Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Ngỡ ngàng nhan sắc của người đẹp hậu cung xưa

(Kienthuc.net.vn) - Không khó để nhận ra sự khác biệt lớn về nhan sắc thực của cung tần mỹ nữ TQ xưa với những gì thường thấy trên màn ảnh qua loạt ảnh này. Khi thưởng thức những bộ phim cổ trang Trung Quốc, hẳn người xem sẽ mê mẩn nhan sắc của những hoàng hậu, phúc tấn, cung tần mỹ nữ trong cung. Mới đây, giới truyền thông Trung Quốc đã công bố một số bức ảnh chân thực về những cung tần mỹ nữ trong triều đại nhà Thanh. Có thể, bởi tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp của mỗi thời đại, nên những mỹ nhân trong chốn cung đình xưa có vẻ đẹp khác biệt so với những gì được thể hiện trên màn ảnh thời nay. Trong ảnh là vẻ đẹp kiêu sa của phi tử chốn cung đình được thể hiện trong phim truyền hình Trung Quốc.
  Còn đây là nhan sắc thực của một phi tử thời nhà Thanh. 
  Nữ diễn viên Lưu Đào gây ấn tượng mạnh với khán giả truyền hình khi đảm nhiệm vai Cẩn phi - phi tần của vua Quang Tự trong bộ phim “Kiến Đảng vĩ nghiệp”.  
Đây là một bức ảnh chụp Cẩn phi trong đời thực. 
 Nhan sắc quyền quý của một vị phúc tấn trên màn ảnh Trung Quốc. 
Còn trong ảnh là nhan sắc của một vị phúc tấn thời nhà Thanh. Phúc tấn tức Phu nhân, trong triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, Phúc tấn là chính thất của những Bối lặc, Quận vương, Thân vương, và cả những quý tộc trong Bát Kỳ Mãn Châu.  
 Vẻ đẹp hiền dịu của Tình Nhi cách cách trên màn ảnh Hoa Ngữ. 
 Sự nhí nhảnh, dễ thương của Hoàn Châu cách cách trên phim. 
 Đây là những cách cách trong cung đình nhà Thanh xưa. 
 Nhan sắc mặn mà và vóc dáng thon gọn sau khi sinh con của công chúa Quán Đào trong bộ phim “Mỹ nhân tâm kế”. 
 Còn đây là hình ảnh chân thực của một phụ nữ quyền quý trong cung sau khi sinh.  Vẻ xuân sắc của những mỹ nữ xưa.  
 Bức ảnh nổi tiếng của hoàng đế Quang Tự và nàng Trân Phi xinh đẹp. Tập tin:YangGuiFei.jpgDương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn (楊玉環), sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận (nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu (nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông
 Dương Quý Phi là 1 trong tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Nếu Tây Thi có nét đẹp Trầm Ngư (cá lặn), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (Lạc Nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây (Bế Nguyệt), thì Dương Quý Phi mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (Tu Hoa).
Hướng Hải Lam trong phim Dương Quý Phi của TVB Hongkong 1999
 
Trong 4 mỹ nhân cổ đại Trung Hoa, mối tình Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng, được nhiều người biết nhất, truyền tụng nhiều nhất, nên cũng được dựng phim nhiều nhất. Tuy nhiên, khi lên màn ảnh nhỏ, để cho hấp dẫn người xem, đạo diễn thường bóp méo hình ảnh người đẹp Dương Quý Phi và thêm thắt hư cấu nhiều tình huống trái với lịch sử, khiến người xem chẳng biết đâu là sự thật.  
Chuyện tình loạn luân
 
Phạm Băng Băng vào vai Dương Quý Phi trong phim Đại Đường Phù Dung Viên năm 2004
Từ những thập niên 60 đến nay, TVB của Hongkong và các đài truyền hình Trung Quốc đã có ít nhất 10 bộ phim liên quan đến người đẹp họ Dương này. Như vậy, là có đến 10 mỹ nữ vào vai người đẹp, trong đó, có nhiều diễn viên nổi tiếng là người đẹp, nhưng công chúng cho rằng, họ không phù hợp khi diễn Dương Quý Phi.
Y Tịnh Năng vào vai quý phi trong phim Lý Bạch ( đang quay, khởi chiếu năm 2011)
Theo sử sách Trung Quốc ghi chép, Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1-6-719, chết năm 756, tại Thục Quận ( nay là Thành Đô – tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu ( nay là ngoại ô thành phố Tây An- tỉnh Thiểm Tây). Xuất thân trong gia đình quan lại, cùng bố mẹ sống ở Tứ Xuyên, từ nhỏ học hát, múa…đến năm 10 tuổi, bố mẹ mất, mới đến Lạc Dương (xưa là Đông Đô của nhà Đường, nay thuộc tỉnh Hà Nam), sống với nhà bác ruột.  
Ân Đào trong Dương Quý Phi bí sử năm 2010
 Năm 17 tuổi, Võ Huệ Phi (phi tần của Đường Minh Hoàng) chọn cô làm vợ của hoàng tử thứ 18 của Đường Minh Hoàng là Thọ Vương Lý Mão, Dương Ngọc Hoàn trở thành Thọ Vương phi (không như trong phim của TVB năm 1999 do Hoa hậu Hongkong 1998 Hướng Hải Lam thủ vai cho rằng Dương Quý Phi được tuyển chọn vào cung làm phi tần của Đường Minh Hoàng).  
Tượng Dương Quý Phi trong khu mộ
Nói cách khác, theo sử sách, thì Đường Minh Hoàng lúc đó đã trên 50 tuổi, là cha chồng của Dương Ngọc Hoàn, còn mẹ chồng là Võ Huệ Phi. Mãi đến khi Võ Huệ Phi chết, Đường Minh Hoàng mới lấy cớ để con dâu xuất gia làm đạo sĩ để chịu tang cho mẹ chồng, xem như xuất gia là thay đổi đời người, không còn là vợ của vương tử Lý Mão nữa. 
Bạch Vũ trong vai Quý phi trong phim Đại Minh Cung năm 2009
Chính vì vậy, sau thời gian chịu tang 1 năm hay vài tháng, Đường Minh Hoàng đã rước Dương Ngọc Hoàn vào cung, sắc phong làm Quý Phi, chính thức trở thành chồng của nàng, còn đứa con bị mất vợ đẹp cũng không dám hó hé. Trong lịch sử Trung Quốc, vào thời Đường, cũng từng xảy ra chuyện loạn luân như vậy, đó là Võ Tắc Thiên, vừa làm vợ cho cha là Đường Thái Tông, vừa làm vợ cho con là Đường Cao Tông.
Dương Quý Phi không hề ốm!
Theo sử sách, vào đời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, đầy đặn. Trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập (Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường, ý câu thành ngữ là mỗi người một vẻ đẹp khác nhau).
Do đó, nếu đúng theo nguyên mẫu, thì các diễn viên mỹ nữ vào vai Dương Quý Phi, phải tròn trịa, chứ không mình hạc xương mai như Phạm Băng Băng, Hướng Hải Lam, Y Tịnh Năng, Văn Tụng Nhàn, Ân Đào…. Các vai diễn được đánh giá là đúng khuôn mẫu trong sử sách mô tả Dương Quý Phi, mập tròn nhưng không mất vẻ quý phái, cao sang gồm:
Diễn viên Vương Lộ Dao vai quý phi trong phim Đại Đường Ca Phi năm 2003
 
Phùng Bửu Bửu trong Dương Quý Phi năm 1986
 
Nổi tiếng kinh điển là diễn viên Lâm Phương Binh trong Đường Minh Hoàng năm 1990
 Nhưng biết làm sao được khi thẩm mỹ ngày nay khác thời Đường nên chọn 1 người đẹp tròn trịa lên phim thì chỉ có…ế dài. Các đạo diễn phải chạy theo thị hiếu khán giả thôi.
Tranh vẽ Dương Quý Phi đời trước, chắc chỉ phù hợp với thẩm mỹ thời Đường. Nhiều người chắc sẽ sốc khi thấy một Dương Quý Phi thế này.
Sự thật về cái chết của Dương Quý Phi
 Từ khi Đường Minh Hoàng có Dương Quý Phi bên cạnh đã bỏ bê triều chính, mọi việc lớn nhỏ giao cho anh họ bà con của Dương Quý Phi là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu, nên gây ra cảnh lộng quyền, hơn nữa, cũng vì muốn đoạt người đẹp về tay mình, nên An Lộc Sơn dấy binh tạo phản vào năm 755 để cướp ngôi lẫn cướp người đẹp.
Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trên đường đi, quân lính đổ mọi tội lỗi lên đầu Dương Quý Phi, cho rằng chính người đẹp đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua chúa, khiến ông bỏ bê triều chính, cũng là vì sắc đẹp mới có để An Lộc Sơn phải dấy binh tạo phản. 
 

Các đời sau vẽ tranh về Dương Quý Phi đều cho nàng giảm cân!
 
Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi, cô bị xiết cổ chết, lúc chết Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp. Sử sách ghi chép như vậy, nhưng cũng có 1 phiên bản khác là Dương Quý Phi được cứu, có người chết thay, nàng trốn sang… Nhật và định cư ở Nhật, từng giúp đỡ Thiên hoàng của Nhật thoát khỏi cuộc chính biến, sống thọ đến 68 tuổi, nên sau khi chết được an táng tại Nhật, và nhiều phụ nữ Nhật tự xưng là hậu duệ của Dương Quý Phi!
 Điều này hoàn toàn là không thể, vì vua sai hoạn quan Cao Lực Sĩ xiết chết Dương Quý Phi, còn phải đem thi thể cho quan lính kiểm tra, nên không thể có chuyện trốn thoát sang Nhật định cư được.
 Có thuyết thì cho rằng cô nàng đã sang… Hàn Quốc ( xưa gọi là Cao Ly), hay lưu lạc trong dân gian. Nhưng phim ảnh đã dựa vào thuyết trên để hư cấu thêm, như phim Dương Quý Phi bí sử cũng làm như vậy, khiến các nhà sử học Trung Quốc rất bất bình, cho rằng lịch sử bị bóp méo, giới trẻ sẽ không hiểu được sự thật lịch sử Trung Quốc nữa.  Các nhà tâm lý học thì phân tích rằng những giả thuyết cho rằng Dương Quý Phi không chết cũng xuất phát từ tâm lý ngưỡng mộ chuyện tình lãng mạn của họ, được thơ văn ca tụng, tâng bốc, đồng thời cũng là ước mơ kết thúc có hậu của người dân.
 Năm 757, (sau khi Dương Quý Phi chết 2 năm) Đường Túc Tông dẹp loạn xong, Thái Thượng Hoàng Đường Minh Hoàng cho người xây lại mộ cho quý phi. Hiện tại mộ của Dương Quý Phi ở tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 60km ( xưa là kinh đô nhà Đường, với tên Trường An ), trở thành điểm tham quan, du lịch, di sản văn hóa cấp tỉnh.
 Nhưng ít ai biết rằng, đây chỉ là mộ gió, xác của Dương Quý Phi bị chôn vội trên đường đi lánh nạn, nên vài năm sau đã không tìm lại được tung tích. Do đó, chỉ  xây mộ gió tại khu vực bị xử tử để tưởng niệm mà thôi.
 
Mộ Dương Quý Phi ở Thiểm Tây
 Các du khách thường nghe theo truyền thuyết kể rằng, đất xung quanh nấm mộ của Dương Quý Phi trắng đặc biệt, có tác dụng làm trắng da, nên du khách đến viếng mộ thường lấy ít đất xung quanh đem về thoa mặt. Nay để tránh phá hoại di tích, ban quản lý đã cho rào lại xung quanh khu mộ, và cấm du khách lấy đất về.
A Tang Dynasty Empress Wu Zetian.JPGVõ Tắc Thiên hay Võ Mỵ Nương là người con gái đẹp duy nhất bước lên tới đỉnh cao của quyền lực trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Vị nữ hoàng duy nhất này luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà làm phim. Cho dù khán giả hầu như ai cũng biết hành trình của nàng Mỵ Nương ngây thơ đến với ngai vàng trên đỉnh cao của quyền lực, khi đã trở thành hoàng đế Võ Tắc Thiên, nhưng các tác phẩm về nhân vật này vẫn liên tiếp ra đời. Các nữ diễn viên khán khao một lần được thể hiện bà hoàng quyền lực có thật trong lịch sử, bởi với 1 bộ phim về Võ Tắc Thiên, đây luôn là nhân vật chính trung tâm thu hút mọi sự chú ý.
http://a9.vietbao.vn/images/vi955/2010/6/55306769-1277106044-lang-mo-vo-tac-thien-17.jpgKhông những vậy, tạo hình và trang phục dành cho nhân vật Võ Tắc Thiên luôn đẹp, phong phú và nổi bật hơn so với những nhân vật khác. Từ một nàng Mỵ Nương trẻ trung, đến vị hoàng hậu đầy dã tâm, và cuối cùng là hoàng đề uy quyền – với mỗi một giai đoạn, Võ Tắc Thiên có những tạo hình khác nhau để diễn viên mặc sức làm đẹp.
Trên màn ảnh Trung Quốc, có đến hàng chục bộ phim nói về Võ Tắc Thiên với tư cách là nhân vật chính. Hãy cùng điểm lại những gương mặt này, và xem đâu là gương mặt hoàn hảo nhất cho nhân vật Võ Tắc Thiên.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 1
Bộ phim Đường Cung Yến với diễn viên Huệ Anh Hồng trong vai Võ Tắc Thiên đang thu hút được sự chú ý của người xem
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 2
Huệ Anh Hồng vào vai Võ Tắc Thiên khi đã lên ngôi. Dù không đẹp, nhưng Huệ Anh Hồng có khí chất của người phụ nữ quyền lực và có phần tàn ác
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 3
Khác với các bộ phim thường để Võ Tắc Thiên sử dụng những trang phục sắc màu rực rỡ, Huệ Anh Hồng sử dụng trang phục có tông màu bạc thêu chỉ vàng, nêu bật sự quyền uy và sắc lạnh của nhân vật
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 4
Bộ phim Võ Tắc Thiên năm 1985 đã đưa tên tuổi Phan Nghinh Tử đến với khán giả châu Á
Chuyện ít biết về Võ Tắc Thiên Phan Nghinh Tửvà đến nay, Phan Nghinh Tử vẫn là "thước đô" chuẩn mực cho nhân vật Võ Tắc Thiên.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 5
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 6
Nhan sắc, trang phục, cách trang điểm cho nhân vật đến giờ vẫn được coi là rất đẹp và không bị lỗi thời.
 Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 7
Uông Minh Thuyên đảm nhận vai Võ Tắc Thiên trong phim Kinh hoa truyền kỳ
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 8
Tuy kông nổi bật về nhan sắc, tạo hình, nhưng diễn xuất của diễn viên gạo cội này được đánh giá cao
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 9
Quy Á Lôi đã khắc họa một Võ Tắc Thiên quyền lực nhưng cũng là một người phụ nữ, một người mẹ nhiều trăn trở trong phim Thái Bình công chúa
.
 Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 10
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 11
Dù tạo hình khá khác biệt so với đại đa số các nhân vật Võ Tắc Thiên khác, nhưng Quy Á Lôi được cho là khá giống với miêu tả về nhân vật trong lịch sử
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 12
Trần Tú Châu trong Thịnh Thế Nhân Kiệt, với tạo hình đẹp, lộng lẫy và diễn xuất sắc xảo
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 13
Vương Cơ với tạo hình Võ hậu trong phim Đại Đường Văn Tông
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 14
 Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 15
Lý Tương vai Võ Tắc Thiên trong Thái Bình công chúa mật sử phiên bản mới
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 16
Vai diễn này không để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 17
 Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 18
Tư Cầm Ca Oa là gương mặt "chuyên trị" vai Võ Tắc Thiên khi đã đăng quang làm hoàng đế. Diễn xuất tốt, thể hiện đúng khí chất nhân vật nên khán giả luôn đánh giá cao Tư Cầm Ca Oa trong vai Võ Tắc Thiên
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 19
Ân Đào trong phim Võ Tắc Thiên mật sử 2012.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 20
Cô diễn khá tốt ở giai đoạn Mị Nương trở thành hoàng hậu
.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 1
nhưng Ân Đào bị chê với tạo hình ngớ ngẩn và diễn xuất cường điệu ở giai đoạn Mị Nương mới nhập cung
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 2
Lưu Gia Linh trong bộ phim Thần thám Địch Nhân Kiệt (2009 và 2013)
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 3
Vì bộ phim mang yếu tố thần thoại, giả tưởng nên tạo hình của Võ Tắc Thiên cũng có chút khác biệt. Tuy nhiên, ở tạo hình này, khán giả cho là giống với cách ăn vận phụ nữ Hàn Quốc, Nhật Bản hơn là Trung Quốc thời phong kiến
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 4
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 5
Lưu Gia Linh với cặp lông mày xếch ngược
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 6
Phùng Bửu Bửu cũng từng đảm nhận vai Võ Tắc Thiên
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 7
Tuy nhiên, so với phiên bản cùng thời của Phan Nghinh Tử, Phùng Bửu Bửu không gây được ấn tượng
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 8
Lưu Hiểu Khánh là một trong những diễn viên nổi tiếng nhất trong vai diễn Võ Tắc Thiên
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 9
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 10
Trong bộ Võ Tắc Thiên năm 1993, Lưu Hiểu Khánh gây ấn tượng khi đảm nhận vai diễn này xuyên suốt từ đầu đến cuối
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 11
Lưu Hiểu Khánh vào vai diễn này khi đã 40 tuổi
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 12
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, khán giả thường nhớ đến Lưu Hiểu Khánh
Những vai diễn Võ Tắc Thiên kinh điển của điện ảnh Trung Quốc
Lưu Hiểu Khánh trong Võ Tắc Thiên năm 1995.Những vai diễn Võ Tắc Thiên kinh điển của điện ảnh Trung Quốc
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 13
Năm 2012, Lưu Hiểu Khánh trở lại với vai diễn này, đảm nhận nhân vật Võ Tắc Thiên thời trung niên. Nhan sắc của bà không có quá nhiều thay đổi.
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 14
Trong phim Sophie's Revenge, Phạm Băng Băng cũng xuất hiện trong tạo hình của Võ Tắc Thiên. Chính xác hơn, trong phim, cô vào vai 1 diễn viên nổi tiếng đang sắm vai Võ Tắc Thiên
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 15
Tuy nhiên, tạo hình của Băng Băng giống nữ hoàng Ai Cập hơn là bà hoàng của lịch sử Trung Quốc
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 16
Giả Tịnh Văn trong Võ Tắc Thiên phiên bản 2003. Cô cũng đảm nhận xuyên suốt nhân vật từ lúc còn trẻ đến lúc về già. Tạo hình, trang phục, nhan sắc đẹp, nhưng Võ Tắc Thiên của Giả Tịnh Văn  bị cho là thiếu khi chất và còn quá hiền
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 17
Chiêm ngưỡng nhan sắc bà hoàng Võ Tắc Thiên - 18
Lưu Vũ Hân đảm nhận vai Võ Tắc Thiên trong phim Thái Bình công chúa mật sử. Tuy nhiên, cô bị coi là không đủ nhan sắc và diễn xuất để đảm nhận vai diễn này.
Lâm Tâm Như “đại chiến” Phạm Băng Băng 2
  Lâm Tâm Như cũng được thử thách với vai Võ Tắc Thiên trong bộ phim "Thiếu niên Địch Nhân Kiệt".
 
 Củng Lợi được thủ vai Võ Tắc Thiên 
Củng Lợi là sự lựa chọn hoàn hảo cho vai diễn Võ Tắc Thiên


Chương Tử Di

Trương Mạn Ngọc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét