Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

'10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn'

Được đăng trên trang mạng xã hội, bài viết “10 điều tuyệt vời nhất chỉ có ở Sài Gòn” của một người Hà Nội thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Song không phải ai cũng đồng tình với những điều được nêu trong bài này. Có người nói: Một lý do khiến thành phố ít thân thiện và tử tế hơn nông thôn là vì các cư dân của nó luôn bị bội thực bởi sự tương tác giữa người và người trong cuộc sống hàng ngày khiến họ dễ nảy sinh tư tưởng an thân và dễ "vô cảm". Không biết từ bao giờ, sự giao tiếp với người khác đã biến thành "ác mộng" với số đông. Họ không biết chính họ đã góp phần làm cho hình ảnh cư dân đô thị xấu đi, bị chê là thiếu thân thiện và tử tế hơn!
[IMG][IMG]
Theo tác giả bài viết, “người Sài Gòn luôn hòa đồng và vui vẻ. Họ không phân biệt vùng miền mà luôn thân thiện với tất cả. Nếu bạn là một người từ xa tới sống ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập được với người dân nơi đây bởi họ luôn chào đón bạn một cách tự nhiên và hồ hởi nhất”.
Bạn Boy Cận Thị phản bác lại ý kiến này khi viết: “Thời gian mình học ở Sài Gòn trong lớp nó chia 2 phia ‘dân thành phố’ và ‘dân nhà quê’. Có lần đi xe, chỉ dừng xe lại trước cửa tiệm để hỏi đường, bị bà chủ tiệm tạt nguyên xô nước vào xe vì lý do ‘chướng’ dù thời gian từ lúc dừng tới lúc ăn xô nước chưa tới 1 phút. Xin lỗi những bạn là dân Sài Gòn, mình không dám vơ đũa cả nắm nhưng những người mình từng gặp ở Sài Gòn đều làm mình cảm thấy cực kỳ sợ vì sự thiếu thân thiện, hung dữ và có thể bị chửi ra rả vào mặt bất ký lúc nào”.
Sài Gòn thân thiện tùy chỗ thôi, hỏi đường trúng ông xe ôm nào đang ế khách thì xác định...” - bạn Minh Đức nhận định.
[IMG]
Không đồng tình với Boy Cận Thị Minh Đức, bạn có nickname Ừk viết: “Phải công nhận là dân Sài Gòn hiếu khách và không có sự kỳ thị với dân vùng khác. So sánh công bằng nhất là với dân Hà Nội - người thủ đô kỳ thị dân tỉnh lắm”.
Ở điều thứ 9, tác giả bài viết nêu: “Nhiều người nói dân Sài Gòn vô tâm, mạnh ai nấy lo, không để ý đến những người xung quanh. Ở Sài Gòn một thời gian, tôi lại thấy nhận xét như vậy không đúng. Họ quan tâm vừa phải, có chuyện cần thì giúp chứ không soi mói hay can thiệp quá sâu vào đời tư của bất cứ ai…”.
Bạn có nickname Tiên Sinh suy nghĩ hoàn toàn ngược lại tác giả: “Nếu ra đường thì bạn không được xách túi hay nghe điện thoại, vì cướp giật quá khủng khiếp. Còn nếu một khi đã bị cướp thì đừng hy vọng những người đi đường giúp đỡ. Bạn bị tai nạn, làm rơi tiền, ngã xe thì đa phần chỉ có những người hôi của chầu chực bên cạnh, số người sẵn sàng giúp đỡ bạn thực sự quá ít. Thanh niên Sài Gòn ra đường gặp chuyện bất bình thì hầu như không có cái gọi là giúp đỡ. Khác xa thành phố lớn khác ở Việt Nam”.
[IMG]
Bình luận của bạn Tiên Sinh khiến một số người “nóng mắt”.
Bạn Bùi Ngọc Sỹ đưa ra ý kiến: “Bị giật đồ lần nào chưa, thấy giật đồ lần nào chưa mà biết không ai giúp đỡ? Còn nói về hôi của thì ở đâu chẳng có, số người giúp đỡ ít hả, nhìn lại rồi hãy phán”.
Nói khác xa các thành phố khác thì không đúng, ở đâu cũng vậy thôi. Nhưng quan trọng là mình có như vậy hay không? Còn về cướp ở Sài Gòn là dễ bị bắt hơn đó nha Tiên Sinh. Quan trọng là lựa thời điểm và cơ hội. Sài Gòn dễ kiếm sống nhưng sống không dễ đâu” – bạn Albert Wu.
Đừng quên các hiệp sĩ đường phố đếu bắt nguồn từ Sài Gòn đấy bạn” - Lee Duy Linh viết.
Bạn Sa Đại Hiệp chia sẻ: “Lần đầu đến Sài Gòn. Tôi hơi bị bất ngờ vì hai lần người ta lượm điện thoại trả mình, hay là thấy người ta rượt mình vì tưởng là giang hồ song lại kêu ‘con tắt cái xi nhan giùm chú cái’”.
Ngoài những "điều tuyệt vời" trong bài viết, nhiều cư dân mạng bày tỏ sự lo ngại về nạn trộm cướp và kẹt xe ở Sài Gòn..
Bạn Lý Tuấn Đạt viết: “Đọc báo thấy vụ cướp giật nhiều như phim hành động nên chắc đó là một nhược điểm lớn...”.
Tôi đã sống ở Sài Gòn được 30 năm và gia đình tôi thì khoảng 100 năm. Thú thực tôi không thích nơi đây lắm. Mỗi ngày ra đường khói bụi, kẹt xe rất bực mình” - bạn Nguyễn Hồng Nguyên nhận xét.
[IMG]
Bạn có nicknam Săn viết: “Vào Sài Gòn thấy một người đi đường nhìn mình như yêu quái. Một lúc bà chị đi cùng mới để ý nhắc 'cất dây chuyền đi em'”.
Không tham gia cuộc tranh cãi trên, bạn Le Van Dong đưa ra ý kiến khách quan: “Ở đâu cũng có người thế này người thế kia, cũng có chỗ lụt lội có chỗ bốc mùi... Cảm ơn chia sẻ của tác giả bài viết”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét