Ngoài việc vẫn được quảng cáo rầm rộ về công dụng hiệu quả như các loại “thần dược”, thực phẩm chức năng (TPCN) còn được cho là ai cũng có thể dùng và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, thực tế có phải là như vậy và tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ngành Y tế lại phải liên tiếp ban hành các văn bản nhằm quản lý thị trường này, đặc biệt là trong lĩnh vực đăng ký và quảng cáo thực phẩm chức năng?
Chị Đỗ Bạch Kim (Hà Nội) chia sẻ với PNNN về nỗi e ngại của chị khi sử dụng một loại TPCN hiệu V. được kinh doanh theo hình thức đa cấp: “Tôi chọn dùng sản phẩm thải độc của hãng này là vì trước đó mẹ chồng tôi đã dùng và thấy khá hiệu quả, người có vẻ khỏe hơn và không thấy có phản ứng phụ gì. Người tư vấn cho tôi chọn sản phẩm chính là bác sĩ trực tiếp thăm khám cho tôi, đồng thời, lại cũng là nhà phân phối của thương hiệu này. Bác sĩ nói tôi gan yếu và nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe ngay thì chỉ mấy năm nữa sẽ bị... ung thư gan. Nghe vậy thì cũng sợ nhỉ? Nhưng thực tế là tôi cũng biết mình có vấn đề sức khỏe về gan từ trước đó rồi nên cũng cho rằng cần dùng một sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, chỉ dùng độ một tháng thì tôi gặp phải tình trạng mẩn ngứa khắp người, khá là khó chịu. Bác sĩ có lý giải đó chính là “hiệu quả thấy rõ” của quá trình thải độc, chịu khó... uống thêm thì sẽ đến lúc hết và sức khỏe được cải thiện. Tuy nhiên, điều “khó chịu” này không được ghi trong bất kỳ tài liệu nào của công ty hay trong sản phẩm như là một tác dụng phụ để người dùng còn chuẩn bị tinh thần cho khỏi hoang mang”.
Trường hợp của chị Bạch Kim không phải là ngoại lệ. Trước đó, một người tiêu dùng khác, chị Đoàn N.L (Hà Nội) cũng gặp những triệu chứng này khi sử dụng sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, không chỉ gặp vấn đề mẩn ngứa toàn thân, sau khi dùng thêm TPCN, chị N.L lại gặp một số vấn đề sức khỏe trầm trọng hơn và phải vào điều trị tại khoa Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Các bác sĩ điều trị cho chị N.L không kết luận tình trạng sức khỏe hiện tại là do dùng TPCN. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, chị N.L được đề nghị dừng mọi sản phẩm chăm sóc sức khỏe không được kê đơn chính thức. Chia sẻ với PNNN, chị N.L cũng cho biết là không hề nhận được khuyến cáo về tác dụng phụ có thể có khi sử dụng TPCN, đặc biệt là khi sử dụng cùng thuốc điều trị. Trên sản phẩm không có khuyến cáo và người bán TPCN cho chị thì không hề có bằng cấp về y tế nhưng luôn khẳng định: “TPCN không có tác dụng phụ, ai dùng cũng được và luôn tốt cho sức khỏe”!!
Nói vậy là vì rau xanh có mặt ở các chợ cóc, tức là đến tận ngõ, thậm chí là tận cửa nhà người mua nhưng không có người bán rau nào xông vào tận trong nhà khách hàng. Nhưng thực phẩm chức năng thì có khả năng ấy, cùng với phương thức kinh doanh đa cấp!
Về bản chất, thực phẩm chức năng là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe và kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh hợp pháp. Hai “phạm trù” này kết hợp với nhau vốn không... có tội. Tuy nhiên, quá nhiều biến tướng trong ngành kinh doanh đa cấp đã khiến cho cơ quan quản lý thì đau đầu muốn “xiết chặt”, người tiêu dùng thì hoang mang mất niềm tin và thực phẩm chức năng thì bị... vạ lây.
Theo quy định, thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh (không có khả năng chữa bệnh mà chỉ dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh). Tuy nhiên, với hình thức truyền thông kiểu truyền miệng của kinh doanh đa cấp, TPCN không những chữa được bệnh mà còn chữa được bách bệnh, nhất là những bệnh nan y. Và với hình thức truyền thông truyền miệng này, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ còn cách “bó tay” vì rõ ràng là nó không vi phạm... luật quảng cáo.
Rất nhiều ý kiến cho rằng cần phải “chuẩn hóa” lại đội ngũ người bán hàng đa cấp, trang bị cho họ những kiến thức nền tảng về y tế và đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp với hy vọng trong quá trình “tác nghiệp” họ sẽ không “nói vống lên” về công dụng của sản phẩm, trả TPCN về vị trí và vai trò đích thực của nó trong công cuộc chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, hy vọng này chỉ nghe thôi đã thấy khá... xa vời, khi mà bất kỳ ai định tham gia vào bán hàng đa cấp cũng đồng thời được đào tạo về sản phẩm kỳ diệu và chia sẻ về một cơ hội kinh doanh có thể khiến bạn “đổi đời”.
Ngay cả khi không được được cung cấp tận tay bởi hình thức bán hàng đa cấp thì người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng mua được TPCN ở bất kỳ đâu: trong hiệu thuốc, trong siêu thị, thậm chí là ở quầy tạp hóa!
Kinh doanh thuốc cần một số điều kiện đặc biệt (tiêu chuẩn nhà thuốc GMP). Thậm chí kinh doanh thực phẩm, trong một số trường hợp, cũng cần điều kiện đặc biệt (ví dụ như thực phẩm đông lạnh). Tuy nhiên, kinh doanh thực phẩm chức năng thì chưa hề có quy định nào trong vấn đề bảo quản chất lượng (trừ một số trường hợp có khuyến cáo của nhà sản xuất về việc tránh ánh nắng trực tiếp hay tránh nơi ẩm thấp...) Đặc biệt, người tiêu dùng rất dễ dàng có thể mua được TPCN trên mạng Internet - nơi mà các nhà cung cấp có thể muốn quảng cáo thế nào về sản phẩm cũng được (vì cũng không vi phạm... luật quảng cáo).
Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cơ quan nhà nước hiện đang chịu trách nhiệm chính trong việc “quản” lĩnh vực kinh doanh tương đối nhạy cảm này thì việc Bộ Y tế yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo, đài quản lý chặt chẽ việc quảng cáo TPCN được đưa ra nhằm tăng cường việc quản lý TPCN, giúp cho TPCN phát triển, thực hiện tốt vai trò dự phòng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo Luật An toàn thực phẩm, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng vẫn chưa hiểu đúng về TPCN, một số doanh nghiệp, đài phát thanh, truyền hình, báo giấy, báo mạng vì nhiều lý do quảng cáo TPCN như “thần dược” gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Trở lại với quy định TPCN không được quảng cáo như thuốc chữa bệnh (hoặc gây hiểu nhầm là có tác dụng chữa bệnh mà lại không hề có tác dụng phụ hay lưu ý khi sử dụng, đặc biệt là về đối tượng sử dụng như phụ nữ mang thai hay trẻ em). Trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống thì như vậy (nhưng còn chưa quản lý xuể).
Còn trên các hình thức phi chính thống như mạng Internet (đã nói ở trên) hay là chính các trang web hay tổng đài tư vấn sản phẩm của các doanh nghiệp thì cách truyền thông rằng TPCN không chỉ chữa được bệnh, mà thậm chí còn là cơ hội cuối cùng để giúp người dùng vượt qua bệnh tật, không hề hiếm gặp. Nói về các tồn tại và thách thức trong quản lý TPCN hiện nay, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam (VAFF) cũng phải cho rằng: “Số lượng quảng cáo thái quá như thuốc, sai lệch với hồ sơ công bố tại Cục ATTP (VFA) chiếm đến 50%. Việc tổ chức quảng cáo còn tùy tiện, tiếp nhận quảng cáo chưa chú ý nội dung quảng cáo đã đăng ký tại VFA.
Về chất lượng của một số sản phẩm TPCN hiện nay thì công thức phối hợp các thành phần còn tùy tiện, đưa cả thành phần tân dược làm thành phần TPCN mà chưa có quy định các thành phần cấm, các chất cấm và dược thảo cấm trong sản xuất TPCN. Bên cạnh đó, TPCN giả, kém chất lượng, nhập lậu, xách tay còn lưu hành trên thị trường vừa ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng lại vừa ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của ngành TPCN”.
Bộ Y tế vốn đã định tổ chức một hội thảo lớn nhằm xem xét các vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý lĩnh vực kinh doanh được cho là đang ăn nên làm ra này vào tháng 10. Tuy nhiên, do một số lý do khách quan, sự kiện này chưa được tổ chức và hiện nay, không chỉ các doanh nghiệp mà cả người tiêu dùng cũng đang rất mong chờ. Đó là bởi chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, hàng loạt sự việc tiêu cực liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này được các cơ quan báo chí đăng tải đang khiến cộng đồng rất hoang mang, trong đó, bao gồm cả việc kinh doanh hàng lậu, hàng giả - hàng nhái, và đặc biệt là kinh doanh đa cấp trá hình, lừa đảo, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Thôi thì cứ vừa dùng vừa... run.
Mới đây nhất, Bộ Y tế lại vừa phải yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo, đài quản lý chặt chẽ việc quảng cáo thực phẩm chức năng. Chỉ tiến hành quảng cáo TPCN khi nội dung quảng cáo đã được cơ quan y tế thẩm định. Bộ Y tế cũng đề nghị tiến hành xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý TPCN, đặc biệt là quảng cáo không đúng quy định.
Kinh doanh thuốc cần một số điều kiện đặc biệt (tiêu chuẩn nhà thuốc GMP). Thậm chí kinh doanh thực phẩm, trong một số trường hợp, cũng cần điều kiện đặc biệt (ví dụ như thực phẩm đông lạnh). Tuy nhiên, kinh doanh thực phẩm chức năng thì chưa hề có quy định nào trong vấn đề bảo quản chất lượng (trừ một số trường hợp có khuyến cáo của nhà sản xuất về việc tránh ánh nắng trực tiếp hay tránh nơi ẩm thấp...) Đặc biệt, người tiêu dùng rất dễ dàng có thể mua được TPCN trên mạng Internet - nơi mà các nhà cung cấp có thể muốn quảng cáo thế nào về sản phẩm cũng được (vì cũng không vi phạm... luật quảng cáo). |
An Hoa
“Một số sản phẩm, nhất là những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, được sản xuất dựa trên các bài thuốc y học cổ truyền, có công dụng với một số bệnh cụ thể thì rất khó phân biệt là thuốc hay là TPCN, điều trị hay “hỗ trợ điều trị”, hoàn toàn tùy thuộc vào nhà sản xuất muốn “đăng ký” là gì. Hiện nay vẫn còn tình trạng cùng một sản phẩm nhưng vừa được đăng ký là thuốc lại vừa được đăng ký là TPCN. Lúc thì được quảng cáo “là thuốc, không phải là TPCN”, nhưng lại có lúc được quảng cáo “là TPCN, không phải là thuốc” gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Tình trạng này là bởi hiện nay vẫn có quy định không được kê đơn TPCN vào đơn thuốc nên nếu đăng ký dưới dạng “thuốc” thì vẫn dễ hơn cho các bác sĩ kê đơn, còn sản phẩm đăng ký TPCN thì bán ngoài thị trường”.
PGS.TS Trần Đáng (Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam - VAFF).
“Ngay cả ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì việc quản lý TPCN cũng phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của doanh nghiệp. Hiện nay, Cục An toàn thực phẩm chủ yếu quản lý vấn đề đăng ký TPCN và quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng chính thống. Còn trên các phương tiện khác, đặc biệt là trên mạng Internet thì rất khó khăn. Người tiêu dùng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về TPCN, chỉ mua ở những nguồn đáng tin cậy, cân nhắc sự cần thiết khi sử dụng các sản phẩm và tốt nhất là nên tham vấn những người có chuyên môn y tế để tránh những rủi ro không đáng có”. Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế
Khi ăn hoa quả mọi người thường có thói quen gọt vỏ vứt đi mà không biết rằng vỏ trái cây có tác dụng làm đẹp kì diệu và có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật.
Dưới đây là tác dụng của 10 loại vỏ mà chúng ta nên biết:
1. Vỏ dưa hấu
Có thể làm tiêu tan cái nóng và giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột. Đông y dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa còn có tác dụng rất tốt đối với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng, viêm thận.
2. Vỏ măng cụt
Giúp làm săn da, có tác dụng chữa trị tiêu chảy.
Chứa nhiều vitamin, giúp làm tăng lưu thông máu đến da đầu, chống rụng tóc, giúp giảm cholesterol, mỡ máu, nguy cơ bệnh tim, tiểu đường và bệnh béo phì.
4. Vỏ khoai tây
Chứa nhiều enzym, mặt nạ vỏ khoai tây có lợi cho đôi mắt mệt mỏi.
5. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn. Vỏ chuối có thể điều trị nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch, nhuận tràng. Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau, dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh. Ngoài ra vỏ chuối có tác dụng tẩy trắng răng.
6. Vỏ quýt
Có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm, ngực đau, trướng bụng, buồn nôn... Vỏ quýt có chứa Glycoside có thể mở rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh thần.
Vỏ bơ rất có lợi cho da, chỉ cần áp mặt trong vỏ bơ lên mặt, xoa nhẹ để giúp da tăng cường độ ẩm.
8. Vỏ cam quýt
Vỏ cam quýt còn chứa rất nhiều canxi có lợi cho cơ thể. Vỏ cam quýt còn có tác dụng chữa bệnh ho có đàm và giã rượu rất hiệu quả. Không những thế, vỏ cam quýt loại bỏ tế bào chết trên da mặt, làm da sáng hơn. Lấy một cái nĩa, châm nhẹ vào vỏ cam quýt. Cho vỏ cam quýt vào cái chén, đổ nước ấm cho ngập, ngâm qua đêm. Sáng dậy rửa mặt bằng nước ngâm vỏ cam quýt rồi lau khô.
9. Vỏ dưa chuột
Vỏ dưa chuột có vị hơi chát, tính bình, giàu dinh dưỡng, có khả năng giải nhiệt cho cơ thể… Ăn dưa chuột cả vỏ sẽ giúp bạn hấp thụ Vitamin C có trong dưa tốt hơn, chất nhựa trong vỏ dưa giúp tăng cường chức năng giải độc cho cơ thể.
10. Vỏ nho
Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho đỏ giàu polypenol giúp duy trì tình trạng tốt nhất cho hệ thống tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng resveratrol (là một chất chống lại sự xâm lược của nấm. Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh gấp 7 lần vitamin E) trong vỏ nho có tác dụng hiệu quả trong việc chống oxy hóa. Resveratrol không những chứa chất chống oxy hóa mà còn có thể phòng tránh được các bệnh tim mạch và các bệnh ung thư.
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng mong muốn mình luôn trẻ trung, xinh đẹp và sợ đối mặt với những nếp nhăn, những vết chân chim. Tuy nhiên bạn có biết rằng, chính một số thói quen hàng ngày đã khiến bạn già đi một cách nhanh chóng. Dưới đây là 10 thói quen chúng ta cần phải tránh:
1. Ngủ quá ít
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với năng lượng cơ thể, sự tập trung và cả làn da. Vào ban đêm, da chuyển sang trạng thái tái tạo. Khi bạn ngủ, làn da không thể tự tái tạo nhưng sự khác biệt nhất định về độ pH và lưu thông dưới da giúp cho các sản phẩm chống lão hóa thẩm thấu tốt hơn. Thêm vào đó, khi bạn ngủ ít, đôi mắt sưng húp và thâm quầng làm bạn trông già đi vài tuổi.
2. Dụi mắt
Khi đôi mắt mệt mỏi bạn thường dụi mắt, nhưng chính điều này lại là nguyên nhân làm phá vỡ collagen và độ đàn hồi xung quanh khu vực mắt, làm phá vỡ các mao mạch và gây ra nếp nhăn.
Thói quen chỉ uống nước khi nào thật sự khát rất tai hại bởi cơ thể thiếu nước sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, huyết áp tụt… Nước còn là nguồn dưỡng chất giữ vai trò then chốt trong việc bảo vệ làn da. Nếu cơ thể dung nạp nước không đủ sẽ khiến tuyến chất nhờn kém hoạt động, hậu quả là da dễ bị thiếu nước. Da thiếu nước sẽ rất khô ráp và nếp nhăn cũng từ đó xuất hiện. Vì thế mỗi ngày hãy bổ sung 1,5-2 lít nước cho cơ thể dù không khát.4. Ngủ úp mặt vào gối
Tì mặt vào gối tám giờ một đêm trong nhiều năm có thể làm hại da và gây ra nếp nhăn.
Trong các bước chăm sóc da không bao giờ thiếu công đoạn tẩy trang, làm da sạch sẽ trước khi đi ngủ. Bởi đây là thời gian da được thở sau cả một ngày tiếp xúc với khói bụi. Vì thế, nếu bỏ qua tẩy trang, dần dần da bạn cũng xấu và nhăn nheo hơn.6. Lười vận động
Nhiều người tưởng rằng, cho các bộ phận trong cơ thể nghỉ ngơi là quá trình “bảo dưỡng” tốt nhất nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Việc ít sử dụng các bộ phận vô hình chung đã vô hiệu hoá các chức năng vốn có của nó. Lâu ngày, những bộ phận đó không thể thực hiện được khả năng của mình.
Ngoài ra, lười vận động còn làm giảm khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình già hoá của các bộ phận.
7. Đeo trang sức khi đi ngủ
Một số bạn gái không có thói quen tháo bỏ trang sức khi đi ngủ, điều đó khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ. Bởi, một số trang sức làm bằng kim loại hoặc nhựa không sạch sẽ cọ sát với da khiến da bị dị ứng, hoặc truyền các loại vi khuẩn nấm mốc vào cơ thể. Trang sức lại phát quang vào buổi đêm chứa radium - nguyên tố kim loại phát xạ, tuy lượng nhỏ nhưng lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể.
8. Tức giận trước khi ngủ
Tức giận trước khi đi ngủ sẽ làm tim đập mạnh, thở gấp, tâm trạng không tốt, khó có thể chìm ngay vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Lâu dần, dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính, cơ thể rất nhanh bị lão hóa.
Nhiều người cho rằng, trùm chăn kín mít sẽ khiến ngủ ngon hơn do cơ thể được giữ ấm. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn vậy. Cách làm này khiến hoạt động hô hấp gặp khó khăn do lượng oxy bị thiếu hụt, thay vào đó toàn là khí cacbonic không thể thoát ra ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, hô hấp và gây tổn thương tới đại não.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó ngủ, dễ mộng mị. Khi tỉnh dậy thường đau đầu, cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, khó chịu. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới nhan sắc của bạn.
10. Lạm dụng mĩ phẩm
Rất nhiều mỹ phẩm chứa những độc tố gây hại cho làn da, cơ thể như corticoid, chì... Một nghiên cứu thị trường mỹ phẩm gần đây cho thấy, ngay cả các loại son của những thương hiệu uy tín cũng chứa lượng chì vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Vì thế bạn nên hạn chế sự lạm dụng mỹ phẩm để tránh cho cơ thể không bị ngộ độc và làn da chậm lão hóa hơn.
Muốn trẻ lâu, tránh xa 4 loại thực phẩm sau:
Nước ngọt, bia rượu và thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn luôn là những thực phẩm khiến bạn nhanh già trước tuổi.
Có những thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ khiến bạn nhanh già hơn so với các loại thực phẩm khác. Bạn đã biết cách tránh chúng chưa?
Hãy tham khảo bài viết sau để hiểu hơn về các loại thực phẩm "đáng ghét" đó nhé!Thực phẩm chế biến sẵn
Thịt hộp, cá hộp, rau củ sấy, lên men... tuy có nhiều hương vị thơm ngon nhưng lại là "kẻ thù" số 1 của cơ thể.
Để làm ra những món ăn đóng hộp với nhiều tính năng tiện lợi như chế biến sẵn, bảo quản lâu, nhà sản xuất đã thêm vào thực phẩm những phụ gia hóa học, mà những phụ gia này có thể có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư.
Từ lâu, các nhà khoa học đã đề nghị người tiêu dùng nên tránh xa các loại thức ăn chế biến sẵn trong siêu thị vì hàm lượng transfat lẫn muối trong những thực phẩm này rất cao. Cả hai chất kể trên đều là "hung thủ" gây ra các bệnh tim mạch, đẩy mạnh nguy cơ ung thư, tiểu đường, lão hóa cho cơ thể.
Ăn nhiều thịt nướng rất có hại cho sức khỏe của bạn (Ảnh minh họa) |
Lối sống hiện đại với nhiều nhu cầu đa dạng đã thúc đẩy các nhà sản xuất thực phẩm cho ra đời nhiều sản phẩm có tính năng mới lạ, độc đáo. Thực phẩm "thay thế" cũng là một trong số đó.
Ví dụ, khi bạn ăn chay nhưng lại muốn các món chay đó có vị tôm, vị lẩu hải sản... vậy là bạn lựa chọn các loại thực phẩm "thay thế" có mùi tương tự. Tuy nhiên, trước khi chế biến hãy nhớ rằng, phụ gia tạo mùi vị, phụ gia tăng độ giòn cho những sản phẩm thay thế này không được đảm bảo về độ an toàn.Nước ngọt có ga
Hầu như chưa có nghiên cứu nào lại ca ngợi tác dụng của nước ngọt có ga với sức khỏe của chúng ta. Loại nước ngọt này chứa nhiều đường, làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường.
Tại một số quốc gia như Mỹ, số người bị béo phì cao hơn hẳn những quốc gia Châu Á cũng là do thói quen dùng nước ngọt để giải khát.
Nước ngọt có ga nếu uống nhiều còn khiến da bạn khô sần, dễ nổi mụn, giảm khả năng đề kháng trước môi trường bên ngoài.
Thịt nướng
Ăn nhiều thịt nướng không tốt đối với sức khỏe. Về cơ bản, hệ tiêu hóa của con người phải mất tới 72 tiếng để xử lý các loại thịt như thịt bò, thịt gà... Đối với món thịt nướng, thời gian này còn lâu hơn. Nếu bạn ăn nhiều thịt nướng trong ngày sẽ bị khó tiêu thường xuyên, dẫn tới nhiều bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, trong thực phẩm nướng, có chứa sản phẩm AGEs (Advanced Glycation End), gồm các hợp chất liều cao làm tăng tốc độ lão hóa trong thời gian ngắn, khiến bạn nhanh già hơn. Các loại thịt, mỡ động vật có nhiều chất béo và protein vốn dĩ đã chứa AGEs tiềm ẩn, khi được nướng trực tiếp trên lửa ở nhiệt độ cao, lượng AGEs mới lại được hình thành nên càng làm tăng tốc độ lão hóa cơ thể nếu bạn ăn nhiều.
Các nhà khoa học lẫn các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chúng ta nên tăng cường rau xanh và các loại củ quả tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày, nên ăn nhiều rau quả để giữ gìn sức khỏe và trẻ lâu.
CHỮA BỆNH BẰNG MÁY SẤY TÓC
Thông thường khi nghe nói chữa bệnh bằng day ấn huyệt, bằng kim thì không ai ngạc nhiên. Vì kinh huyệt và châm cứu là một phần của nền y học Trung Quốc có từ xưa. Châm cứu là dùng kim và điếu ngải cứu tác động lên mười hai chính kinh và hai mạch lớn ( Đốc mạch và Nhâm mạch ).
LẠNH GIỮA ĐÊM:
Nhiều người hay bị “ phát lãnh ” đột ngột nhất là vào ban đêm. Bệnh nhân cảm thấy lạnh từ trong xương. Đang ngũ giật mình thức giấc lạnh run. Thỉnh thoảng cứ gặp tình huống này. Điển hình là người bạn đời của tôi khoảng mười năm về trước. Nhiều khi đi về quê chơi, nửa đêm đang ngũ, tôi giật mình thức dậy vì bà xã đột nhiên “ đánh bò cạp” rên hừ hừ. Cả nhà phải thức, ba tôi chụm củi lên để cho con dâu ngồi gần bếp hơ tay chân cho ấm. Ở thành phố thì tiện lợi hơn. Các bạn chỉ việc cắm dây của máy sấy tóc vào ổ điện là đã có một dụng cụ chữa bệnh hiệu quả. Các bạn có thể nhờ người khác hoặc tự mình hơ máy sấy tóc dọc cột sống từ trên xuống dưới ( từ đốt sống ngực thứ nhất đến cột sống vùng cùng cụt, hay từ huyệt Đại chùy đến huyệt Trường cường ). Hơ nóng như vậy khoảng mười phút là các bạn đũ ấm ngườilên ngay. Có thể hơ nóng thêm vào tay và chân. Sau những lần giải quyết có tính cách “ cấp cứu ” các bạn nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân của tình trạng “ phát lãnh ” để chữa tận gốc.
CẮT CƠN SỔ MŨI:
Sổ mũi là một triệu chứng hay gặp khi các bạn bị cảm cúm, viêm họng, sổ mũi do thời tiết, do dị ứng. Sổ mũi hay nghẹt mũi là do tình trạng niêm mạc mũi ( lớp da mỏng lót bên trong mũi ) bị viêm. Các mao mạch ( mạch máu nhỏ ) ở vùng mũi bị sưng, đỏ. Máu bị ứ lại, có thể gây nghẹt mũi hoặc sổ mũi. Có người bị sổ mũi ít thôi. Nhưng cũng có người chảy mũi không cầm được, chùi xong nước mũi cứ chảy tiếp tục. Nếu cúi đầu xuống thì nước mũi chảy không dứt. Mũi có thể chảy ra phía trước hay chảy xuống họng. Các bạn muốn dừng ngay cơn chảy mũi không? Hãy dùng máy sấy tóc để ở một khoảng cách thích hợp ( nóng vừa phải ) và cho hơi nóng trực tiếp đến 2 lổ mũi. Tình trạng sổ mũi tạm thời dừng lại ngay. Nếu sổ mũi tái phát các bạn có thể hơ nóng tiếp tục
TÊ BÀN TAY:
Đây là triệu chứng của nhiều bệnh: Suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, hội chứng Raynaud ( co động mạch đầu chi ), hội chứng ống cổ tay, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid…Đồng thời cùng với việc điều trị đặc hiệu của từng bệnh, các bạn có thể dùng máy sấy tóc hơ nóng hai bàn tay và hai bàn chân mục đích để giãn mạch máu, tăng tuần hoàn đến đầu các chi. Triệu chứng tê tay cải thiện nhanh.
HỆ VẬN ĐỘNG VÀ BỆNH TƯ THẾ
Các bạn hãy nhìn xem hình vẽ về hệ thống cơ xương. Cơ thể chúng ta gốm khoảng sáu trăm cơ, các cơ này nối với chừng hai trăm lẻ sáu xương. Khi các bạn đứng thẳng, các cơ đuợc đối xứng ở hai bên. Ở vị trí này các cơ bắp hầu như được thư giản, các dây thần kinh, mạch máu không bị chèn ép. Tuy nhiên khi chúng ta đứng, ngồi, nằm, sinh hoạt sai tư thế, các cơ, dây chằng, xương, khớp ( toàn bộ hệ vận động ) đều bị ảnh hưởng. có nhóm cơ bị chùn lại, nhóm cơ bên đối diện căng ra, các thành phần khác như mạch máu, dây chằng, thần kinh bị căng, chèn ép. Tình trạng này gây ra một nhóm bệnh đặc biệt, bệnh do tư thế. Ở nhóm bệnh gây ra do tư thế sai, các bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp, xảy ra cho rất nhiều người ở nhiều ngành nghề khác nhau. Người thì bị tê ở vai, mõi cổ, đau sau gáy, đau nửa thân trên ở phía sau, mỏi gối, đau cổ chân, đau cơ cẳng chân ( bắp chuối ), đau dọc từ thắt lưng xuống gót chân:
- Đau sau gáy, mõi cơ cạnh cột sống cổ: ở người nằm gối quá cao
- Tê cổ tay bàn tay: do bàn tay và cẳng tay gập góc khi đánh máy hoặc khi cầm chuột vi tính không đúng
- Đau hông phải: do có thói quen đứng làm việc đặt phần lớn trọng lượng cơ thể lên chân phải, thợ tiện
- Mõi gáy, đau gáy: do gập hay ưởn cổ trong khi làm việc, đọc sách, xử dụng vi tính
- Đau vùng thắt lưng: xảy ra trên nhiều đối tượng: người làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên…có thói quen ngồi gập người ra phía trước
- Đau nhức mõi chân: ở người đứng tại chỗ lâu như bảo vệ, nha sĩ, chiên bánh tiêu, bán hủ tiếu..
- Mõi vai và cánh tay phải: do xử dụng chuột không đúng cách.
- Mõi, đau cổ tay: ở người thường xuyên bế trẻ, người tiếp xúc với máy vi tính thường xuyên
- Đau khuỷu tay: ở người chơi tenis, người xử dụng búa, thợ máy hay dùng mỏ lết siết bù lon.
- Tê, đau đầu gối, cổ chân, bàn chân, cơ cẳng chân ở những người ngồi xếp bằng lâu ngày: chơi bài, ngồi thiền chưa quen
- Đau thắt lưng: ở người thợ sửa xe, người làm giày
Thưa các bạn đó là những ví dụ về những ngành nghề dễ đưa đến các tư thế sai gây đau nhức, tê, mõi. Những khó chịu này có thể âm ỉ đến đau dữ dội khiến bệnh nhân vừa đau rồi tưởng tượng đến các bệnh nặng, khó chữa rồi lo sợ…
Tất cả những chứng đau, nhức, tê, mõi nói trên không những chỉ xử dụng thuốc để giảm cơn đau cấp thời mà quan trọng nhất, là phải chú ý đến căn nguyên của bệnh. Đó là thói quen, nghề nghiệp, công việc thường ngày. Và hầu hết các trường hợp đau cơ, xương, dây chằng, khớp đều bắt nguồn từ tư thế sai. Giải quyết tư thế sai sẽ chữa hết chứng đau mà các bạn đang gặp và phòng ngừa được nhiều chứng đau cơ, xương, khớp, dây chằng, thần kinh… Nhưng thế nào là tư thế đúng???
TƯ THẾ NGỒI ĐÚNG?
Các bạn nên áp dụng những nguyên tắc sau đây để giữ cho tư thế ngồi đúng:
Đầu thẳng, đầu phải ở giữa hai vai.
Cằm thụt nhẹ vào.
Cột sống ngực, cổ, thắt lưng phải thẳng hàng
Hai vai ngang nhau, không được nâng vai lên, hai vai phải thư giản nhưng không xệ
Phân bố trọng lương cơ thể đều trên hai mông.
Hai mào xương chậu phải ngang nhau
Không được bắt chéo chân
Không được gát chân.
Đùi nên song song với mặt đất
Để hai bàn chân ra trước và sát đất, hai bàn chân song song với nhau
Tuy cố gắng ngồi với tư thế đúng nhưng không nên ngồi quá lâu
Có nhiều cách ngồi, ngồi xếp bằng dưới đất ( bán già, kiết già ), ngồi kiểu Nhật như hình minh họa ở mục “ Khí công ”, ngồi trên ghế. Nhưng các bạn nên chú ý đến ngồi sau cho cột sống cổ, ngực, thắt lưng phải thẳng hàng, các cơ bắp, dây chằng được thư giản, mạch máu và các dây thần kinh không bị chèn ép thì mới hợp với tình trạng sinh lý tự nhiên.
THẾ NÀO LÀ TƯ THẾ ĐỨNG ĐÚNG:
Các bạn chú ý những điểm sau khi đứng Các bạn hãy nhìn hình vẽ tư thế đứng đúng và để ý các điểm sau:
- Đầu thẳng như được treo lên bằng một sợi dây và đầu phải ở giữa hai vai
- Mắt nhìn ngang
- Cằm thụt vào trong
- Cột sống cổ và cột sống ngực thẳng hàng
- Hai vai có độ cao ngang nhau ( không bên nào cao hay thấp )
- Hai mào xương chậu có độ cao bằng nhau
- Hai gối thẳng
- Trọng lượng cơ thể phải phân bố đều giữa hai bàn chân
Khi các bạn đứng trong tư thế này các cơ và dây chằng sẽ ở trong trạng thái thư giản, cân bằng, không co, không căng. Do đó tránh được tình trạng đau nhức các cơ bắp, chèn ép thần kinh, mạch máu. Đây là tư thế đứng lý tưởng cần được áp dụng.
BỆNH THOÁI HÓA KHỚP:
Thoái hóa khớp là một loại bệnh khớp hay gặp, chiếm tỷ lệ 80% các bệnh khớp ở người trên năm mươi tuổi. Trong bệnh thoái hóa khớp, sụn bọc ở các đầu xương bị mòn, rách. Từ đó dẩn đến những tổn thương khác như hẹp khe khớp, tổn thương xương như mọc các gai xương, đậm đặc phần xương sát sụn. Bệnh nhân có cảm giác đau và cứng khớp, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc đau tăng lên khi thời tiết lạnh. Nhiều người hay bị tình trạng các khớp ngón tay co cứng lại, phải dùng bàn tay kia bẻ nhẹ ra thì mới ngay lại được! Khi vận động các khớp bị thoái hóa còn nghe được tiếng răng rắc, lạo xạo trong khớp ! Hiện giờ y học vẫn chưa có cách giải quyết triệt để được bênh thoái hóa khớp. Để giảm đau, thày thuốc hay dùng loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, thuốc kháng viêm non-steroid. Tác dụng phụ của thuốc thường ảnh hưởng đến dạ dày. Bệnh nhân cồn cào, đau dạ dày, nhiều trường hợp nặng có thể gây xuất huyết. Thuốc kháng viêm còn giữ nước và có thể làm chỉ số huyết áp ở người có bênh cao huyết áp càng cao hơn. Ngoài ra còn có loại thuốc xem như có tác dụng “ bổ khớp ” như vitamin E, Omega3, sụn cá mập, glucosamin, chondroitin…Bên cạnh sự điều trị bằng thuốc, tôi xin được giới thiệu một phương pháp không những làm giảm đau mà còn tăng sự tuần hoàn, nuôi dưỡng vùng khớp bệnh mang lại sự dễ chịu cho bệnh nhân mà không có tác dụng phụ. Đó là dùng máy sấy tóc hơ nóng lên khớp mỗi ngày hai lần, mỗi lần năm đến mười phút. Kế đến là xoa bóp,day ấn vùng khớp bệnh mười lăm phút nữa. Các bạn có thể phối hợp với việc bôi các pomade kháng viêm, giảm đau như Salicyl Pomade, Salonpas gel, Diclofenac gel…
“ TRÚNG MƯA” :
Hồi nhỏ tôi hay nghe người lớn nói bị “ Trúng mưa ”. Đi mắc mưa về cảm sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, sốt. Thường là những người có tuổi bị “ Trúng mưa ”. Lúc đó tôi nghĩ mưa mà cũng Trúng. Tôi và các bạn nhỏ trong xóm dầm suốt cây mưa, chơi đùa, quậy phá, có thấy gì đâu. Tuy nhiên khi bắt đầu bước qua “ U50 ” rồi mới biết. Giống như “ mít ướt ”. Đi mưa về là có chuyện. Nóng đầu, nghẹt mũi, sổ mũi, đau mình…! Thiệt là càng có tuổi càng “ nhỏng nhẻo”. Và tôi thấy hồi này tôi càng dễ nhỏng nhẻo hơn. Nhiều khi từ chỗ làm việc đi qua chỗ gửi xe chỉ hơn hai mươi mét, về nhà cũng bệnh phải uống thuốc ba, bốn ngày sau mới hết bệnh. Thật là bực mình. Nhưng từ lúc làm quen với anh bạn này ( chiếc máy sấy tóc ) thì câu chuyện “ Trúng mưa” hình như là đã chấm dứt. Sau khi đi mưa, ngay lúc vừa về đến nhà, các bạn nên lau cho khô tóc và cơ thể, thay quần áo. Tiếp theo là cắm dây máy sấy tóc vào ổ điện hơ nóng gáy, hai tai, vùng gáy và dọc cột sống. Các bạn chú ý hơ nóng ở vùng T1 đến T3 ( từ huyệt Đại chùy đến Thân trụ ) Chỉ cần hơ nóng từ năm đến mười phút thôi. Bằng cách xử lý thật đơn giản này tôi đã chấm dứt được bệnh “ nhỏng nhẻo ” của mình. Các bạn nào có bệnh “ nhỏng nhẻo ” như tôi, xin mời, máy sấy tóc.
RƯỢU CŨ TIỄN KHÁCH MỚI:
Như trong lời giới thiệu, tôi kể cho bạn câu chuyện của bản thân, tôi đã dùng máy sấy tóc để chữa bệnh Sốt rét cho mình vô cùng hiệu quả. Thỉnh thoảng trong đầu tôi vẫn nghĩ , không biết tại sao hơi nóng tác động trên cơ thể có thể giải quyết được một bệnh nhiễm ký sinh trùng. Dĩ nhiên sức nóng từ máy sấy tóc không thể là kháng sinh ( tương tự như Chloroquin, Fancidar ) được. Nhưng tại sao cắt được cơn Sốt rét, tại sao lại có thể chấm dứt bệnh Sốt rét??? Chỉ còn một cơ chế nữa là khi hơi nóng tác động trên cột sống, nơi xuất phát những dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm đã làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhưng tăng sức đề kháng cơ thể theo cơ chế nào thì thật là tôi không có điều kiện, trình độ để nghiên cứu cho ra lẽ. Trên thực tế tôi đã hướng dẩn vài bệnh nhân và họ cũng có được kết quả tốt như tôi. Kinh nghiệm điều trị sốt rét bằng cách dùng máy sấy tóc chưa được thực hiện trên nhiều người, nhưng vì đặc điểm đơn giản là bệnh nhân có thể tự mình áp dụng tại nhà, thu được kết quả tốt. Đồng thời hầu như không có tác dụng phụ nên tôi ghi lại đây. Có thể một lúc nào đó có ích lợi cho các bạn chăng.
Sau đây tôi xin nói rõ hơn về cách sử dụng máy sấy tóc để cắt và ngừa cơn sốt rét: Trước hết các bạn xác định 2 huyệt Đại chùy và Đào đạo ( ngồi thẳng lưng cúi đầu ra phía trước, dùng lòng các đầu ngón tay T đặt phía trên và giữa cột sống cổ di chuyển từ chân tóc xuống dần, khi chạm vào một chỗ lồi cao nhất ở vùng cổ thì đó là mỏm gai của đốt sống cổ C7. Giữa đốt sống cổ C7 và đốt sống D1, đốt sống ngay dưới C7, là huyệt Đại chùy. Giữa đốt sống ngực D1 và D2 là huyệt Đào đạo. Các bạn có thể xác định sai vị trí huyệt một chút nhưng khi châm kim và hơ nóng vào vẫn cắt được cơn sốt rét. Sau đó dùng kim châm cứu châm vào hai huyệt trên với độ sâu 2mm ( tuyệt đối không châm sâu vì bên dưới là tủy sống ). Để kim châm cứu đúng độ sâu, các bạn dùng hai ngón tay cái và trỏ cầm kim cách đầu mũi kim 2mm rồi châm vào da rút kim ra ngay. Sau đó dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp mạnh quanh vị trí vừa châm như động tác nặn máu. Cuối cùng là dùng máy sấy tóc hơ nóng dọc cột sống từ trên xuống dưới khoảng mười phút ( chủ yếu là hơ vùng huyệt Đại chùy và Đào đạo ). Cảm giác sau khi hơ nóng vùng châm cứu nóng ran lên ( cảm giác nóng tại chỗ này giảm dần sau ba mươi phút ). Mỗi ngày có thể áp dụng từ một đến ba lần. Hy vọng máy sấy tóc không chỉ làm đẹp cho quý cô quý bà mà còn dùng để chữa bệnh cho bạn nữa.
Tác giả bài viết: BS Huỳnh Hải(Trích từ quyển "Chữa bệnh bằng máy sấy tóc")
0 nhận xét:
Đăng nhận xét