Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Cô dâu Việt bị rao như món hàng

 

ở TQ: Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc

Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc1
Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân - Ảnh: SOHU.COM 
Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.
“Bảo hành trong 1 năm”
 

Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông Trung Quốc ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”



Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.
Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.
Chính quyền buông lỏng
 

Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ
Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.

Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.
Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.
Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.
Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.
Ngọc Bi
ở Singapore:
Đây là lần đầu tiên hình ảnh người phụ nữ VN bị xúc phạm một cách công khai trắng trợn ở Singapore và đã gây bất bình cho những người trực tiếp chứng kiến...
Lời biện minh của Ban tổ chức hội chợ
Tiep vu "Co dau Viet bi trung bay trong be ca Singapors"
Hình ảnh này đã làm người dân Singapore bất bình (ảnh do Báo Straits Times, Singapore cung cấp)
Tổ chức đưa 3 cô gái Việt Nam ra trưng bày ở Trung tâm Mua sắm Golden Mile Complex là Vietnam Brides International Matchmaker (Công ty quốc tế Môi giới cô dâu Việt Nam). Theo hợp đồng ký kết, Ban tổ chức hội chợ đã khuyến cáo công ty "không được dùng phụ nữ để thu hút khách đến gian hàng của mình" và "sẽ vi phạm hợp đồng nếu trưng bày phụ nữ như một sản phẩm". Trên thực tế, việc đó đã xảy ra và lọt vào ống kính của các phóng viên Singapore. Theo Giám đốc công ty - ông Francis Toh - đây là lần đầu tiên công ty ông đưa các cô dâu Việt Nam ra tiếp thị công khai để "cho thấy tiềm năng của các cô dâu Việt Nam" nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới hôn nhân chứ không phải bày bán và ai đó "cứ thích là bê liền một cô về nhà".
"Đây không phải là cuộc bán đấu giá" - Ông Toh biện minh. "Quý ông nào muốn chọn vợ cho mình, sẽ phải đến các trung tâm môi giới".
Giám đốc quản lý của công ty - ông Mark Lin - cho rằng công ty ông không hề có ý định ép buộc các cô dâu phải lấy những ông chồng mà mình không hề muốn. Theo ông ta, "tất cả những cô gái của chúng tôi đều rất sẵn lòng tìm cho mình một người chồng với sự cho phép của bố mẹ".
Khi bị chất vấn, Trưởng ban Tổ chức hội chợ - bà Michelle Lim - biện minh rằng không hề biết là có chuyện ấy: "Những phụ nữ trong phòng kính không phải để trưng bày. Có lẽ họ mệt nên vào đó nghỉ ngơi mà thôi. Chúng tôi thường xuyên đi quan sát các gian hàng và hơn nữa, chúng tôi đã khuyến cáo trước là công ty không được trưng bày phụ nữ như một sản phẩm".
Bà Lim còn một mực cho rằng những cô dâu Việt Nam trên "là khách đi xem hội chợ" và bà ta "không thể cản họ đến hội chợ hoặc ghé thăm gian hàng (thực chất giống như lồng kính) được".
Phản ứng của người Việt từ Singapore
Hôm qua, tôi điện thoại cho chị Quỳnh Mai, một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực khách sạn ở Singapore. Chị Mai cho biết: "Tôi đi làm cũng thường xuyên dẫn bạn bè, khách hàng đi đây đó. Thực ra, việc các cô dâu Việt Nam bị triển lãm ở đây nhiều lắm chứ không phải chỉ có ở Trung tâm Mua sắm Golden Mile Complex thôi đâu. Ở lầu 3 của Trung tâm Mua sắm Fulushou Complex cũng xảy ra hiện tượng này và nghe đâu bây giờ còn có cả ở khu Orchard Point. Mỗi lần đi ngang thấy buồn lắm anh à. Mà lấy chồng ở bên đây đâu có sướng ích gì. Toàn mấy cô gái dưới quê, nói năng thì không biết, mà thực ra đàn ông Singapore lấy vợ Việt Nam cũng giống như là lấy người giúp việc vậy. Họ phải chi mười mấy ngàn đô mới cưới được vợ Việt Nam, vậy chứ ba má mấy cô ở nhà chỉ nhận được chừng vài trăm đô là cao. Có lúc tôi giỡn chơi, bước vô hỏi mấy cái trung tâm đó: "Bây giờ tao tìm hoài chồng mà chưa ra. Mày có cách nào kiếm giùm tao thằng chồng dễ thương một chút, lương mỗi tháng một ngàn (đô la Singapore) thôi không cần nhiều, miễn biết chiều chuộng tao là được". Thấy phụ nữ mình bên đây bị rẻ rúng mà buồn. Báo chí tiếng Anh bên đây còn nói ít về ba cái chuyện này, chứ báo tiếng Hoa nói hà rầm luôn".
Anh Toàn, làm việc cho một hãng vi tính ở Singapore, cũng tỏ vẻ bức xúc khi nhìn thấy tờ bướm quảng cáo cưới cô dâu Việt Nam: "Nó giống như quảng cáo một món hàng trên ti vi vậy. Thấy xấu hổ quá vì người phụ nữ Việt Nam bị lợi dụng trong khi phụ nữ ở bên này thì quá ư là cao giá. Riết rồi đàn ông bên này phải qua Malay, Indo tìm vợ, nhưng mà chưa bao giờ tôi nghe quảng cáo kiểu này".
Surianto - anh bạn người Indonesia đưa anh Toàn tờ bướm cũng bày tỏ quan điểm: "Tôi không đồng ý cái kiểu mối lái vợ chồng như vậy. Đây chỉ là sự lợi dụng để kiếm tiền vì ai dám đảm bảo rằng một người đàn ông khi đã bỏ tiền ra mua vợ thì sẽ đối xử tốt cả đời với người vợ đó khi mà giữa hai người chỉ là sự mua bán chứ không có tình yêu thực sự".
Những người đi xem "bể cá" nói gì?
Một công nhân tên Simon, làm việc ở gian hàng cạnh "bể cá" tỏ vẻ không đồng tình: "Đặt cái buồng kính ở đây thật không phù hợp chút nào vì đây là cuộc triển lãm chủ yếu khuếch trương các nhãn hiệu hàng hóa". Cô Joan Poh làm ở gian hàng bên cạnh cũng tỏ vẻ bất bình: "Tôi nghĩ dịch vụ kiểu này cũng có thể chấp nhận, nhưng họ không thể quảng cáo nó ở đây. Lẽ ra họ chỉ có thể trưng bày hình ảnh của các cô dâu Việt Nam thôi, việc triển lãm các cô gái ở đây đã tạo ra hình ảnh hoàn toàn sai lệch. Các cô gái nhìn cứ giống như bị triển lãm trong bể cá vậy". Thương gia Lim Yu Seng, 45 tuổi, đã phải nhanh chóng dẫn hai cô con gái cùng đi ra hướng khác vì: "Mọi chuyện chẳng có gì nếu họ quảng cáo trên báo chí. Nhưng nó không được quá thoải mái như vậy trong cuộc triển lãm trên một đất nước Đông phương. Bọn trẻ sẽ có cái nhìn sai lệch khi thấy các cô gái ngồi ở đó".
  • (Theo Thanh Niên)

Malaysia: 
126 phụ nữ Việt Nam nhẹ dạ đã bị đường dây của Trần Thị Mỹ Phượng chiêu mộ bằng lời hứa tìm một tấm chồng giàu sang ở nước ngoài. Nhưng khi sang tới Malaysia, các cô gái đã bị rao bán như một món hàng với giá từ 1.500 - 2.000 USD/cô.
126 co gai Viet bi rao ban tai Malaysia nhu hang hoa
Các bị cáo tham gia đường dây buôn phụ nữ hầu toà ngày 26.7.07 - ảnh Hữu Vinh.
Ngày 26/7, TAND TPHCM đã đưa đường dây buôn bán phụ nữ trong nước qua nước ngoài ra xét xử.
Kết thúc phiên toà, HĐXX đã tuyên phạt kẻ cầm đầu Trần Thị Mỹ Phượng 12 năm tù; Tsai I Hsien 7 năm tù; Phan Thị Hồng Yến 10 năm tù.
Còn Tiêu Liên Hữu, Phan Văn Long cùng mức án 6 năm tù; Nguyễn Văn Cường là 5 năm tù.
Theo cơ quan tố tụng, từ năm 2005, Trần Thị Mỹ Phượng đã cùng chồng là Tsai I Hsien (tức A Thái) móc nối với Phan Thị Hồng Yến thiết lập đường dây buôn người từ trong nước đưa sang Malaysia bằng con đường môi giới hôn nhân.
Các cô gái (đa số là người thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) được băng nhóm tội phạm này đưa lên TPHCM để Phan Văn Long, Tiêu Liên Hữu, Lý Thu Đào... “huấn luyện” cấp tốc những chiêu cơ bản về ăn uống, đi đứng và đàm thoại những câu tiếng Hoa thông dụng.
Khi các cô gái đạt tiêu chuẩn của Yến và Phượng đưa ra: khoảng 20-25 tuổi, dễ nhìn…, nhóm Long, Hữu, Đào sẽ được phía Phượng “lại quả” từ 6-10 triệu đồng/cô.
126 co gai Viet bi rao ban tai Malaysia nhu hang hoa
Một vụ thi tuyển lấy chồng ngoại bị CA TP.HCM phát hiện trong năm 2007- ảnh T.L
Sau đó, những cô gái này được vợ chồng Phượng xúc tiến làm hồ sơ, mua vé máy bay qua Malaysia và tập trung tại nhà của Phượng ở thủ đô Kuala Lumpur. Từ đây các cô gái được vợ chồng Phượng rao bán như một món hàng với giá từ 1.500 - 2.000 USD/cô.
Các cô gái này, đại đa số, lại tiếp tục bị đưa sang tay cho bọn buôn người khác với giá từ 68 triệu – 100 triệu đồng/người và họ bị đối xử như một thứ mua vui cho khách làng chơi.
Một nạn nhân đã khóc trước toà khi nhớ lại chuyện cô bị bọn buôn người đưa đi khắp quán xá, ngả đường, vừa vỗ tay vừa rao: "Gái Việt Nam đây, vừa đẹp vừa rẻ, 25.000 ringgit một đứa".
Trần Thị Mỹ Phượng thừa nhận trước toà hành vi buôn bán phụ nữ của mình nhưng vẫn thanh minh rằng, hành vi phạm tội chỉ là …giúp đỡ các cô gái tìm kiếm một gia đình yên ổn!
Lời khai của một số nhân chứng đã thể hiện bản chất của Phượng. Những nạn nhân cho biết, họ bị những người đàn ông lớn tuổi, bệnh tật, có hoàn cảnh không bình thường... hỏi mua về làm vợ. Nếu không đồng ý, các cô gái sẽ bị nhốt lại, đánh đập, ép phải cưới. Nếu “nàng dâu” phản kháng, gia đình chồng đã buộc họ phải nộp lại 10 triệu đồng tiền chi phí mới cho về nhà.
Hoặc một số cô gái khác thì khai, họ bị bán cho các quán bar để hoạt động mại dâm. Thậm chí, nhiều thân phận các cô trở thành nô lệ tình dục khi lọt vào các động mại dâm và khi bỏ trốn, bị bắt lại họ bị đánh đập dã man.
Trân Nguyên
Khoảng 5 năm trở lại đây, tình trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là công dân Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc ở TP Cần Thơ trở thành vấn đề nóng của xã hội. Bên cạnh nhiều phụ nữ có cuộc sống hạnh phúc khi về nhà chồng, cũng có không ít trường hợp cô dâu Việt Nam trở thành nạn nhân của hành vi bạo hành, món “hàng” của bọn buôn người... Do đó, để bảo vệ quyền lợi của cô dâu Việt Nam không chỉ tăng cường quản lý mà còn có biện pháp hỗ trợ.
Nhiều phụ nữ chờ phỏng vấn để làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Sở Tư pháp TP Cần Thơ.
Theo thống kê của Sở Tư pháp TP Cần Thơ, từ năm 2005 đến năm 2010, thành phố có trên 4.860 phụ nữ đăng ký kết hôn với người nước ngoài và hơn 8.170 trường hợp xin ghi chú kết hôn với người nước ngoài. Những năm trở lại đây, số lượng phụ nữ kết hôn với người nước ngoài có giảm nhưng không đáng kể. Trong khi đó, trường hợp kết hôn ở nước ngoài, sau đó làm thủ tục ghi chú kết hôn ở Việt Nam gia tăng, đặc biệt là kết hôn với công dân Hàn Quốc. Giải thích về vấn đề này, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý cho rằng quy định về thủ tục kết hôn của Việt Nam khá chặt chẽ. Do đó, người kết hôn với người nước ngoài muốn dễ dàng nên đã “né” bằng cách làm thủ tục kết hôn ở nước ngoài, sau đó thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn ở Việt Nam.
Việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân nước ngoài thường thông qua “cò” môi giới nên phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Năm 2006, dư luận ở TP Cần Thơ hết sức bất bình xung quanh việc một số đối tượng tổ chức cho 19 công dân Hàn Quốc xem “mắt” hơn 100 phụ nữ ở Khu du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Một cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ bức xúc nói: “Tôi cảm thấy phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam bị xúc phạm khi bị đem ra cò kè như món hàng khi kết hôn với người nước ngoài”. Trong khi đó, Luật sư Huỳnh Minh Triết, Đoàn Luật sư TP Cần Thơ cho rằng, pháp luật Việt Nam chưa đủ cứng rắn để xử lý hành vi môi giới hôn nhân bất hợp pháp, đặc biệt đối với người nước ngoài. Khi người nước ngoài thực hiện hành vi môi giới hôn nhân bất hợp pháp chúng ta chỉ xử phạt hành chính về hành vi có hoạt động khác tại Việt Nam không đúng mục đích xin nhập cảnh với mức xử phạt cao nhất chỉ 20 triệu đồng. Trong khi đó, công dân Việt Nam có hành vi môi giới bất hợp pháp, việc xử lý hình sự gần như không thể, vì luật chưa quy định. Bên cạnh đó, nhiều đối tượng còn lèo lách bằng thủ đoạn khai man, làm thủ tục gian dối để kết hôn với người nước ngoài. Năm 2010, huyện Thới Lai phát hiện 1 trường hợp dù đã đăng ký kết hôn nhưng vẫn khai man còn độc thân và 1 trường hợp sử dụng giấy khai sinh giả để đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Một vấn đề khác, theo Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, những trường hợp cấm kết hôn, trong đó có trường hợp vi phạm về thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên, trên thực tế phát sinh vấn đề tuổi tác kết hôn chênh lệch quá lớn khiến cơ quan có thẩm quyền không khỏi lúng túng. Ông Nguyễn Thành Đông, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ, cho rằng: không ít trường hợp chàng rể lớn hơn cô dâu vài chục tuổi, có trường hợp chú rể ngang tuổi với ông ngoại cô dâu. Nhưng do thiếu hướng dẫn về vấn đề này nên Sở chỉ biết động viên cô dâu; trường hợp không vi phạm điều cấm và trả lời phỏng vấn suôn sẻ, Sở phải làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Nhưng theo truyền thống, việc chú rể quá lớn tuổi là điều khó chấp nhận đối với người Việt Nam. Ngoài ra, nhiều trường hợp cô dâu Việt Nam gần như mù tịt ngôn ngữ nước đến làm dâu khiến cô dâu Việt Nam khó hòa nhập cuộc sống nhà chồng. Nên chăng nhà nước cần có giải thích, quy định rõ ràng những vấn đề trên!
Bà Võ Thị Thanh Nga, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, cho biết: “Qua khảo sát đời sống của cô dâu Việt Nam ở một số nước, tôi thấy phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: bất đồng về ngôn ngữ dẫn đến việc khó hòa nhập phong tục tập quán, nuôi dạy con cái; nhiều cô dâu trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề nghiệp, chưa quen với môi trường làm việc công nghiệp nên rất khó tìm và duy trì công việc”.
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, diễn ra vào ngày 23-3-2011, nhiều đại biểu đề nghị không chỉ siết chặt quản lý nhà nước về kết hôn có yếu tố nước ngoài mà cần có những giải pháp để tạo điều kiện cho cô dâu Việt Nam hòa nhập, sinh sống ổn định ở nước ngoài. Chia sẻ quan điểm này, bà Huỳnh Thanh Thảo, Phó Chủ tịch Hội LHPN Cần Thơ, cho biết: “Trung tâm Hỗ trợ kết hôn với người nước ngoài đã được thành lập, đây là nỗ lực của Hội LHPN TP Cần Thơ trong việc hỗ trợ cho phụ nữ thành phố muốn kết hôn với người nước ngoài. Ngoài việc tư vấn về pháp luật, sắp tới trung tâm còn hỗ trợ trong việc học ngoại ngữ, học nghề, giới thiệu về phong tục, tập quán của nước sở tại của chú rể... nhằm tạo điều kiện cho chị em phụ nữ được trang bị những kiến thức cần thiết làm hành trang trước khi về nhà chồng”.
Ông Nguyễn Thành Đông, Giám đốc Sở Tư pháp TP Cần Thơ, cho biết: “Tất cả những khó khăn, vướng mắc phát sinh Sở Tư pháp sẽ đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Sở cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm kịp thời ngăn chặn tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực này”.
Theo báo Cần Thơ (bài, ảnh: Nguyên Sa 
Những cô dâu Việt tại Hàn Quốc lên tiếng
“Tất cả không dễ dàng, tôi không thể giao tiếp với bất cứ ai, không thể ăn được thức ăn Hàn Quốc, tôi đã tưởng không thể vượt qua những tháng ngày khó khăn ấy”, Lương An Thuyên, 28 tuổi, một cô dâu Việt tại Hàn Quốc kể.
Để hạnh phúc, không hề đơn giản
Những cô dâu Việt tại Hàn Quốc lên tiếng
Ảnh minh họa.
Cô dâu Nguyễn Thúy Vinh đã gặp người chồng Hàn Quốc của mình cách đây 4 năm ở Hải Dương. Vinh kể, thực sự, khi cưới người đàn ông đó Vinh cũng không có tình cảm với anh ta. Vinh cũng chẳng thấy lo lắng gì trước khi lên máy bay theo chồng về nước, một nơi mà từ trước tới nay Vinh chưa bao giờ tưởng tượng là mình sẽ đặt chân tới.
Trước khi về nhà chồng Vinh cũng đã học tiếng Hàn, tìm hiểu về văn hóa, phong tục của đất nước này. Thậm chí, trong thời gian chuẩn bị, Vinh đã nộp đơn làm việc cho một công ty Hàn Quốc.
Sau khi đặt chân đến xứ kim chi, với vốn kiến thức cơ bản của mình, Vinh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nơi xứ người. Không chỉ thích nghi tốt, Vinh còn tham gia các hoạt động cộng đồng tại nơi sinh sống. Vinh tham gia hội phụ nữ địa phương và làm phiên dịch cho cảnh sát mỗi khi các cô dâu Việt trong khu vực có tranh chấp hoặc có bất cứ vấn đề gì với chồng.
Cách đây hai tháng, Vinh gặp một cô dâu Việt trẻ đẹp tên là Chi. Chi cho biết, cô không thích nghi được với cuộc sống tại Hàn Quốc và bị gia đình chồng giam lỏng vì sợ cô sẽ bỏ trốn về Việt Nam. Chi trốn khỏi nhà chồng nhưng cô không nói tiếng Hàn, cũng không biết phải đi đâu. Hội phụ nữ nơi Vinh làm việc đã cưu mang Chi và giúp đỡ cô hòa nhập với cuộc sống tại đây.
Trong thời gian làm việc với hội phụ nữ, Vinh gặp khá nhiều trường hợp tương tự. Vinh thừa nhận rằng, cô thực sự may mắn hơn nhiều cô gái lấy chồng Hàn khác.
Lời khuyên của những người 'đi trước'
Những cô dâu Việt tại Hàn Quốc lên tiếng
Ảnh minh họa.
Lương An Thuyên, 28 tuổi, là một cô gái lấy chồng qua sự môi giới của trung tâm. Thuyên kể: “Những người môi giới đưa khoảng 5 cô gái Việt Nam, trong đó có tôi đi gặp một nhóm người đàn ông Hàn Quốc, họ đã chọn 4 người, sau đó chúng tôi làm thủ tục kết hôn và sang đây luôn”.
Thuyên cũng cho hay, những ngày đầu tiên tại xứ người tất cả mọi chuyện đều không hề đơn giản. Cô không thể giao tiếp, không ăn được thức ăn Hàn Quốc, cũng không hiểu gì về văn hóa cũng như lối sống của gia đình chồng. Có những lúc, Thuyên tưởng chừng mình không thể vượt qua những ngày tháng khó khăn ấy. Nhưng rồi tất cả cũng qua, Thuyên và nhiều phụ nữ Việt tại Hàn Quốc cho rằng, rào cản ngôn ngữ và văn hóa là những khó khăn lớn nhất cho những cô gái lấy chồng ngoại quốc.
“Tôi hy vọng những cô gái trẻ hãy tìm hiểu kỹ văn hóa và ngôn ngữ trước khi quyết định làm dâu một gia đình khác quốc tịch”, Thuyên nói thêm.
Theo thống kê của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, có khoảng 40.000 phụ nữ Việt đã kết hôn với người Hàn Quốc trong những năm gần đây. Năm 2007, ba cô dâu người Việt đã tự tử tại Hàn Quốc vì không thể thích nghi được với cuộc sống mới, càng không thể trở về Việt Nam. Từ đó, những vấn đề phát sinh từ những cuộc hôn nhân chênh vênh này ngày một nhiều hơn.
Hồi đầu tháng trước, một cô gái gốc Việt bị người chồng Hàn tâm thần đánh chết đã khiến cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc hết sức bàng hoàng.
“Mặc dù cuộc sống của tôi ổn định, nhưng khi nghe những tin tức như vậy tôi hết sức lo lắng. Nếu chồng tôi uống rượu và không thể kiểm soát bản thân, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình nữa”, Thuyên lo ngại.
Ông Suk-Huan Park, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, chính phủ nước này đang đẩy mạnh điều tra những đường dây môi giới hôn nhân bất hợp pháp tại đất nước mình. Bên cạnh đó chính quyền Hàn Quốc cũng lên kế hoạch mở các lớp học về văn hóa và những kiến thức cần thiết cho những người đàn ông Hàn Quốc muốn lấy vợ Việt. Chính phủ cũng sẽ xem xét mở các lớp học cho phụ nữ Việt đã lấy chồng và định cư tại Hàn Quốc.
Ông Park cũng bày tỏ hy vọng rằng các phụ nữ trẻ Việt Nam hãy nhìn vào thực tế rằng khi họ làm dâu ở Hàn Quốc không có nghĩa là cuộc sống không có những khó khăn vất vả. Có thể họ sẽ có được điều kiện tốt hơn nhưng họ cũng phải chấp nhận hòa nhập và sống theo phong tục, gốc gác của người đàn ông mà họ gọi là chồng.
Theo Diva




Những cánh hoa bạc mệnh:
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-women-marry-korean-men-pt-12042012175750.html
Ngày nay, đàn ông muốn tìm vợ ngoại quốc không còn là chuyện khó khăn. Họ chỉ cần ngồi trước máy điện toán đánh cụm từ “Women Mail-Order Bride”, lập tức hàng ngàn công ty môi giới, hàng triệu thông điệp, hình ảnh các cô gái đủ mọi chủng tộc, mọi lứa tuổi, được đánh bóng, quảng cáo rầm rộ hiện ra tràn ngập. Các ông tha hồ lựa chọn. 
Các cô gái Việt Nam đã dẫn đầu danh mục của những công ty môi giới mua bán “Cô Dâu Việt Nam” qua cách trực tuyến trên liên mạng được gọi là “Vietnamese Mail-Order Bride”.



Khu chung cư tại thành phố Busan, Hàn Quốc
Một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc ôm hai con nhảy lầu tự tử:
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vnese-woman-suicide-w-her-children-in-sk-11232012093704.html



http://www.youtube.com/watch?v=PAXKaJSX1NU

Câu chuyện bi thảm của cô dâu trẻ, Thạch Thị Hoàng Ngọc:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét