PNCN - Mệt mỏi, không muốn làm việc, đau nhức vùng thắt lưng, sợ lạnh, mất ngủ, đi tiểu nhiều lần trong đêm, hay gặp ác mộng, mất khả năng đáp ứng bạn đời… là những triệu chứng báo hiệu cơ thể già sớm do thận yếu.
Càng buồn càng yếu
Trong Tây y, suy thận là hiện tượng thận không còn khả năng lọc độc tố trong cơ thể. Để trị bệnh, người ta dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo để lọc độc tố khỏi cơ thể hoặc ghép thận. Còn Đông y thì thận là một trong năm tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) có tác dụng điều chỉnh toàn bộ các rối loạn trong cơ thể nhờ sự tương quan giữa các tạng phủ trong cơ thể với nhau. Cụm từ “thận suy già sớm” được dùng để nói về các triệu chứng của tạng thận trong Đông y gây ra sự già trước tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến thận suy như: sinh hoạt, làm việc không điều độ, ăn chơi trác táng, ngũ tạng suy, dẫn đến thận suy, căng thẳng, lo sợ, chấn thương, thường xuyên bị lạnh, dễ bị viêm nhiễm, sử dụng thuốc không đúng cách, bị bệnh ở các cơ quan tạng phủ như: huyết áp, viêm phổi...
Trong cuộc sống, có quá nhiều điều từ bên ngoài tác động vào khiến chúng ta lo lắng. Những cảm xúc như buồn phiền, sợ hãi, stress cũng làm thận mệt mỏi.
Níu lại tuổi xuân
Muốn trẻ trung “từ trong ra ngoài” cần lưu ý giữ gìn sức khỏe. Đầu tiên là giữ ấm cơ thể, nếu để thận bị lạnh, sẽ dẫn đến chân lạnh, nhức xương khớp, tiểu đêm, đau lưng, mất ngủ... Khi gặp các triệu chứng này, nên “tắm” nắng (nằm sấp dưới ánh nắng ban mai sẽ có cảm giác dễ chịu). Trong ăn uống cũng cần chọn các thức ăn ấm nóng, vừa nấu xong. Nên dùng thường xuyên các thực phẩm không có tính hàn như: mè đen, hạt sen, lươn, cá mòi, cá chép, thịt gà, thịt chim, hành, sả, gừng, tỏi... Nói chung, khi đã bị bệnh, cần lưu ý những món ăn vào nếu thấy chúng gây khó chịu như: ớn lạnh, mệt, tiểu nhiều thì không nên ăn. Nên uống nước ấm, uống vừa đủ và lưu ý tránh xa các loại nước có chứa cafein vì chúng gây căng thẳng và khiến thận quá tải.
Để tránh những chấn thương tâm lý khiến thận suy có thể giữ tâm an bằng phương pháp thiền. Thiền không đơn giản là nhắm mắt, tay bắt quyết ngồi xuống, mà là tịnh tâm để gặp gỡ chính mình. Thiền đúng sẽ giúp ổn định tinh thần, giải tỏa căng thẳng, không bị điều khiển bởi các yếu tố bên ngoài. Đây là cách tiết kiệm sức khỏe hiệu quả nhất, bởi theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM thì với một cơn giận lớn, cơ thể phải mất sáu tháng để phục hồi sức khỏe. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, khi não mệt thì phán đoán sai lệch, hiệu quả công việc không cao, nếu là công nhân thì dễ xảy ra tai nạn lao động, nếu là trí thức thì có thể gây sai phạm về mặt nội dung hợp đồng, văn bản… Yoga cười cũng là cách nhiều người dùng để chia sẻ gánh nặng căng thẳng với tạng thận. Ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp thận phục hồi sau khi làm việc quá sức vào ban ngày. Nên tập thể dục vừa sức, vì những buổi tập quá căng thẳng để đạt một mục tiêu nào đó như giảm cân, lấy lại vòng eo chẳng hạn, cũng làm cho cơ thể bị nội thương.
Đau nhức vai gáy BS Hồ Phạm Thục Lan - BV Nhân dân 115 TP.HCM cho biết: Đau cổ thường xuất hiện sau một giấc ngủ, thường do đêm nằm nghiêng, co quắp, gập cổ, tay nên vùng này thiếu dưỡng khí sinh đau nhức, trường hợp này cơn đau chỉ diễn ra một vài ngày là rút lui. Đau nhức vùng cổ, vai gáy sau một ngày lao động tay chân chỉ cần được nghỉ ngơi sẽ hết đau. Các hoạt động như: ngồi làm việc trong nhiều giờ, có tư thế xấu trong khi xem ti vi hoặc đọc sách, đặt máy tính với tầm nhìn quá cao hoặc quá thấp, ngủ ở vị trí không thoải mái, hoặc thường xuyên thực hiện động tác xoay cổ quá tầm… Với những trường hợp này chỉ cần chỉnh sửa tư thế sao cho đúng sẽ giảm cơn đau. Viêm đường hô hấp trên cũng sinh đau nhức vai gáy. Trường hợp này chỉ cần điều trị hết bệnh là cơn đau nhanh chóng biến mất.
Đau nhức vai gáy do thoái hóa khớp là bệnh thường gặp khi cao tuổi: các khớp, mạch máu đã xơ cứng, hệ tuần hoàn không còn năng động như xưa nên cơ bắp thiếu dưỡng chất sinh đau nhức. Trường hợp này cần đi bác sĩ điều trị để được dùng thuốc, tập vật lý trị liệu. Thoát vị đĩa đệm cũng gây đau nhức vai gáy, với triệu chứng: đau, tê lan xuống vai và tay.
Các nguyên nhân khác có thể kể là: đau cơ xơ, thoái hóa đốt sống, gãy xương cột sống do loãng xương, hẹp ống sống, bong gân, nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, áp xe...), ung thư (ung thư thực quản đoạn trên, ung thư vòm hầu…), viêm khớp có liên quan đến cột sống. Theo BS Hồ Phạm Thục Lan: “Hầu hết các trường hợp đau cổ sẽ tự cải thiện trong một-hai tuần với các thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường, hơn 90% hết đau sau tám tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp đau cổ do nguyên nhân nguy hiểm như nhiễm trùng, bệnh lý đốt sống thực thể, ung thư... thường đi liền với một số triệu chứng báo động như tê, yếu lan theo cánh tay, bàn tay; đau tăng khi nằm xuống và đánh thức bệnh nhân vào ban đêm; đau cổ kèm triệu chứng toàn thân nóng sốt, mệt mỏi, sụt cân; đau xuất hiện sau chấn thương, té ngã kèm yếu liệt chi; đau không thuyên giảm khi điều trị với thuốc. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần đến ngay một trung tâm y tế thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán bệnh gồm: chụp MRI cột sống cổ, đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh, chụp CT-scan đa lát cắt. Đối với trường hợp đau cổ do nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống, phẫu thuật cột sống cổ có thể cần thiết nhưng chỉ thực hiện sau khi thất bại với điều trị nội khoa tích cực”.
Điều cần lưu ý
* Thói quen bẻ cổ. BS Thái Thị Hồng Ánh - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM cảnh báo: “Thói quen bẻ cổ nghe cái cái “rắc” hoặc lắc cổ nghe cái “cụp” tưởng chừng giảm đau nhức nhưng đây là động tác nguy hiểm. Vùng cổ gần thân não nơi điều khiển sinh tồn (trung khu hô hấp, trung khu tim mạch). Vì thế, bẻ cổ không đúng sẽ làm cho bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn, nặng hơn nữa là tử vong.”
* Tập luyện cho hết đau nhức là điều không nên. BS Hồ Phạm Thục Lan giải thích: “Bệnh nhân thường mắc sai lầm khi thấy đau thay vì nghỉ ngơi lại tập luyện quá sức khiến cho cơn đau trầm trọng hơn…”. Vì vậy, khi bị đau nhức vùng cổ, nhất là phụ nữ nên xoa bóp, nghỉ ngơi, chườm đá nóng, thư giãn giảm căng thẳng… bệnh sẽ giảm dần và hết.
Theo mô tả, nhiều khả năng khớp gối của chị đang bị thoái hóa. Để biết được mức độ thoái hóa cụ thể, cần phải khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh là: đau tại chỗ, đau tăng khi vận động, đau từng đợt; sưng khớp; vận động khó khăn; biến dạng chi như vẹo trong, vẹo ngoài khớp gối; gồ ghề quanh khớp hay vẹo cột sống thắt lưng…; nghe, cảm nhận tiếng lụp cụp khi bắt đầu vận động khớp…
Nếu chụp X-quang, sẽ thấy có gai xương ở rìa bờ xương, đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, bờ xương không đều. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hình ảnh đầy đủ ba chiều, gồm các thành phần dây chằng, gân cơ, xương và sụn khớp bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm công thức máu và dịch khớp. Ngoài ra, tùy trường hợp còn có thể siêu âm, nội soi.
Nguyên tắc điều trị bệnh là giảm đau cho người bệnh, đồng thời phục hồi chức năng vận động của khớp, sức mạnh của cơ. Không có thuốc đặc trị quá trình thoái hóa khớp, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phục hồi sự vận động của khớp bằng tổng hợp các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa, tùy tình trạng bệnh cụ thể.
Điều trị nội khoa có thể dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tăng cường dịch khớp, tái tạo sụn. Phương pháp vật lý trị liệu gồm tập thể dục, vận động vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tập yoga, đạp xe tại chỗ, tập bơi trong nước khoáng nóng, tắm bùn… với nguyên tắc không làm tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau; xoa bóp, nắn gân xương, bấm huyệt, châm cứu…
Phương pháp ngoại khoa có thể là đục xương chỉnh trục; nội soi cắt lọc mô viêm, rửa khớp, lấy sạn khớp; cấy ghép sụn; cấy ghép tế bào gốc; nếu thoái hóa khớp độ III hoặc IV thì người bệnh được chỉ định thay khớp nhân tạo hoặc hàn cứng khớp.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp chiếm khoảng 12%, trong đó, bệnh nhân dưới 40 tuổi khoảng 5%, từ 40-60 tuổi khoảng 30%, trên 60 tuổi khoảng 60-90%. Các vị trí thoái hóa khớp thường là: cột sống thắt lưng: 31,12%; cột sống cổ: 7%; khớp gối: 12,5%; khớp háng: 8%...
Trong Tây y, suy thận là hiện tượng thận không còn khả năng lọc độc tố trong cơ thể. Để trị bệnh, người ta dùng phương pháp thẩm phân phúc mạc hoặc chạy thận nhân tạo để lọc độc tố khỏi cơ thể hoặc ghép thận. Còn Đông y thì thận là một trong năm tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) có tác dụng điều chỉnh toàn bộ các rối loạn trong cơ thể nhờ sự tương quan giữa các tạng phủ trong cơ thể với nhau. Cụm từ “thận suy già sớm” được dùng để nói về các triệu chứng của tạng thận trong Đông y gây ra sự già trước tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến thận suy như: sinh hoạt, làm việc không điều độ, ăn chơi trác táng, ngũ tạng suy, dẫn đến thận suy, căng thẳng, lo sợ, chấn thương, thường xuyên bị lạnh, dễ bị viêm nhiễm, sử dụng thuốc không đúng cách, bị bệnh ở các cơ quan tạng phủ như: huyết áp, viêm phổi...
Ảnh: Internet
Các ông khi yếu thận thường rơi vào tình trạng “mất khả năng chi trả” chốn phòng the. Khi gặp các tình huống này, họ thường tìm tới các loại thuốc bổ thận tráng dương nhằm “gỡ vốn”. Song, trên thực tế, không ít người khi dùng thuốc, thấy “vốn liếng” đầy ắp như xưa, nhưng nếu tiếp tục “xài” mà không biết cách “cân đối thu chi” thì lại nhanh chóng hụt vốn và khả năng hoàn vốn ngày càng khó khăn. Thậm chí, có người bên cạnh mất khả năng chi trả còn có thêm “hàng khuyến mãi” như: mắt mờ, đau lưng, gối mỏi. Ở phụ nữ, thận suy dẫn đến sự nguội lạnh trong chăn gối… Bên cạnh sự suy yếu về bản lĩnh yêu đương, thận suy còn làm cho cơ thể dễ nhiễm bệnh, vết thương lâu lành (do tuyến thượng thận “đình công” khiến cơ thể thiếu thuốc kháng viêm nội sinh). Trong cuộc sống, có quá nhiều điều từ bên ngoài tác động vào khiến chúng ta lo lắng. Những cảm xúc như buồn phiền, sợ hãi, stress cũng làm thận mệt mỏi.
Níu lại tuổi xuân
Muốn trẻ trung “từ trong ra ngoài” cần lưu ý giữ gìn sức khỏe. Đầu tiên là giữ ấm cơ thể, nếu để thận bị lạnh, sẽ dẫn đến chân lạnh, nhức xương khớp, tiểu đêm, đau lưng, mất ngủ... Khi gặp các triệu chứng này, nên “tắm” nắng (nằm sấp dưới ánh nắng ban mai sẽ có cảm giác dễ chịu). Trong ăn uống cũng cần chọn các thức ăn ấm nóng, vừa nấu xong. Nên dùng thường xuyên các thực phẩm không có tính hàn như: mè đen, hạt sen, lươn, cá mòi, cá chép, thịt gà, thịt chim, hành, sả, gừng, tỏi... Nói chung, khi đã bị bệnh, cần lưu ý những món ăn vào nếu thấy chúng gây khó chịu như: ớn lạnh, mệt, tiểu nhiều thì không nên ăn. Nên uống nước ấm, uống vừa đủ và lưu ý tránh xa các loại nước có chứa cafein vì chúng gây căng thẳng và khiến thận quá tải.
Để tránh những chấn thương tâm lý khiến thận suy có thể giữ tâm an bằng phương pháp thiền. Thiền không đơn giản là nhắm mắt, tay bắt quyết ngồi xuống, mà là tịnh tâm để gặp gỡ chính mình. Thiền đúng sẽ giúp ổn định tinh thần, giải tỏa căng thẳng, không bị điều khiển bởi các yếu tố bên ngoài. Đây là cách tiết kiệm sức khỏe hiệu quả nhất, bởi theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng – Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM thì với một cơn giận lớn, cơ thể phải mất sáu tháng để phục hồi sức khỏe. Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, khi não mệt thì phán đoán sai lệch, hiệu quả công việc không cao, nếu là công nhân thì dễ xảy ra tai nạn lao động, nếu là trí thức thì có thể gây sai phạm về mặt nội dung hợp đồng, văn bản… Yoga cười cũng là cách nhiều người dùng để chia sẻ gánh nặng căng thẳng với tạng thận. Ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp thận phục hồi sau khi làm việc quá sức vào ban ngày. Nên tập thể dục vừa sức, vì những buổi tập quá căng thẳng để đạt một mục tiêu nào đó như giảm cân, lấy lại vòng eo chẳng hạn, cũng làm cho cơ thể bị nội thương.
Đau nhức vai gáy
PNCN - Cảm giác đau nhức vai gáy, cổ là triệu chứng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến công việc mà còn báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm…
Đau nhức vai gáy do thoái hóa khớp là bệnh thường gặp khi cao tuổi: các khớp, mạch máu đã xơ cứng, hệ tuần hoàn không còn năng động như xưa nên cơ bắp thiếu dưỡng chất sinh đau nhức. Trường hợp này cần đi bác sĩ điều trị để được dùng thuốc, tập vật lý trị liệu. Thoát vị đĩa đệm cũng gây đau nhức vai gáy, với triệu chứng: đau, tê lan xuống vai và tay.
Các nguyên nhân khác có thể kể là: đau cơ xơ, thoái hóa đốt sống, gãy xương cột sống do loãng xương, hẹp ống sống, bong gân, nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, áp xe...), ung thư (ung thư thực quản đoạn trên, ung thư vòm hầu…), viêm khớp có liên quan đến cột sống. Theo BS Hồ Phạm Thục Lan: “Hầu hết các trường hợp đau cổ sẽ tự cải thiện trong một-hai tuần với các thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường, hơn 90% hết đau sau tám tuần. Tuy nhiên, một số ít trường hợp đau cổ do nguyên nhân nguy hiểm như nhiễm trùng, bệnh lý đốt sống thực thể, ung thư... thường đi liền với một số triệu chứng báo động như tê, yếu lan theo cánh tay, bàn tay; đau tăng khi nằm xuống và đánh thức bệnh nhân vào ban đêm; đau cổ kèm triệu chứng toàn thân nóng sốt, mệt mỏi, sụt cân; đau xuất hiện sau chấn thương, té ngã kèm yếu liệt chi; đau không thuyên giảm khi điều trị với thuốc. Trong những trường hợp này, bệnh nhân cần đến ngay một trung tâm y tế thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán bệnh gồm: chụp MRI cột sống cổ, đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh, chụp CT-scan đa lát cắt. Đối với trường hợp đau cổ do nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống, phẫu thuật cột sống cổ có thể cần thiết nhưng chỉ thực hiện sau khi thất bại với điều trị nội khoa tích cực”.
Điều cần lưu ý
* Thói quen bẻ cổ. BS Thái Thị Hồng Ánh - BV Nguyễn Tri Phương TP.HCM cảnh báo: “Thói quen bẻ cổ nghe cái cái “rắc” hoặc lắc cổ nghe cái “cụp” tưởng chừng giảm đau nhức nhưng đây là động tác nguy hiểm. Vùng cổ gần thân não nơi điều khiển sinh tồn (trung khu hô hấp, trung khu tim mạch). Vì thế, bẻ cổ không đúng sẽ làm cho bệnh thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn, nặng hơn nữa là tử vong.”
* Tập luyện cho hết đau nhức là điều không nên. BS Hồ Phạm Thục Lan giải thích: “Bệnh nhân thường mắc sai lầm khi thấy đau thay vì nghỉ ngơi lại tập luyện quá sức khiến cho cơn đau trầm trọng hơn…”. Vì vậy, khi bị đau nhức vùng cổ, nhất là phụ nữ nên xoa bóp, nghỉ ngơi, chườm đá nóng, thư giãn giảm căng thẳng… bệnh sẽ giảm dần và hết.
Phương Nam
Tiếng kêu của khớp có nguy hiểm?
PNCN - Tôi 45 tuổi. Gần đây, mỗi lần lên xuống cầu thang tôi thấy đầu gối bị đau nhẹ và khi cử động thì nghe tiếng kêu lụp cụp. Tôi bị bệnh gì? Bệnh có dễ điều trị không? - Lê Thị Tuyết (Q.7, TP.HCM)
BS Đỗ Tiến Dũng, Trưởng khoa Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), tư vấn:
Theo mô tả, nhiều khả năng khớp gối của chị đang bị thoái hóa. Để biết được mức độ thoái hóa cụ thể, cần phải khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh là: đau tại chỗ, đau tăng khi vận động, đau từng đợt; sưng khớp; vận động khó khăn; biến dạng chi như vẹo trong, vẹo ngoài khớp gối; gồ ghề quanh khớp hay vẹo cột sống thắt lưng…; nghe, cảm nhận tiếng lụp cụp khi bắt đầu vận động khớp…
Nếu chụp X-quang, sẽ thấy có gai xương ở rìa bờ xương, đặc xương dưới sụn, hẹp khe khớp, bờ xương không đều. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hình ảnh đầy đủ ba chiều, gồm các thành phần dây chằng, gân cơ, xương và sụn khớp bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm công thức máu và dịch khớp. Ngoài ra, tùy trường hợp còn có thể siêu âm, nội soi.
Nguyên tắc điều trị bệnh là giảm đau cho người bệnh, đồng thời phục hồi chức năng vận động của khớp, sức mạnh của cơ. Không có thuốc đặc trị quá trình thoái hóa khớp, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phục hồi sự vận động của khớp bằng tổng hợp các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa, tùy tình trạng bệnh cụ thể.
Điều trị nội khoa có thể dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tăng cường dịch khớp, tái tạo sụn. Phương pháp vật lý trị liệu gồm tập thể dục, vận động vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tập yoga, đạp xe tại chỗ, tập bơi trong nước khoáng nóng, tắm bùn… với nguyên tắc không làm tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau; xoa bóp, nắn gân xương, bấm huyệt, châm cứu…
Phương pháp ngoại khoa có thể là đục xương chỉnh trục; nội soi cắt lọc mô viêm, rửa khớp, lấy sạn khớp; cấy ghép sụn; cấy ghép tế bào gốc; nếu thoái hóa khớp độ III hoặc IV thì người bệnh được chỉ định thay khớp nhân tạo hoặc hàn cứng khớp.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp chiếm khoảng 12%, trong đó, bệnh nhân dưới 40 tuổi khoảng 5%, từ 40-60 tuổi khoảng 30%, trên 60 tuổi khoảng 60-90%. Các vị trí thoái hóa khớp thường là: cột sống thắt lưng: 31,12%; cột sống cổ: 7%; khớp gối: 12,5%; khớp háng: 8%...
Diệt vi khuẩn trong nhà
PN - Cuối năm, bạn cũng cần ra tay dẹp dọn lại phòng ốc để chuẩn bị đón xuân mới. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong nhà.
Dụng cụ làm bếp bằng gỗ
Thớt, muỗng canh, muỗng xào… sau một thời gian sử dụng, gỗ sẽ bị nứt, trên bề mặt xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Đặc biệt, vi khuẩn e.Coli dễ bám vào khi bạn chế biến thực phẩm sống như thịt, cá…
Làm sạch: Thỉnh thoảng đem ngâm dụng cụ bếp bằng gỗ trong nước có pha giấm khoảng một giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đem phơi khô để không bị ẩm mốc.
Tủ lạnh
Trong ngăn tủ lạnh, nhất là ngăn trữ rau quả có lượng vi khuẩn nhiều nhất như vi khuẩn e.Coli, Salmonella, Listeria… có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Làm sạch: Thỉnh thoảng bạn chỉnh nhiệt độ ở chế độ thấp nhất (dưới 4oC) để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Không để thức ăn sống và chín cùng chỗ. Thường xuyên vệ sinh các ngăn tủ bằng dung dịch làm sạch dành cho tủ lạnh.
Vi khuẩn e.Coli có rất nhiều trong điện thoại di động.
Làm sạch: Lau chùi điện thoại bằng khăn đa năng; sử dụng dung dịch vệ sinh thiết bị điện tử để làm sạch sâu bên trong mà không ảnh hưởng đến chất lượng máy móc.
Đồ chơi, thú nhồi bông
Thú nhồi bông thường có chất liệu vải bông hoặc các loại vải bông xù nên dễ bám bụi, nhưng ít khi được giặt giũ sạch sẽ. Tương tự, các đồ chơi bằng nhựa, gỗ cũng ít được lau chùi mà chỉ quét bụi qua loa. Đây là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ẩn.
Làm sạch: Với đồ chơi bằng nhựa, gỗ, cần sát trùng định kỳ; riêng với các loại thú nhồi bông, cần giặt sạch bằng xà bông và phơi khô, hoặc giặt hấp ở tiệm.
Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động diễn ra trong ngày, giúp cơ thể tăng trưởng, giúp não bộ hệ thống hóa lại các thông tin đã tiếp nhận, cải thiện khả năng ghi nhớ dài hạn của não. Đây là những vấn đề thiết yếu để cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Thiếu ngủ, chuyện “yêu” cũng rắc rối
Những rắc rối trong chuyện “yêu” có thể bắt nguồn từ các căn bệnh có liên quan đến giấc ngủ hoặc tình trạng mất ngủ mãn tính.
Thiếu ngủ khiến cơ thể suy giảm năng lượng, uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Đây chính là nguồn cơn khiến bạn chẳng còn thiết tha với người bạn đời. Căng thẳng gia tăng và năng lượng sụt giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm ham muốn ở cả hai phái nam và nữ. Chúng ảnh hưởng đến nhu cầu ham muốn của nam giới và khiến “cậu bé” gặp khó khăn khi “chào cờ”.
Phần lớn những trường hợp nam giới gặp rắc rối trong chuyện yêu đương đều có nguyên nhân từ việc thiếu ngủ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nhận thức được những tác động tiêu cực của giấc ngủ đối với đời sống tình dục. Thay vào đó, chúng ta lại đổ lỗi cho các vấn đề tiền bạc, con cái, gia đình… mà không hề nghĩ rằng các căn bệnh về giấc ngủ mới chính là thủ phạm khiến bạn không còn hứng thú để “vui vẻ”.
Chứng ngừng thở khi ngủ gây trở ngại
Chứng ngưng thở thường xảy ra từ 10 đến 30 giây trong khi ngủ và lặp lại nhiều lần trong đêm khiến cơ thể mệt mỏi, các hoạt động đều suy giảm, trong đó có cả việc suy giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, chứng bệnh này còn liên quan đến sự sụt giảm mức testosteron ở nam giới, gây trục trặc chuyện gối chăn.
Mất ngủ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng
Trở ngại trong việc ngủ nghỉ sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, không kiểm soát được cuộc sống. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu và bực tức với mọi thứ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ vợ chồng, con cái, đồng nghiệp, bạn bè, người thân…
Thiếu ngủ gây mệt mỏi, làm bạn cảm thấy mình không đủ thời gian dành cho những người trong gia đình và trong phần lớn khoảng thời gian tiếp xúc với mọi người, bạn đều có cảm giác căng thẳng, lo lắng…
Mất ngủ khiến bạn phải đối mặt với stress và làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
Phụ nữ bận rộn thường “mất lửa”
Những phụ nữ bận rộn cả ngày thường không ngủ đủ giấc. Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ “lửa” trong chuyện “yêu”. Việc thiếu ngủ mãn tính làm suy giảm nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng “đốt lửa” của chị em trong phòng ngủ, khiến đối tác hụt hẫng. Những lời từ chối quá thường xuyên có thể làm cho người bạn đời của bạn nghi ngờ và cảm thấy không được tôn trọng. Đây có thể là nguồn cơn cho những lục đục xảy ra trong mối quan hệ chồng.
Ngủ nhiều sẽ giúp bạn “yêu” tốt hơn. Chính vì vậy, nam giới cần biết chia sẻ những công việc nặng nhọc trong gia đình với bạn đời để tạo điều kiện cho phụ nữ có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc. Giải phóng bớt những lo toan bộn bề trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ như chuyện chăm sóc con cái, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng, mua sắm… sẽ giúp đối tác của bạn có thêm hứng khởi cho chuyện “yêu”.
Rối loạn hành vi tình dục khi ngủ
Đây được hiểu là tình trạng “yêu” trong lúc ngủ. Những người mắc bệnh này thường có các hành vi tình dục diễn ra trong lúc ngủ như âu yếm, giao hợp, thủ dâm hay “yêu” bằng miệng… Mức độ “yêu” ở mỗi người sẽ diễn ra khác nhau: có thể tự thực hiện với chính mình hoặc với người bạn đời. Thông thường, người bệnh không thể nhớ được gì sau khi tỉnh giấc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền, các rối loạn về giấc ngủ hay những rắc rối về cảm xúc như stress… là những nguyên nhân gây bệnh.
Thớt, muỗng canh, muỗng xào… sau một thời gian sử dụng, gỗ sẽ bị nứt, trên bề mặt xuất hiện nhiều lỗ nhỏ li ti, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Đặc biệt, vi khuẩn e.Coli dễ bám vào khi bạn chế biến thực phẩm sống như thịt, cá…
Làm sạch: Thỉnh thoảng đem ngâm dụng cụ bếp bằng gỗ trong nước có pha giấm khoảng một giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch, đem phơi khô để không bị ẩm mốc.
Tủ lạnh
Trong ngăn tủ lạnh, nhất là ngăn trữ rau quả có lượng vi khuẩn nhiều nhất như vi khuẩn e.Coli, Salmonella, Listeria… có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Làm sạch: Thỉnh thoảng bạn chỉnh nhiệt độ ở chế độ thấp nhất (dưới 4oC) để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Không để thức ăn sống và chín cùng chỗ. Thường xuyên vệ sinh các ngăn tủ bằng dung dịch làm sạch dành cho tủ lạnh.
Điện thoại di động
Vi khuẩn e.Coli có rất nhiều trong điện thoại di động.
Làm sạch: Lau chùi điện thoại bằng khăn đa năng; sử dụng dung dịch vệ sinh thiết bị điện tử để làm sạch sâu bên trong mà không ảnh hưởng đến chất lượng máy móc.
Đồ chơi, thú nhồi bông
Thú nhồi bông thường có chất liệu vải bông hoặc các loại vải bông xù nên dễ bám bụi, nhưng ít khi được giặt giũ sạch sẽ. Tương tự, các đồ chơi bằng nhựa, gỗ cũng ít được lau chùi mà chỉ quét bụi qua loa. Đây là nơi lý tưởng cho vi khuẩn trú ẩn.
Làm sạch: Với đồ chơi bằng nhựa, gỗ, cần sát trùng định kỳ; riêng với các loại thú nhồi bông, cần giặt sạch bằng xà bông và phơi khô, hoặc giặt hấp ở tiệm.
Hà Minh
Giấc ngủ ảnh hưởng đến tình dục
PNO - Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động tình dục của con người. Những ảnh hưởng của giấc ngủ đối với chuyện gối chăn được thể hiện khá cụ thể.
Ảnh minh họa: internet
Ngủ là một hoạt động tự nhiên và là nhu cầu quan trọng của chúng ta. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và tự phục hồi. Khi ngủ, cơ thể tiết ra những hormone quan trọng hỗ trợ quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động diễn ra trong ngày, giúp cơ thể tăng trưởng, giúp não bộ hệ thống hóa lại các thông tin đã tiếp nhận, cải thiện khả năng ghi nhớ dài hạn của não. Đây là những vấn đề thiết yếu để cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Thiếu ngủ, chuyện “yêu” cũng rắc rối
Những rắc rối trong chuyện “yêu” có thể bắt nguồn từ các căn bệnh có liên quan đến giấc ngủ hoặc tình trạng mất ngủ mãn tính.
Thiếu ngủ khiến cơ thể suy giảm năng lượng, uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Đây chính là nguồn cơn khiến bạn chẳng còn thiết tha với người bạn đời. Căng thẳng gia tăng và năng lượng sụt giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm ham muốn ở cả hai phái nam và nữ. Chúng ảnh hưởng đến nhu cầu ham muốn của nam giới và khiến “cậu bé” gặp khó khăn khi “chào cờ”.
Phần lớn những trường hợp nam giới gặp rắc rối trong chuyện yêu đương đều có nguyên nhân từ việc thiếu ngủ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không nhận thức được những tác động tiêu cực của giấc ngủ đối với đời sống tình dục. Thay vào đó, chúng ta lại đổ lỗi cho các vấn đề tiền bạc, con cái, gia đình… mà không hề nghĩ rằng các căn bệnh về giấc ngủ mới chính là thủ phạm khiến bạn không còn hứng thú để “vui vẻ”.
Chứng ngừng thở khi ngủ gây trở ngại
Chứng ngưng thở thường xảy ra từ 10 đến 30 giây trong khi ngủ và lặp lại nhiều lần trong đêm khiến cơ thể mệt mỏi, các hoạt động đều suy giảm, trong đó có cả việc suy giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, chứng bệnh này còn liên quan đến sự sụt giảm mức testosteron ở nam giới, gây trục trặc chuyện gối chăn.
Mất ngủ ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng
Trở ngại trong việc ngủ nghỉ sẽ khiến chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi, không kiểm soát được cuộc sống. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu và bực tức với mọi thứ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ vợ chồng, con cái, đồng nghiệp, bạn bè, người thân…
Thiếu ngủ gây mệt mỏi, làm bạn cảm thấy mình không đủ thời gian dành cho những người trong gia đình và trong phần lớn khoảng thời gian tiếp xúc với mọi người, bạn đều có cảm giác căng thẳng, lo lắng…
Mất ngủ khiến bạn phải đối mặt với stress và làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
Phụ nữ bận rộn thường “mất lửa”
Những phụ nữ bận rộn cả ngày thường không ngủ đủ giấc. Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giữ “lửa” trong chuyện “yêu”. Việc thiếu ngủ mãn tính làm suy giảm nguồn năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng “đốt lửa” của chị em trong phòng ngủ, khiến đối tác hụt hẫng. Những lời từ chối quá thường xuyên có thể làm cho người bạn đời của bạn nghi ngờ và cảm thấy không được tôn trọng. Đây có thể là nguồn cơn cho những lục đục xảy ra trong mối quan hệ chồng.
Ngủ nhiều sẽ giúp bạn “yêu” tốt hơn. Chính vì vậy, nam giới cần biết chia sẻ những công việc nặng nhọc trong gia đình với bạn đời để tạo điều kiện cho phụ nữ có thời gian được nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc. Giải phóng bớt những lo toan bộn bề trong cuộc sống thường nhật của người phụ nữ như chuyện chăm sóc con cái, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng, mua sắm… sẽ giúp đối tác của bạn có thêm hứng khởi cho chuyện “yêu”.
Rối loạn hành vi tình dục khi ngủ
Đây được hiểu là tình trạng “yêu” trong lúc ngủ. Những người mắc bệnh này thường có các hành vi tình dục diễn ra trong lúc ngủ như âu yếm, giao hợp, thủ dâm hay “yêu” bằng miệng… Mức độ “yêu” ở mỗi người sẽ diễn ra khác nhau: có thể tự thực hiện với chính mình hoặc với người bạn đời. Thông thường, người bệnh không thể nhớ được gì sau khi tỉnh giấc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền, các rối loạn về giấc ngủ hay những rắc rối về cảm xúc như stress… là những nguyên nhân gây bệnh.
Hồng Xuân (Theo Topdoctorsonline.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét