Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Black Friday


http://www.hdwallpapersdj.com/wp-content/uploads/2013/11/Black-Friday-2013-Photos.jpgThoạt nghe nói đến "Black Friday" (Ngày Thứ Sáu Đen), đa số người Việt đều nghĩ ngày này có liên quan đến một thảm họa ghê rợn nào đó trong lịch sử, hoặc chí ít đây cũng không phải là ngày lành. Thực ra Black Friday lại mang ý nghĩa tích cực đối với nhiều người Mỹ. Đặc biệt những người yêu công nghệ như chúng ta càng có nhiều cơ hội hơn.
Black Friday là sáng sớm ngày thứ sáu ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn rơi vào thứ năm hay thứ tư của tháng 11) và được coi là ngày mở hàng cho mùa mua sắm tấp nập nhất ở Mỹ . Năm nay Black Friday rơi vào ngày 29/11/2013 nhưng các cửa hàng đã mở cửa bán hàng "đai hạ giá" từ 8:00pm chiều thứ Năm, 28/11/2013. Bởi vậy, ngay từ trưa
thứ Năm, 28/11/2013, nhiều người đã vào ngắm nghía các mặt hàng, nhớ kỹ vị trí của món hàng mà mình ưa thích rồi ăn ngủ luôn tại chổ cho đến giờ khởi đầu cho Black Friday năm nay. Thật khó tin, ngày đặc biệt này có xuất xứ từ tình trạng... kẹt xe xảy ra vào ngày thứ sáu sau Lễ Tạ Ơn năm 1965 ở Philadelphia, khi hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc đen kịt các con phố, vỉa hè đi mua sắm để sửa soạn cho Lễ Noel sắp đến . Ngay lập tức, giới kinh doanh Hoa Kỳ nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu lớn của người dân, họ cho quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng về ngày này và đồng loạt khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng.
Trong tiếng Anh có thuật ngữ "in the black" chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận. Tương phản với "in the black" là "in the red" chỉ tình trạng kinh doanh thua lỗ, bán buôn thất bát. Ngày xưa, để tiện phân biệt và theo dõi sổ sách, kế toán thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, số lỗ bằng mực đỏ. Từ đó, người ta đặt tên ngày này là Black Friday, ngụ ý rằng đây là ngày "ăn nên làm ra" của các doanh nghiệp .
http://www.shellypalmer.com/images/2013/11/Black-Friday-2013-1.jpgVào ngày này, người Mỹ ùn ùn đổ ra các siêu thị, cửa hàng tìm hàng giá rẻ. Các cửa hàng trên toàn quốc giảm giá đậm đến không ngờ. Hầu như tất cả các mặt hàng đều giảm giá trung bình từ 10% - 30%. Cá biệt có nhiều mặt hàng kim khí điện máy siêu giảm giá đến 60%-80% . Ghé qua gian hàng online của TGI ngày Black Friday vừa qua, tác giả không khỏi sửng sốt khi thấy laptop HP bình thường có giá 599.99 đô la, nay chỉ còn 349 đô ; điện thoại IPhone đẹp long lanh bình thường 399.99 đô giảm xuống còn 199 đô ; máy ảnh Samsung hàng xịn "down" từ 149 đô xuống còn... 69 đô (chỉ khoảng 1 triệu đồng) . Tiếp tục dạo chơi ở Kohl's tác giả được thêm một phen "mồm chữ O, mắt chữ A" khi thấy tất cả các mặt hàng đồ dùng gia dụng có tiếng ở đây đều được khuyến mãi đến 50%-60%. Các tên tuổi lớn khác như Adidas, Nintendo, Vera cũng không chịu thua kém khi nhất loạt hạ giá bán xuống vài chục phần trăm.
Người bán hàng chộn rộn đã đành vì cần bán được nhiều hàng, các "Thượng Đế" đi shopping cũng náo nức không kém. Ở khắp các thành phố lớn của Hoa Kỳ, người ta xếp hàng dài dằng dặc chờ từ... 4 giờ sáng với mong mỏi kiếm được một chiếc Ipod giá hời hay một cái máy chơi game giá rẻ như cho không. Thực ra phần nhiều siêu thị, cửa hàng, trung tâm mậu dịch chỉ mở cửa vào lúc 5 giờ sáng, nhưng nếu đợi đến 5 giờ mới đến thì e là bạn phải chờ dài cổ. Những hàng người dài cả trăm mét không còn là chuyện lạ vào ngày này, và nếu bạn phải chờ ba tiếng đồng hồ chỉ để mua một vài món hàng "sôn" thì cũng đừng bực mình vì những người đứng sau bạn thậm chí phải còn đợi lâu hơn nhiều. Gửi xe cũng là một thử thách không nhỏ vì đa số bãi đỗ xe không còn một khoảng trống từ... 5 giờ sáng. Khâu check-out ở các siêu thị mới thực sự là nỗi ám ảnh của các nhân viên siêu thị. Họ phải làm việc mướt mồ hôi mà vẫn không thể "giải quyết" kịp số khách hàng đang chờ đợi với vô số xe đẩy chất hàng cao như núi kề bên. Cảnh trùm mền ngủ vạ vật ngay trước siêu thị để "xí" chỗ bỗng dưng tái hiện giữa chốn Hoa Kỳ phồn hoa ; người nào không có chỗ ngủ thì tranh thủ "khò khò" ngay trên tay vịn xe đẩy, hoặc làm một tách cà phê Starbucks để có sức... xếp hàng tiếp. Khung cảnh mua sắm náo nhiệt làm ta dễ liên tưởng cảnh rồng rắn xếp hàng chờ phát "chuẩn" thời bao cấp .
Chiêu độc của người Mỹ
Thực ra, dân Mỹ xưa nay vẫn có tiếng "ghiền" mua sắm. Có nhiều người mua hàng đống quần áo chất ở nhà, nhiều đến nỗi chính họ không mặc hết cuối cùng phải đem cho. Tuy nhiên, người Mỹ cũng nổi tiếng khó tính khi mua hàng, cho nên muốn họ móc ví ra mua sắm trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang trên đà suy thoái là một việc không dễ .
Tuy nhiên, giới kinh doanh Hoa Kỳ vốn rất "già đời" trong nghề marketing vẫn có kế sách khiến người dân phải "ma-rốc" (móc ra). Có rất nhiều chiến lược bán hàng được tung ra trong dịp này, nhưng tựu trung có thể thấy các siêu thị, cửa hàng, công ty Mỹ thích sử dụng các phương thức sau:
Hàng siêu rẻ cho người đến sớm (Loss leader):
Nếu bạn là một trong 50 khách hàng đầu tiên, bạn sẽ được mua Notebook với giá siêu ưu đãi, tiết kiệm được đến 199 đô. Đó là thông điệp quảng cáo của một chuỗi siêu thị điện máy ở San Francisco và nó đã khiến rất nhiều khách hàng dậy rất sớm với hy vọng kiếm được hàng hời. Đây là chiêu thức quen thuộc của giới kinh doanh Hoa Kỳ trong ngày hội mua sắm này, và năm nào nó cũng khiến nhiều khách hàng "dính câu". Thực ra, đây chỉ là miếng mồi ngon để nhử khách vào xem hàng, và một khi họ đã vào, siêu thị sẽ có cách khác để khiến họ trút hầu bao ra mua thêm. Loss leader dù bán với giá rẻ như vậy, nhưng số lượng lại rất hạn chế, do đó thường số lỗ khi bán loss leader chẳng là gì nếu so với số lợi nhuận do các món hàng khác đem lại trong ngày . Loss leader thực sự là đòn hiểm giúp "đánh thức" cơn nghiện shopping đang âm ĩ trong từng người tiêu dùng Mỹ. Thành công ngoài sự mong đợi của Black Friday năm nay (đạt 10.6 tỷ USD), nhất là doanh số vượt trội của máy chơi game Wii (mặt hàng bán sôn chạy nhất) chính là minh chứng cho thành công của loss leader .

[IMG]
Phiếu khuyến mãi (Coupon, Promo code):
Nhìn chung, cái hay của coupon "made in America" là tính tiện lợi và liên kết rất cao. Bạn có thể mua đồ gia dụng ở Sears và nhận được một phiếu coupon ăn gà nướng KFC; mua nước hoa Channel nhận ngay coupon mua giày Adidas giảm 10%; mua bánh pizza tặng coupon trị giá... vài lít xăng. Ngoài ra, các coupon thường có đính kèm online code để khách hàng sử dụng cho các thương vụ mua hàng trực tuyến. Chỉ cần vài giây nhập mã code, họ đã được hưởng lợi ích mà coupon đem lại. Nhiều coupon có giá trị chỉ trong mùa Noel, nhưng cũng có một vài cái khác có thể hiệu lực đến vài tháng sau đó, do đó khách hàng không phải lo "xài không hết" coupon. Thực sự, đây chính là độc chiêu bán hàng lợi hại của người Mỹ. Thông thường, khi có coupon, người ta sẽ có tâm lý tò mò muốn sử dụng thử để xem lợi ích thực của coupon lớn đến đâu. Khi sử dụng coupon, họ lại "rơi" vào tay một hãng khác, và lại thêm một coupon nữa trao tay, cứ thế khách hàng lạc vào "mê hồn trận" coupon và vui vẻ dâng số tiền còn lại trong tài khoản cho các siêu thị "xà xẻo". Có nhiều bà nội trợ Mỹ sau mùa Giáng Sinh còn tồn đến cả chục coupon mà không xài vì... còn tiền nữa đâu mà xài .
Hàng sôn nhưng không "ôi":
Thường người Việt khi nghe nói đến hàng sôn hay có tâm lý nghi ngại: hàng sôn là hàng ôi (dỏm). Nhưng với Black Friday, khách hàng có thể phần nào yên tâm về chất lượng các mặt hàng được khuyến mãi. Dĩ nhiên, khi mua hàng giảm giá, chuyện chất lượng cũng rất... hên xui , nhưng cái được của Black Friday là có sự tham gia của rất nhiều hãng tên tuổi như Apple, Walmart, Nike, Dolce, P&G. Các hãng này dĩ nhiên rất hiếm khi dám đem hàng kém chất lượng ra bày bán vì sợ đánh mất thương hiệu. Thực tế, theo thống kê của hiệp hội người tiêu dùng Mỹ, số người đi mua hàng Friday thừa nhận sự hài lòng về chất lượng sản phẩm vẫn đạt ở mức rất cao (trên 85%). Có nhiều người thậm chí còn mua nhiều thứ mà chính họ cũng không biết mua để làm gì, vì họ tâm niệm: Hàng rẻ có thương hiệu cứ việc mua, không xài thì bán lại vẫn lời chán .
Trợ thủ Internet:Cơn sốt mua sắm mùa Black Friday sẽ không thực sự "hot" nếu không có sự trợ giúp đắc lực của các mạng xã hội và các ứng dụng web tiên tiến. Từ trước đó cả tháng, các hãng đã bắt đầu rục rịch gửi newsletter đến khách hàng để "mồi chài" với những lời có cánh, khiến những người không đủ sáng suốt bị kích thích mạnh mẽ. Trên Twitter, mạng xã hội đang lên như diều gặp gió ở Bắc Mỹ và nhiều nước Châu Âu, các banner quảng cáo, các tin nhắn spam về Black Friday bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày càng dày. Facebook cũng rộn rịp không kém khi các siêu thị nổi tiếng vào cuộc giành giật khác hàng tiềm năng trên không gian ảo với các profile bắt mắt kèm thông điệp đầy mời gọi. Những con số phần trăm sale off, những chương trình khuyến mãi cực "sốc" bắt đầu nhảy nhót trong tâm trí người dùng Internet Hoa Kỳ, và kéo họ đến gần hơn các cửa hàng thực khi "ngày trọng đại" bắt đầu. Sự ra đời tất yếu của Cyber MondayCyber Monday (tạm dịch: Ngày Thứ Hai điện tử) là ngày thứ hai đầu tiên ngay sau Black Friday. Ngày này ra đời là nhờ "sáng kiến" của website bán hàng trực tuyến Shop.org, trực thuộc Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Hoa Kỳ. Nhận thấy sau Black Friday vẫn còn rất nhiều người Mỹ muốn mua hàng "sôn" mà chưa mua được (cạnh tranh không lại các khách hàng khác, trời quá lạnh, sợ xếp hàng, v.v), các cửa hàng ở Hoa Kỳ cũng tham gia cuộc đua giảm giá để thu hút thêm nhiều đơn hàng. Năm 2007 chỉ trong ngày Cyber Monday giới kinh doanh thương mại điện tử của Hoa Kỳ đã "hốt" được tới 733 triệu đô la , một con số không tồi chút nào.Thành công của Cyber Monday có dấu ấn rất đậm nét của hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại điện tử hoàn thiện của Mỹ. Các website thương mại điện tử của Mỹ vào ngày này được quy về một vài domain chủ rất dễ nhớ. Nhờ vậy, với chỉ "save" vài URL trong đầu, người Mỹ có thể mua bất kỳ sản phẩm giảm giá nào có mặt trên thị trường chứ không cần tìm kiếm loạn xị ở nhiều website khác nhau. Tuy vậy, muốn mua được sản phẩm thực sự "hời"cũng phải hết sức trầy trật vì bạn phải "canh me" đúng thời điểm thì may ra mới tìm được hàng ưng ý giá rẻ. Ngoài ra, do lượng người truy cập quá đông, tình trạng "kẹt xe" trên mạng cũng khó tránh khỏi.
[IMG]
Black Friday và những điểm đenCó một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ chán ngán, thậm chí ghét Black Friday. Đa phần họ là những người mua hàng không thích chen chúc, xô đẩy ở nơi công cộng. Vào ngày này, thay vì đội sương đội gió mua hàng giảm giá, họ ngồi ở nhà xem các đài truyền hình đi quay phóng sự trực tiếp. Có nhiều khách bị những món hàng giá siêu rẻ làm mờ mắt, khiến họ có những hành động không đúng mực: chen lấn, xô đẩy, hành hung nhân viên mở cửa, giành giật đồ, thậm chí... choảng nhau để giành một cái Ipod xịn . Có nhiều chị bụng mang dạ chửa cũng ham vui chen chúc kiếm hàng giá rẻ, hậu quả là không ít chị phải nhập viện vì bị chen lấn quá mức . Tình trạng "lấy thịt đè người" này khiến hình ảnh nước Mỹ có phần xấu đi. Hiện đã có một bộ phận người Mỹ lập ra "No Shopping Day" (Ngày Không Mua Sắm) để kêu gọi tẩy chay Black Friday.
Tuy vậy, sau nhiều thập niên, Black Friday vẫn "sống nhăn" và thậm chí còn đang có khuynh hướng phát triển khá mạnh. Và nếu một ngày nào đó Black Friday yếm thế, xem ra đã có "người em" Cyber Monday "thừa kế" xứng đáng. Mùa mua sắm Giáng Sinh vẫn còn trước mắt, và giới doanh nhân Hoa Kỳ đang đặt hết hy vọng vào những "mẻ lưới" lớn cuối năm trước khi khui sâm-banh hát "Happy New Year". Âu cũng là một tín hiệu lạc quan trong bầu khí kinh tế ảm đạm của siêu cường quốc này.

Hiện trào lưu khuyến mãi này đã tràn sang cả Việt Nam.
Ghi nhận của PV tại một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội, không ít cửa hàng trưng biển Black Friday khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách, từ quần áo, giầy dép, túi xách... đến hàng ăn vặt cũng trưng biển giảm giá trong ngày này.
Ngày-thứ-sáu-đen-tối, Black-Friday, Mỹ, Việt-Nam, sale-off, khuyến-mãi, giảm-giá, săn-hàng
Ăn theo Black Friday, các cửa hàng ở Việt Nam cũng đua nhau khuyến mãi
10 giờ sáng, tại một cửa hàng giầy dép, túi xách trưng biển giảm giá 30% tất cả các mặt hàng trong ngày Black Friday trên phố Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), bên trong đông nghịt khách chọn mua đồ.
Đang chọn mua một chiếc túi xách, chị Vũ Thị Thu Thủy cho hay: “Biết ở đây giảm giá 30% duy nhất ngày này nên chị tranh thủ đến mua chiếc túii đã ngắm từ trước rồi”. Chị Thu Thủy cho hay, cửa hàng này toàn bán đồ hàng hiệu, nhiều nhất cũng chỉ giảm giá 5% chứ lên đến 30% là rất hiếm. Tính ra, mua được cái túi này chị tiết kiệm được hơn 1 triệu đồng.
Trao đổi với PV, nhân viên cửa hàng nói rằng, chỉ tính riêng sáng nay, lượng khách tới mua hàng đông gấp chục lần ngày thường. Nhiều người có mặt từ sớm chờ cửa hàng mở cửa.
Tương tự, tại một hệ thống cửa hàng chuyên bán tào phớ, món ăn đặc trưng của Việt Nam - cũng có chương trình giảm giá cho tất cả các khách hàng khi đến ăn hoặc đặt hàng tào phớ. Thậm chí, một nhà hàng chuyên bán pizza trong ngày này còn khuyến mãi giảm giá lên 95% cho khách hàng đặt pizza.
Săn hàng khuyến mại bên Mỹ
Không chỉ săn hàng giảm giá tại Việt Nam, nhiều người còn bỏ thời gian để săn hàng khuyến mãi ở tận Mỹ. Họ chủ yếu tìm mua máy tính, smartphone, tablet hay đồ điện tử gia dụng như ti vi, loa máy...
Phạm Công Hùng (Tây Hồ, Hà Nội) có anh trai đang định cư tại Mỹ. Trước ngày Black Friday, anh đã lên mạng tìm kiếm sẵn, gửi email nhắn nhủ anh trai mua giùm một số quần áo, giày tất và đồ dùng ưa thích. 
Ngày-thứ-sáu-đen-tối, Black-Friday, Mỹ, Việt-Nam, sale-off, khuyến-mãi, giảm-giá, săn-hàng
Ngay cả một số nhà hàng, cửa hàng ăn vặt cũng tranh thủ khuyến mãi dịp này.
Là tín đồ ưa chuộng hàng hiệu, anh Hùng không khỏi thích thú khi nhờ mua được những mẫu thể thao như Jordan, Nike, Polo... được sale off (giảm giá) còn 249.000-499.000 đồng/sản phẩm; các loại áo thun GAP cũng chỉ khoảng 700.000 đồng (gần 35 USD, trong khi giá gốc là 80 USD); tất GAP từ 20 USD cũng chỉ còn giá 50.000 đồng (2,5 USD). Nước hoa thương hiệu Pháp cũng giảm từ 20-30%.
Anh Hùng tâm đắc nhất là đã nhờ mua được chiếc máy ảnh Pentax K5 giá hơn 800 USD, so với giá gốc anh đã tiết kiệm được 500 USD. Anh nói: “Chụp ảnh là niềm đam mê của tôi, nay mua được chiếc máy ảnh tốt, giá cả lại phải chăng thì không còn gì vui hơn”.
Tận dụng sự tiện lợi của thời đại Internet, chị Nguyễn Thị Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) săn hàng khuyến mãi “khủng” online. Là người làm kinh doanh, lại giao thiệp rộng rãi nên chị Hương rất chú trọng trong việc lựa chọn quần áo, túi xách thời trang. Biết Reebonz là trang web bán hàng trực tuyến cung cấp hàng trăm thương hiệu thời trang cao cấp như Michael Kors, Burberry, Moschino, Christian Louboutin, Céline... với mức sale off lên tới 40%. Không chần chừ, chị truy cập và theo dõi trang web từng phút, cập nhật thông tin giảm giá và lựa chọn cho mình những vật dụng cá nhân phù hợp.
Chị Hương hồ hởi khoe: “Mình vừa chọn mua được một đôi giày hiệu Ermenegildo Zegna Wingtip Oxford cho chồng giá 13,9 triệu, rẻ hơn giá gốc một nửa; chọn cho mình đôi giày Saint Laurent Janis Pump giá 16,6 triệu, trong khi giá gốc là 25,5 triệu. Mình đang cố gắng tìm mua mấy chiếc kính thời trang và chiếc túi xách tay nữa cho đủ bộ”.
Cắm cúi vào màn hình máy tính, chị Hương lẩm nhẩm số tiền tiết kiệm được từ mùa safe off của Mỹ cũng lên tới cả mấy chục triệu đồng, lại nhàn thân. “Chị thanh toán bằng thẻ ngân hàng A., họ giao hàng cho chị trong 7 ngày, đảm bảo không sợ mất tiền đâu em ạ”, chị Hương khẳng định.
Chị Hương cũng nói thêm, chị chỉ mua hàng ở các trang web uy tín, có tiếng tăm. Nếu không biết gì về trang web đó, lời khuyên tốt nhất là nên làm một cuộc điều tra nho nhỏ về nó trên Google hay Bing, sau đó cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. (Nguồn: Du Lịch Hoàn Mỹ, vietnamnet.vn)Một vài site có chuơng trình vào ngày Black Friday tiêu biểu[IMG]HostGator giảm giá 80% và 50% cho tất cả các gói Hosting, VPS và Server
[IMG]Amazon và chương trình giảm giá cho rất nhiều loại mặt hàng
[IMG]Walmart, chỉ có trong hôm nay
[IMG]Bestbuy, không chỉ xem trên Site, hãy đến tiệm rồi sẽ thấy
[IMG]BlackFriday trên iTunes Store

Các trang liệt kê các thương hiệu, website khuyễn mã ngày Black Friday


[IMG]



0 nhận xét:

Đăng nhận xét