Làng gốm Bàu Trúc
(Dân trí) - Đến Bàu Trúc, gõ cửa một nhà dân người Chăm. Sau một lời mời chào thân thiện, du khách sẽ có dịp khám phá những điều độc đáo ở làng gốm được đánh giá là cổ nhất Đông Nam Á này.
Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km làng Bầu Trúc nẳm ở thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận). Làng có hơn 400 hộ trong đó hơn 80% hộ làm nghề gốm truyền thống.
Theo sử sách, nghề làm gốm do ông Pôklông Chanh khởi tạo từ ngàn xưa, ông là một trong những vị tổ sư của nghề gốm từ thời xa xưa và được dân làng giữ đến ngày nay. Bàu Trúc là làng gốm duy nhất ở Việt Nam đến nay vẫn được làm hoàn toàn bằng tay.
Làng gốm Bàu Trúc là điểm đến lý tưởng đối với du khách thập phương. Ngắm nhìn phụ nữ Chăm tỉ mỉ, nhịp nhàng thổi hồn vào từng thớ đất để biến thành những sản phẩm gốm độc đáo, có cảm tưởng như nơi đây, nghệ thuật và cuộc đời đã gần gũi đến mức hòa quyện thành một.
Đến làng Chăm để cảm nhận về con người và cảnh vật ở làng gốm. Có một điều gì đó rất gần gũi nhưng cũng khiêm nhường, lặng lẽ cứ như để người ta tự mình khám phá.
Làng gốm Bàu Trúc nằm cách TP. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam
Về thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, chiêm ngưỡng “đã mắt” các sản phẩm độc đáo của đồng bào Chăm
Để làm ra sản phẩm gốm Bàu Trúc, người ta dùng loại đất có độ dẻo cao thường được lấy từ các lớp đất nằm sâu ở triền sông Quao. Sau đó, đất được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ hai đất sét một cát
“Chuẩn bị đất phải rất kỹ lưỡng, chỉ cần sót ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hư hỏng ngay”, nghệ nhân Đàng Thị Đạn, năm nay gần 70 tuổi cho biết
Những người phụ nữ Chăm với bàn tay gầy đen, lấm lem đất, vê nhịp nhàng, thoăn thoắt biến khối đất sét thành những sản phẩm độc đáo
Sản phẩm gốm dù lớn hay nhỏ cũng được các nghệ nhân làm một cách tỉ mỉ, nhịp nhàng
Đo lại bán kính cho chính xác
Công đoạn chà láng gốm. Nghệ nhân dùng “vải cuộn” thấm nước, quấn vào tay chà láng thân gốm và tạo hình miệng
Trang trí hoa văn
Hoa văn gốm Bàu Trúc chủ yếu là hình răng cưa, khắc vạch, sóng nước, hoa văn thực vật, vỏ sò...
Gốm nặn xong, đem phơi nơi râm mát, khi khô ráo thì dùng “vòng quơ” để tu sửa cho hoàn chỉnh
Những sản phẩm gốm đã thành hình, chỉ đợi đem nung
Những sản phẩm gốm độc đáo của người Chăm
Tháp Chăm từ gốm
Nghệ nhân Đàng Thị Hồ, 62 tuổi đang chăm chú tạo hình cho sản phẩm
Gốm Bàu Trúc sau khi đã nung. Gốm không nung bằng lò, mà chất thành từng đống, ủ rơm rạ nung thủ công, sau đó bằng cách kết hợp pha màu, ém khói khi nung, các nghệ nhân tạo ra các vết màu loang đặc sắc trên từng sản phẩm gốm như: vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu…
Nguyễn Thành Chung
Người thợ xoay quanh chiếc bàn, mỗi vòng xoay, chiếc bình dần hiện ra dưới đôi bàn tay khéo léo, đơn giản và thô mộc nhưng đầy cuốn hút.
Nằm cách thành phố Phan Rang gần 10 km, ngay trên đường quốc lộ 1A, làng gốm Bàu Trúc ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận tự hào là một trong hai làng gốm cổ nhất Đông Nam Á.
Con đường nhựa dẫn khách bước chân vào ngôi làng. Đời sống của người dân đã khấm khá hơn với những ngôi nhà được xây dựng khang trang. Hầu hết các gia đình ở đầu làng đều không còn làm nghề, những nhà làm nghề đều nằm phía sâu bên trong.
Ở các nhà làm nghề, gian ngoài là phòng trưng bày sản phẩm, bên trong là nơi tạo hình và nung đất. Những chiếc bình hoa, lu đựng nước, chiếc đĩa, cái chum… - những vật dụng thường ngày đều được những đôi bàn tay tài hoa làm ra từ đất sét.
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét sông Quao trộn với cát. Đất chỉ được lấy một năm một lần, mỗi lần lấy đất kéo dài nửa tháng. Đất được lấy nhiều hay ít tùy vào khả năng của người lấy. Tới mùa lấy đất, hầu như mọi người đều đem đất về trữ sẵn tại nhà để dùng trong cả một năm. Đất sét và cát pha kèm với một ít nước, nhào cho thật mịn, dính lại với nhau và đặt lên bàn.
Hiện người dân ở Bàu Trúc vẫn giữ cách làm gốm nguyên sơ của mình từ bao đời. Người làng không làm bằng bàn xoay mà người thợ phải xoay quanh sản phẩm. Những chiếc lọ, chiếc đĩa dần hiện ra sau mỗi lần xoay vòng và khi người thợ dừng xoay cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành. Được làm nhiều nhất là những bức phù điêu hình người phụ nữ Chăm, hình những vị vua Chăm, vũ nữ và các vật dụng hàng ngày.
Người ta dùng khăn thấm nước tạo bề mặt nhẵn. Các hoa văn trang trí bằng những vỏ sò, con ốc hoặc được vẽ bằng tay hình sóng nước, hình răng cưa, hình những con thuyền, bông hoa đơn giản, phản ánh cuộc sống của người dân suốt bao đời.
Không cần lò nung, người thợ Bàu Trúc chỉ dùng rơm, củi khô chất thành đống rồi đốt. Cách làm này khiến cho những bình nước giữ được độ mát của nước chứa bên trong.
Các sản phẩm làm xong đều mang màu nâu đỏ tự nhiên của đất hoặc vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu đầy màu sắc đặc trưng của nền văn hóa Champa.
Ông tổ của làng nghề là Pô klong Chan. Hàng năm, người dân địa phương vẫn tổ chức cúng lễ tưởng nhớ vị tổ sư làng nghề của mình. Với 400 hộ dân trong đó người làm nghề không còn nhiều nhưng người dân Bàu Trúc vẫn cố gắng duy trì làng nghề cho đến tận hôm nay.
Các công ty du lịch thường xuyên đưa khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về làng gốm giàu truyền thống này. Du khách đến đây có thể tự tay làm cho mình những chiếc cốc hay chiếc đĩa, rồi tự tay mình vẽ hoa văn và nung trên lửa. Cảm giác thật thú vị khi được tận tay nắm đất và làm cho riêng mình những sản phẩm.
Bài và ảnh: Lam Linh
Con đường nhựa dẫn khách bước chân vào ngôi làng. Đời sống của người dân đã khấm khá hơn với những ngôi nhà được xây dựng khang trang. Hầu hết các gia đình ở đầu làng đều không còn làm nghề, những nhà làm nghề đều nằm phía sâu bên trong.
Ở các nhà làm nghề, gian ngoài là phòng trưng bày sản phẩm, bên trong là nơi tạo hình và nung đất. Những chiếc bình hoa, lu đựng nước, chiếc đĩa, cái chum… - những vật dụng thường ngày đều được những đôi bàn tay tài hoa làm ra từ đất sét.
Không có bàn xoay, người thợ tự xoay quanh bàn để tạo hình dáng cho sản phẩm. |
Hiện người dân ở Bàu Trúc vẫn giữ cách làm gốm nguyên sơ của mình từ bao đời. Người làng không làm bằng bàn xoay mà người thợ phải xoay quanh sản phẩm. Những chiếc lọ, chiếc đĩa dần hiện ra sau mỗi lần xoay vòng và khi người thợ dừng xoay cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành. Được làm nhiều nhất là những bức phù điêu hình người phụ nữ Chăm, hình những vị vua Chăm, vũ nữ và các vật dụng hàng ngày.
Người ta dùng khăn thấm nước tạo bề mặt nhẵn. Các hoa văn trang trí bằng những vỏ sò, con ốc hoặc được vẽ bằng tay hình sóng nước, hình răng cưa, hình những con thuyền, bông hoa đơn giản, phản ánh cuộc sống của người dân suốt bao đời.
Không cần lò nung, người thợ Bàu Trúc chỉ dùng rơm, củi khô chất thành đống rồi đốt. Cách làm này khiến cho những bình nước giữ được độ mát của nước chứa bên trong.
Màu của đất và màu của lửa tạo nên màu sắc riêng cho gốm Bàu Trúc. |
Ông tổ của làng nghề là Pô klong Chan. Hàng năm, người dân địa phương vẫn tổ chức cúng lễ tưởng nhớ vị tổ sư làng nghề của mình. Với 400 hộ dân trong đó người làm nghề không còn nhiều nhưng người dân Bàu Trúc vẫn cố gắng duy trì làng nghề cho đến tận hôm nay.
Các công ty du lịch thường xuyên đưa khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về làng gốm giàu truyền thống này. Du khách đến đây có thể tự tay làm cho mình những chiếc cốc hay chiếc đĩa, rồi tự tay mình vẽ hoa văn và nung trên lửa. Cảm giác thật thú vị khi được tận tay nắm đất và làm cho riêng mình những sản phẩm.
Tháp Chăm thu nhỏ là một trong những món quà của mảnh đất này. |
Những con đường in bóng nắng quanh co trong làng gốm Bàu Trúc |
Trong nắng trưa vàng rực và cái tĩnh lặng êm đềm của ngôi làng cổ, hình ảnh những đứa trẻ vô tư chơi đùa, cụ già người Chăm mê mải ngồi nặn gốm bên cửa và những bình, lọ, tượng, tranh gốm đứng lặng im trên chiếc giá trưng bày cũ kỹ của một xưởng gốm đã khắc sâu vào tôi những ấn tượng khó quên về một làng nghề vừa bí ẩn, vừa quá đỗi thân thuộc. Đó là làng gốm Bàu Trúc (Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận)
Cái tên Bàu Trúc vốn gợi cho tôi nhiều tưởng tượng phong phú. Tôi đã tìm đọc ít nhiều về mảnh đất này trước khi đặt chân đến, nhưng phải tới khi rong ruổi vào làng, trò chuyện với những người già, những người phụ nữ, những đứa trẻ "cười nhiều, nói ít", tới khi tận mắt, tận tay chạm vào cuộc sống ở đây, tôi mới hiểu được vì sao ngôi làng cổ này lại bền bỉ sức sống đến thế.
Sản phẩm gốm Bàu Trúc hết sức đa dạng với màu sắc mộc mạc tự nhiên được yêu thích Hình vũ nữ sống động được khắc trên một bình gốm |
Dù ăn nên làm ra nhờ nghề gốm, có nhiều sản phẩm được xuất đi nước ngoài, ra thành phố lớn nhưng dọc ngang trong làng không có nhiều nhà cao tầng, xưởng gốm đồ sộ hay những chiếc ô tô tải lớn nhỏ cồng kềnh chở hàng, vận chuyển nguyên vật liệu… Nhịp sống an nhiên phủ bóng xuống những bức tường gạch mộc, những con ngõ quanh co ngang dọc xuyên từ xóm này sang xóm khác, nhà này sang nhà khác.
“Ở ngoài Hà Nội vào kia à, mình cũng ra Hà Nội rồi”, một phụ nữ người Chăm đã cười nói khi đón tôi vào nhà. Và trước cả khi tôi kịp ngồi xuống, cô đã nhanh chóng ra lấy đất và dụng cụ rồi bắt tay luôn vào nặn một chiếc bình gốm cho tôi xem. Cô cứ lẳng lặng, vừa làm, vừa trả lời những câu hỏi của người khách lạ về các công đoạn và lịch sử của làng nghề.
Gốm Bàu Trúc được làm từ một loại đất sét đặc biệt, được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, ủ rồi trộn lẫn với cát mịn nhào nhuyễn và đem đi tạo hình. Sản phẩm được đem phơi nắng, rồi lại phơi trong bóng râm, sau đó mới cho vào lò nung với rơm hoặc củi, canh đúng thời gian vừa đủ để lấy ra phun màu rồi lại tiếp tục nung cho đến “chín”. Sản phẩm ra lò thường không cái nào giống cái nào, mang màu sắc mộc mạc, đậm phong cách Chăm.
Làm gốm là một công việc vất vả, nặng nhọc và được lưu truyền theo chế độ mẫu hệ. Gốm Bàu Trúc nổi tiếng mộc mạc, độc đáo vì được người thợ làm hoàn toàn bằng tay Những cụ già trong làng dù đã cao tuổi vẫn có thể đều đều làm gốm mỗi ngày |
Chỉ vào những hoa văn, họa tiết trên những bình, tháp, tượng… cô giảng giải cho tôi hiểu, không phải ai cũng có thể đảm đương được việc trang trí, vẽ hoa văn lên gốm. Đó là công việc đặc thù chỉ dành cho những người tài hoa, nghệ sĩ nhất.
Rồi cô kể về chuyến đi xa xăm, lần cô được ra thủ đô, mang theo những bình gốm “lớn nhất Việt Nam” để trưng bày tại Hà Nội trong một dịp hội chợ thủ công mỹ nghệ. Qua câu chuyện của cô, tôi hình dung thấy những người đàn ông và những người đàn bà tha thiết với nghề, cả cuộc đời miệt mài làm gốm; cả cuộc đời sát vai nhau nối tiếp cho những mẻ gốm ra lò, cho những sản phẩm gốm độc nhất vô nhị, nỗ lực để đưa gốm đi thật xa.
Trong quãng thời gian lang thang qua làng Bàu Trúc của mình, thật kỳ lạ là số đàn ông tôi gặp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những gương mặt rõ rệt nhất ở lại trong ký ức của tôi về làng nghề này là những người phụ nữ và những đứa trẻ con tươi tắn, đầy sức sống.
Nhiều đứa trẻ của làng biết đến gốm từ khi còn nhỏ xíu. Chúng vui chơi, nghịch ngợm với đất, với gốm, lớn lên cùng gốm Nụ cười ngây thơ hết cỡ của một em nhỏ làng gốm trước ống kính khách du lịch Dù cuộc sống còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng người dân Bàu Trúc vẫn gắn bó với nghề, vẫn chung thủy với hồn cốt gốm cổ và nỗ lực quảng bá sản phẩm của mình |
Những người phụ nữ trung niên với dáng người cao, đôi mắt to, đen và nụ cười phảng phất vẻ xinh đẹp thời son trẻ, những bà cụ già với đôi bàn tay nhăn nheo bế cháu, cổ và tai đeo đầy đồ trang sức ngồi cặm cụi cả ngày trong xưởng gốm, những đứa trẻ đen nhẻm, tóc xoăn, đôi mắt tròn xoe không sợ người lạ. Chúng chơi quanh xưởng, trên đường làng, ngồi xem người lớn nặn gốm, nghịch đất, khóc, cười, và lớn lên…
Những cô bé 13-14 tuổi sẽ bắt đầu được dạy để làm nghề. Những người con trai con gái trưởng thành, sống nhờ đất, nhờ gốm, cho đến khi tóc bạc, râu dài, móm răng… vẫn tha thiết với nghề làm gốm. Những nụ cười tôi gặp ở làng gốm như một thông điệp không lời, mãi bền bỉ, chung tình với gốm.
Phượt ký của Quỳnh Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét