Bhindi ("okra") - Diabetes Killer 糖尿病剋星~秋葵
Tôi được biết một phương pháp trị liệu bệnh tiểu đường qua một chương của đài truyền hình. Vì chính tôi là người có bệnh tiểu đường, và sau khi thử, tôi cảm thấy có hiệu qủa thật. Hiện giờ số lượng đường trong máu của tôi đã được chận đứng, tôi không cần phải uống nhiều thuốc nữa.
Em gái tôi chích Insulin đã nhiều năm, nay đã khỏi bệnh. Sau khi dùng phương pháp uống đậu bắp, khoảng vài tháng sau thì em tôi không cần chích Insulin nữa.
Tôi được biết một phương pháp trị liệu bệnh tiểu đường qua một chương của đài truyền hình. Vì chính tôi là người có bệnh tiểu đường, và sau khi thử, tôi cảm thấy có hiệu qủa thật. Hiện giờ số lượng đường trong máu của tôi đã được chận đứng, tôi không cần phải uống nhiều thuốc nữa.
Em gái tôi chích Insulin đã nhiều năm, nay đã khỏi bệnh. Sau khi dùng phương pháp uống đậu bắp, khoảng vài tháng sau thì em tôi không cần chích Insulin nữa.
Bạn cứ thử xem sao! nếu không có hiệu qủa thì cũng chẳng có gì là hại cả. Vì có nhiều trường hợp hiệu qủa đến hơi chậm, bạn cứ kiên trì uống thử vài tháng xem sao. Phương pháp rất đơn giản.
Lấy 2 qủa đậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc đầu và 1 tí khúc đuôi, xong mổ 1 đường thẳng theo chiều dài (không mổ đứt), sau đó cho 2 qủa đậu bắp vào ngâm trong một cái ly đựng 8oz nước uống (nguội), đậy lại ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa đậu bắp vứt đi, chỉ uống hết ly nước ngâm đậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy đường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Lấy 2 qủa đậu bắp, cắt bỏ 1 tí khúc đầu và 1 tí khúc đuôi, xong mổ 1 đường thẳng theo chiều dài (không mổ đứt), sau đó cho 2 qủa đậu bắp vào ngâm trong một cái ly đựng 8oz nước uống (nguội), đậy lại ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, bạn vớt bỏ 2 qủa đậu bắp vứt đi, chỉ uống hết ly nước ngâm đậu bắp mà thôi. Bạn phải kiên nhẫn uống mỗi ngày, sau 2 tuần lễ, bạn sẽ thấy đường trong máu của bạn sẽ xuống một cách không ngờ.
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh:
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh:
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Theo BS Nguyễn Huyền Sức khỏe và đời sống
11 Bài Thuốc Đông Y Trị Chứng Bất Lực
Phúc Nguyễn WA sưu tầm
Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương cứng do không ham muốn, hoặc có ham muốn nhưng không "lên" được, hay có thể cương khi được kích thích nhiều, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại như cũ.
Bất lực hay là tình trạng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nên đàn ông thường giấu kín và âm thầm chịu đựng. Nhưng thực ra đây là vấn nạn phổ biến ở nam giới. Một kết quả nghiên cứu ở Đức cho thấy có tới 67% nam giới có vấn đề trục trặc "của quý", còn ở Pháp và Mỹ con số này tới xấp xỉ 50%.
Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận". Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Bài 1: Nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy một tiếng. Món ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Người khoản kia ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên ăn món này.. Cần ăn 7-14 ngày. Bài 2: Tôm he 250g, rửa sạch ngâm vào rượu gạo 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa mạnh, thêm gia vị phù hợp ăn với cơm, món ăn này bổ thận tráng dương, cần ăn 7-14 ngày. Bài 3: Tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương. Bài 4: Gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng, sinh lực dồi dào. Bài 5: Đuôi lợn 250g, xuyên đoạn 250g, đỗ trọng 250g. Hầm nhừ, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ trong, ích khí, cương cử mạnh, khỏi bệnh di tinh.
Chứng bất lực ở nam giới có nhiều biểu hiện: hoặc dương vật không cương cứng do không ham muốn, hoặc có ham muốn nhưng không "lên" được, hay có thể cương khi được kích thích nhiều, nhưng sau đó nhanh chóng trở lại như cũ.
Bất lực hay là tình trạng suy giảm khả năng tình dục ở nam giới. Đây là vấn đề tế nhị và nhạy cảm nên đàn ông thường giấu kín và âm thầm chịu đựng. Nhưng thực ra đây là vấn nạn phổ biến ở nam giới. Một kết quả nghiên cứu ở Đức cho thấy có tới 67% nam giới có vấn đề trục trặc "của quý", còn ở Pháp và Mỹ con số này tới xấp xỉ 50%.
Theo Đông y, chứng bất lực được điều trị theo phép "bổ thận". Các bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh... của Đông y đều nhằm tác động đến tạng này. Bài 1: Nhục thung dung 20g, thận dê 1 quả. Thận dê làm sạch sau đó thái mỏng ướp mắm muối rồi cho nhục thung dung vào, đổ nước vừa phải, hầm cách thủy một tiếng. Món ăn bổ thận khí, ích tinh huyết, tráng dương. Người khoản kia ỉu, mỏi gối, đau lưng, tiểu tiện ban đêm nhiều lần do thận hư gây nên ăn món này.. Cần ăn 7-14 ngày. Bài 2: Tôm he 250g, rửa sạch ngâm vào rượu gạo 30 phút rồi lấy ra xào với dầu gừng trên ngọn lửa mạnh, thêm gia vị phù hợp ăn với cơm, món ăn này bổ thận tráng dương, cần ăn 7-14 ngày. Bài 3: Tôm nõn 250g, rau hẹ 200g. Dùng dầu vừng xào to lửa, khi chín cho thêm gia vị mắm muối vừa đủ rồi ăn với cơm. Cần ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương. Bài 4: Gan dê 200g, rau hẹ 200g. Gan dê thái mỏng, cho dầu vừng vào xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, ăn liền 7 ngày. Tác dụng ôn thận, cố tinh, ích huyết, dưỡng gan cơ thể cường tráng, sinh lực dồi dào. Bài 5: Đuôi lợn 250g, xuyên đoạn 250g, đỗ trọng 250g. Hầm nhừ, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ trong, ích khí, cương cử mạnh, khỏi bệnh di tinh.
Bài 6: Khởi tử 50g, dương vật bò một bộ. Dương vật bò rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi đất, đổ ít rượu trắng và khởi tử vào rồi hầm cách thủy. Tác dụng: bổ thận tráng dương, chữa khỏi bệnh di tinh, tiểu đêm nhiều lần, người già suy nhược.. Cần ăn liên tục 7 ngày. Bài 7: Thận dê một đôi, dái dê một cái, nhục thung dung 15g, khởi tử 15g, ba kích 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, táo tàu 15g.. Cho vào nồi đất hầm cách thủy một tiếng. Tác dụng ích tinh, bổ huyết, tráng dương, bổ thận khí, cơ thể cường tráng, tăng cường trí nhớ. Bài 8: Nhục thung dung 20g, thục địa 20g, tơ hồng 12g, sơn thù du 15g, viễn chí 10g, sơn dược 10g, nhung hươu 0,6g, ngũ vị tử 6g. Sắc đặc lấy nước uống. Cần uống ít nhất 7 thang trong 7 ngày. Riêng nhung hươu sau khi sắc được thuốc thì nuốt với nước thuốc. Tác dụng: Cường dương ích khí, động phòng bất thống. Bài 9: Hải mã 10g, tơ hồng 15g, sơn dược 15g, thục địa 15g, dâm hương hoắc 15g. Sắc đặc uống 7 ngày mỗi ngày một thang. Tác dụng: Bồi bổ thận khí, chữa bệnh cương cử kém, tiểu đêm nhiều lần. Bài 10: Cà rốt 500g, thịt dê 500g. Hầm nhừ mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 7 ngày. Bài 11: Cá chép một con 1 kg, vừng đen 1,5kg, gạo nếp 0,5kg. Nấu cháo, ngày ăn một lần, ăn liên tục 7 ngày. Tác dụng bổ thận tráng dương, mạnh khỏe, trẻ trung lâu dài.
Ngự Tửu Minh Mạng Thang Toa thuốc này truyền tụng từ lâu ở Huế, được đồn là do vài vị ngự y chép được. Trong sách Nguyễn triều cố sự ; Huyền thoại về Danh lam xứ Huế ( 1996), tác giả Bửu Kế chép ra hai bài thuốc vua Minh Mạng như sau theo tài liệu của Lương Y Tuệ Tâm:
I. Nhất dạ ngũ giao Thành phần:
1- Nhục thung dung 12g
2- Táo nhân 8g
3- Xuyên Qui 20g
4- Cốt toái bổ 8g
5- Cam cúc hoa 12g
6- Xuyên ngưu tất 8g
7- Nhị Hồng sâm 20g
8- Chích kỳ 8g
9- Sanh địa 12g
10 -Thạch hộc 12g
11- Xuyên khung 12g
12- Xuyên tục đoạn 8g
13- Xuyên Đỗ trọng 8g
14- Quảng bì 8g
15- Cam Kỷ tử 20g
16- Đảng sâm 10g
17- Thục địa 20g
18 - Đan sâm 12 g
19- Đại táo 10 quả
20- Đường phèn 300 g
(Toa này có người nói là „Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai... song sinh!!)
Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
II. Nhất dạ lục giao Thành phần:
1-Thục địa 40g
2- Đào nhân 20g
3-Sa sâm 20g
4- Bạch truật 12g
5 Vân qui 12g
6- Phòng phong 12g
7- Bạch thược 12g
8- Trần bì 12g
9-Xuyên khung 12g
10- Cam thảo 12g
11- Thục linh 12g
12- Nhục thung dung 12g
13- Tần giao 8g
14-Tục đoạn 8g
15- Mộc qua 8g
16- Kỷ tử 20g
17-Thường truật 8g
18-Độc hoạt 8g
19- Đỗ trọng 8g
20- Đại hồi 4g
21- Nhục quế 4g
22- Cát tâm sâm 20g
23- Cúc hoa 12g
24- Đại táo 10 quả
Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp. Chủ trị:
Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ.
Vài nhận xét của người viết
Tôi mạn phép có vài nhận xét sau:
a- Trong hai bài thuốc, về cân lượng người ta dùng đơn vị Gramme (g). Ngày xưa ở Trung quốc dùng cân (chin), lượng ( liang), phân (fen). Nhưng ngay bây giờ, ở Trung quốc, người ta dùng những hệ thống khác nhau về cân lượng như 16 lượng, 12 lượng, 10 lượng; thậm chí ở các vùng quê hẻo lánh, người dân dùng hệ thống. 18 lượng, 20 lượng và 24 lượng.
Những ấn định về đo lường trong nhiều triều đại đã làm cho vấn đề cực kỳ phức tạp. Kể từ năm 1979, miền Hoa lục đã chuyển theo hệ thống thập phân (metric system) thay vì là hệ thống cân lượng, nên trong nhiều sách thuốc in tại Hoa Lục , hệ thống trọng lượng được thống nhất như sau, để dễ bề tính toán:
1 lượng = 30 g ( hiện nay chính xác hơn là 31 .25 g)
1 tiền = 3g
1 phân = 0.3g
Vậy về phân lượng trong 2 toa thuốc Minh Mạng thang trên, ta không rõ lương y Việt Nam đã dựa vào toa nguyên gốc mà đổi ra gờ ram hay phỏng chừng đổi theo cách thực dụng mới cho tiện việc cân khi mua thuốc. b- Trong toa Nhất dạ ngũ giao, những vị thuốc bắt buộc phải kén chọn theo nguồn gốc sản xuất, vì các tên thuốc có kèm tên vùng thổ sản như Tứ Xuyên, Cam túc, vùng Lưỡng Quảng, ví dụ chẳng hạn như phải đòi hỏi thuốc từ Tứ Xuyên như Đương Qui, Ngưu Tất, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên khung.
Trong khi trong toa Nhất nhật lục giao, thì chỉ có Vân Qui và Xuyên Khung là gốc Vân Nam và Tứ Xuyên, còn những vị Tục đoạn, Đỗ trọng, Kỷ tử thì không nói rõ từ ở đâu
c- Điều này rất quan trọng là phân lượng những thành phần kê ra trong một toa thuốc Bắc phải dựa trên tình trạng của mỗi bệnh nhân như thể chất yếu hay khỏe, bịnh trạng nặng hay nhẹ, bệnh tình mới hay lâu.
Thành ra hai bài thuốc kê trên không phải là loại “one size fits all”. Do đó, với tư cách người biên khảo vô tư nhưng rất thận trọng về ý thức trách nhiệm, tôi khuyến cáo bạn đọc không thể đơn phương quyết định áp dụng sự tự điều trị cho cá nhân mình mà không tham khảo những vị lương y có thẩm quyền chuyên nghiệp, nhất là những nữ bệnh nhân mang thai, hay những người có chứng huyết áp cao hay những rối loạn bệnh lý hiểm nghèo khác.
Một vị thuốc tuy có vẻ hiền lành nào cũng có thể có những phó tác- dụng bất ngờ nhất là thuốc Bắc chưa được kiểm nghiệm như thuốc hiện đại trước khi bán ở thị trường.
d- Một điều thứ hai tôi muốn nêu ra về công hiệu của những ngự tửu.
Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng?
Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là:
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525 - 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601 - 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620 - 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái ( 1650 - 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái
Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* ( 1675 - 1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái
Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 - 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái
Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 - 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái
Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 - 1777) có một gái
[* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!]
Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn( 1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả ( 1995) thì ghi là 42 con
Mười ba đời vua là:
Gia Long ( 1762 - 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái
Minh Mạng (1791 - 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái
Thiệu Trị ( 1807 - 1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái
Tự Đức ( 1829 - 1883) không có con tuy nhiều vợ
Dục Đức ( 1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói
Hiệp Hòa ( 1847 - 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc
Kiến Phúc ( 1869 - 1884) chưa có vợ con , chết bí mật
Hàm Nghi ( 1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái
Đồng Khánh ( 1864 - 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái
Thành Thái ( 1878 - 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái**
Duy Tân ( 1900 - 1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái
Khải Định ( 1885 - 1925) có 1 trai
Bảo Đại (1913 - 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái
[** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được.
Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]
Trường hợp của Minh Mạng thang với những tên “Nhất dạ ngũ giao” hay “Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” có tính cách khoa trương huyền thoại chăng?
Ta hãy thử duyệt lại số con cái của vua chúa nhà Nguyễn Chín đời chúa là:
Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ( 1525 - 1613) có 12 con: 10 trai và 2 gái
Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên ( 1563- 1635) có 15 con: 11 trai và 4 gái
Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan ( 1601 - 1648) có 4 con: 3 trai và 1 gái
Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần ( 1620 - 1687) có 9 con: 6 trai và 3 gái.
Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái ( 1650 - 1691) có 10 con: 5 trai và 5 gái
Chúa Minh vương (Quốc chúa) Nguyễn Phúc Chu* ( 1675 - 1725) có 42 con: 38 trai và 4 gái
Chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Thụ ( 1697 - 1738) có 9 con: 3 trai và 6 gái
Chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ( 1714 - 1765) có 30 con: 18 trai và 12 gái
Chúa Định vương Nguyễn Phúc Thuần ( 1753 - 1777) có một gái
[* Chúa Minh vương (Quốc chúa ), theo nhiều sử sách có đến 146 con!]
Nhưng theo Richard Orband trong Les tombeaux des Nguyễn( 1914) và Nguyễn Phúc tộc thế phả ( 1995) thì ghi là 42 con
Mười ba đời vua là:
Gia Long ( 1762 - 1819) có 31 con :13 trai và 18 gái
Minh Mạng (1791 - 1840) có 142 con: 78 trai và 64 gái
Thiệu Trị ( 1807 - 1847) có 64 con: 29 trai và 35 gái
Tự Đức ( 1829 - 1883) không có con tuy nhiều vợ
Dục Đức ( 1853- 1883) có 19 con: 11 trai và 8 con gái chết vì bị giam đói
Hiệp Hòa ( 1847 - 1883) có 17 con: 11 trai và 6 gái chết vì bị ép uống thuốc độc
Kiến Phúc ( 1869 - 1884) chưa có vợ con , chết bí mật
Hàm Nghi ( 1871- 1943) một vợ, có 3 con: 1 trai và 2 gái
Đồng Khánh ( 1864 - 1889) có 5 vợ, 10 con: 6 trai và 4 gái
Thành Thái ( 1878 - 1954) nhiều vợ, có 45 con: 19 trai và 26 gái**
Duy Tân ( 1900 - 1945) có 2 đời vợ , có 3 trai và 2 gái
Khải Định ( 1885 - 1925) có 1 trai
Bảo Đại (1913 - 1997) có 5 con: 2 trai và 3 gái
[** Riêng Vua Thành Thái là một người phát dục rất sớm. Số con của ông còn rơi rớt rất nhiều mà thế phả nhà Nguyễn chưa kiểm tra được.
Cung tần chưa đủ cho ngài gần gũi mà còn muốn vi hành ra ngoài nên mới có câu: Kim luông con gái mỹ miều, Trẫm thương, trẫm nhớ trẫm liều, trẫm đi!]
Duyệt qua danh sách trên, ta thấy có hai đỉnh cao về con số đông con:
_ Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa.
_ Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.
Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ.
Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt ( nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ.
Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.
Cửu giai là:
Nhất giai Phi
Nhị giai Phi
Tam giai Tân
Tứ giai Tân
Ngũ giai Tiếp Dư
Lục giai Tiếp Dư
Thất giai Quý Nhân
Bát giai Mỹ Nhân
Cửu giai Tài Nhân
và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai ( nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội)
Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai!
Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con.
Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh ( hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người.
Theo tôi những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:
Cái đêm hôm ấy đêm gì.
Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng
là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ ngũ giao” hay “ lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu, giả thử còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua, đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “ long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai?
_ Đỉnh cao thứ nhất trong đời các chúa với Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ứng vào giai đoạn mà Chúa Nguyễn ở Nam hà tuyên bố xác định vương quyền độc lập chống lại vua Lê chúa Trịnh Bắc hà bằng sự dùng vương ấn và lập sẵn kinh đô ở Thuận Hóa.
_ Đỉnh cao thứ hai trong đời các vua với vua Minh Mạng ứng với giai đoạn tuyên xưng đế quyền tuyệt đối với sự ban bố bài Đế Hệ thi 20 chữ trong tham vọng con cháu của ông sẽ làm vua trong 20 đời nữa.
Chính ý niệm xác định Vương quyền và Đế quyền phải chăng tạo ra nhu cầu sinh sản nhiều tử tức hậu duệ. Và “bộ máy đẻ” của nhà Nguyễn là hệ thống cung tần mỹ nữ.
Đời Võ vương, vợ lớn nhỏ của chúa không gọi là Chánh hay Thứ phu nhân như bá tính mà đổi ra gọi vợ cả là Tả hành lang và vợ thứ là Hữu hành lang, con cái đẻ ra sợ chuyện ma quỉ bắt ( nạn hữu sanh vô dưỡng ) nên Chúa mới đặt ra tục gọi các con trai là Mệ, Mụ.
Trong cung cấm nhà Nguyễn, có chín bậc gọi các bà vợ vua từ cao đến thấp gọi là Cửu giai. Vua nhà Nguyễn không phong vợ lớn là Hoàng Hậu (trừ vua Bảo Đại sau này) vì sợ nạn quốc thích chuyên quyền như các triều Lý, Trần , tước hiệu Hoàng Hậu chỉ phong sau khi chết.
Cửu giai là:
Nhất giai Phi
Nhị giai Phi
Tam giai Tân
Tứ giai Tân
Ngũ giai Tiếp Dư
Lục giai Tiếp Dư
Thất giai Quý Nhân
Bát giai Mỹ Nhân
Cửu giai Tài Nhân
và cuối cùng là Tài Nhân vị nhập giai ( nghĩa là chưa vô ngạch mà chuẩn bị thôi, như chức Chuẩn Úy của quân đội)
Trong thế phả Nguyễn Phúc tộc, tôi thấy một bà Cung Nga có lẽ là cung nữ chưa vô ngạch Cửu giai!
Chính vì hệ thống phi tần mỹ nữ đã là cho những ông ngự y phải tìm những thang thuốc bổ thận cho vua chúa và những toa thuốc dưỡng thai cho các vợ vua khi mang bầu, như thế làm gì không đông con.
Thức ăn ngự thiện đương nhiên gồm những thứ bổ béo mà bá tính cung tiến .Vua Minh Mạng chỉ sống đến 50 tuổi vì nghe đâu chết vì té ngựa, thế mà đã có 142 con, nếu vua thọ thêm 20 năm nữa, con cái trực hệ còn đông đến đâu. Hệ của Minh Mạng là hệ nhì chánh ( hệ nhứt chánh là hệ hoàng tử Cảnh), là hệ đông nhất gồm 56 phòng và phái nam đươc 1800 người.
Theo tôi những cái tên Nhất dạ Ngũ giao hay Lục giao của Minh Mạng thang là những cái tên đời sau bịa ra cho thần kỳ, chứ mỗi khi một cung phi nào được vua vời tới long sàng thì tên tuổi và ngày tháng ấy đều được ghi chép cẩn thận để sau này còn chẩn đoán thai kỳ và xác nhận phụ hệ. Những chuyện về:
Cái đêm hôm ấy đêm gì.
Bóng dương trùng bóng trà mi chập chùng
là chuyện thâm cung bí sử, ai mà rõ “ ngũ giao” hay “ lục giao”. Trong đống văn khố chứa trong Tàng thơ lâu, giả thử còn lưu lại những y án hay phương dược của các ngự y dâng lên vua, đâu là tài liệu xác nhận rằng vào một đêm nào đó có 5 bà phi trong bụng tiếp nhận “ long chủng” qua lần ân ái với vua và tên những hoàng nam hay hoàng nữ đó là ai?
Dựa vào kiến thức y học, câu chuyện “lục giao sanh ngũ tử “ có lẽ là ngoa ngôn hay phóng đại. Chỉ ở trong thần thoại Hy lạp, mới có thần Hercule trong một đêm gần ... 50 cô gái đã làm thụ thai 49 cô. Dẫu sao, xét về số con của vua Minh Mạng thì hậu thế phải công nhận ông thuộc vào loại có khả năng tính dục tuyệt luân.
Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 %.
Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục. Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt tính giao thường không phải sinh con mà sinh ra .... bắn súng nước hay bắn khói!
Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba ( 11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng.
Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Xem trường hợp vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.
Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, tôi thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc bắc nào cũng có và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không phải là những thức khích hứng nhất thời làm cương cử ngọc hành hay những vật liệu chế từng những tạng phủ hay bộ phận của những thú vật nổi tiếng mạnh về sinh lý.
Thành ra Minh Mạng thang là một loại bổ dược chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục ( aphrodisiac) như viên Okasa dạo nào của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cử ngọc hành.
Nhiều y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tính dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là một sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng để tiếp tục trèo thì quả là tai hại!
Nhận định về công hiệu của Minh Mạng thang. Tính theo mỗi lần giao cấu chỉ bắn tinh khí ra khoảng 2 phân khối rưỡi đến 3 là cùng sau nhiều ngày kiêng giao cấu, mà muốn làm thụ thai, mỗi phân khối tinh khối phải chứa 100 triệu tinh trùng và số tinh trùng quái dị phải dưới 20 %.
Khối lượng và sự đậm đặc của tinh khí thường giảm xuống mau chóng sau nhiều lần giao cấu liên tục. Như vậy trong một đêm 5 lần 6 lượt tính giao thường không phải sinh con mà sinh ra .... bắn súng nước hay bắn khói!
Theo sử sách, hằng đêm, vua thức khuya để coi chương sớ từ các phiên trấn gửi về đến canh ba ( 11 giờ khuya) mới đi ngủ. Hoạt động chăn gối về đêm hăng như thế mà ban ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt chứng tỏ Minh Mạng là một người có một “thể chất tiên thiên “ bẩm sinh cường tráng.
Những toa thuốc mà vua dùng chỉ là trợ lực cho đường sinh lý chứ không phải là chủ trị quyết định. Xem trường hợp vua Tự Đức (1847- 1883) thể chất tiên thiên bất túc và lúc mới lớn bị đậu mùa, dù là vua có nhiều vợ và được các ngự y chữa trị vẫn không có con.
Nhìn vào thành phần những món thuốc trong hai toa Minh Mạng thang nói trên, tôi thấy toàn là những vị bổ dược mà tiệm thuốc bắc nào cũng có và hiệu lực của chúng theo y lý được coi là tư âm bổ dương, tăng cường tinh khí, nâng đỡ thể trạng chứ không phải là những thức khích hứng nhất thời làm cương cử ngọc hành hay những vật liệu chế từng những tạng phủ hay bộ phận của những thú vật nổi tiếng mạnh về sinh lý.
Thành ra Minh Mạng thang là một loại bổ dược chống mệt mỏi tổng quát, chứ không giống như những viên thuốc hứng dục ( aphrodisiac) như viên Okasa dạo nào của Pháp chứa Testostérone và Yohimbine, Cantharidine hay những viên Viagra hiện nay chỉ có tác dụng cục bộ làm cương cử ngọc hành.
Nhiều y sĩ cho rằng sự mệt mỏi thường là nguyên nhân làm giảm hứng thú khi ân ái. Vua Minh Mạng vốn là một người có thực lực tính dục quán chúng do bẩm sinh nên vấn đề dùng thuốc bổ là một sự trợ lực. Nếu phàm nhân tục tử vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mỏi gối chồn chân mà cứ dùng thuốc khích hứng để tiếp tục trèo thì quả là tai hại!
Vấn đề này cần một sự khảo sát và phân tích thâm cứu dựa trên những dữ kiện khoa học mà hiện nay chưa có. Tôi nghĩ rằng một ý kiến có thẩm quyền nhất là ý kiến của bác sĩ Nhật Akira Ishihara. Ông đã cọng tác với Howard S. Levy là đồng tác giả cuốn The Tao of Sex.
Cuốn sách này rất hay vì dựa vào nhiều tài liệu hiếm quí về tính dục học cũng như y dược của Trung Hoa và Nhật bản. Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu từ thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm qui mô. Dược liệu Trung Y qua hơn 5 ngàn năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện.
Ví dụ như Nhung gạt hươu non chứa nhiều kích thích tố , dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều Manganese thường có trong nhiều thuốc khích dục. Thành ra không phải y dược Á đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn áo hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời (empirical) của cổ nhân mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không. Vấn đề tâm lý của người dùng thuốc (linh tại ngã, bất linh tại ngã) cũng là một yếu tố quyết định.
Tôi tự xét, không học gì về Đông Y mà chỉ là con mọt sách, ghi chép lượm lặt để viết lách, nên kính mong sự chỉ giáo của các bậc cao minh.
Tôi còn nhớ trước 1975 có đọc quyển Vạn thị Phụ Nhân khoa do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn cờ Sài gòn. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử mà tôi viết lại theo trí nhớ:
Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí ( Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc cân tức là gân. Gân khỏe ( Can chí) thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự; Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt ( Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai:
Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe ( Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.
Suy diễn như trên, ta thấy sự tính giao lý tưởng là một độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cợ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc khích hứng chẳng khác nào quất roi thúc con ngựa còm ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.
Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận khích dục mà theo biện chứng của Đông Y phải là nhắm vào chủ đích bổ dưỡng toàn thân, bằng cách bồi bổ ba nội tạng Can, Tâm, Thận. Tôi nghĩ đây là một minh chứng về quan niệm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y:
*Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính
*Còn Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mạn tính.
Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân Việt ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, người ta phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như „ one size fits all“ như cái tên khoa trương „ ngũ giao“, „ lục giao“... Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều "phó tác dung".
Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong ( gout) thì không nên dùng. Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.BS Lê Văn Lân
Cuốn sách này rất hay vì dựa vào nhiều tài liệu hiếm quí về tính dục học cũng như y dược của Trung Hoa và Nhật bản. Y dược Á Đông theo nguyên lý Âm Dương Ngũ hành và được chế biến từ những nguyên liệu từ thiên nhiên mà hiện nay chưa có một sự phân chất thí nghiệm qui mô. Dược liệu Trung Y qua hơn 5 ngàn năm lịch sử từng chứng tỏ công hiệu trên nhiều phương diện.
Ví dụ như Nhung gạt hươu non chứa nhiều kích thích tố , dùng trích tinh để thí nghiệm trên chuột thì thấy chuột tăng cường về sinh lý rõ ràng. Nhục thung dung là một loại nấm chứa nhiều Manganese thường có trong nhiều thuốc khích dục. Thành ra không phải y dược Á đông không có hiệu nghiệm, nhưng hiệu nghiệm này còn rất ẩn áo hầu như có tính chất huyền thoại, phải theo kinh nghiệm lâu đời (empirical) của cổ nhân mà dùng lâu ngày mới thấy. Một yếu tố đáng kể là thể tạng của từng bệnh nhân đã đáp ứng ra sao với sự trị liệu nên thuốc dùng cho người này thì tốt mà dùng cho kẻ khác thì không. Vấn đề tâm lý của người dùng thuốc (linh tại ngã, bất linh tại ngã) cũng là một yếu tố quyết định.
Tôi tự xét, không học gì về Đông Y mà chỉ là con mọt sách, ghi chép lượm lặt để viết lách, nên kính mong sự chỉ giáo của các bậc cao minh.
Tôi còn nhớ trước 1975 có đọc quyển Vạn thị Phụ Nhân khoa do ông Nguyễn văn Tỷ chủ nhà thuốc Hồi Xuân đường Nguyễn thiện Thuật, Bàn cờ Sài gòn. Trong sách có một đoạn bàn về các toa thuốc bổ tính dục và bí quyết sinh quí tử mà tôi viết lại theo trí nhớ:
Đàn ông muốn sanh quí tử phải đạt đủ ba điều kiện trên ba tiêu chuẩn gọi là Tam chí ( Can chí, Tâm chí, Thận chí). Can tức là gan. Can chủ về mộc cân tức là gân. Gân khỏe ( Can chí) thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự; Tâm tức là tim, chủ về huyết hỏa hay năng lượng. Tim tốt ( Tâm chí) thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bề dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược giòng tử cung để thụ thai:
Thận tức là cơ quan tính dục gồm dịch hoàn và các hạch nội tiết nang thượng thận, chủ về thủy, tức là tinh khí. Thận khỏe ( Thận chí) thì tinh khí đặc, chứa nhiều tinh trùng nên dễ thụ thai.
Suy diễn như trên, ta thấy sự tính giao lý tưởng là một độ cương dương vật đầy đủ, một trí óc quân bình, một nguồn sản xuất tinh khí dồi dào về phẩm và lượng. Như thế, một người thận yếu, tinh khí loãng, cợ thể bạc nhược, gân thịt bèo nhèo mà dùng thuốc khích hứng chẳng khác nào quất roi thúc con ngựa còm ròm tiến bước trên con đường xa gập ghềnh.
Một toa thuốc bổ dương hoàn toàn không phải là một toa thuốc chỉ bổ thận khích dục mà theo biện chứng của Đông Y phải là nhắm vào chủ đích bổ dưỡng toàn thân, bằng cách bồi bổ ba nội tạng Can, Tâm, Thận. Tôi nghĩ đây là một minh chứng về quan niệm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y:
*Tây Y chủ trương đánh thẳng và mau vào ngọn nên hữu hiệu vào những trường hợp cấp tính
*Còn Đông Y đánh bền và lâu vào gốc bệnh ly, nên thích hợp cho các chứng kinh niên mạn tính.
Nhìn chung, dùng rượu thuốc là một tập quán, một đặc thù văn hóa của dân Việt ta đã chịu ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, sống trong thời hiện đại, người ta phải có một thái độ suy luận thận trọng trên thực tế khi phải dùng thuốc, ngay cả khi dùng thuốc bổ không phải thuốc bổ nào cũng tốt cả như „ one size fits all“ như cái tên khoa trương „ ngũ giao“, „ lục giao“... Một vị thuốc nào cũng vậy, bên cạnh công năng trị liệu, còn có thể có nhiều "phó tác dung".
Rượu làm khí huyết lưu thông (Tửu năng dẫn huyết) nhưng đối với những người có chứng huyết áp cao và chứng thống phong ( gout) thì không nên dùng. Tóm lại, rượu thuốc vẫn là rượu bổ nhưng nên dùng thận trọng.BS Lê Văn Lân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét