Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân




Dự Án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân (VBTTN) tại Ottawa là sáng kiến của Liên Hội Người Việt Canada. 
Sau 36 năm định cư tại các quốc gia Tây phương từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cộng đồng người Việt hải ngoại đã dần dà lớn mạnh và đang để lại nhiều dấu ấn nơi quê hương thứ hai. Tại nhiều nước trên thế giới người ta đã thấy xuất hiện những đài kỷ niệm do các cộng đồng người Việt dựng lên để đánh dấu cuộc di cư vĩ đại của người Việt Nam sau sự kiện 30 tháng Tư năm 1975. Một vài viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam đã mở cửa hoạt động tại một số thành phố từ Châu Úc, Châu Mỹ, cho tới Châu Âu. Riêng tại Canada, dự án xây một viện bảo tàng thuyền nhân tại thủ đô Ottawa đã được khởi xướng từ năm 2005.
Hoài Hương tiếp xúc với Tiến sĩ Lê Duy Cấn, Trưởng Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa, để tìm hiểu diễn tiến của công trình quy mô này. Mời quý thính giả theo dõi chi tiết trong Câu Chuyện Việt Nam tuần này.
Tiến sĩ Lê Duy Cấn, Trưởng Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, cho biết là Liên hội Người Việt Canada đã khởi xướng dự án này từ tháng 12 năm 2005, nhằm 2 mục đích.
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: “Thứ nhất là để trình bày những dữ kiện lịch sử có liên quan tới cuộc di cư tìm tự do của 2 triệu người Việt tỵ nạn sau biến cố năm 1975. Và thứ hai là để trình bày những thành quả, những đóng góp của cộng đồng người Việt tại các quốc gia định cư, nghĩa là không phải mình sang đây là để đi tìm miếng cơm manh áo không thôi, mà mình còn đóng góp lại, đã từng và đang đóng góp vào xã hội địa phương.”
Tiến sĩ Lê Duy Cấn giải thích về tầm quan trọng của công tác gìn giữ các dữ kiện lịch sử về cuộc di cư của người Việt như sau:

Ts. Lê Duy Cấn
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: “Điều đó rất quan trọng ở chỗ nếu những thế hệ đi trước không truyền lại những kinh nghiệm sống, những dữ kiện lịch sử, thì về sau này các con cháu của chúng ta không biết tại sao lại có sự hiện diện của người Việt tại hải ngoại. Tại sao lại có chuyện 2 triệu người bỏ nước ra đi? Nếu các em chỉ nghe theo những lời tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản, các em có thể nghĩ rằng không bao giờ có người tỵ nạn hết, mà thực tế là có 2 triệu người tỵ nạn bỏ nước ra đi, trong đó phân nửa không bao giờ tới bờ tự do. Họ chết một cách thảm thương trên đất liền cũng như trên biển cả... Cái đó là sự thực lịch sử mà mình phải trình bày lại, phải lưu giữ lại để cho các em thấy.”
Được biết tổng chi phí của dự án xây viện bảo tàng thuyền nhân ở Ottawa lên tới 4 triệu 300,000 đôla, tính cả tiền mua đất lẫn chi phí xây cất. Tiến sĩ Lê Duy Cấn cho biết Liên hội Người Việt Canada đã mua được một miếng đất ở trung tâm thành phố Ottawa trị giá 600,000 đôla, đối diện với Đài Tưởng niệm Việt Nam mà Liên hội đã cho xây hồi năm 1995 với một bức tượng, gọi là tượng Mẹ Bồng Con, tiếng Anh là “Refugee Mother and Child” .
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: “Chỗ đó đã trở thành một địa điểm du lịch của thành phố. Các xe chở du khách đi thăm thành phố đều đi qua chỗ đó. Rất may là chi phí của Đài kỷ niệm Việt Nam lên tới 100,000 đôla, hoàn toàn do cộng đồng mình bỏ ra hết, chứ không xin đồng nào của thành phố hay của chính phủ Canada. Mình được cái may mắn là thành phố cho miếng đất đó để xây tượng đài.”
Tiến sĩ Lê Duy Cấn nói miếng đất ở đối diện tượng đài Mẹ Bồng Con mà Liên hội mua được rộng 8000 bộ vuông, và đây sẽ là nơi xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam. Ông phác họa thiết kế của Viện Bảo Tàng như sau.
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: “Chúng tôi sẽ xây một nhà 3 tầng. Tầng trệt sẽ được dùng cho các cơ sở thương mại thuê để lấy tiền điều hành Viện Bảo Tàng. Tầng thứ 2, ngoài những phòng làm việc sẽ có một cái thư viện và các phòng triển lãm. Ngoài ra còn có một hội trường có thể chứa 200 người. Hội trường đó sẽ được dùng thứ nhất, để trình bày những sinh hoạt văn hóa và thứ hai, cũng là một hình thức kiếm tiền để điều hành viện bảo tàng. Tầng thứ 3 hoàn toàn được dành cho các phòng triển lãm.”
Tiến sĩ Lê Duy Cấn cho biết nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình của các cộng đồng người Việt tại Canada và những nơi khác, ngay cả tại những thành phố rất ít người Việt, cho tới giờ Liên hội đã gây được và được hứa chắc chắn đóng góp khoảng 800 ngàn đôla. Hiện cần thêm 3 triệu 500 ngàn đôla nữa để khởi công xây dựng viện bảo tàng. Tiến sĩ Lê Duy Cấn cho biết số tiền ấy dù rất lớn, tuy nhiên các hoạt động gây quỹ của Liên hội Người Việt Canada trong năm qua đã thành công ngoài dự liệu.
Tiến sĩ Lê Duy Cấn: “Chúng tôi tổ chức được 5 buổi gây quỹ ở các thành phố khác nhau, bắt đầu là một thành phố rất nhỏ, dân số có 790 người thôi mà bữa dạ tiệc đó có gần 400 người tham dự, gây quỹ được hơn 12,000 đôla. Sau buổi đó, chúng tôi tổ chức gây quỹ tại thành phố Calgary, thành phố này lớn hơn, có từ 12,000 tới 15,0000 người Việt, hôm đó gây quỹ được 40,000 đôla. Sau đó nữa, chúng tôi lại tổ chức một buổi gây quỹ ở một thành phố nhỏ hơn là thành phố Halifax ở miền cực đông của Canada, thành phố đó chỉ có 390 người Việt Nam, hôm đó tới 200 người đến dự, chúng tôi gây quỹ được cũng gần 12,000 đôla. Ngày 26 tháng 11 năm vừa rồi, chúng tôi tổ chức ở thành phố Edmonton, tương đối đông, hơn 12,000 người, chúng tôi gây quỹ được 46,000 đôla. Và buổi chót là tại Ottawa. Thành phố Ottawa tương đối ít người Việt, khoảng 7000 người thôi, thì chúng tôi quyên được 30,000 đôla.”
Ngoài các cộng đồng người Việt, có một số hãng xưởng Canada đang hay từng mướn công nhân viên người Việt, cũng tặng tiền cho Liên hội để xây dựng viện bảo tàng, như một cách để vinh danh nhân viên người Việt Nam của họ.
Tiến sĩ Lê Duy Cấn cho biết thêm chi tiết: “Năm vừa rồi, có một hãng làm đồ phụ tùng xe hơi của người Canada ở Winnipeg, họ tặng cho Liên hội tất cả 100,000 đôla. Ngoài ra, còn có một khách sạn ở vùng Halifax, có ông chủ khách sạn hồi xưa có mướn nhân viên người Việt, ông ấy rất thích nhân viên người Việt vì họ làm việc tận tụy, thành ra ông bà đóng góp 10,000 đôla, và trong tương lai có thể sẽ đóng góp nhiều hơn nữa.”
Tiến sĩ Lê Duy Cấn cho biết năm nay, Liên hội sẽ tiếp tục các hoạt động gây quỹ tại các thành phố lớn ở Canada, như Montréal, Québec và Vancouver. Và tại Hoa Kỳ, Liên Hội sẽ tổ chức nhiều buổi gây quỹ tại các thành phố Washington, Houston và San José.
Thưa quý thính giả, 3 thập niên là một thời gian khá dài để xây dựng lại cuộc sống, để hội nhập và đóng góp vào cộng đồng chính mạch trong mọi lĩnh vực. Nay, với một vị thế vững vàng hơn trong xã hội quê hương thứ hai, thế hệ người Việt tỵ nạn đầu tiên đã bắt đầu lo lắng rằng những thế hệ sinh sau đẻ muộn, lớn lên ở nước ngoài và hoàn toàn hội nhập vào cộng đồng chính mạch, có nguy cơ quên đi cội nguồn, không còn biết nguyên do vì sao lại có sự hiện diện của những người Việt dầu tiên tại đất nước nơi họ sinh sống. Trong bối cảnh đó, dự án Viện Bảo Tàng Thuyền nhân Việt Nam ở Ottawa được khởi xướng không những chỉ để gìn giữ các dữ kiện lịch sử về cuộc di cư của người tỵ nạn Việt Nam, mà viện bảo tàng này còn là một trung tâm sinh hoạt, trung tâm văn hóa, một gạch nối giữa quê hương đầu tiên và quê hương thứ hai, giữa thế hệ tỵ nạn đầu tiên và các thế hệ gốc Việt Nam tương lai.
Quý độc giả muốn biết thêm chi tiết về Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam ở Ottawa, xin truy cập trang web của Liên hội Người Việt Canada, www.vietfederation.ca. Điện thoại của Liên hội là (613) 230-8282.
Thủ đô Ottawa của Canada có khoảng bảy ngàn người Việt, trong lúc nơi qui tụ đông đảo người Việt nhất ở đất nước này là Toronto với sáu chục ngàn người. Có những thành phố nhỏ như Sakastoon, Winipeg, Halifax thì số người Việt chỉ từ ba trăm đến không tới một nghìn.

Năm 1995, chính phủ Canada cho phép người Việt dựng Đài Tưởng Niệm Việt Nam ở Ottawa với tượng Mẹ Bồng Con, mô tả cảnh người đàn bà ôm một đứa bé chạy tất tả trên đường vượt biển xa.
Từ một cuộc triển lãm đến một Viện Bảo Tàng
Năm 2005, Liên Hội Người Việt Canada khởi xướng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt khắp nơi, bên cạnh sự hỗ trợ của chính giới Canada như các vị cựu đô trưởng Ottawa, nghị viên Hội Đồng Thành Phố Ottawa, dân biểu Viện Lập Pháp tỉnh bang Ontario, một số nghị sĩ và dân biểu trong quốc hội Canada và một số viên chức chính phủ như bộ trưởng Bộ Du Lịch, Văn Hóa Và Giải Trí Canada.
Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân dự trù khởi công năm 2013 và hoàn tất năm 2015, tức bốn mươi năm sau khi những người vượt biển đầu tiên được Canada đưa tay cứu vớt.
Từ Ottawa, tiến sĩ Lê Duy Cấn, ủy viên ngoại vụ của Liên Hội Người Việt Canada, đồng trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, trình bày:
Sở dĩ có dự án này là vì trước đó, năm 2004, chúng tôi có tổ chức một cuộc triển lãm về thuyền nhân để kỷ niệm hai mươi lăm năm “Chương Trình 4000” do bà cố đô trưởng Ottawa, bà Marion Dewar, lập ra từ năm 1979, là năm năm Canada nhận bốn ngàn người tị nạn Đông Dương mà phần lớn là người Việt vào thành phố Ottawa. Sau khi Chương Trình 4000 đó được loan báo thì trong vòng hơn một tuần chính phủ Canada đã tăng chỉ số nhận người Việt tị nạn từ tám ngàn lên năm mươi ngàn. Đó là lý do về sau này trên một trăm năm chục nghìn người tị nạn được đến định cư ở Canada.
Sở dĩ có dự án này là vì trước đó, năm 2004, chúng tôi có tổ chức một cuộc triển lãm về thuyền nhân để kỷ niệm hai mươi lăm năm “Chương Trình 4000” do bà cố đô trưởng Ottawa, bà Marion Dewar, lập ra từ năm 1979, là năm năm Canada nhận bốn ngàn người tị nạn Đông Dương mà phần lớn là người Việt
TS. Lê Duy Cấn
Theo dự dịnh ban đầu, cuộc triển lãm Chương Trình Bốn Ngàn, mức điểm khởi đầu cho những đợt nhận định cư sau này của chính phủ Canada, chỉ diễn ra trong vòng năm ngày. Sau đó, vì số người đến xem quá đông, ban tổ chức phải  kéo dài thời gian đến năm tuần:
Đó là lý do dẫn tới quyết định 2005 về dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân với hai mục đích chính. Mục đích thứ nhất là trình bày và phổ biến mọi dữ kiện liên quan tới cuộc di cư vì tự do của người tị nạn mà trong đó phần lớn là thuyền nhân và được sự đón nhận của thế giới. Mục đích thứ hai là nêu cao và quảng bá các đóng góp của cộng đồng người Việt tại các quốc gia định cư.
Trong tinh thần đó, Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa không chỉ dành cho cộng đồng tị nạn người Việt ở Canada mà cho tất cả người Việt Nam tị nạn trên khắp thế giới:
Sau khi thành lập dự án này vào tháng Mười Hai 2005, chúng tôi được những lá thư hỗ trợ của chính giới Canada gồm chính phủ liên bang Canada, các vị thủ hiến của mười tỉnh bang Canada cũng như hai vùng lãnh thổ, các vị đô trưởng Ottawa suốt từ thời đó cho đến bây giờ. Ngoài ra cũng còn những vị nghị sĩ, dân biểu, nghị viên hội đồng thành phố.
Hôm 7 tháng Tư vừa qua, cộng đồng người Việt tại Montreal đã tổ chức một buổi văn nghệ để giúp Liên Hội Người Việt Canada gây quĩ cho dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân. Bà Đặng Thị Danh, cựu chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Montreal, trưởng ban tổ chức buổi gây quĩ gần nhất đó, cho biết:
Đồng hương đã đóng góp được hai chục ngàn, thêm một số tiền cũng là của thuyền nhân. Rồi quĩ còn lại đó, cũng là năm mươi mấy ngàn, thì đưa về cho Liên Hội, và có sự đóng góp của một vị bổ trưởng tư pháp là ông Jean Marc Fournier, người đại diện cho văn phòng của ông bộ trưởng tư pháp là anh Francois Trần, tới dự và đóng góp hai ngàn đồng, góp một viên gạch xây Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân.
Sau khi thành lập dự án này ... chúng tôi được những lá thư hỗ trợ của chính giới Canada gồm chính phủ liên bang Canada, các vị thủ hiến của mười tỉnh bang Canada cũng như hai vùng lãnh thổ, các vị đô trưởng Ottawa...Ngoài ra cũng còn những vị nghị sĩ, dân biểu, nghị viên hội đồng thành phố
Đây không phải buổi gây quĩ đầu tiên mà từ sau 2005, nhiều buổi gây quĩ do cộng đồng và các đoàn thể người Canada gốc Việt hoặc người Mỹ gốc Việt tổ chức ở trong và ngoài đất nước Canada. Chính vì thế Liên Hội Người  Việt Canada có thể mua được một miếng đất trị giá sáu trăm ngàn đô la ngay trung tâm thành phố Ottawa, nơi Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân được phép xây lên.
Miếng đất có diện tích 15.000 bộ vuông, nằm đối diện Đài Tưởng Niệm Việt Nam mà Liên Hội Người Việt Canada xây năm 1995 với bức tượng Mẹ Bồng Con của điêu khắc gia Phạm Thế Trung. Vẫn lời tiến sĩ Lê Duy Cấn:
Chi phí của dự án là bốn triệu ba trăm ngàn đô la, trong đó có sáu trăm ngàn tiền đất, ba triệu năm trăm ngàn tiền xây cất, hai trăm ngàn tiền thiết kế. Sau khi trả tiền miếng đất hết rồi và một số đồng bào hứa sẽ cho hàng tháng một ngân khoản nhất định thì tổng cộng cho tới giờ tiền thâu được cũng như tiền hứa đóng góp là chín trăm ngàn đô la. Như vậy chúng tôi còn phải gây quĩ ba triệu bốn trăm ngàn đô la nữa trong vòng hai năm tới. Dự định của chúng tôi là sẽ khởi công xây cất năm 2013 và hy vọng sẽ hoàn tất và khai trương viện bảo tàng vào năm 2015. Dự án được sự hưởng ứng không chỉ từ người Việt Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở Ottawa không chỉ lôi kéo sự chú ý và sự đóng góp của những người Việt Nam từng là thuyền nhân trước kia, mà còn được sự tiếp tay của người bản xứ:
Trong những buổi gây quĩ năm vừa rồi có điểm đặc biệt là tại Sakastoon là một thành phố nhỏ chỉ 790 người Việt mà buổi tiệc bên đó đã qui tụ được bốn trăm người và họ gây quĩ được mười hai ngàn đô la. Một thành phố nhỏ khác, Halifax, có 390 người Việt, mà buổi dạ tiệc thì hai trăm người đi dự và họ cũng gây quĩ được mười hai ngàn đô la. 
Một thành phố nhỏ khác, Halifax, có 390 người Việt, mà buổi dạ tiệc thì hai trăm người đi dự và họ cũng gây quĩ được mười hai ngàn đô la.
Riêng tại Winipeg, năm 2007 chúng tôi gặp một ông chủ hãng có nhân viên người Việt. Ngay sau buổi văn nghệ, ông cho tôi biết hãng của ông ta sẽ đóng góp mười ngàn đô la trong bốn năm, tức là mỗi năm mười ngàn đô la. Sau khi đóng góp bốn mươi ngàn đô la thì ông ta liên lạc lại với chúng tôi, đóng thêm sáu mươi ngàn đô la nữa.

Mạnh thường quân  đó chính là Brian Klaponsky, dân Canada gốc Ba Lan, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty điện lực Carte International ở thành phố Winipeg. Người thứ hai, ông Abe Leventhal, chủ nhân khách sạn Waverly Inn ở thành phố Halifax:
Halifax là một tỉnh cực đông của Canada, ông chủ khách sạn Waverly Inn, trong số nhân viên của ông cũng có một số người Việt tị nạn mà ông rất thích, thì ông đã đóng góp mười ngàn đô la và cho biết sẽ đóng tiếp trong tương lai.  
Giải thích với Thanh Trúc lý do vì sao ông chịu bỏ ra một trăm ngàn đô la cho dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân của người Việt ở Canada, ông Brian Klaponsky nói:  
Sự đóng góp tiền bạc của tôi vào dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân giống như một cách trả lại công khó cho những người Việt Nam trong hãng xưởng của tôi. Tôi mong thế hệ con cháu của họ đừng quên lãng mà phải nhớ và phải hiểu vì sao cha chú phải tha phương cầu thực
GĐ  Cty. Carte International

Tôi làm chủ một công ty tên là Carte International ở Winipeg, Canada. Có nhiều người làm trong hãng của tôi từng là thuyền nhân Việt Nam trước đây, từng trải qua bao gian khổ trên đường vượt biển tìm tự do khi chiến tranh chấm dứt trên quê hương họ. Thực sự họ đã gian khổ lắm trên bước đường mưu sinh ở Canada hay những quốc gia khác. Sự đóng góp tiền bạc của tôi vào dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân giống như một cách trả lại công khó cho những người Việt Nam trong hãng xưởng của tôi. Tôi mong thế hệ con cháu của họ đừng quên lãng mà phải nhớ và phải hiểu vì sao cha chú phải tha phương cầu thực và mang lại cho chúng một cuộc đời yên ổn như ngày hôm nay.
Người Việt đến Canada đã ba mươi bảy năm, phải mất hai thập niên mới xây được Đài Kỷ Niệm Việt Nam và tượng Mẹ Bồng Con. Cũng vậy, người Việt phải chờ bốn thập niên mới thấy được sự hình thành  của Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân ở thủ đô Ottawa của Canada. Đối với tiến sĩ Lê Duy Cấn, trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân, vấn đề không phải là thời gian mà là sự hiện diện của công trình:
Tại vì chi phí của dự án này quá lớn, khi chúng tôi xây Đài Tưởng Niệm Việt Nam thì chi phí có một trăm ngàn đô la thôi và thành phố Ottawa cho miếng đất để xây. Nhưng mà kỳ này mình phải lo vừa mua đất vừa xây cất vừa thiết kế nữa thành ra cũng phải có thời gian để sửa soạn.    
Tôi nghĩ nếu mình nhìn vào kinh nghiệm của người Do Thái thì Viện Bảo Tàng Holocaust phải sau mấy chục năm họ mới xây được. Cộng đồng người Việt mình làm sao mà so với cộng đồng Do Thái được vì họ quá nhiều tiền và quá giàu so với cộng đồng của mình. Thành ra tôi nghĩ việc hoàn tất viện bảo tàng năm 2015 là không quá lâu đâu.
Rất nhiều người Việt ở Canada và ở khắp nơi đồng ý với quan điểm của ông Lê Duy Cấn,  rằng nếu phải mất đến bốn mươi năm mới xây được Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân thì  không dài và không muộn cho một đời tị nạn. 
Viện Bảo Tàng Holocaust phải sau mấy chục năm họ mới xây được. Cộng đồng người Việt mình làm sao mà so với cộng đồng Do Thái được vì họ quá nhiều tiền và quá giàu so với cộng đồng của mình. Thành ra tôi nghĩ việc hoàn tất viện bảo tàng năm 2015 là không quá lâu đâu.

Từ lâu, Canada là đất lành chim đậu của người Việt ly hương. Cuộc sống và hoàn cảnh xã hội của đất nước phát triển này không khác cuộc sống văn minh tiến triển vượt bực ở Hoa Kỳ, nơi quyền lợi người thiểu số và luật pháp bảo vệ di dân được biểu dương và được tôn trọng. Người Canada gốc Việt hãnh diện gọi quê hương thứ hai của họ là đất nước an bình tươi đẹp.
Đối với Trần Thiên Ái, một trong số hơn hai nghìn thuyền nhân Việt kẹt lại Philippines  mười sáu năm, không nghề nghiệp, không tương lai, không tiền bạc, năm 2001 được chính phủ Canada nhận cho định cư năm 2001 trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, thì Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân không chỉ là chứng tích cuộc di cư vĩ đại sau 1975 ra khỏi nước, không chỉ là thảm cảnh từ những đợt vượt biển thập tử nhất sinh đó, mà còn là biểu tượng của lòng tri ân sâu xa từ người tị nạn lên chính phủ Canada:
Em nghĩ người Canada nói riêng và chính phủ nói chung, sự khoan dung, lòng nhân bản và tính nhân ái của xã hội Canada phản chiếu rất rõ ngay trong hiến pháp của họ. Do đó em người dân Canada, trong đó có người Việt sống tại đây, đều cảm thấy tự hào mình là công dân của đất nước tươi đẹp này. Bản thân em được sống tại đất nước Canada là một hồng ân mà em đón nhận được trong cuộc đời này.
Năm 2012, Trần Thiên Ái thành tài, trở thành người Việt Nam đầu tiên vào chung kết hai mươi lăm di dân hàng  đầu Canada:
Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân mà Liên Hội Người Việt Canada đang xúc tiến và sẽ xây cất trong một tương lai không xa là một biểu tượng lòng tri ân dành cho xã hội cho chính phủ cho người dân Canada đã mở rộng vòng tay khoan dung để đón nhận thuyền nhân Việt đến nước này.
Nhờ đức tính siêng năng và tự trọng, cộng với ý chí tiến thân, người Việt ở Canada thành đạt trong nhiều lãnh vực, từ lao động chân tay đến lao động trí óc. Nhiều người Canada gốc Việt tham chính trong hành pháp và lập pháp của liên bang và tỉnh bang của quốc gia rộng lớn này. 
Được biết tại tiểu bang Virginia của Hoa Kỳ ngày 8 tháng Bảy tới đây, Liên Hội Người Việt Canada sẽ phối hợp cùng  BPSOS tức Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, và các hội đoàn người Việt ở Washington, Maryland, Virginia, để tổ chức một buổi gây quĩ cho Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân Việt Nam tại Canada.  (VOA)
Tóm tắt Dự án - http://www.vietboatpeoplemuseum.ca/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét