Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Sức khỏe của chúng ta(171)

 Vitamin B2 và vitamin E có vai trò trong việc cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể trẻ nhỏ khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn.  Đây là kết luận rút ra từ nghiên cứu của các bác sĩ thuộc Đại học Y khoa Thượng Hải (Trung Quốc). Khi tiết trời vào mùa thu – đông, nhiệt độ ban ngày và lúc sáng sớm hoặc về đêm có sự chênh lệch rất lớn. Nhiều khi buổi sáng còn gió rét nhưng đến trưa lại có nắng ấm và nhiệt độ tăng thêm 5 – 6 độ. Điều kiện thời tiết như vậy khiến trẻ nhỏ thường mệt mỏi, khó chịu và hay bị sổ mũi, cảm lạnh…

Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 1Vitamin B2 và vitamin E có tác dụng nâng cao khả năng chịu lạnh và thích ứng với môi trường nhiệt độ thấp 2 – 7 độ C so với bình thường. Ngoài ra, vitamin E có thể loại bỏ gốc oxy tự do, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trẻ, cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.Vì thế, các bác sĩ tại Đại học Y khoa Thượng Hải khuyên các bà mẹ nên bổ sung hai loại vitamin trên cho con khi trời bắt đầu vào mùa thu – đông.  Có thể bổ sung bằng cách uống thuốc nhưng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy vậy, đó là trường hợp sức khỏe suy yếu hoặc cơ thể thiếu vitamin E và B2 trầm trọng, nếu không thì cách tốt nhất vẫn là ăn các món ăn chế biến từ thực phẩm có chứa hai loại vitamin trên.
Các loại thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E có rất nhiều trong các loại dầu như dầu oliu, dầu ngô, dầu lạc, dầu vừng… Lá rau diếp cũng là một nguồn cung cấp vitamin E phong phú. Ngoài ra, hầu hết các loại rau có lá màu xanh cũng đều có loại vitamin này nhưng hàm lượng cao thấp khác nhau.
Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 2

Sữa tươi, trứng và dầu gan cá tuyết cũng chứa hàm lượng vitamin E nhất định. Còn thịt, cá, trái cây chỉ có một lượng rất nhỏ loại vitamin này.

Một điều đáng chú ý là vitamin E có tác dụng hiệu quả chống lão hóa, giúp làn da trở nên mịn màng. Đồng thời, vitamin E cũng giúp cơ thể chống lại mệt mỏi, suy nhược. Vì thế, loại vitamin này cũng cần thiết đối với bà bầu và em bé trong bụng.

Thực phẩm chứa vitamin B2

Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất, đặc biệt là các loại pho mát và sữa chua. Nếu bé nhà bạn không thích sữa và các sản phẩm liên quan, có thể  thay thế bằng trứng, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, gan, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc…
Thực phẩm cải thiện khả năng chịu lạnh cho bé 3

Bạn cũng nên biết tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20% để cân đối dinh dưỡng khi lên thực đơn cho bé trong ngày lạnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật.

Các bác sĩ thuộc Đại học Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết những thực phẩm dưới đây có chất dinh dưỡng cao hoặc rất ngon miệng nhưng nếu bé ăn nhiều có thể gây phản tác dụng. 
1. Cam
Cam tươi có chứa carotene, nếu ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy và thậm chí dẫn đến một số bệnh về xương.
2. Rau chân vịt
Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.

19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 1
3. Trứng gà
Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.
4. Trà đặc
Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu, khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.
5. Thạch/ rau câu (jelly)
Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.
19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 2
6. Cá muối
Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat, một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.
7. Kẹo cao su
Trong thành phần của phần lớn các loại kẹo cao su đều có chứa chất hóa dẻo, phenol, hương vị, chất tạo màu, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, theo quán tính, các bé nhai kẹo xong thường nuốt luôn vào bụng mà không nhả bã hoặc nhả bã không đúng nơi quy định.
8. Các loại đậu
Trong các hạt đậu có chứa chất gây bướu cổ và bài tiết hormone tuyến giáp ra bên ngoài cơ thể. Vì thế, ăn nhiều đậu có thể gây thiếu hormone tuyến giáp.
9. Nhân sâm
Trẻ nhỏ ăn nhiều nhân sâm có thể làm cơ thể dậy thì sớm.
10. Thực phẩm đóng hộp
Các chất phụ gia trong thực phẩm đóng hộp ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ và có khả năng gây ngộ độc mãn tính.
19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 3
11. Bỏng ngô
Lượng chì có trong thành phần bỏng ngô tương đối cao, khi đi vào cơ thể có thể làm hại hệ thống thần kinh, tiêu hóa và ảnh hưởng chức năng tạo máu.
12. Mì ăn liền
Chất bảo quản và tạo màu có trong mì ăn liền không tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
13. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương chứa một số loại axit béo không bão hòa, vì thế nếu trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan.
14. Cola
Đồ uống chế biến từ hạt cola gây nguy hiểm cho sức khỏe và các cơ quan khí quan của trẻ nhỏ.
15. Mỡ động vật
Không chỉ gây ra bệnh béo phì, ăn nhiều mỡ động vật còn gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể trẻ nhỏ.
16. Thịt nướng, thịt hun khói
Thịt hun khói và thịt nướng, đặc biệt là thịt cừu nướng có chứa một số chất gây ung thư cao.
19 loại thực phẩm không nên cho con ăn nhiều 4
17. Chocolate
Trẻ nhỏ ăn quá nhiều chocolate sẽ làm cho hệ thống thần kinh trung ương luôn ở trong trạng thái bị kích thích, có thể dẫn đến co giật cơ, tim đập nhanh và tâm trạng lo lắng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn.
18. Muối
Lúc nhỏ ăn quá mặn hoặc quá nhiều muối sẽ khiến bé dễ bị bệnh mạch vành, ung thư dạ dày, tăng huyết áp và một số bệnh khác khi đến tuổi trưởng thành.
19. Gan động vật
Gan chứa rất nhiều cholesterol, trẻ nhỏ ăn nhiều sẽ làm lượng cholesterol trong cơ thể tăng lên, tích lũy lâu ngày có thể gây ra bệnh tim mạch ở tuổi trưởng thành. 

Bạn sắp trở thành mẹ, điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý.
Thực phẩm nên đa dạng
Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên:
- Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày.
- Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…)
- Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm.
- Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa).
- Uống nhiều nước trong ngày.
Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 1
(Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý
Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải .
Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối. 
Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho tam cá nguyệt đầu tiên đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua.
Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần.
Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình. 
Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người.
Vitamin cần bổ sung
 Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống. 
Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng. 

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 2
(Ảnh minh họa)
Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé. 
Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống..., Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt...
Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý. 
Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh
Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển của trẻ. 
- Hải sản, sushi, cá... Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp.
- Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn.
- Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe. 
- Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt. 
Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ 3
(Ảnh minh họa)
Ăn kiêng khi mang thai
Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý.
Cân nặng hợp lý
Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,…
Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.
Có một số thức ăn nhanh rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Bạn có thể coi chúng như là những bữa ăn phụ của mình cũng được. Sau đây là 8 loại thực phẩm ngon, bạn nên sử dụng trong thai kỳ của mình.
Trái cây
Hoa quả rất tốt cho sức khỏe con người nói chung, đặc biệt là sức khỏe bà bầu nói riêng. Hoa quả giống như rau tươi, đây được coi là nguồn thực phẩm không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai.
Những chất có trong trái cây sẽ giúp hai mẹ con cùng khỏe mạnh, giảm nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.
Đó có thể là táo, lê, cam, chuối, mãng cầu, na… Ăn sinh tố những trái cây này cũng là một gợi ý thú vị cho bạn. Chúng giàu năng lượng, giúp bạn khỏe mạnh, tiếp thêm năng lượng cho bạn. Thêm vào đó, thực phẩm này lại rất dễ tiêu hóa, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. 
Bạn có thể lựa chọn hoa quả mà mình vừa thích, mang lại công dụng cụ thể. Ví dụ: Cam, chanh, bưởi… giàu vitamin C, có tác dụng làm răng lợi khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 1
Hoa quả rất tốt cho sức khỏe con người nói chung, đặc biệt là bà bầu nói riêng (Ảnh minh họa)

Trái cây giàu axit folic có tác dụng ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh ở trẻ. Chúng có trong những loại quả có màu vàng đậm như: mơ, đào…

Bên cạnh đó, dâu tây là thực phẩm giàu vitamin C, kali và mangan. Mangan trong dâu tây có tác dụng chống viêm, có vai trò xây dựng xương thai nhi, giúp xương của mẹ luôn chắc, khỏe. Dâu tây cũng thuộc nhóm quả chứa nhiều folate, có tác dụng ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh ở bào thai.

Nho khô

Một hộp nhỏ nho khô cung cấp chất xơ, sắt và kali cho bà bầu, nhất là những bà bầu đang thèm đồ ngọt. 

Nếu xét về giá trị dinh dưỡng thì nho khô là món ăn hữu ích cho sức khỏe vì rất ít chất béo nhưng lại sinh ra nhiều năng lượng, dễ bảo quản, nhờ đó đây được coi là món ăn bỏ túi cho chị em mang thai. 

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 2
Một hộp nhỏ nho khô cung cấp chất xơ, sắt và kali cho bà bầu,
 nhất là những bà bầu đang thèm đồ ngọt (Ảnh minh họa)

Nho khô giảm chứng táo bón khó chịu mà chị em mang thai gặp phải. 
 
Sữa chua

Thời tiết chuyển mùa khiến chị em mang bầu rất dễ bị cảm cúm. Sữa chua cung cấp dinh dưỡng giúp hệ hô hấp của bạn được nâng cấp rõ rệt. Sữa chua có chứa nguồn canxi nhiều hơn các loại sữa bình thường khác, bên cạnh đó, sữa chua có nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B, protein và kẽm.

Chúng giữ cho xương và răng của mẹ bầu cũng như em bé được khỏe mạnh. Những loại vi khuẩn có lợi tự nhiên trong sữa chua sẽ giúp mẹ bầu tăng cường chức năng miễn dịch và phòng bệnh cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể. 


8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 3
Không cần phải nói nhiều thì dường như ai cũng thuộc nằm lòng tác dụng
 không ngờ của sữa chua đối với sức khỏe bà bầu (Ảnh minh họa)

Một hũ sữa chua có thể cung cấp 25% nhu cầu canxi hàng ngày của bạn, cũng như protein, khoáng chất, vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. 

Ngũ cốc nguyên hạt

Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt giàu axit folic, chất sắt và chất xơ, vitamin, khoáng chất. Bạn hãy bổ sung chúng hàng ngày cho bữa sáng của mình. 

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 4
Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt giàu axit folic, chất sắt 
và chất xơ, vitamin, khoáng chất (Ảnh minh họa)
Trong thai kỳ, nhiều chị em bị chứng huyết áp cao, ăn ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày sẽ giúp bạn đẩy lui chứng này. Thành phần của chúng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch cũng như quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể, đồng thời tốt cho mạch máu của mẹ bầu.
 
Các loại rau củ

Có thể là xà lách, rau bina, cà chua, cần tây, dưa chuột... Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.

Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này.

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 5
Có thể là xà lách, rau bina, cà chua, cần tây, dưa chuột...  (Ảnh minh họa)

Cà rốt có đầy đủ vitamin A và chất xơ. Cà rốt chứa hàm lượng lớn beta carotene. Beta carotene khi vào cơ thể chuyển hóa thành Vitamin A, B, E và khoáng chất tốt cho cơ thể.
 
Cà rốt sẽ khiến bà bầu được khỏe mạnh với đôi mắt sáng, giúp chắc xương và răng, giúp làn da mịn màng, mái tóc mềm mại, cũng như giúp phòng chống các căn bệnh ung thư.

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 6
Sinh tố cà rốt cũng là một gợi ý hay ho dành cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)

Pho mát 

Rất có thể đây sẽ là món ăn ưa thích của bạn bởi thực phẩm này ăn ngậy, béo, thơm, rất ngon. Pho mát có chứa đủ canxi, protein cung cấp cho bạn. Pho mát có nhiều công dụng như phòng chống ung thư, làm đẹp da, làm đẹp răng miệng, giúp chắc xương. 

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 7
Pho mát có chứa đủ canxi, protein cung cấp cho bạn (Ảnh minh họa)
Nước cam có bổ sung canxi và vitamin D

Chỉ cần nửa cốc nước cam, bạn có thể được cung cấp một nửa nhu cầu hàng ngày của vitamin C và khoảng 15 % nhu cầu canxi mỗi ngày. Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.

Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa. 

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.

8 loại đồ ăn thức uống tốt cho sức khỏe bà bầu 8
Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa (Ảnh minh họa)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét