Trò chuyện với các phóng viên trong buổi họp báo ngày 16/3, tân Giáo hoàng Francis đã lần đầu bật mí rằng ngài chọn tên hiệu này là để nhắc nhở mình không bao giờ quên người nghèo.
Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng mạnh với các phóng viên
Buổi họp báo đầu tiên của Jorge Mario Bergoglio, cựu tổng giám mục Buenos Aires tại Vatican đã có sự tham dự của hàng nghìn phóng viên từ khắp nơi trên thế giới. Vẫn với một dáng vẻ và giọng nói gần gũi, Giáo hoàng đã lí giải điều khiến hàng triệu tín đồ khắp thế giới tò mò đó là vì sao ngài lại lấy tên hiệu là Francis, một tên hiệu chưa từng được sử dụng trong lịch sử Nhà thờ Công giáo.Theo đó, cái tên trên xuất hiện trong đầu ngài khi kết quả bỏ phiếu được công bố cho thấy ngài được mật nghị chọn làm giáo hoàng. Một hồng y ngồi bên cạnh có tên Claudio Hummes, tổng giám mục của Sao Paulo, đã ôm hôn ngài và nói rằng đừng quên những người nghèo.
“Khi ấy ngồi bên cạnh tôi là tổng giám mục danh dự của Sao Paulo, Claudio Hummes, một người bạn lớn của tôi”, Giáo hoàng Francis phát biểu trước đám đông phóng viên ngồi chật cứng hội trường Paul VI của Vatican.
“Khi tình hình trở nên hơi “nguy hiểm”, ông ấy đã an ủi tôi và đến khi kết quả cho thấy tôi đã đạt được 2/3 số phiếu bầu, một khoảnh khắc mà các hồng ý bắt đầu vỗ tay bởi chúng tôi đã tìm ra được giáo hoàng, ông ấy ôm hôn tôi và nói “đừng quên người nghèo”. Chính từ đó, người nghèo, đã in vào tâm trí tôi”, Giáo hoàng nói và vỗ nhẹ lên đầu.
“Đó chính là lúc tôi nghĩ đến thánh Francis. Và rồi tôi nghĩ đến các cuộc chiến tranh và hòa bình và đó chính là cách cái tên đến với tôi - một con người của hòa bình, một người nghèo…và tôi muốn nhà thờ là nơi của người nghèo, vì người nghèo”.
Buổi trả lời phỏng vấn này chính là minh chứng rõ nhất cho quyết tâm của Giáo hoàng Francis trong việc khiến Nhà thờ trở nên gần gũi với các vấn đề của cuộc sống hơn, ví dụ như đói nghèo và những tổn thương.
Theo phóng viên của tờ Telegraph có mặt tại buổi họp báo, Giáo hoàng đã nhận được những tràng pháo tay vang dội khi xuất hiện. Thậm chí rất nhiều phóng viên người Italia và các nước khác còn hô vang “Viva il Papa” (Giáo hoàng muôn năm).
Và sau những lí giải trên của ngài về việc chọn tên hiệu Francis, cũng như lời nhắc nhở rằng mọi người cần nhớ Chúa Giê-su mới là trung tâm của Nhà thờ chứ không phải giáo hoàng, rất nhiều phóng viên đã đứng dậy vỗ tay. Còn các phóng viên Italia thì trầm trồ “thật đáng mến”.
Ngài cũng tiết lộ rằng một số hồng y đề xuất lấy một tên hiệu khác, ví dụ như Adrian, theo tên của một Giáo hoàng từng có những cải cách lớn, hoặc Clement XV, “để đáp trả” Giáo hoàng Clement XIV, người đã cố tìm cách giải tán dòng Tên. Bản thân Giáo hoàng Francis là một linh mục theo dòng Tên và là người đầu tiên thuộc dòng này trở thành Giáo hoàng. Nhưng cuối cùng ngài vẫn chỉ muốn là Francis, Giáo hoàng của người nghèo, vì người nghèo.Cuối buổi họp báo, Giáo hoàng Francis còn nói lời cảm ơn tới các phóng viên đã đưa tin về sự kiện vừa qua đồng thời chúc phúc cho tất cả. Ngài khẳng định dù nhiều người không phải tín đồ Công giáo và cả những người không tín ngưỡng, nhưng ngài vẫn cầu nguyện cho tất cả trong im lặng và rằng mỗi người đều là con của Chúa.
Chuyện "người đàn ông mặt quỷ" ôm chặt Giáo hoàng: Anh Vinicio Riva, 53 tuổi, người Ý, bị căn bệnh di kỳ dị: toàn thân mọc đầy cục thịt xù xì, sưng, ngứa rát, rỉ máu. Bất chấp thân hình quái dị ấy, Giáo hoàng vẫn ôm chặt anh trong lần gặp mặt.
Anh Vinicio Riva, 53 tuổi.
Vài năm trước, Vinicio Riva lên chiếc xe bus công cộng ở thị trấn Vicenza, bắc Ý. Anh đi đến chỗ ngồi gần nhất, bất ngờ người đàn ông bên cạnh hét lên: “Đi đi! Đừng ngồi cạnh tôi”.
“Tôi muốn đáp lại nhưng rồi tự kiềm chế bản thân. Tôi cảm thấy người nóng bừng lên”, anh Vinicio, 53 tuổi nhớ lại.Vinicio từ lâu đã quen cái nhìn ác cảm của người đời. Anh bị căn bệnh di truyền không lây nhiễm có tên neurofibromatosis type 1. Toàn thân anh mọc đầy những cục thịt xù xì, sưng và ngứa rát. Mẹ và chị gái anh cũng mắc căn bệnh quái ác này. Mẹ anh đã qua đời.
Dì của anh là bà Caterina Lotto, cho biết, áo Vinicio Riva thường rỉ máu từ những vết lở loét khắp thân thể.
Đầu tháng 11 năm nay, anh Vinicio cùng dì đi từ bắc Ý tới Thành phố Vatican. Tại đây, họ tham dự buổi thuyết giảng do Giáo hoàng Francis tổ chức. Khi đó, anh Vinicio phải ngồi xe lăn.
“Chúng tôi không nghĩ mình có thể ở gần Giáo hoàng đến thế”, bà Lotto nói.
Giáo hoàng Francis ôm chặt Vinicio.
Người này nói thêm: “Khi Giáo hoàng đến gần, tôi nghĩ ông sẽ đưa tay về phía tôi. Nhưng ông đi thẳng đến chỗ Vinicio và ôm thật chặt. Chúng tôi không nói gì nhưng Giáo hoàng nhìn tôi như thể thấu rõ tâm can tôi. Ánh nhìn thật đẹp…”.
Vinicio vốn quen với cái nhìn chằm chằm hoặc sợ hãi của người đi đường. Ban đầu, anh hơi bối rối khi Giáo hoàng chẳng do dự đến ôm lấy mình. “Ông không sợ bệnh của tôi. Ông ấy ôm tôi mà chẳng nói gì… Tôi run lên, ông chặt Giáo hoàng. Tôi cảm thấy một sự ấm áp tuyệt vời”.
Cuộc gặp với Giáo hoàng chỉ kéo dài hơn một phút. Sau đó, Vinicio và dì lên xe bus về nhà. Tâm trạng của anh lúc đó là “sốc”, bất ngờ nhưng đầy niềm vui.Dì Lotto nói: “Nó không còn là bản thân nó nữa. Nó đang run rẩy lên vì hạnh phúc”.
Vinicio nói: “Tôi cảm giác như mình trẻ ra 10 tuổi, cảm giác như một gánh nặng đã bị dỡ bỏ”.
Vinicio sớm trở về cuộc sống bình thường. Anh trở về với công việc thu dọn rác ở một viện dưỡng lão. Anh thấy vui khi tại đây nhiều người không quan tâm đến bệnh của anh, họ vẫn trò chuyện vui vẻ với anh.Diego Munari, giám đốc của viện dưỡng lão cho biết, tính hài hước và nhiệt huyết của Vinicio giúp nâng cao tinh thần cho những người nơi đây. Ông nói: “Hàng ngày, anh gặp rất nhiều người yêu quý mình, họ trò chuyện và đùa với nhau”.
Chia sẻ với phóng viên hãng tin CNN, anh nói: “Tôi cảm thấy mình mạnh mẽ hơn và hạnh phúc hơn. Cảm thấy tôi có thể tiến về phía trước bởi Chúa đang bảo vệ tôi”.
Hiện Vinicio có một ước nguyện, đó là một lần nữa được gặp Giáo hoàng. Anh nói: “Tôi hi vọng, ông sẽ gọi cho tôi và chúng tôi có thể gặp nhau một lần nữa. Tôi có rất nhiều điều muốn nói với Giáo hoàng”.
Cái ôm của đức Giáo hoàng Francis đã mang đến niềm vui, sự hạnh phúc và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống cho người đàn ông nà. Từ đó ông ấy đem lại niềm vui cho những người khác, đấy chính là phép màu có THẬT trong cuộc sống này rồi.
Theo Phan Yến - Tiền phong
Sau bức ảnh khiến thế giới xúc động khi giáo hoàng Francis ôm hôn và ban phước cho người đàn ông "mặt quỷ" mới đây thì ông lại tiếp tục khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi Người ban phước cho một người đàn ông "không mặt".
Trong khi Vinicio Riva nhanh chóng được giới truyền thông săn đón, “người không mặt” vẫn là một ẩn số. Do danh tính không được tiết lộ nên chưa thể xác định lý do khiến khuôn mặt của ông biến dạng. Tuy nhiên, người ta dễ dàng nhận thấy sự bất hạnh của người đàn ông tội nghiệp. Không ngần ngại, Đức Giáo hoàng tiếp tục ôm hôn người đàn ông kém may mắn và cầu xin Bề trên ban phước lành cho ông.
Giáo hoàng trò chuyện với "người không mặt". (Ảnh: Dailymail) |
Giáo hoàng ôm hôn và cầu Chúa ban phước lành cho người đàn ông không mặt (Ảnh Daily Mail) |
Trước người đàn ông không mặt, Đức Giáo Hoàng đã ôm hôn Vinicio Riva, 53 tuổi, sống ở Vicenza, nước Ý bị mắc căn bệnh u xơ thần kinh. Căn bệnh khiến cho người đàn ông này mọc rất nhiều mụn thịt trên khắp cơ thể, đặc biệt là khuôn mặt. Riva luôn cảm thấy đau khổ vì mắc căn bệnh quái ác này.
Bên cạnh đó, Riva còn gặp vấn đề về tim, mắt, cổ họng... khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, các khối u phát triển mạnh khiến bàn chân của Riva bị biến dạng và không thể đi lại bình thường. Người đàn ông này đôi khi phải dùng xe lăn hỗ trợ.
Giáo hoàng Francis cũng đã từng khiến thế giới xúc động khi ôm hôn người "mặt quỷ" (Ảnh Daily Mail) |
Cuộc sống Riva hoàn toàn đảo lộn từ khi bị mắc căn bệnh này. Riva luôn xấu hổ vì bị mọi người xa lánh, cũng rất buồn vì không ai muốn yêu một người như mình. Mặc dù vậy, nhưng Riva vẫn thích đọc tiểu thuyết lãng mạn và người đàn ông này luôn tặng hoa cho y tá ở bệnh viện nơi mình điều trị. Riva mong muốn tìm được một người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự để có thể thấu hiểu và sống cùng với mình.
Riva đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống (Ảnh Daily Mail) |
Riva và người dì Caterina Lotto (Ảnh Daily Mail) |
Hiện tại, Riva đang sống cùng người dì của mình là Caterina Lotto. Bà Lotto cho biết rất thương cháu vì mỗi khi ra đường Riva thường bị mọi người kì thị, thậm chí có người còn sợ căn bệnh sẽ lây nhiễm và nói Riva đừng xuất hiện ở nơi công cộng.
Riva chính là người được Giáo hoàng Francis ôm tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma vào buổi chiều ngày 6/11 vừa qua. Bức ảnh Giáo hoàng Francis ôm Riva đã khiến nhiều người cảm động.Cuộc sống Riva hoàn toàn đảo lộn từ khi bị mắc căn bệnh này. Riva luôn xấu hổ vì bị mọi người xa lánh, cũng rất buồn vì không ai muốn yêu một người như mình. Mặc dù vậy, nhưng Riva vẫn thích đọc tiểu thuyết lãng mạn và người đàn ông này luôn tặng hoa cho y tá ở bệnh viện nơi mình điều trị. Riva mong muốn tìm được một người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự để có thể thấu hiểu và sống cùng với mình.
Riva chính là người được Giáo hoàng Francis ôm tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma vào buổi chiều ngày 6/11 vừa qua. Bức ảnh Giáo hoàng Francis ôm Riva đã khiến nhiều người cảm động.
Riva chính là người được Giáo hoàng Francis ôm tại quảng trường Thánh Peter ở thành phố Roma vào buổi chiều ngày 6/11 vừa qua. Bức ảnh Giáo hoàng Francis ôm Riva đã khiến nhiều người cảm động.
Người “mặt quỷ” được Giáo hoàng ôm hôn cho biết: “Tôi thấy mình như đang ở trên thiên đàng khi Giáo hoàng ôm hôn ban phước. Bàn tay Ngài chạm vào tôi rất nhẹ nhàng. Tôi vô cùng cảm động bởi Đức Giáo hoàng ôm tôi không hề do dự. Dù bệnh của tôi không lây nhưng Ngài không biết điều đó”.
Chú chó vàng hộ tống một nhà báo khiếm thính là sinh vật đầu tiên được Giáo hoàng Francis cầu chúc phước lành vào cuối tuần qua.
Chú chó Asià thuộc giống Labrador Retriever của một nhà báo truyền thanh khiếm thị đã được phép đi theo chủ vào hội trường Paul VI rộng lớn của Vatican hôm 16/3 và ngồi lặng lẽ ngay cạnh chủ suốt buổi lễ thông báo kết quả bầu chọn Giáo hoàng. Các nhà báo đến Rome từ mấy ngày trước để tường thuật mật nghị (cuộc họp kín của Hồng y đoàn) bầu chọn Giáo hoàng.
“Khi tôi đứng xếp hàng đợi vào hội trường, một số cảnh vệ nói với tôi rằng rất có thể tôi sẽ không được vào trong cùng chú chó”, Alessandro Forlani, phóng viên của đài Italia RAI, viết trên trang Facebook.
“Nhưng chỉ vài phút sau, mấy mục sư Vatican đưa thẻ xanh cho tôi và cử một vệ binh Thụy Điển đưa tôi vào hội trường. Họ để tôi ngồi ngay gần hàng ghế đầu”, anh Forlani kể.
Khi Giáo hoàng gần kết thúc bài phát biểu, một nhóm phóng viên nổi tiếng và phóng viên truyền thông cho Vatican được mời lên gặp Giáo hoàng.
Asià bước lên bục, ngửi đôi giầy đen và chiếc áo choàng trắng của Giáo hoàng, rồi ngồi đợi khi Forlani nói chuyện với Giáo hoàng.
“Tôi xin Giáo hoàng cầu phúc cho vợ và con gái tôi ở nhà”, Forlani kể lại.
Sau đó, Giáo hoàng đã cúi xuống và vuốt vé chú chó.
“Ngài nói “thêm một lời chúc đặc biệt cho chú chó này”. Ông ấy đã phá lệ khi cho tôi lên bục cùng với Asià”, Forlani nói.
Đây không phải điều đặc biệt duy nhất trong buổi lễ hôm đó. Giáo hoàng Francis không chỉ đọc bài diễn văn được chuẩn bị trước, mà còn nói khá nhiều chi tiết về mật nghị, rằng các Hồng y gợi ý ông nên lấy tông hiệu là Hadrian theo Giáo hoàng Hadrian VI, người đã thực hiện nhiều cải cách tại Vatican.
Giáo hoàng còn đùa: “Một Hồng y khác bảo tôi nên lấy tên là Clement XV. Tên đó nghĩa là ông sẽ trả thù Clement XIV, kẻ đã đàn áp các tu sĩ Dòng Tên”.
Giáo hoàng 76 tuổi cuối cùng tự quyết định lấy tên là Francis theo tên Thánh Francis xứ Assisi. “Ông ấy là của người nghèo, của hòa bình”, Giáo hoàng nói.
Tân Giáo hoàng cũng đưa ra một số kế hoạch nhằm cải tổ Giáo hội Công giáo trở thành tổ chức “của người nghèo, vì người nghèo”.
Chú chó vàng hộ tống một nhà báo khiếm thính là sinh vật đầu tiên được Giáo hoàng Francis cầu chúc phước lành vào cuối tuần qua.
Chú chó Asià thuộc giống Labrador Retriever của một nhà báo truyền thanh khiếm thị đã được phép đi theo chủ vào hội trường Paul VI rộng lớn của Vatican hôm 16/3 và ngồi lặng lẽ ngay cạnh chủ suốt buổi lễ thông báo kết quả bầu chọn Giáo hoàng. Các nhà báo đến Rome từ mấy ngày trước để tường thuật mật nghị (cuộc họp kín của Hồng y đoàn) bầu chọn Giáo hoàng.
“Khi tôi đứng xếp hàng đợi vào hội trường, một số cảnh vệ nói với tôi rằng rất có thể tôi sẽ không được vào trong cùng chú chó”, Alessandro Forlani, phóng viên của đài Italia RAI, viết trên trang Facebook.
“Nhưng chỉ vài phút sau, mấy mục sư Vatican đưa thẻ xanh cho tôi và cử một vệ binh Thụy Điển đưa tôi vào hội trường. Họ để tôi ngồi ngay gần hàng ghế đầu”, anh Forlani kể.
Khi Giáo hoàng gần kết thúc bài phát biểu, một nhóm phóng viên nổi tiếng và phóng viên truyền thông cho Vatican được mời lên gặp Giáo hoàng.
Chú chó trung thành được Giáo hoàng chúc phúc
Các nhà báo đứng xếp hàng để được Giáo hoàng Francis chúc phúc, một số người thực hiện nghi lễ truyền thống là hôn nhẫn Giáo hoàng, một vài người khác được Giáo hoàng ôm. Một số mục sư đã lại gần Forlani. “Họ nói rằng Giáo hoàng Francis muốn gặp tôi. Ông ấy đã nhìn thấy Asià và muốn gặp cả hai chúng tôi”, Forlani nói.Asià bước lên bục, ngửi đôi giầy đen và chiếc áo choàng trắng của Giáo hoàng, rồi ngồi đợi khi Forlani nói chuyện với Giáo hoàng.
“Tôi xin Giáo hoàng cầu phúc cho vợ và con gái tôi ở nhà”, Forlani kể lại.
Sau đó, Giáo hoàng đã cúi xuống và vuốt vé chú chó.
“Ngài nói “thêm một lời chúc đặc biệt cho chú chó này”. Ông ấy đã phá lệ khi cho tôi lên bục cùng với Asià”, Forlani nói.
Đây không phải điều đặc biệt duy nhất trong buổi lễ hôm đó. Giáo hoàng Francis không chỉ đọc bài diễn văn được chuẩn bị trước, mà còn nói khá nhiều chi tiết về mật nghị, rằng các Hồng y gợi ý ông nên lấy tông hiệu là Hadrian theo Giáo hoàng Hadrian VI, người đã thực hiện nhiều cải cách tại Vatican.
Giáo hoàng còn đùa: “Một Hồng y khác bảo tôi nên lấy tên là Clement XV. Tên đó nghĩa là ông sẽ trả thù Clement XIV, kẻ đã đàn áp các tu sĩ Dòng Tên”.
Giáo hoàng 76 tuổi cuối cùng tự quyết định lấy tên là Francis theo tên Thánh Francis xứ Assisi. “Ông ấy là của người nghèo, của hòa bình”, Giáo hoàng nói.
Tân Giáo hoàng cũng đưa ra một số kế hoạch nhằm cải tổ Giáo hội Công giáo trở thành tổ chức “của người nghèo, vì người nghèo”.
Đức giáo hoàng trong tầm ngắm mafia
TTO - Chính quyền Ý hôm 13-11 phát cảnh báo Đức giáo hoàng Francis có thể là mục tiêu của mafia vì ông đã phát động chiến dịch chống lại lợi ích tài chính của các băng nhóm này.
“Đức giáo hoàng đang trong tình trạng nguy hiểm” – phó chánh án Nicola Gratteri của thành phố Reggio de Calabre khẳng định như thế trong buổi phỏng vấn với tờ báo Ý Il Fatto Quotidiano.
Theo báo Le Figaro, việc Đức giáo hoàng muốn làm trong sạch tài chính của tòa thánh Vatican đã khiến băng nhóm mafia với tên gọi Ndrangheta, hoạt động tại vùng Calabria, miền nam Ý, không hài lòng.
Hồi tháng 6, Đức giáo hoàng Francis thông báo thành lập một “ủy ban đặc biệt” phụ trách mọi hoạt động tài chính của ngân hàng Vatican.
“Tôi không biết chắc án mạng sẽ được tổ chức như thế nào nhưng chúng (mafia) đang suy nghĩ đến điều đó. Và điều này thật nguy hiểm cho Đức giáo hoàng” – linh mục Gratteri lo lắng.
Linh mục Gratteri, tác giả của cuốn sách nói về mối quan hệ mơ hồ giữa mafia và Vatican, chuyên chống lại băng nhóm mafia và thường ẩn náu dưới sự bảo vệ của lực lượng cảnh sát Ý.
Nhóm Ndrangheta là băng đảng quyền lực và nguy hiểm nhất trong danh sách mafia của Ý. Ndrangheta, một trong những nhóm hoạt động bí mật trên thế giới, chuyên buôn lậu ma túy, tổ chức nhiều chi nhánh ở Đức, Canada, Thụy Sĩ, Úc.
Một nghiên cứu đặc biệt của Viện Eurispes đăng vào năm ngoái tiết lộ doanh thu của Ndrangheta đạt mốc 44 tỉ euro (59 tỉ USD).
Người đứng đầu Tòa thánh Vatican sinh ra trong một gia đình di dân từ Italy. Ông học ngành hóa học trước khi lựa chọn đi theo con đường của Chúa.
Người đứng đầu Tòa thánh Vatican sinh ra trong một gia đình di dân từ Italy. Ông học ngành hóa học trước khi lựa chọn đi theo con đường của Chúa.
Giáo hoàng Francis sinh ngày 17/12/1936. Trong ảnh là Giáo hoàng (trái) và em trai Oscar Bergoglio thời còn học tiểu học. |
Từ thời trẻ, Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng bởi đôi mắt sáng và nụ cười tươi. |
Các thành viên trong gia đình của Bergoglio. Giáo hoàng Francis đứng thứ hai từ trái sang ở phía sau. Mẹ ông, bà Regina Sivori ngồi ở thành ghế sofa, thứ hai từ trái sang. Người cha Mario Oscar Bergoglio ngồi ở ghế, đầu tiên từ phải sang. |
Giáo hoàng Francis, đứng thứ hai hàng sau từ trái sang, trong một bức ảnh gia đình thu gọn. Cha ngài là công nhân đường sắt, mẹ ở nhà nội trợ. |
Giáo hoàng Francis (đầu tiên, bên phải) chụp ảnh kỷ niệm cùng các bạn học ở Buenos Aires, Argentina. Ngài học ở trường công lập trước khi theo học chuyên ngành hóa học. |
Jorge Mario Bergoglio chủ trì một thánh lễ. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1969. |
Bức ảnh chụp Giáo hoàng Francis vào năm 1973 |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét