Vai trò kiến trúc sư trưởng
Chức danh kiến trúc sư trưởng (KTST) sẽ “sống lại” nếu Quốc hội thông qua Dự luật Quy hoạch đô thị trong kỳ họp sắp tới. Vì sao Việt Nam muốn lập lại chức danh KTST sau chín năm (1993-2002) các KTST đã từng hoạt động không hiệu quả?
Nếu chuyên môn không được tôn trọng...
Để KTST thực sự là người kiến tạo diện mạo đô thị thì ý kiến chuyên môn của người này phải được độc lập và tôn trọng - không bị chi phối bởi ý chí cá nhân của lãnh đạo chính quyền thành phố.
Chức danh cần thiết
Dự luật Quy hoạch đô thị sắp được Quốc hội thông qua nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau về việc tái lập chức danh KTST. Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, không nên có quy định về KTST, vì thực tế UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có các cơ quan chuyên môn tham mưu (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng), giúp quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Thế nhưng Bộ Xây dựng cho rằng nên có thiết chế KTST cho đô thị. Vì, KTST là người phản biện độc lập, khách quan với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị. Hơn nữa, theo Bộ Xây dựng, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, lịch sử truyền thống cũng như quy hoạch để tạo ra bản sắc và diện mạo của đô thị không thể thiếu vai trò của KTST.
Vì vậy, với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Xây dựng đã đưa vào Dự luật Quy hoạch đô thị, quy định: “KTST có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị, xây dựng định hướng kiến trúc, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND thành phố đó” (điều 17).
Thật ra, KTST là mô hình khá phổ biến ở nhiều nước trong giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi thẩm tra Dự luật Quy hoạch đô thị, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, việc đưa quy định về KTST vào dự luật là cần thiết nhưng Ban soạn thảo cũng lưu ý phải xem lại mô hình KTST trước đây tại sao thất bại để có những quy định phù hợp về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KTST.
Phản biện và tham mưu?
Chức danh KTST đã từng tồn tại chín năm (1993-2002) tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, trước đây, KTST được trao nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn: nghiên cứu chiến lược phát triển đô thị, quản lý phát triển đô thị... Có con dấu, tài khoản và bộ máy giúp việc riêng.
Nhưng với gần chục năm hoạt động của Văn phòng KTST, diện mạo của TPHCM và Hà Nội không những không đẹp hơn mà còn xấu đi. Bộ mặt đô thị của hai thành phố lớn nhất nước này được “trang điểm” một cách rẻ tiền bằng những cao ốc nằm cạnh các di tích kiến trúc cần được bảo tồn; cũng như hiện tượng công viên bị lấn chiếm, nhà siêu mỏng gia tăng.
Chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.
Theo Bộ Xây dựng, cơ chế hoạt động của KTST trước đây không hiệu quả vì được trao quyền quá nhiều nên dẫn đến cửa quyền. Văn phòng KTST bị chìm ngập trong những công việc sự vụ hành chính về phê duyệt và giám sát dự án. Vì vậy, chức danh KTST lần này được Bộ Xây dựng đề xuất chỉ là chức danh cá nhân, không có quyền ra văn bản, chỉ thị; mà chỉ làm công việc tư vấn, phản biện và tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố ra quyết định.
KTS. Nguyễn Trường Lưu cho rằng, trong lúc nhiều thành phố đang loay hoay tìm hướng phát triển đô thị, sự ra đời chức danh KTST (để đảm bảo cho sự thống nhất về không gian, kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị bản sắc của đô thị) là cần thiết. Nhưng nếu tiếng nói của KTST chỉ có giá trị tham mưu, tư vấn thì không khéo “giá trị” của KTST cũng giống như “tổ phản biện”; các nhà lãnh đạo thành phố nghe được thì nghe, không thì thôi!
Một kiến trúc sư không muốn nêu tên nói rằng trước đây KTST được giao quyền rất lớn còn không làm tròn nhiệm vụ, bây giờ thu hẹp quyền lại, liệu có khả thi? Theo ông Võ Kim Cương, nguyên Phó KTST TPHCM, chức danh KTST trước đây tương đương thứ trưởng, cao hơn giám đốc sở. Thế nhưng suốt chín năm hoạt động, Văn phòng KTST TP.HCM không có trụ sở, cả trăm con người phải “ở ké” trụ sở của Sở Xây dựng.
Ông Cương kể chuyện trên để cho thấy rằng, về lý thuyết KTST có quyền rất lớn nhưng thực tế không thể thực hiện hết thẩm quyền vì vướng rất nhiều quy định, thậm chí là áp lực từ chính quyền thành phố. Ông Cương thừa nhận, hồi đó Văn phòng KTST không làm hết được chức năng chuyên môn mà tập trung quá nhiều quyền về cấp phép xây dựng. Tất nhiên, kèm theo đó là quyền lực quyết định đến những lợi ích rất lớn của nhiều nhóm người trong cộng đồng.
Liệu khi giải phóng KTST khỏi những công việc sự vụ để vị này chuyên tâm vào công việc chuyên môn, đúng như tinh thần mà Dự luật Quy hoạch đô thị, thì công việc của KTST có suôn sẻ và hiệu quả?
Chuyên môn và ngoài chuyên môn
Để KTST thực sự là người định dạng bản sắc kiến trúc của thành phố, chức danh này cần được tách biệt khỏi các nhiệm kỳ hành chính, thường khá ngắn và càng ngắn hơn với quá trình phát triển của một đô thị. Và vấn đề cốt lõi vẫn là các ý kiến chuyên môn có được những người lãnh đạo tôn trọng hay không.
Thật vậy, một quan chức của văn phòng KTST TP.HCM trước đây thừa nhận rằng nhiều trường hợp các ý kiến chuyên môn đã không được lãnh đạo thành phố chấp nhận. Ví dụ như, theo đúng quy hoạch, để đảm bảo cảnh quan kiến trúc, một số khu vực nội thành không được xuất hiện nhà cao tầng. Thế nhưng, khi làm việc với nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố chấp thuận cho xây nhà cao tầng và buộc cơ quan chuyên môn phải nghe theo. Có vị lãnh đạo còn nói: “Các anh vẽ đẹp nhưng bắt tụi tui chạy theo, mệt quá”.
KTS. Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, cho rằng cách sử dụng KTST của các nhà lãnh đạo thành phố sẽ quyết định bộ mặt đô thị. Thế nhưng không ít kiến trúc sư cho rằng, trong cơ chế hiện nay nhiều khi lãnh đạo thành phố cũng không thể quyết định được và phải tự phá vỡ quy hoạch vì chỉ đạo (nhiều khi là ý kiến cá nhân) của cấp trên.
Sự chi phối của những yếu tố bên ngoài đối với năng lực chuyên môn về kiến trúc là một thực tế hiện nay. Và chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.
Muốn vậy, theo KTS. Nguyễn Trường Lưu, cần nhanh chóng xây dựng chính quyền đô thị vì chính quyền đô thị sẽ giúp phát huy được thế mạnh của vai trò KTST. Khi đó, thị trưởng có thể mời bất cứ nhà chuyên môn nào có uy tín để làm KTST và quyết định theo tư vấn của KTST.
Khi hai người không thể thống nhất một vấn đề, hoặc KTST sẽ từ chức hoặc thị trưởng sẽ mời người khác làm KTST. Trong mọi trường hợp, do hai người luôn có trách nhiệm với các quyết định của mình (thị trưởng do dân bầu trực tiếp), các định hướng phát triển thành phố sẽ luôn được đảm bảo theo hướng tối ưu.
Thế nhưng, trước mắt, ông Lưu đề xuất, ở giai đoạn ban đầu xây dựng chính quyền đô thị như hiện nay, cần quy định chính một phó chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) phụ trách xây dựng làm KTST.Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Từ ngày đổi mới, phổ biến “thuật ngữ”: Chia “lô”. Chia từng lô đất để xây nhà, người ta thường nghĩ đến nhà mặt đường, nhưng không phải chỉ có thế - độc đáo kiến trúc đô thị Việt Nam, tràn lan nạn chia lô. Thử điểm mặt
Chia lô mặt đường, ngõ hẻm, dù rất nhỏ, mặt trước chỉ vài mét. Diện tích dăm bảy chục mét vuông, có khi chỉ hai ba chục mét vuông, luồn lách đến chẳng có mặt trước. Chia lô lớn hơn diện tích có thể một, vài trăm mét vuông, để xây nhà có vườn, xây biệt thự. Chia lô hàng ngàn mét vuông để xây cao tầng làm văn phòng, dịch vụ, nhà ở kiểu căn hộ. Chia lô khổng lồ, từ vài ba héc-ta đến hàng trăm héc-ta để xây cả khu đô thị (KĐT). Tất nhiên, ông “trùm” KĐT sẽ lại chia thành từng lô nhỏ hơn cho các chủ đầu tư thứ cấp.
Khách từ xa đến, chẳng phải quan sát gì nhiều, đập ngay vào mắt là “kiến trúc chia lô”, chằng chịt, gờ chỉ, “trăm hoa đua nở”. Xuất hiện những từ ngữ thật mới: Nhà siêu mỏng, siêu méo! Thảm hại nhất ở những đường phố mới mở. Rồi hàng chục, hàng trăm héc-ta ruộng, vườn “đổi kiếp”, thôn xóm thu hẹp lại, hoặc chuyển đến nơi tái định cư, nhà cao cửa rộng, nhưng không nguồn sinh sống, giao đất cho chủ đầu tư, xây dựng theo tiến độ, từng khoảnh bỏ hoang, bỏ hoá nhiều năm liền. Công trình mới mọc lên từ từ, đủ cả: Nhà ở cao tầng kiểu căn hộ, nhà vườn, biệt thự, kể cả nhà ống nhỏ như thấy ở 36 phố phường xưa. Có người rụt rè lo ngại, nguyên phó Chủ tịch Lê Quý Đôn giải thích: “Thế mới đẹp, mới hiện đại!”.
“Giang sơn nhất khoảnh” các chủ đầu tư tha hồ tương tác. Theo thể lệ quản lý xây dựng đô thị, đã có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không cần xin phép xây dựng, mặc dù quy hoạch chi tiết chỉ là những hình kỉ hà trên trang giấy, bôi xanh bôi đỏ… Thuê “thợ vẽ”, hai ông chủ (ông có tiền, ông có quyền) “to nhất”, phán xét. Cho nên cứ tưởng đô thị mới mang diện mạo mới tự hào cho người Thủ đô, kiêu hãnh cho người Việt Nam, không quay lại “thời đồ đá”, mà vươn lên chiếm lĩnh bầu trời, sánh vai cường quốc năm châu. Khu Mỹ Đình, với “tháp đôi” lổn nhổn mái Mansard (cái thứ mái từ thế kỷ XVI, XVII ở châu Âu, nay chỉ còn thấy ở Việt Nam). Khoác cho nó mỹ từ “điểm nhấn cửa ngõ không gian Thủ đô”, khu The Manor, bố cục xa lạ chẳng kể gì đến khí hậu, khu Ciputra nghênh ngang hàng chục chú ngựa tung vó, đương nét kiến trúc cóp nhặt. Cảm giác như bước vào không gian đô thị thế kỷ XVI, XVII châu Âu xa vời.
Cơ quan quản lý quy hoạch chỉ có thể và chỉ được phép quản lý Nhà nước: Giới hạn xây dựng (đường đỏ), mật độ xây dựng, tầng cao, quyền sử dụng đất hợp pháp… Còn văn hoá sinh sống, tâm hồn người Việt, ngôn ngữ kiến trúc… thì phó mặc cho kim tiền.
Người ta thường ví kiến trúc đô thị như dàn nhạc giao hưởng, nhạc công với nhạc cụ khác nhau, chung lòng hoà tấu. Không người chỉ huy, không người cầm đũa, mỗi người cứ theo bản nhạc mà tuỳ hứng, âm thanh tất yếu rối loạn, thính phòng sẽ trống vắng. Kiến trúc thì khổ hơn, nạn chia lô, nguồn gốc của rối loạn kiến trúc, rối loạn đô thị mà người dân vẫn phải sống trong sự rối loạn ấy, tất yếu dẫn đến rối loạn đời sống. Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Văn Hải thành thật nói trước công luận, quản lý kiến trúc đô thị hiện nay thiếu cơ sở khoa học vì không có nghiên cứu thiết kế đô thị, nếu có cũng là thực hiện ý định của chủ đầu tư.
Một góc khu đô thị mới Mỹ Đình - Hà Nội (ảnh minh họa)
Khoảng trống lớn trong kiến trúc đô thị!
15 năm trước, Hà Nội, TP.HCM có KTS trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Không phân biệt quản lý nghệ thuật kiến trúc đô thị và quản lý Nhà nước xây dựng đô thị, không đạt hiệu quả mong muốn. Nguyên Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Mạnh Kiểm gọi KTS trưởng là “đất sư trưởng”. Không rút kinh nghiệm cải cách bộ máy, cải cách thể chế hành chính. Vội vã ra quyết định “cấm”. Nghĩa là giải thể chế độ KTS trưởng. Nay nhận thấy khoảng trống đáng sợ này, nghị định quản lý kiến trúc đô thị năm 2007 đã đề cập đến vấn đề KTS trưởng. Giới kiến trúc rầm rộ hội thảo, kiến nghị soạn thảo trình Chính phủ tái lập chế độ KTS trưởng, bước đầu ở TP trực thuộc. Hội KTS Việt Nam hứa hẹn, sẽ giúp chính quyền “tìm mặt gửi vàng”, chọn được KTS trưởng, dù chẳng “mười phân vẹn mười”, nhưng cũng là “vàng chẳng phải thau”. KTS trưởng không phải “quan chức Nhà nước”, không cấp phép, không cấp đất, không quản lý hành chính. KTS trưởng và văn phòng quy hoạch kiến trúc chỉ tư vấn nghiệp vụ, quản lý nghệ thuật quy hoạch, nghệ thuật kiến trúc, giúp cho Chủ tịch TP ra quyết định (không giúp phó Chủ tịch phụ trách xây dựng). Hy vọng ngàn năm Thăng Long, Hà Nội sẽ có bước tiến mới trong kiến trúc đô thị, dẫn đầu cả nước “Xây dựng lại đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Thăng Long - Hà Nội lại có nhạc trưởng với quan niệm và tư duy mới, như cố vấn chuyên môn. "Kiến trúc sư trưởng giống như là em của phó chủ tịch, anh của giám đốc sở, lâu nay cứ loay hoay đi tìm chỗ đứng, sau thấy khó thì bỏ đi mà không hề có sơ kết, rút kinh nghiệm", Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân phát biểu trong phiên thảo luận chiều 24/9 tại UBTVQH về dự án Luật Quy hoạch đô thị.
Khác với quan điểm của nhiều chuyên gia trong các phiên thảo luận do Bộ Xây dựng tổ chức trước đây cho rằng "không nên vực dậy một thây ma đã chết", các ủy viên UBTVQH lại tán đồng với việc khôi phục chức danh này sau khi thử nghiệm (năm 1992) và bỏ đi (2000).
Tuy nhiên, băn khoăn đặt ra là quyền hạn và trách nhiệm của KTS trưởng đến đâu khi "phân vai" với chủ tịch hội đồng quy hoạch đô thị và GĐ sở Quy hoạch Kiến trúc.
Khắc phục tình trạng chắp vá, nham nhở
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân giải thích: "Áp dụng mô hình KTS trưởng nhằm tạo ra một kênh phản biện độc lập với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc".
Ủng hộ thiết chế này, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói, với vai trò tư vấn tham mưu, phản biện trong quy hoạch đô thị, vai trò của KTS trưởng sẽ đảm bảo cho diện mạo kiến trúc phù hợp đặc thù địa phương và đảm bảo tính đồng bộ, "chứ lâu nay, đường sá một kiểu, điện... một kiểu".
Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền phân vân: "Lâu nay đã có sở Quy hoạch Kiến trúc, sở Xây dựng, chưa kể giúp việc cho chủ tịch UBND còn có các chuyên viên. Bây giờ nếu tái lập KTS trưởng để tư vấn tham mưu thì vai trò cũng như anh thư ký, giúp việc. Còn nếu giao cho một quyền hạn cao hơn thì khác gì đứng lên trên các sở. Chưa kể, giao toàn quyền cho một người dễ sinh nhũng nhiễu".
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: "Hiện 30% dân số Việt Nam đang sống ở 743 đô thị. Người dân nông thôn đổ về kiếm sống ngày càng nhiều, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Đô thị VN đang phải đối mặt với quá nhiều vấn đề nóng. Luật Quy hoạch quản lý đô thị lần này đã đặt ra được những vấn đề về quy hoạch đô thị VN đến 2020 chưa?" |
Ông Hiền đề xuất, KTS trưởng nên "kiêm" luôn là GĐ sở Quy hoạch Kiến trúc hoặc chủ tịch HĐ quy hoạch kiến trúc để quyền hạn cao hơn so với việc chỉ đóng vai tư vấn.
Bộ trưởng Xây dựng giải thích: "Áp dụng KTS trưởng là để tạo ra một kênh phản biện độc lập đối với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị, cũng là để định hướng giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa, lịch sử, truyền thống của đô thị đó, quy hoạch để tạo ra bản sắc và diện mạo đô thị".
Ông Quân khẳng định, áp dụng thiết chế này sẽ khắc phục được tình trạng quy hoạch chắp vá, nham nhở như hiện nay. "Mà công nhận chế độ KTS trưởng rồi nhưng biết lấy ai để làm? Nếu đặt ngang với sở thì không được vì cần một anh đầu não".
Theo ông Quân, liên Bộ Xây dựng - Nội vụ đang lập đề án thí điểm mô hình này. Ông Quân nhấn đi nhấn lại: "Tái lập KTS trưởng là để mong kiến trúc đô thị VN có bản sắc rõ nét".
Bộ trưởng Xây dựng "tâm tư": "Chính tôi nhiều lần đã đặt câu hỏi: Bản sắc Việt Nam trong kiến trúc đô thị là gì?".
Ông Quân tự trả lời: "Kiến trúc Việt Nam không có bản sắc. Giới KTS đã tìm hiểu nhiều, các nhà chuyên môn cứ nói bản sắc nhưng chưa ai chỉ ra đâu là bản sắc rõ ràng".
Dự thảo luật ghi rõ, KTS trưởng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu, phản biện cho chủ tịch UBND thành phố về các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.
Trong khi đó, HĐ kiến trúc quy hoạch có chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND về định hướng, chương trình phát triển đô thị, phản biện nhiệm vụ, đồ án quy hoạch đô thị, kiến trúc đô thị khi có yêu cầu của chủ tịch UBND tỉnh. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, Dự án Luật quy hoạch đô thị (QHĐT) lần đầu tiên được trình các đại biểu thảo luận, cho ý kiến. Bên lề kỳ họp, ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đơn vị trình dự án luật này, đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề được quy định cụ thể trong luật.
Lâu nay, mọi người đều thấy quy hoạch đô thị của chúng ta khá lộn xộn, manh mún, thiếu đồng bộ. Ông có cho rằng sự ra đời của Luật QHĐT giải quyết được những vấn đề này?
Chính vì những bất cập, yếu kém của công tác QHĐT trong thời gian vừa qua mà chúng ta mới cần thiết cho ra đời luật này. Hiện QHĐT đang được điều chỉnh ở rất nhiều dự án luật nhưng dự án luật này sẽ điều chỉnh tổng hợp trong một bộ luật tất cả các khâu: từ lập quy hoạch, phê duyệt quy hoạch, tổ chức thực hiện đến quản lý quy hoạch... Khi có luật này rồi, nó sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo giữa quy hoạch này với quy hoạch kia. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở một đô thị chuyện này: nay thì anh điện làm điện, mai anh viễn thông lại làm dây viễn thông, nên một cột điện có nhiều loại dây mắc lên - đó là do lỗi quy hoạch.
Trong dự án luật có nêu vai trò của Kiến trúc sư trưởng (KTST). Quanh chức danh này, có nhiều ý kiến khác nhau, người cho là nên có, người lại đề nghị không. Quan điểm cá nhân ông thì sao?
Trong quá trình thẩm tra dự án luật này, chúng tôi cũng lấy ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, thậm chí có những người từng giữ vai trò kiến trúc sư trưởng trước đây, nhưng đúng là hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.
Trên thực tế ở các đô thị lớn một số nước cũng có vai trò của KTST với nhiệm vụ rất quan trọng là định hướng quy hoạch. Trong một quy hoạch thì việc có ý tưởng và có người duy trì thực hiện những ý tưởng đó là rất cần thiết, vấn đề là chúng ta quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KTST ra sao. Chính vì vậy, trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế có đặt vấn đề Chính phủ cần phải tổng kết mô hình KTST những năm trước đây đã làm, rút ra các ưu điểm, nhược điểm, từ đó chọn ra mô hình phù hợp. Khi có mô hình rồi thì việc quy định nhiệm vụ của KTST là gì, cơ chế hoạt động của họ ra sao, mối quan hệ giữa KTST với các ban, ngành khác (như sở xây dựng, sở quy hoạch kiếm trúc, hội đồng quy hoạch kiến trúc) như thế nào... mới có thể làm rõ.
Tôi nghĩ rằng, đây là lần đầu tiên Quốc hội cho ý kiến về dự án luật này, kỳ họp sau mới thông qua, nên còn thời gian để dư luận tiếp tục bàn thêm.
Có ý kiến cho rằng nên bỏ sở quy hoạch kiến trúc. Ông nghĩ sao?
Cái này tôi cho rằng cần phải tổng kết. Không phải vô cớ mà Chính phủ cho hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sở quy hoạch kiến trúc. Đương nhiên, trong quá trình thực hiện, bản thân tôi cũng nghe rất nhiều ý kiến phàn nàn về mối quan hệ giữa sở xây dựng với sở quy hoạch kiến trúc, nhưng cần phải tổng kết xem cái gì là bất cập, cái gì cần điều chỉnh, sửa đổi...
Dự án luật có quy định, khi quy hoạch đã được duyệt nhưng Nhà nước chưa thu hồi thì các tập thể, cá nhân vẫn được xây dựng, sửa chữa... Liệu rằng điều này có làm nảy sinh thêm phức tạp về mặt xã hội và khó cho công tác GPMB sau này không, thưa ông?
Điều này cũng đã được bàn tới khi chúng tôi thẩm tra dự án luật. Tuy nhiên, khi quy hoạch, kể cả quy hoạch chung hay phân khu, quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị... thì có một việc rất quan trọng là chúng ta phải quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong vùng quy hoạch, có những điều khoản ràng buộc về việc khi quy hoạch đã được phê duyệt thì trách nhiệm tuân thủ quy hoạch của người dân ra sao, khi chưa phê duyệt thì như thế nào...
Hiện ở Hà Nội có một số công trình đã để "treo" rất lâu, cụ thể như những khu nhà ở ngoài đê sông Hồng không thể cải tạo được vì vướng luật. Liệu Luật QHĐT ra đời có giải quyết được tồn tại này không, thưa ông?
Tôi cũng chưa biết rõ về các công trình này lắm nhưng tôi cho rằng nó cũng giống với trường hợp những công trình xây dựng ở khu vực thuộc vùng phân lũ, chặn lũ của Hà Tây (cũ), Nhà nước cũng có quy định riêng. Theo tôi, với những vùng mà các công trình xây dựng chịu sự chi phối của những luật khác thì Luật quy hoạch đô thị phải giải quyết được các mối quan hệ này. Có một vấn đề được đặt ra là khi luật này ra đời thì các luật khác sẽ như thế nào. Trong báo cáo, Ủy ban Kinh tế có đề nghị: hoặc là xóa bỏ tất cả những điều luật liên quan đến QHĐT ở các bộ luật khác, hoặc thực hiện thống nhất theo Luật QHĐT.
Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh được xếp vào loại đô thị đặc biệt. Theo ông, hai thành phố lớn này có nên được hưởng một cơ chế đặc biệt và sự phân cấp mạnh hơn về khâu quy hoạch không?
Theo tôi, chúng ta có nhiều loại đô thị thì những loại đô thị đặc biệt cũng cần có những điều khoản quy định phù hợp để cho phạm vi điều chỉnh của Luật QHĐTđược rộng rãi hơn. Còn cụ thể ra sao thì cần phải xem xét.
Xin cảm ơn ông!
Lần đầu tiên kiến trúc sư Việt Nam đoạt giải vàng Châu Á
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng cuộc thi Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008. Kiến trúc giành giải là công trình "cà phê Gió và Nước" xây tại Bình Dương.
Giải thưởng vừa được Hội Kiến trúc sư Châu Á họp tại Srilanka công bố ngày 18/9.
Nếu chuyên môn không được tôn trọng...
Để KTST thực sự là người kiến tạo diện mạo đô thị thì ý kiến chuyên môn của người này phải được độc lập và tôn trọng - không bị chi phối bởi ý chí cá nhân của lãnh đạo chính quyền thành phố.
Chức danh cần thiết
Dự luật Quy hoạch đô thị sắp được Quốc hội thông qua nhưng vẫn còn ý kiến khác nhau về việc tái lập chức danh KTST. Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, không nên có quy định về KTST, vì thực tế UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có các cơ quan chuyên môn tham mưu (Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng), giúp quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Thế nhưng Bộ Xây dựng cho rằng nên có thiết chế KTST cho đô thị. Vì, KTST là người phản biện độc lập, khách quan với cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị. Hơn nữa, theo Bộ Xây dựng, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, lịch sử truyền thống cũng như quy hoạch để tạo ra bản sắc và diện mạo của đô thị không thể thiếu vai trò của KTST.
Vì vậy, với vai trò là cơ quan soạn thảo, Bộ Xây dựng đã đưa vào Dự luật Quy hoạch đô thị, quy định: “KTST có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố trong việc tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch đô thị, xây dựng định hướng kiến trúc, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch và các nhiệm vụ khác có liên quan đến quy hoạch, kiến trúc đô thị thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND thành phố đó” (điều 17).
Thật ra, KTST là mô hình khá phổ biến ở nhiều nước trong giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam hiện nay. Vì vậy, khi thẩm tra Dự luật Quy hoạch đô thị, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định, việc đưa quy định về KTST vào dự luật là cần thiết nhưng Ban soạn thảo cũng lưu ý phải xem lại mô hình KTST trước đây tại sao thất bại để có những quy định phù hợp về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của KTST.
Phản biện và tham mưu?
Chức danh KTST đã từng tồn tại chín năm (1993-2002) tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính, trước đây, KTST được trao nhiệm vụ và quyền hạn rất lớn: nghiên cứu chiến lược phát triển đô thị, quản lý phát triển đô thị... Có con dấu, tài khoản và bộ máy giúp việc riêng.
Nhưng với gần chục năm hoạt động của Văn phòng KTST, diện mạo của TPHCM và Hà Nội không những không đẹp hơn mà còn xấu đi. Bộ mặt đô thị của hai thành phố lớn nhất nước này được “trang điểm” một cách rẻ tiền bằng những cao ốc nằm cạnh các di tích kiến trúc cần được bảo tồn; cũng như hiện tượng công viên bị lấn chiếm, nhà siêu mỏng gia tăng.
Chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.
Theo Bộ Xây dựng, cơ chế hoạt động của KTST trước đây không hiệu quả vì được trao quyền quá nhiều nên dẫn đến cửa quyền. Văn phòng KTST bị chìm ngập trong những công việc sự vụ hành chính về phê duyệt và giám sát dự án. Vì vậy, chức danh KTST lần này được Bộ Xây dựng đề xuất chỉ là chức danh cá nhân, không có quyền ra văn bản, chỉ thị; mà chỉ làm công việc tư vấn, phản biện và tham mưu cho chủ tịch UBND thành phố ra quyết định.
KTS. Nguyễn Trường Lưu cho rằng, trong lúc nhiều thành phố đang loay hoay tìm hướng phát triển đô thị, sự ra đời chức danh KTST (để đảm bảo cho sự thống nhất về không gian, kiến trúc, cảnh quan trong quá trình phát triển và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị bản sắc của đô thị) là cần thiết. Nhưng nếu tiếng nói của KTST chỉ có giá trị tham mưu, tư vấn thì không khéo “giá trị” của KTST cũng giống như “tổ phản biện”; các nhà lãnh đạo thành phố nghe được thì nghe, không thì thôi!
Một kiến trúc sư không muốn nêu tên nói rằng trước đây KTST được giao quyền rất lớn còn không làm tròn nhiệm vụ, bây giờ thu hẹp quyền lại, liệu có khả thi? Theo ông Võ Kim Cương, nguyên Phó KTST TPHCM, chức danh KTST trước đây tương đương thứ trưởng, cao hơn giám đốc sở. Thế nhưng suốt chín năm hoạt động, Văn phòng KTST TP.HCM không có trụ sở, cả trăm con người phải “ở ké” trụ sở của Sở Xây dựng.
Ông Cương kể chuyện trên để cho thấy rằng, về lý thuyết KTST có quyền rất lớn nhưng thực tế không thể thực hiện hết thẩm quyền vì vướng rất nhiều quy định, thậm chí là áp lực từ chính quyền thành phố. Ông Cương thừa nhận, hồi đó Văn phòng KTST không làm hết được chức năng chuyên môn mà tập trung quá nhiều quyền về cấp phép xây dựng. Tất nhiên, kèm theo đó là quyền lực quyết định đến những lợi ích rất lớn của nhiều nhóm người trong cộng đồng.
Liệu khi giải phóng KTST khỏi những công việc sự vụ để vị này chuyên tâm vào công việc chuyên môn, đúng như tinh thần mà Dự luật Quy hoạch đô thị, thì công việc của KTST có suôn sẻ và hiệu quả?
Chuyên môn và ngoài chuyên môn
Để KTST thực sự là người định dạng bản sắc kiến trúc của thành phố, chức danh này cần được tách biệt khỏi các nhiệm kỳ hành chính, thường khá ngắn và càng ngắn hơn với quá trình phát triển của một đô thị. Và vấn đề cốt lõi vẫn là các ý kiến chuyên môn có được những người lãnh đạo tôn trọng hay không.
Thật vậy, một quan chức của văn phòng KTST TP.HCM trước đây thừa nhận rằng nhiều trường hợp các ý kiến chuyên môn đã không được lãnh đạo thành phố chấp nhận. Ví dụ như, theo đúng quy hoạch, để đảm bảo cảnh quan kiến trúc, một số khu vực nội thành không được xuất hiện nhà cao tầng. Thế nhưng, khi làm việc với nhà đầu tư, lãnh đạo thành phố chấp thuận cho xây nhà cao tầng và buộc cơ quan chuyên môn phải nghe theo. Có vị lãnh đạo còn nói: “Các anh vẽ đẹp nhưng bắt tụi tui chạy theo, mệt quá”.
KTS. Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TP.HCM, cho rằng cách sử dụng KTST của các nhà lãnh đạo thành phố sẽ quyết định bộ mặt đô thị. Thế nhưng không ít kiến trúc sư cho rằng, trong cơ chế hiện nay nhiều khi lãnh đạo thành phố cũng không thể quyết định được và phải tự phá vỡ quy hoạch vì chỉ đạo (nhiều khi là ý kiến cá nhân) của cấp trên.
Sự chi phối của những yếu tố bên ngoài đối với năng lực chuyên môn về kiến trúc là một thực tế hiện nay. Và chỉ khi nào năng lực chuyên môn được tôn trọng thì bộ mặt thành phố mới hy vọng được cải thiện.
Muốn vậy, theo KTS. Nguyễn Trường Lưu, cần nhanh chóng xây dựng chính quyền đô thị vì chính quyền đô thị sẽ giúp phát huy được thế mạnh của vai trò KTST. Khi đó, thị trưởng có thể mời bất cứ nhà chuyên môn nào có uy tín để làm KTST và quyết định theo tư vấn của KTST.
Khi hai người không thể thống nhất một vấn đề, hoặc KTST sẽ từ chức hoặc thị trưởng sẽ mời người khác làm KTST. Trong mọi trường hợp, do hai người luôn có trách nhiệm với các quyết định của mình (thị trưởng do dân bầu trực tiếp), các định hướng phát triển thành phố sẽ luôn được đảm bảo theo hướng tối ưu.
Thế nhưng, trước mắt, ông Lưu đề xuất, ở giai đoạn ban đầu xây dựng chính quyền đô thị như hiện nay, cần quy định chính một phó chủ tịch UBND tỉnh (thành phố) phụ trách xây dựng làm KTST.Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Lần đầu tiên kiến trúc sư Việt Nam đoạt giải vàng Châu Á
Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa đã trở thành người Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng cuộc thi Giải thưởng Hội Kiến trúc sư Châu Á (Arcasia Awards) 2007-2008. Kiến trúc giành giải là công trình "cà phê Gió và Nước" xây tại Bình Dương.
Giải thưởng vừa được Hội Kiến trúc sư Châu Á họp tại Srilanka công bố ngày 18/9.
Các nhà kiến trúc cũng tận dụng một hồ nước xung quanh Gió và Nước để tạo thành một máy điều hòa thiên nhiên hữu ích. Công trình này cũng đã đoạt được nhiều giải thưởng cao về kiến trúc ở trong nước.
Trao đổi với VnExpress sáng nay, kiến trúc sư Nghĩa cho rằng, Gió và Nước được chọn trao giải vàng nhờ ý tưởng thiết kế lạ, sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên và thân thiện với môi trường. Đây cũng là kiểu kiến trúc đầu tiên ứng dụng khí động học tại Việt Nam.
Đình làng Việt Nam
Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.
Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.
Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.
Ơở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí tên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ơở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.
Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ...
Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.
Đình Tây Đằng - Hà Tây, ngôi đền cổ nhất Việt Nam
Nằm cách Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, đình Tây Đằng (thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.Đây là một công trình kiến trúc độc đáo hình chữ Nhất, vật liệu xây dựng ban đầu hoàn toàn bằng gỗ mít, trong quá trình tu bổ sau này có dùng một số gỗ lim Trường Sơn - loại gỗ hứng nhiều nắng, gió biển tạo nên thớ xoắn rất chắc chắn.
Đình Tây Đằng được dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVI, nhưng hiện nay tại đình vẫn còn lại một số hoa văn từ thế kỷ XI - XIII, nên có giả thiết đình Tây Đằng có thể được xây dựng từ trước thế kỷ XVI. Đình có 48 cột lớn nhỏ, trước kia hoàn toàn làm bằng gỗ mít - loại gỗ hàng trăm năm không bị tiêu tâm (rỗng lõi), cột cái lớn nhất có đường kính đến 80cm. Nếu như các ngôi đình khác đều có bứng ván hoặc xây tường xung quanh thì đình Tây Đằng chỉ có hệ thống cột chống dàn mái (sức chịu lực tương đương móng một căn nhà 7 tầng) tạo nên một không gian thoáng đãng, tràn đầy ánh sáng làm nổi bật những hoa văn độc đáo, giá trị trong đình. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, ly, quy, phượng bằng đất nung màu gan trâu; xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc. Các hình chạm khắc rồng đều mang phong cách rồng thời Trần, chim phượng được chạm theo lối múa xòe cả hai cánh. Nét độc đáo nhất của đình Tây Đằng được thể hiện qua các bức chạm khắc mang đậm nét văn hóa dân gian trên từng cấu kiện kiến trúc, đề tài thiên về hoạt động của con người trong làng xã Việt Nam thế kỷ XVI như bơi thuyền, gánh con, đốn củi, múa hát và tuyệt nhiên không chịu ảnh hưởng của lối chạm khắc hoa văn nước ngoài, thể hiện tư duy, trí tuệ của người Việt cổ về cuộc sống, lao động
Hàng cột tháp
sản xuất của nhân dân lao động... Các bức chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín cuộc sống của người Việt cổ, từ thủa sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lượm, thuần hóa động vật hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh bình (hình ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học biểu tượng cho sự chăm lo tới thế hệ sau... Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nước, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến người phụ nữ Nùng chơi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác...
Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn thánh (Sơn Tinh), một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự được lũ lụt.
sản xuất của nhân dân lao động... Các bức chạm khắc mô tả sống động một quy trình khép kín cuộc sống của người Việt cổ, từ thủa sơ khai với hoạt động săn bắt, hái lượm, thuần hóa động vật hoang dã (hình tượng voi đi cày) đến cảnh đấu tranh chống giặc giã, sau đó đất nước thanh bình (hình ảnh người chồng ngồi chải tóc cho vợ dưới gốc cau), trai tráng luyện tập võ nghệ, nhân dân nô nức trong lễ hội đua thuyền đến cảnh cha mẹ, ông bà xum vầy, thầy đồ dạy học biểu tượng cho sự chăm lo tới thế hệ sau... Các kiến trúc chạm khắc trong đình Tây Đằng hiện diện đủ các vùng văn hóa trên khắp đất nước, từ một gia đình Bắc bộ ấm cúng bên gốc cau đến người phụ nữ Nùng chơi đàn tính ở vùng cao miền Bắc hay lễ hội đua thuyền ở miền Nam. Sự tài tình của các bậc tiền nhân chính là ở chỗ toàn bộ hơn 1.300 chi tiết chạm khắc gỗ trong đình không hề trùng nhau một chi tiết nào và được bố trí rất hài hòa, không mang tính đối xứng như các chi tiết kiến trúc ở những ngôi đình khác...
Với những giá trị kiến trúc chạm khắc đặc sắc, độc đáo, đình Tây Đằng được ví như một bảo tàng nghệ thuật dân gian của thế kỷ XVI. Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, đình Tây Đằng còn là nơi thờ Tản Viên Sơn thánh (Sơn Tinh), một nhân vật anh hùng theo truyền thuyết đã chế ngự được lũ lụt.
Ảnh:http://dongoc.free.fr/dongoc/photos20060813c.html
Ảnh: Le Thanh Hoang Dan (xem: http://my.opera.com/Le%20Thanh%20Hoang%20Dan/blog/show.dml/3090202)
Ảnh: Góc phố Saigon hôm nay - http://dongoc.free.fr/dongoc/photos20060813c.htmlTrường Trung học Phổ thông Marie Curietrường Trung học Phổ thông Lê Quý Đôn (ancien collège Chasseloup-Laubat, Jean Jacques Rousseau)một cao ốc đang xây | |
chợ chó đường Nam Kì Khởi Nghĩahội trường Thống Nhất (Dinh Độc Lập)phòng họp hội đồng nội các (Dinh Độc Lập) | |
phòng đại Yến (Dinh Độc Lập) | |
phòng khánh tiết (Dinh Độc Lập) | |
phòng tập bắn (Dinh Độc Lập) | |
đài phát thanh dư phòng (Dinh Độc Lập)ban đài thu vô tuyến điện cố định (Dinh Độc Lập) | |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét