Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Chuyện dài Kiến trúc Việt Nam(22)

Ngày 18.8, tỉnh Bình Dương đã cấp chứng nhận thẩm định dự án cao ốc Marina 35 tầng, cao 125 mét (ảnh) cho Công ty đầu tư Sài Gòn Việt Mỹ. Đây là cao ốc cao nhất Bình Dương, tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Sắp tới, Công ty đầu tư Sài Gòn Việt Mỹ sẽ cùng Tập đoàn CM&D (Mỹ) sẽ tiếp tục đầu tư vào dự án khu dân cư thương mại tại thị xã Thủ Dầu Một với tổng vốn khoảng 500 triệu USD.

http://admin.gafin.vn/Images/Uploaded/Share/2012/11/17/24-23-Marina.jpgdự án cao ốc Marina
Ngôi nhà gỗ lớn nhất VN
Ngôi nhà ở đồ sộ được xây dựng toàn bằng gỗ theo lối cổ được đồn đại đắt tiền và to nhất Việt Nam đang được làm ở xã Nghi Phú, TP Vinh-Nghệ An, thu hút không chỉ người dân Nghệ An mà nhiều người tỉnh khác đến xem
Ai cũng sửng sốt, lạ lùng trước một ngôi nhà ở có một không hai này. Bộ trưởng Bộ VHTT Lê Doãn Hợp cũng đã đến tận nơi để xem kiến trúc của căn nhà này. Chủ nhân của nó chính là ông Trần Cường - biệt hiệu là "Cường Thọ".
Công trình có một không hai
ngoi nha san go lon va dep nhat viet namNgôi nhà tọa lạc trên khuôn viên gần 4.000 m2, bao quanh là dãy tường rào kiên cố cao hơn 3 m, xây dựng rất công phu, ốp tới 5 loại đá. Đỉnh tường rào lợp bằng ngói vảy tráng men lượn sóng như con rồng khổng lồ vây lấy khuôn viên. Một tay thợ nề nói với chúng tôi: Mỗi viên ngói vảy lợp trên tường rào có giá 2.500 đồng, tổng số tiền để xây tường rào ngót nghét 2 tỉ đồng.Hẳn đây là một kỷ lục trong việc xây tường rào. Kỷ lục tiếp theo là những cây xanh cổ thụ đang được ươm bên trong tường rào. Tôi nhẩm đếm có cả thảy vài chục cây cổ thụ to hai người ôm không xuể, giá mỗi cây 50 - 100 triệu đồng, nghe nói chủ nhân mua ở nhiều nơi, vận chuyển về ươm sẵn, khi làm xong nhà sẽ cẩu trồng trong khuôn viên, nhằm tạo sự hài hòa không gian với ngôi nhà.Càng sững sờ hơn khi bước chân vào trong khuôn viên trước không khí lao động của hàng trăm người đang rầm rập thi công như trên một công trường lớn. Đập vào mắt tôi là ngôi nhà gỗ khổng lồ 8 mái ngự trên diện tích 400 m2 với 46 cột bằng gỗ đinh hương cao 6 - 8 m có vanh tròn 1,2 - 1,4 m.Đại gia dựng nhà siêu khủng tặng con gái - 2
Một hồi đầu của căn nhà
Tám góc mái cong vút như mái đình làng được đắp những nụ mây hóa rồng màu thiên thanh rất bắt mắt. Mái nhà lợp ngói ống âm dương lối cổ tráng men màu son nhẵn bóng đến hạt bụi cũng không bám được! Trừ 46 cột gỗ để tròn, còn lại tất cả những gì thuộc về gỗ như các vì kèo, xà nhà... đều chạm trổ hình các loài hoa rất tinh xảo. Ngoài kỷ lục về diện tích một ngôi nhà ở tới 400 m2, ngôi nhà còn có kỷ lục lớn nhất là phần gỗ. Cứ như cánh thợ mộc tiết lộ thì số gỗ mà chủ nhân dùng để làm ngôi nhà ước khoảng 500 m3 gỗ đinh hương thành khí.
Anh bạn làm nghề kiểm lâm đi cùng chúng tôi nhẩm tính: Để có số gỗ thành phẩm ấy làm nhà, phải khai thác tới 5 ha rừng gỗ đinh hương nguyên sinh 500 năm tuổi. Phía sau ngôi nhà chính là ngôi nhà xây, cột gỗ cũng làm theo lối cổ, diện tích khoảng vài trăm mét vuông. Nghe nói đây sẽ là nơi ở của... gia nhân. Nối liền với hai ngôi nhà là một chiếc cầu có mái che được làm bằng gỗ cũng theo lối cổ nốt.Đây là ngôi nhà ở bằng gỗ lớn nhất, đắt tiền nhất Việt Nam, nên những lời bàn tán râm ran nào là một "phủ Hòa thân", một "Tử cấm thành", một "Cung Từ Hy Thái hậu"... có quá lời nhưng nó cũng phản ánh mức độ đồ sộ của công trình..
"Siêu nhân" Trần Cường
Sinh năm 1964, là con trai thứ của ông Trần Thọ, một thầy thuốc nam nổi tiếng chữa bệnh và giàu có ở Nghệ An. Người dân Nghi Phú cho biết: Các con ông Thọ đều rất "máu" kinh doanh và hết thảy đều giàu có, trong đó Trần Cường là "siêu nhân". Trần Cường từng là bộ đội. Khoảng giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, ông chuyển về làm việc ở công ty vật tư nông nghiệp thành phố Vinh.
Thực hiện chủ trương khoán vốn trong sản xuất kinh doanh, ông cùng vợ là Lan Anh thuê mặt bằng kinh doanh vật liệu xây dựng. Những người cùng công ty với ông kể rằng, dạo đó, ông Cường cũng vất vả lắm, việc kinh doanh chỉ mình bà Lan Anh bươn chải, còn ông Cường luôn vắng nhà vượt sang Lào, nơi ông rất quen thuộc để buôn bán, đánh hàng về Việt Nam.
Ông Cường nổi tiếng với hai mặt hàng là cánh kiến và nến đất. Tầm những năm 1990 người ta đồn ông Cường bị "sập cầu" mất hơn 2 tỉ đồng, gần bằng một năm thu ngân sách của TP xứ Nghệ này lúc đó, vậy mà ông Cường vẫn bình thản như không. Riêng việc này, hồi ấy người ta đã gọi ông là "siêu nhân".
Khoảng năm 1995, 1996 người ta thấy bà Lan Anh thôi kinh doanh vật liệu xây dựng, vì ông Cường lúc đó đã là giám đốc Công ty TNHH Sông Hồng. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty này là xuất, nhập khẩu gỗ. Cứ như mọi người kể thì ông Cường mua đứt cả cánh rừng gỗ đinh hương nguyên sinh ở nước bạn Lào. Ông làm chủ hoàn toàn thị trường gỗ đinh hương Việt Nam, rồi xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc. Năm 2000, ông làm ngôi nhà 4 tầng tại khối 7, phường Lê Lợi hoành tráng nhất thời đó khiến bao "đại gia" khác ở TP Vinh phải lác mắt thán phục. Thêm lần này nữa họ tôn ông là "siêu nhân".
Đời ông Cường chỉ một lần rủi ro. Đó là năm 2002, ông bị Công an Hà Nội bắt, khởi tố và phải lãnh án tù treo, vì tội buôn lậu. Sau đận ấy, người ta không thấy Công ty TNHH Sông Hồng của ông hoạt động nữa. Ông bỏ tiền mua trang trại ở huyện Thanh Chương để trồng rừng, trồng cây ăn quả, mua vài lô đất ở bãi biển Cửa Lò, TP Vinh.Ngoài ra, thông tin từ chính những người thân của ông hé lộ: Ông quay sang góp vốn vào Công ty Phú Nguyên Hải, một công ty tư nhân có tiềm lực lớn ở Nghệ An kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, trong đó có vận tải cơ giới và quặng mỏ. Ở công ty này ông chỉ nhận chức vụ phó giám đốc.
Những người hé lộ thông tin về ông Trần Cường đều thán phục ông là con người của công việc, luôn lăn lộn kiếm tiền và tằn tiện thì không ai bằng. Và đặc biệt có sức khỏe rất tốt. Từng hai lần được tôn là "siêu nhân xứ Nghệ", thêm lần làm ngôi nhà gỗ to lớn này, người ta lại tiếp tục gọi ông là "siêu nhân". Đây là ngôi nhà ông dự kiến thi công ngàn ngày, vật liệu phải độc đáo, đắt tiền và ngôi nhà ở của ông phải không giống bất kỳ ngôi nhà nào.
Ngôi nhà thay của hồi môn?
Ông Chu Hữu Định, nhạc phụ của Trần Cường đồng thời là người thiết kế, chỉ đạo thi công ngôi nhà này cho biết: Đích thân ông và con rể thuê hẳn một phiên dịch, bỏ ra 100 triệu đồng sang Trung Quốc lấy mẫu làm nhà. Mặc dù đã đến các công trình cổ của Trung Quốc như dinh Hòa đại nhân, tể tướng Lưu gù, Từ Hy Thái hậu, Tử cấm thành nhưng không mẫu nhà nào lọt mắt cha con ông.
Ông Định nói, nhà họ cổ thật, gỗ to thật nhưng không hề có hoa văn, họa tiết chạm trổ trực tiếp mà vẽ lên từ một nguyên liệu khác dán vào gỗ nên chẳng học tập được gì. Trở về nước, cha con ông "liệu cơm gắp mắm", "có sao làm vậy", như ông Định nói. Theo ông Định, gỗ để dùng làm ngôi nhà này lên đến cả ngàn mét khối, được tích góp cả chục năm làm nghề. Vậy thì tiếc gì không làm nhà ở cho hoành tráng.http://anh.24h.com.vn/upload/1-2011/images/2011-03-28/1301270208-nha-khung-tang-con-gai-4.jpg
Ông Định còn cho biết thêm, ông khuyên con rể dồn tiền của, trí tuệ làm nên một công trình 100% văn hóa Việt để chứng minh rằng không chỉ Trung Quốc hay đời xưa mới làm nên công trình sống mãi với thời gian mà ngay tại xứ Nghệ thời nay cũng làm được công trình như cổ và hoàn toàn thuần văn hóa Việt. Vậy là con rể ông đồng ý nhờ bố vợ đứng ra làm.
Với ý tưởng mới mà như cũ, hàng chục năm sau vẫn thấy như mới làm, thế là ông Định tự thiết kế trong đầu và tiến hành xây dựng. Quá trình xây dựng, ông Định nói sao, 50 tay thợ mộc Nam Định, hàng chục thợ xây làm vậy. Sai ông bắt làm lại, không sợ tốn kém miễn là đúng ý. Ai cãi lại, ông cho nghỉ việc ngay. Và ông đã làm thật: Bốn kiến trúc sư đến thiết kế làm tường bao khuôn viên, ông cho nghỉ việc vì theo ông là không đủ trình độ! Chủ thầu với một kíp thợ mộc chạm trổ 50 người cãi lời ông, ông cho thôi việc.
Ông mạnh tay đến mức con rể lo sốt vó, vì cứ khó tính như ông bố vợ thì lấy đâu ra người làm ngay. Ông Định vẫn rất tự tin, kiên định: Con đã nhờ cha thì cứ an tâm. Và ông đã và đang chỉ đạo làm nên ngôi nhà rất vừa lòng con rể. Ông Định nói: "Chúng tôi làm nhà ở, mà đã là nhà ở thì đâu có long - lân - quy - phượng như thiên hạ đồn đại. Ông giải thích: "Long- lân - quy - phượng là kiến trúc của chùa chiền, miếu mạo. Chúng tôi làm nhà ở nên chỉ chạm trổ hoa lá, chim muông 4 mùa xuân- hạ- thu - đông.
Đó là những cảnh vật đẹp và gần gũi với con người. Anh cứ đi xem rồi sẽ thấy". Tôi xác nhận lời ông. Ông chỉ tay nói: "Duy chỉ có họa tiết ở 8 góc cong của mái nhà là biểu tượng của những nấm mây hóa rồng". Ông nhấn mạnh: "Mây hóa rồng chứ không phải rồng nhé!" Cuối cùng ông kết luận: "Chúng tôi muốn để lại cho đời một công trình văn hóa vĩnh cửu, độc nhất vô nhị và là công trình của Việt Nam chứ không mô phỏng gì kiến trúc cổ Trung Quốc..." Hỏi về số tiền xây nhà, ông Định nhẹ tênh: "Vài ba chục tỉ, đáng bao nhiêu đâu. Đắt nhất là gỗ thì gỗ chúng tôi đã có sẵn rồi. Những vật liệu khác thì đất nước mình chẳng thiếu".
Đại gia dựng nhà siêu khủng tặng con gái - 12Ngôi nhà vĩ đại này có là công trình 100% văn hóa Việt hay không còn cần được các nhà chuyên môn thẩm định. Nhưng tận mắt chúng tôi chứng kiến ngôi nhà này đang được những người thợ Việt Nam thi công là sự thật.
Nhưng ông Cường làm ngôi nhà ở to, đắt tiền như vậy làm sao ở cho hết, khi nhà ông Cường chỉ 3 người (vợ chồng ông và một cô con gái). Nghe đâu, đây là căn nhà vợ chồng ông bỏ tiền cất lên làm của hồi môn cho cô con gái độc nhất sau này?(nguồn tin:www.goviet.com.vn)
Vài hình ảnh về kiến trúc xanh
Những bức tường đầy màu xanh cây lá đang là “mốt” thịnh hành nhất hiện nay. Đây là một ý tưởng mới của các kiến trúc sư nhằm đem lại cho kiến trúc đương đại một “sự sống” thực sự. Đó là sự kết hợp khu vườn nhà với những mảng tường đầy dây leo chằng chịt.

Những ô cửa kính trở nên dịu dàng và thơ mộng hơn với tường xanh ở Musée du Quai Branly của Jean Nouvel

Bạn sẽ nghĩ mình đang lạc vào một khu rừng nhiệt đới khi đứng trước toà nhà văn phòng này.
Căn nhà ở vùng ngoại ô nước Đức này là ý tưởng thiết kế của Kiến trúc sư Robin Elmslie Olser, với những bức tường được phủ xanh bằng cây rêu đại kích Nhật Bản (tên khoa học là Pachysandra terminalis). Những mảng tường xanh kết hợp cũng với những thanh lam gỗ trắng đã tạo cho căn nhà vẻ đẹp mềm mại và quyến rũ lạ lùng.






Bức tường xanh phủ kín dương xỉ không dễ lẫn vào đâu giữa mộtkhu phố buôn bán nhộn nhịp
Nhà thiết kế thời trang người Bỉ Ann Demeulemeester vừa khai trương một cửa hàng ở Seoul, Hàn Quốc, với cầu thang gác bên trong và tường bao bên ngoài phủ đầy rong rêu. Broadway East, một nhà hàng tiếp giáp với Phố Tàu ở New York, với những phòng ăn mà các bức tường đều phủ đầy cây lá - một khung cảnh lý tưởng để thưởng thức món salad chay.





Những mảng tường xanh này như những máy lọc không khí, KTS Phương Lâm - Giám đốc của Remak Architecture cho biết rằng rêu trong các dự án thiết kế của mình là "cách tốt nhất để tạo ra oxy". Máy lọc không khí này sẽ hấp thụ các chất độc hại trong môi trường không khí đồng thời hiều hoà không khí. Ông cũng cho rằng, chiều thẳng đứng là cách lý tưởng nhất cho không gian vốn chật hẹp ở đô thị để có một khu vườn. Nó sẽ đem đến cho mọi người một cảm giác thật sống động khi bước vào những không gian như thế!.
Với những lập luận: nhà chưa đủ để ở với người thu nhập thấp, chưa đủ đẹp vừa ý người thu nhập cao… hơi đâu mà nghĩ đến “xanh”, đến “môi trường”! nên trong một số giai đoạn trước đây, khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi trường”… là những khái niệm thiếu tính thực tế và tính kinh tế.

Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng,tài nguyên và môi trường thiên nhiên hiện nay, khẩu hiệu “Everything will be blue – blue is the inspiration”, mọi thứ sẽ là “kiến trúc xanh” và “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng. Cùng với sự phát triển ồ ạt của các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và thông tin viễn thông, thiết kế ngày càng đến gần hơn với con người.
Quan niệm đúng về kiến trúc xanh
Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi do
Cơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”.
Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house).
Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không?
Lợi ích của kiến trúc xanh…
Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao, nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế…
Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường bị ô nhiễm, thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa; xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi. Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát.
Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi.
Tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh…
Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:
1. Quản lý: Chính sách và quy trình;
2. Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng;
3. Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2;
4. Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;
5. Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ;
6. Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường;
7. Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất;
8. Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm;
9. Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước.

Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên 3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành. Đáp ứng yêu cầu tức là có thể có được số điểm tương ứng.
Ứngdụng Kiến trúc xanh trong điều kiện Việt Nam …
Vật liệu xây dựng sẽ được làm từ những nguyên liệu tái chế không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. ở Việt Nam, xu hướng tổng quát có thể ghi nhận là ngôi nhà sẽ thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào kiến trúc.
Với loại hình căn hộ, năm 2007, ở chừng mực nào đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp cận với một thực tế: những công nghệ mới cho phép sử dụng kết cấu mới và vật liệu xây dựng mới có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn kết cấu bê tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho nhu cầu ở và sinh hoạt. Mỗi căn hộ sẽ có phòng (hoặc khu vực) sun-room có ánh sáng trời và mảng xanh nho nhỏ. Một cao ốc căn hộ, chung cư cũ thường bắt đầu bằng công thức cây xanh sân chơi - lobby - phòng và nơi vui chơi, thể thao có thể đưa lên nơi cao nhất. Nay thì người ta có thể dành 1- 2 tầng cho nhu cầu cây xanh ngay trong khối nhà chen lẫn với những tầng có người ở. Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát việc tiêu thụ và cung cấp năng lượng cho căn hộ sử dụng các nguồn năng lượng sạch tích hợp trong khối nhà như năng lượng mặt trời, gió...
Với loại hình nhà phố, thời gian tới sẽ là cơ hội để các chủ nhà ứng dụng công nghệ mới cho ngôi nhà của mình. Trước hết, thể loại nhà phố là do tập quán, thực tế vẫn sẽ là loại hình nhà ở trường tồn trong một thời gian dài. Bê tông cốt thép vẫn sẽ là vật liệu kết cấu đại trà, phổ biến. Việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ phổ biến hơn do pin mặt trời ngày càng có công năng tốt, giá thành rẻ. Đèn chiếu sáng ngoài trời, hàng rào... có thể dùng năng lượng mặt trời. Những tiến bộ kỹ thuật sẽ cho phép cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, dây truyền tín hiệu trong nội bộ và ra ngoài theo hướng đơn giản mà tốt hơn. Bắt đầu có sử dụng thiết bị kết nối không dây. Về vật liệu, tấm 3D sẽ được chú ý hơn. Hiện nay trên thị trường, tấm 3D được sử dụng đi kèm với thiết kế đồng bộ. Sẽ đến lúc tấm 3D xuất hiện trên thị trường giống như tấm thạch cao, ván ép hiện nay. Trong kiến trúc mặt tiền nhà phố sẽ có sự thay đổi. Các ban công sẽ ít được ứng dụng hơn, thậm chí sẽ biến mất ở một số mẫu vì sự ô nhiễm, bụi bặm, ồn ào. Trong điều kiện đó, cấu trúc mặt tiền ngôi nhà theo kiểu có “lớp vỏ” sẽ được ứng dụng nhiều hơn. Bức tường gạch không phải là mặt tiền “trực tiếp” tiếp xúc với bên ngoài. Lớp vỏ có thể là kính, tấm nhôm… và giữa bức tường với lớp vỏ sẽ có lớp đệm không khí để cách nhiệt, giảm ồn. Khi đó, mặt tiền ngôi nhà sẽ dễ tạo hình hơn.
Một xu hướng nữa cần được ghi nhận là ứng dụng của thuật phong thuỷ. Thực tế, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Đôi khi, chính chủ đầu tư xây nhà không quan tâm lắm thì người thân của họ như cha mẹ, anh em lại quan tâm. Đây là việc khó bởi phong thuỷ là một khoa học có mang những yếu tố tâm linh. Phong thuỷ còn có đặc thù của mỗi quốc gia theo phong tục, tập quán… Có thể trong thời gian không xa nữa sẽ xuất hiện hội tập hợp những người quan tâm đến phong thủy. Lúc đó sẽ có điều kiện để mọi người cùng hiểu đúng và ứng dụng đúng thuật phong thủy trong kiến trúc, xây dựng.
Tài liệu tham khảo :
ArchitectureWeek Magazine. số 4 – 2007.
WorldPress Magazine 10018- 2007
* Một ví dụ về kiến trúc xanh cho Việt Nam: -Vườn treo Babylon hiện đại ở Nhật BảnTòa nhà vườn kỳ lạ cao 12 tầng theo hình bậc thang này nằm tại thành phố Fukuoki , Nhật Bản. Đây là trung tâm trao đổi thông tin văn hóa quốc tế, được trang bị phòng chiếu phim, nhà hàng, cửa hàng và văn phòng ...

Thêm nữa nó nằm cách công viên trung tâm của thành phố Tenjin chỉ vài bước





Nhà kiến trúc sư người Mỹ Emilo Ambass đã lựa chọn vị trí lý tưởng này để thể hiện ý tưởng của mình về một “thành phố cộng sinh” với môi trường tự nhiên

Công viên xung quanh tòa nhà có vẻ như đang trườn dần theo từng bậc thang lên tận nóc của tòa nhà


Trên bề mặt của ngôi nhà có khoảng 35000 cây bao gồm 76 loại khác nhau

Không chỉ đóng vai trò trang trí thảm thực vật này còn giúp tiết kiệm một lượng điện năng lớn do luôn giữ cho bên trong tòa nhà nhiệt độ cao hơn bên ngoài

Mặc dù tòa nhà đem lại lợi nhuận về kinh tế nhỏ bằng 1/3 các tòa nhà cùng địa điểm xung quanh nhưng người dân Fukuoka vẫn rất yêu thích “ngôi nhà xanh” của họ. Và có thể nói rằng đây là một trong những công trình hiện đại nổi bật nhất của thành phố. Thực tế ở Mỹ, landscape architecture đã phát triển rất mạnh và kiến trúc xanh là điều rất phổ biến ở California.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét