Để có được điều đó, nhiều nhóm bạn trẻ yêu thích phim Hàn Quốc đã sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng để xem, nghe, dịch và chia sẻ với những người cùng sở thích khác. Liệu rằng đã có ai từng tự thắc mắc vì sao giữa cái dễ và cái khó trên nhiều người vẫn sẵn sàng chịu cái khó. Có rất nhiều lý do tạo nên thành công cho một bộ phim truyền hình (drama) Hàn Quốc. Một “mọt phim Hàn” đã tổng kết 15 lý do làm bạn ấy mê mệt phim Hàn. Những lý do này đều thuộc về dấu ấn riêng khó trộn lẫn của các nhà làm phim xứ kim chi:15. Khung hình “đóng băng” trong những đoạn cuối
Một số nhà làm phim Hàn Quốc đã sáng tạo nên cách kết thúc mỗi tập phim rất độc đáo bằng việc chụp màn hình cận cảnh các nhân vật. Thậm chí một kết thúc rất dở cũng trở thành một điều cuốn hút với bạn bởi hình ảnh choáng váng của diễn viên mà bạn yêu thích được zoom từ xa đến gần. Thậm chí còn tuyệt vời hơn khi một số drama có bức ảnh chụp nhân vật được lồng ghép với hình con gấu. Điều đó làm tăng thêm nét duyên dáng, đáng yêu, rất hấp dẫn với những lứa khán giả tuổi teen.
Trong những năm đầu tiên của làn sóng phim Hàn, thường chúng ta chỉ xem những bộ phim đã kết thúc ở Hàn Quốc. Các nhà làm phim tại Hàn có chiến lược về thời lượng chỉ chiếu 2 tập phim trong 1 tuần, các bộ phim khác nhau được chia cụ thể theo những tuyến giờ cố định và được phân loại thành phim tối thứ 2&3, tối thứ 4&5, phim cuối tuần. Sự chờ đợi giữa các tập là một sự tra tấn tinh tế đối với rất nhiều fangirl, khiến họ luôn hồi hộp chờ đợi để được xem tập phim tiếp theo.
13. Những bộ phim lịch sử nhưng thực sự thú vị
Ngoại trừ một vài câu chuyện (Abraham Lincoln, Vampire Hunter và A Knight’s Tale theo phong cách phương Tây), chúng ta vẫn thường vui vẻ xem cách Hàn Quốc làm những bộ phim lịch sử. Sự mới mẻ trong dòng phim cổ trang Hàn được tạo nên bởi hiệu ứng có tên “sageuks” với những yếu tố giả tưởng, phép thuật hay tính hài hước và sự kỳ công trong võ thuật. Chúng cũng là những bài học giúp tái hiện lại lịch sử - điều mang tính giáo dục cao, đặc biệt có ý nghĩa với thế hệ trẻ tại Hàn.
Trong một năm trở lại đây, cuộc đời của hoàng hậu Hàn Quốc trở thành đề tài của 2 drama Queen In Hyun’s Man và Jang Ok Jung, Lives for love.
Những nhà biên kịch Hàn Quốc không yêu thích gì hơn một nhân vật đóng giả là nam hoặc nữ. Vì thế, những drama về việc tráo đổi giới tính thường có xu hướng hài hước và ngọt ngào. Một Eun Chan trong Tiệm café hoàng tử hay một Irene trong Ma Boy không chỉ là những nhân vật sáng tạo theo cách này mà qua đó còn ẩn chứa những thông điệp về giới tính. Nhân vật nam chính trong I do, I do quyết định rằng cách nhanh nhất để hiểu được phụ nữ muốn gì là ăn mặc giống như họ. Trong khi đó, cách mà cô gái của phim cổ trang Họa sĩ gió cải trang thành nam để được vào học tại ngôi trường dạy họa cũng là một thông điệp về sự bình đẳng giới tính.
11. Sự chân thành
Trong thời đại của sự mỉa mai, chúng ta đang bị mắc kẹt trong một thế giới của sự hoài nghi. Tất cả những điều chúng ta cần cho một sự thay đổi mới mẻ là xem một bộ phim truyền hình Hàn Quốc, nơi mà các nhân vật luôn thành thật với những gì họ nói. Trong K-drama, sự trùng hợp ngẫu nhiên hoàn toàn có thể xảy ra và cảm xúc không cần phải thể hiện quá rõ ràng dễ dẫn đến khô khan. Điều quan trọng mà một bộ phim phản ánh là mối quan hệ gia đình, thái độ làm việc chăm chỉ và nỗ lực để thành công. Bạn có thể thấy điều ý nghĩa của sự chân thành trong cảnh pháo hoa của Hearstrings hay những giọt nước mắt của nam chính trong Me Too, Flower.
10. Những cảnh tắm trầm tư mặc tưởng
Không có gì thu hút mắt nhìn của các fangirl hơn là một cảnh khoe cơ bụng của diễn viên nam kèm theo tâm trạng lo lắng, suy nghĩ miên man của họ. Đôi khi lại là những cảnh tắm kích thích cảm xúc tình yêu như trong I Need Romance 2012 hoặc với suy nghĩ về tình cảm anh em trong Xin lỗi anh yêu em.
K-drama đôi khi có thể hơi trên mây nhưng nhìn tổng thể, cả câu chuyện luôn được bắt nguồn từ thế giới chúng ta đang sống. Nhân vật thường xuyên ăn uống, trả tiền hóa đơn hàng tháng và bấm móng chân của họ. Đó chính là một con người sống động, một phần của hiện thực chứ không phải điều gì xa vời.
Hãy xem cách mà Eun Chan lân la vào giường ngủ với mẹ trong tập cuối của Tiệm café hoàng tử và những chi tết khắc nghiệt của việc sống chúng trong hai drama Attic Cat và 9 End 2 Outs.
8. Cảm xúc
Một bộ phim truyền hình Hàn Quốc không quan trọng nhất việc cho bạn thấy điều gì, mà là cho bạn cảm xúc gì. Nó được viết như thế nào, được quay ra sao đều nhằm phục vụ cho mục đích duy nhất đó. Ở những bộ phim phương Tây thường làm bạn kinh ngạc về kỹ thuật, tiền đề và “âm mưu thông minh” trong bố cục. Nhưng họ quên mất rằng tất cả những điều đó chỉ nên là công cụ đánh vào trái tim bạn.
Nếu bạn xem kết thúc đau lòng của bộ phim Trái tim mùa thu mà bạn không khóc, có lẽ trái tim bạn đã cạn khô cảm xúc.
Trên thực tế, mỗi bộ phim Hàn Quốc có đầy đủ những điều đẹp đẽ để bạn thấy. Và phải cảm ơn sự lựa chọn casting thông minh và sự định hướng đúng đắn của việc xem những chàng trai như tiêu điểm của sự thu hút. Vì thế, vai nam chính là những chàng trai rất tuyệt vời, hoàn hảo từ diện mạo đến tính cách. Một Lee Jun Ki tuyệt đẹp với đôi mắt hạnh nhân đáng yêu của mình. Một Lee Min Ho với bờ môi khiến bạn muốn hôn. Một Yoon Shi Yoon với nụ cười như một cậu bé. Chúng ta cũng không quên đôi gò má của Hyun Bin và nụ cười nghịch ngợm của Gong Yoo.
Cũng vì thế mà hình ảnh “những chàng trai đẹp hơn hoa”đã liên tiếp xuất hiện trong Boys Over Flowers cho đến Tiệm mỳ mỹ nam, Ban nhạc mỹ nam, Mỹ nam nhà kế bên hay To the beautiful you.
Trong thời đại toàn cầu hóa này khiến con người cảm thấy cuộc sống là như nhau ở bất cứ nơi nào bạn đi tới. Nhưng những bộ phim truyền hình Hàn Quốc cung cấp một cái nhìn vào một nền văn hóa vẫn còn duy nhất của Hàn Quốc, bất chấp những ảnh hưởng bên ngoài. Từ hình ảnh người phụ nữ trong bộ hanbok và món kimchi vào bữa sáng đến cách mọi người nhìn xa khi uống trước một người cao tuổi… văn hóa Hàn Quốc trong cuộc sống được thể hiện rõ nét trong phim là điều cần thiết để tạo nên nét hấp dẫn.
Những gia đình trong Family’s Honor và Sweet Eighteen sẽ cho bạn thấy một phần có gia đình truyền hình Hàn Quốc.
5. Luôn luôn có những điều mới mẻ để xem
Một yếu tố chính góp phần vào nỗi ám ảnh K-Drama là cứ ba tháng lại có một loạt không khí mới trong chuỗi phim truyền hình được phát sóng. Có quá nhiều thứ để xem mà luôn luôn mới mẻ khiến bạn rơi vào trạng thái muốn xem tất cả những bộ phim mới nhất đang được phát tại Hàn, không cần biết nó sẽ hay hay không.
4. Sự lãng mạn
Nếu K-drama là một vũ trụ thì sự lãng mạn sẽ là mặt trời của nó – điểm trung tâm mà tất cả mọi thứ đều xoay quanh. Mơ mộng và bất hạnh, miễn cưỡng hoặc bi kịch không được đáp lại, tình yêu trong phim Hàn giống như không có gì khác biệt ngoài những cử chỉ thân mật và những nỗi đau – điều mà ở phim truyền hình phương Tây thường bị coi là không hấp dẫn.
Nhưng những câu chuyện tình yêu trong phim Hàn không hề bị phân biệt và bị coi thường kiểu như phim chỉ dành cho phụ nữ. Thay vào đó, sự lãng mạn là trung tâm của phần lớn các drama. Bạn có thể thấy qua bữa tối lãng mạn của Lie to me, sự kết nối tâm hồn trong Soul Mate hay nụ hôn ướt át trên sân thượng trong City Hunter.
Khung giờ vàng của phim truyền hình Hàn không bao giờ nên vượt quá. Thường kéo dài ít hơn 30 tập phim, đủ dài để phát triển được tính cách nhân vật, những âm mưu và truyền đạt được ý nghĩa của nó, nhưng cũng không mất quá lâu để bạn cảm thấy chán. Tuy nhiên có vài thể loại K-drama được xây dựng dài hơn 100 tập phim như phim cổ trang hay phim hài kịch, phim truyền hình hàng ngày có thể kéo dài tới 200 tập phim. Nhưng chúng vẫn có một số lượng tập nhất định và hoàn thành trong vòng chưa đầy 1 năm. Có một vấn đề nữa, đó là độ dài ngắn không quyết định sức hút của phim. Nếu Ma Boy có thể kể được cả một câu chuyện tuyệt vời chỉ trong có 3 tập thì Josen X-files đã làm được trong 11 tập.
2. Cái kết thực tế
Bởi vì phim Hàn luôn có số tập được xác định trước khi phát sóng (một vài trường hợp có thể cắt bớt hoặc kéo dài thêm tập) nên biên kịch có thể tạo ra một cái kết cụ thể. Điều này cho phép việc kể chuyện thực hơn: nhân vật được xây dựng, xung đột được khám phá, hồi hộp được nâng cao và sau đó là giải quyết xung đột. Bạn có thể không thích một cái kết mà tất cả mọi người đều chết hay một nữ nhân vật chính kết đôi với người đàn ông xấu, hoặc một cái kết quả mở nhưng bạn sẽ thích vì cái kết của nó rất thực tế.
Lượng fan hâm mộ phim Hàn ngày một tăng lên còn nhờ vào sự hỗ trợ từ mạng internet, các website tin tức, các blogger… với những bài viết đa ngôn ngữ. Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được dịch ra rất nhiều thứ tiếng nước ngoài và được cập nhật liên tục trên các mạng chiếu phim online tại nhiều quốc gia, không chỉ tại châu Á. Kèm theo đó là những bài review của các blogger nổi tiếng tạo nên sự hài lòng cho đông đảo người xem.
Một số nhà làm phim Hàn Quốc đã sáng tạo nên cách kết thúc mỗi tập phim rất độc đáo bằng việc chụp màn hình cận cảnh các nhân vật. Thậm chí một kết thúc rất dở cũng trở thành một điều cuốn hút với bạn bởi hình ảnh choáng váng của diễn viên mà bạn yêu thích được zoom từ xa đến gần. Thậm chí còn tuyệt vời hơn khi một số drama có bức ảnh chụp nhân vật được lồng ghép với hình con gấu. Điều đó làm tăng thêm nét duyên dáng, đáng yêu, rất hấp dẫn với những lứa khán giả tuổi teen.
Đoạn cuối tập phim của Playfull kiss: Nhân vật nữ chính trong bộ phim được ghép với hình gấu bông
Những chú gấu dioramas đã thêm vào nét vui tươi, duyên dáng trong nụ hôn của Hoàng cung trong khi mỗi tập phim của Vua bánh mỳ lại kết thúc với bức ảnh chụp nhân vật cực kỳ khoa trương. Hay như bộ phim vừa tạo cơn sốt là Gió mùa đông năm ấy luôn gây ấn tượng với những khung hình “đóng băng” khiến nét đẹp của diễn viên và những cảnh quay ấn tượng càng khắc sâu trong tâm trí khán giả.Video: Phần kết ấn tượng sau mỗi tập phim của Gió mùa đông năm ấy
14. Hai tập 1 tuầnTrong những năm đầu tiên của làn sóng phim Hàn, thường chúng ta chỉ xem những bộ phim đã kết thúc ở Hàn Quốc. Các nhà làm phim tại Hàn có chiến lược về thời lượng chỉ chiếu 2 tập phim trong 1 tuần, các bộ phim khác nhau được chia cụ thể theo những tuyến giờ cố định và được phân loại thành phim tối thứ 2&3, tối thứ 4&5, phim cuối tuần. Sự chờ đợi giữa các tập là một sự tra tấn tinh tế đối với rất nhiều fangirl, khiến họ luôn hồi hộp chờ đợi để được xem tập phim tiếp theo.
13. Những bộ phim lịch sử nhưng thực sự thú vị
Ngoại trừ một vài câu chuyện (Abraham Lincoln, Vampire Hunter và A Knight’s Tale theo phong cách phương Tây), chúng ta vẫn thường vui vẻ xem cách Hàn Quốc làm những bộ phim lịch sử. Sự mới mẻ trong dòng phim cổ trang Hàn được tạo nên bởi hiệu ứng có tên “sageuks” với những yếu tố giả tưởng, phép thuật hay tính hài hước và sự kỳ công trong võ thuật. Chúng cũng là những bài học giúp tái hiện lại lịch sử - điều mang tính giáo dục cao, đặc biệt có ý nghĩa với thế hệ trẻ tại Hàn.
Trong một năm trở lại đây, cuộc đời của hoàng hậu Hàn Quốc trở thành đề tài của 2 drama Queen In Hyun’s Man và Jang Ok Jung, Lives for love.
Bộ phim cổ trang Jang Ok Jung, Lives for love cho thấy không khí mới về thiết kế thời trang thế kỷ 17
12. Sự tráo đổi giới tínhNhững nhà biên kịch Hàn Quốc không yêu thích gì hơn một nhân vật đóng giả là nam hoặc nữ. Vì thế, những drama về việc tráo đổi giới tính thường có xu hướng hài hước và ngọt ngào. Một Eun Chan trong Tiệm café hoàng tử hay một Irene trong Ma Boy không chỉ là những nhân vật sáng tạo theo cách này mà qua đó còn ẩn chứa những thông điệp về giới tính. Nhân vật nam chính trong I do, I do quyết định rằng cách nhanh nhất để hiểu được phụ nữ muốn gì là ăn mặc giống như họ. Trong khi đó, cách mà cô gái của phim cổ trang Họa sĩ gió cải trang thành nam để được vào học tại ngôi trường dạy họa cũng là một thông điệp về sự bình đẳng giới tính.
11. Sự chân thành
Trong thời đại của sự mỉa mai, chúng ta đang bị mắc kẹt trong một thế giới của sự hoài nghi. Tất cả những điều chúng ta cần cho một sự thay đổi mới mẻ là xem một bộ phim truyền hình Hàn Quốc, nơi mà các nhân vật luôn thành thật với những gì họ nói. Trong K-drama, sự trùng hợp ngẫu nhiên hoàn toàn có thể xảy ra và cảm xúc không cần phải thể hiện quá rõ ràng dễ dẫn đến khô khan. Điều quan trọng mà một bộ phim phản ánh là mối quan hệ gia đình, thái độ làm việc chăm chỉ và nỗ lực để thành công. Bạn có thể thấy điều ý nghĩa của sự chân thành trong cảnh pháo hoa của Hearstrings hay những giọt nước mắt của nam chính trong Me Too, Flower.
10. Những cảnh tắm trầm tư mặc tưởng
Không có gì thu hút mắt nhìn của các fangirl hơn là một cảnh khoe cơ bụng của diễn viên nam kèm theo tâm trạng lo lắng, suy nghĩ miên man của họ. Đôi khi lại là những cảnh tắm kích thích cảm xúc tình yêu như trong I Need Romance 2012 hoặc với suy nghĩ về tình cảm anh em trong Xin lỗi anh yêu em.
Cảnh tắm trần trong Padam Padam mang nhiều tâm trạng lo lắng, đặc biệt là diễn viên nam chính
9. Cách kể chuyện ấm cúng, quen thuộcK-drama đôi khi có thể hơi trên mây nhưng nhìn tổng thể, cả câu chuyện luôn được bắt nguồn từ thế giới chúng ta đang sống. Nhân vật thường xuyên ăn uống, trả tiền hóa đơn hàng tháng và bấm móng chân của họ. Đó chính là một con người sống động, một phần của hiện thực chứ không phải điều gì xa vời.
Hãy xem cách mà Eun Chan lân la vào giường ngủ với mẹ trong tập cuối của Tiệm café hoàng tử và những chi tết khắc nghiệt của việc sống chúng trong hai drama Attic Cat và 9 End 2 Outs.
8. Cảm xúc
Một bộ phim truyền hình Hàn Quốc không quan trọng nhất việc cho bạn thấy điều gì, mà là cho bạn cảm xúc gì. Nó được viết như thế nào, được quay ra sao đều nhằm phục vụ cho mục đích duy nhất đó. Ở những bộ phim phương Tây thường làm bạn kinh ngạc về kỹ thuật, tiền đề và “âm mưu thông minh” trong bố cục. Nhưng họ quên mất rằng tất cả những điều đó chỉ nên là công cụ đánh vào trái tim bạn.
Nếu bạn xem kết thúc đau lòng của bộ phim Trái tim mùa thu mà bạn không khóc, có lẽ trái tim bạn đã cạn khô cảm xúc.
Kết thúc bộ phim Trái tim mùa thu
7. Các chàng traiTrên thực tế, mỗi bộ phim Hàn Quốc có đầy đủ những điều đẹp đẽ để bạn thấy. Và phải cảm ơn sự lựa chọn casting thông minh và sự định hướng đúng đắn của việc xem những chàng trai như tiêu điểm của sự thu hút. Vì thế, vai nam chính là những chàng trai rất tuyệt vời, hoàn hảo từ diện mạo đến tính cách. Một Lee Jun Ki tuyệt đẹp với đôi mắt hạnh nhân đáng yêu của mình. Một Lee Min Ho với bờ môi khiến bạn muốn hôn. Một Yoon Shi Yoon với nụ cười như một cậu bé. Chúng ta cũng không quên đôi gò má của Hyun Bin và nụ cười nghịch ngợm của Gong Yoo.
Cũng vì thế mà hình ảnh “những chàng trai đẹp hơn hoa”đã liên tiếp xuất hiện trong Boys Over Flowers cho đến Tiệm mỳ mỹ nam, Ban nhạc mỹ nam, Mỹ nam nhà kế bên hay To the beautiful you.
Phim Mỹ nam nhà kế bên khiến fangirl hạnh phúc vì toàn bộ câu chuyện xoay quanh những chàng trai dễ thương
6. Văn hóa Hàn QuốcTrong thời đại toàn cầu hóa này khiến con người cảm thấy cuộc sống là như nhau ở bất cứ nơi nào bạn đi tới. Nhưng những bộ phim truyền hình Hàn Quốc cung cấp một cái nhìn vào một nền văn hóa vẫn còn duy nhất của Hàn Quốc, bất chấp những ảnh hưởng bên ngoài. Từ hình ảnh người phụ nữ trong bộ hanbok và món kimchi vào bữa sáng đến cách mọi người nhìn xa khi uống trước một người cao tuổi… văn hóa Hàn Quốc trong cuộc sống được thể hiện rõ nét trong phim là điều cần thiết để tạo nên nét hấp dẫn.
Những gia đình trong Family’s Honor và Sweet Eighteen sẽ cho bạn thấy một phần có gia đình truyền hình Hàn Quốc.
5. Luôn luôn có những điều mới mẻ để xem
Một yếu tố chính góp phần vào nỗi ám ảnh K-Drama là cứ ba tháng lại có một loạt không khí mới trong chuỗi phim truyền hình được phát sóng. Có quá nhiều thứ để xem mà luôn luôn mới mẻ khiến bạn rơi vào trạng thái muốn xem tất cả những bộ phim mới nhất đang được phát tại Hàn, không cần biết nó sẽ hay hay không.
4. Sự lãng mạn
Nếu K-drama là một vũ trụ thì sự lãng mạn sẽ là mặt trời của nó – điểm trung tâm mà tất cả mọi thứ đều xoay quanh. Mơ mộng và bất hạnh, miễn cưỡng hoặc bi kịch không được đáp lại, tình yêu trong phim Hàn giống như không có gì khác biệt ngoài những cử chỉ thân mật và những nỗi đau – điều mà ở phim truyền hình phương Tây thường bị coi là không hấp dẫn.
Nhưng những câu chuyện tình yêu trong phim Hàn không hề bị phân biệt và bị coi thường kiểu như phim chỉ dành cho phụ nữ. Thay vào đó, sự lãng mạn là trung tâm của phần lớn các drama. Bạn có thể thấy qua bữa tối lãng mạn của Lie to me, sự kết nối tâm hồn trong Soul Mate hay nụ hôn ướt át trên sân thượng trong City Hunter.
Cảnh quay trong Boy Over Flower: Cách thể hiện tình yêu của chàng công tử Goo Jun Pyo không gì lãng mạn hơn việc khắc hình trái tim khổng lồ khi nhìn từ trên máy bay xuống mặt đất
3. Độ dài phimKhung giờ vàng của phim truyền hình Hàn không bao giờ nên vượt quá. Thường kéo dài ít hơn 30 tập phim, đủ dài để phát triển được tính cách nhân vật, những âm mưu và truyền đạt được ý nghĩa của nó, nhưng cũng không mất quá lâu để bạn cảm thấy chán. Tuy nhiên có vài thể loại K-drama được xây dựng dài hơn 100 tập phim như phim cổ trang hay phim hài kịch, phim truyền hình hàng ngày có thể kéo dài tới 200 tập phim. Nhưng chúng vẫn có một số lượng tập nhất định và hoàn thành trong vòng chưa đầy 1 năm. Có một vấn đề nữa, đó là độ dài ngắn không quyết định sức hút của phim. Nếu Ma Boy có thể kể được cả một câu chuyện tuyệt vời chỉ trong có 3 tập thì Josen X-files đã làm được trong 11 tập.
2. Cái kết thực tế
Bởi vì phim Hàn luôn có số tập được xác định trước khi phát sóng (một vài trường hợp có thể cắt bớt hoặc kéo dài thêm tập) nên biên kịch có thể tạo ra một cái kết cụ thể. Điều này cho phép việc kể chuyện thực hơn: nhân vật được xây dựng, xung đột được khám phá, hồi hộp được nâng cao và sau đó là giải quyết xung đột. Bạn có thể không thích một cái kết mà tất cả mọi người đều chết hay một nữ nhân vật chính kết đôi với người đàn ông xấu, hoặc một cái kết quả mở nhưng bạn sẽ thích vì cái kết của nó rất thực tế.
Một cái kết đẹp là một cái kết hợp logic thực tế (Cảnh cuối trong Lie to me)
1. Các fan hâm mộLượng fan hâm mộ phim Hàn ngày một tăng lên còn nhờ vào sự hỗ trợ từ mạng internet, các website tin tức, các blogger… với những bài viết đa ngôn ngữ. Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc được dịch ra rất nhiều thứ tiếng nước ngoài và được cập nhật liên tục trên các mạng chiếu phim online tại nhiều quốc gia, không chỉ tại châu Á. Kèm theo đó là những bài review của các blogger nổi tiếng tạo nên sự hài lòng cho đông đảo người xem.
Phải chăng là vì phim Hàn Quốc quá hay?
Đã qua rồi cái thời khán giả cứ gọi phim Hàn Quốc là phim “ung thư” vì phim nào cũng quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu kiểu nút thắt. Hơn 10 năm phát triển mạnh mẽ, ngành phim truyền hình Hàn Quốc đã có gần như đầy đủ các thể loại từ tâm lý, tình cảm đến các dạng phim cổ trang, dã sử và thậm chí là thể loại phim kinh dị, rùng rợn. Muôn màu muôn vẻ, các nhà biên kịch Hàn Quốc dường như chưa bao giờ cạn đề tài, họ có thể xâu kết những câu chuyện ứng xử giữa những người sống gần nhau trong một cộng đồng để thành một câu chuyện hoặc đơn giản chỉ cần dựng lên một câu chuyện hoang đường nào đó và phát triển thành một kịch bản thật sự hấp dẫn.
Cái quan trọng trong những kịch bản đó là sự hợp lý và cái thật trong diễn biến câu chuyện dẫu cho nền tảng để phát triển những cái thật đó có là một sự hoang đường. Những cái yêu, cái ghét của nhân vật chắc chắn người xem đã hoặc sẽ có thể bắt gặp chính xác ở đâu đó xung quanh mình trong cuộc sống, điều đó đã khiến bộ phim hấp dẫn người xem từ kịch bản.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng của kịch bản phim thu hút người xem đó là các nhà biên kịch đã lồng ghép rất khéo những hương vị đặc trưng của dân tộc mình, qua đó đã tăng thêm hiệu ứng quảng bá những nét đẹp của đất nước mình. Rõ ràng sự tận dụng những giá trị vốn có của mình đã mang đến cho các bộ phim những thành công bất ngờ đối với khán giả là người nước ngoài.
Bên cạnh đó, công nghệ làm phim ở Hàn Quốc cũng là một lý do để khán giả thích thú theo dõi. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ 21, các bộ phim trình chiếu trên truyền hình Hàn Quốc đều mang chuẩn HD (chất lượng cao) khiến cho các khung hình vốn đã đẹp lung linh nay càng thêm rõ nét, tăng cảm giác thú vị cho người xem. Bên cạnh đó, cùng với phim ảnh, âm nhạc và nhất là nhạc phim luôn là những điểm thu hút mạnh nhất. Những đoạn nhạc xuất hiện trong phim hoàn toàn có thể là những tiểu đoạn được viết dành riêng cho cảm xúc của phân đoạn đó.
Nhìn chung, có thể gói gọn công nghệ làm phim của Hàn Quốc trong hai từ “kỹ lưỡng” từ việc xây dựng kịch bản, tuyển chọn diễn viên, bấm máy và làm hậu kỳ. Rõ ràng đây là một thái độ tôn trọng người xem, người thưởng thức ở mức độ rất cao và cũng rất dễ hiểu vì sao người xem luôn hài lòng với chất lượng phim Hàn.
Hay vì phim Việt không tìm được chỗ đứng?
Với một vài nét tổng quan như trên, hẳn chúng ta cũng dễ nhìn ra những tồn đọng trong ngành phim ảnh Việt Nam: kịch bản vừa yếu vừa thiếu, công nghệ lạc hậu và quan trọng nhất là sự “cẩu thả”.
Kịch bản của phim Việt thường bị sa vào lối mòn, ở phía Bắc thì cứ quanh quẩn ở gốc tre làng mạc với những mâu thuẫn giữa ích riêng và lợi chung, còn phía Nam thì không thoát khỏi những câu chuyện kinh tế, những va chạm trong gia đình. Không chỉ thiếu cái mới, phim Việt còn tỏ ra hời hợt trong việc mang đến người xem những câu chuyện thật trong đời sống. Ví dụ như xây dựng một hình ảnh người quản lý, lập chiến lược của doanh nghiệp nhưng chỉ đặc tả những chuyện tình cảm, những câu đùa hài hước kém duyên trong văn phòng, còn khi kể đến đoạn nhân vật làm việc thì lại được lược qua rất nhanh. Những cảnh này xảy ra nhan nhãn ở khắp các bộ phim truyền hình đóng mác Việt.
So với Hàn Quốc, Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử với hơn 53 dân tộc trải dài từ Bắc xuống Nam thế nhưng người Việt lại không thể tận dụng được những tư liệu quý giá đó để đưa vào phim ảnh một cách hiệu quả. Xem phim Việt, người xem ngập ngụa trong những giá trị xa xỉ, từ nhà cửa, quần áo, điện thoại, máy tính, thời trang mà chẳng tìm thấy đâu ra hơi thở Việt trong đó. Thậm chí đau đớn hơn, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng chỉ ra một nghịch lý “Người trong nước thì cố gắng làm phim cho giống nước ngoài, còn người nước ngoài thì cố làm phim sao cho giống Việt nhất”.
Ví dụ điển hình cho nghịch lý đó là trong khi phim thuần Việt cố gắng tìm những tựa phim khốc liệt như “Đồng tiền xương máu”, “Chuyện tình vượt thời gian”… thì một ekip Hàn Quốc chỉ sang Việt Nam chưa được 3 tháng đã đúc kết ra một cái tên “Mùi ngò gai” không thể nào Việt Nam hơn được. Hay như đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng từng đưa vào phim ảnh những “Mùi đu đủ xanh”, “Xích lô”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”. Vì sao người Việt không thể nhìn ra và sử dụng những nét đẹp Việt đó? Có khi nào những nhà làm phim chịu khó suy nghĩ để trả lời câu hỏi liệu người nước ngoài khi xem những bộ phim Việt họ đang làm sẽ hiểu như thế nào về người Việt?
Thay cho lời kết
Đi chậm hơn về kỹ thuật và công nghệ không có nghĩa rằng Việt Nam sẽ không thể nào sánh vai được với các nền giải trí trong khu vực và thế giới. Điểm mấu chốt và quan trọng nhất là những người làm nghề phải luôn có ý thức phát triển nghề nghiệp và mang đến những điều mới mẻ để kéo khán giả Việt trở về với nền giải trí Việt. Những tư tưởng tự mãn và chậm tiếp thu chỉ làm khán giả ngày càng quay lưng với phim ảnh nước nhà.
10 điều không bao giờ có thực của phim Hàn: Có vẻ các nhà làm phim xứ Hàn không bao giờ chán việc gieo rắc các chi tiết thần kỳ, "siêu ảo" vào các bộ phim của mình.Đã qua rồi cái thời khán giả cứ gọi phim Hàn Quốc là phim “ung thư” vì phim nào cũng quanh đi quẩn lại chỉ bấy nhiêu kiểu nút thắt. Hơn 10 năm phát triển mạnh mẽ, ngành phim truyền hình Hàn Quốc đã có gần như đầy đủ các thể loại từ tâm lý, tình cảm đến các dạng phim cổ trang, dã sử và thậm chí là thể loại phim kinh dị, rùng rợn. Muôn màu muôn vẻ, các nhà biên kịch Hàn Quốc dường như chưa bao giờ cạn đề tài, họ có thể xâu kết những câu chuyện ứng xử giữa những người sống gần nhau trong một cộng đồng để thành một câu chuyện hoặc đơn giản chỉ cần dựng lên một câu chuyện hoang đường nào đó và phát triển thành một kịch bản thật sự hấp dẫn.
Cái quan trọng trong những kịch bản đó là sự hợp lý và cái thật trong diễn biến câu chuyện dẫu cho nền tảng để phát triển những cái thật đó có là một sự hoang đường. Những cái yêu, cái ghét của nhân vật chắc chắn người xem đã hoặc sẽ có thể bắt gặp chính xác ở đâu đó xung quanh mình trong cuộc sống, điều đó đã khiến bộ phim hấp dẫn người xem từ kịch bản.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng của kịch bản phim thu hút người xem đó là các nhà biên kịch đã lồng ghép rất khéo những hương vị đặc trưng của dân tộc mình, qua đó đã tăng thêm hiệu ứng quảng bá những nét đẹp của đất nước mình. Rõ ràng sự tận dụng những giá trị vốn có của mình đã mang đến cho các bộ phim những thành công bất ngờ đối với khán giả là người nước ngoài.
Bên cạnh đó, công nghệ làm phim ở Hàn Quốc cũng là một lý do để khán giả thích thú theo dõi. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỉ 21, các bộ phim trình chiếu trên truyền hình Hàn Quốc đều mang chuẩn HD (chất lượng cao) khiến cho các khung hình vốn đã đẹp lung linh nay càng thêm rõ nét, tăng cảm giác thú vị cho người xem. Bên cạnh đó, cùng với phim ảnh, âm nhạc và nhất là nhạc phim luôn là những điểm thu hút mạnh nhất. Những đoạn nhạc xuất hiện trong phim hoàn toàn có thể là những tiểu đoạn được viết dành riêng cho cảm xúc của phân đoạn đó.
Nhìn chung, có thể gói gọn công nghệ làm phim của Hàn Quốc trong hai từ “kỹ lưỡng” từ việc xây dựng kịch bản, tuyển chọn diễn viên, bấm máy và làm hậu kỳ. Rõ ràng đây là một thái độ tôn trọng người xem, người thưởng thức ở mức độ rất cao và cũng rất dễ hiểu vì sao người xem luôn hài lòng với chất lượng phim Hàn.
Hay vì phim Việt không tìm được chỗ đứng?
Với một vài nét tổng quan như trên, hẳn chúng ta cũng dễ nhìn ra những tồn đọng trong ngành phim ảnh Việt Nam: kịch bản vừa yếu vừa thiếu, công nghệ lạc hậu và quan trọng nhất là sự “cẩu thả”.
Kịch bản của phim Việt thường bị sa vào lối mòn, ở phía Bắc thì cứ quanh quẩn ở gốc tre làng mạc với những mâu thuẫn giữa ích riêng và lợi chung, còn phía Nam thì không thoát khỏi những câu chuyện kinh tế, những va chạm trong gia đình. Không chỉ thiếu cái mới, phim Việt còn tỏ ra hời hợt trong việc mang đến người xem những câu chuyện thật trong đời sống. Ví dụ như xây dựng một hình ảnh người quản lý, lập chiến lược của doanh nghiệp nhưng chỉ đặc tả những chuyện tình cảm, những câu đùa hài hước kém duyên trong văn phòng, còn khi kể đến đoạn nhân vật làm việc thì lại được lược qua rất nhanh. Những cảnh này xảy ra nhan nhãn ở khắp các bộ phim truyền hình đóng mác Việt.
So với Hàn Quốc, Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử với hơn 53 dân tộc trải dài từ Bắc xuống Nam thế nhưng người Việt lại không thể tận dụng được những tư liệu quý giá đó để đưa vào phim ảnh một cách hiệu quả. Xem phim Việt, người xem ngập ngụa trong những giá trị xa xỉ, từ nhà cửa, quần áo, điện thoại, máy tính, thời trang mà chẳng tìm thấy đâu ra hơi thở Việt trong đó. Thậm chí đau đớn hơn, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng chỉ ra một nghịch lý “Người trong nước thì cố gắng làm phim cho giống nước ngoài, còn người nước ngoài thì cố làm phim sao cho giống Việt nhất”.
Ví dụ điển hình cho nghịch lý đó là trong khi phim thuần Việt cố gắng tìm những tựa phim khốc liệt như “Đồng tiền xương máu”, “Chuyện tình vượt thời gian”… thì một ekip Hàn Quốc chỉ sang Việt Nam chưa được 3 tháng đã đúc kết ra một cái tên “Mùi ngò gai” không thể nào Việt Nam hơn được. Hay như đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng từng đưa vào phim ảnh những “Mùi đu đủ xanh”, “Xích lô”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”. Vì sao người Việt không thể nhìn ra và sử dụng những nét đẹp Việt đó? Có khi nào những nhà làm phim chịu khó suy nghĩ để trả lời câu hỏi liệu người nước ngoài khi xem những bộ phim Việt họ đang làm sẽ hiểu như thế nào về người Việt?
Thay cho lời kết
Đi chậm hơn về kỹ thuật và công nghệ không có nghĩa rằng Việt Nam sẽ không thể nào sánh vai được với các nền giải trí trong khu vực và thế giới. Điểm mấu chốt và quan trọng nhất là những người làm nghề phải luôn có ý thức phát triển nghề nghiệp và mang đến những điều mới mẻ để kéo khán giả Việt trở về với nền giải trí Việt. Những tư tưởng tự mãn và chậm tiếp thu chỉ làm khán giả ngày càng quay lưng với phim ảnh nước nhà.
Theo VnMedia
1. Ở ngoài đời, bạn sẽ phải dành khoảng chừng 2 tiếng đồng hồ để chải chuốt, chăm chút cho tóc tai, quần áo trước khi ra ngoài. Sau đó, nhờ nắng gió, bụi đường, 10 phút sau, ngoại hình của bạn sẽ trở về y nguyên như cũ, không hề giống các cô gái xinh đẹp và may mắn trong phim Hàn. Dù chỉ vuốt vuốt qua loa tóc tai bằng tay, sau đó lại phải đuổi theo chàng trai trong mộng qua bao nhiêu gió, mưa, bão táp... Không vấn đề gì cả, khi dừng lại, mái tóc của bạn vẫn suôn mượt và hoàn hảo.
Không chỉ có thế, một điều tuyệt vời khác là dù bạn mất cả tháng để đi du lịch cho khuây khỏa hay để đi tìm người yêu, bạn cũng không bao giờ bị ông chủ sa thải.
2. Lại nói về chuyện thời tiết, ở ngoài đời, ai cũng ghét thời tiết lạnh và việc phải mặc cỡ 10 lớp quần áo để giữ ấm cơ thể. Còn trong phim Hàn thì không vấn đề, dù thời tiết có xuống âm độ, bạn vẫn chỉ cần mặc váy ngắn và khoác thêm áo choàng là xong. Nếu trời cực kỳ, cực kỳ lạnh, người yêu của bạn sẽ quấn quanh cổ bạn một chiếc khăn mỏng. Đừng lo lắng nhiều, trông bạn vẫn luôn vô cùng xinh đẹp, và nhớ phải cởi cúc áo choàng ra cho sành điệu.
3. Ở ngoài đời, thỉnh thoảng bạn sẽ bị chứng mất ngủ hành hạ, thậm chí một tiếng động nhỏ nhất cũng khiến mắt bạn mở thao láo hàng tiếng đồng hồ. Trên phim Hàn, mỗi khi bạn đang lơ mơ ngủ (thông thường cảnh này sẽ kéo dài khoảng 5 giây, bối cảnh là trên xe bus, trên ghế ở công viên...), một ai đó rất vô duyên sẽ giựt tóc bạn, vuốt mi mắt bạn, thậm chí hôn bạn mà bạn vẫn không hề biết chút gì, vẫn ngủ say như chết.
4. Ở ngoài đời, bạn sẽ phải vật lộn với giao thông đông đúc, phải lái xe loanh quanh trong chừng 1 tiếng đồng hồ để kiếm được chỗ đỗ xe gần nơi cần đến. Còn trên phim Hàn, chuyện này không bao giờ là một vấn đề lớn. Một bãi đỗ xe rộng rãi, thoải mái sẽ luôn tự động sẵn sàng chờ ngay bên cạnh điểm đến của bạn, thậm chí bạn chỉ cần bẻ lái một vòng là được.
5. Ở ngoài đời, nếu bạn đủ may mắn để tìm thấy một ai đó khiến bạn thấy bị thu hút, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ bối rối nhưng đồng thời cũng muốn chạy ngay tới bên anh ta. Tuy vậy, ngay khi đã ở bên cạnh người đó rùi, bạn cũng khó mà tìm ra thứ gì để nói chuyện.
Còn trên phim Hàn, yên tâm là bạn sẽ được tiếp thêm năng lượng từ một nơi bí ẩn. Bạn sẽ được bảo đảm rằng trong một thành phố chừng 10 triệu người, bạn sẽ đụng phải anh chàng trong mộng ngay khi bạn vừa ra khỏi nhà, hay đang lượn vào một góc phố. Khi hai người gặp nhau, một cuộc nói chuyện cực kỳ thú vị sẽ diễn ra, dù bạn cảm thấy cực khó khăn mới mở được miệng.
6. Tất cả chúng ta đều biết rằng, ở ngoài đời, tìm được một công việc tốt cực kỳ khó. Bạn có thể phải mất hàng tháng để kiếm được một chỗ làm mà thậm chí đó còn không phải lĩnh vực bạn thích. Trên phim Hàn, tất cả những gì bạn cần là nói hoặc làm một thứ gì đó cực lố bịch trong suốt cuộc phỏng vấn, sau đó bạn sẽ được chọn bởi một anh chàng hấp dẫn, dù có hàng tá ứng viên khác có bằng cấp và tài năng vượt trội hơn bạn.
Điều tuyệt vời nhất là bạn sẽ được anh chàng kia ủng hộ và giúp đỡ hết lòng, và anh ta là một người CỰC KỲ giàu có, là chủ tịch hoặc tổng giám đốc của một công ty và anh ta sẽ yêu bạn. Bạn còn đòi hỏi gì hơn nữa?
7. Tiếp tục chủ đề công việc, ở ngoài đời, áp lực về tài chính thường khiến bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức. Trên phim Hàn, không thành vấn đề nếu công việc hàng ngày của bạn là khâu mắt cho búp bê hay đi giao sữa, vì bạn sẽ vẫn sở hữu chiếc điện thoại mới nhất và sành điệu nhất. Một điều kỳ diệu khác là bạn cũng có luôn một tủ quần áo với hàng loạt váy vóc, áo choàng, áo khoác... cứ như một bà tiên nào đó tặng cho bạn vậy.
8. Ở ngoài đời, chỉ cần bạn qua tuổi thiếu niên thì ý kiến của cha mẹ với bạn đã không còn nhiều giá trị. Còn trên phim Hàn, dường như cha mẹ vẫn có quyền lực tối cao với những đứa con đã lớn tướng của họ. Thậm chí nếu bà mẹ chồng tương lai không thích chiếc túi hiệu giá chừng 5.000 đô la mà vị hôn thê của con trai tặng, bà có thể xỉ vả cô con dâu tương lai hết lời, thậm chí còn định hủy đám cưới.
9. Vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe luôn làm đau đầu bất cứ ai ở ngoài đời. Chỉ cần vào bệnh viện thăm khám sơ sơ thì bạn cũng phải xác định là "lõm túi" kha khá. Tuy vậy, chuyện này không bao giờ xảy ra trên phim Hàn.
Nếu ai đó nói chuyện gì khiến bạn thấy sốc hay thấy đau đớn? Hãy vào bệnh viện để nghỉ ngơi, vì bạn sẽ được nằm trong một phòng riêng rộng rãi, với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Bạn cũng nên thấy thoải mái nếu muốn rời khỏi đây, hãy bỏ lại lo lắng đằng sau, vì chẳng ai bắt bạn thanh toán viện phí cắt cổ đâu.
10. Chuyện đau đầu nhất ở ngoài đời có lẽ là về các mối quan hệ. Bạn phải cạnh tranh với hàng tá các cô nàng xinh đẹp khác để tiếp cận và tấn công anh chàng "tạm ổn" của mình. Bạn phải cố gắng để trông xinh đẹp nhất trong niềm hy vọng rằng ngoại hình của bạn sẽ khiến các anh chàng chú ý đủ lâu để nhận tâm hồn bạn thật ra còn đẹp hơn nhiều.
Tuy vậy, ở trên phim Hàn, tất cả các bước này đều được rút ngắn lại. Bạn có thể trông rất tuềnh toàng như vừa bước từ trên giường xuống, tóc tai bù xù, thậm chí hành xử còn hơi thô lỗ, nhưng yên tâm đi, người bạn vẫn tỏa ra sức hút như thường. Nếu bạn khóc lóc hay có hành động lố bịch khi ở trường? Đây chính là điểm cộng để bạn được (ít nhất) một anh chàng giàu có, đẹp trai yêu. Các cô gái xinh đẹp, giỏi giang, nhà giàu theo nghĩa thông thường không thể nào đấu lại được với bạn.
Còn nếu bạn bị mẹ chàng phản đối? Yên tâm là đến cuối phim, các bà già đó sẽ nhận ra mình sai lầm tới cỡ nào.
Theo Mask Online
10 nụ hôn nóng bỏng trong phim Hàn
Một trong số đó là nụ hôn kẹo ngọt của 'Iris', nụ hôn Cola trong 'Lie To Me'.
1. Lie To Me
Thời điểm Lie To Me phát sóng, các fan rất phấn khích và bấn loạn với nụ hôn ướt nhẹp trong bếp của hai nhân vật chính Kang Jin Hwan, Yoon Eun Hye. Cảnh phim này nổi tiếng nhanh chóng và luôn được xếp vào top những nụ hôn tuyệt vời của màn ảnh Hàn.
2. Personal Taste
Khoảnh khắc Lee Min Ho say đắm hôn Son Ye Jin, trái tim của hàng triệu fan nữ bị lỗi nhịp. Họ gần như hét lên sung sướng vì cuối cùng, nam nữ chính trong phim cũng phải lòng nhau. Ngoài ra, các fan cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp trai của Lee Min Ho.
3. Repply 1997
Các fan của phim Hàn cũng không thể quên được nụ hôn trong bếp ngọt ngào của Seo In Guk và Jung Eun Ji.
4. Playfull Kiss
Dù là chàng trai lạnh lùng, nụ hôn của nhân vật do Kim Hyun Joong thủ vai với Jung So Min lại vô cùng nóng bỏng. Nụ hôn ướt nhẹp dưới mưa này giúp hai nhân vật chính xích lại gần nhau và hiểu thêm về tình cảm của đối phương.
5. Iris
Nụ hôn kẹo ngọt của Kim Tae Hee và Lee Byung Hun trong Iris là một trong những cảnh hôn kinh điển nhất của điện ảnh Hàn. Khi nhớ lại cảnh đó, Kim Tae Hee cười và cho biết viên kẹo cô ngậm trong miệng khá to.
6. Queen In Hyun's Man
Trong Queen In Hyun's Man, Yoo In Na dẫm lên chân của bạn diễn để thực hiện cảnh hôn. Nhiều người khi xem cảnh này không ngần ngại khẳng định đây là một trong những nụ hôn lãng mạng và tuyệt nhất trong lịch sử phim truyền hình xứ Hàn.
7. Gu Family Book
Nụ hôn sâu và rất người của quái thú Lee Seung Gi với cô gái con nhà võ quan Suzy (Miss A) trong Gu Family Book khiến không chỉ fan mà các ngôi sao thần tượng cũng quan tâm. Nhóm nhạc 2PM khi gặp Suzy cho hay đây thực sự là một nụ hôn rất "khốc liệt" và họ ấn tượng về điều đó.
8. Scent of a Woman
Lee Dong Wook và Kim Sun Ah hoàn thành xuất sắc cảnh quay này khi nụ hôn trên giường của cả hai luôn lọt top những nụ hôn nóng bỏng của điện ảnh Hàn.
9. Coffe Prince
Nụ hôn quá đỗi ngọt ngào của Yoon Eun Hye và Gong Yoo trong Coffe Prince khiến trái tim của nhiều fan phải thổn thức vì hạnh phúc và vui sướng. Các fan khẳng định diễn viên xinh đẹp này là cô gái may mắn khi được hôn khá nhiều bạn diễn nam điển trai.
10. I Miss You
Các fan như òa vỡ vì chứng kiến nụ hôn của Yoon Eun Hye và Park Yoo Chun trong I Miss You, sau khi họ phải trải qua quá nhiều đau khổ để đến được bên nhau.
Gấu Con
Cảnh nóng táo bạo của mỹ nhân và cụ ông 76 tuổi gây tranh cãi
(Soha.vn) - Cảnh vô cùng táo bạo của ông lão 76 tuổi với nữ diễn viên trẻ trong bộ phim “Bông hoa ước vọng” đã khiến xứ sở kim chi chấn động.
Bộ phim 19+ "Bông hoa ước vọng" (tên khác là Cánh cửa của bóng đêm) sau khi chính thức ra mắt tại các rạp Hàn Quốc đã lập tức gây xôn xao và tranh cãi khi nội dung phim xuất hiện cảnh nóng táo bạo của cụ ông 76 tuổi (nam tài tử Kang Shin Sung Il đóng) với nữ diễn viên trẻ 27 tuổi (Bae Seul Gi).
"Bông hoa ước vọng" từ khi chưa lên sóng đã được dư luận quan tâm đặc biệt khi có sự xuất hiện của nam chính lão lãng Kang Shin Sung Il.
Ông chính là một trong những đại diện tiêu biểu của nền điện ảnh Hàn Quốc những năm 60, tính cả về tài năng và dung mạo. Ông vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn phim, nhà sản xuất phim, đồng thời cũng là một chính trị gia tại Hàn Quốc.
Ông đã tham gia vào hơn 500 bộ phim, một con số thật đáng kính nể. Những bộ phim đã làm nên tên tuổi của ông, như: “Romance, Papa”, “All for you”, “The barefooted young”, “The bacheolor pub”, “Heukmaek”, “A hero without serial number”, “A youth theater”, “Living in the Sky”, “Temporary Government in Shanghai”…
\
Trong phim "Bông hoa ước vọng", Kang Shin Sung Il là một người đàn ông góa vợ, ở vậy nuôi con. Nhưng sau đó, một tai nạn thảm khốc cũng cướp đi của ông người con trai. Gần về cuối đời, ông lại phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, chỉ còn sống được khoảng 6 tháng.
Một trong những hình ảnh gây tranh cãi của bộ phim
Những hình ảnh này đã bị công chúng lên án và đánh giá về mặt đạo đức vì sự chênh lệch tuổi tác quá lớn.
Phản ứng lại dư luận, nữ chính của bộ phim, Bae Seul Gi lên tiếng: "Đó là bộ phim nhân văn và tình yêu đâu sợ tuổi tác. Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã tham gia đóng bộ phim này".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét