Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng , dứt tuyệt và không còn ho nữa ? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem thế là tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là hại đâu.
Mà kỳ lạ thay quý vị ơi ! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối tha Bengay (Gel nóng)vào ngay gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.
Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? tôi liền áp dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn. Vợ tôi thực hành cách trên thêm 2 hôm nữa bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo mà các Khoa học Gia Gia Nã Đại đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời.... tôi liền chỉ cho mọi người cách trị ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân ? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới Gan bàn chân có một Đại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền .
Lại có một cách khác trị HO rất hiệu nghiệm!
Vào mùa Đông khí lạnh thường gây ra những cơn HO dai dẳng.
Ban đầu thì ho có đờm, sau đó là ho khan, cổ họng lúc nào cũng thấy ngứa bên trong và phải ho cho đở...ngứa! Ho quằn quại, ho muốn đứt cuốn họng. Nếu ngậm miệng lại thì có thể kềm chế cơn ho, nhưng hể mở miệng để nói một hai ba tiếng là bắt đầu ngứa cổ và phải ho liên tục, ho đỏ cả mày mặt, chảy cả nước mắt, ho dai dẵng hơn cả ĐẮC KỸ HO GÀ ngày xưa! Bản thân tôi đã nhiều năm qua, khi đến mùa tuyết đổ là HO! Mấy năm trước, khi bị ho, tôi được BS cho uống đủ loại thuốc ho từ nhẹ tới nặng nhất, kèm theo trụ sinh nhưng cũng không dứt được cơn ho! Sau tình cờ lục trong tủ thuốc gia đình, thấy có một vỉ Lincomycin 500mg, lấy uống thử ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống độ 2 ngày thì dứt được cơn ho (phước chủ may thầy!) Năm nay cơn ho quái ác lại đến khi vùng tôi ở bị bão tuyết . Tưởng vẫn là thuốc tiên, tối bèn lấy Lincomycin ra uống (đã mua thêm trử sẵn cho chắc ăn), không ngờ thuốc nầy hết hiệu nghiệm, vẫn ho, kéo dài cả tháng trời ! May có một người bạn MỄ chỉ cho một cách trị ho độc đáo, không tốn nhiều tiền (trong vòng 10 đô), tôi thử 1 lần trước khi đi ngủ, và như là một phép lạ!? Mới tối qua, tôi còn ho dữ dội, vậy mà hôm sau thức dậy, mở cửa ra ngoài sân ngắm trời, mặc dầu bên ngoài còn lạnh, nhưng trong cổ họng không thấy ngứa và ho nữa!
- Trước hết mình vào tiệm bán Liquor mua 1 chai rượu Whiskey nhỏ (độ 3 đồng),nhãn hiệu nào cũng được miễn ruột nó là whiskey là ok.
- Vào Walmart mua 1 chai mật ong nhỏ thôi và thêm vài trái chanh (chanh xanh hay vàng đều được).
Cách làm :
- 1 thìa café rượu,
- 1 thìa mật ong,
Cho 2 thứ vào 1 cái tách rồi nặn vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt)), quậy đều. Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái tách rồi bỏ vào microwave đun trong 10 second (chỉ 10 second thôi!), sau đó lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết.
Dùng trước khi đi ngủ
Tối 1 lần
Sáng thức dậy 1 lần
Và buổi trưa 1 lần nữa
BẢO ĐẢM UỐNG XONG 3 LẦN THÌ SẺ THẤY DỨT HO NGAY!
Vào mùa Đông khí lạnh thường gây ra những cơn HO dai dẳng.
Ban đầu thì ho có đờm, sau đó là ho khan, cổ họng lúc nào cũng thấy ngứa bên trong và phải ho cho đở...ngứa! Ho quằn quại, ho muốn đứt cuốn họng. Nếu ngậm miệng lại thì có thể kềm chế cơn ho, nhưng hể mở miệng để nói một hai ba tiếng là bắt đầu ngứa cổ và phải ho liên tục, ho đỏ cả mày mặt, chảy cả nước mắt, ho dai dẵng hơn cả ĐẮC KỸ HO GÀ ngày xưa! Bản thân tôi đã nhiều năm qua, khi đến mùa tuyết đổ là HO! Mấy năm trước, khi bị ho, tôi được BS cho uống đủ loại thuốc ho từ nhẹ tới nặng nhất, kèm theo trụ sinh nhưng cũng không dứt được cơn ho! Sau tình cờ lục trong tủ thuốc gia đình, thấy có một vỉ Lincomycin 500mg, lấy uống thử ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, uống độ 2 ngày thì dứt được cơn ho (phước chủ may thầy!) Năm nay cơn ho quái ác lại đến khi vùng tôi ở bị bão tuyết . Tưởng vẫn là thuốc tiên, tối bèn lấy Lincomycin ra uống (đã mua thêm trử sẵn cho chắc ăn), không ngờ thuốc nầy hết hiệu nghiệm, vẫn ho, kéo dài cả tháng trời ! May có một người bạn MỄ chỉ cho một cách trị ho độc đáo, không tốn nhiều tiền (trong vòng 10 đô), tôi thử 1 lần trước khi đi ngủ, và như là một phép lạ!? Mới tối qua, tôi còn ho dữ dội, vậy mà hôm sau thức dậy, mở cửa ra ngoài sân ngắm trời, mặc dầu bên ngoài còn lạnh, nhưng trong cổ họng không thấy ngứa và ho nữa!
- Trước hết mình vào tiệm bán Liquor mua 1 chai rượu Whiskey nhỏ (độ 3 đồng),nhãn hiệu nào cũng được miễn ruột nó là whiskey là ok.
- Vào Walmart mua 1 chai mật ong nhỏ thôi và thêm vài trái chanh (chanh xanh hay vàng đều được).
Cách làm :
- 1 thìa café rượu,
- 1 thìa mật ong,
Cho 2 thứ vào 1 cái tách rồi nặn vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt)), quậy đều. Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái tách rồi bỏ vào microwave đun trong 10 second (chỉ 10 second thôi!), sau đó lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết.
Dùng trước khi đi ngủ
Tối 1 lần
Sáng thức dậy 1 lần
Và buổi trưa 1 lần nữa
BẢO ĐẢM UỐNG XONG 3 LẦN THÌ SẺ THẤY DỨT HO NGAY!
CÔNG THỨC TRỊ CẢM CÚM RẤT HAY:
Xin chép lại đây 1 công thức tôi mới được biết và dùng qua, tuy rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để trị cảm, cúm, và những triệu chứng đi kèm như đau cổ, ho, nghẹt mũi, nóng lạnh (fever) :1/2 (nửa) tách nước trái táo hâm ấm ( 1/2 cup of warm apple juice)
2 Muỗng Canh dấm táo ( 2 Tablespoons of Organic & Unpasteurized Apple Cider Vinegar*)
Dùng từ 1 đến 3 lần trong 1 ngày. Vị ngon, rất dễ uống.
* Organic & Unpasteurized Apple Cider Vinegar mua ở các tiệm như Trader Joe's, hoặc health food như Whole Food markets etc.. Tôi đã dùng hiệu " Spectrum" mua ở tiệm health food. Không nên mua các dấm táo "thương mại" bán ở chợ supermarket thường vì loại dấm này đã bị pasteurized nên đã mất hết những chất liệu tốt của nó, không hiệu nghiệm và còn làm cho bị sót ruột khi dùng .
Như 1 liều "thuốc thần", công thức trên đây đã giúp rất nhiều người chặn đứng bệnh cảm ngay khi bắt đầu cảm thấy bị đau cổ (sore throat), 1 triệu chứng của bệnh cảm đang bắt đầu. Nếu mới bắt đầu bị cảm thì chỉ cần dùng 1 hay nhiều lắm là 2 lần công thức bên trên là hết ngay các triệu chứng.
Nếu đã bị cảm vài ngày thì cần dùng 2, 3 lần hay hơn nếu cần, và cũng sẽ cảm thấy bình phục rất nhanh. Tức khắc trị được nghẹt mũi, ho ra đàm, v..v..
Thật ra lý do rất đơn giản, công thức trên đây giúp làm quân bình PH của máu và giúp cơ thể người bệnh trở nên quân bình hơn giữa acid và alkaline, khiến cho các vi khuẩn bệnh cảm bị tiêu trừ tức khắc, không thể sống sót lâu. Ngoài ra, công thức dấm táo thiên nhiên còn giúp hạ đàm cho người bị ho và nghẹt mũi .Bị cảm có cần đi bác sĩ?
Thu, đông là mùa của cảm (cold) và cúm (flu). Bệnh cúm đặc biệt, chúng ta cũng sẽ có một bài riêng về nó, còn ở đây chúng ta bàn về bệnh cảm ở người lớn.
Chúng ta chẳng ai xa lạ với bệnh cảm, vì ai cũng bị nó hành rất nhiều lần kể từ ngày còn nhỏ, và bây giờ vẫn phải gặp nó 2-3 lần mỗi năm, song nhiều người chúng ta vẫn chưa biết rõ, vẫn giữ những ý nghĩ sai lầm về nó. Chẳng hạn, cảm phải chữa bằng trụ sinh mới mau hết, hoặc vừa nhiễm cảm, triệu chứng còn nhẹ, nên đi bác sĩ liền để bác sĩ cho thuốc ngăn nó đừng trở nên nặng.
Trụ sinh không chữa được cảm, và có cơn cảm nhẹ, ho ít, rồi tự nó chóng hết, có cơn cảm nặng khiến ho liên miên suốt ngày đêm, hoặc ho lâu 2-3 tuần, bác sĩ chẳng có tài nào ngăn được nó đừng trở nặng giúp bạn. Thế nên, bị cảm nhẹ, đo nhiệt không thấy nóng sốt cao, cũng không đau các vùng xoang quanh mũi, không đau tai, không khò khè, khó thở, bạn có thể tự chữa ở nhà, đi bác sĩ tốn tiền tội cho bạn.
Bệnh cảm thường (common cold) là bệnh nhẹ đường hô hấp trên do siêu vi (viral upper respiratory infection, hay được gọi tắt URI), rất hay xảy ra, trẻ em 5 đến 7 lần một năm, còn người lớn chúng ta cũng 2-3 lần một năm.
Có đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm. Siêu vi cảm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Chúng ta nhiễm cảm khi bắt tay người bệnh có dính siêu vi cảm, rồi vô tình đưa lên mắt, mũi chúng ta, hoặc chúng ta rờ phải các đồ vật chung quanh người bệnh có dính siêu vi. (Nhiều siêu vi cảm có thể sống vài tiếng đồng hồ bên ngoài cơ thể ta.) Bệnh cũng truyền từ người bị cảm sang ta khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi, bắn ra từ mũi, miệng họ trong lúc họ ho, hắt hơi,... Không phải tại ta ra ngoài không mặc đủ ấm nên nhiễm cảm.
Cảm không dữ bằng cúm, song cũng có thể gây các biến chứng viêm các xoang quanh mũi, viêm tai giữa, khiến suyễn trở lại, bệnh phổi, bệnh tim có sẵn nặng hơn.
Triệu chứng cảm
Thời gian từ lúc mới lây bệnh đến lúc bệnh phát ra ngắn, chỉ khoảng 24-72 tiếng đồng hồ. Khác với cúm (triệu chứng rất đột ngột và nặng), triệu chứng cảm nhẹ và từ từ hơn.
Triệu chứng thay đổi tùy người, nhưng nói chung, khi bị cảm, chúng ta hay chảy mũi, nghẹt mũi, hắt xì, rát họng, ho, nhức đầu, thấy trong người ớn lạnh, uể oải không khỏe. Cúm gây sốt cao, còn cảm thường không gây sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ.
Rát họng khó chịu nhất trong ngày đầu, trong khi chảy mũi, nghẹt mũi, hắt xì nặng nhất khoảng ngày thứ 2 và thứ 3. Ho thường bắt đầu làm phiền chúng ta khoảng ngày thứ 4, 5.
Cảm thường kéo dài khoảng 10 ngày, người hút thuốc lá lâu khỏi hơn, khoảng 13 ngày. Một số người đến 2 tuần sau mới khỏi hẳn. Cũng có người tuy khỏe rồi, vẫn ho lai rai vài tuần sau khi cảm. Cảm không khiến ta mệt dữ như cúm.
Ngoài các triệu chứng vừa kể, khi thăm khám bạn, bác sĩ không thấy có những dấu chứng gì lạ lắm.
Chữa trị cảm
Sự chữa trị bệnh cảm thường (common cold), trong những trường hợp không có biến chứng, gồm các phương cách giúp chúng ta dễ chịu, trong lúc chờ cho cơn cảm đi qua.
Trụ sinh (antibiotics) vừa tốn kém, lại chẳng ăn thua, không làm cảm sợ và đi mau hơn. Trụ sinh chỉ diệt được vi trùng (bacteria), không có kết quả trong những bệnh gây do siêu vi (virus) như bệnh cảm, bệnh cúm. Chúng “siêu” hơn vi trùng, nên không sợ trụ sinh. (Các tài liệu y học, và cả cơ quan y tế CDC của chính phủ Mỹ vẫn luôn đưa lời kêu gọi, yêu cầu các bác sĩ không nên dùng trụ sinh để chữa cảm, cúm.) Việc sử dụng trụ sinh chỉ cần thiết, khi đã có các biến chứng (complications) do vi trùng, như viêm tai giữa (otitis media), viêm các xoang quanh mũi (sinusitis), ... Các khảo cứu cho thấy, nếu dùng sớm, trụ sinh cũng không ngăn ngừa được các biến chứng. Và một khi biến chứng xảy ra, vi trùng đã kháng, đã lờn mặt loại trụ sinh đang sử dụng, dĩ nhiên lúc đó chúng ta cần đổi trụ sinh, có khi phải dùng một loại trụ sinh khác gây nhiều tác dụng phụ hơn, đắt tiền hơn. (Người ta cũng nhận thấy, cộng đồng nào sử dụng nhiều trụ sinh, số vi trùng kháng thuốc trụ sinh trong cộng đồng đó cũng nhiều hơn các cộng đồng khác, chứng tỏ việc dùng trụ sinh bừa bãi không những hại cho mình, mà còn hại cho cả những người chung quanh. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 20.000 người chết vì các bệnh nhiễm những vi trùng đã kháng thuốc trụ sinh, không trụ sinh nào trị nổi chúng.)
Ta dùng Tylenol hay các thuốc Aspirin, Advil, Nuprin, Aleve,… (mua không cần toa bác sĩ) để bớt nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh.
Các thuốc uống như Sudafed, Genaphed và các thuốc xịt mũi như Afrin, Dristan dùng vài ngày giúp chúng ta bớt nghẹt mũi; các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn giúp chúng ta đỡ chảy mũi. Những thuốc chữa dị ứng như Claritin, Loratadine, Clarinex, Allegra, Zyrtec không ăn thua, uống vào nước mũi vẫn chảy ròng ròng. Những thuốc mạnh hơn như Benadryl, Chlor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song làm khô luôn môi, miệng, mắt, và ở các vị cao niên, có thể nguy hiểm, gây bí tiểu, dật dờ, trí óc mất sáng suốt.
Còn ho? Ho ít chúng ta không cần uống thuốc ho, khi ho nhiều, các thuốc ho chứa chất dextromethorphan hay guaifenesin như Robitussin DM, Robafen DM giúp chúng ta bớt ho chút nào hay chút nấy, lúc ho dữ quá, chúng cũng chẳng giúp bao nhiêu, uống thường còn có thể khiến chúng ta mệt. Các thuốc ho chứa chất Codein không giúp cái ho do cảm, và gây nhiều tác dụng phụ hơn thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM. American College of Chest Physicians không cổ võ việc dùng thuốc ho khi bị cảm, theo họ, ho cứ để cho ho, nhất là khi ho có đàm, vì ho là cơ chế tốt của cơ thể giúp chúng ta tống xuất bớt đàm nhớt dơ trong bộ hô hấp ra ngoài, không để chúng ứ đọng trong phổi gây sưng phổi.
Bạn đang bị cảm (hay cúm), nóng lòng muốn “chích thuốc” để cảm mau hết. Đúng theo sách vở, các siêu vi cảm đâu có sợ kim chích, làm gì có thuốc chích để cảm cuốn gói đi nhanh hơn. Bạn đừng tin vào ai dụ bạn, bảo chích thuốc hoặc dùng trụ sinh cảm sẽ mau hết, tốn tiền vô ích, có khi còn hại. (Bạn nên hỏi lại, “Thuốc chích tên gì thế bác sĩ nhỉ, xin viết xuống đây cho tôi biết, để tôi tìm đọc trên internet xem thuốc chích này có thực chữa cảm không”, hoặc, “Tài liệu nào nói trụ sinh trị cảm, xin bác sĩ vui lòng cho xem”).
Chúng ta khó tránh cảm 2-3 lần mỗi năm, vì khác với cúm đã có cách ngừa (chích ngừa, thuốc xịt Flumist), cảm chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Nhưng xin đừng sợ lắm, cảm là bệnh nhẹ thôi, thường sẽ mau chóng ra đi. Đa số các trường hợp cảm, chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà, không cần đến bác sĩ. Còn thuốc ho, muốn dùng lúc ho nhiều không ngủ được hoặc sợ ho làm phiền người khác, bạn thử các thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM (mua không cần toa bác sĩ), chúng giúp được chút nào hay chút nấy, không giúp thì thôi. Nếu nóng sốt cao, đau tai, đau vùng các xoang quanh mũi, khò khè, khó thở, hoặc ho dữ trên 7-10 ngày chưa thấy bớt, bạn nên đi khám bác sĩ xem có bị biến chứng của cảm như viêm tai giữa (otitis media), xoang quanh mũi (sinusitis), viêm ống phổi cấp tính (acute bronchitis), sưng phổi (pneumonia) hoặc suyễn trở lại. Viêm tai giữa, viêm xoang quanh mũi, sưng phổi cần đến trụ sinh.
Tóm lại, cảm là bệnh rất thường xảy ra, nên nhiều tiền bạc đã được đổ ra để nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, người ta càng thấy việc chữa cảm không có nhiều lựa chọn: nghỉ ngơi, và nếu cần, dùng thuốc Tylenol, Aspirin, hoặc Advil, Nuprin, Aleve cho đỡ nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh, dùng thuốc Sudafed, Genaphed, Afrin, Dristan cho bớt nghẹt mũi, dùng các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn cho bớt chảy mũi (các thuốc mạnh như Benadryl, Chor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song gây nhiều tác dụng phụ); ho nhiều thử dùng thuốc ho Robitussin DM hay Robafen DM xem nó có giúp chăng, không giúp thì thôi, ho cứ để ho, chúng ta kiên nhẫn chờ cảm qua đi ho sẽ hết (thường khoảng 10 ngày nếu không hút thuốc lá). Chúng ta không nên nhờ bác sĩ cho thuốc ho khác “mạnh” hơn, chúng cũng chẳng giúp mà còn có thể gây các tác dụng phụ khó chịu, nguy hiểm. Cảm đi ho sẽ tự hết, không phải vì dùng thuốc ho này mạnh hơn thuốc ho nọ (và càng không phải vì trụ sinh).
Ngày nay, với phương tiện truyền thông internet, chúng ta dễ dàng tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe chúng ta, chẳng hạn, chúng ta có thể vào các websites www.nih.gov (website của National Institutes of Heath), www.uptodate.com, www.webMD.com để đọc những tài liệu về các bệnh tật thông thường hay xảy ra. Nâng cao kiến thức về mọi mặt, bao giờ cũng tốt cho bản thân chúng ta và gia đình.
BS Nguyễn Văn Đức
Bạn đang bị cảm (hay cúm), nóng lòng muốn “chích thuốc” để cảm mau hết. Đúng theo sách vở, các siêu vi cảm đâu có sợ kim chích, làm gì có thuốc chích để cảm cuốn gói đi nhanh hơn. Bạn đừng tin vào ai dụ bạn, bảo chích thuốc hoặc dùng trụ sinh cảm sẽ mau hết, tốn tiền vô ích, có khi còn hại. (Bạn nên hỏi lại, “Thuốc chích tên gì thế bác sĩ nhỉ, xin viết xuống đây cho tôi biết, để tôi tìm đọc trên internet xem thuốc chích này có thực chữa cảm không”, hoặc, “Tài liệu nào nói trụ sinh trị cảm, xin bác sĩ vui lòng cho xem”).
Chúng ta khó tránh cảm 2-3 lần mỗi năm, vì khác với cúm đã có cách ngừa (chích ngừa, thuốc xịt Flumist), cảm chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Nhưng xin đừng sợ lắm, cảm là bệnh nhẹ thôi, thường sẽ mau chóng ra đi. Đa số các trường hợp cảm, chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà, không cần đến bác sĩ. Còn thuốc ho, muốn dùng lúc ho nhiều không ngủ được hoặc sợ ho làm phiền người khác, bạn thử các thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM (mua không cần toa bác sĩ), chúng giúp được chút nào hay chút nấy, không giúp thì thôi. Nếu nóng sốt cao, đau tai, đau vùng các xoang quanh mũi, khò khè, khó thở, hoặc ho dữ trên 7-10 ngày chưa thấy bớt, bạn nên đi khám bác sĩ xem có bị biến chứng của cảm như viêm tai giữa (otitis media), xoang quanh mũi (sinusitis), viêm ống phổi cấp tính (acute bronchitis), sưng phổi (pneumonia) hoặc suyễn trở lại. Viêm tai giữa, viêm xoang quanh mũi, sưng phổi cần đến trụ sinh.
Tóm lại, cảm là bệnh rất thường xảy ra, nên nhiều tiền bạc đã được đổ ra để nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, người ta càng thấy việc chữa cảm không có nhiều lựa chọn: nghỉ ngơi, và nếu cần, dùng thuốc Tylenol, Aspirin, hoặc Advil, Nuprin, Aleve cho đỡ nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh, dùng thuốc Sudafed, Genaphed, Afrin, Dristan cho bớt nghẹt mũi, dùng các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn cho bớt chảy mũi (các thuốc mạnh như Benadryl, Chor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song gây nhiều tác dụng phụ); ho nhiều thử dùng thuốc ho Robitussin DM hay Robafen DM xem nó có giúp chăng, không giúp thì thôi, ho cứ để ho, chúng ta kiên nhẫn chờ cảm qua đi ho sẽ hết (thường khoảng 10 ngày nếu không hút thuốc lá). Chúng ta không nên nhờ bác sĩ cho thuốc ho khác “mạnh” hơn, chúng cũng chẳng giúp mà còn có thể gây các tác dụng phụ khó chịu, nguy hiểm. Cảm đi ho sẽ tự hết, không phải vì dùng thuốc ho này mạnh hơn thuốc ho nọ (và càng không phải vì trụ sinh).
Ngày nay, với phương tiện truyền thông internet, chúng ta dễ dàng tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe chúng ta, chẳng hạn, chúng ta có thể vào các websites www.nih.gov (website của National Institutes of Heath), www.uptodate.com, www.webMD.com để đọc những tài liệu về các bệnh tật thông thường hay xảy ra. Nâng cao kiến thức về mọi mặt, bao giờ cũng tốt cho bản thân chúng ta và gia đình.
BS Nguyễn Văn Đức
THUỐC HO GIA TRUYỀN GỐC RẠCH GIÁ.
Ai đã từng đau khổ vì BỊNH HO... ho liên tu bất tận, ho đến muốn ngộp thở luôn; ho ran cả ngực, rát cổ họng, cái đầu như sắp bị nứt ra vậy !!! Có nhiều toa thuốc Nam chung qui về các món như chanh muối, mật ong và rượu mạnh. NHƯNG CÓ MỘT MÓN THUỐC TRỊ HO THẬT ĐƠN GIẢN và CÓ HIỆU LỰC THẬT NHANH CHÓNG.
Hôm qua còn ho sụ sụ, chiều tối uống thuốc nầy và ngủ một giấc thật thoải mái , sáng hôm sau KHÔNG CÒN HO NỮA , mau chóng khỏi bịnh không ai ngờ. 1- Bốc chừng một nắm LÁ RAU MƠ - Loại DÂY MƠ nầy người Bắc rất thân quen và dùng làm thức ăn rất ngon miệng. Còn người NAM thì gọi bằng một cái tên nhà quê, thật thà là LÁ THÚI ĐỊT. Rất dễ trồng và người ta hay cho nó leo theo các hàng rào để hữu dụng và vừa làm cảnh nữa.
Mặt trên của lá mơ có màu xanh lá cây và mặt dưới có màu tím và cả 2 mặt đều có lông mịn. Ở Nam Cali có nhiều nhà trồng dây mơ lắm và ở bên Úc lúc đầu tưởng khó tìm, nhưng khi gặp người nầy, người nọ hỏi thăm một chút là có ngay, bao nhiêu cũng có ở Vùng Springvale. Chắc các nơi khác cũng đều có người Việt mình trồng. 2- Giã nát lá mơ trong một cái cối, giã cho nát bấy ra. Sau đó vắt lấy nước cốt, đựng trong một cái chén nhỏ, độ chừng 30 ml thôi ( Nếu uống cả chén thì sẽ bị bón đấy). 3- Lấy một muỗng cà phê MẬT ONG, hòa tan vào 30 ml nước cốt lá mơ ( VẪN CÒN KẸO, KẸO ; vì mật ong khó tan vào nước lạnh). 4- Đem chén nước mơ và mật ong để trong Microwave, bấm chừng 15 giây - Đem ra thấy ấm ấm và quậy cho mật ong thật hòa tan vào nước mơ. Uống từ từ cho hết, để cho thuốc thắm vào cổ họng, chừng 1 hay 2 phút sau rồi sẽ uống 1 ngụm nước tráng miệng thôi. Thuốc có mùi nồng nồng khó uống nhưng không làm lợm giọng như vị đắng của thuốc Bắc.
Chỉ uống 1 lần trước khi đi ngủ và sáng hôm sau là sẽ thấy không còn ho nữa. Nếu còn ho chút ít thì trưa hôm sau uống thêm 1 lần nữa là chấm dứt hẳn ngay. Bà con CỨ LÀM THỬ SẼ THẤY HIỆU QUẢ khó ngờ !!!
Người truyền bá Toa Thuốc Ho nầy là người Gốc Rạch Giá hiện sống ở Nam Cali. Còn người ghi lại toa thuốc nầy để phổ biến và để cám ơn Chị Yến Nguyệt đã tìm kiếm lá mơ và ra tay thực hiện chén thuốc hồi năm 2012. Uống xong đi ngủ không ho hen gì cả và sáng hôm sau trên chuyến bay từ Nam Cali qua Houston không ho 1 tiếng nào cả. Vì trước đó mấy ngày sợ sẽ làm phiền ghế hàng xóm trên chuyến bay nên suýt định hủy bỏ, chờ hết ho mới đi tiếp thì mọi dự định đều phải xáo trộn ! May quá nhờ toa thuốc ho vạn tuế !!!
Về lại Úc, Mùa Thu 2013 cũng đang bị ho ráo riết cả tuần, hôm qua tìm được LÁ MƠ, cũng của người Rạch Giá và SÁNG NAY đã không còn ho, đã khỏi. Gia đình cho lá mơ hối thúc phải sớm phổ biến món thuốc ho gia truyền gốc Rạch Giá nầy. Nên hôm nay, toa thuốc ho được trình làng cùng bà con là như vậy !
Sai lầm cần tránh khi trẻ ho
Sau các cơn ho kéo dài thường xuyên, bé Nghé ăn bao nhiều là nôn ói ra bấy nhiêu. Xót con nên mỗi lần như thế, chị Oanh (quận 2, TP HCM) lại cho con dùng siro ho.
Siro ho có vị ngọt khiến bé rất thích, hơn nữa lúc đầu dùng thấy hiệu quả rất nhanh nên chị Oanh thường xuyên "ưu ái" sử dụng. Sau một thời gian bé Nghé bị nhờn thuốc, bây giờ mỗi lần điều trị ho cho bé rất vất vả.Sốt ruột vì chăm mãi mà con vẫn ốm đau, thường ho húng hắng và chậm tăng cân, chị Vân Hà, nhân viên thu ngân của một nhà hàng tại Bình Thạnh đưa con đi khám bác sĩ. Bé được kết luận bị viêm họng và kê thuốc về uống. Dùng 3 ngày thấy đã bớt ho, hơn nữa bé lại bị tiêu chảy, sợ con còi cọc thêm nên thay vì báo lại bác sĩ, chị tự động cho con dừng thuốc, khiến bệnh không dứt điểm mà tái phát dai dẳng.
Cha mẹ cần chăm sóc đúng cách khi trẻ bị ho. Ảnh minh họa: empowernetwork. |
"Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ", bác sĩ Thanh khuyến cáo.
Bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên, nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế khi trẻ ho đột ngột kèm co thắt, khò khè, hoặc thở rít, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao 39 độ C, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều... cũng cần được nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Chia sẻ về liều dùng kháng sinh ở trẻ, bác sĩ Võ Quang Phúc, phó giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết, liều dùng kháng sinh cho các trường hợp bị ho thường một đến hai tuần, theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau. Việc lạm dụng hay ngưng thuốc nửa chừng có thể dẫn việc nhờn thuốc, bệnh dễ tái phát và khó điều trị hơn. Trẻ em sử dụng kháng sinh khi có những triệu chứng như tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng... cần phải báo cho bác sĩ biết để đổi thuốc hợp lý.
"Trẻ em phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể sẽ có liều lượng sử dụng thuốc phù hợp. Nhiều cha mẹ không tuân theo chỉ định của bác sĩ mà tự động cho con dùng một nửa liều của người lớn, điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại", bác sĩ Phúc khuyến cáo.
7 loại thực phẩm tốt nhất cho gan
Chăm sóc gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Gan có thể được coi là một cơ quan có chức năng giải độc của cơ thể. Một số các chức năng của gan bao gồm: điều chỉnh lượng chất béo, cân bằng nội tiết tố, và trợ giúp tiêu hóa.
Gan đồng thời cũng là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện một loạt các nhiệm vụ, vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải “chăm sóc” hai lá gan hết sức cẩn thận. “Chăm sóc” gan không có nghĩa là phải thường xuyên “hỏi thăm” bác sĩ. Cách đơn giản nhất chúng ta có thể tự làm là chọn cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Có một loạt các loại thực phẩm có thể hỗ trợ chức năng gan. Mục sức khỏe chỉ đưa ra 7 loại thực phẩm tiêu biểu dưới đây: 1. Cà rốt
Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.
Cà rốt nằm trong đầu danh sách bởi nó có nhiều chất beta-carotene. Cà rốt giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm chứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, cà rốt còn là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và dễ ăn uống. Khi chọn các loại thực phẩm làm sạch gan, điều quan trọng là hãy chọn những tươi mới và giàu chất hữu cơ.
2. Tỏi
Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.
Tỏi giữ vai trò làm sạch và tăng cường máu. Nó chứa một lượng cao allicin và selen, có tác dụng viện trợ làm sạch trong gan, thận. Tỏi có tác dụng tốt đối với gan thận bởi nó kích hoạt các enzym gan và lần lượt đẩy các độc tố ra khỏi gan.
3. Chanh
Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.
Chanh là một trong những loại thực phẩm làm sạch gan nhất. Nhiều người thích dùng chanh ở dạng nước ép. Nước chanh có lượng vitamin C cao, đồng thời chứa chất chống oxy hóa, và là một thực phẩm có tính kiềm mạnh.
Không chỉ vậy, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, những vùng tiêu hóa, và phổi. Thêm nước cốt của nửa quả chanh với một cốc nước nóng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn. 4. Các loại rau lá xanh
Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu. Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…
Rau lá màu xanh là loại thực phẩm làm sạch tuyệt vời cho gan. Các chất diệp lục vốn có trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ hấp thụ các chất độc ra khỏi dòng máu. Vậy nên đừng bỏ qua các loại rau như rau bina, rau cải, và rau arugula vào chế độ ăn uống của chúng ta. Rau lá xanh cũng là một nguồn chất xơ, và có thể được chế biến theo nhiều cách: nấu chín, làm nước ép…
5. Rễ củ cải
Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.
Củ cải đường có chứa một hóa chất gọi là betain có công dụng kích thích các tế bào gan. Nó cũng bảo vệ gan và ống mật, và đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Củ cải đường là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất khác nhau. Nó không chỉ giúp làm sạch gan, thận và túi mật, mà còn giúp ổn định lượng đường trong máu.
6. Cây ké sữa (Milk Thistle)
Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.
Chất chiết xuất từ cây ké sữa có hai công dụng là ngăn ngừa và sửa chữa thiệt hại cho gan. Nó có chứa một chất chống oxy hóa có chức năng ngăn chặn độc tố. Hiện nay đã có những viên ké sữa dạng sẵn rất tiện sử dụng. Loại cây này có thể dùng trong thời gian dài.
7. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có đặc tính chống oxy hóa và là một bộ lọc máu rất tốt. Đã từ lâu, loại thảo dược này được sử dụng nhiều. Rễ bồ công anh kích thích dòng chảy của mật và hoạt động như một chất bổ cho gan. Đó chính là lý do hãy thử thay thế đồ uống hàng ngày của bạn bằng tách cà phê với trà bồ công anh.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên quan tâm tới một trong những phương pháp làm sạch gan quan trọng nhất là uống nhiều nước. Bạn không nhất thiết phải tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm bên trên, nhưng ý thức lựa chọn thực phẩm tốt cho cơ thể thì luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Milk Thistle(Cây Ké Sữa)
Hiện nay một số đồng hương chúng ta tại Úc Châu đã sử dụng một loại dược thảo có tên là Milk Thistle để chữa bệnh viêm gan, bệnh ngoài da và bệnh cao mỡ trong máu v.v. Nhưng đây là một loại thảo mộc xa lạ đối với người Việt Nam mình, nên chúng tôi đã sưu tầm tài liệu để quý đồng hương tham khảo hầu phòng tránh những trường hợp bị lạm dụng có thể gây phương hại đến sức khỏe của con người.Tổng quát:Milk Thistle có tên khoa học là Silybum Marianum và tên thường gọi là St. Mary‘s Thistle. Vì đây là một loại thảo mộc hiếm thấy tại Việt Nam và cũng không có tên trong sách“Cây Cỏ Việt Nam” của giáo sư Phạm Hoàng Hộ, nên chúng tôi tạm dịch là “Cây Ké Sữa”. Loại dược thảo này đã được sử dụng từ thời cổ La-Hy đến nay để chữa trị một số bệnh tật và đặc biệt là các chứng bệnh về gan. Vào cuối thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, các bác sĩ ở Hoa Kỳ đã dùng hạt của milk thistle để làm giảm chứng sung máu trong gan, tỳ tạng (spleen) và thận. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học bảo rằng một trong những hợp chất của milk thistle (silymarin) có công hiệu mạnh để bảo vệ gan chống lại sự hủy hoại gây ra bởi vi khuẩn, độc tố, rượu và một vài loại thuốc chữa bệnh đau nhức thông thường (như là thuốc acetaminophen, cũng gọi là Paracetamol, Panadol, Panamax, Panadein...) .
Nhiều chuyên gia dược thảo bảo rằng tinh chất (extract) của milk thistle có thể phòng ngừa hoặc chữa trị sự rối loạn chức năng của gan kể cả gan bị nhiễm trùng, gan có mỡ do bởi uống rượu lâu ngày, gan bị hư hoại do bởi dùng thuốc (không theo sự hướng dẫn chín chắn) và chất độc kỹ nghệ như carbon tetrachloride.
Miêu tả Milk Thistle là một loại cây thiên nhiên và mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải. Nhưng hiện nay người ta tìm thấy nó mọc khắp nơi trên thế giới. Cây thường sinh trưởng tại những nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời. Cây cao từ 4 đến 10 ft. Lá lớn có chấm hoặc gân màu trắng. Bông màu đỏ tím. Trái nhỏ, có vỏ cứng màu nâu với nhiều chấm và bóng. Toàn thân cây và lá đều có những gai nhỏ li ti đâm vào da rất nhức nên khi hái nó cần mang bao tay dầy. Tại những khu vực không tìm được Milk Thistle mọc hoang dã, người ta có thể trồng nó bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất. Milk thistle rất dễ trồng và thời gian thu hoạch không tới 1 năm. Ở Sydney và vùng phụ cận thuộc tiểu bang New South Wales, milk thistle mọc hoang dã trong các đồng cỏ, sân cỏ ở sau nhà. Ðây là loại thảo mọc có hoa phát tán. Nó héo khô vào mùa thu và mùa đông. Bông hoa của nó bay theo gió đi khắp nơi và sau cùng rơi xuống mặt đất. Ðến mùa xuân nó sẽ mọc thành cây con. Nhiều người rất ghét nó nên cố gắng tiêu diệt, nhưng một thời gian sau, nó lại mọc trở lại do chính hạt của nó từ xa bay đến.
Trường hợp bị ngộ độc nấm.Milk Thistle có thể dùng để phòng ngừa hoặc chữa trị các trường hợp bị ngộ độc nấm (amanita phalloides). Thí nghiệm chứng minh tinh chất của milk thistle chữa khỏi hoàn toàn trường hợp bị ngộ độc do bởi ăn phải nấm độc trong vòng 10 phút trở lại. Nếu chữa trị trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì thảo dược này có thể giảm thiểu tỷ lệ bị hư gan và tử vong một cách đáng kể.
Bệnh viêm gan vì uống rượuMột cuộc duyệt xét của các cơ quan nghiên cứu về Sức khỏe và lượng giá phẩm chất ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đối với 16 báo cáo nghiên cứu về việc dùng Milk thistle để chữa các chứng viêm gan khác nhau. Một loại tinh chất thảo dược milk thistle của Âu Châu được coi là đúng tiêu chuẩn đã được sử dụng trong các thí nghiệm này.
Vấn đề khó khăn là có rất ít bệnh nhân tình nguyện tham gia, nguyên nhân khác nhau gây ra các chứng viêm gan, liều lượng khác nhau và thời gian chữa trị cũng kéo dài khác nhau. Cho nên họ rất khó đúc kết hiệu quả của nó một cách chắc chắn. Tuy nhiên 5 trong số 7 đề tài nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng Milk thistle có khả năng vãn hồi các chức năng của gan đối với những bệnh nhân viêm gan do bởi uống rượu. Loại viêm gan này tương đối nhẹ hơn nên việc chữa trị có kết quả nhanh chóng và khả quan hơn. Thảo dược này không có hiệu dụng đối với các chứng viêm gan trầm trọng như bệnh xơ gan (cirrhosis). Ðây là chứng viêm gan kinh niên và đáng sợ, khó chữa trị nhất. Chứng bệnh này được coi như như giai đoạn cuối cùng của bệnh viêm gan. Mặc dầu Milk thistle được phổ biến rộng rãi như là thuốc chữa trị bệnh viêm gan rất công hiệu (đặc biệt là viêm gan C), nhưng kết quả thí nghiệm trên 4 loại vi khuẩn bệnh gan không thực sự hiệu nghiệm như nhau. Một số trường hợp chữa trị có kết quả, còn một số thì không thấy tiến bộ gì. Chưa thấy có thí nghiệm nào đã so sánh milk thistle can dự một cách hiệu quả vào thuốc chữa bệnh viêm gan gây ra bởi vi khuẩn. (Mặc dầu từ xưa tới nay, người Tây Phương đã coi thuốc này như thần dược chữa trị bệnh gan).
Bệnh ung thưNhững cuộc nghiên cứu đầu tiên cho rằng các nguyên tố trong milk thistle có khả năng chống trả lại bệnh ung thư. Trong số đó có một nguyên tố mạnh mẽ nhất có tên là silymarin chứa rất nhiều chất antioxidant, nó trấn áp được sự phát triển của các tế bào ung thư trong ống nghiệm như là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nhũ hoa và đốt xương sống cổ. Người ta cũng còn cần thí nghiệm thêm nữa để xem milk thistle có phải là một thứ dược chất an toàn và công hiệu thực sự trên cơ thể của con người đối với các chứng ung thư vừa kể hay không?
Bệnh cao mỡKhi thí nghiệm trên cơ thể của loài vật, người ta khám phá thấy chất silymarin của milk thistle cũng công hiệu như các chất thuốc làm giảm mỡ trong máu. Nó làm tăng chất HDL cholesterol (một loại cholesterol tốt để giảm máu mỡ). Nhưng công hiệu này còn cần phải thí nghhiệm thêm nhiều lần nữa mới dám kết luận chắc chắn.
Những dược chất trong cây milk thistleDược chất công hiệu nhất trong cây milk thistle là Silymarin có khả năng che chở gan của con người chống lại một số bệnh tật. Chất này gồm một nhóm hỗn hợp gọi là flavonolignands giúp gan sửa chữa lại các tế bào bị hư hoại vì rượu và các độc tố khác. Silymarin cũng giúp tế bào gan tránh khỏi bị tiêu diệt bởi bệnh viêm gan và chất antioxidant trong milk thistle có công hiệu chữa bệnh rất mạnh mẽ.
Phần lớn những sản phẩm của milk thistle được bào chế đúng tiêu chuẩn và tinh chất của nó được trích ra từ hạt và trái chứa vào khoảng 70 đến 80 phần trăm chất flavonolignands (silibinin, silycristin và silydanin) mà tên gọi thông thường là silymarin.
Milk Thistle dưới hình thức dược phẩm đặc chếNgoài cách sắc uống như thuốc Nam hay thuốc Bắc, hiện nay milk thistle đã được các hãng dược phẩm bào chế bằng phương pháp kỹ nghệ và được trình bày dưới dạng viên nan (capsules), chất lỏng, chất hòa tan trong rượu (tincture) và cách dùng được chỉ dẫn trong toa kèm theo hộp thuốc. Tại Úc Châu, dược phẩm này được bào chế và bày bán hợp pháp trong các nhà thuốc tây và các tiệm bán thực phẩm bồi dưỡng (health food shops) . Một số dược phẩm thường thấy nhất thuộc lọai này có tên là Liver Protector tablets (Ingredient: Milk Thistle).
Liều lượng: Ðối với người lớn có trọng lượng trung bình 70 kg và trẻ con trung bình có trọng lượng 25 kg thì liều dùng của trẻ con bằng 1/3 liều dùng của người lớn.
Liều dùng của người lớn từ 12 đến 15g (200 đến 400mg silymarin) mỗi ngày. hoặc Silymarin-phosphatidylcholine hỗn hợp, uống mỗi lần từ 100 đến 200mg và mỗi ngày uống hai lần. . Ðể phòng ngừa bệnh viêm gan, uống 120mg silymarine (khoảng 2 capsules) .Mỗi ngày 2 lần.
Trị bệnh viêm gan, mỗi lần uống 120mg và mỗi ngày uống 3 lần. Dung dịch Silymarin càng đậm đặc thì càng công hiệu và dễ hấp thụ vào máu.
Lưu ý khi sử dụngSử dụng milk thistle cũng có thể xảy ra những phản ứng phu.Tuy rất hiếm, nhưng những triệu chứng của phản ứng thường thấy là nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, rôm sảy, đau nhức khớp xương, bất lực (sinh lý), hơi thở ngắn và dồn dập, bất tỉnh, nhưng hai trường hợp sau cùng này rất hiếm thấy xảy ra.
Milk thistle có chức năng bảo vệ gan chống lại các độc tố xâm nhập từ bên ngoài vào cơ thể, nên cũng có thể làm mất công hiệu của một số thuốc chữa bệnh như là:
- Antipsichotic: gồm các loại thuốc chữa bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia)
- Phenytoin: gồm các loại thuốc trị bệnh ngất xỉu
- Halothane: gồm các loại thuốc tê hay làm mất cảm giác (anesthesia).
Hãy Thận Trọng: Những phụ nữ có thai hoặc trong thời kỳ cho con bú không nên sử dụng milk thistle.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét