em 7 Sĩ quan trên chỉ có một quản giáo và 1 vệ binh đi kèm. Vì đã có chuẩn bị từ trước, cho nên thấy đây là cơ hội tốt. Bởi vậy, thừa lúc giải lao, chỉ có một tên vệ binh đứng gần, một anh bèn dùng xẻng đập vào đầu tên vệ binh lăn ra bất tỉnh. Các anh em cướp súng rồi hè nhau tẩu thoát về phía chân núi. Tên quản giáo ở đàng xa thấy động định chạy lại... thì anh em liền nổ một phát súng chỉ thiên, tên quản giáo hoảng sợ quay đầu hướng về trại chạy thục mạng.
Thực ra, trong toán tổ chức trốn trại lần này chỉ có 6 anh em thôi, không có Đại úy Đặng Ly Thông. Nhưng khi anh em bỏ chạy thì Đại úy Thông chạy theo luôn miệng la ơi ới... đợi tui với ! Những anh em trong đội còn lại thì ngồi yên tại chỗ. Mấy tiếng đồng hồ sau, trong trại mới báo động, bọn công an trong trại kéo ra mở cuộc truy lùng có dẫn theo cả chó, đồng thời đưa những anh em trong đội còn lại trở về trại.
Hơn tuần lễ trôi qua, anh em trong trại rất vui mừng tưởng đâu vụ trốn trại trên đã thành công. Nào hay mấy tuần sau có điện từ Tuy Hoà gọi trại cho người tới nhận diện 6 cái xác chết của tù nhân trốn trại. Một anh tù hình sự đi theo đám công an có nhiệm vụ chôn cất đã kể lại rằng, một toán du kích người Thượng phát hiện có 6 người, một người đang ngồi trên bờ, bên cạnh để 2 khẩu súng, một CKC và một AK, còn 5 người thì đang tắm dưới suối. Toán Du kích này đoán ngay là tù trốn từ trại A.20 Xuân Phước vì chúng đã được báo động từ vụ cướp súng tên du kích người Thượng mấy hôm trước. Lập tức chúng liền nổ súng bất ngờ vào anh đang ngồi giữ súng, và bắn vào các anh đang tắm dưới suối làm không ai kịp trở tay.
Toán công an trại tới nhận xác, nhận diện từng người, thấy Đại úy Lê Thái Chân lọt sổ. Nhưng một thời gian sau Đại úy Lê Thái Chân cũng bị bắt trở lại và bị kêu án 18 năm tù. Sau đó Chân được thả ra năm 1995 và qua Mỹ năm 1999, định cư tại thành phố Utica, tiểu bang New York, là một nơi hẻo lánh ít có người Việt.
Khi hay tin Lê Thái Chân tới Mỹ, chúng tôi liền liên lạc với anh ngay. Chân bèn kể vắn tắt câu chuyện như sau :
Sau khi chạy được vào chân núi, anh em không dám đi đường lộ mà phải vượt đường rừng, men gần các buôn Thượng để kiếm thực phẩm như đào trộm khoai để mưu sinh. Dọc đường anh em cướp được thêm một khẩu AK của một tên du kích người Thượng tên Ma Lan. Chính vì nhân đạo không giết tên Ma Lan mà lộ trình đào tẩu của anh em bị lộ, bọn du kích bám sát.
Toán của anh đi hơn 1 tuần lễ thì giáp với biên giới Cam Bốt. Có đêm anh em đứng trên ngọn núi Buôn Mê Thuột nhìn qua phía Cam Bốt thấy lửa đỏ trời và tiếng súng đại bác vang rền. Trong thời gian này quân VC tràn qua Cam Bốt. Vì anh Chân nguyên là Sĩ quan đề-lô pháo binh, anh có nhiệm vụ đi trước thám sát địa hình. Một hôm, anh vừa đi thám sát được một lúc thì bỗng nghe có nhiều loạt súng nhỏ nổ, anh nghĩ rằng có biến động. Anh liền tìm chỗ ẩn núp. Độ tiếng đồng hồ sau, thấy mọi sự yên tỉnh, anh liền thận trọng từng bước quay trở lại chỗ anh em đợi khi nảy… thì không thấy ai cả. Anh bị lạc từ đó không biết chuyện gì đã xẩy ra cho các bạn đồng đội ?
Cho đến mấy ngày sau, ngày 18-12-1980 anh chạm trán với một toán bộ đội VC, chúng chận hỏi giấy tờ. Anh chối quanh, chúng làm dữ đòi bắn bỏ. Sau anh đành nhận đại là tìm đường vượt biên. Chúng đưa anh về đồn tạm giam. Qua hôm sau chúng điều tra ra anh trốn trại, nên đánh anh một trận suýt chết, rồi giải giao anh trở về trại Xuân Phước. Tới lúc đó, anh mới được anh em đồng tù thuật lại về cái chết của 6 đồng đội. Tất cả 6 cái xác được chôn chung một cái huyệt, san bằng, không để lại chút dấu vết gì !
Sau khi Chân vắn tắt kể cho nghe câu chuyện, chúng tôi còn muốn biết thêm nhiều chi tiết nữa, nhưng Chân hẹn lại dịp khác. Lần khác gọi lại thì Chân lại bận. Chúng tôi yêu cầu Chân viết ra giấy, hoặc thâu vào băng gởi cho chúng tôi cũng được. Chân đồng ý.
Một mặt chúng tôi viết bài "Bảy Tay Súng Oai Hùng" này gởi cho Chân xem. Chân có đính chính vài chỗ, nhứt là tên họ và cấp bậc của 6 người bạn. Đồng thời kèm theo mấy dòng :
- Anh Sáu,
Chuyện vượt ngục của Em dài dòng và chi tiết nhiều lắm. Thuận tiện Em sẽ thâu băng và nhờ Anh góp ý. OK nhé ! Bây giờ chỉ gởi thêm một ít chi tiết và tùy Anh định liệu.
Mất liên lạc một thời gian, chúng tôi bắt lại liên lạc và cho Chân xem lại bài viết sau khi đã hoàn chỉnh. Chân cho biết như vậy đã tạm đủ, chúng tôi liền đưa lên các diễn đàn hôm 30-12-2008.
Và rồi sau đó ít lâu, một bạn đọc ở Pháp có liên lạc cho chúng tôi biết, có một gia đình ở Pháp đã trở về VN mấy lần và lên tận Trại A.20, xin Ban Giám Thị trại giúp đỡ để tìm đến địa điểm chôn cất 6 thi hài của tù nhân quá cố. Nhưng vì thời gian đã quá lâu, những cán bộ công an phụ trách trong thời gian đó không còn ai, lớp giải ngũ, lớp thuyên chuyển đi đơn vị khác. Các thân nhân nầy vẫn không nản chí, họ thuê người dò tìm một thời gian rồi cũng không tìm ra. Như đã nói, 6 người được chôn chung một cái huyệt và san bằng không để lại dấu vết gì, cây cỏ đã mọc phủ mất dấu. Ngay chính anh Chân cũng không thể xác định được vị trí anh em dừng chân lúc đó…
Chúng tôi có gợi ý với quý vị ấy, trong số 2 tù hình sự phụ trách đào mộ lúc đó có một anh tên là Quý, cựu “Hạ sĩ Nhảy Dù” đóng tại Trại Hoàng Hoa Thám, Tân Sơn Nhứt, Sàigòn. Hạ sĩ Quý, thường gọi là Quý Đen, có cha là lính Pháp gốc Phi Châu, người cao lớn, da đen nhánh và tóc quăn… rất dễ nhận diện. Nếu tìm được Hạ sĩ Quý Đen thì chắc chắn là sẽ tìm ra nơi chôn cất 6 di hài Chiến sĩ QLVNCH.
Đầu mối để tìm ra Hạ sĩ Quý Đen là các Sĩ Quan, HSQ hoặc binh sĩ Nhảy Dù thuộc đơn vị cuối cùng trại Hoàng Hoa Thám năm 1975… Chúng tôi hy vọng bài viết nầy sẽ được quý vị cựu quân nhân các cấp thuộc trại Hoàng Hoa Thám năm xưa đọc. Nhờ Ơn Trên may ra sẽ có vị biết rõ quê quán và địa chỉ của Hạ sĩ Quý Đen, xin hãy lên tiếng hầu giúp cho gia đình của “Bảy Tay Súng Oai Hùng” tìm ra mộ huyệt các người thân để cải táng…
Đó chính là một niềm an ủi vô biên cho các Chiến Sĩ quá cố !
Lynnwood, 15-12-2013
Quang Phục Võ Văn Sáu
Tái bút : Xin quý bạn đọc vui lòng phổ biến thật rộng bài viết nầy hầu giúp cho thân nhân của 6 Anh Em Chiến sĩ VNCH đã hy sinh… tìm ra Hạ sĩ Quý Đen. Đa tạ. — with Đào Minh Quân and 19 others.
Các anh em tù gọi đây là "Trại Kiên Giam".
Ở đây chúng tôi không nói về các sinh hoạt của trại tù, vì đã có 2 quyển sách nói về Trại tù A.20 Xuân Phước rồi. Một, là quyển "Trại Kiên Giam" của nhà văn Nguyễn Chí Thiệp, cựu sinh viên quốc gia hành chánh, hiện ở Texas . Và hai, là quyển "Cuối Tầng Địa Ngục" của nhà văn Đỗ Văn Phúc, cựu đại úy CTCT, hiện cũng ở Texas .
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tường thuật lại vụ cướp súng công an rồi đào thoát của 7 cựu Sĩ quan QLVNCH, đó là :
1.- Đại úy Đặng Ly Thông (Trường Anh Ngữ QĐ)
2.- Tr/úy Nguyễn Duy Đức (Biệt Động Quân)
3.- Tr/úy Nguyễn Ngọc Bửu (TQLC Khoá 25VBĐL)
4.- Tr/úy Nguyễn Lưu Úy (Phi công F5E)
5.- Tr/uý Nguyễn Hồng Quân (Phóng viên Chiêu Hồi)
6.- Tr/uý Nguyễn Văn Minh (TQLC)
7.- Đại úy Lê Thái Chân (Pháo binh Dù)
Tại trại A-20 Xuân Phước, Phân trại A, các tù nhân được chia ra thành từng đội, mỗi đội có khoảng trên dưới 30 người. Hàng ngày các đội được hướng dẫn đi ra ngoài trại để làm việc lao động nặng nhọc như đào ao nuôi cá, cuốc đất trồng hoa màu, v.v... Mỗi lần dẫn tù từ trại đi "lao động" luôn luôn có 1 quản giáo mang súng ngắn và 2 vệ binh mang súng dài đi kèm.
Nhưng vào ngày 13 tháng 11 năm 1980, đội của các anh em 7 Sĩ quan trên chỉ có một quản giáo và 1 vệ binh đi kèm. Vì đã có chuẩn bị từ trước, cho nên thấy đây là cơ hội tốt. Bởi vậy, thừa lúc giải lao, chỉ có một tên vệ binh đứng gần, một anh bèn dùng xẻng đập vào đầu tên vệ binh lăn ra bất tỉnh. Các anh em cướp súng rồi hè nhau tẩu thoát về phía chân núi. Tên quản giáo ở đàng xa thấy động định chạy lại... thì anh em liền nổ một phát súng chỉ thiên, tên quản giáo hoảng sợ quay đầu hướng về trại chạy thục mạng.
Thực ra, trong toán tổ chức trốn trại lần này chỉ có 6 anh em thôi, không có Đại úy Đặng Ly Thông. Nhưng khi anh em bỏ chạy thì Đại úy Thông chạy theo luôn miệng la ơi ới... đợi tui với ! Những anh em trong đội còn lại thì ngồi yên tại chỗ. Mấy tiếng đồng hồ sau, trong trại mới báo động, bọn công an trong trại kéo ra mở cuộc truy lùng có dẫn theo cả chó, đồng thời đưa những anh em trong đội còn lại trở về trại.
Hơn tuần lễ trôi qua, anh em trong trại rất vui mừng tưởng đâu vụ trốn trại trên đã thành công. Nào hay mấy tuần sau có điện từ Tuy Hoà gọi trại cho người tới nhận diện 6 cái xác chết của tù nhân trốn trại. Một anh tù hình sự đi theo đám công an có nhiệm vụ chôn cất đã kể lại rằng, một toán du kích người Thượng phát hiện có 6 người, một người đang ngồi trên bờ, bên cạnh để 2 khẩu súng, một CKC và một AK, còn 5 người thì đang tắm dưới suối. Toán Du kích này đoán ngay là tù trốn từ trại A.20 Xuân Phước vì chúng đã được báo động từ vụ cướp súng tên du kích người Thượng mấy hôm trước. Lập tức chúng liền nổ súng bất ngờ vào anh đang ngồi giữ súng, và bắn vào các anh đang tắm dưới suối làm không ai kịp trở tay.
Toán công an trại tới nhận xác, nhận diện từng người, thấy Đại úy Lê Thái Chân lọt sổ. Nhưng một thời gian sau Đại úy Lê Thái Chân cũng bị bắt trở lại và bị kêu án 18 năm tù. Sau đó Chân được thả ra năm 1995 và qua Mỹ năm 1999, định cư tại thành phố Utica, tiểu bang New York, là một nơi hẻo lánh ít có người Việt.
Khi hay tin Lê Thái Chân tới Mỹ, chúng tôi liền liên lạc với anh ngay. Chân bèn kể vắn tắt câu chuyện như sau :
Sau khi chạy được vào chân núi, anh em không dám đi đường lộ mà phải vượt đường rừng, men gần các buôn Thượng để kiếm thực phẩm như đào trộm khoai để mưu sinh. Dọc đường anh em cướp được thêm một khẩu AK của một tên du kích người Thượng tên Ma Lan. Chính vì nhân đạo không giết tên Ma Lan mà lộ trình đào tẩu của anh em bị lộ, bọn du kích bám sát.
Toán của anh đi hơn 1 tuần lễ thì giáp với biên giới Cam Bốt. Có đêm anh em đứng trên ngọn núi Buôn Mê Thuột nhìn qua phía Cam Bốt thấy lửa đỏ trời và tiếng súng đại bác vang rền. Trong thời gian này quân VC tràn qua Cam Bốt. Vì anh Chân nguyên là Sĩ quan đề-lô pháo binh, anh có nhiệm vụ đi trước thám sát địa hình. Một hôm, anh vừa đi thám sát được một lúc thì bỗng nghe có nhiều loạt súng nhỏ nổ, anh nghĩ rằng có biến động. Anh liền tìm chỗ ẩn núp. Độ tiếng đồng hồ sau, thấy mọi sự yên tỉnh, anh liền thận trọng từng bước quay trở lại chỗ anh em đợi khi nảy… thì không thấy ai cả. Anh bị lạc từ đó không biết chuyện gì đã xẩy ra cho các bạn đồng đội ?
Cho đến mấy ngày sau, ngày 18-12-1980 anh chạm trán với một toán bộ đội VC, chúng chận hỏi giấy tờ. Anh chối quanh, chúng làm dữ đòi bắn bỏ. Sau anh đành nhận đại là tìm đường vượt biên. Chúng đưa anh về đồn tạm giam. Qua hôm sau chúng điều tra ra anh trốn trại, nên đánh anh một trận suýt chết, rồi giải giao anh trở về trại Xuân Phước. Tới lúc đó, anh mới được anh em đồng tù thuật lại về cái chết của 6 đồng đội. Tất cả 6 cái xác được chôn chung một cái huyệt, san bằng, không để lại chút dấu vết gì !
Sau khi Chân vắn tắt kể cho nghe câu chuyện, chúng tôi còn muốn biết thêm nhiều chi tiết nữa, nhưng Chân hẹn lại dịp khác. Lần khác gọi lại thì Chân lại bận. Chúng tôi yêu cầu Chân viết ra giấy, hoặc thâu vào băng gởi cho chúng tôi cũng được. Chân đồng ý.
Một mặt chúng tôi viết bài "Bảy Tay Súng Oai Hùng" này gởi cho Chân xem. Chân có đính chính vài chỗ, nhứt là tên họ và cấp bậc của 6 người bạn. Đồng thời kèm theo mấy dòng :
- Anh Sáu,
Chuyện vượt ngục của Em dài dòng và chi tiết nhiều lắm. Thuận tiện Em sẽ thâu băng và nhờ Anh góp ý. OK nhé ! Bây giờ chỉ gởi thêm một ít chi tiết và tùy Anh định liệu.
Mất liên lạc một thời gian, chúng tôi bắt lại liên lạc và cho Chân xem lại bài viết sau khi đã hoàn chỉnh. Chân cho biết như vậy đã tạm đủ, chúng tôi liền đưa lên các diễn đàn hôm 30-12-2008.
Và rồi sau đó ít lâu, một bạn đọc ở Pháp có liên lạc cho chúng tôi biết, có một gia đình ở Pháp đã trở về VN mấy lần và lên tận Trại A.20, xin Ban Giám Thị trại giúp đỡ để tìm đến địa điểm chôn cất 6 thi hài của tù nhân quá cố. Nhưng vì thời gian đã quá lâu, những cán bộ công an phụ trách trong thời gian đó không còn ai, lớp giải ngũ, lớp thuyên chuyển đi đơn vị khác. Các thân nhân nầy vẫn không nản chí, họ thuê người dò tìm một thời gian rồi cũng không tìm ra. Như đã nói, 6 người được chôn chung một cái huyệt và san bằng không để lại dấu vết gì, cây cỏ đã mọc phủ mất dấu. Ngay chính anh Chân cũng không thể xác định được vị trí anh em dừng chân lúc đó…
Chúng tôi có gợi ý với quý vị ấy, trong số 2 tù hình sự phụ trách đào mộ lúc đó có một anh tên là Quý, cựu “Hạ sĩ Nhảy Dù” đóng tại Trại Hoàng Hoa Thám, Tân Sơn Nhứt, Sàigòn. Hạ sĩ Quý, thường gọi là Quý Đen, có cha là lính Pháp gốc Phi Châu, người cao lớn, da đen nhánh và tóc quăn… rất dễ nhận diện. Nếu tìm được Hạ sĩ Quý Đen thì chắc chắn là sẽ tìm ra nơi chôn cất 6 di hài Chiến sĩ QLVNCH.
Đầu mối để tìm ra Hạ sĩ Quý Đen là các Sĩ Quan, HSQ hoặc binh sĩ Nhảy Dù thuộc đơn vị cuối cùng trại Hoàng Hoa Thám năm 1975… Chúng tôi hy vọng bài viết nầy sẽ được quý vị cựu quân nhân các cấp thuộc trại Hoàng Hoa Thám năm xưa đọc. Nhờ Ơn Trên may ra sẽ có vị biết rõ quê quán và địa chỉ của Hạ sĩ Quý Đen, xin hãy lên tiếng hầu giúp cho gia đình của “Bảy Tay Súng Oai Hùng” tìm ra mộ huyệt các người thân để cải táng…
Đó chính là một niềm an ủi vô biên cho các Chiến Sĩ quá cố !
Lynnwood, 15-12-2013
Quang Phục Võ Văn Sáu
Tái bút : Xin quý bạn đọc vui lòng phổ biến thật rộng bài viết nầy hầu giúp cho thân nhân của 6 Anh Em Chiến sĩ VNCH đã hy sinh… tìm ra Hạ sĩ Quý Đen. Đa tạ. — with Đào Minh Quân and 19 others.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét