Mặc dù đóng góp nhiều công lao nhưng "cáo sa mạc" Rommel cũng phải nhận một kết cục bi thảm bởi sự điên cuồng của trùm Phát xít Hitler trong lịch sử.
Là một chỉ huy quân sự vào loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ II, đã có lúc Erwin Eugen Rommel từng là vị quân nhân "được sủng ái" dưới quyền trùm Phát xít Hitler. Thế nhưng, khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn quyết định, Erwin Rommel lại bị bức tử bởi chính mệnh lệnh "phải chết" của Hitler.
Tuy nhiên, khác với Hitler hay nhiều kẻ máu lạnh Phát xít khác trong lịch sử, nhân loại nhớ về ông như một vị tướng tài…
Gia đình mẫu mực
Rommel là con trai của giáo sư Erwin Rommel Senior - hiệu trưởng của một trường phổ thông nổi tiếng vùng Heidenheim (Đức) nên ngay từ nhỏ, ông đã nhận được một sự giáo dục quan tâm kỹ lưỡng của gia đình. Đặc biệt, Rommel rất giỏi môn Vật lý và Lịch sử, năm học lớp 9 ông đã có thể lắp ráp một chiếc tàu bay lượn phức tạp.
Erwin Rommel khi còn trẻ.
Năng khiếu ấy hoàn toàn có thể đưa Rommel trở thành một kỹ sư giỏi, nhưng cha ông lại không muốn như thế. Người cha chỉ mong con mình tiếp nối con đường nhà giáo danh giá, hoặc trở thành một binh lính trong quân đội.
Rommel đã chọn con đường thứ hai, gia nhập vào trung đoàn bộ binh 124 vào năm 1910. Một năm sau, ông được cử đi học tại trường sĩ quan cấp cao Danzig. Tại đây, với trí thông minh cùng sự nhiệt tình, Rommel đã tốt nghiệp loại ưu năm 1912, nhận hàm trung úy ngay sau đó. Kể từ đây, sự nghiệp của ông lên như "diều gặp gió".
Từ một vị tướng tài hiếm có...
Tham gia Thế chiến thứ I với tuổi đời còn rất trẻ nhưng Rommel đã gây bất ngờ với tài cầm quân siêu việt. Điển hình là chiến tích đẩy lùi 7.000 quân Ý chỉ với vỏn vẹn 150 tàn binh. Do đó, dù quân Đức thất bại thảm hại trong Thế chiến thứ I nhưng Rommel vẫn được phong tặng Huân chương Thập tự sắt danh giá.
Rommel thường xuất hiện với nụ cười trên môi.
Huân chương giúp Rommel trở thành một cái tên uy tín trong quân đội. Bộ tổng tham mưu liên tục cấp xét ông những chức vụ cao hơn. Thế nhưng, ông từ chối hầu như mọi cơ hội để nhận một chức vụ chỉ huy chính trị để làm một vị tướng nơi tiền tuyến cùng sát cánh với những binh sĩ.
Đại tá Rommel (trái) và Hitler đi qua một đội danh dự ở Goslar ngày 30/9/1934.
Vào năm 1934, Erwin Rommel gặp Hitler, trùm Phát xít nhanh chóng nhận ra tài năng và cấp xét ông ở những vị trí cao hơn. Rommel ngày càng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội Đức Quốc Xã. Từ một Tiểu đoàn trưởng kiêm giảng viên tại một trường quân sự, Erwin Rommel trở thành sỹ quan chỉ huy tiểu đoàn bảo vệ Quốc trưởng Hitler với cấp bậc Thiếu tướng.
Tính cách coi trọng, hòa đồng với binh lính đã khiến rất nhiều người yêu quý và trung thành với ông.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, Erwin Rommel được cử ra chiến trường và nắm giữ vai trò chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7. Khác với chiến thuật bình thường sử dụng xe tăng tấn công một cách đơn lẻ vào sào huyệt địch, Rommel đã tập trung xe tăng lại thành các tập đoàn khổng lồ.
Sau đó, những tập đoàn xe tăng này sẽ bất ngờ cùng tiến thẳng vào phòng tuyến đối phương, tấn công theo sơ đồ thọc sâu, chia cắt, vây hợp và tiêu diệt đạo quân phòng thủ của địch. Cách chiến đấu mày sẽ khiến địch không dám tấn công, làm tan rã ý chí chiến đấu của họ, buộc quân địch phải đầu hàng.
Ít lâu sau, Rommel lần lượt đánh thắng quân Anh - Pháp tại Arras, bờ biển Manche. Sư đoàn Thiết giáp số 7 được đổi tên thành "sư đoàn ma" bởi tốc độ đánh và tính bất ngờ của chiến thuật do Rommel đề ra. Có nhiều lúc ngay cả bộ chỉ huy Đức cũng không biết chính xác sư đoàn này đang ở đâu, làm gì và chỉ ngay sau đó họ lại nhận được tin thắng trận báo về.
Những chiến thuật độc đáo của Rommel đã làm cho quân đồng minh vô cùng khổ sở.
Thành công vang dội đó đem đến cho Erwin Rommel chức chỉ huy cấp cao tại chiến trường châu Phi. Tại đây, với quân số ít ỏi và một lượng xe tăng khá tồi tàn, Rommel đã đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh, Mỹ, Úc và Pháp.
Rommel trong mặt trận Tây Âu tháng 6/1940.
Với tài năng cầm quân bậc thầy cùng quân số ít ỏi nhưng Rommel vẫn giáng một đòn nặng nề vào Quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức còn lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không còn nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.
Những chiến công vang đội trên chiến trường Bắc Phi đã khiến chính đối thủ của Erwin Rommel phải gọi ông bằng biệt danh “Cáo sa mạc”. Trở về nước Đức, Rommel được phong tới chức thống chế quân đội, nhưng cũng từ đây ông dần bước vào giai đoạn đen tối của cuộc đời mình.
... đến cái chết của một vị tướng lập công
Mặc dù là quân phục vụ cho Hilter và là một chiến binh vào loại xuất sắc nhất của Đế chế thứ ba, song Erwin Rommel không bao giờ đứng trong hàng ngũ đảng Quốc Xã. Không những thế, Rommel còn dám đứng ra chỉ trích sự tàn bạo của Hitler với người Do Thái.
Ông thẳng thắn từ chối những mệnh lệnh tàn bạo yêu cầu phải hành quyết tù binh và người Do Thái bị bắt giữ ở những mặt trận mà ông chỉ huy. Vì thế, sau chiến tranh, chưa một lần nào vị tướng tài này bị cáo buộc về việc gây ra tội ác chiến tranh.
Điều này ít nhiều làm Hitler khó chịu nhưng với uy tín cùng tài năng nên Rommel vẫn luôn được vị Quốc trưởng yêu mến. Nhưng ngược lại, vị thống chế quân đội dần nhận ra lãnh đạo tối cao của dân tộc là “kẻ điên”: Hitler đang trút những cơn bạo hành lên người dân vô tội. Và Rommel hoàn toàn không muốn các thế hệ tương lai của nước Đức phải chịu rơi vào sự thất bại của cuộc chiến phi nghĩa này.
Chính vì thế, Rommel dù đã biết có một cuộc đảo chính của các sĩ quan Đức chống lại Hitler nhưng ông vẫn làm lơ để mọi chuyện diễn ra. Đáng tiếc là âm mưu ám sát Hitler nhanh chóng thất bại, điều này khiến trùm Phát xít điên cuồng truy sát những người có liên quan.
Một cuộc thanh trừng đẫm máu diễn ra và dù không trực tiếp tham gia đảo chính nhưng Rommel vẫn bị đưa vào tầm ngắm vì có rất nhiều người quen, binh sỹ dưới quyền của ông tham gia.
Mặc dù đóng góp nhiều công lao nhưng Rommel cũng phải nhận một kết cục bi thảm vì sự điên cuồng của Hitler.
Ngày 20/7/1944, Rommel bị bắt trong một cuộc đàn áp thẳng tay của quân đội dưới lệnh của Hitler. Nhưng bởi danh tiếng của thống chế Rommel quá lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong niềm tin của người Đức nên thay vì đưa ông ra tòa án binh để phán xét công bằng, Hitler lại uy hiếp ông.
Hitler ép ông tự sát bằng thuốc độc nếu không thì toàn bộ gia quyến của Rommel sẽ phải chết. Ông đành tự kết liễu đời mình vào ngày 14/10/1944 và được chôn cất với đầy đủ nghi thức trang trọng của quân đội.
Dù nhận một cái kết buồn, nhưng tài năng cùng sự cao thượng của ông khiến người đời sau vô cùng kính nể. Ngày nay, để tưởng nhớ đến ông, trong những học viện quân sự ở châu Âu, Hoa Kỳ, các học viên đều được học lịch sử về ông - một lãnh đạo mẫu mực, một thiên tài chiến thuật của thế giới.
Mục đích của Hitler là đào tạo những chú chó đặc biệt để dần thay thế vị trí của binh sỹ quân đội trong tương lai... Trong những năm cuối Thế chiến II, tại một số doanh trại của Đức Quốc Xã có mở những lớp học đặc biệt. Giảng viên là các huấn luyện viên thú, còn học sinh là những chú chó được lựa chọn khắp nơi trên nước Đức...
Một ý tưởng độc đáo
Mọi chuyện bắt đầu khi tiến sĩ Bondeson - một nhà khoa học nổi tiếng bấy giờ kể cho Hitler về chú chó biết nói ở vùng ngoại ô của thành phố Hamburg, Đức. Khi người ta hỏi bằng tiếng Đức "Chú mày tên gì?", lập tức con chó này sủa lên một tiếng “Tan” và quả thực, ở nhà nó có tên là Tan. Khi được hỏi "muốn ăn gì", chú chó này sủa lên hai tiếng “trứng gà”.
Bondeson đề xuất ý tưởng sẽ huấn luyện chó thành một đội quân đặc biệt nhất trên thế giới và được Hitler chấp thuận. Hitler nhận thấy, loài chó thông minh gần như con người nên ông còn muốn thành lập cả một đội quân khuyển với mục tiêu giúp Hitler giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Thế giới II. Hoặc không thì chúng cũng có thể giúp việc cho các binh sĩ, bảo vệ trại tập trung.
Để phục vụ mục đích này, Đức Quốc Xã bắt đầu tuyển dụng chó ở khắp mọi nơi trên nước Đức và huấn luyện chúng sử dụng chân ra tín hiệu.
Adolf Hitler tin rằng, những con chó có trí thông minh như người.
Kết quả của cuộc nghiên cứu này là đã huấn luyện thành công một số con chó có khả năng nói chuyện như con người. Chúng có thể thốt ra cụm từ "Mein Fuhrer", nghĩa là “vua của tôi” khi được hỏi "Adolf Hitler là ai?". Thậm chí, một con chó Đức tên Don còn có thể nói "Đói, hãy cho tôi bánh".
Được biết, chú chó đầu tiên có khả năng hiểu và nói được tiếng người này có tên là Dachshund Kurwenal. Đây cũng là một trong những con chó xuất sắc trong chương trình nghiên cứu đặc biệt của Đức Quốc Xã.
Trường học cho chó
Trong một cuốn sách nói đến lớp học đặc biệt trên có ghi lại: "Đức Quốc Xã lên nắm quyền đã cho xây dựng một trường đào tạo chó nghiệp vụ có tên là Tier-Sprechschule ASRA. Nó được thành lập từ thập niên 1930 và tồn tại trong suốt những năm chiến tranh sau đó. Ở ngôi trường đặc biệt này, người ta dạy cho chó nghe, nói, đọc, viết. Một số người thuộc ban lãnh đạo Đức Quốc Xã cho rằng, có nhiều con chó có trí thông minh như người. Vì thế, nếu chúng có thể làm chủ ngôn ngữ của mình, biết nói chuyện và viết thì sẽ dần thay thế được quân đội tham gia vào hoạt động như: canh gác tại các trại tập trung và một số nhiệm vụ quan trọng khác”.
Để hiện thực hóa kế hoạch mở lớp "huấn luyện chó thông minh đặc biệt" đầu tiên, vào năm 1933, Adolf Hitler đã ra quy định cấm tất cả hành động ngược đãi và tàn sát động vật.
Ngay sau khi quy định này có hiệu lực, trên các băng-rôn, áp-phích ca ngợi lòng nhân từ của Adolf Hitler với động vật đều có hình ảnh trùm phát xít chạm đầu vào mũi một con ngựa tỏ vẻ rất thân thiết. Dưới hình ảnh này, họa sỹ đã thiết kế một dòng chữ rực rỡ sắc màu: “Động vật là bạn bè lý tưởng của chúng ta”.
Mặc dù là kẻ độc ác nhưng Hitler lại rất yêu chó. Khi còn sống, Hitler đã từng sở hữu hai chú chó đã được huấn luyện qua lớp học đặc biệt này. Một chú chó trong số này có tên là Blondi. Theo một số tư liệu còn ghi lại, Blondi rất thông minh, nó có thể đọc các âm tiết trong bảng chữ cái bằng những tiếng sủa.
Ngoài việc dạy chó biết nói, Đức Quốc Xã còn nghiên cứu việc dùng "thần giao cách cảm" giữa chó và người.
Để có thể đào tạo ra những con chó thông minh như Blondi, quân đội Đức đã phải đi khắp nơi để tìm “nhân tài” cho lớp học đặc biệt của mình. Adolf Hitler đã yêu cầu hiệu trưởng cùng với giảng viên của ngôi trường huấn luyện phải đào tạo ra khoảng 1.000 chú chó có khả năng đặc biệt, với mục đích dần thay thế vị trí của binh sỹ quân đội trong tương lai.
Trong chương trình học, những con chó sẽ phải học cách phân biệt giọng nói của nhiều người. Ngoài ra, việc rèn luyện trí nhớ bằng cách lặp đi lặp lại câu hỏi cũng được đưa vào chương trình giáo dục.
Theo một số tài liệu còn ghi lại, quá trình đào tạo ra chó nghiệp vụ tinh khôn cùng khả năng đọc, viết như con người vô cùng khó khăn.
Từ một chú chó bình thường, nó phải trải qua nhiều cuộc tuyển chọn và chương trình huấn luyện dài hơi trong vài năm, gồm phần lý thuyết chung, luyện tập các động tác cơ bản và chuyên khoa nghiệp vụ.
Thường thì mỗi huấn luyện viên chỉ được đào tạo một chú chó. Chúng phải nhớ và thuộc nguồn hơi của thầy dạy, sau khi thuần thục sẽ tiếp xúc với tiếng nói của nhiều người, đồng thời phải học đi học lại những câu nói quen thuộc để tạo ra phản xạ có điều kiện.
Được biết, mỗi chú chó được huấn luyện với quy trình bài bản từ mức độ thấp đến cao sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí cho mỗi “học viên” không hề nhỏ chút nào.
Ý tưởng chết yểu
Tại thời điểm đó, Hitler đã rất tự hào nói rằng: “Ngôi trường Tier-Sprechschule ASRA là nơi duy nhất trên thế giới huấn luyện các chú chó biết đọc, viết như con người. Chúng ta nên hy vọng vài năm nữa, những học viên tại ngôi trường đặc biệt này sẽ tốt nghiệp và trở thành những chiến sỹ dũng cảm trên tiền tuyến thay thế cho con người”.
Tuy nhiên, chỉ sau phát biểu đó không lâu, Hitler đã phải tự kết liễu cuộc đời khi Đức Quốc Xã bại trận vào năm 1945. Trước khi tự sát vào ngày 30/4/1945, Hitler đã ra lệnh cho bác sĩ thử nghiệm thuốc độc lên Blondi trước xem liệu có phải là thuốc giả không rồi mới cho phép tiêm lên người ông. Kết cục là Blondi ra đi cùng Hitler.
Trong một tài liệu vừa được giải mật gần đây cho thấy, khi quân Đồng Minh tấn công vào các thành phố của Đức đã biết đến thí nghiệm trên. Họ vô cùng lo sợ về những con chó thông minh này, nên quân Đồng Minh đã lên kế hoạch dùng xúc xích, chocolate có tẩm độc để tiêu diệt "đội quân 4 chân" kỳ lạ.
Quốc trưởng Đức Quốc Xã - Hitler đã từng được chữa trị ở bệnh viện này khi còn là một người lính trẻ…
Ban công phòng bệnh nhân.
Hành lang bên trong bệnh viện.
Trang thiết bị của bệnh viện vô cùng hiện đại.
Hệ thống hút gió.
Hệ thống đường dây diện của bệnh viện.
Quốc trưởng Đức Quốc Xã - Hitler đã từng được chữa trị ở bệnh viện này khi còn là một người lính trẻ…
Cuộc đời và sự nghiệp của Hitler - kẻ độc tài gây nên Chiến tranh thế giới II luôn là một ẩn số cho những nhà nghiên cứu lịch sử sau này. Chúng ta thường chỉ biết tới Hitler là một kẻ độc ác, một tên tội phạm chiến tranh, kẻ thù của toàn nhân loại nhưng cũng là một chính trị gia, lãnh tụ có tài ở khía cạnh chuyên môn.
Ít ai biết rằng, trước khi trở thành Quốc trưởng nước Đức - Hitler là một kẻ lông bông, ít học hành, không nghề nghiệp, một sĩ quan trẻ từng điều trị ở bệnh viện Beeliz Sanitorium…
Quá khứ hào hùng…
Năm 1898, dưới mệnh lệnh của vua Wilhelm II, kiến trúc sư người Đức - Heino Schmieden đã chỉ đạo việc xây dựng bệnh viện Beelitz Sanitorium - một trong những trung tâm y tế hiện đại nhất thời bấy giờ.
Năm 1898, dưới mệnh lệnh của vua Wilhelm II, kiến trúc sư người Đức - Heino Schmieden đã chỉ đạo việc xây dựng bệnh viện Beelitz Sanitorium - một trong những trung tâm y tế hiện đại nhất thời bấy giờ.
Nằm trong khu rừng Beelitzer, bệnh viện Beelitz Sanitorium ban đầu được coi là trung tâm điều dưỡng lý tưởng cho bất kỳ bệnh nhân nào khi mà kháng sinh chưa được phát minh.
Ban công phòng bệnh nhân.
Hành lang bên trong bệnh viện.
Sở dĩ bệnh viện được xây dựng nhằm chữa trị cho số bệnh nhân bị lao đang ngày một tăng nhanh thời bấy giờ. Bệnh viện sở hữu khoảng 60 tòa nhà lớn nhỏ, hơn 600 giường bệnh với đầy đủ tiện nghi cùng với một bầu không khí trong lành của vùng nông thôn nước Đức.
Beelitz Sanitorium được cấu trúc thành bốn khu vực. Trục Bắc - Nam bệnh viện tương ứng dành cho các bệnh nhân truyền nhiễm, cách ly và bệnh thông thường. Còn trên trục Đông - Tây, lần lượt sẽ là nơi ở của bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ.
Trang thiết bị của bệnh viện vô cùng hiện đại.
Các phòng bệnh đều được lắp đặt ban công, phục vụ cho phương pháp điều trị “tắm không khí” rất kỳ lạ. Năm 1908, bệnh viện được mở rộng với gấp đôi số giường bệnh, đồng thời khu vực xung quanh được xây dựng thêm bưu điện, nhà hàng, nhà trẻ, tiệm bánh, tiệm giặt là… Tất cả biến nơi đây thành một thành phố hiện đại thu nhỏ.
Hệ thống hút gió.
Nhà vệ sinh khá tiện nghi.
… thăng trầm hoạt động
Bước ngoặt đến với Beelitz Sanitorium khi Chiến tranh Thế giới I nổ ra năm 1914. Bệnh viện này bị trưng dụng để phục vụ cho mục đích chăm sóc những binh lính Đức bị thương ở chiến trường phía Tây.
Bước ngoặt đến với Beelitz Sanitorium khi Chiến tranh Thế giới I nổ ra năm 1914. Bệnh viện này bị trưng dụng để phục vụ cho mục đích chăm sóc những binh lính Đức bị thương ở chiến trường phía Tây.
Ước tính trong giai đoạn 1914 - 1918, đã có khoảng 17.500 lính Đức được đưa vào đây chữa trị. Cái tên “bệnh viện Hitler” cũng có nguồn gốc từ giai đoạn này mà ra.
Tháng 11/1916, trong trận chiến bên bờ sông Somme, miền Bắc nước Pháp, Hitler khi đó còn là một lính trẻ trong quân đội Đức đã bị thương ở đùi và được đưa tới đây chữa trị.
Khi đó, ông ta là một hạ sĩ quan chưa mấy nổi tiếng, ngoại trừ hai lần từng được phong huân chương Chữ thập sắt vì chiến đấu anh dũng. Chính bởi sự tàn độc của Hitler mà nhiều người đặt cho Beelitz Sanitorium biệt danh gắn với Hitler - bệnh nhân khét tiếng nhất từng được chữa trị và hồi phục.
Sau Thế chiến I, bệnh viện lại được phục hồi, phần nào lấy lại thời hoàng kim trước đây của mình. Theo tài liệu lịch sử, riêng Beelitz Sanitorium đã sở hữu một nhà máy phát điện để sưởi ấm cho mùa đông, biến nó thành một trại nghỉ dưỡng mơ ước cho tất cả bệnh nhân.
Hệ thống đường dây diện của bệnh viện.
Tuy nhiên, Thế chiến II nổ ra, một lần nữa bệnh viện này lại bị trưng dụng. Sau những trận đánh bom của quân đội Đồng minh, nơi đây bị phá hủy nghiêm trọng.
Kết thúc cuộc chiến, Beelitz Sanitorium thuộc quyền kiểm soát của quân đội Liên Xô trước khi chính thức bị bỏ hoang đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.
… bị đồn có ma ám?
Cũng từ đây, "bệnh viện Hitler" bước vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của nó. Đây trở thành thiên đường cho tội phạm, trộm cắp vặt. Điển hình là Wolfgang Schmidt - “quái vật vùng Beelitz”, tên tội phạm đã khủng bố rất nhiều phụ nữ địa phương sống gần bệnh viện.
Trong những năm đầu thập niên 90, hắn đã sát hại rất nhiều thiếu nữ, dùng đồ lót màu hồng siết cổ họ và vứt xác chết gần Beelitz Sanitorium. Rất may, sau này tên tội phạm này đã sa lưới pháp luật và bị kết án 15 năm tù, giam giữ tại một bệnh viện tâm thần.
Phòng mổ tồi tàn bị bỏ hoang.
Gần đây nhất, năm 2008, một vụ án kinh hoàng cũng xảy ra khi nhiếp ảnh gia Michael K. đã hãm hiếp người mẫu trẻ Anja và giết chết cô sau khi chụp ảnh tại một phòng mổ đã bỏ hoang bên trong Beelitz Sanitorium.
Khung cảnh hoang sơ tiêu điều của "bệnh viện Hitler".
Phải chăng, tòa nhà bệnh viện bỏ hoang này bị ma ám đã khiến những người đến đây khó có thể kiểm soát được hành động của mình. Tuy nhiên, lời giải cho giả thuyết này đến nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét