Tạp chí “Business Insider” ra ngày 22/8/2013 nêu ra 15 doanh nhân điển hình hàng đầu thế giới đã lựa chọn biện pháp hiến tài sản cho xã hội đó là:
Thành Long (Jackie Chan):
Ngôi sao võ thuật nổi tiếng thế giới đã tuyên bố sẽ hiến hơn một nửa tài sản cho quỹ từ thiện và không cho con trai là Phùng Tổ Minh tiền thừa kế. Bên cạnh đó Thành Long còn tích cực tham gia các dự án, sự kiện từ thiện ở khắp nơi.
Pierre Omidyar:
Năm 2010, Pierre Omidyar Chủ hãng eBayđã cùng với Bill Gates, Warren Buffett ký với nhau một văn bản cam kết “Giving Pledges”, cam kết dành phần lớn tài sản cho sự nghiệp từ thiện. Ông cùng với vợ còn đóng góp cho Quỹ Humanity United để chống lại tình trạng mua bán người.
Michael Bloomberg:
Michael Bloomberg, Thị trưởng thành phố New York (Mỹ) cam kết sẽ gửi toàn bộ số tiền kiếm được vào quỹ từ thiện. Hàng năm ông chỉ lĩnh lương mang tính tượng trưng là 1 USD, còn lại ông đưa hàng chục triệu USD để giúp các Quỹ và các Trường đại học nâng cấp đào tạo sinh viên cùng các tổ chức từ thiện phi chính phủ khác. Ông còn tổ chức giải golf từ thiện để giúp cung cấp các kiến thức và kĩ năng chơi golf chuyên nghiệp cho hơn 3.500 trẻ em và thanh thiếu niên trên khắp thành phố New York.
Gene Simons
Gene Simons là chủ của ban nhạc KISS và công ty xuất bản băng đĩa. Tài sản của ông hiện tới trên 300 triệu USD. Tuy vậy hai con của Simons chỉ nhận được chút ít tiền từ khối tài sản khổng lồ đó. Simons quyết định sẽ sử dụng gần như toàn bộ số tiền để làm từ thiện.
Nigella Lawson:
Bà Nigella Lawson, người Anh, là chủ của tập đoàn kinh doanh sách và điện ảnh, băng đĩa nhạc. Mặc dù là tỉ phú nhưng bà cũng rất tích cực làm từ thiện bằng cách nấu ăn cho trẻ em nghèo ở trại tế bần. Đặc biệt bà cũng quyết định không thừa kế tài sản cho con mà để tài sản đó phục vụ cho công tác từ thiện.
Tỉ phú Bill Gates, CEO của hãng Microsoft nổi tếng là người rất tích cực hoạt động từ thiện. Năm 1994, Bill và vợ mình là Melinda Gates sáng lập quỹ Bill & Melinda Gates Foundation. Ngoài ra Bill Gates còn tuyên bố sẽ hiến gần hết tài sản vào quỹ từ thiện.
Bernard Marcus:
Bernard Marcus, người sáng lập hãng “Home Depot” (Hãng đồ gia dụng) hiện có tài sản lên tới 1,5 tỉ USD. Ông là người hăng hái đóng góp cho các quỹ từ thiện và bản thân ông tự lập ra “Quỹ từ thiện Marcus” để tài trợ cho những người tàn tật và sự nghiệp giáo dục
Gina Rinehart:
Nữ doanh nhân hàng đầu thế giới Gina Rinehart được biết đến như là một nữ tỉ phú với khối lượng tài sản vô cùng lớn. Nhưng bà hiện không có ý định để lại tài sản cho 4 đứa con thừa kế mà quyết định ủng hộ cho từ thiện.
Nhà đầu tư hàng đầu thế giới, doanh nhân Warren Buffett đã cam kết dành tới 99% tài sản để làm từ thiện. Tổng thống Barack Obama trao tín vật cam kết ủng hộ tài sản cho ông.
Chuck Feeney:
Chuck Feeney là người đứng đầu tập đoàn cửa hàng miễn thuế (Duty – Free Shoppers Group). Mặc dù có gia tài kếch sù nhưng ông luôn hăng hái đi đầu trong công tác từ thiện. Chuck Feeney cũng quyết định quyên góp gần hết gia tài cho quỹ từ thiện sau này.
Ted Turner:
Ted Turner ông trùm kinh doanh báo chí và truyền thông đại chúng, người đã lập ra mạng truyền thông CNN, công ty phát thanh truyền hình Tokyo (TBS) đã khởi xướng quỹ Liên Hợp Quốc (United Nations Foundation) nơi mà ông dồn hầu hết gia tài vào quỹ với mục đích làm từ thiện không chỉ ở Mỹ mà còn giúp người nghèo các nước khác, nhất là trẻ em thất học. Năm 2010, sức khỏe của Ted Turner sa sút nhiều và ông để lại di chúc viết: “Chỉ cần một số ít tiền làm tang lễ, còn lại đưa vào Quỹ từ thiện.”
John Arnold:
John Arnold tổng Giám đốc “Quỹ chống rủi ro” có gia tài lên tới trên 3 tỉ USD. Ông cho biết sẽ không cho con cái thừa kế gia tài này và để chúng tự lực cánh sinh. Hai vợ chồng ông lập ra Quỹ từ thiện và đưa gần hết gia tài vào trong quỹ này
Andrew Lloyd Webber:
Andrew Lloyd Webber là nhạc sĩ, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Anh. Ông có rất nhiều tiền nhưng chỉ dành cho con một ít, còn lại đưa hết vào quỹ để phát triển nghệ thuật.
George Lucas:
George Lucas, nhà đạo diễn phim và viết kịch phim nổi tiếng đã ký vào bản cam kết cho đi “Giving Pledges” cùng với Bill Gates, Buffett. Ông hứa sẽ tặng gần hết gia tài vào quỹ “Bill & Melinda Gates Foundation” để trợ giúp xã hội. George Lucas kêu gọi các doanh nhân hãy làm được điều gì đó cho xã hội trước khi nhắm mắt xuôi tay.
T. Boone Picckens, ông trùm dầu mỏ bang Texas, Mỹ có gia tài lên tới trên 1,4 tỉ USD. Ông cũng đã ký vào bản cam kết “Giving Pledges” với các tỉ phú nổi tiếng như Bill Gates, Buffett, với lời hứa để phần lớn gia tài làm từ thiện xã hội.
40 Tỷ Phú Mỹ Công Khai Hứa Hiến Tặng Một Nửa Gia Sản
Theo công bố đăng trên trang www.givingpledge.org của tổ chức Giving Pledge hôm 4/8, hai tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett đã kêu gọi được 40 tỷ phú khắp nước Mỹ cống hiến phần lớn tài sản của mình, khoảng 50% số tài sản hoặc hơn, cho mục đích từ thiện
Tổ chức Giving Pledge được thành lập cách đây 6 tháng và là đứa con tinh thần của cựu giám đốc Microsoft Bill Gates và cố vấn đầu tư Warren Buffett.
Cho đến ngày 4/8, cuộc vận động này đã nhận được sự ủng hộ của người sáng lập Tập đoàn Truyền thông CNN Ted Turner, thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, nhà đồng sáng lập hãng Oracle Lary Ellison, giám đốc Hollywood George Lucas...
Cố vấn đầu tư Warren Buffett nói rằng họ chỉ đơn giản bắt đầu việc kêu gọi từ hơn 40 tỷ phú Mỹ theo bảng danh sách bình chọn của tạp chí Fortune, những đại gia đang nắm giữ khoảng 1.200 tỷ USD. Giám đốc điều hành Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway cho hãng tin AFP biết rằng họ đã có sự khởi đầu tuyệt vời khi 40 người đồng ý tham gia.
Ý tưởng tặng một nửa tài sản cho từ thiện chỉ mang tính đạo đức, không mang tính ràng buộc về pháp lý. Hiện tại, nhóm này vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể sử dụng số tiền nhận được. Tuy nhiên, các thành viên đã đưa ra một số ý kiến tài trợ về y tế, giáo dục và nghệ thuật.
Ý tưởng tặng một nửa tài sản cho từ thiện chỉ mang tính đạo đức, không mang tính ràng buộc về pháp lý. Hiện tại, nhóm này vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể sử dụng số tiền nhận được. Tuy nhiên, các thành viên đã đưa ra một số ý kiến tài trợ về y tế, giáo dục và nghệ thuật.
Hôm thứ Tư 4 tháng Tám, một tin vui đã đến với công chúng: 40 nhà tỷ phú Hoa Kỳ hứa sẽ hiến tặng một nửa gia tài của họ cho từ thiện. Người ta cũng phải kể đến công lao và lòng hào hiệp của hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Bill Gates giúp đưa ra tấm gương sáng trong việc vận động để có tài lực thực hiện những điều tốt lành cho nhân loại.
Người Mỹ có tiếng là một dân tộc đầy sáng tạo. Họ sáng tạo không những trong nghệ thuật, kỹ thuật, khoa học và nhiều lãnh vực khác mà ngay cả đến công việc từ thiện cũng cho thấy họ là những người có nhiều sáng kiến.
Đầu tiên, trước khi vận động những người được xếp vào cùng "làng" tỷ phú, bản thân của chủ tịch kiêm tổng giám đốc chấp hành công ty đầu tư Berkshire Hathaway Inc, ông Warren Buffett, đã đưa ra môt tấm gương sáng. Năm 2006, ông quyết định tặng 99% gia tài của ông cho từ thiện. Lúc đó tài sản của ông trị giá 44 tỷ đô la. Sau 5 năm lợi nhuận thu về từ những khoản đầu tư trong lúc ông vẫn tặng tiền cho 5 quỹ từ thiện, tài sản của ông lên tới 46 tỷ.
Về phần hai ông bà Bill và Melinda Gates thì hầu hết số tiền tặng giữ của họ được bỏ vào quỹ từ thiện mang tên hai ông bà và một số quỹ khác. Tài sản của quỹ này, tính đến cuối tháng Sáu, là 33 tỷ và tính từ năm 1994 đã cho đi những số tiền lên tới 22 tỷ 930 triệu đô la.
Theo nhà tỷ phú Warren Buffett cho biết thì sau sáu tuần lễ mở cuộc vận động có tên là The Giving Pledge, ông, hai ông bà Gates, cùng với những người khác đã gọi chừng 70 - 80 cú điện thoại đến cho những cá nhân giàu nhất nước Mỹ, và đã có 38 tỷ phú hứa hiến tặng một nửa gia sản. Những người này hiện cư ngụ ở 13 bang nước Mỹ, phần lớn là California và New York .
Ông Buffett cho biết, trong số những người chưa cam kết, một số muốn dấu danh tính, một số thì không muốn lên tiếng, và một số lại không hào hứng gì đối với chiến dịch này.
Theo chương trình dự tính thì nhiều người đã có tên trên danh sách hứa hiến tặng sẽ được yêu cầu gọi điện thoại vận động những tỷ phú khác. Đã vậy, ông Warren Buffett cho biết sẽ có nhiều bữa ăn tối được tổ chức trên khắp nước trong những tháng sắp tới để nói chuyện về cuộc vận động lòng hảo tâm của các tỷ phú.
Tỷ phú Buffett rất hài lòng với kết quả sơ khởi. Ông cho biết ông và ông Bill Gates sẽ gặp những nhóm người thật giàu ở Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 6 tháng tới để nói chuyện từ thiện. Hai ông hy vọng là ý tưởng về lòng hào hiệp sẽ lan tỏa đi khắp nơi. Tuy nhiên ông cho biết là ông và ông Bill Gates không có ý định dẫn đầu chiến dịch vận động toàn cầu huy động lòng hảo tâm. Hai ông Buffett và Bill Gates ước tính nỗ lực của họ có thể sẽ vận động được các tỷ phú có tên trên danh sách những người giàu nhất của tạp chí Forbes cam kết tặng đến 600 tỉ đô la. Chỉ trong sáu tuần lễ mà hai nhà tỷ phú này dã vận động được 38 tỷ phú khác công khai tuyên bố sẽ cống hiến một nửa tài sản là chuyện thành công quá mức, bởi vì thế giới mạnh thường quân thường chuyển động khá chậm chạp.
Theo bà Stacey Palmer, chủ biên của tờ The Chronicle, những người có tên trên danh sách hứa tặng này đều là những mạnh thường quân đã được biết tiếng từ lâu nay. Nếu có thêm những người mới sẽ càng hào hứng thêm.
Đầu tiên, trước khi vận động những người được xếp vào cùng "làng" tỷ phú, bản thân của chủ tịch kiêm tổng giám đốc chấp hành công ty đầu tư Berkshire Hathaway Inc, ông Warren Buffett, đã đưa ra môt tấm gương sáng. Năm 2006, ông quyết định tặng 99% gia tài của ông cho từ thiện. Lúc đó tài sản của ông trị giá 44 tỷ đô la. Sau 5 năm lợi nhuận thu về từ những khoản đầu tư trong lúc ông vẫn tặng tiền cho 5 quỹ từ thiện, tài sản của ông lên tới 46 tỷ.
Về phần hai ông bà Bill và Melinda Gates thì hầu hết số tiền tặng giữ của họ được bỏ vào quỹ từ thiện mang tên hai ông bà và một số quỹ khác. Tài sản của quỹ này, tính đến cuối tháng Sáu, là 33 tỷ và tính từ năm 1994 đã cho đi những số tiền lên tới 22 tỷ 930 triệu đô la.
Theo nhà tỷ phú Warren Buffett cho biết thì sau sáu tuần lễ mở cuộc vận động có tên là The Giving Pledge, ông, hai ông bà Gates, cùng với những người khác đã gọi chừng 70 - 80 cú điện thoại đến cho những cá nhân giàu nhất nước Mỹ, và đã có 38 tỷ phú hứa hiến tặng một nửa gia sản. Những người này hiện cư ngụ ở 13 bang nước Mỹ, phần lớn là California và New York .
Ông Buffett cho biết, trong số những người chưa cam kết, một số muốn dấu danh tính, một số thì không muốn lên tiếng, và một số lại không hào hứng gì đối với chiến dịch này.
Theo chương trình dự tính thì nhiều người đã có tên trên danh sách hứa hiến tặng sẽ được yêu cầu gọi điện thoại vận động những tỷ phú khác. Đã vậy, ông Warren Buffett cho biết sẽ có nhiều bữa ăn tối được tổ chức trên khắp nước trong những tháng sắp tới để nói chuyện về cuộc vận động lòng hảo tâm của các tỷ phú.
Tỷ phú Buffett rất hài lòng với kết quả sơ khởi. Ông cho biết ông và ông Bill Gates sẽ gặp những nhóm người thật giàu ở Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 6 tháng tới để nói chuyện từ thiện. Hai ông hy vọng là ý tưởng về lòng hào hiệp sẽ lan tỏa đi khắp nơi. Tuy nhiên ông cho biết là ông và ông Bill Gates không có ý định dẫn đầu chiến dịch vận động toàn cầu huy động lòng hảo tâm. Hai ông Buffett và Bill Gates ước tính nỗ lực của họ có thể sẽ vận động được các tỷ phú có tên trên danh sách những người giàu nhất của tạp chí Forbes cam kết tặng đến 600 tỉ đô la. Chỉ trong sáu tuần lễ mà hai nhà tỷ phú này dã vận động được 38 tỷ phú khác công khai tuyên bố sẽ cống hiến một nửa tài sản là chuyện thành công quá mức, bởi vì thế giới mạnh thường quân thường chuyển động khá chậm chạp.
Theo bà Stacey Palmer, chủ biên của tờ The Chronicle, những người có tên trên danh sách hứa tặng này đều là những mạnh thường quân đã được biết tiếng từ lâu nay. Nếu có thêm những người mới sẽ càng hào hứng thêm.
Bà Palmer cũng cho rằng ngoài chuyện vận động các tỷ phú, nếu vận động các triệu phú và đến cả người làm ăn bình thường còn có thể mời gọi thêm được rất nhiều người đóng góp.
Hai ông Buffett và Bill Gates không vận động các tỷ phú tặng riêng cho một quỹ nào, và còn nhắc nhở họ không những hiến tặng mà còn phải cho một cách sáng suốt và nên học hỏi từ các mạnh thường quân khác về cung cách tặng giữ sao cho đồng tiền được chi tiêu thật đúng chỗ.
Lại có những cặp thật giàu có nhưng muốn dấu danh tính, và đã được nhà tỷ phú Buffett giải thích rằng điều quan trọng là nên nêu ra một tấm gương về những gì mà họ làm cho người khác.
Hai ông Buffett và Bill Gates không vận động các tỷ phú tặng riêng cho một quỹ nào, và còn nhắc nhở họ không những hiến tặng mà còn phải cho một cách sáng suốt và nên học hỏi từ các mạnh thường quân khác về cung cách tặng giữ sao cho đồng tiền được chi tiêu thật đúng chỗ.
Lại có những cặp thật giàu có nhưng muốn dấu danh tính, và đã được nhà tỷ phú Buffett giải thích rằng điều quan trọng là nên nêu ra một tấm gương về những gì mà họ làm cho người khác.
Theo ông Steyer, đứng đầu một trong những công ty đầu tư lớn nhất điều hành các quỹ đối trọng, thì chiến dịch The Giving Pledge có thể giúp cải thiện hình ảnh của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
Thông thường những nhà kinh doanh không chiếm được lòng tin của công chúng và họ bị coi là con buôn chỉ cần biết tới lợi nhuận. Theo ông Steyer thì sự tham gia của các tỷ phú vào cam kết hiến tặng tài sản cho công ích cho thấy là những doanh nhân giàu có này không phải chỉ biết có quyền lợi riêng. Họ có những trách nhiệm to lớn hơn và là người của một cộng đồng rộng lớn hơn.
Trước đây trong năm, tạp chí Forbes đã xếp hạng ông Bill Gates là người giàu thứ nhì thế giới, tỷ phú Buffett đứng hạng ba. Người giàu nhất thế giới là công dân Mexico, ông Carlos Slim, có tài sản trị giá khoảng 53,5 tỷ đô la.
Trước đây trong năm, tạp chí Forbes đã xếp hạng ông Bill Gates là người giàu thứ nhì thế giới, tỷ phú Buffett đứng hạng ba. Người giàu nhất thế giới là công dân Mexico, ông Carlos Slim, có tài sản trị giá khoảng 53,5 tỷ đô la.
Trong số những người đưa ra cam kết hiến tặng một nửa gia sản có tỷ phú Bloomberg hiện là thị trưởng thành phố New York, ông vua truyền thông Ted Turner, tỷ phú dầu hỏa T. Boone Pickens và đạo diễn loạt phim "Star Wars" George Lucas.
10 tỷ phú không cho con thừa kế tài sản
1. Warren BuffettHuyền thoại Omaha tỏ ra không quá lo lắng cho con cái của mình. “Tôi chỉ muốn cho con tôi đủ để chúng cảm thấy mình có thể làm mọi thứ, nhưng không quá nhiều khiến chúng nghĩ mình không cần phải làm gì”, Buffett chia sẻ.
2. Pierre Omidyar
3. Michael Bloomberg
Trong một bức thư gửi tới tổ chức Giving Pledge, Bloomberg viết “trong vài năm tới, gần như toàn bộ tài sản của tôi sẽ được dành làm từ thiện”.
4. Gina Rinehart
“Không đứa nào trong số chúng có đủ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cũng như tinh thần trách nhiệm để gánh vác việc quản lý khối tài sản của gia đình”, Rinehart cho biết.
5. Bill Gates
6. Ted Turner
7. John Arnold
8. George Lucas
9. T. Boone Pickens
10. Bernard Marcus
NEW DEHLI — Người giàu hàng thứ ba ở Ấn Ðộ đã hứa tặng 2 tỷ 300 triệu đôla cho một tổ chức giáo dục thiện nguyện. Ðây là món tiền hiến tặng lần thứ nhì của ông. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Anjana Pasricha từ New Delhi, cử chỉ từ ái này là một trường hợp ngoại lệ trong một nước mà những người giàu có cực kỳ chậm chạp trong các hành động từ thiện bất kể hiện tượng tích tụ các tài sản lớn trong thập niên vừa qua.
Sự kiện tỷ phú ngành nhu liệu điện toán Azia Premji chuyển một số cổ phần trị giá 2 tỷ 300 triệu trong công ty IT Wipro của ông cho quỹ từ thiện sẽ giúp cho tổ chức này tăng cường công tác một cách đáng kể. Quỹ từ thiện này tập trung chủ yếu vào việc cải thiện chất lượng giáo dục ở nông thôn.
Cử chỉ từ ái này là một trường hợp ngoại lệ trong một nước mà những người giàu có cực kỳ chậm chạp trong các hành động từ thiện.
Nhưng gần như không có thêm gương sáng nào về việc hiến tặng với quy mô hào phóng như Premji.
Mặc dầu hai thập niên bùng phát kinh tế đã đẩy nhiều người ở Ấn Ðộ ở Ấn Ðộ vào thành phần những người cực kỳ giàu có, việc người giàu có hiến tặng cho công tác từ thiện vẫn còn rất ít. Nước này có khoảng 50 tỷ phú bằng đôla và 125.000 triệu phú, nhưng cũng là nơi sinh sống của hàng triệu người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực.
Ông Deval Sanghavi là người đồng sáng lập tổ chức Dasra, có trụ sở ở Mumbai, chuyên đánh giá và liên kết các tổ chức phi lợi nhuận với các nhà từ thiện. Ông Sanghavi nói lòng khao khát hiến tặng đang gia tăng trong giới cực kỳ giàu có, nhưng còn một con đường rất xa phải đi tại một quốc gia mà sự nghèo khó đề ra những thách thức to lớn.
Các chuyên gia phân tích về công tác từ thiện nói hiện tượng thiếu nhiệt thành về phía những người mới giàu trong việc cho tiền phát xuất từ sự kiện thiếu tin tưởng vào các cơ chế của Ấn Ðộ chi dùng ngân quỹ một cách đích đáng.
Họ nêu ra rằng người Ấn Ðộ đã có một nền văn hóa lâu dài về hiến tặng, nhưng phần lớn số tiền tặng dành cho nhân viên trong gia đình, cộng đồng và các tổ chức tôn giáo.
Ông George Mathews thuộc Viện Khoa học Xã hội Ấn Ðộ ở New Delhi nói rằng người Ấn Ðộ có xu hướng “hướng nội.”
Người Ấn Ðộ có nền văn hóa lâu dài về hiến tặng, nhưng phần lớn số tiền tặng dành cho nhân viên trong gia đình, cộng đồng và các tổ chức tôn giáo.
Có một điều lạc quan khi nói về các thế hệ sắp tới. Một bản phúc trình năm 2012 của công ty tham vấn toàn cầu Bain về công tác từ thiện ở Ấn Ðộ nói rằng những người trẻ tuổi hơn đang ngày càng đi tiên phong trong các hoạt động từ thiện.Ông Sangavi nói đó là một xu hướng ngày càng tăng trong các công ty do các gia đình điều hành, chiếm 70% các đại công ty của Ấn Ðộ. Ông Sangavi nói: “Thế hệ sắp tới của các đại gia đình này đã trở lại sau khi đi học ở nước ngoài và có các vai trò hạn chế trong các ngành nghề mà cha ông họ đã khởi sự. Do đó, họ đang vận dụng kỹ năng và tài chuyên môn của họ để tập trung làm từ thiện một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy mà dứt khoát họ đã ngày càng lạc quan hơn. Và họ cũng có các ước vọng sử dụng tiền tài của mình để tạo ra thay đổi xã hội xa hơn công cuộc kinh doanh của họ.”Ông Sangavi nói: “Thế hệ sắp tới của các đại gia đình này đã trở lại sau khi đi học ở nước ngoài và có các vai trò hạn chế trong các ngành nghề mà cha ông họ đã khởi sự. Do đó, họ đang vận dụng kỹ năng và tài chuyên môn của họ để tập trung làm từ thiện một cách hữu hiệu hơn. Vì vậy mà dứt khoát họ đã ngày càng lạc quan hơn. Và họ cũng có các ước vọng sử dụng tiền tài của mình để tạo ra thay đổi xã hội xa hơn công cuộc kinh doanh của họ.”
Sự thay đổi xã hội đó hết sức cần thiết. Bản phúc trình của Bain nêu ra điểm là có khả năng cải thiện việc tư nhân đóng góp vào công tác từ thiện trong một nước với dân số giàu có tăng nhanh nhất thế giới và cũng là nơi sinh cư của 1 phần ba số trẻ em nghèo khó nhất thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét