
Sau lần viếng thăm Việt Nam gần đây, nhìn thấy một Việt Nam thay đổi ở nhiều mặt, nhất là mặt kiến trúc, tôi nhận ra kiến trúc quê hương tôi đang bước vào một khúc quanh lạ lẫm. Tôi đi từ Bắc chí Nam phát hiện nhiều căn nhà cao tầng sừng sững mọc lên, những cao ốc mỏng mảnh hình ống, đủ màu vui mắt chen chúc nhau gợi tôi nhớ những căn nhà technique color trong khu phố dành cho thế giới trẻ thơ ở Disneyland. Nhìn vào sự phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng hiện nay, tôi vừa mừng vừa lo. Không biết sự tiến hoá này sẽ thay đổi bộ mặt kiến trúc Việt Nam từ thành thị tới nông thôn đến đâu? Không biết có ảnh hưởng trực tiếp đến các di sản quốc gia hay lịch sử vì tính hiện đại của nó không? Bản sắc dân tộc có là một định hướng chỉ nam trong các dự án kế hoạch xây dựng không? Năm 1989, Ông Sturgis có viết: “Để hiểu thấu nơi chốn chúng ta ở ngày nay, chúng ta cần biết rõ nơi ta ở trong quá khứ”. Tuy nhiên ước muốn bảo tồn lịch sử văn hoá và ước muốn phát triển, đổi mới, làm lại lịch sử đã làm chúng ta do dự. Không tăng trưởng, chúng ta sẽ vướng vào sự chậm tiến, trì trệ. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu quá khứ trong khi theo đuổi sự tăng trưởng.




Tôi còn thấy các cây cầu khỉ, cầu tre, cầu ván là nét đặc thù của dân tộc miền Nam Việt Nam. Những cây cầu dễ làm, khó đi, lắt lẻo, đầy tình tự dân tộc réo rắt trong điệu hò, ca dao Việt Nam. “Ví dầu cầu ván đóng đinh - Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi”. Bây giờ những cây cầu khó đi kia dần dần được thay thế bằng những cây cầu đúc rất tiện cho việc đi lại nhưng tiếng hò ru con “cầu tre lắt lẻo” vẫn còn ầu ơ vang vọng nhắc nhớ người người chiếc cầu tre mẹ đi ngày nào dẫn con qua vạn nẻo đường đời trắc trở. Kiến trúc đô thị: Trong lịch sử của bề dày hàng nghìn năm, kiến trúc Hà Nội xưa tức Thăng Long thành đã sớm có sự giao thoa với kiến trúc Chăm Pa (một nền văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng của văn hoá Ấn Độ) như trong bài viết của Đoàn Minh Châu về Hà Nội: “Sự hoà quyện giữa văn hoá Việt - Chăm trên đất kinh thành tạo ra một nét đặc sắc riêng, trở thành một thành tố cấu thành nghệ thuật điêu khắc – kiến trúc Thăng Long. Điều đó còn thấy rõ ở khá nhiều công trình văn hoá. Sử sách còn ghi dấu một kiến trúc rất Chăm Pa, tháp Báo Thiên nằm bên hồ Lục Thuỷ ( phần còn lại chính là Hồ Gươm hiện nay), ở vào vị trí khu vực chùa Bà Đá - Nhà thờ lớn hiện nay và hồi đó được ca ngợi như “cột chống trời, cao chót vót hơn 4 chục trượng, 12 tầng, do vua Lý sai tù binh chiếm thành (Chăm Pa) xây” (Sách An Nam chí lược của Lê Trắc viết năm 1333). Kiểu kiến trúc như tháp Báo Thiên có thể coi là đặc trưng kiến trúc thời kỳ đầu dựng thành Thăng Long, sau đó đã xuất hiện rất nhiều bên cạnh những ngôi chùa cổ kính mang đậm sắc thái Việt ở nhiều làng quê Bắc bộ như một phần không thể thiếu của nét văn hoá Kinh Kỳ. Nhiều sắc thái của văn hoá Chăm Pa khác còn được lưu giữ ở nhiều di tích như chùa Châu Lâm tức chùa Bà Banh - Bà Đanh, quãng trường Bưởi (Chu Văn An), rồi chùa ‘Bà Già’ ở Phú Xá, Chùa Tứ Liên (cũng đều quanh Hồ Tây), đặc biệt là đã đi vào tấm bia chạm ‘Bà Banh’ trần trụi, rất Chăm còn đọng lại ở nhiều giai thoại văn học.” (Đoàn Minh Châu, “Bản lĩnh văn hoá của Hà Nội nghìn năm”) Ngoài nét lai Chăm Pa, chúng ta thấy nhiều kiểu thức, sắc thái kiến trúc cơ bản của Việt Nam bị ảnh hưởng mỹ thuật kiến trúc Trung Quốc qua những công trình điêu khắc và kiến trúc còn sót lại. Điển hình là Văn Miếu, Đền thờ Vua Hùng, Vua Đinh Tiên Hoàng ở miền Bắc. Người Hoa dùng màu vàng và đỏ tối đa trong các kiến trúc cung điện hay chùa đình, Tử cấm thành là một thí dụ. Kinh đô Huế với Đại Nội và các lăng vua qua các triều đại nhà Nguyễn, tiết lộ ảnh hưởng kiểu thức đền đài cung điện Trung Quốc thời Mãn Thanh với nhiều sắc đỏ, vàng đậm đặc. Các lăng tẩm Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức (ngoại trừ lăng Khải Định có thêm nét đặc biệt khảm trai và đồ sứ lai Pháp) rập khuôn cấu trúc Tử Cấm Thành và những biểu trưng quyền lực tối thượng của Hoàng gia là rồng, cùng tứ quý lân, ly, quy, phượng. Hàn quốc cũng có kiến thiết cung điện giống Trung Quốc, nhưng họ dùng màu sắc khác biệt để tạo nét đặc thù riêng. Kỹ thuật trang trí cung điện Hàn Quốc này gọi là Dancheong tức là Đan Thanh (đỏ xanh) hay Âm Dương theo nguyên tắc ngũ hành. Năm màu chủ lực được dùng là: Trắng, đen, vàng, đỏ và xanh. Màu xanh lá cây nhẹ và cam được dùng nhiều hơn, tạo một phong thái nhẹ nhàng, thanh nhã biện biệt. Nhìn vào mát mắt chứ không chói lọi như hai màu vàng và đỏ. Biểu tượng tối cao của Hoàng gia Hàn Quốc là mặt trăng và phượng hoàng nên các nét chạm trổ và huy hiệu điêu khắc trên trần nhà các nơi mang hình hai vậy quý này.




Cấu trúc nhà ống tăng trưởng, ngôn ngữ cũng nảy sinh từ mới gọi là "Bệnh nhà kín" hay hội chứng nhà cao tầng hoặc hội chứng đau yếu do nhà ở. Bệnh này không có gì lạ với những người sống và làm việc trong các tòa cao ốc... Triệu chứng bệnh là: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nặng đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó tập trung, mũi bị kích thích, khô họng, da mặt khô, ngứa, nóng, căng hoặc đỏ... Tuy kiến trúc nhà cao tầng hình ống có nhiều người phản đối nhưng nó vẫn mọc lên khắp nơi nơi, một độc giả phản ứng trong mục bạn đọc viết của trang mạng VietNamNet: “Tôi đề nghị, cần có một điều khoản trong Luật Xây dựng như sau: Không xây nhà hình ống trong đô thị mới, trong khu qui hoạch mới và cấm xây nhà cao gấp ba lần bề ngang hẹp nhất của mảnh đất xây dựng (trừ các cao ốc, chung cư…). Ví dụ: nếu mảnh đất có bề ngang hẹp nhất là 5 m thì chiều cao tối đa của toà nhà là 15m (tức chỉ được 4 tầng, không tính tầng hầm). Còn nếu bề ngang hẹp nhất là 10m, chiều cao tòa nhà cao nhất sẽ là 30m (8 tầng). Và, như vậy đô thị mới ở Việt Nam sẽ ‘không bao giờ có các tòa nhà dị dạng, khu phố trăm hoa đua nở’ nhếch nhác, ‘cò con’ mà sẽ có một diện mạo hiện đại, văn minh. Mạo muội vài ý kiến, xin chân thành cảm ơn!” (Trần Văn Luyến, “Có nên phân lô xây nhà hình ống?”) Trong cuộc trò chuyện với tờ Dân trí về kiến trúc - quy hoạch của Thủ đô Hà Nội và về thế hệ kiến trúc sư trẻ hiện nay, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào - một giảng viên đại học, một vị Chủ tịch HĐQT của một văn phòng kiến trúc sư tâm sự: “Một thành phố muốn tốt, đẹp, trước hết quy hoạch phải tốt, trong khi quy hoạch hiện tại của ta hết sức lộn xộn, cấu trúc của đô thị không mạch lạc. Người ta vẫn nói không hiểu

Trịnh Thanh Thủy
* Tài liệu tham khảohttp://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc
Đoàn Minh Châu: “Bản lĩnh văn hoá của Hà Nội nghìn năm”: http://www.vnn.vn/chuyenmuc/thanglong/content_blvhhn.html
Nguyễn Bình Quân: “Nhà ống – ‘thất bại hoành tráng’ của đô thị mới” http://forum.ashui.com/index.php?topic=643.0
Trần Văn Luyến: "Có nên phân lô xây nhà hình ống?"
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2004/04/62694/ © 2008 talawas

Nguyễn Trung Quý
Chuyện thứ nhất: Một tour hành hương về nguồn rầm rộ về đến nơi "phát tích" của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, hứa hẹn bao điều thú vị. Nhưng trước khi vào đến đất thánh vài cây số, bụi bay mù mịt. Không ai bảo ai, các kiến trúc sư (KTS) vội lấy khăn bịt mồm mũi và đóng chặt cửa kính. Nhưng bụi vẫn lơ lửng. Vui lên đi chứ, đừng đau khổ thế cô em nhà báo, thì người Hà Nội gặp bụi như cá gặp nước mà. Hai bên đường, các em nhỏ đi học về cũng lấy khăn quàng đỏ bịt mặt như người thành phố đeo khẩu trang phòng SARS, dạt sang cả hai vệ đường, bánh xe đạp chúi xuống ruộng ngô để tránh đoàn xe long trọng ra về. 55 năm thành lập, con đường của người KTS Cách mạng cũng vẫn đi ra và trở về cội từ một nơi nghèo khó, bụi bặm đến ngột thở và những thứ ông Chủ tịch Hội trao cho chị Chủ tịch Xã nhà vẫn mới là một dự án (thực tế là trao tặng cho địa phương 1 trạm xá nhưng nhà tài trợ vắng mặt và công trình chưa xây, mới hãy chỉ giao tượng trưng chìa khoá kiểu Pinochio cùng những bó hoa tươi thắm mà thôi).
Chuyện thứ hai: "Chung một mái nhà" - đó là chủ đề của lễ kỷ niệm được lồng ghép trong một chương trình festival tour có đủ mùi ca ngâm: văn ("Tuyên ngôn Kiến trúc thế kỷ 21"), tuồng (55 phát trống do nghệ sĩ đoàn Tuồng Trung Ương đánh theo tiếng hô đếm của một KTS làm em-xi, tức MC), nhạc (kiến trúc sư hát, kèn thổi, CD "Bài ca Kiến trúc Việt Nam" với những câu như "Kiến trúc sư Việt Nam, tiến vào/ Thiên niên kỷ mới"), thời trang và người đẹp (các người mẫu sinh viên đi đi lại lại trong các trang phục "khai thác quần áo các dân tộc Việt Bắc" cùng thi hoa hậu kiến trúc tại đêm đốt lửa trại ở Tân Trào), hoạ (thi vẽ tranh phong cảnh, ký hoạ kiểu vừa đi đường kể chuyện) và thi tài năng nghề nghiệp (thiết kế nhanh mẫu bia biển Khu di tích). Trưa hôm sau, mấy kiến trúc sư nhờ đàn em copy hộ mẫu bia mộ trong máy laptop để giúp ông lãnh đạo bên Yên Bái xây phần mộ cho "các cụ nhà tôi". Thành phố mới lên cấp này là nơi tập kết cuối cùng và đây mới là cái đinh của tour. Các kiến trúc sư đã chỉ định cũng như trong đăng ký, tham gia hội thảo "Kiến trúc và quy hoạch thành phố Yên Bái" tại một toà nhà mới xây rất chi tráng lệ theo kiểu thuộc địa. Toà nhà này nhìn ngoài là một khối 5 tầng gần như lập phương có 4 mặt đứng giống nhau như tháp Bayon, có cái mái tôn giả kiểu mái gãy Manchard lợp đá chẻ (mái nhà Bắc Bộ Phủ là kiểu này) với những ô cửa sổ giả vờ làm như tầng áp mái, xung quanh toà nhà không một bóng cây giữa một mảnh đất rộng. Nếu hỏi thêm nó hình gì, lập phương ra sao, vuông thế nào, người mô tả lại cũng như anh chồng kể câu chuyện con rắn vuông cho chị vợ. Mặc dù đã tổng kết là phải phát triển thành phố hài hoà với cảnh quan tự nhiên, phải phù hợp địa hình địa mạo, phải đẩy mạnh sự đồng bộ trong quản lý v.v... và v.v... nhưng ai nấy đều biết chắc không đời nào người ta đập bỏ toà nhà đang ngồi họp và nhà uỷ ban cùng những cái nhà khác mặc dù chúng chẳng hài hoà mấy tí với nơi sơn cước đang thành một cô tân thời. Kiểu như vẫn OK với các cô sinh viên nhuộm tóc vàng hoe mặc đồ dân tộc biểu diễn thời trang giật giải Người đẹp nữ KTS kia đấy thôi (chân dài mặc đồ dân tộc Nhắng vẫn cứ đẹp, lời một KTS đứng xem).

Chuyện còn tiếp: Đôi bạn lâu ngày gặp lại. Tao chuyển chỗ làm rồi, từ công ty tư nhân về liên doanh kiến trúc. Mệt lắm mày ơi, áp lực thì căng thẳng mà thấy KTS như cu ly ấy, chẳng biết có thu hoạch được gì về trình độ. Để làm thử 2 tháng, nếu không được thì "té". Làm ở Sở? Kể ra được chân thụ lý hồ sơ hay chạy dự án thì chấm mút đấy, nhưng chèn nhau vỡ mặt. Mày bỏ nghề? Hồi nào vẫn làm mà… Thì hồi quay ra làm nghề, gặp phải dự án mình làm đến bốn phương án đều chưa thông qua được, chủ đầu tư chờ vốn, chờ duyệt của cấp trên. Cổ điển Pháp, hiện đại hẳn hay là vẽ vời kiểu chùa chiền. Đã thấy hốt, thế mà ông thiết kế Bảo tàng Văn học làm đến 14 phương án cả thảy, tốn không biết bao nhiêu giấy in cho xuể. Đi ăn cưới, gặp một ông người quen. Ông này cái mặt đần đần như chẳng nói câu nào bao giờ. Thế mà câu đầu tiên khi giáp mặt là "Làm nghề kiến trúc nhiều tiền. Nhể?". Cái lý là, công trình 1 tỷ thì ông thiết kế (không cần biết thiết kế những gì) chắc cũng xơi gọn vài chục triệu. Qủa tình, nhiều KTS giầu và họ biết thể hiện mình là người giầu, sang và oai hơn. Quần chúng trông vào đó, nghĩ đơn giản về nghề kiến trúc với những hào quang và phong cách ngôi sao là những thứ hơn thiên hạ. KTS đa tài, khả năng thể hiện cũng khá, ăn chơi có vẻ ra dáng lắm. Các thế hệ sau vẫn ùn ùn nộp đơn thi vào trường, sinh viên khoa Kiến trúc các trường vẫn kèn cựa nhau ai hơn ai (trường Kiến trúc Thanh Xuân vẫn dè bỉu "Cái bọn Khoa Kiến trúc trường Xây dựng ấy..."). Cha mẹ vẫn tự hào con cháu mình học Kiến trúc. Làm Kiến trúc mà không giầu không sang thì bất tài, cũng như sẽ nhận được lời cảm thông đầy thương xót (xót của?) khi tỏ ý không làm nghề nữa. KTS đi môi giới, KTS đi cấp chứng nhận, KTS quản lý đi duyệt bản vẽ, "quan" KTS ra giá lệ phí, làm cho môi trường hành nghề bát nháo. KTS vẽ tranh, đàn hát, văn nghệ giao lưu hơn hẳn mấy ông quản lý khác, KTS đụng đến cái gì cũng biết, vẽ ra cái nhà vệ sinh hay phòng ngủ, tưởng tượng ra được cách sử dụng của thân chủ. KTS vẽ kiến trúc, KTS biết bóc tách vật liệu, thi công và thầu xây dựng. KTS biết chiều chủ đầu tư, lại cũng biết làm vừa lòng nhà quản lý, mấy ai không cúc cung tận tuỵ trong những dự án mà phần xôi thịt của mình không bé tí nào. KTS làm nghệ thuật? Không, nghệ thuật là thế nào, đâu phải như mấy anh hoạ viên chỉ biết vẽ nghí ngoáy trên máy tính, KTS làm là làm kỹ thuật cao, làm khoa học. Chẳng khác nào cái máy đa hệ với tư duy hi-fi. KTS Việt Nam có tiếng là dân nghệ thuật, trường phái nào cũng làm được: cổ điển, chiết trung, hậu hiện đại, tối đa, tối thiểu.., và khổ nỗi không chung thuỷ với một phong cách nào. Hiếm hoi lắm mới có một vài KTS và công ty tư nhân liều mình bó hẹp vào một sự "riêng" trong chiếu kiến trúc dưới mái nhà chung kia. Anh không đủ sức từ khước những thứ đề nghị xôi đỗ, chịu nằm trong cái guồng quay, biện bạch tôi có tài nhưng tại cơ chế nó thế, thoả hiệp với những ràng buộc không hề ghi trong văn bản pháp lý mà bởi những điều "tế nhị khó nói", để cho ra những sản phẩm cày đẽo giữa đường, ngô ngọng. Anh đổ lỗi cho những người quản lý không tôn trọng kiến trúc sư, cho đám đông bình dân thấp kém trình độ thẩm mỹ kiến trúc, nhưng anh là một công chức kiến trúc mẫn cán hay là một con buôn công trình?
Xã hội đòi hỏi "phản biện tư vấn KTS" và "đối tượng cần được bảo ban lại chính là Hội KTS" (!) và những người làm kiến trúc" ("Mong những điều tôi nói sau đây là sai" - KTS Nguyễn Trọng Huấn, tạp chí Sông Hương, số 174, tháng 8/2003). Cũng tâm sự này, người trả lời nhắc trong 25 năm qua (hay 55 năm?) đã có rất nhiều thế hệ KTS ra trường và bao nhiêu trong số đó đã đóng góp vào diện mạo kiến trúc Việt Nam hay là kết quả mang đến cho đất nước, cho nhân dân những gì, ngoài sự lo âu và tâm trạng bất an, nhất là ở các đô thị lớn mỗi khi nghe nhắc đến hai từ "kiến trúc - quy hoạch"? Hội KTS Việt Nam quản lý trong tay hơn 1500 hội viên, có cơ sở gần như phủ kín địa bàn cả nước, đã có trách nhiệm đến đâu trước thực trạng kiến trúc - quy hoạch hiện tại, hay đến hẹn lại lên, lần sau kỷ niệm 60 năm chẵn, sẽ là một đô thị khác đem ra thí nghiệm trong một festival tour linh đình hơn và giầu mầu sắc sân khấu hơn?
Diễn văn "Tuyên ngôn" chất chứa bao điều hay và những từ "thành quả to lớn", "kiến trúc dân tộc", "trăn trở nghề nghiệp", "nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", "hợp sức cùng nhau làm nên thời kỳ hưng thịnh nhất của nền kiến trúc nước nhà" hùng hồn theo giọng tenor của MC… Một cơn gió nổi lên, bụi đỏ bốc mù mịt. Không ai nói gì, vội bịt mặt lại.
* Kiến trúc thời nay hay là bộ quần áo mới của hoàng đế



Hà Nội là một nơi định cư cổ. Lịch sử trước thuộc địa của thành phố này bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ thứ hai. Thành phố được hình thành với công trình xây dựng toà thành hoàng cung vào năm 1010 sau Công nguyên. Bên cạnh chức năng đồn trú theo đúng kế hoạch xây dựng thành, Hà Nội đã sớm trở thành một địa danh quan trọng về văn hoá, tôn giáo, chính trị, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động thương mại buôn bán sầm uất. [1] Những chức năng đa hợp này- theo lý thuyết của Terry McGee- có lẽ đã tạo nên đặc tính kiên cường và linh hoạt cần thiết để đối phó với bao thách thức qua hàng thế kỷ. Mặc dù có những ảnh hưởng và dấu ấn đậm nét của Phật giáo và Ðạo Khổng Trung Hoa trong nền văn hoá, hệ thống cai trị và ngôn ngữ Việt, nhưng "các vị vua xứ Việt chính là những nhân vật cai trị theo đúng nghĩa. Họ có nghi lễ tế Trời Ðất riêng; họ thường xuyên gửi đồ cống nạp sang Bắc Kinh mà vẫn không đánh mất đi sự toàn vẹn của mình." [2] Gần đây, công trình nghiên cứu thành phố "phi Tây Âu" Ahmedabad của học giả người Ấn Ðộ Ragchandhuri đã đặt ra những thắc mắc đối với khái niệm truyền thống rằng địa vị thống trị thực dân là một quá trình một chiều, ở đó những thế lực thực dân tái cơ cấu môi trường vật chất và xã hội của các thành phố bằng những hình ảnh nhãn quan riêng của họ, và bằng quan niệm vốn vẫn được chấp nhận về khả năng chung sống. Không giống như Bombay hay Calcutta, những giá trị ưu tú bản xứ của thành phố Ahmedabad đóng một vai trò quan trọng tạo nên sự phát triển không ngừng cho thành phố này. "Trật tự xã hội, văn hoá và không gian mới đã trở thành nền tảng thúc đẩy cho các ý tưởng cũng như các hình thức ngôn ngữ và văn học mới nảy sinh trên toàn quốc gia; và mặc dù tất cả đều hiện đại, nhưng đồng thời cũng không hề mang dấu ấn Tây Âu." [3] Tuy nhiên, sự can thiệp của thực dân Pháp đã gây ra bao tàn phá ngay từ khi bắt đầu thời kỳ thuộc địa, bởi người Pháp đã bằng vũ lực tái tạo lại hình ảnh thành cổ Hà Nội. Sau đó, việc xây dựng Khu Âu dọc theo thành cổ- hay còn gọi là Khu Phố Cổ- chính là biểu tượng cho những tham vọng hống hách muốn biến Hà Nội thành thủ đô của Ðông Dương và thành sở hữu của người Pháp bằng cách gieo những hình ảnh đô thị Pháp vào trong lòng Hà Nội. Suốt một thời gian dài, thành phố đã phải khó khăn chấp nhận sự song song cùng tồn tại của hai địa cực đối lập. Trong phong trào vị quốc của người Việt, phần mới xây dựng của thành phố đã trở thành biểu tượng đàn áp người Việt Nam, đàn áp tính độc đáo của dân tộc Việt Nam- một sự đàn áp chủ yếu dựa trên chủng tộc, sự giàu có và quyền lực. Nó đã trở thành lời chế nhạo và bóc trần sự thật câu chuyện hoang đường về nhiệm vụ văn minh hoá. Tại Hà Nội, có hàng ngàn đền đài và công trình tưởng niệm. Nhưng lại không có toà nhà, công trình tưởng niệm hay tổ hợp kiến trúc nào có đủ tầm vóc sánh ngang với các nước khác. Bản chất cốt lõi thật sự của Hà Nội nằm ở các tầng lịch sử và truyền thống sinh hoạt động, đa dạng, phong phú và phức tạp của nó. Ðặc biệt, Khu Phố Cổ càng được tinh lọc bởi ký ức chung mang đậm màu sắc đan xen của người dân thành phố, những ký ức không ngừng bị tàn phá, lãng quên, kiến tạo và tái tạo.



William S.W. Lim
Nói thẳng về nền kiến trúc Việt Nam
bums: "Việt Nam không có một công trình tầm cỡ quốc gia nào được tạo nên với hàm lượng kiến trúc đáng tự hào cho dù Nhà nước và nhân dân đã đổ biết bao tiền của để đầu tư."
Giới KTS và nền kiến trúc Việt Nam đang ở đâu?
Là người ngoại đạo, tôi không biết Hội các nhà KTS thế giới xếp hạng nền kiến trúc Việt Nam đang ở thang bậc nào, nhưng tôi không nhìn thấy họ hiện diện trên các gương mặt đô thị Việt Nam hay nói một cách chính xác là tôi không có cảm giác tự hào chính đáng về những gì họ đã làm cho nền kiến trúc nước nhà ngoài những gì loang lổ, băm vụn bộ mặt đô thị Việt Nam.
Theo ý kiến của KTS Trần Thanh Vân: “Tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng không có một chuyên gia nước ngoài nào làm quy hoạch cho Thủ đô chúng ta tốt hơn chính chúng ta”. Điều này hoàn toàn không hẳn, bởi không ai có thể phủ nhận kiệt tác về kiến trúc và qui hoạch đô thị mà người Pháp để lại cho chúng ta. Hơn 60 năm dành độc lập có thể do chúng ta có thời kỳ tiếp tục phải dồn sức người, sức của cho cuộc trường chinh thống nhất đất nước nên chưa làm được gì cho phát triển đô thị.
Nhưng sau đó, kể từ 1975, giới KTS Việt Nam đã làm được những gì để bảo tồn và phát triển đô thị, ngoài việc xé nát và bôi bẩn những tòa nhà, những biệt thự cũ thân thiện với môi trường và tạo dựng nên những con đường thành sông khi mưa, những dãy phố lô nhô những căn nhà hình "quan tài dựng ngược”, những khu đô thị “tàn tật” đến nỗi quy hoạch thoát nước thành phố lại làm đoạn cuối đường thoát cao hơn đoạn đầu cho nên thành phố biến thành đại dương những ngày mưa lũ.
Việt Nam không có một công trình tầm cỡ quốc gia nào được tạo nên với hàm lượng kiến trúc đáng tự hào cho dù Nhà nước và nhân dân đã đổ biết bao tiền của để đầu tư.
Tôi không nghĩ chính quyền và nhân dân cản trở giới KTS sáng tạo, ai đặt bút vẽ nên tòa nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia và sắp tới là tòa nhà Quốc hội nếu không phải là các nhà Kiến trúc Việt Nam? Tôi chắc chắn rằng không có vị Thủ tướng nào, ông chủ tịch nào chỉ đạo ý tưởng và nét vẽ của nhà kiến trúc cả, mà thực sự họ không đủ trí lực, không đủ thẩm mỹ, không đủ kiến thức và tầm nhìn để làm nên một công trình lớn.
phonphot: Với tư cách 1 người nhiều năm làm kiến trúc tôi có thể nói thẳng: VN không có 1 nền kiến trúc đáng kể (có nhưng không đáng kể) nếu so sánh với những nền kiến trúc trên thế giới.
Kiến trúc nó là văn hóa và kinh tế, nền văn hóa lớn, nền kinh tế lớn sẽ có nền kiến trúc lớn. Các bạn cứ nhìn xung quanh các nước xem, bất cứ chế độ nào, dân tộc nào, thời nào trong lịch sử cứ hội đủ điều đó là sẽ có nền kiến trúc lớn. VN trong lịch sử đã có thời đại quái nào như vậy. May ra được vài công trình xuất sắc, tốt lỏi 1 chút thôi. Ngay cả Ngô Viết Thụ , thế giới có ai để ý đến ông. Giải Khôi nguyên La Mã ông đạt được, nói cho cùng chỉ là giải thưởng dành cho sinh viên để lấy 1 học bổng đi Rome 1 năm.
Cũng có thể tạng người VN nó thế. Các kiến trúc sư Việt kiều ở nước ngoài, duy trì được 1 văn phòng thiết kế đã là giỏi, có ai thành danh ở cấp độ quốc tế không. Trong khi Trung Quốc cũng có ông Hoa kiều là I.M.Pei xây kim tự tháp kính Louvre và hàng đống công trình trên thế giới, được giải Pritzker (coi như Nobel trong kiến trúc). Nhật cũng có 3, người như vậy.
Người VN làm kiến trúc mà muốn vươn tầm thế giới thật là ôm mộng ngàn thu. Kiến trúc VN trước mắt làm cho sạch nước cản là mục tiêu hàng đầu. Cũng đã có dấu hiệu tốt. Nhìn danh sách 20 công trình xuất sắc thời đổi mới cũng thấy đỡ ấu trĩ nhiều (về thẩm mỹ thôi, chất lượng xây dựng còn chờ xem). Sai gòn giờ tôi thấy cũng ngày càng đẹp, nhưng khu ven sông trông rất khá. Phú Mỹ hưng tuy do Mỹ quy hoạch (SOM làm) Đài Loan bỏ tiền xây, nhưng kiến trúc công trình phần lớn do người Việt thiết kế, cũng khá ổn. Luật lệ XD dạo này cũng khá hơn, vừa rồi ban hành bộ quy chuẩn XD mới, cũng có chất lượng gần bằng Tây. Coi như có tiến bộ.Mở mắt cho các bác về kiến trúc Bắc Triều Tiên nhá. Không đẹp nhưng về quy củ hơn Vn đấy.
(http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=238000)

Hồ Gươm, những tia nắng cuối cùng còn vương trên ngọn cây, rãi xuống mặt hồ anh ánh xanh. Gió nhè nhẹ, gợn nước lăn tăn như không còn rác rưởi, mặt nước như trong hơn, thoang thoảng mùi tinh khiết. Tôi dựa xe vào ghế đá, ngồi tựa lưng vào gốc cây lộc vừng chín gốc, gió mơn man.Như vọng xuống từ bầu trời đã ngả màu tím, như vút lên từ tượng vua Lê đội mũ bình thiên, đứng trên trụ cao: “Dân tộc ta sẽ không đúc, rèn vũ khí nữa, chỉ dành công sức tạo nên cuộc sống, nhân danh trăm họ, Trẫm xin hoàn lại thanh gươm chiến thắng”. Thần Rùa đớp kiếm và lặn đi. Tuyên ngôn hoà bình của người chiến thắng!

Chứng kiến những sự kiện văn hóa huy hoàng này, duy nhất có cây đa “đại, đại thụ” nay vẫn tỏa bóng giữa sân tòa báo Nhân Dân mà cố KTS Tạ Mỹ Duật gọi là cây đa “số 1 Đông Dương”. Theo bia đá, khi tiến sĩ Vũ Tông Phan lập trường Hồ Đình năm 1835 thì cây đã vững chắc.
Vậy là qui tụ: chống giặc giữ nước, văn học, triết học và tâm linh.
Vậy là qui tụ: chống giặc giữ nước, văn học, triết học và tâm linh.
Cái huyền thoại lớn nhất, kỳ thú nhất của Thăng Long là vua đầu nhà Lý thấy rồng bay lên khi đậu thuyền ở chân thành Đại La. Hồ Trả Gươm là gạch nối xứng đáng nhất để tạo thêm nét đối xứng tuyệt diệu - Dương: Rồng bay. Âm: Rùa lặn! Tuyệt vời làm sao! Bản sắc Thăng Long - Đại Việt là tổng hòa những giá trị hư và thực, thực và hư. Huyền mà thực, thực mà huyền (theo GS Trần Quốc Vượng).

Không gian hồ Trả Gươm được các nhà quy hoạch kiến trúc đầu thế kỷ nâng niu và trân trọng. Rất thành công khi lấy tháp Rùa làm trục trung tâm qua vườn Chí Linh, hai bên là đường Lê Thạch - Lê Lai, kết thúc ở quảng trường Ngân hàng quốc gia bề thế.
Từ phố cổ, vốn là các phường thợ thủ công và dịch vụ cho kinh thành, cũng là trung tâm “trên bến dưới thuyền”, với đường ngang ngõ dọc, với những mái úp lô xô, lan dần xuống phương Nam, đô thị thế kỷ 20 hình thành dần dần.
Công thự, nhà cửa quanh hồ kiểu dáng du nhập từ phương Tây, nhưng đã có ý thức hoà nhập, không xa lạ, phô trương, tầm vóc vừa phải, hình dáng hoàn chỉnh, tất cả hoà quyện vào nhau một ý thức, một tư duy văn hoá rất hồ Gươm chẳng nơi nào có được.
Góc đẹp nhất hồ Gươm, chuyển tiếp từ không gian 36 phố phường, nhà Thuỷ Tạ - tác giả là cố KTS Võ Đức Diên - như một dấu ấn của kỹ thuật phương Tây nâng lên sức mạnh văn hoá phương Đông.
Từ thuở ấu thơ gắn với hồ Gươm không chỉ bằng tình cảm, như cả bằng ước mơ dù rất trẻ con, rất mong manh do thấm đậm trí tuệ sáng tạo kiến trúc lớp cha anh. Thật sung sướng, sau kháng chiến chống Pháp lại được cầm bút không phải là “viết thơ lên trời cao” mà tạo nên những khối hình cho đô thị văn hiến, cho khoáng đạt hồ Gươm.
Từ thuở ấu thơ gắn với hồ Gươm không chỉ bằng tình cảm, như cả bằng ước mơ dù rất trẻ con, rất mong manh do thấm đậm trí tuệ sáng tạo kiến trúc lớp cha anh. Thật sung sướng, sau kháng chiến chống Pháp lại được cầm bút không phải là “viết thơ lên trời cao” mà tạo nên những khối hình cho đô thị văn hiến, cho khoáng đạt hồ Gươm.
Nhưng lại không thể ngậm ngùi “nghĩ mình công ít tội nhiều”! Có thể viện đủ thứ lý do để che chắn về pháp luật, về lý trí. Nhưng ở chiều sâu tâm hồn, ở lương tâm người cầm bút, sao cứ day dứt, và những lỗi nhịp của “bản nhạc không lời mà âm thanh vang vọng mãi tới những đời sau”.
Nhà Bưu điện thô kệch, nhà Hội đồng nhân dân cứng khô và lạnh lẽo (lối sảnh vào trước đây rất mềm mại), Trung tâm thương mại và khách sạn Vàng như bức tường thành án ngữ phố cổ với hồ Gươm...


Tôi thong thả đạp xe về, đường phố đã lên đèn, đại lộ mới thênh thang, người xe chen nhau. Đó đây một rào chắn nhẹ đoạn đường mới lấp. Dự án cải tạo hệ thống thoát nước. Cứ tưởng đường xá bị bới tung, bùn đất ngập ngụa. Vậy mà không, chẳng đào bới gì nhiều, vài chỗ xe cộ có ngập ngừng đôi chút nhưng vẫn đều dòng xuôi ngược. Đô thị hiện đại là từ đấy, từ chính những âm thầm lặng lẽ ấy.
Ngô Huy Giao
(Tác phẩm đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết "Cả nước cùng thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" năm 2001)
(Tác phẩm đoạt giải khuyến khích cuộc thi viết "Cả nước cùng thủ đô hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" năm 2001)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét