Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Chuyện dài Kiến trúc Việt Nam(38)

Cận cảnh công trình của Cường đôla “thổi bay” trụ sở TAND TP HCM
(Kienthuc.net.vn) - Hoạt động của Tòa án Nhân dân TP HCM (Tòa Kinh tế-Lao động-Hành chính) bị đảo lộn, di dời vì sự cố sụt lún tới mức phải đập bỏ trụ sở.

Ngày làm việc đầu tuần hôm nay, Tòa án Nhân dân TP HCM ra thông báo về việc các trụ sở Tòa án (Kinh tế-Lao động-Hành chính) phải di dời đến khu vực mới

Nguyên nhân là trụ sở tại đây (số 26-26C đường Lê Thánh Tôn, phường bến Nghé, quận 1) đã được rào chắn để tháo dỡ, xây dựng lại

Sự cố xảy ra từ chiều 20/12 khi các thẩm phán của các phiên tòa Kinh tế, Lao động...đang xét xử thì thấy rung động, mặt đất phía trước sân và trong trụ sở xuất hiện "hố tử thần" rộng hàng chục m2

Nguyên nhân được xác định là do công trình Sài Gòn Plaza (thuộc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai) đào móng xây tầng hầm bên cạnh. Sau đó, chủ đầu tư và đơn vị thi công phá dỡ trụ sở Tòa án Nhân dân TP HCM vì tòa nhà bị nghiêng lún không bảo đảm an toàn

Bảng thông tin công trình xây dựng tòa nhà Sài Gòn Plaza của CTCP Quốc Cường Gia Lai

Theo thông tin từ lãnh đạo UBND phường Bến Nghé, hiện công trình đã tạm ngưng thi công. Khu vực xung quanh công trình được rào chắn, bảo vệ khá nghiêm ngặt. Theo quan sát của PV, công trình chỉ mới đang thi công phần móng thì xảy ra sự cố

Phối cảnh Saigon Plaza tại 24 đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Chức năng công trình là làm trung tâm thương mại, cung cấp dịch vụ ăn uống và căn hộ cho thuê. Diện tích khuôn viên là 1.437,7m2 với hơn 20 tầng, gồm 3 tầng thương mại, dịch vụ ăn uống, 119 căn hộ; trong đó có 2 căn penthouse. Tổng diện tích sàn xây dựng là 20.989,24m2 bao gồm diện tích tầng hầm, kỹ thuật và sân thượng.Trước nguy cơ trụ sở Tòa án Nhân dân TP HCM bị nghiêng, đổ sập..., các đơn vị liên quan đã tiến hành phá sập tòa nhà này.

Từ sáng sớm nay, một phần đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ ngã 4 Tôn Đức Thắng đến đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) tiếp tục được phong tỏa.

Các cơ quan chức năng cũng như chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình Sài Gòn Plaza đã tiến hành đánh sập một phần tòa nhà trụ sở Tòa án Kinh tế - Lao động - Hành chính (thuộc Tòa án NHân dân TPHCM).

Nhiều đồ đạc, cơ sở vật chất của trụ sở Tòa án được di dời ra ngoài. Tuy nhiên, PV vẫn chưa liên hệ được với lãnh đạo Tòa án để tìm hiểu địa điểm hoạt động tạm thời trong thời gian xảy ra sự cố. Điều đó cũng được rất đông những người dân liên quan làm việc với Tòa án này quan tâm cho ngày làm việc đầu tuần 23/12.

Trước đó, chiều 20/12, trong lúc các thẩm phán của Tòa án đang tiến hành xét xử tại trụ sở (số 26-26C, đường Lê Thánh Tôn, cạnh sát vách tường công trình thi công tòa nhà Sài Gòn Plaza do công ty CP Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư) thì bất ngờ xảy ra rung chuyển và sụt lún, tạo hố sâu phần sân và bên trong Tòa án.

Sự cố khiến mọi người bỏ chạy tán loạn và tòa nhà trụ sở có dấu hiệu bị nghiêng, nguy cơ đổ sập nên đã được rào chắn, phong tỏa nghiêm ngặt.

Ngay trong đêm, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã tiến hành bơm vữa bê tông vào chân hố nhằm khắc phục. Tuy nhiên, đến sáng nay thì tòa nhà trụ sở Tòa án đã chính thức được phá sập.
Những con đường chỉ cơ quan cắm biển mới hiểu? 
(Kienthuc.net.vn) - Khu đô thị mới Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội có nhiều biển tên đường ghi toàn ký tự như SP, CD, AR..., "đánh đố" người qua lại.
Khu đô thị mới Nam Trung Yên có khoảng 10 đường mà các "nhà dựng biển" chỉ đặt tên toàn là ký tự, khiến người qua đường khó hiểu. Đi đường Phạm Hùng hướng - Phạm Văn Đồng (đối điện Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia), khi mọi người rẽ vào sẽ thấy ngay 1 con đường mang tên ký tự SP1...

... đi sâu vào trong, mọi người càng ngạc nhiên hơn khi chứng kiến đường AR1 nhưng không có lối đi vào.

Liên hoàn các ký tự khó hiểu, cơ quan chức năng làm khó người dân.

Những người thường xuyên qua đây cho rằng, các cơ quan chức năng cắm biển đường chẳng khác ma trận.

Bên tòa nhà cao nhất Thủ đô cũng có 1 con đường mang tên LS3... nên nhiều người nói rằng, tạm dịch cho dễ nhớ là đường "lội sông 3".

Phố Nguyễn Chánh giao cắt đường AR5... được nhiều người dịch thành: đường "Anh rộng 5m"...

Bà Phan Thị Hải Yến, Phó chủ tịch UBND phường Trung Hòa cho biết: "Ở khu đô thị mới Nam Trung Yên, ngoài phố Nguyễn Chánh được thành phố đặt tên thì chưa con đường nào được có tên. Việc tự đặt tên đường như thế nào, ở đâu, khi nào, chúng tôi chưa nắm được...".

Còn ông Nguyễn Kim Trung, Phó chánh văn phòng quận Cầu Giấy cho biết: "Liên quan đến tên đường giao thông đô thị thì nên gặp Sở giao thông vận tải Hà Nội để làm rõ vấn đề".
(Kienthuc.net.vn) - Sáng nay (23/12), các hoạt động kinh doanh ở Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn diễn ra bình thường...

Theo văn bản chỉ đạo của UBND quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, các cơ sở hoạt động kinh doanh ở Zone 9 phải ngừng hoạt động từ ngày 0h hôm nay.

Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh tại đây vẫn diễn ra một cách bình thường trong sáng nay.

Nhiều khách vẫn tới đây ăn sáng...

... uống cà phê.

Một số chủ kinh doanh tại đây cho biết: "Chúng tôi đã nghe và đọc thông tin cấm Zone 9 hoạt động ở trên báo chí rồi nhưng chưa thấy đơn vị quản lý gửi giấy tờ gì đến nên vẫn nán lại. Hơn nữa, nếu giải tán ngay bây giờ, chúng tôi biết tìm địa điểm ở đâu để kinh doanh đây? Bao nhiêu vốn liếng đã đầu tư vào chỗ này mất rồi...".

Nhiều quán vẫn cho nhân viên mở cửa...

... dọn dẹp vệ sinh... như bình thường.

Khu vực để xe vào Zone 9 càng lúc càng đông.

Toàn cảnh Zone 9 "phớt lờ" lệnh cấm sáng nay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét