Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới năm 2013


Tháng 1
Năm 2013 khởi đầu với việc Pháp dẫn đầu một chiến dịch quân sự tại Mali chống lại các chiến binh Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát hai phần ba nước này. Trong những tháng sau đó, các cứ điểm của phe Hồi giáo ở miền bắc đã bị tái chiếm, chấm dứt cuộc nổi dậy. Chủ nghĩa khủng bố ở Châu Phi: Năm 2013 ghi nhận sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố cực đoan nổ ra ở khắp lục địa đen này. Điển hình, thảm họa con tin ỏ mỏ dầu ở Algeria, khiến 39 người nước ngoài chết. Tiếp sau đó, hàng loạt vụ tấn công tàn nhẫn đã diễn ra dưới sự chỉ đạo của nhóm khủng bố Boko Haram ở Nigeria. Hay như cuộc tấn công vào trung tâm thương mại cao cấp, làm ít nhất 68 người thiệt mạng.
 Ở quốc gia láng giềng Algeria, vụ các tay súng Hồi giáo cực đoan bao vây một nhà máy khí đốt kéo dài trong vài ngày. 37 con tin từ các nước khác nhau và 29 kẻ bắt cóc cuối cùng đều thiệt mạng.
http://assets.nydailynews.com/polopoly_fs/1.1189818!/img/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/landscape_635/lance-armstrong-cycling-ban.jpgTrong thế giới thể thao, cua-rơ tai tiếng Lance Armstrong cuối cùng đã chấm dứt những năm bác bỏ với việc thừa nhận anh có dùng chất kích thích trong toàn bộ 7 lần giành chiến thắng Tour De France.
http://img2.vietnamplus.vn/t160/Uploaded/mzdiq/2013_12_23/nuocmy2.jpgTổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai. Ông đã dùng bài diễn văn để nêu lên các vấn đề cải cách việc nhập cư và quyền cho người đồng tính.
Một vị tổng thống mà vị trí ngày càng trở nên bất ổn chính là Mohammed Morsi của Ai Cập. Các cuộc biểu tình bạo lực chống chính phủ của ông đã nổ ra khắp nơi trên cả nước.

http://www.turkeytribune.com/wp-content/uploads/2012/07/Mohammed-Morsi.jpg 
Tại Brazil, hơn 240 người thiệt mạng khi hỏa hoạn điên cuồng thiêu rụi một hộp đêm ở thành phố miền nam Santa Maria.

Tháng 2

Tuyên bố gây sửng sốt cho toàn thế giới: Giáo hoàng Benedict trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong suốt 600 năm qua từ chức.

Căng thẳng dâng cao khi Bắc Hàn tuyên bố đã thực hiện một vụ thử hạt nhân ngầm, lớn hơn nhiều so với bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào trước đó của nước này.

Vận động viên khuyết tật người Nam Phi, Oscar Pistorious nổi lên trong các hàng tin đầu, nhưng lần này không phải do các thành tích thể thao. Anh này đã bắn chết bạn gái trong hoàn cảnh chưa rõ lý do.

Tháng 3

Venezuela từ biệt nhà lãnh đạo 14 năm của mình, Hugo Chavez, người qua đời sau cuộc chiến dài chống chọi bệnh ung thư.

Khói trắng bốc lên từ Vatican báo hiệu đã bầu chọn được vị tân giáo hoàng. http://www.bbc.co.uk/worldservice/ic/640x360/worldservice/assets/images/2013/12/12/131212170208_pope_francis_person_of_the_year_time_640x360_reuters_nocredit.jpgHồng y Bergolio người Argentina trở thành Giáo hoàng Francis, là vị giáo hoàng đầu tiên của vùng Mỹ Latin.

Một kỷ nguyên mới cũng bắt đầu tại Trung Quốc, khi ông Tập Cận Bình nhậm chức Chủ tịch.

Tin khoa học, đáng kể là việc tuyên bố phát hiện ra một loại phân tử mới, được biết với tên gọi Higgs Boson.

Tháng 4

Tháng Tư tràn ngập tin về căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề năng lực hạt nhân của Triều Tiên và một loạt các đe dọa hung hăng mà Bình Nhưỡng tung ra đối với Hàn Quốc và Mỹ.

Bà Margaret Thatcher, cựu thủ tướng Anh, qua đời ở tuổi 87. Đám tang của bà tại London có sự tham dự của các vị cựu và đương kim lãnh đạo thế giới.

Một số các vụ nổ gây chấn động cuộc thi marathon ở Boston (Mỹ), đã giết chết ba người và làm bị thương trên 170 người... Một cuộc truy lùng đầy kịch tính kết thúc với kết quả là một nghi phạm bị bắn chết, một người khác bị bắt giữ.

Thế còn tại Bangladesh, thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử nước này đã xảy ra khi một nhà máy may bị sụp, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng. 
Tháng 5
Tháng 5
Pakistan có kỳ bầu cử chuyển tiếp thành công đầu tiên từ một quốc hội được bầu một cách dân chủ sang một quốc hội khác trong lịch sử 66 năm của nước này. Cựu thủ tướng Nawaz Sharif thắng lớn, quay trở lại nắm quyền.
Tại Mỹ, trận thiên tai dữ dội, cơn lốc xoáy lớn kỷ lục với bề rộng 2,6 dặm quét qua bang Oklahoma đã khiến ít nhất 24 người thiệt mạng và phá hủy những gì nằm trên đường di chuyển của nó.
Tại London (Anh), một quân nhân đang trong ngày nghỉ, Lee Rigby, bị tấn công và sát hại trên đường phố bởi hai kẻ Hồi giáo cực đoan trong một vụ nghi là tấn công khủng bố.

Tháng 6

Taliban mở một văn phòng tại Qatar và tổ chức cuộc họp báo quan trọng với báo giới quốc tế. Mỹ tuyên bố bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình vốn đã bị trì hoãn từ lâu với nhóm này.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc biểu tình chống chính phủ khổng lồ, với hàng ngàn người xuống đường kêu gọi thủ tướng nước này, Erdogan, từ chức do cái mà người biểu tình coi là sự cai trị độc đoán của ông.
Những hình ảnh tương tự cũng diễn ra tại Brazil, nơi đầu tiên chỉ do cuộc tranh cãi đơn giản về việc tăng giá xe bus, dẫn tới các vụ đụng độ bạo lực và cảnh sát đã tiến hành trấn áp trên hầu như toàn quốc và việc trấn áp vẫn còn diễn ra lẻ tẻ trong suốt năm.
Edward Snowden, một cựu nhân viên phân tích tin tình báo của Mỹ trở thành tâm điểm trong một trong các chủ đề lớn của năm, khi ông này được biết đến là nguồn cung cấp một loạt các tin tình báo nhạy cảm của Mỹ. Trốn chạy khỏi sự truy đuổi của tư pháp Mỹ, ông tới Nga xin tị nạn, bắt đầu một thời kỳ dài cố thủ tại sân bay Moscow trong cuộc tranh cãi ngoại giao.

Tháng 7

Trong tháng này, đã xảy ra các cuộc biểu tình và biến loạn tại Ai Cập, dẫn tới sự kiện quân đội phế bỏ Tổng thống Morsi và tạm ngưng hiến pháp trong cái mà phe quân đội gọi là “một nỗ lực hòa giải dân tộc”, nhưng bị nhiều người coi là đảo chính.
Sai sót của con người được nghi là đã khiến xảy ra vụ tai nạn trật ray tàu cao tốc ở miền bắc Tây Ban Nha, khiến 79 người thiệt mạng, thế còn tại Canada, một tàu chở dầu trật ray phát nổ, xóa sạch nhiều tòa nhà và cướp đi sinh mạng của 47 người.
http://dantri4.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2013/10/tn_14-aa4d4.jpgThế giới đổ dồn chú ý vào London, khi hoàng tử William và phu nhân Kate đón mừng sự chào đời của đứa con đầu lòng, một vị vua tương lai của Anh quốc, hoàng tử George.
Hy vọng về tiến trình hòa bình Trung Đông nhen nhóm trở lại khi các nhà thương thuyết Israel và Palestin bắt đầu một vòng đàm phán mới tại Washington, với mục tiêu là nhằm đạt được một thỏa thuận trong vòng 9 tháng tới.

Tháng 8

Tháng này là lúc Nga cấp quy chế tỵ nạn cho Edward Snowden, bước đi khiến chính quyền Mỹ tức giận.
Tại Ai Cập, tình trạng hỗn loạn bạo lực sau vụ phế bỏ Tổng thống Morsi tiếp tục diễn ra. Tình trạng khẩn cấp quốc gia được tuyên bố, trong lúc quân đội trấn áp những người ủng hộ ông Morsi, khiến nhiều người thiệt mạng.
Trong một diễn tiến khiến nhiều người tức giận, cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak được ra tù và bị quản chế tại gia.
Và cuộc nội chiến tại Syria tiếp tục diễn ra ác liệt. Các hình ảnh thu được cho thấy có bằng chứng về việc các lực lượng chính phủ sử dụng vũ khí hóa học ở các vùng do phiến quân kiểm soát. Các hình ảnh đã gây tác động tâm lý thế giới, nhưng chính quyền ông Assad bác bỏ trách nhiệm trong vụ tấn công này. 
Tháng Chín http://dantri21.vcmedia.vn/6DQQJ7yW5QPfG6EzuGal/Image/2012/06/1_1cc9a.jpgSự can thiệp quân sự tại Syria của các cường quốc phương Tây dường như sẽ không tránh khỏi trong tháng Chín, trước khi Tổng thống Assad đề nghị bàn giao và tiêu hủy vũ khí hóa học, quyết định khiến Hoa Kỳ và các đồng minh then chốt dừng lại bước đi quân sự.
“Đại dịch” hiếp dâm tại Ấn Độ

Người biểu tình Ấn Độ cầm theo biểu ngữ kêu gọi treo cổ tội phạm hiếp dâm - Ảnh: Reuters 
Sự phẫn nộ của người dân Ấn Độ đối với vụ hiếp dâm tập thể khiến một nữ sinh thiệt mạng hồi năm 2012 tiếp tục bùng lên trong năm 2013.
Năm thủ phạm tham gia vụ hãm hiếp tập thể và tấn công tàn bạo nữ sinh này đã chính thức ra hầu tòa vào đầu năm 2013 trong tình trạng an ninh thắt chặt.
Truyền thông Ấn Độ cho biết phiên tòa đã được xử kín do lo ngại nguy cơ bùng phát bạo loạn.
Được biết, đã có nhiều cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Ấn Độ sau cái chết của nữ sinh nói trên, đòi hỏi chính phủ cần có các biện pháp bảo vệ phụ nữ và công lý hữu hiệu hơn.
Tokyo ăn mừng sự kiện được chọn là thành phố đăng cai Olympics 2020, vượt qua các đối thủ nặng ký khác là Istanbul và Madrid.
Tại Kenya, cuộc cố thủ của những kẻ khủng bố tại một khu mua sắm ở thủ đô Nairobi đã tạo ra những hình ảnh kinh hoàng và cái chết của ít nhất 72 người. Nhóm Hồi giáo cực đoan al-Shabaab đã nhận trách nhiệm về vụ này.
Thế còn tại Hoa Kỳ, Tổng thống tân cử của Iran, Rowhani dường như đang xây dựng được các cầu nối và tạo nên lịch sử khi ông và Tổng thống Mỹ Obama có 15 phút nói chuyện qua điện thoại, là cuộc chuyện trò đầu tiên của lãnh đạo hai nước trong hơn 30 năm qua.
Tháng Mười
 http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/10/09/15/20131009154656-9gov1.jpgHoa Kỳ chiếm lĩnh các hàng tin lớn trong tháng Mười, với việc chính phủ phải đóng cửa...
Cho tới việc Mỹ bắt được lãnh tụ hàng đầu của al Qaeda tại Libya, Abu Anas al-Libi.
Nhưng các tiết lộ thêm nữa về chương trình nghe lén diện rộng của nước này, trong đó có cả việc nghe trộm điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã khiến quan hệ của Hoa Kỳ với nhiều đồng minh chính trị trở nên căng thẳng.
Tháng Mười cũng là lúc Địa Trung Hải bị coi là ‘nghĩa địa’ khi một con tàu chở đầy người nhập cư Phi châu bị đắm ở sát đảo Lampedusa của Ý. Hơn 350 người thiệt mạng.
Tháng Mười Một Tháng Mười Một là lúc diễn ra vụ xét xử vị tổng thống bị phế truất của Ai Cập, ông Morsi, với các cáo buộc xúi giục sát hại người biểu tình. Nhưng phiên tòa đã bị hoãn lại cho tới năm sau.
http://www.anninhthudo.vn/Uploaded/phamthuha/2013_11_11/bao.jpgCâu chuyện chiếm nhiều chỗ trong các hàng tin lớn của cuối năm 2013 là trận bão Haiyan cùng mức tàn phá khủng khiếp của nó. Trận thiên tai này phá hủy Philippines trên diện rộng, cướp đi sinh mạng của trên 5.000 người.
Chuyển biến đột phá về chương trình hạt nhân tại Iran

Tổng thống Iran Hassan Rouhani và người đồng cấp bên phía Mỹ Barack Obama đã có một cuộc điện đàm lịch sử hồi tháng 9 - Ảnh: Reuters
Tổng thống Iran Hassan Rouhani, người vừa đắc cử hồi tháng 6, đã có thay đổi trong chính sách ngoại giao khi ông gửi lời chúc mừng đến toàn thể người Do Thái trên thế giới nhân ngày lễ Rosh Hashanah, ngày mừng năm mới của người Do Thái.
Tháng này cũng là lúc có bước đột phá trong các cuộc đàm phán quanh năng lực hạt nhân của Iran, khi các bên đạt được một thỏa thuận sáu tháng theo đó việc sản xuất uranium trên 5% được ngưng lại, và các thanh sát viên Liên hợp quốc được quyền hàng ngày tiếp cận với các cơ sở làm giàu uranium. Với thỏa thuận này, lệnh trừng phạt đối với Iran được nới lỏng.
Tại thủ đô Riga của Latvia, vụ một siêu thị sập đã cướp đi mạng sống của 54 người, và kéo theo sự từ chức của thủ tướng nước này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông lại nổi lên một lần nữa, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng phòng không mới tại nơi này.
Tháng Mười Hai Trong tháng Mười Hai, các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Ukraine leo thang, phần lớn bắt nguồn từ quyết định không ký thỏa thuận hợp tác khó đạt được với EU.
http://phapluattp.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/08/11/z1.jpgNhững hình ảnh tương tự cũng xảy ra tại Thái Lan, nơi hàng ngàn người xuống đường và chiếm đóng các tòa nhà chính phủ trong nỗ lực buộc đảng cầm quyền, Pheu Thai, phải từ chức.
Thời gian cuối năm cũng là lúc Pháp tiếp tục can thiệp vào châu Phi, lần này là vào Cộng hòa Trung Phi, với việc gửi binh lính tới hoạt động bên cạnh các lực lượng gìn giữ hòa bình châu Phi, nhằm vãn hồi trật tự sau vụ các phiến quân tiến chiếm hồi tháng Ba.
http://blog.solarcity.com/wp-content/uploads/2013/12/nelson-mandela.jpegVà thế giới nói lời từ biệt cùng lời tri ân tới một nhân vật đã trở thành biểu tưởng. Vị lãnh tụ Nam Phi, người dẫn dắt phong trào chống phân biệt chủng tộc, Nelson Mandela, qua đời ở tuổi 95.Hơn 315 triệu người dân Mỹ đã bắt đầu đợt nghỉ dài ngày đón Giáng sinh và mừng Năm mới 2014 với những kỷ niệm khó quên về một năm nhọc nhằn với những lo âu trong nước và khó khăn trong quan hệ quốc tế. 
 Nước Mỹ năm 2013: Một năm đầy nhọc nhằn của TT Obama
Nước Mỹ bắt đầu năm 2013 bằng ánh hào quang từ sự tái cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống Barack Obama, nhưng suốt 12 tháng trời, người dân Mỹ luôn phải chứng kiến những cuộc đấu đá quyền lực dẫn tới sự bế tắc trong hầu hết các quyết sách đối nội.
Họ phải chờ đến  thời điểm "năm cùng tháng tận" mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi lưỡng viện Quốc hội chấp nhận thông qua kế hoạch chi tiêu ngân sách, không phải cho một năm mà là hai tài khóa liên tiếp 2014 và 2015.

Chương trình nghị sự các vấn đề đối nội lớn như cắt giảm thâm hụt ngân sách, cải cách thang bậc thuế, kiểm soát buôn bán súng đạn, cách tân chế độ nhập cư-nhập tịch đều có tính cấp bách, nhưng không có sự chuyển động tích cực nào.
Chương trình cải cách chế độ bảo hiểm và chăm sóc y tế, thường gọi là ObamaCare, được đưa vào thực thi trong tranh cãi cộng thêm "cú sốc vỡ mạng" khiến nhiều người "mất cả chì lẫn chài" do bỏ chế độ bảo hiểm cũ nhưng không đăng ký được bảo hiểm mới.
Căng thẳng đảng phái kéo dài cũng dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là ngân sách tài khóa 2014 tự động bị cắt giảm 85 tỷ USD, gây khó khăn cho đà phục hồi kinh tế.
Hồi đầu tháng 10, một bộ phận công sở liên bang lần đầu tiên trong vòng 17 năm phải đóng cửa, buộc hàng trăm nghìn nhân viên phải nghỉ không lương, trong khi quốc gia bị đẩy tới bờ vực vỡ nợ do Bộ Tài chính không còn quyền vay tiền chi tiêu.
Cuộc giành giật quyền lực kéo dài giữa đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện và đảng Cộng hòa nắm quyền đa số tại Hạ viện khiến cử tri thất vọng, quy trách nhiệm cho cả hai.
Thăm dò của Washington Post/ABC News ngày 18/12 cho biết chỉ có 43% số người được hỏi ý kiến bày tỏ ủng hộ Tổng thống Obama, trong khi tỷ lệ phản đối lên tới 55%. Đây là sự ủng hộ thấp chưa từng có mà người dân Mỹ dành cho một tổng thống sau 5 năm cầm quyền.

Thăm dò của tổ chức Gullup cũng cho thấy có tới 54% cử tri trẻ, nền tảng chính trị góp phần giúp ông Obama đắc cử tổng thống hai nhiệm kỳ, nói rằng họ không hài lòng với cách thức xử lý của ông chủ Nhà trắng hiện nay trong hầu hết các vấn đề trong nhiệm kỳ thứ hai, từ chăm sóc y tế, giải quyết thâm hụt ngân sách liên bang tới cuộc nội chiến Syria và chương trình hạt nhân của Iran.
Uy tín của các nghị sỹ Quốc hội thậm chí còn sụt giảm nghiêm trọng khi chỉ có 16% ủng hộ và hơn 70% phản đối, trong đó 59% không hài lòng với các nghị sỹ đảng Dân chủ và 75% bất bình với các nghị sỹ Cộng hòa.
Tuy thất vọng, song đến cuối năm 2013, người dân Mỹ đã phần nào bớt lo lắng khi đà phục hồi kinh tế có nhiều dấu hiệu khả quan hơn.
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3/2013 đạt 3,6%, cao hơn nhiều so với mức dự báo 3,1% của các chuyên gia. Đây là tốc độ tăng GDP mạnh nhất của Mỹ kể từ quý 1/2012.
Kinh tế tăng trưởng mạnh hơn đã góp phần hạ nhiệt thị trường lao động, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tháng 11/2013 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm xuống còn 7%.
Đà phục hồi mạnh khiến Ngân hàng dự trữ liên bang (Fed) quyết định bắt đầu cắt giảm gói cứu trợ thứ ba (QE3) từ 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD bắt đầu từ 1/2014.
Tuy nhiên, vẫn còn mối lo đối với người dân Mỹ khi bước vào kỳ nghỉ năm mới là khoản nợ quốc gia đã vượt ngưỡng 17.400 tỷ USD, tăng xấp xỉ 70% so với con số 10.627 tỷ USD khi ông Obama mới lên cầm quyền năm 2009. Nếu lấy con số này chia đều cho người dân Mỹ thì mỗi người phải "cõng" khoản nợ hơn 52.000 USD.
Bên cạnh đó, các yếu tố căng thẳng trong xã hội cũng là một vấn đề đau đầu của nước Mỹ trong năm 2013 khi liên tục xảy ra các vụ bắn giết nhau trong các trường học hay vụ một cựu binh Mỹ xả súng bừa bãi trong căn cứ hải quân Navy Yard chỉ cách trụ sở Quốc hội vài km, cướp đi mạng sống của 13 người.
Vấn đề "động trời" liên quan tới chính sách đối ngoại của Mỹ tới mức có thể được chọn làm một trong 10 sự kiện quan trọng nhất của thế giới năm 2013 là vụ cựu nhân viên Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden chạy trốn ra nước ngoài và tiết lộ chương trình do thám bí mật trên diện rộng của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Theo thông tin do Snowden cung cấp, trong nhiều năm liền, NSA đã chặn thư điện tử và nghe lén điện thoại di động của hơn 5 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có 35 nguyên thủ quốc gia, bao gồm cả những đồng minh gần gũi nhất như Thủ tướng Đức Angela Merkel, khiến nhiều quốc gia và người dân Mỹ phẫn nộ.
Một trong những vấn đề đối ngoại khá làm hài lòng người dân Mỹ là việc chính quyền Barack Obama hủy bỏ phương án chiến tranh, chấp thuận đề xuất của Nga vào phút chót để tìm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Syria, giúp quốc gia Trung Đông này tránh được một cuộc chiến tranh.
Người dân Mỹ cũng khá hài lòng với việc Nhà Trắng tranh thủ đường lối hòa giải của tân Tổng thống Iran Hassan Rouhani để tìm một giải pháp không "gươm đao" cho chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran, cho dù hướng đi mới này còn nhiều chông gai và đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa Washington với một số đồng minh như Israel và Saudi Arabia.
Một trong những điểm sáng đối ngoại năm 2013 là việc chính quyền Obama tiếp tục triển khai các bước cụ thể về chính trị-ngoại giao, an ninh-quân sự và kinh tế-thương mại để chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi được xác định gắn liền với tương lai và sự thịnh vượng của nước Mỹ trong thế kỷ 21.
Trong sự chuyển dịch chiến lược này, Đông Nam Á được xác định như một trụ cột với hàng loạt chuyến thăm của các quan chức cấp cao, gồm Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Đại diện thương mại Michael Froman.
Trong khi đó, hai cuộc chiến mà Mỹ đã đổ vào hàng nghìn tỷ USD vẫn chưa có dấu hiệu sáng sủa khi Iraq vẫn chìm trong bạo lực, còn Afghanistan mất lòng tin với Washington tới mức không chịu ký Hiệp định an ninh song phương (BTA) cho dù thời hạn Mỹ rút toàn bộ binh lính ra khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 đang đến gần.
Nhìn chung, quan hệ giữa Mỹ với các nước lớn trong năm 2013 xem ra ít thuận lợi. Tiến trình "cài đặt lại" quan hệ với Nga vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí còn căng thẳng liên quan tới kế hoạch phòng thủ tên lửa của Washington tại Đông Âu, vấn đề Ukraine và cả vụ Edward Snowden.
Quyết định của Nga triển khai tên lửa chiến thuật Iskander-M tại Kaliningrad và việc Tổng thống Obama hủy cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin là hệ quả của mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa hai nước.
Mối quan hệ "cộng sinh" kinh tế Mỹ-Trung được đẩy lên với các cuộc gặp cấp cao liên tiếp, nhưng phía Mỹ cũng đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các hành động của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp, trong đó có việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông. Vụ tàu chiến Mỹ và tàu chiến Trung Quốc suýt va chạm hôm 15/12 ở Biển Đông phản ánh "sự tăng nhiệt" của mối quan hệ được Trung Quốc mô tả là "nước lớn kiểu mới, hai bên cùng thắng."
Quan hệ của Mỹ với châu Âu cũng "sứt mẻ" do vụ bê bối Edward Snowden dẫn tới việc làm trì hoãn các cuộc đàm phán về Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Quan hệ giữa Mỹ với Mỹ Latinh cũng bị rạn nứt do chương trình do thám bí mật của NSA, khiến Tổng thống Brazil Dilma Rousseff phải hủy chuyến thăm Washington, trong khi Bộ Ngoại giao Mexico khẳng định đó là hành động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật Mexico và luật pháp quốc tế.
Chính sách của Nhà Trắng với châu Phi năm 2013 được chú tâm hơn với chuyến thăm cuối tháng Sáu của Tổng thống Obama tới Senegal, Nam Phi và Tanzania để thúc đẩy các sáng kiến thương mại và y tế, kêu gọi đầu tư cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp.
Châu lục này năm 2013 cũng chứng kiến việc Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự trực tiếp hoặc hỗ trợ các chiến dịch quân sự của đồng minh tại Mali và Cộng hòa Trung Phi...
Có thể thấy nước Mỹ đã trải qua năm 2013 trong nhọc nhằn, khó khăn và chắc chắn năm 2014, nước Mỹ sẽ tiếp tục đứng trước nhiều thách thức mới cả về đối nội và đối ngoại. Vì thế, người dân Mỹ trông chờ năm 2014 sẽ có tương lai sáng sủa hơn, nhất là trong vấn đề kinh tế.
Tuy nhiên, chính trường Mỹ xem ra vẫn còn nhiều giông tố với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm mà đảng Cộng hòa đang tìm cách nắm trọn lưỡng viện Quốc hội để thao túng chính trường và tạo đà cho cuộc tổng tuyển cử năm 2016./.

Trang mạng Army-Technology hợp tác cùng tổ chức Tình báo Chiến lược và Công nghệ Quốc phòng Toàn cầu (Global Defence Technology and Strategic Defence Intelligence) trân trọng giới thiệu kết quả đánh giá GDT/SDI: Tiến bộ quốc phòng đáng chú ý 2013. Đánh giá này dựa trên ý kiến của các chuyên gia công nghiệp có uy tín.
Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất – cấp cứu người bị cụt chi
Sẽ thật khó khăn cho một bác sĩ quân y, khi phải cứu chữa những binh sĩ bị cụt chân, cụt tay bởi thiết bị nổ tự chế (IED). Điều đó dễ gây sốc, và làm họ mất tập trung.
Lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của mình trong phim Giải cứu binh nhì Ryan, John Pickup, người sáng lập tổ chức Người tàn tật hành động (Amputees In Action), đã mở rộng tổ chức của mình.
 Ảnh minh họa.
Nếu như trước đây, tổ chức gồm những người tàn tật, bị cụt chi của John chỉ phục vụ các cảnh phim của Hollywood, thì nay, họ đã tham gia cả công tác huấn luyện quân sự, nhằm chuẩn bị cho những người lính, giúp họ vững tin vượt qua những điều tồi tệ, khi bị thương cụt chi trong chiến đấu. Tổ chức của John thậm chí còn dự định vượt ra ngoài châu Âu, và đến với nhiều lĩnh vực khác.
Đưa máy chụp cắt lớp CT ra chiến trường
Chuyên gia công nghệ chăm sóc sức khỏe đặc biệt hãng Philips đã hợp tác với Marshall Land Systems – chi nhánh Marshall Aerospace and Defence Group (MADG), cùng sản xuất một máy quét CT gọn nhẹ, phục vụ các yêu cầu quân sự.
 Ảnh minh họa.
Hệ thống kết hợp các máy quét Philips Brilliance CT64 vào một container tiêu chuẩn có trọng lượng dưới mức vận tải quân sự tối đa là 20 tấn, và rất bền bỉ để có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ, biển và đường không, ngay cả với những địa hình hiểm trở. Tại điểm đích của đường hành quân, container sẽ được triển khai thành một máy quét CT đầy đủ chức năng.
Robot phỏng sinh học của Boston Dynamics
Boston Dynamics gần đây đã tung ra khá nhiều mẫu robot phỏng sinh học. Điển hình là robot BigDog dùng cho việc vận tải quân sự, nó đã cho thấy sự phối hợp chưa từng có giữa sức mạnh và sự cân bằng.
Hay là mẫu PetMan có thể đi bộ, chạy và thậm chí đổ mồ hôi để kiểm tra khả năng bảo vệ chống lại các hóa chất nguy hiểm, trong khi mẫu Atlas có thể đứng trên một chân và WildCat có thể chạy với một tốc độ đáng sợ.
 Robot phỏng sinh học BigDog.
Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về hệ thống tự động hóa và robot thông minh trong tháng 11, người sáng lập và đang là Giám đốc Công nghệ của Boston Dynamics, Marc Raibert bắt đầu với một đoạn video cho thấy những chú dê núi nhanh nhẹn, và những người trình diễn parkour đang vượt chướng ngại vật. Marc tuyên bố: “Đây là tham vọng của chúng tôi” và những cuộc trình diễn sau đó đã cho thấy điều này.
Hệ thống điều khiển UAV “đám mây” của Qinetiq
Tại triển lãm DSEI năm nay, hãng Qinetiq đã công bố hướng nghiên cứu mới của họ, về việc đồng bộ hóa các UAV trên chiến trường. Trưởng bộ phận kinh doanh và chiến lược, Jeremy Howitt giải thích: “Một hệ thống điều khiển đồng bộ sẽ giúp gia tăng hiệu quả tương tác và trinh sát – tác chiến của UAV”.
 Ảnh minh họa.
Trong kịch bản này, chỉ cần một người điều khiển có thể chỉ định một nhiệm vụ cho một hoặc nhiều máy bay, hoặc các cảm biến trên máy bay, có thể tự động ủy thác, phân chia công việc cho phù hợp. Nhờ nhạy bén nhận ra sự cần thiết của công nghệ này, Qinetiq vẫn đang dẫn đầu.
Bạn thân để hỗ trợ sức khỏe tinh thần
Bạn thân (Buddy), một ứng dụng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho các cựu chiến binh, đã được triển khai cho hơn 500 cựu chiến binh ở Anh, sau khi thử nghiệm thành công với các cựu chiến binh quân sự thuộc chương trình “Cải thiện tiếp cận với dịch vụ liệu pháp tâm lí” (IAPT) ở tây bắc nước Anh.
 Giao diện ứng dụng Buddy.
Được hỗ trợ bởi tin nhắn SMS, Buddy giữ liên lạc thường xuyên với khách hàng của họ, cho phép bệnh nhân duy trì một nhật kí thường xuyên ghi lại tâm trạng của họ, cải thiện tỉ lệ tham gia vào các buổi trị liệu, và giảm chi phí phát sinh cho các buổi giám sát.
Ứng dụng này cũng làm giảm sự thiếu chính xác xảy ra khi nhật kí hàng tuần được đặt cùng nhau. Trong khi không thể hiện cảm xúc là bình thường trong điều kiện chiến tranh, thì việc phát hiện cảm xúc của các cựu binh là điều rất cần thiết để phục hồi, và Buddy đã làm tốt điều này.
Đào tạo C-IED của Optima
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ công nghệ khác nhau nhằm phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị nổ tự tạo (IED), song việc đào tạo vẫn là yếu tố quan trọng để giảm thương vong. Để giải quyết các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Anh (MOD) về đào tạo kĩ năng quân sự ở Afghanistan, hãng Optima đã thiết kế và cung cấp đào tạo cho loại máy dò cầm tay mới (HHD) cho 700 lính Anh trong khoảng 10 tuần.
 Đào tạo máy dò thiết bị nổ tự tạo IED.
“Bạn phải có đủ thiết bị, đặc biệt là các chuyên gia cao cấp, và bạn phải được đào tạo đúng. Nếu có đủ các điều kiện đó, sẽ hạn chế được khá nhiều thương vong”, Giám đốc điều hành Optima Keith Hammond giải thích tầm quan trọng của đào tạo.
Thiết bị lặn không người lái Bluefin
Vào cuối tháng 10, Bluefin Robotics thông báo rằng: “nhờ sự hỗ trợ của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân (NRL) họ đã hoàn tất một phương tiện lặn không người lái có thời gian vận hành dài (UUV). Bluefin đã tham gia cuộc hành trình từ Boston đến New York trong tổng cộng hơn 100 giờ với UUV Reliant “Heavyweight” của NRL”.
 UUV Bluefin.
Thành tích đi một chặng đường dài đã củng cố vai trò của UUV trong chiến tranh hiện đại, thay thế các phương tiện có người lái. UUV định hướng bằng cách sử dụng con quay hồi chuyển, dựa trên cáp quang INS cùng với dữ liệu bổ sung từ định vị GPS và DVL (Doppler Velocity Log), cho phép di chuyển dưới nước chính xác trong thời gian dài.
Radar Artisan của BAE Systems
Trong tháng 9, BAE Systems bắt đầu thử nghiệm radar tầm trung hiện đại bậc nhất, trước khi triển khai trên tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth mới (QEC).
 Radar Artisan 3D.
Với khả năng phát hiện mục tiêu có kích thước chỉ bằng một quả bóng tennis ở tốc độ gấp 3 lần tốc độ của âm thanh, ở cự li trên 25km, radar Artisan của BAE Systems “đại diện cho một bước tiến lớn trong việc đáp ứng những thách thức phải đối mặt của tàu chiến hiện đại, đặc biệt là ở các vùng ven biển đông đúc”.
Hệ thống này được cho là có thể phân loại và theo dõi trên 800 mục tiêu lớn nhỏ, cùng một lúc.
Máy bay trinh sát siêu nhanh SR-72
Gần 50 năm kể từ chuyến bay đầu tiên của máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird, Tập đoàn Lockheed Martin trong năm 2013 đã tiết lộ về kế hoạch phát triển mẫu trinh sát cơ siêu vượt âm SR-72.
 Ảnh đồ họa SR-72.
Dựa trên công nghệ động cơ phản lực thế hệ mới, SR-72 có thể đạt vận tốc siêu vượt âm Mach 6, cho phép trinh sát có hiệu quả các khu vực được hỏa lực phòng không dày đặc của đối phương bảo vệ.
Giai đoạn tiếp theo của dự án SR-72 là Lockheed Martin sẽ chế tạo một mẫu thử nghiệm có kích cỡ tương đương một chiếc tiêm kích F-22.
Giải pháp an ninh đa hướng Gateway
Giải pháp an ninh đa hướng Gateway của hãng Waterfall Security cung cấp sự bảo vệ hiệu quả cho các mạng quan trọng, có độ an toàn và tin cậy cao. Không giống như các đối thủ cạnh tranh chỉ tập trung đáp ứng yêu cầu quân sự và chính phủ, sản phẩm của Waterfall cũng phục vụ rộng rãi cho công nghiệp, phổ biến rộng rãi hơn.
 Sản phẩm của Waterfall.
Trong tháng 9, công ty công bố hợp đồng mới với BES, để bảo vệ các trung tâm kiểm soát năng lượng lớn ở Mỹ, vốn là đích nhắm của nhiều cuộc tấn công phá hoại.
Lương Minh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét