GIỚI THIỆU CHUNG
Người Ðô Thị, phát hành vào ngày 10 và 25 hàng tháng, là cơ quan ngôn luận của Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển Hạ tầng. Với 60 trang nội dung, dưới ngòi bút của các nhà báo, phóng viên và nhiều chuyên gia về qui hoạch đô thị, Người Ðô Thị cung cấp thông tin bổ ích và hấp dẫn nhất của người đô thị Việt Nam hiện đại và năng động, bao gồm các vấn đề chính:
- Thông tin tổng quát
- Sự kiện thời sự chuyên đề hóa (mỗi kỳ một chuyên đề)
- Hội tụ góc nhìn nhà đầu tư xây dựng đô thị và nhà quản lý đô thị, người sử dụng đô thị. Đối thoại – tương tác
- Tin tức trong, ngoài nước và góc nhìn đời sống kinh tế xã hội đô thị, du lịch
- Thông tin chuyên sâu
- Chất lượng sống và môi trường sống
- Thông tin quy hoạch đô thị, dự án đang và sắp xây dựng
- Thông tin dịch vụ đô thị, kinh tế đô thị
- Tham gia đánh giá chất lượng nhà ở, khu dân cư, khu đô thị
- Đời sống văn hóa, tinh thần, lối sống đô thị
- Khuynh hướng, xu hướng ở và sống
- Chân dung con người và cuộc sống
- Trang 4 – 5 : Mục lục và một số tiêu điểm
- Trang 6 – 7 : Flash /Ðô thị khắp nơi
- Trang 8 – 9 : Flash /Bạn đọc
- Trang 10 – 17 : Thời sự/Cận điểm
- Trang 18 – 20 : Phóng sự/Ký sự
- Trang 21 – 24 : Muôn mặt
- Trang 25 – 36 : Phụ trang “SỐNG” (12 trang)
- Trang 37 – 38 : Chất lượng sống
- Trang 39 – 40 : Kinh tế
- Trang 41 – 43 : Sự nghiệp và Tiền lương
- Trang 44 – 48 : Khám phá
- Trang 49 – 52 : Giáo dục - Gia đình - Sức khoẻ
- Trang 53 : Không gian sách
- Trang 54 – 58 : Văn hóa – Giải trí
- Bạn đọc đặt mua cả năm (12 tháng): giảm 5% trên giá bìa.
- Bạn đọc đặt mua 6 tháng trở xuống 3 tháng: giảm 3% trên giá bìa.
- Hoa hồng cho đơn vị làm dịch vụ phát hành báo: 20%.
- PGS.TS. Tôn Thất Ðại
- TS. Phạm Sỹ Liêm
- KTS. Lưu Trọng Hải
- Nhà báo Trần Ngọc Châu, Trần Trung Chính, Hoàng Hưng, Thẩm Tuyên, Ðông Quân, Lý Sinh Sự, Ðồng Phước Vinh, Mai Lan, hoa hậu Ngọc Khánh
Ngày 23/09/2013, một số nhà hoạt động dân chủ trong và ngoài nước đã tập hợp lại trong phong trào mang tên "Diễn Đàn Xã hội Dân Sự" và ra một "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị".
Sự ra đời của "Diễn đàn Xã hội Dân sự" là một hình thức phản biện công khai Nghị định 72 ngăn cấm thông tin và sự phát triển của xã hội dân sự.Mục đích của diễn đàn này, theo Tuyên bố, là "trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa". Một trang mạng của diễn đàn sẽ được thành lập để nhưng người cùng chia sẻ mục đích gửi bài vở, ý kiến tham gia tranh luận nhằm nâng cao kiến thức.
Đây không phải là lần đầu tiên một diễn đàn xã hội dân sự được ra đời. Ngay từ sau khi chính quyền cộng sản được thiết đặt tại miền Bắc năm 1954 và tại miền Nam năm 1975, nhiều diễn đàn xã hội dân sự đã được thành lập và bị chính quyền cộng sản dập tắt trong bạo lực. Ngày nay không ai quên những đóng góp của hai tập san Nhân Văn và Giai Phẩm trong giai đoạn 1955-1958 tại miền Bắc trong phong trào đòi tự do dân chủ của những văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc. Tại miền Nam, do không bị luật pháp cấm đoán, những diễn đàn xã hội dân sự được tự do phát triển, cụ thể là báo chí và các đài truyền thanh tư nhân.
Sau tháng 4/1975, tất cả những diễn đàn xã hội dân sự tư nhân tại miền Nam đều bị cấm hoạt động và bị quốc hữu hóa. Mặc dù vậy, một số cá nhân và tổ chức vẫn tiếp tục phát hành dưới hình thức "chui" (lén lút) như tuần san Toàn Dân Vùng Dậy (1977-1979) của Mặt trận Dân tộc Tiến bộ do bác sĩ Nguyễn Đan Quế chủ xướng, tập san Diễn đàn Tự do (1989-1990), nhưng tất cả những người chủ xướng và hợp tác đều bị bắt giam sau một thời gian phát hành. Những bài viết trong những tập san này, tuy không phải là những diễn đàn xã hội dân sự bởi vì xã hội dân sự phải được hiểu là những kết hợp công khai độc lập với chính quyền của những người dân nhưng cũng có tác dụng thay thế tiếng nói của xã hội dân sự. Chúng chỉ được in trên giấy và chỉ được phổ biến một cách giới hạn trong vòng đai quen biết. Nhưng từ sau khi kỹ thuật mạng internet phát triển mạnh mẽ từ sau thập niên 1990, sự xuất hiện của những diễn đàn xã hội dân sự ngày càng đông đảo và tiếp cận đến mọi người, cả trong lẫn ngoài nước.
Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của những diễn đàn xã hội dân sự là rất hữu ích, vì qua đó người ta có thể đoán trước tương lai của xã hội Việt Nam như thế nào. Trước khi đi sâu vào chi tiết, trước hết phải hiểu thế nào là xã hội dân sự và sau đó là ảnh hưởng của những diễn đàn xã hội dân sự đối với người Việt Nam.
Xã hội dân sự là toàn thể những kết hợp công dân ngoài chính quyền như giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện, nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp. Nói chung, đó là tất cả các kết hợp của người dân, được thành lập để cùng theo đuổi một số mục đích xã hội dân sự vì lợi ích của những người cùng chia sẻ mục đích chung đó. Tại Việt Nam, những kết hợp mang tên xã hội dân sự, như các công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thnh niên, hội nhà văn, v.v. đều đặt dưới quyền quản lý của Mặt Trận Tổ Quốc nên không thể được coi là những xã hội dân sự, vì Mặt Trận Tổ Quốc chỉ là một công cụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam và hoạt động của Mặt trận được ghi trong Điều 9 của Hiến pháp.
Cũng nên biết ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây liên lạc đan xen đó tạo sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự đó là những cái nôi phát sinh ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Tại những quốc gia phát triển phương Tây, xã hội dân sự còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn.
Như mọi tổ chức, những kết hợp dân sự đều tạo ra sức mạnh. Sức mạnh của xã hội dân sự là sức mạnh tổng hợp, nhưng không bao giờ thống nhất, nghĩa là có khi cùng hướng với nhau, có khi biệt lập với nhau và cũng có khi đối chọi với nhau. Trên bình diện quốc gia, sức mạnh của xã hội dân sự cũng từng lúc và từng cơ hội hòa nhập với nhà nước hay đối lập với nhà nước, nhưng lúc nào cũng ảnh hưởng trên nhà nước và không bao giờ có tham vọng tranh quyền với nhà nước bởi vì nó không có và không thể có tham vọng chính trị. Tranh giành quyền lực chính trị thuộc về những đảng phái chính trị.
Những tổ chức xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của công dân và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Những chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và bất lực của quần chúng. Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia, vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
Việt Nam, cũng như nhiều dân tộc không may khác, đã thua kém bởi vì chúng ta không có được những nhà nước như thế. Ngược lại, ở mỗi giai đoạn, dân tộc Việt Nam chỉ có những nhà nước của riêng một tập đoàn cầm quyền thay vì của mọi người. Những nhà nước đó có quyền lợi của riêng mình và chỉ biết quyền lợi của riêng mình cho nên chỉ có ưu tư giữ lấy quyền lực của mình bằng mọi giá ngay cả nếu phải gây những thiệt thòi lớn cho dân tộc. Đó là những nhà nước khống chế coi dân chúng là đối tượng để kiểm soát và sử dụng thay vì là những đối tượng để bảo vệ và phục vụ.
Với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông và truyền thông, đồng thời với những trao đổi dồn dập và sự bành trướng của những tư tưởng mới, những yếu tố cấu tạo truyền thống của tinh thần quốc gia dân tộc và những lý do ràng buộc con người với đất nước cũng đã thay đổi. Người dân chỉ ràng buộc với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của mình.
Ngày nay, một quốc gia chỉ có thể tồn tại nếu được quan niệm không phải như một chủng tộc hay một quá khứ mà như một không gian liên đới giữa những con người hiểu nhau, quí trọng nhau và hợp tác với nhau để xây dựng và chia sẻ một tương lai chung. Quốc gia như thế chủ yếu là xã hội dân sự với ký ức của nó, với những vấn đề phải giải quyết của nó và với những dự định tương lai của nó. Nhà nước ở trong và ở dưới quốc gia với sứ mạng bảo vệ quốc gia cho nên nhà nước có vai trò phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự. Một đất nước như thế phải là của mọi người chứ không phải là của riêng của một thế lực hay đảng phái nào.
Trước những vấn đề lớn đó, các diễn đàn xã hội dân sự có chức năng đào sâu, giải thích và trao đổi rộng rãi những vấn đề cốt lõi và nhạy cảm của đất nước hiện nay, như bảo vệ chủ quyền, sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ bất công, tố cáo tham nhũng, chống ô nhiễm xây dựng dân chủ, phát huy các quyền tự do cơ bản của con người… mà các cơ quan truyền thông do nhà nước nắm giữ không dám đăng tải.
Cũng nên biết ý niệm xã hội dân sự đã được xuất hiện cùng một lúc với các xã hội văn minh. Đó là những sợi dây chằng chịt gắn bó những con người với nhau và gắn bó con người với xã hội. Những sợi dây liên lạc đan xen đó tạo sự bền chắc của quốc gia. Các kết hợp công dân tạo thành xã hội dân sự đó là những cái nôi phát sinh ý kiến, sáng kiến và tiến bộ. Một xã hội dân sự mạnh bảo đảm các ý kiến mới được nảy sinh nhanh chóng, các mâu thuẫn được phát hiện và giải quyết kịp thời, xã hội không ngừng tiến hóa trong hòa bình và trật tự. Tại những quốc gia phát triển phương Tây, xã hội dân sự còn được giao phó một vai trò quan trọng là thực hiện liên đới xã hội, giúp đỡ và bênh vực những người yếu kém và thiếu may mắn.
Những tổ chức xã hội dân sự đảm bảo sự năng động của công dân và đồng thời cũng bảo đảm tự do, dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn mọi ý đồ độc tài chuyên chính. Những chế độ độc tài bạo ngược đều nhắm trước hết tiêu diệt xã hội dân sự. Bản chất của các chế độ độc tài là dựa trên một thiểu số để khống chế một xã hội phân hóa. Các bạo quyền không cần dân chúng tin yêu mình mà chỉ cần người dân đừng gắn bó với nhau để không có sức đề kháng. Không gì thỏa mãn các tập đoàn độc tài hơn là sự thờ ơ và bất lực của quần chúng. Triết lý của một chế độ dân chủ, trái lại, coi xã hội dân sự là thành tố áp đảo và nền tảng của quốc gia, vì thế vai trò của nhà nước là làm cho các kết hợp công dân ngày càng đông đảo, không ngừng tiến lên và mạnh lên để đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội. Nhà nước phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự.
"Người dân chỉ ràng buộc với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của mình."
Với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông và truyền thông, đồng thời với những trao đổi dồn dập và sự bành trướng của những tư tưởng mới, những yếu tố cấu tạo truyền thống của tinh thần quốc gia dân tộc và những lý do ràng buộc con người với đất nước cũng đã thay đổi. Người dân chỉ ràng buộc với đất nước vì ít nhất một trong ba lý do: vì đất nước bảo đảm cho mình những che chở và quyền lợi đặc biệt, vì đất nước đem lại cho mình một nguồn hãnh diện hay, một cách giản dị, vì đất nước là của mình.
Ngày nay, một quốc gia chỉ có thể tồn tại nếu được quan niệm không phải như một chủng tộc hay một quá khứ mà như một không gian liên đới giữa những con người hiểu nhau, quí trọng nhau và hợp tác với nhau để xây dựng và chia sẻ một tương lai chung. Quốc gia như thế chủ yếu là xã hội dân sự với ký ức của nó, với những vấn đề phải giải quyết của nó và với những dự định tương lai của nó. Nhà nước ở trong và ở dưới quốc gia với sứ mạng bảo vệ quốc gia cho nên nhà nước có vai trò phục vụ chứ không khống chế xã hội dân sự. Một đất nước như thế phải là của mọi người chứ không phải là của riêng của một thế lực hay đảng phái nào.
Trước những vấn đề lớn đó, các diễn đàn xã hội dân sự có chức năng đào sâu, giải thích và trao đổi rộng rãi những vấn đề cốt lõi và nhạy cảm của đất nước hiện nay, như bảo vệ chủ quyền, sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ bất công, tố cáo tham nhũng, chống ô nhiễm xây dựng dân chủ, phát huy các quyền tự do cơ bản của con người… mà các cơ quan truyền thông do nhà nước nắm giữ không dám đăng tải.
Nguyễn Văn Huy
Chế độ góp phần tạo nên ‘tội phạm’?
Năm 2013, Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam – ba nước có chế độc độc đảng và là ba quốc gia ‘cộng sản’ trong số ít quốc gia ‘cộng sản’ còn lại trên thế giới – có một số ‘vụ án’ lớn thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Giữa tháng 8, ở Trung Quốc ông Bạc Hy Lai, một chính trị gia nổi tiếng và một thời đầy quyền uy, bị kết án chung thân.
Vào giữa tháng 12, ở Bắc Hàn, ông Chang Song-thaek, người chú (dượng) nhiều quyền lực của lãnh tụ Kim Jong-un, bất ngờ bị hành quyết.
Vào hai tháng cuối năm, Việt Nam xử và ra bốn bản án tử hình cho lãnh đạo hai doanh nghiệp nhà nước – gồm Dương Chí Dũng, lãnh đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao những ‘vụ án’ như vậy lại xảhay ra tại ba nước này?
Những ‘vụ án’ như thế có thể diễn ra tại những quốc gia đa đảng, dân chủ và tự do như Anh hay Mỹ?
Vụ Chang Song-thaek Trên danh nghĩa Bắc Hàn là một nước ‘cộng sản’ và ‘xã hội chủ nghĩa’ do Đảng Lao động Triều Tiên độc quyền lãnh đạo. Về đường hướng, quốc gia này vừa theo chủ nghĩa Mác-Lênin vừa dựa trên thuyết Juche (Chủ thể) – một thuyết đề cao sự độc lập, tự cường được Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) khởi xướng.
Dưới sự cai trị của gia đình họ Kim trong suốt 65 năm qua – từ Kim Il-sung qua Kim Jong-il và hiện giờ là Kim Jong-un – Bắc Hàn hiện là một quốc gia nghèo nhất và cũng có hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất thế giới.
Sự kiện này chứng tỏ rằng trong một quốc gia độc tài và tàn ác như vậy một nhân vật một thời đầy quyền uy như ông Chang cũng có thể bị thất sủng, hành quyết bất cứ lúc nào.
Mới chỉ cách đây không lâu, ông Chang còn là cánh tay phải của Kim Jong-un. Giờ ông bị đối xử còn tệ hơn ‘một con chó’.
Một chuyện như thế chắc chắn sẽ chẳng bao giờ xảy ra trong một quốc gia văn minh, dân chủ.
Hơn nữa, nếu sống ở một quốc gia dân chủ và tự do khác, chắc ông Chang cũng không cần phải ‘tạo phản’ và nếu ông có những hành động ‘phản bội’ lãnh đạo của mình, chắc ông cũng không phải chịu một kết cục bi thảm như vậy.
Vụ Bạc Hy Lai Một người khác cũng một thời đầy quyền uy nhưng cuối cùng không chỉ mất hết mọi chức quyền mà còn bị tù tội là ông Bạc Hy Lai – cựu Bí thư Trùng Khánh, ủy viên Bộ chính trị.
Khác hẳn với Bắc Hàn, trong những thập kỷ vừa qua Trung Quốc đã có những cải cách, cởi mở và đạt được những thành tựu kinh tế vượt bậc, đưa quốc gia này trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới.
"Cũng như ở Bắc Hàn, những người có đặc quyền, đặc lợi ở Trung Quốc thường là những ai có liên hệ với chế độ. Chang Song-thaek là con rể của Kim Nhật Thành và là chú của Kim Jong-un. Trong khi đó, Bạc Hy Lai là con trai Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung Quốc."
Nhưng cũng giống Bắc Hàn, Trung Quốc là một quốc gia ‘cộng sản’, ‘xã hội chủ nghĩa’ và độc đảng. Nếu Bắc Hàn theo chủ nghĩa Mác-Lênin và thuyết Chủ thể của Kim Nhật Thành, Trung Quốc dựa vào chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của Mao Trạch Đông.
Cũng như ở Bắc Hàn, những người có đặc quyền, đặc lợi ở Trung Quốc thường là những ai có liên hệ với chế độ. Chang Song-thaek là con rể của Kim Nhật Thành và là chú của Kim Jong-un. Trong khi đó, Bạc Hy Lai là con trai Bạc Nhất Ba, một trong Bát đại nguyên lão của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Mối liên hệ này đã giúp ông Bạc Hy Lai thăng tiến trên con đường chính trị của mình. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, ông được xem là một ứng viên sáng giá cho một trong chín ghế của Ban thường vụ Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất tại Trung Quốc.
Nhưng, cũng giống như Chang Song-thaek, trong một thời gian ngắn ông Bạc bất ngờ bị thất sủng và bao tham vọng chính trị của ông biến thành mây khói.
Trong phiên tòa kéo dài tới năm ngày tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông vào tháng 9 vừa qau, ông bị kết án tù chung thân và tịch thu hết tài sản.
Nếu làm chính trị trong một quốc gia minh bạch, có tự do báo chí – nơi đó mọi hành động của các chính trị gia luôn bị dám sát, theo dõi – chắc chắn ông Bạc cũng không có cơ hội hay dám phạm những tội như các tội ông bị kết án.
Và nếu có, chắc ông đã bị phát hiện và truy tố ngay từ đầu, chứ không phải đợi đến khi ông nhăm nhe một vị trí cao.
Hơn nữa, nếu ở một quốc gia nơi đó pháp luật nghiêm minh, rõ ràng chắc chính ông và nhiều người khác cũng không phải nghi vấn có âm mưu gì đó trong việc ông bị thất sủng và thanh trừng.
Vụ Dương Chí Dũng Không có vụ án nào liên quan đến giới lãnh đạo cao cấp xẩy ra tại Việt Nam trong năm 2013. Nhưng Việt Nam đã cho xét xử hai vụ án lớn với những bản án nặng được đưa ra, trong đó có án tử hình dành cho ông Dương Chí Dũng – một trong hai cựu lãnh đạo của Vinalines bị kết án tử hình.
Khác với Chang Song-thaek và Bạc Hy Lai, dù có cha và em làm trong ngành công an, ông Dương Chí Dũng không phải là người nhiều quyền uy hoặc có liên hệ mật thiết nào đó với các công thần của chế độ.
Chức vụ cao nhất của ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines và Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam.
Cũng giống như Bắc Hàn và đặc biệt Trung Quốc, Việt Nam là một quốc gia ‘cộng sản’, theo đường hướng ‘xã hội chủ nghĩa’ – theo đó các doanh nghiệp nhà nước được hiến định nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Trong một cơ chế như vậy, các tổng công ty hay doanh nghiệp nhà nước luôn có nhiều đặc quyền, đặc lợi và lãnh đạo những doanh nghiệp này cũng có nhiều cơ hội để tham ô hay làm giàu bất chính.
"Và việc ông Dũng vui mừng về việc được bổ nhiệm Cục trưởng Cục hàng hải cách đây chưa đầy hai năm nhưng giờ phải đối diện với án tử hình cho thấy – cũng giống như trường hợp Chang Song-thaek và Bạc Hy Lai – trong một thể chế chính trị như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, một cá nhân hôm nay được ‘làm quan’, được hưởng nhiều quyền lợi, bổng lộc nhưng mai có thể bị tước hết mọi thứ, thậm chí cả sự tự do, mạng sống của mình."
Vì nếu có sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, sòng phẳng, hay phải từ chính mình tìm kiếm nguồn vốn, hoặc phải đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn để mới có thể cạnh tranh với các đổi thủ khác hay có thể tồn tại, phát triển, chắc chắn ông Dũng và những quan chức khác tại Vinalines không đi ‘tham ô’ như thế.
Trước khi bị khởi tố không lâu, vào tháng 2 năm 2012, ông Dũng được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hàng hải và một buổi lễ công bố quyết định ấy đã được tổ chức rầm rộ với sự có mặt của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Đinh La Thăng.
Chắc chính ông Dũng và nhiều người khác vẫn còn nhớ tấm hình ông Dũng tươi cười cầm một bó hoa rất lớn đứng cạnh ông Thăng trong ‘lễ’ công bố quyết định đó.
Chỉ được bổ nhiệm làm một Cục trưởng mà tổ chức đón mừng linh đình như vậy chứng tỏ rằng chức vụ đó mang lại cho đương sự không ít quyền lợi.
Một ‘buổi lễ’ tốn kém và rầm rộ như vậy chắc chắn sẽ chẳng bao giờ diễn ra tại các nước thực sự tự do, dân chủ, minh bạch – nơi những người công quyền được chọn nắm giữ các chức vụ, vị trí vì năng lực chứ không phải vì có quan hệ hay ô dù.
Và việc ông Dũng vui mừng về việc được bổ nhiệm Cục trưởng Cục hàng hải cách đây chưa đầy hai năm nhưng giờ phải đối diện với án tử hình cho thấy – cũng giống như trường hợp Chang Song-thaek và Bạc Hy Lai – trong một thể chế chính trị như Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam, một cá nhân hôm nay được ‘làm quan’, được hưởng nhiều quyền lợi, bổng lộc nhưng mai có thể bị tước hết mọi thứ, thậm chí cả sự tự do, mạng sống của mình.
‘Sản phẩm’ của chế độ? Trường hợp của Bạc Hy Lai và đặc biệt vụ Chang Song-thaek với vụ án của Dương Chí Dũng không giống nhau vì ba quốc gia và cả nhân vật này đều có nhiều khác biệt.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là ba trường hợp này không có những tương đồng.
Nhờ liên hệ với chế độ và nhờ cơ chế, cả ba nhân vật từng có rất nhiều đặc quyền, đặc lợi.
Nhưng môi trường và cơ chế như vậy cũng là con dao hai lưỡi vi nó góp phần đẩy đưa họ vào con đường ‘phạm tội’ – ‘tạo phản’, ‘tham nhũng’ và ‘tham ô’.
Vì những ‘tội’ ấy họ bị tước hết mọi quyền lợi và phải đối diện với tù chung thân, án tử hình.
Chang Song-thaek, Bạc Hy Lai và Dương Chí Dũng ít nhiều phải chịu trách nhiệm về hành động của mình vì làm chính trị hoặc kinh doanh tại Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt Nam không phải ai cũng phải đối diện kết cục bi thảm như họ.
Nhưng nếu sống trong một quốc gia đa đảng, dân chủ, tự do và luật pháp thực sự công minh, chưa chắc ba người đó đã có được những đặc quyền đặc lợi và cũng chưa chắc rơi vào tình trạng bi thảm hiện nay.
Và do đó, ba trường hợp này cũng đặt ra câu hỏi phải chăng cơ chế của Bắc Hàn, Trung Quốc và Việt cũng góp phần tạo nên những vụ như ‘vụ án’ của Chang Song-thaek, Bạc Hy Lai và Dương Chí Dũng?
Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Vịt khổng lồ Đài Loan 'hết hơi'Chú vịt được bơm cao 18 mét đã đột ngột xì hơi hôm thứ Ba, chỉ 11 ngày sau khi được đưa ra bày ở cảng Keelung.
Các nhà tổ chức chưa rõ vì sao nó bị xì hơi, nhưng một giả thuyết được nhắc tới là nó bị chim đại bàng tấn công.
Chú vịt do nghệ sỹ người Hà Lan, Florentijn Hofman thiết kế, là bản khổng lồ của chú vịt đồ chơi vốn được dùng trong bồn tắm.
Hồi tháng trước, một chú vịt tương tự cũng bị hư hại ở Đài Loan, khi có trận động đất khiến nó bị xì hơi.
Một chú vịt Đài Loan thứ ba đã được đưa lên bờ hồi tháng Chín để tránh bão.
Cho xì hơi vào dịp Năm Mới? Rất đông người đã tới Cảng Keelung để đón chào năm mới, và chú vịt cao su lẽ ra sẽ đóng một vai trò quan trọng trong dịp lễ hội này.
Thế nhưng đoạn video quay được cho thấy chú vịt khổng lồ đột nhiên xịt hơi trước mắt mọi người ở cầu cảng.
"Chúng tôi muốn xin lỗi những người hâm mộ vịt cao su vàng," nhà tổ chức Huang Jing-taii nói với các phóng viên. "Chúng tôi sẽ kiểm tra cẩn thận chú vịt để tìm nguyên do."
Chú vịt nguyên bản do Hofman thiết kế đã được đưa đi toàn thế giới kể từ năm 2007, tới các thành phố như Sydney, Sao Paolo, Hong Kong và Amsterdam.
Nghệ sỹ thiết kế hy vọng tác phẩm của ông sẽ đưa mọi người xích lại gần nhau và tiếp cận với nghệ thuật công cộng.
Tuy có những kết cục không mấy thú vị, nhưng các chú vịt khổng lồ vẫn rất hấp dẫn khán giả Đài Loan.
Chú vịt tại Cao Hùng, bị hạ xuống trong dịp bão Usagi, đã thu hút bốn triệu du khách chỉ trong một tháng trưng bày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét