Từ việc hôi của trong ngày 30/4/1975 của người Việt rồi sau đó là việc hôi của trong trận bão Katrina ở Louisiana, hôi của trong trận bão Haiyan ở Phi rồi hôi của lấy bia của người Việt ở Biên hòa..., chúng ta nghĩ gì về Bài học vượt qua thảm họa thiên nhiên của người NhậtThói hôi của và sự xuống cấp đạo đức
Gần đây truyền thông liên tục bình luận hiện tượng người dân đổ xô cướp bia của một chiếc xe tải bị tai nạn ở Biên Hòa, coi đó là điểm nóng của sự xuống cấp trầm trọng về đạo lý, cùng với phản ứng bất bình, phẫn nộ, bực tức, xấu hổ là người dân Việt nam hiện tại.
Chuyện này không lạ mà là chuyện thường ngày. Đa số các sự việc đã diễn ra tương tự cũng có những hành động hôi của tương tự.
Không chỉ việc hàng hóa bị cướp trong tai nạn giao thông mà các tai nạn khác cũng không tránh khỏi. Hỏa hoạn, cháy nhà, cháy chợ, rơi tiền.. đều bị hôi của mà không bị gọi là sự bất thường ở xã hội Việt nam vài chục năm trở lại đây.
Phải chăng phản ứng trên cũng chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi.
Đa số người Việt nhận định vì dân trí thấp nên họ hồn nhiên phạm tội mà không biết, hồn nhiên bộc lộ những thói xấu của con người một cách cũng thật… hồn nhiên.
Nhưng không phải vậy, cuộc sống lo toan cơm áo hàng ngày, lo xa cho tương lai con cái trong xã hội bấp bênh về phúc lợi, khó khăn kinh tế, lo cho lợi ích bản thân quá nhiều so với cộng đồng nên thành nếp “văn hóa hồn nhiên”.
Nhiều kiểu hôi của
Một xã hội mà nhan nhản hành chính lộ, phí lộ, học lộ, xin việc lộ, thăng quan lộ, bệnh lộ… Thậm chí người có quyền hạn “hôi của” trên tai nạn người khác bằng những thủ đoạn lặp lại trong bệnh viện, trong xử lý hồ sơ… kể cả “hôi” hàng cứu trợ bão lụt, tiền từ thiện cũng rất hồn nhiên thì liên quan gì đến dân trí thấp.
Nhiều án tham nhũng quan chức bị phát hiện và xử án cũng chỉ là hiện tượng “trời kêu ai nấy dạ” chứ không có tính răn đe, không giảm, mà chỉ là bài học để những người đương quyền đối phó chặt chẽ hơn.
Những người có quyền, đang điều hành doanh nghiệp nhà nước thì biến những hóa đơn VAT thừa thãi ở xăng dầu, vật liệu xây dựng, chi phí khác… làm hợp đồng chênh lệch giá, biến thành tiền cá nhân mà không cần biết doanh nghiệp đó lời hay lỗ.
Việc mua bán bố trí chức vụ nhiều hơn mức cần thiết, lũy tiến điền vào chổ trống khi ai đó về hưu trong doanh nghiệp nhà nước, trong cơ quan hành pháp, xét cho cùng cũng là một sự “hôi của” rất hồn nhiên và gánh nặng nợ hoặc hoàn vốn này cũng dành cho cộng đồng gánh chịu.
Người ta thảo luận trên mạng cộng đồng hỏi xin việc này chức nọ với số tiền cụ thể và bao giờ hoàn vốn ngoài lương cũng rất hồn nhiên.
Thậm chí cái gọi là văn hóa bìa thư hàng ngày cũng trở thành hồn nhiên và còn được lèo lái là sự bôi trơn.
Vì vậy đừng đổ lỗi cho nhận thức hay dân trí mà nên nhận định việc làm xấu hổ đó đã thành một thói quen hàng ngày trong đời sống ở Việt nam hiện tại.
Nếu biết xấu hổ về vụ cướp bia, thì còn nhiều thứ khác đáng để xấu hổ mà trong đó nhiều người lên án, phê phán, chê trách cũng đang thực hiện rất hồn nhiên hàng ngày.
Một bài toán quá khó để thay đổi quốc nạn văn hóa đạo đức liên quan đến kinh tế của người Việt nam hiện tại.
Lý Phi (http://baomai.blogspot.com/2013/12/thoi-hoi-cua-va-su-xuong-cap-ao-uc.html)
“Trúng mối”
Thấy người đi đường gặp tai nạn, hàng hóa bị rơi đổ giữa đường, bị cướp giật, nhiều người không ra tay cứu giúp mà còn lợi dụng lúc lộn xộn để tranh nhau "hôi của".Thấy bia đổ là "hôi" Vào trưa 2/7, xe tải BKS 54Z do tài xế Phạm Viết Sơn cầm lái chở đầy bia chai nhãn hiệu Saigon đỏ lưu thông trên quốc lộ 1A. Khi đi đến cầu vượt Tân Thới Nhất (P.Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM) do tài xế điều khiển xe với tốc độ khá cao đã khiến nhiều két bia đổ xuống đường. Trong lúc tài xế chưa kịp thu dọn lại hàng hóa thì hàng chục người đi đường bất chấp những mảnh vỡ thủy tinh mang bao tải lao vào “hôi của” mang bia về uống.Hàng trăm người lao vào hôi bia của tài xế xe tải gặp nạn.Hàng trăm người lao vào hôi bia của tài xế xe tải gặp nạn.Sau sự việc trên các phương tiện truyền thông lên tiếng phê phán về hành động xấu xí đó của những người “hôi của”. Sau đó vài tháng, vào chiều ngày 4/12, sự việc đáng xấu hổ lặp lại khi xe chở bia của anh Hồ Minh Mẫu (SN 1983, quê Bình Định) điều khiển xe tải BKS 79N gặp tai nạn tại vòng xoay Tam Hiệp (P.Long Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), nhiều người đã không giúp đỡ mà còn mang xe tải tới “hôi bia” của anh mang về. Mang bao tải đi "cướp" bia trên cầu Tân Thới Nhất, Q.12, TP.HCM.
Trước đó, ngày 9/8/2012, anh Vũ Văn Khởi điều khiển xe container chở hàng trăm thùng bia lưu thông trên cầu vượt Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM để về đại lộ Võ Văn Kiệt. Khi đang cho xe lên dốc cầu vượt thì bất ngờ, anh Khởi gặp sự cố với 3 thanh niên khác, thắng gấp xe nên đã làm hàng trăm thùng bia trên xe chao đảo. Ngay sau khi sự cố xảy ra, một số người đã tranh nhau "hôi của".
Lấy cả thức ăn cho vịt
Ngày 12/8/2012, một xe tải chở hơn 20 tấn thức ăn hỗn hợp dành cho vịt khi di chuyển trên quốc lộ 1A đã bị lật nhào xuống ruộng tại tỉnh Bình Định. Sau khi tai nạn xảy ra, nhiều người dân địa phương xông vào mang thức ăn cho vịt về nhà.
Nhiều người dân tham lam lấy thức ăn của vịt. |
Cướp tiền của người bị cướp Vào ngày 16/6/2011, người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay An Dương Vương - Trần Phú - Sư Vạn Hạnh (Q.5, TP.HCM) thì bị 2 tên cướp từ phía sau giật giỏ xách. Nhờ nhanh trí người này đã giữ được túi nhưng vì giằng co mạnh khiến túi bị rách và tiền 50 triệu bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của người đàn ông, nhiều người dân ào ra giữa đường lượm số tiền bị rơi ra trước sự thẫn thờ và bất lực của nạn nhân.
Nạn nhân bị cướp bất lực nhìn người đi đường tranh nhau nhặt tiền. |
Vào ngày 16/10, tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM), ông Trường đang đi xe máy thì bị 4 thanh niên áp sát, móc bọc tiền 50 triệu đồng trong túi của ông. Trong lúc giằng co với bọn cướp, xấp tiền 50 triệu của văng ra đường, người dân xung quanh lao vào nhặt. Đến khhi kiểm lại, ông Trường chỉ còn 30,5 triệu đồng.
Sau vụ ông Trường bị cướp tiền và “hôi của” tại TP.HCM thì ở Bình Định chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi) bị giật giỏ xách ngay trước cửa ngân hàng. 1,2 tỉ đồng văng ra đầy đường, nhiều người xông vào nhặt. Cuối cùng, chị Huệ chỉ lượm lại được hơn 800 triệu đồng.
Khoe thành tích xấu
Chiều 12/9, trước cửa UBND Q.Ba Đình (Hà Nội), Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phát tặng 3.000 chiếc áo mưa cho người dân Hà Nội, với mong muốn nâng cao nhận thức chung về biến đổi khí hậu. Khi đại biểu chưa nói hết nội dung thì hàng trăm người đã đổ xô lên sân khấu “cướp" áo mưa từ tay ban tổ chức. Nhiều người khoe: “Tôi đã lấy được 5 - 6 chiếc rồi, giờ cất đi và chạy vào lấy tiếp”.
Cảnh người dân lao vào tranh giành áo mưa. |
Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy lẫn nhau để giành phần ăn miễn phí diễn ra hàng giờ liền khiến giao thông tắc nghẽn. Nhiều người đi qua thấy cảnh tượng trên đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự “hy sinh vì miếng ăn” của các bạn trẻ. Mọi người chen nhau vào ăn miễn phí sushi.
Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-vu-hoi-cua-tranh-an-tai-tieng-nam-2013-post376673.html
Nguồn Zing News
Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-vu-hoi-cua-tranh-an-tai-tieng-nam-2013-post376673.html
Nguồn Zing News
Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy lẫn nhau để giành phần ăn miễn phí diễn ra hàng giờ liền khiến giao thông tắc nghẽn. Nhiều người đi qua thấy cảnh tượng trên đã lắc đầu ngán ngẩm trước sự “hy sinh vì miếng ăn” của các bạn trẻ. Mọi người chen nhau vào ăn miễn phí sushi.
Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-vu-hoi-cua-tranh-an-tai-tieng-nam-2013-post376673.html
Nguồn Zing News
Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-vu-hoi-cua-tranh-an-tai-tieng-nam-2013-post376673.html
Nguồn Zing News
Những ngày vừa qua, dư luận phẫn nộ với hành vi hôi của khi chiếc xe chở bia gặp nạn vào trưa 4/12, tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp (thuộc KP.1, P.Bình Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai). Chiếc xe bị tai nạn khiến hàng ngàn thùng bia rơi xuống đường. Lúc này, nhiều người xung quanh đã ào ra hôi của mặc cho tài xế van xin. Chỉ một lúc sau, số lượng chai bia chưa bị vỡ trên mặt đường đã bị lấy đi hết trước sự bất lực của tài xế. PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS.TS xã hội học Đặng Vũ Cảnh Khanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển về hành vi hôi của đáng xấu hổ này. Giáo sư đánh giá như thế nào về hành vi hôi của vừa xảy ra vào ngày 4/12 tại Đồng Nai?
Trước tiên, tôi xin khẳng định đây là một hành vi xấu, sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị của xã hội. Sự việc này không phải là lần đầu mới xảy ra mà trước đó đã có nhiều rồi.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống "lá lành đùm lá rách", yêu thương đùm bọc nhau, rất tiếc trong thời gian gần đây, những giá trị nhân đạo đó đang có phần bị mai một. Người xưa bảo lòng tham là vô đáy. Khi lòng tham đã trỗi dậy, người ta dễ bị mờ mắt. Của cải hiện ra trước mắt, lấy thật nhanh, chẳng ai kịp lên án… Tôi cảm thấy thương hại cho những người hôi của, vì cái giá họ trả sẽ là đắt. Chắc chắn trong cuộc đời, không ít người trong họ sẽ còn bị hình ảnh thương tâm của người tài xế quỳ lạy, van xin đó ám ảnh, làm cho lương tâm day dứt.
- Hành vi hôi của như trên có phải là hành vi cướp giật vô nhân tính không, thưa ông?
Hiển nhiên là cướp của còn phải bàn luận gì nữa. Tài sản rơi xuống đường không phải là vô chủ. Người ta ngang nhiên xâu xé, vơ vét, có người còn mang cả xe ba gác để vận chuyển. Đó là không chỉ là "cướp giữa ban ngày", mà còn là cướp một cách hèn hạ, cướp của những người gặp tai nạn, những người đang rất cần sự giúp đỡ.
Mặt khác, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, đơn độc, thậm chí chết, không còn khả năng quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… còn là vi phạm pháp luật. Bởi vậy, cần phải bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. - Sự việc lần này có phải là hồi chuông cảnh báo sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức trong xã hội hiện nay?Sự việc này là biểu hiện rõ ràng về sự xuống cấp đạo đức. Nếu sự lệch chuẩn diễn ra ở một vài cá nhân, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ, nhưng lệch chuẩn đã là của số đông, thì thật đáng báo động. Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp là E. Durkheim cho rằng tới lúc đó, xã hội có thể bị rơi vào tình trạng “nhiễu loạn kỷ cương”, “bị lâm bệnh”. Chúng ta cần phải có ngay các biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này, không thể để những sai lêch chuẩn mực và giá trị lây lan rộng hơn.
Mọi người chen nhau vào ăn miễn phí sushi. Bài viết: http://news.zing.vn/Nhung-vu-hoi-cua-tranh-an-tai-tieng-nam-2013-post376673.html Nguồn Zing News |
- Hành vi hôi của như trên có phải là hành vi cướp giật vô nhân tính không, thưa ông?
Hiển nhiên là cướp của còn phải bàn luận gì nữa. Tài sản rơi xuống đường không phải là vô chủ. Người ta ngang nhiên xâu xé, vơ vét, có người còn mang cả xe ba gác để vận chuyển. Đó là không chỉ là "cướp giữa ban ngày", mà còn là cướp một cách hèn hạ, cướp của những người gặp tai nạn, những người đang rất cần sự giúp đỡ.
Mặt khác, việc lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, đơn độc, thậm chí chết, không còn khả năng quản lý được tài sản để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc… còn là vi phạm pháp luật. Bởi vậy, cần phải bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.
- Sự việc lần này có phải là hồi chuông cảnh báo sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức trong xã hội hiện nay?
Sự việc này là biểu hiện rõ ràng về sự xuống cấp đạo đức. Nếu sự lệch chuẩn diễn ra ở một vài cá nhân, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ, nhưng lệch chuẩn đã là của số đông, thì thật đáng báo động. Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp là E. Durkheim cho rằng tới lúc đó, xã hội có thể bị rơi vào tình trạng “nhiễu loạn kỷ cương”, “bị lâm bệnh”. Chúng ta cần phải có ngay các biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này, không thể để những sai lêch chuẩn mực và giá trị lây lan rộng hơn.
Chất đầy bia lên xe máy chở đi |
Theo tôi, khó khăn về kinh tế, đói nghèo không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hôi của này. Tôi tin rằng, trong số những kẻ hôi của kia, không phải ai cũng nghèo đói, không đủ tiền để uống bia. Rất nhiều người qua đường có thể thực sự là nghèo đói, nhưng chắc chắn đã không đứng lại hôi của cùng đám đông mu muội kia.
- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân của hành vi hôi của này?
Những năm gần đây, xã hội đang biến đổi nhanh chóng.Nhiều chuẩn mực truyền thống có thể đã bị quên lãng hoặc không còn phù hợp, trong khi đó nhiều chuẩn mực mới chưa được khẳng định. Chúng ta cũng chưa xác định rõ được những quy chuẩn mới, phù hợp với đòi hỏi của thực tế và của thời đại. Điều đó dẫn đến tình trạng sai lệch chuẩn mực có thể diễn ra trên phạm vi rộng thậm chí nhiễu lọan các giá trị và chuẩn mực. Cái xấu, cái tốt đôi khi lẫn lộn với nhau.
Xã hội của chúng ta cũng còn nhiều hiện tượng tham ô, tham nhũng, hối lộ chưa được xử lý thỏa đáng, còn nhiều kẻ cơ hội, đục nước béo cò sống bằng sức lao động của người khác. Nhiều kẻ giàu sang, ăn chơi, phè phỡn, trong khi nhiều người lao động chân thực vẫn còn nghèo khổ. Điều đó khiến cho không ít người lao động, nếu chỉ sống trung thực sẽ gặp nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp còn có thể bị coi là kẻ “ngốc nghếch”, “không hợp thời”, phải chịu thiệt thòi…
- Chúng ta sẽ làm gì để hạn chế những hành vi tương tự này?
Trước hết, nếu hôi của của người bị nạn là hành vi ăn cướp thì phải xử lý thật nặng. Về điều này, các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Thật đáng tiếc là tôi cũng chưa từng thấy có trường hợp hôi của nào ở nước ta bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là phải củng cố và xây dựng được những chuẩn mực đạo đức phù hợp với thực tế hiện nay.
Phải biểu dương và tôn trọng những người lao động, sống trung thực, sống bằng đôi tay lao động của mình. Chừng nào những người lao động trung thực còn cảm thấy mình bị coi là “kẻ ngốc nghếch” thì chừng đó chúng ta cũng chưa ngăn chặn được triệt để hiện tượng hôi của như trên.
Xin cảm ơn ông!
Chuyện nước mình...
Một trong những điều đáng buồn mà ai cũng có thể nhận ra rằng hôi của đã trở thành một thói quen xấu của người Việt. Nhiều cái thở dài, nhiều cái lắc đầu ngán ngẩm và cũng nhiều chua xót, mặc dù người ta có thể đưa ra muôn vàn lý do để bao biện cho hành động đáng xấu hổ này.
8/2012, vào lúc 2h sáng một vụ tai nạn liên quan tới chiếc xe tải chở 20 tấn thức ăn gia súc trên thị trấn Tuy Phước, Bình Định. Chẳng hiểu tính mạng người tái xế ra sao chỉ biết rằng toàn bộ thức ăn gia súc đã "không cánh mà bay".
"Cầm nhầm" bia ở Sài Gòn.
9h30 ngày 2/7/2013, một vụ tai nạn tại Tp Hồ Chí Minh, do xe ô tô mất tay lái khiến hầu hết các két bia đằng sau xe bị rơi ra dường. May mắn vụ việc không gây thương vong về người nhưng rất nhiều két bia của chủ nhân đã được những người dân gần đó "cầm nhầm".
Cảnh hôi của ở Đồng Nai.
Gần đây nhất, vụ việc chiếc xe tải chở bia đi ngang qua khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai) bất ngờ bị lật và làm đổ 1.500 thùng bia xuống đường, người dân hôi của cướp bia trắng trợn mặc cho tài xế gào khóc đã và đang là đề tài nóng thu hút sự quan tâm của dư luận.
Điều đáng nói đây chỉ là một vụ việc nhỏ nhưng vấn đề mà nó để lại không hề nhỏ. Phải chăng đạo đức của người Việt đang bị xuống cấp hay lòng tham của một bộ phận nhỏ ảnh hưởng tới cả một thế hệ.
... rồi ngẫm chuyện nước người
Xếp hàng chờ tiếp viện.
Chắc hẳn chưa ai quên tháng 3 định mệnh của người Nhật khi thảm họa thiên nhiên đã không thương tiếc mà giáng xuống đất nước hoa anh đào những cơn thịnh nộ khủng khiếp.
Ngày 11/3/2011, động đất và sóng thần đã cướp đi sinh mạng của gần 20.000 người, tàn phá nhiều nhà cửa, phương tiện sản xuất và hạ tầng cơ sở tại vùng Đông bắc Nhật Bản. Cơn "nổi giận" của thiên nhiên đã khiến Nhật Bản mất trắng 300 tỷ USD. Tuy nhiên, đó chỉ là những nỗi đau hiện tại, hậu quả lâu dài từ sự cố hạt nhân Fukushima vẫn khiến bất kỳ người Nhật nào rùng mình khi nghĩ đến.
Có nước mắt, có đau thương, tang tóc nhưng bài học mà Nhật Bản dạy cả thế giới càng khiến nhiều người thán phục và nể hơn.
Xếp hàng để mua siêu thị.
Sau thảm họa, người ta không tìm thấy cảnh cướp bóc, hôi của, cướp cạn ở bất kỳ nơi nào. Người Nhật lịch sự ngay cả khi họ đói, họ khát và họ khổ. Văn hóa xếp hàng, văn hóa lạc quan và đoàn kết đã khiến người Nhật bình tĩnh cả ngay khi có thảm họa.
Vì thế, khi được phát lương thực người Nhật vẫn xếp hàng nghiêm chỉnh để chờ đến lượt mình, chia sẻ đồ cứu trợ và tự đùm bọc nhau. Bởi họ hiểu rằng, nỗi đau thảm họa là nỗi đau chung.
Bất cứ địa điểm công cộng nào, người Nhật vẫn kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình, không ồn ào, không đòi hỏi, không chen lấn. Bởi ít nhất một điều họ hiểu rằng toàn bộ người dân đều đang chịu nỗi đau giống nhau và dù giàu hay nghèo, dù già hay trẻ, dù gái hau trai ai cũng được quyền chia sẻ bình an.
Không những thế, hầu hết các siêu thị, cửa hàng ở Nhật đều đồng loạt giảm giá chứ không "đục nước béo cò" tăng giá sau thảm họa.
để nói chuyện chúng ta...
Mọi phép so sánh đều khập khiễng, mọi nguyên nhân, lý do câu chuyện biết đâu cũng chỉ là giá như, giả sử... Có thể ai đó sẽ nói rằng câu chuyện "hôi của" của người Việt chẳng liên quan gì tới câu chuyện thiên tai của nước Nhật. Tuy nhiên, điều đọng lại chính là cách ứng xử giữa con người với nhau đặc biệt là trong lúc khốn khó. Lòng tham thì bất kỳ ai cũng có nhưng hãy biết kiềm chế nó trong mọi hoàn cảnh.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
Câu chuyện “hôi của” không còn là việc hiếm gặp ở Việt Nam và mới đây vụ hôi hơn 1000 thùng bia rơi xuống đường ở vòng xuyến Tam Điệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai đã khiến dư luận rất bất bình. “Thừa nước đục thả câu”, hàng trăm người dân sống ở đó hay đi ngang qua cũng đã dừng xe đổ xô đến vơ vét mặc cho tài xế khóc lóc, van xin.
Theo PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh thì hành động đó là ăn cướp trắng trợn.
PGS Văn Như Cương nói về việc "hôi của" xe chở bia ở Đồng Nai.
- Khi nhìn thấy những hình ảnh người dân hớn hở lấy bia, mang xe máy chở thùng bia về nhà trong sự việc “hôi của” xe chở bia ở TP Biên Hòa, ông cảm thấy sao?
PGS Văn Như Cương: Tôi cảm thấy rất xấu hổ, buồn vì không ngờ người ta lại có hành động ăn cướp ngang nhiên như thế. Không thể nói là “hôi của”, mà rõ ràng là hành vi cướp trắng trợn. Thật đáng buồn, đáng trách!
Nhiều trường hợp tương tự cũng đã xảy ra như “hôi của” người gặp tai nạn giao thông, cháy nhà…Tôi nhớ một vụ “hôi của” ở Sài Gòn cách đây không lâu, một người phụ nữ bị nhóm cướp giật ví tiền khi đang lưu thông trên đường, số tiền rơi vung vãi ra đường. Một nhóm dừng lại nhưng không hề giúp đỡ người phụ nữ kia mà lại tranh thủ nhặt tiền...cho mình. Tôi thấy những người đó cũng giống như bọn ăn cướp mà thôi!
- Người Việt mình thường có tâm lý “a dua”, trong trường hợp “hôi của” bia có thể chỉ là hành động bột phát. Bằng chứng là sau đó có người dân treo băng rôn nói cảm thấy xấu hổ vì mấy lon bia đó?
PGS Văn Như Cương: Ngoài vấn đề ý thức người dân, tâm lý đám đông, tôi cho rằng sự việc này xảy ra một phần lỗi trách nhiệm thuộc về lực lượng công an, an ninh trật tự có mặt ở đó. Tại sao họ đứng đó mà không ngăn cản được người dân, không giải tán đám đông khiến nó biến thành bãi chiến trường mạnh ai người lấy làm?Trước đó, ở Đà Nẵng cũng xảy ra vụ đổ mấy trăm thùng bia trên đường nhưng người dân không đổ xô lấy mà còn giúp cho tài xế nhặt, vun vén lên xe. Rõ ràng đây là hai hiện tượng cùng một vấn đề, nhưng một cái đáng buồn, bị phê phán. Tôi cho rằng, điều căn bản là ở chỗ sự điều hành, quản lý của lực lượng chức năng nơi đó như thế nào.
Người dân treo tấm băng rôn đó có thể chỉ là người chứng kiến cảnh tượng ấy, ông ấy có lương tâm nên cảm thấy xấu hổ cho những người cướp những lon bia trong tình huống đó thôi.
- Sự việc đáng xấu hổ này còn bị “bêu xấu” ở báo chí nước ngoài. Ông nghĩ sao về việc họ nói mình “đánh rơi coi như mất”?
PGS Văn Như Cương: Sự việc xe bia đổ, người dân tranh nhau “hôi của”, báo chí Nga có đăng tin, tôi cảm thấy xấu hổ nhưng cũng khẳng định nếu quy kết “đánh rơi coi như mất”, đánh giá người Việt chuyên ăn của hôi là không đúng.
Rất nhiều trường hợp lái xe tắc-xi trả lại tiền, đồ vật cho khách, em bé nhặt được của rơi trả lại…Tôi thấy văn hóa này chỉ là bột phát, nhìn hiện tượng buồn nhưng tôi không quy kết toàn dân mình như thế.
Người dân thi nhau "hôi của" thùng bia trên đường TP Biên Hòa.
Phải truy tố người “hôi của”
Nếu là người dân chứng kiến sự việc hàng trăm người tranh nhau "hôi của" đó, ông sẽ cư xử như thế nào?
PGS Văn Như Cương: Giả sử tôi ở đó, tôi nghĩ mình sẽ can ngăn, kêu gọi giúp đỡ người lái xe chứ không nên “hôi của” như thế. Nhưng có lẽ thực tế, đứng trước tình huống hàng trăm người đổ xô, chen nhau, tôi lại không dám đứng lên nói vì nguy hiểm vô cùng. Tâm lý đám đông ngăn trở mình.
Tôi nghĩ cũng rất nhiều người cảm thấy vô lý, muốn xông vào nói nhưng ngại, họ cũng chỉ biết dừng xe đứng xem chán nản buồn bã. Vì có thể họ bị hành hung, đánh đập…đến tài xế lạy khóc lóc van xin mà chẳng được.
- Thời của ông có hiện tượng hôi của, ăn cắp như vậy không PGS ?
PGS Văn Như Cương: Tôi chưa từng thấy chuyện đó xảy ra. Những năm 1972, nhà tôi sơ tán từ cuối phố Yết Kiêu về khu vực Nhổn, lúc đó mọi nhà không ai khóa cửa, rất ít trộm cắp.
Rồi có lần, tôi đi xe đạp dựng ở cửa hàng Mậu Dịch để mua đồ, khi ra về tôi đi bộ mà quên chiếc xe. Đến lúc ăn cơm trưa xong, nghỉ ngơi tôi mới nhớ và khi chạy ra đến nơi chiếc xe vẫn ở nguyên chỗ cũ mặc dù không khóa.
- "Hôi của" là hành động đáng xấu hổ và cần phải lên án, theo ông làm thế nào chúng ta có thể xóa bỏ được hiện tượng này ?
PGS Văn Như Cương: Phải truy tố những người hôi của chứ không thể để ăn cướp ngang nhiên như thế. Pháp luật xử lý nghiêm thì lần sau không còn xảy ra sự việc đáng buồn như thế nữa.
Nhìn sâu xa, chúng ta phải giải quyết cách giáo dục con người hiện nay về mặt đạo đức. Giáo dục con trẻ biết thế nào là thiện, ác, sai, trái, cái gì không phải của mình thì không lấy để chúng tự biết ứng xử suốt cuộc đời.
Trân trọng cảm ơn PGS!
Một hãng truyền hình Nga mới đây phát sóng đoạn video quay lại cảnh hàng trăm người ở Đồng Nai lao vào hôi bia, với những lời châm biếm hài hước.
Tài xế bị "hôi bia" bị đòi tiền hảo tâm
Một hãng truyền hình Nga mới đây phát sóng đoạn video quay lại cảnh hàng trăm người ở Đồng Nai lao vào hôi bia, với những lời châm biếm hài hước.
Video trên xuất hiện trong chương trình tin tức 24h, lúc 8h30 sáng 9/12, của đài truyền hình Rentv. Đây là đài truyền hình giải trí tư nhân hàng đầu ở Nga, với lượng khán giả khổng lồ lên đến hơn 113 triệu người xem.
Trong bản tin có tiêu đề "Biển bia", biên tập viên Dmitri Yasminov kể lại sự việc xảy ra cách đó 5 ngày tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của Việt Nam.
"Một câu chuyện bi hài về lòng hào phóng hiếm có vừa xảy ra tại Việt Nam và đau khổ chỉ thuộc về duy nhất một người, khi đám đông vô công rồi nghề lao vào cuỗm đi khoảng 1.500 thùng bia từ chiếc xe tải bị mất lái", Yasminov nói. "Tài xế, đang lo lắng không biết giải thích thế nào với ông chủ về chỗ hàng bị mất, đã không thể ngăn chặn được lễ hội bất ngờ này".
Yasminov cũng cho hay, theo thông tin từ phía cảnh sát giao thông, bia bị rơi ra khỏi thùng xe khi tài xế đổi hướng xe mà không giảm tốc độ.
"Cái gì đánh rơi thì coi như là mất", biên tập viên bình luận.
Bản tin kết lại bằng khung cảnh hỗn loạn tại hiện trường với những người kể cả đàn ông và phụ nữ mải mê cúi xuống nhặt bia và hào hứng mang những thùng Tiger hôi được đi về.
Vụ việc hôi bia ở Đồng Nai gây bức xúc trong dư luận suốt hơn một tuần qua, xảy ra vào trưa 4/12, khi tài xế Hồ Kim Hậu, 30 tuổi, lái xe tải chở hơn 1.300 thùng bia từ thành phố Hồ Chí Minh đi giao tại một đại lý ở tỉnh Bình Thuận.
Khi đến khu vực vòng xoay Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, trong lúc ôm cua, thanh chắn phía sau thùng xe bị gãy, dây đai đứt khiến hơn nghìn két bia từ trên xe rơi xuống đất.
Lúc này hàng trăm người dân địa phương cũng như nhiều người chạy xe ngang qua liền xông vào hôi của, mặc cho anh Hậu van xin, khóc lóc. Một số nhân chứng cho biết, có những người còn leo lên cả thùng xe để lấy bia và đưa cả xe ba gác ra chở bia về.
Công an TP Biên Hòa đã lấy lời khai của anh Hậu và các nhân chứng để làm rõ vụ việc. Cơ quan điều tra cũng triệu tập ít nhất 10 người được cho là có hành vi cướp bia khi xe tải của anh Hậu bị lật. Sau buổi làm việc, nhiều thùng bia đã được người dân giao nộp cho công an. http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/truyen-hinh-nga-cham-biem-vu-hoi-bia-la-le-hoi-bat-ngo-2922208.htmlTài xế bị "hôi bia" bị đòi tiền hảo tâm
(Kienthuc.net.vn) - Suốt từ sáng đến tối qua, tài xế Hồ Kim Hậu và vợ liên tục bị nhiều người gọi điện, đến nhà “đòi” lại tiền họ đã giúp đỡ.
Anh Hồ Kim Hậu chia sẻ rằng quá mệt mỏi vì có nhiều người dù chẳng có bằng chứng, giấy tờ gì nhưng vẫn đến nhà “ăn vạ”, đòi lại tiền mà họ nói rằng đã chuyển vào tài khoản giúp đỡ anh trong vụ “hôi bia” xảy ra trên địa bàn TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
“Tối qua tôi đi làm về thì nghe vợ nói có một số người đến tận nhà trọ đề nghị tôi trả lại tiền họ đã giúp tôi vì cho rằng, tôi đã được công ty bia giúp đỡ miễn bồi thường vụ hôi bia”.
Tài xế Hồ Kim Hậu (bên trái) dù rất vui khi được nhiều cá nhân, tập thể chia sẻ rủi ro nhưng anh cũng rất mệt mỏi vì liên tục bị "nhà hảo tâm" đòi lại tiền. |
Theo anh Hậu thì trong số đó có 1 thanh niên cho biết đã giúp mình 10 triệu (chuyển vào tài khoản) và giờ chỉ muốn lấy lại 9 triệu. Khi vợ anh Hậu yêu cầu cho xem giấy tờ liên quan đến việc chuyển tiền thì người này ú ớ, lãng vãn trước nhà trọ suốt buổi chiều rồi mới bỏ đi.
“Ngoài việc họ đến phòng trọ thì trong lúc tôi chạy xe cũng nhận được nhiều cuộc gọi kêu tôi hoàn lại tiền khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Tôi khẳng định, sẽ trả lại hết số tiền hơn 200 triệu đồng mà tôi nhận được từ tấm lòng tốt của những người giúp đỡ tôi và tôi sẽ đến ngân hàng xin sao kê danh sách cụ thể từng người để hoàn trả. Nếu không ai nhận, tôi sẽ chuyển vào một tổ chức từ thiện để giúp đỡ người nghèo khác”, anh Hậu cho biết.
Trước đó Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam (đơn vị sản xuất bia Tiger) đã phát thông cáo cho biết, tài xế Hồ Kim Hậu không phải bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm bia của công ty.
Tuy nhiên, hiện anh Hậu vẫn phải có trách nhiệm bồi thường gần 120 thùng bia Heneken với số tiền hơn 40 triệu đồng.
Vũ Sơn Kính gửi hàng trăm “anh chủ, chị chủ” đã tham gia “Ngày Hội Hôi Bia” thành công rực rỡ ở Đồng Nai.
Em xin tự giới thiệu, em là Trần Văn Cạp, một cán bộ có vị trí “quan phụ mẫu” nhưng vẫn được gọi là đầy tớ, là công bộc, là "osin" của nhân dân. Vì là đầy tớ, nên em không nề hà gì việc Cạp: Cạp đất, Cạp sắt, Cạp đường, Cạp tiền, Cạp quà biếu…thậm chí Cạp cả giấy vệ sinh.
Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.
Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy đã nhen nhóm cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Chỉ chờ có thế, “các anh chủ, chị chủ nhân dân” mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.
Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ lắm khi chứng kiến cả triệu người dân kiên nhẫn, trật tự xếp hàng dài hàng km trong nhiều tiếng đồng hồ, để có thể được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau”.
Nếu lúc nào hàng triệu người cũng biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không “tham lam” dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ đủ sức đánh bại đế chế Cạp, vương triều Tham chúng em.
Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các “ông bà chủ nhân dân” quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng Shusi khuyến mại, thì lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt.
Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm “anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ” biến vòng xoay ở Biên Hòa thành Ngày Hội Hôi Bia – lễ hội độc đáo nhất trên thế giới.
Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên “trường bắn dư luận” của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là “quan tham”, chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là “dân tham” đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em. Nay, từ “dân tham” đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí. Nhìn những gương mặt rạng ngời của các “ông bà chủ” khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân. Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị như thế, thì thử hỏi nếu các anh chị được bổ nhiệm làm “đầy tớ cấp cao” như chúng em, đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các anh chị có không Cạp?Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các anh chị có “cứng” được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.
Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi “chủ nhà cơ chế” lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng “ông chủ” các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo – người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.
Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: “Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à”. Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù “nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy”. Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.
Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người – nước Nga – cũng đưa ra phát hiện to đùng: “Ở Việt Nam, rơi cái gì coi như mất!”.
Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.
Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn có “một anh chủ nhân dân” căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là Quốc nhục.
Chúng em biết, nếu số lượng “ông chủ” giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số “ông chủ” hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.
Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các "ông chủ dân tham” vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi…nữa để cho lực lượng “đồng minh tham” của chúng em đông lên theo cấp số nhân.
Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.
Và điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình không hề ăn được mắm tôm và thịt chó.
Kính bút
Trần Văn Cạp
Hôi của là... thói quen?
Sau nhiều năm tháng tủi nhục, những ngày này em đang sung sướng.
Nhưng nói đúng ra, cái ngọn lửa sung sướng ấy đã nhen nhóm cách đây vài tháng, khi được chứng kiến cảnh một người bị cướp ở TP.HCM, tiền lẻ rơi tung tóe xuống mặt đường. Chỉ chờ có thế, “các anh chủ, chị chủ nhân dân” mặt đỏ như gấc, lao vào tranh cướp như bầy gà chọi trên sới đấu.
Nhưng niềm vui ấy ngắn chẳng tày gang. Cách đây mấy tháng, chúng em đã run sợ lắm khi chứng kiến cả triệu người dân kiên nhẫn, trật tự xếp hàng dài hàng km trong nhiều tiếng đồng hồ, để có thể được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu nói của ông Dương Trung Quốc lại càng khiến họ Cạp chúng em lo sợ bội phần: “Dường như cả dân tộc đang nắm tay nhau”.
Nếu lúc nào hàng triệu người cũng biết nắm tay nhau, nhường nhịn, yêu thương nhau, không chen lấn xô đẩy, không “tham lam” dù chỉ là một bước chân xếp hàng trước như thế, thì họ đủ sức đánh bại đế chế Cạp, vương triều Tham chúng em.
Nhưng hình như số chúng em chưa tận. Cái ngày cách đây hai tháng, chứng kiến các “ông bà chủ nhân dân” quần áo đầu tóc rũ rượi ra sức dẫm đạp nhau, chửi bới nhau chỉ để có được một miếng Shusi khuyến mại, thì lũ "osin", đầy tớ chúng em lại mừng rơi nước mắt.
Và đến ngày 4/12, thì cả họ Cạp chúng em ôm nhau khóc rống lên vì cảm động và sướng vui khi chứng kiến hàng trăm “anh chủ, chị chủ, ông chủ, bà chủ, em chủ, cháu chủ” biến vòng xoay ở Biên Hòa thành Ngày Hội Hôi Bia – lễ hội độc đáo nhất trên thế giới.
Tại sao chúng em mừng đến thế? Xin thưa, bao nhiêu năm nay bọn em đơn độc làm bia trên “trường bắn dư luận” của hàng chục triệu người. Họ gọi chúng em là “quan tham”, chứ có bao giờ bọn em được gọi họ là “dân tham” đâu. Các ĐBQH xỉ vả chúng em, báo chí xỉ vả chúng em và đôi khi một kẻ đeo mặt nạ trong số chúng em cũng giảng đạo đức để xỉ vả chúng em. Nay, từ “dân tham” đã chính thức xuất hiện trên từ điển và báo chí. Nhìn những gương mặt rạng ngời của các “ông bà chủ” khi cầm lon bia trên tay, bọn em như trút được gánh nặng ngàn cân. Vài lon bia đã đủ sức đánh gục lòng tự trọng của anh chị như thế, thì thử hỏi nếu các anh chị được bổ nhiệm làm “đầy tớ cấp cao” như chúng em, đối mặt với bao của ngon vật lạ, liệu các anh chị có không Cạp?Cạm bẫy lắm. Cả trăm ngàn đô la nó đập vào mặt, gái xinh chân dài tới nách, nách dài đến... vô cùng, nó ôm ấp, xoa xít, vỗ bồm bộp vào người, liệu lương tâm của các anh chị có “cứng” được nữa không? Khéo lại Cạp điên cuồng hơn chúng em ấy chứ.
Chúng em mừng vì đã có đồng minh Cạp. Phận "osin" như chúng em, cứ đợi “chủ nhà cơ chế” lơi lỏng, thì mới tranh thủ Cạp một ít. Mà chúng em cũng vẫn phải bảo vệ lẫn nhau để còn Cạp được lâu dài. Nhưng “ông chủ” các anh thì Cạp cả của những người đồng cảnh ngộ, kể cả khi người đó chỉ là một lái xe nghèo – người đã phải vái sống các anh van xin đừng Cạp nữa.
Em còn nhớ cô em mịn màng và sáng lóa Ngọc Trinh đã nói một câu rực rỡ như body và nội y của cô ấy: “Không có tiền thì cạp đất ra mà ăn à”. Thiếu miếng ăn thì đôi khi phải Cạp tiền. Tưởng là câu đó đúng 100% nhưng không phải. Trong Lễ Hội Hôi Bia, đã có người hăng say hôi bia dù “nhà mình có uống đâu mà mẹ lấy”. Không có nhu cầu uống bia mà vẫn Cạp bia, thế mới tài.
Mà không chỉ dân ta nhìn dân ta Cạp nhé. Còn gì phấn khởi hơn khi một Đài truyền hình xứ người – nước Nga – cũng đưa ra phát hiện to đùng: “Ở Việt Nam, rơi cái gì coi như mất!”.
Kính thưa các vị chủ! Lúc viết những dòng cuối cùng của bức thư cảm xúc này, chúng em vừa Cạp được một mẻ có giá bằng 100.000 thùng bia. Cạp trong khi nghĩ rằng mình có nhiều đồng minh, vui sướng lắm.
Nhưng không hiểu sao, em lại bắt đầu thấy lo lắng. Lo vì vẫn có “một anh chủ nhân dân” căng tấm băng rôn thay mặt người Đồng Nai xin lỗi. Lo vì vẫn có hàng triệu vị chủ khác cảm thấy nhục nhã và giận dữ thay những hành động trong Lễ Hội Hôi Bia. Có người còn gọi đó là Quốc nhục.
Chúng em biết, nếu số lượng “ông chủ” giận dữ với hành động hôi bia tăng lên, thì số “ông chủ” hôi bia sẽ giảm xuống. Điều này lại đe dọa đến sự tồn vong của họ Cạp chúng em và có thể đe dọa cả đến danh hiệu của cô em Ngọc Trinh nõn nà nữa.
Cho nên, trong vài ngày tới, chúng em thề, chúng em hứa, chúng em đảm bảo sẽ chi tiền hiến dâng các "ông chủ dân tham” vài vụ đổ bia, rơi tiền lẻ ra đường, ăn miễn phí Shusi…nữa để cho lực lượng “đồng minh tham” của chúng em đông lên theo cấp số nhân.
Em nghĩ, có đổ tóe mắm tôm ra đường, chắc cũng có nhiều người bịt mũi lao tới như tên bắn.
Và điều tuyệt vời nhất có thể xảy đến là, hôi được mắm tôm xong, khệ nệ bê về nhà, có người mới giật mình nhớ ra rằng mình không hề ăn được mắm tôm và thịt chó.
Kính bút
Trần Văn Cạp
Hôi của là... thói quen?
Việc "hôi của" vốn không là chuyện lạ, bởi trước đó, đã có nhiều vụ hôi của khi xe chở nhớt bị lật, khi xe container chở bia chẳng may bị đổ ào xuống cầu vượt hay xe tải chở thức ăn gia cầm bị lật xuống ruộng.
Vì đâu thấy người bị nạn không giúp đỡ, lại còn công khai "nhặt" tiền bạc, tài sản của họ làm của riêng, khiến tổn thất của nạn nhân càng nặng nề hơn? Liệu "hôi của" có là thói quen, là điều bình thường trong suy nghĩ của một số người?
Cách hành xử thật đau lòng
Trong câu chuyện Một giám đốc bị móc túi lấy 50 triệu, thật đau lòng về hành xử của những con người như vậy. Thôi chúng tôi nên cẩn thận từ đầu tới cuối. Trong câu chuyện được kể, tôi không biết anh còn nhớ biển số xe, hình ảnh người thanh niên cướp tiền?
Thêm một sự việc làm tổn thương danh tiếng "Người Sài Gòn trượng nghĩa". Lo thay! - NGUYỄN PHONG |
Và hơn hết theo tôi, trong sự việc này có thể những tên cướp đã theo dõi anh, biết hoặc thấy anh bỏ tiền vào túi trên đường đi.
Tôi khuyên những ai giao dịch số tiền lớn nên cẩn thận từ trong nhà, không để ai thấy mình, và cũng không nên bỏ tiền trong túi như nhân vật, mà từ trong nhà bỏ vào xe hoặc túi kín không để ai phát hiện.
BÙI NHẬT TRƯỜNG
Tòa án lương tâm sẽ phán xét
Hành động hôi của của người khác một cách trắng trợn như thế này lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy. Hành động này như các bạn nói đúng ra là phải gọi là ăn cướp mới phải.
Thành ngữ và ca dao của dân tộc ta đã đúc kết và răn dạy về cách sống như "giấy rách phải giữ lấy lề", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" hay "nhặt được của rơi trả người đánh mất" hay "thương người như thể thương thân"... rất nhiều. Người Việt Nam là người sống trọng tình nghĩa: "Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo".
Chẳng có tòa án nào có thể phán xét được hành động của những người hôi của này ngoài tòa án lương tâm của chính họ.
HALAITHITHU
Xấu hổ
Ước gì có ai đó quay được cảnh những người hôi của này để cho con cái, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp biết về hành động đáng xấu hổ của họ.
VINH
Hôi của = thiếu văn hóa!
Tại sao ở thời này vẫn còn nhiều người có những hành động thiếu văn hóa đến thế? Gặp người bị nạn trên đường không cứu mà cò tranh cướp tài sản của người ta. Tình người tệ quá!
TRẦN DUNG
Hãy từ bỏ tính xấu
Tôi từng chứng kiến những người hôi của khi người khác gặp nạn và rất xấu hổ có khi có người nước ngoài chứng kiến. Tại sao? Ngàn lần hỏi như thế nhưng không thể nào trả lời nổi vì không hiểu được những người kia nghĩ gì. Xin hay từ bỏ tính xấu đó.
HUỲNH MY
Đạo tặc
Cùng là người Việt Nam mà sao mọi người lại không giúp đỡ nhau trong hoạn nạn? Đâu phải ti nỗi "bần cùng sinh đạo tặc" thế kia!
EMILY NGUYEN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét