Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Bài viết hay(791)


Vậy là 1 năm mới nữa lại đến. Khắp đường phố đang nhộn nhịp những bước chân đi đón thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Mang theo trong đó những mong ước nhỏ bé, những hy vọng về một năm mới may mắn, tốt lành hơn.
Qua năm 2014, tôi ước gì sức khoẻ sẽ khá hơn, bệnh tật sẽ thuyên giảm, bớt stress, bớt lo nghĩ, bớt buồn chán, tức giận. Tôi ước gì có được một cuộc sống thật bình yên, không ai làm phiền tôi và tôi cũng sẽ không làm phiền ai hết. Ước gì công việc làm hiện nay vẫn ổn định, đừng ai nói xấu hay kiếm chuyện gì nữa.  Ước gì tôi cứ đi làm về rồi chui rúc vào trong căn phòng riêng của mình, thật bình yên, chỉ còn mấy con chó nhỏ làm bạn với mình.
Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 1
Ảnh Chí Toàn
Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 2
Cũng khiêu vũ chào đón năm mới. Ảnh Chí Toàn
Trên mạng xã hội, không khí năm mới cũng đã ngập tràn. Bên cạnh những hình ảnh chia sẻ khoảnh khắc của bản thân cùng với gia đình, bạn bè, người yêu... đón năm mới là những mong ước về 1 năm mới tốt lành hơn, may mắn hơn.
Những lời chúc mừng rất đơn giản, nhưng mang nhiều ý nghĩa được những cư dân mạng đăng tải khiến không khí của những thời khắc đầu tiên đón năm mới thêm ý nghĩa hơn. Có những người "canh me" tới đúng khi kim đồng hồ điểm qua lúc 12h đêm sang tới ngày mới để chia sẻ những cảm xúc của mình. Một nick có tên thuthuy chia sẻ: "Cứ gật gà gật gù vì cả ngày cố gắng hoàn thành công việc của năm cũ, nhưng tối vẫn cứ muốn thức để đón giao thừa, chào năm mới. Năm nay chẳng mong gì hơn ngoài sức khỏe tốt, kinh tế bớt khó khăn, được đi chơi nhiều hơn và sớm có "gấu" để ôm".

Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 3
Khoảng khắc ấm áp bên người mình thương yêu trong năm mới. Ảnh Chí Toàn
Có những người đã qua 12h đêm, mà công việc vẫn còn bộn bề, họ có một chút nuối tiếc, nickname thomnguyen tỏ vẻ hốt hoảng khi năm mới đã đến mà việc già cũng ngổn ngang: "Chết rồi Tết chạy đến đít rồi mà sao vẫn ngổn ngang thế này? Công việc ngổn ngang, con người ngổn ngang, đầu óc ngổn ngang, trái tim cũng ngổn ngang nốt".
Cũng có một số người vì công việc đặc thù nên phải chạy ra ngoài đường để "ngắm" người chứ không phải để đón giao thừa đến khi tạm xong công việc mới có chút thời gian để "nhìn lại" năm cũ và có những mong ước cho năm mới. Bạn Bảo Lê chia sẻ trên facebook của mình: "
Chào năm mới 2014 bằng việc 2 giờ sáng mới tạm xong việc. Một bức ảnh chụp trộm đôi bạn trẻ bên nhau lúc 0 giờ đêm tại Bờ Hồ, đủ để mình thấy phấn khởi!".

Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 4
Ảnh Lê Bảo
Điều khá xúc động rằng có rất nhiều bà mẹ trẻ, trong đêm cuối cùng của năm cũ, trong khoảnh khắc giao thừa lại không được ở bên gia đình vì bộn bề công việc. Vì "Tết Tây" cũng chỉ là một ngày bình thường. Họ mang theo nhiều nỗi niềm trăn trở, nhiều dự định cho một năm mới vui vẻ, hạnh phúc bên chồng con.
Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 5
Một bà mẹ trẻ làm trong ngành truyền thông đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng: "Đêm giao thừa năm mới ở cơ quan, chúc năm nay không còn phải lọ mọ đêm như thế này nhiều nữa, đủ tiền sắm con máy tính vừa nhẹ cấu hình vừa ngon, mua điện thoại thông minh để cùng con chụp ảnh tự sướng dài dài.
Hàng tháng nộp tiền học cho con và tiền gửi bác giúp việc không còn phải méo xệch méo xạc mặt mũi nữa, ra chợ muốn mua gì ngon cho chồng con ăn thì không phải trăn trở chi, chồng yêu ít phải ở nhà
mòn mỏi làm hậu phương vững chắc cho vợ nữa. Thấy đồ chơi xịn thi thoảng mua cho con không phải đặt lên đặt xuống.
Vài suy nghĩ lan man trong khi làm việc xuyên qua thời khắc năm mới, hình như toàn liên quan đến hai chữ tiền tiền. Năm mới năm me, chúc cả nhà năm mới tiền cũng vào như nước, tiền ra nhỏ giọt nhé!"

Những mong ước giản dị cho năm mới 2014 6
Tết luôn là thời khắc của các gia đình, của sự sum họp. Ảnh Chí Toàn
Một bà mẹ trẻ khác thì "giật mình" nhớ rằng, cách đây khoảng 5 năm có nói rằng, sang năm mới 5 năm nữa sẽ "sản xuất" thêm em cho con trai đầu thêm vui. Năm nay đã đến thời hạn đó rồi mà vẫn "chưa có gì". "2014 rồi, nhanh thế cơ chứ, cách đây 5, 6 năm gì đấy, tầm 2008 mình đã đặt kế hoạch sẽ có em cho Hổ vào năm này cơ mà nhỉ", nick babibeo chia sẻ.
Rất nhiều mong ước đã được viết lên, hy vọng năm 2014 những điều ước giản dị đó sẽ sớm thành hiện thực với mọi người.

Điều ước thứ 1: Con ước năm 2014 gia đình con gồm: mẹ và các anh, chị em điều sức khỏe dồi dào, tai qua nạn khỏi, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc.
Điều ước thứ 2: Con ước năm 2014 có một phép lạ giúp con có được một khoảng tiền để xây dựng một căn nhà mới.
Điều ước thứ 3: Con ước năm 2014 con gặp được một người con gái tuổi Thìn (sinh năm 1988). Để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân năm 2015 của con. Yahoo chúc điều ước của bạn nhanh chóng thành hiện thực!Còn bạn 2014, bạn mong ước điều gì?


Thủ tướng Dũng đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình vào năm 2016?
Thủ tướng Việt Nam có thể đang chuẩn bị cho tương lai chính trị của mình cho đại hội đảng kế tiếp từ bản thông điệp mới công bố đầu năm 2014, theo ý kiến phân tích từ Việt Nam.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được lựa chọn trong cơ chế lãnh đạo tập thể để đưa ra thông điệp đầu năm có thể là chỉ dấu cho thấy ông Dũng đang có thể mong muốn cải tổ hình ảnh bản thân, 'tạo dấu ấn cá nhân' cho các bước đi trong tương lai của ông.
Tuy nhiên, bản thông điệp hôm 01/1/2014 thể hiện một số nội dung 'khác lạ' mà có thể đồng thời phản ánh một bước đi thay đổi mang tính bắt buộc về mặt chiến lược và chính sách đối nội trước áp lực trong nước và quốc tế, vẫn theo các ý kiến.
Trao đổi với BBC hôm 02/1/2013 từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS nói với BBC ông tin rằng Thủ tướng Dũng có vi trí tốt hơn so với phần còn lại của bộ tứ lãnh đạo ở Việt Nam, khi đưa ra thông điệp đầu năm.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng ông Thủ tướng là người điều hành công việc hàng ngày của đất nước và ông ấy đưa ra thông điệp là hợp lý nhất so với những nguyên thủ khác. Bởi vì chỉ có ở Việt Nam mới có những nguyên thủ khác,
"Ở các nước có một nguyên thủ mang tính hình thức, chẳng hạn như là tổng thống, chủ tịch, vua chẳng hạn, thì những người ấy cũng không phải là nguyên thủ thực sự và họ cũng không bao giờ đưa ra thông điệp.
"Thường tất cả những người đưa ra thông điệp đầu năm đều là những người điều hành cơ quan hành pháp và hiểu như thế, ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra những thông điệp đầu năm, cũng là một thông điệp bình thường, không có gì lạ cả."
Hôm thứ Năm, GS. Tương Lai nói với BBC ông 'vui mừng' vì bản thông điệp của Thủ tướng chứa đựng các yếu tố 'đổi mới' liên quan dân chủ, cải tổ v.v..., tuy nhiên, Tiến sỹ Quang A cho rằng, về thực chất, nội dung của thông điệp là 'không có gì mới'.
Ông cũng cho rằng cần phải giành thời gian theo dõi việc liệu các nội dung của thông điệp có được thực hiện nghiêm túc hay không trên thực tế.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng không có gì là tin mừng cả, bởi vì những chuyện như thế người ta đã nói cả ngàn lần rồi.
"Bây giờ phải xem người ta làm việc ấy hiện nay và trong tháng tới, trong ba tháng tới, trong sáu tháng tới như thế nào, còn nghe những lời 'nhân dân làm chủ' rồi đủ những thứ khác, thì người ta nói nhiều chục năm nay rồi, không có gì là mới cả.
"Đối với tôi không có gì là mới và cũng chẳng có gì là đáng mừng cả, bởi vì ít ra là tôi đã nghe những cái như thế rất nhiều lần rồi." 
'Một sự khởi đầu mới'
Tôi cảm thấy đây là một bước khởi đầu đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong một giai đoạn mới mà ông Nguyễn Tấn Dũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhiều tầng lớp trong đó đặc biệt là tầng lớp trí thức, mà trí thức ở đây không chỉ thuần túy ở trong đảng mà còn đồng thời trí thức ngoài đảng nữa
» TS Phạm Chí Dũng
Cũng hôm 02/1, từ Sài Gòn, Tiến sỹ kinh tế Phạm Chí Dũng nói với BBC ông tin rằng bản thông điệp cho thấy Thủ tướng Dũng đang có sự trở lại trong một chặng đường mới, tái củng cố vị thế chính trị của mình.
Ông nói: "Tôi cảm thấy đây là một bước khởi đầu đối với ông Nguyễn Tấn Dũng trong một giai đoạn mới mà ông Dũng muốn tranh thủ sự ủng hộ của nhiều tầng lớp trong đó đặc biệt là tầng lớp trí thức, mà trí thức ở đây không chỉ thuần túy ở trong đảng mà còn đồng thời trí thức ngoài đảng nữa."
"Và hơn nữa, có lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn nhắm tới sự ủng hộ và sự tranh luận tương đối đa chiều của giới trí thức hải ngoại."
Theo nhà quan sát này, bản thông điệp cũng cho thấy Thủ tướng và các cộng sự làm chính sách đang có một số dấu hiệu thay đổi sách lược mà ít nhất muốn tạo ra một diện mạo mới trước quần chúng 'ít nhất về mặt phát ngôn.'
Tiến sỹ Dũng nói: "Khi đọc thông điệp này, tôi nhận thấy một sự khác lạ, một sự khởi đầu, điều đó có thể dự báo được.
"Tôi đã nghe trước đây câu chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn làm một điều gì đó để đổi mới, ít nhất để đổi mới gương mặt của chính thể và cũng đồng thời có một sắc thái mới đối với dung mạo, diện mạo của ông, trong con mắt của quần chúng và nhân dân."
"Điều đó dẫn tới thông điệp đầu năm và tôi cho đó là một bước khởi đầu ít nhất về mặt ngôn luận, ít nhất về mặt phát ngôn.
"Thông điệp này theo tôi đáng giá hơn là thông điệp Shangri-la về 'Lòng tin chiến lược' vì thông điệp này ít nhất ghi nhận một số khái niệm mới trong đó có những cụm từ về 'dân chủ' và có liên quan một số vấn đề cụ thể mà trong thời gian vừa rồi đã có dư luận, nhưng chưa thành hình."
Còn Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói: "Chắc chắn nó (bản thông điệp) phải có một ý nghĩa và người đưa ra thông điệp cũng muốn giành một ưu thế gì đấy cho bản thân mình với thông điệp của mình.
"Bởi vì nếu thông điệp mang một dấu ấn cá nhân rất mạnh mẽ để có sự ủng hộ của công luận, cái đấy, tôi nghĩ, nguyên thủ quốc gia nào cũng đều có ý định như vậy." 
'Thông điệp khác lạ'
Thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng khác hẳn so với thông điệp của đầu các năm trước. Năm nay, Thủ tướng đề cập đến các vấn đề hết sức căn bản và toàn diện về các vấn đề phát triển của Việt Nam, chứ không chỉ riêng khía cạnh kinh tếBà Phạm Chi Lan, nguyên Tổng thư ký VCCI
Hôm thứ Năm, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói với BBC bà quan tâm nhiều hơn tới nội dung của bản thông điệp hơn so với việc chính khách lãnh đạo có động cơ nào.
Bà nói: "Không ai dám võ đoán về động cơ, động lực của một người ở vị trí cao cấp như vậy, nhưng điều mà tôi chỉ mong đợi là thông điệp này thể hiện sự nhận thức của nhà nước, của chính phủ, của cá nhân Thủ tướng về các vấn đề phát triển của Việt Nam hiện nay,
"Và thể hiện một mong muốn, cũng như ý chí của Thủ tướng mong muốn có thể thực hiện được những thay đổi. Thế thì vì bất cứ động cơ nào, nhưng nếu tạo được sự thay đổi để cải cách cho Việt Nam phát triển tốt hơn thì tôi cũng đều hoan nghênh."
Theo nhà quan sát này, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam có mấy điểm chính cần được lưu ý:
"Tôi nghĩ thông điệp đầu năm nay của Thủ tướng khác hẳn so với thông điệp của đầu các năm trước. Năm nay, Thủ tướng đề cập đến các vấn đề hết sức căn bản và toàn diện về các vấn đề phát triển của Việt Nam, chứ không chỉ riêng khía cạnh kinh tế."
"Và những vấn đề được đề cập ở trong thông điệp đặc biệt tập trung vào ba chủ đề đó là phát triển dân chủ, cải cách thể chế và phát triển nông nghiệp, thì đều là những vấn đề hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay."
Về phần mình, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng cho rằng thông điệp của Thủ tướng Việt nam có mấy điểm đáng lưu ý về mặt nội dung.
Ông nói: "Thông điệp lần này mang sắc thái tương đối khác lạ. Nó khác lạ ở chỗ là một nửa của nó là nghị quyết của đảng, của chính phủ, và một nửa còn lại là những sắc tố khác."
Theo TS Dũng, có ba điều có thể ghi nhận trong thông điệp này. Ông nói:
"Thứ nhất là cụm từ đổi mới thể chế, thứ hai là cụm từ xóa độc quyền và thứ ba là một cụm từ khác là 'ngọn cờ dân chủ', chính xác hơn là 'nắm chắc ngọn cờ dân chủ."
"Ngoài ra cũng cần ghi nhận thêm một điều là có một khái niệm 'mới' lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam và được đưa vào một thông điệp của một nguyên thủ quốc gia. Đó là khái niệm 'nhà nước kiến tạo phát triển.'
Theo Tiến sỹ Dũng đây là một khái niệm của học giả phương Tây là người Mỹ đã được đưa ra từ năm 1982.
Khái niệm này theo ông đã "đưa ra lý luận về một nhà nước kiến tạo sự phát triển, tạo ra những khung phát triển để trên cơ sở đó các thành tố, các thành phần kinh tế đều có thể tham gia và phát huy nội lực vào trong sự nghiệp phát triển của đất nước." 
'Nhân quyền - nói và làm'
Nếu Thủ tướng và Chính phủ không thể chỉ đạo sát sườn, giải quyết được những vấn đề quyền con người của người dân, thì thông điệp của ông sẽ trở thành vô nghĩa và mục đích tạo ra sự ảnh hưởng đối với dân chúng trong các tầng lớp trí thức của ông sẽ không đạt được trong những tháng năm tới
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng
Các ý kiến bình luận cũng quan tâm ở khía cạnh được cho là mới mà Thủ tướng Việt Nam nêu trong thông điệp đầu năm, đó là vấn đề đẩy mạnh và phát huy dân chủ, nhân quyền ở trong nước.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng lưu ý về vấn đề cần xem xét việc thực hiện trên thực tế, tính thống nhất hay không giữa "nói và làm".
Tiến sỹ Quang A nêu quan điểm: "Vấn đề ở đây là người ta thực tâm nói cùng với tiếng nói của người dân và điều quan trọng nhất là thực hiện, có những giải pháp cụ thể, bước đi cụ thể, chính sách cụ thể để thực hiện cái mà người ta nói trong bản thông điệp và nếu làm được như thế, tôi nghĩ là rất là tốt."
"Và với tình hình như hiện nay, người dân càng ngày càng hiểu được ra, và người dân cũng có thể tìm mọi cách để gây áp lực, để cho người ta phải thực hiện những điều mà người ta đã hứa trong thông điệp chẳng hạn."
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng đề cập điều mà ông quan ngại và gọi là nền "văn hóa đấm đá" trong xử lý các vấn đề xã hội ở nhiều cấp chính quyền Việt Nam, trong đó có hành xử của công an, an ninh ở các cấp cơ sở và cho rằng thông điệp của Thủ tướng sẽ trở thành vô nghĩa, nếu ông không kiểm soát được nạn bạo hành của các cấp chính quyền địa phương.
Ông nói: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra một thông điệp đầu năm và thông điệp đó liên quan tới nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền bao gồm trong đó cả vấn đề nhân quyền và quyền con người cho người dân, tức là xã hội công dân."
"Ông nhắm tới vấn đề giám sát, kiểm tra và tiếng nói phản biện của người dân, như vậy thì chính là trách nhiệm đặt lên vai Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một khi ông đã đưa ra thông điệp này và chắc chắn trách nhiệm đó đồng thời cũng đặt lên vai chính phủ là chính phủ phải có những chỉ đạo sát thực, cụ thể,
"Đồng thời hậu kiểm với các chính quyền địa phương, không để xảy ra tình trạng tự tung, tự tác ở các địa phương trong việc trấn áp, đàn áp nhân quyền, hoặc hành xử đối với những người biểu hiện, biểu đạt nhân quyền, một cách vô lối."
"Nếu Thủ tướng và Chính phủ không thể chỉ đạo sát sườn, giải quyết được những vấn đề quyền con người của người dân, thì thông điệp của ông sẽ trở thành vô nghĩa và mục đích tạo ra sự ảnh hưởng đối với dân chúng trong các tầng lớp trí thức của ông sẽ không đạt được trong những tháng năm tới," Tiến sỹ Dũng đưa ra cảnh báo.

BBC, 03/01/2014
Năm 2014 sẽ thay đổi lớn trong thi tốt nghiệp THPT. Cuối giờ chiều qua (2.1), Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo thông báo và lý giải về dự thảo mới nhất phương án thay đổi thi và công nhận tốt nghiệp trong những năm sắp tới.
Kết quả thi ngoại ngữ như hiện nay là hình thức !

3 tiêu chí được xét miễn thi
Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong 3 năm học THPT; kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp; các kỳ thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật, các cuộc thi trí tuệ dành cho học sinh THPT được tổ chức ở cấp quốc gia, quốc tế.
Việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp THPT cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, điểm trung bình các bài thi và điểm trung bình cả năm học sẽ có giá trị tương đương nhau (50-50); cộng thêm điểm khuyến khích (nếu có). Tuy nhiên, xếp loại tốt nghiệp (giỏi, khá, trung bình) sẽ không tính điểm khuyến khích.

Trước băn khoăn của nhiều người cho rằng tại sao ngoại ngữ chỉ là môn thi tính điểm khuyến khích, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, giải thích: “Sắp tới trong chương trình mới và như Đề án dạy học ngoại ngữ bắt buộc đã được triển khai từ lớp 3 thì điều mà Bộ muốn hướng tới không phải dạy học ngoại ngữ như hiện nay, không phải dạy ngữ pháp là chính là phải theo năng lực giao tiếp, nghe nói đọc viết được”. Theo ông Hiển, cách thi tốt nghiệp và điều kiện thi tốt nghiệp THPT như hiện nay thì không đánh giá được năng lực giao tiếp như mong muốn mà Bộ đang hướng tới ở trên. “Chính vì vậy, chúng tôi cũng không muốn thi ngoại ngữ bắt buộc mà chỉ dẫn tới một kết quả hình thức”, ông Hiển khẳng định.
Địa phương chịu trách nhiệm nếu xảy ra tiêu cực
Trong dự thảo, Bộ có bổ sung đối tượng được miễn thi nhưng giới hạn ở tỷ lệ không quá 20% học sinh của toàn tỉnh. Giải thích về con số này, ông Hiển cho biết: “Ở đây căn cứ vào thực tế những năm trước khi thi tốt nghiệp thì thường có khoảng hơn 20% học sinh đạt loại tốt nghiệp khá giỏi. Để chặt chẽ hơn thì Bộ lấy ít hơn số đó, con số này cũng có thể xem xét và điều chỉnh sau”. Ông Hiển nói thêm: “Chúng tôi biết rằng chắc chắn số này thi thì sẽ đỗ nên miễn để học sinh đỡ phải thi và về mặt tổ chức cũng giảm được ít nhất là 20% số đề thi, số giám thị, số phòng thi…”.
Tuy nhiên dư luận lo ngại là có khả năng xảy ra tiêu cực nếu cho phép miễn thi và tính điểm học lực trung bình năm lớp 12 khi mà chất lượng giáo dục các nơi thì khác nhau. Ông Hiển cũng cho biết việc lựa chọn đối tượng miễn thi sẽ quy trách nhiệm cho các địa phương, của các trường. “Sẽ quy rõ trách nhiệm của cá nhân và tập thể nếu để xảy ra sai sót, tiêu cực. Bộ chỉ đưa ra các tiêu chí chứ không thể đến từng trường để chỉ định học sinh nào được miễn thi”, ông Hiển nhấn mạnh.
Có khả năng môn nào thì chú trọng môn đó
Theo dự thảo, thí sinh sẽ thi 4 môn trong đó có 2 môn tự chọn. Dư luận cũng lo ngại điều này sẽ dẫn đến việc học lệch. Ông Hiển cho biết thực tế học sinh vẫn học lệch kể cả đến cuối tháng 3 mới công bố môn thi như quy định hiện hành. “Nếu học lệch một cách chính đáng cũng là điều tốt, tức là đảm bảo có đủ kiến thức ở tất cả các môn một cách tối thiểu rồi sau đó học sinh yêu thích và có khả năng ở môn nào thì sẽ chú trọng hơn ở môn đó. Đây cũng là một trong những mục tiêu dạy học phân hóa mà Bộ đang mong muốn hướng tới ở bậc THPT. Hơn nữa, theo dự thảo, việc xét tốt nghiệp còn căn cứ tới 50% vào kết quả học lực của năm học lớp 12, nghĩa là tất cả các môn đều được tham gia vào xét tốt nghiệp chứ Bộ không bỏ môn nào cả”, ông Hiển giải thích thêm.
Ông Nguyễn Vinh Hiển cho biết nếu được dư luận đồng tình thì có thể áp dụng ngay trong năm nay 2014. Phương án được thông qua sẽ áp dụng ổn định đến năm đầu tiên học sinh hoàn thành lớp 12 theo chương trình, sách giáo khoa mới. Cũng theo ông Hiển học sinh cũng không ì đột ngột vì yêu cầu về nội dung thi cũng nằm trong chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông chứ không có gì thay đổi về mức độ yêu cầu. Chỉ có phương án chọn môn thi khác thôi còn cách thức thi vẫn như vậy.  
Công nhận và xếp loại tốt nghiệp
Dựa thảo đưa ra việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp được thực hiện theo quy chế thi. Điểm xét và công nhận tốt nghiệp được xác định như sau:
Hai phương án thay đổi thi tốt nghiệp THPT 2
Về số môn thi
Dự thảo mới nhất được công bố hôm qua (2.1) đưa ra 2 phương án về việc thay đổi số môn thi tốt nghiệp.
Phương án 1: Thi 4 môn, gồm: 2 môn thi bắt buộc là toán và ngữ văn; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Ngoại ngữ là môn khuyến khích. Học sinh có thể đăng ký thi môn ngoại ngữ (đề ra theo chương trình 7 năm hiện hành) để được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp. Dự kiến bài thi môn ngoại ngữ đạt 9 trở lên được cộng 2 điểm; 7 trở lên được cộng 1,5 điểm; 5 trở lên được cộng 1 điểm.
Phương án 2: Thi 5 môn, gồm: 3 môn thi bắt buộc: toán, ngữ văn và ngoại ngữ; 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử. Với môn ngoại ngữ, thí sinh giáo dục thường xuyên và giáo dục THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý và lịch sử sao cho không trùng với 2 môn tự chọn nói trên.
Tuệ Nguyễn
Vào các năm 1995 đến 1998, tôi đã chọn SGTT làm kênh quảng cáo chính cho các sản phẩm mà các công ty tôi làm giám đốc hoặc giám đốc marketing, những sản phẩm như HP, Motorola, Samsung, Swatch, Nokia, Siemens, v.v… Không những SGTT là kênh quảng cáo chính mà đây cũng là một kênh báo chí tôi chọn làm nơi đưa ra hàng loạt những quan điểm, đánh giá và phản biện, vì SGTT, nhất là đội ngũ phóng viên, nhà báo, luôn sẵn sàng chịu "rủi ro" nếu những thông tin đưa ra là hợp lý, minh bạch và đầy đủ. Ngay cả đối với những vấn đề hay sự kiện có thể rất "nhạy cảm".
Dưới đây là một trong những sự kiện "nhạy cảm" đã làm cho ban biên tập và phóng viên bị Thành Uỷ kiểm điểm mà tôi đã vô tình dự phần từ đầu và sau đó phải cố tình tham gia để phần nào giúp giải quyết từ "phía sau lưng hậu trường".
Viết về sự kiện này như là một lời ngợi khen ngắn gọn của tôi đối với các anh em đã làm việc cho SGTT và như là một lời chia tay với một tờ báo đang bị đóng cửa.

Vào giữa tháng 6/2008, Saigontel được cấp giấy phép đầu tư "Công Viên Phần Mềm Thủ Thiêm", dự án có quy mô: tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỉ USD đầu tư cho diện tích 16 hecta; chủ dự án còn tuyên bố rằng: "Trong quá trình xây dựng, dự án này sẽ tạo cơ hội việc làm cho khoảng 40.000 công nhân. Sau khi hoàn thành, dự án này sẽ duy trì thường xuyên lực lượng lao động bảo trì, phục vụ khoảng 70.000 người. Cũng theo tính toán của các chuyên gia thiết kế dự án trên, trung tâm phần mềm Thủ Thiêm đủ chỗ làm việc cho khoảng 49.000 người."
Với những con số khổng lồ này, tôi thấy ngay dự án này có vấn đề! Không phải chỉ một hoặc hai vấn đề mà nhiều vấn đề vô cùng phản khoa học.
Đối với cộng đồng ICT thì đây quả thật là một siêu dự án có quá nhiều hứa hẹn, vì vậy, nhóm phóng viên ICT tại TP có giao lưu với tôi và tìm hiểu cách nhìn của tôi để tham khảo thêm từ nhiều góc độ khác nhau, cuộc giao lưu thân mật này được thực hiện vào đầu tháng 7/2008 trên sân thượng tầng 5 tại KS Rex (ngoài trời để anh em hút thuốc).
Trong cuộc giao lưu, tôi phân tích rõ về các góc độ sau:
1. Tính hiệu quả kinh tế của dự án: Với 1.2 tỷ USD chỉ cho 16ha đất sử dụng, tính đổ đồng là 7.500 USD/m2 hoặc ~1.000 USD/m2 cho cây xanh và đường sá + ~17.000 USD/m2 cho phần các loại toà nhà. Với con số đơn giản này thôi thì việc thu hồi vốn trong vòn 10 năm là bất khả. Từ đó, không thể có chuyện đầu tư để có hiệu quả kinh tế được. Và nhóm đối tác từ Đài Loan lại vô cùng kinh nghiệm trong kinh doanh bất động sản cho nên rất có vấn đề.
2. Tính thực tế của các doanh nghiệp phần mềm: Gia tài quan trọng nhất của các DN phần mềm là chuyên viên phần mềm, ngay cả ở Silicon Valley, các DN luôn tạo mọi cách để giữ cách biệt chuyên viên của họ đối với mọi DN khác nhằm tránh bị đối thủ dụ dỗ bỏ DN đi nơi khác. Bên cạnh, việc bảo mật về thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng, v.v… là những bảo mật hàng đầu. Cho nên không một DN phần mềm nào chọn chung chạ với các DN đối thủ cả. Lý do để DN phần mềm vào khu Quang Trung chỉ là vì lúc đó công viên phần mềm Quang Trung có hạ tầng truyền dẫn tốt, rẻ, và những ưu đãi cho DN vào đó rất lớn so với ở bên ngoài. Nhưng sau 2005 thì thực tế lại khác, những DN này tuy vẫn giữ trụ sở ở trong đó, nhưng những nhóm chuyên viên phần mềm chính của họ được ngấm ngầm đưa ra ngoài để hoạt động. Vì vậy, dự án "Công Viên Phần Mềm Thủ Thiêm" chỉ là tên gọi chứ định hướng kinh doanh không thể nào như họ tưởng tượng.
3. Thực tế về nhu cầu phát triển ICT tại Việt Nam: Sự rời rạc trong phương pháp phân cấp chủ quyền những dự án IT xương sống của nhà nước hoàn toàn phản khoa học trong góc độ quản trị cũng như trong góc độ triển khai các giải pháp, nhất định sẽ dẫn tới tình trạng thiếu tập trung, lãng phí và trì trệ. Từ đó, việc nhu cầu chuyên viên phần mềm cho lĩnh vực ICT của cả nước sẽ rất nhỏ, chưa bàn đến chuyện có 49.000 người thường xuyên làm việc tại dự án này!
Đó là những tóm tắt ngắn gọn của 1 buổi giao lưu kéo dài hơn 3 giờ trao đổi liên tục giữa phóng viên các báo và cá nhân tôi.
Sau đó hai tuần, vào ngày 21/7/2008, báo SGTT đưa lên một bài báo với tựa đề "Trung tâm phần mềm Thủ Thiêm - 90% là diện tích văn phòng và thương mại" với kết luận:
"Như vậy doanh số, bài toán nguồn nhân lực của trung tâm này đều có ít nhiều hoài nghi tính khả thi của nó. Do đó không ít các doanh nghiệp phần mềm đang ngờ rằng, dự án trung tâm phần mềm Thủ Thiêm cũng là một dự án bất động sản đơn thuần như bao dự án mà SaigonTel đang tham gia. “Để thuận tiện trong việc xin giấy phép, họ lựa chọn “chiêu bài” tập trung vào những lĩnh vực mà TP.HCM đang hướng đến như công nghệ cao, công nghệ phần mềm… Đến khi xây dựng xong, cho ai thuê mà chẳng được. Đâu có quy định chế tài nào không cho các đối tượng khác vào trung tâm phần mềm thuê chỗ đâu”, ông Hoàng Ngọc Diệp, cố vấn cao cấp của tập đoàn Foxconn tại Việt Nam thẳng thắn nhận xét."
Câu chuyện nếu tới đây dừng thì chẳng có gì để bàn luận xôn xao cả. Tuy nhiên, sự việc đã không đơn giản như vậy!
Hai tuần sau, ban biên tập và phóng viên viết bài này nhận một cái công văn từ văn phòng Thành Uỷ lệnh điều tra, báo cáo và kiểm điểm vì viết bài báo này!
3 tuần sau nữa, công ty Foxconn nhận công văn từ UBND TP yêu cầu Foxconn giải trình tại sao tôi, cố vấn cao cấp của Foxconn, lại dám đưa ra những nhận định "tiêu cực" về một "siêu dự án" của TP mà chính Thành Uỷ duyệt và đỡ đầu. Bức công văn này có c.c. đến văn phòng Thành Uỷ.
Với tư cách một nhà đầu tư đã bỏ ra gần 2 tỷ USD và chuẩn bị bỏ thêm 3 tỷ USD nữa tại VN, Foxconn bắt buộc phải trả lời công văn này. Và với tư cách cố vấn cao cấp của Foxconn, tôi cũng đã phải tham gia "giải trình" theo yêu cầu của công văn này. Tôi đã đề nghị và cùng Foxconn giải quyết như sau:
– Foxconn gửi 1 công văn đến UBND TP khẳng định rằng: Foxconn không hề có liên quan gì đến sự việc này cả. Cố vấn của họ (là các nhân tôi) hoàn toàn độc lập trong những hoạt động và nhận định của tôi, và Foxconn chỉ chịu trách nhiệm giải trình những gì họ thực hiện cho dù theo sự cố vấn của tôi hay không. Tuy nhiên, để giữ quan hệ tốt với chính quyền địa phương, Foxconn đã đền nghị cố vấn của họ trực tiếp giải trình.
– Phần tôi, tôi viết một bức thư giải trình mọi sự việc, cách nhận xét và đánh giá độc lập của tôi đến UBDN TP, trong bức thư này, tôi có đưa ra thêm ba phần:
1. Tôi sẵn sàng đối chất với bất kỳ tổ chức, bất kỳ nhóm chuyên gia nào của nhà nước hoặc của nhà đầu tư để bảo lưu quan điểm của tôi.
2. Tôi đồng gửi bức thư này đến Văn phòng TƯ đảng, Thủ Tướng CP, Chủ Tịch QH và tất nhiên Thành Uỷ TP.
3. Tôi cho biết rằng vì đây là quan điểm của tôi mà phóng viên viết lại, cho nên nếu BBT và phóng viên của SGTT có bị kỷ luật vì bài báo thì cá nhân tôi sẽ chính thức kiện tổ chức quyết định kỷ luật họ.
Sau 2 tháng kể từ khi Foxconn và tôi gửi phúc đáp, mọi chuyện nhẹ lại và dừng.
Ban biên Tập SGTT và phóng viên bị cảnh cáo nhẹ, phóng viên bị "đì" nhè nhẹ trong vòng hơn 1 năm.
Sau hơn 4 năm treo và vẽ vời, đầu năm 2013, dự án này chính thức bị rút giấy phép vì bị xem như là "chiếc bánh vẽ" to đùng của nhà đầu tư!
Tại sao hệ thống nhà nước yếu kém đến mức không nhận ra đây là chiếc bánh vẽ từ đầu?
Tại sao lại đi kiểm tra, kiểm điểm, khiển trách một tờ báo viết một bài báo nhận định về nó mà không chịu đánh giá nghiêm túc về phản ánh và phản biện của bài báo?
Tại sao phải mất hơn 4 năm nhà nước mới chịu công nhận đây là chiếc "bánh vẽ"?
Và có một điều nằm ngoài mọi câu hỏi trên:
Sự thẳng thắn và sẵn sàng chịu rủi ro để đưa một bài báo cảnh tỉnh của báo SGTT, sự sẵn sàng chịu sức ép quái dị của nhà cầm quyền mà chính phóng viên đã biết trước là có thể sẽ phải gánh chịu… chính là giá trị của báo SGTT mà từ đầu tôi đã nhận biết.
Chúc SGTT có cơ hội tiếp tục, nếu không, chúc những người bạn đã cũng như đang làm việc cho SGTT tiếp tục có cơ hội đóng góp cho VN. Không như những tờ báo lá cải và tuân phục một chiều!
Hoàng Ngọc Diệp
Do những tấm biển tên đường được ghi bằng ký hiệu PS1, PS2, LS4, SD1, CD2... nhiều người sống ở khu đô thị Nam Trung Yên cũng không thể nhớ nổi và nhiều lần phải hỏi thăm đường.



Trong khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội) hiện có rất nhiều tên đường lạ. Những tên đường này không được đặt theo tên danh nhân, địa danh... mà là các chữ cái viết tắt rất khó hiểu như: PS1, PS2, LS3, LS4, LS5, SD1, SD2, CD2…



Ông Vũ Văn Thủy (54 tuổi), bán nước ở đây đã lâu cho hay, cách đặt tên đường bằng chữ số này làm người dân rất khó hiểu, hay bị nhầm lẫn. "Dù tôi ở đây đã lâu nhưng mỗi khi đi lại vẫn phải hỏi thăm đường", ông Thủy cho biết thêm.



Còn theo bà Nguyễn Thị Ngát (cũng trong khu đô thị Nam Trung Yên), các tên đường này na ná nhau nên không phân biệt được. Nhiều lần người thân đến chơi, bà Ngát phải bảo đứng ở đầu đường Phạm Hùng đợi để ra đón vì sợ vào đây họ lạc đường.



Các biển đường tự tạo này không có biểu tượng Khuê Văn Các như quy định của thành phố.



Chiều 3/1, các công nhân của Công ty xây dựng Hà Thành đã đi tháo dỡ những biển hiệu khó hiểu này. 



Và những con đường ở khu đô thị Nam Trung Yên lại trở thành đường không tên.
Thông điệp lãnh đạo ba nước khác nhau
Thông điệp năm mới của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên khác cả về nội dung và hình thức, phản ánh các thách thức đối với họ và hệ thống chính trị từng nước.
Ông Kim Jong-un nói về nhu cầu thanh trừng, loại trừ 'bè lũ phản Đảng' Chang Song-thaek nhưng cũng muốn cải thiện quan hệ với miền Nam và nói đến kinh tế nhiều hơn quân sự.
Ông Tập Cận Bình không hề dùng chữ vào về Đảng Cộng sản hay chủ nghĩa xã hội mà tập trung vào chủ đề yêu thích ' Giấc mơ Trung Hoa', nhu cầu cải cách, Quân Giải phóng và vị thế Trung Quốc trên thế giới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn dùng các cụm từ cũ như 'toàn Đảng, toàn dân, toàn quân' nhưng cũng đề cao dân chủ, cải cách doanh nghiệp nhà nước pháp quyền.
BBC Tiếng Việt tổng hợp những nét chính trong thông điệp của ba nhà lãnh đạo và các thách thức từ thực tế:
"Trong năm 2013, chúng ta đã có một kế hoạch chung để thúc đẩy cải cách toàn diện và đã đưa ra kịch bản cho phát triển trong tương lai.
Vào năm 2014, chúng ta được kỳ vọng sẽ đi những bước dài rộng trên lộ trình cải tổ.
Chúng ta đã đẩy được nhiều cải cách với mục tiêu cơ bản là làm quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng hơn. Chúng ta cũng có mục tiêu nâng cao mức độ bất thiên vị và công lý trong xã hội để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn...
Vũ trụ ngoài kia vô cùng rộng lớn và có vô vàn vì sao rạng rỡ.
Hơn 7 tỷ người đang sống trên Địa Cầu. Chúng ta cùng đi trong một con thuyền nên cần phải dựa vào nhau để cùng phát triển.
Người Trung Quốc chúng ta cần thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, làm khởi sắc dân tộc Trung Hoa, và cũng chúc người dân ở mọi nước biến giấc mơ của họ thành hiện thực."
Giằng co quyền lợi Ông Tập không đứng trên lễ đài mà ngồi bên bàn làm việc đọc thông điệp năm mới nhằm tạo cảm giác gần dân.
Thế nhưng năm 2014 là năm ông Tập sẽ phải đối diện với những thách thức tăng lên.
Theo Russell Leigh Moses trên trang Blog của Wall Street Journal, năm nay, ông Tập Cận Bình có cơ hội dùng các bài học của 2013 nhằm 'hạn chế những hoạt động xã hội' mang tính chính trị, để chúng không lan rộng.
Cuộc trấn áp mạng xã hội cũng cho thấy ông Tập không muốn để những người tin vào các giá trị dân chủ Phương Tây có tiếng nói lớn hơn.
Dù muốn tỏ ra là một nhân vật khác các lãnh đạo tiền nhiệm nhưng thông điệp 'chấm dứt nền chính trị kiểu cũ' của ông không có nghĩa là 'chấm dứt quyền lực của Đảng', theo Russell Leigh Moses.
Chưa kể, ông Tập ban đầu tỏ ra muốn cải tổ cả các 'nhóm lợi ích khổng lồ' kể cả phe quân đội nhưng càng gần đây lại càng đổi chiều theo hướng dựa vào Quân Giải phóng.
Cải cách kinh tế cũng sẽ gặp nhiều thách thức.
Trang The Economist cho rằng năm 2014, Trung Quốc không còn nằm trong nhóm tăng trưởng hàng đầu mà đã chấp nhận mức tăng trưởng chậm lại, một phần để hạ nhiệt kinh tế, một phần để điều chỉnh cung cầu.
Nhu cầu cân bằng thu nhập nông thông và thành thị được xác định là rất quan trọng để tăng sức mua nội địa nhưng vì chênh lệch đã quá cao nên chưa dễ điều chỉnh.
Các nhóm lợi ích ở cấp tỉnh mà hiện tổng số nợ lên tới 2,9 nghìn tỷ USD cũng không dễ chấp nhận cải cách.
"Năm ngoái, chúng ta đã kiên quyết loại trừ bè phái cặn bã nhòm ngó vào quyền lực của Đảng.
Quyết định kịp thời, chính xác của Đảng ta nhằm thanh trừng những phần tử chống Đảng, phản cách mạng đã giúp củng cố sự đoàn kết trong Đảng.
Toàn Đảng và hàng ngũ cách mạng đã được củng cố mạnh mẽ hơn và sự thống nhất một lòng được hun đúc mạnh hơn 100 lần.
Mọi đồng bào Triều Tiên, ở miền Bắc, miền Nam và ở nước ngoài cần tham gia cuộc chiến nhằm thực hiện Tuyên bố chung 5 điểm và Tuyên bố 4 tháng 10."
Thay đổi ngôn từ Theo báo Chosuncủa Nam Hàn, có nhiều sự thay đổi trong ngôn từ của ông Kim Jong-un.
Bài diễn văn đầu năm của ông Kim đặt kinh tế lên trên quân sự dù vẫn có lời đe dọa Hoa Kỳ và Nam Hàn.
'Nhân dân' được nói đến nhiều hơn cả (59 lần), theo sau bằng 'kinh tế' - 24 lần, nhiều hơn cả 'chủ nghĩa xã hội (18 lần), và nhiề̉u hơn hẳn cụm từ 'songun' tức chủ thuyết quân sự là thống soái (chỉ có sáu lần).
Đoạn nhắc về 'đồng bào miền Bắc, miền Nam' là dấu hiệu cho thấy ông muốn mở cửa hơn với Seoul, theo đánh giá của Jang Jin-sung trên trang NK News.
Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng bỏ chữ 'vĩ đại' khỏi đoạn nhắc về dân tộc Triều Tiên mà chỉ nói 'quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng'.
Đây có thể là chỉ dấu ông muốn đặt Bắc Hàn trong cộng đồng các quốc gia, thay cho cách nói từ trước nhấn mạnh đến sự vĩ đại và riêng biệt của nước này.
Nhưng ông Kim Jong-un cũng sẽ gặp nhiều thách thức dù muốn thay đổi.
Hệ thống kinh tế, công nghệ của Bắc Triều Tiên đã quá tụt hậu và cải cách kinh tế chỉ có thể bắt đầu khi có lối thoát chính trị.
Báo Chosun bình luận rằng các vấn đề kỹ thuật lộ ra cả khi bài diễn văn được truyền trực tiếp.
Làn sóng truyền hình bị đứt nhiều đoạn và hình ảnh ông Kim Jong-un ngồi một mình trước micro, cúi đầu đọc trang giấy thiếu diễn cảm phần nào phản ánh thực tế buồn thảm ở Bình Nhưỡng.
"...Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự tùy thuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt...
Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu...
Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại...
Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
...Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch..."
Khuyến khích thay đổi Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng đang thu hút nhiều bình luận.
Ông Tống Văn Công từ TPHCM so sánh bài này với phát biểu 'giáo điều' của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng hồi cuối tháng 12/2013 và cho rằng "nhiều nội dung do ông [Nguyễn Tấ́n Dũng] đặt ra rất đáng quan tâm.
"Có thể hiểu đây là sự kế tục mạnh mẽ tư tưởng Tuyên ngôn độc lập 1945 mở đầu bằng Điều 1 của Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng Pháp. Điều đó cũng buộc phải nhớ và tôn trọng Điều 16 của Tuyên ngôn này vốn là nền tảng Hiến pháp 1946 về nguyên tắc tam quyền phân lập..."
"Chính phủ không thể là kẻ đối lập với các quyền tự do cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền tự do đó cho công dân."
Còn giáo sư Tương Lai thì nhận xét:
"Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân.
Xây dựng xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được."
Nhưng cũng có blogger như ông Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi về chuyện nhân quyền Việt Nam:
"Có quá nhiều chuyện để cơ quan nhân quyền quốc gia bày tỏ một chút lòng thành với người dân, liên quan đến đất đai, môi trường, án oan sai, nạn cường hào ở các địa phương…, chưa kể đến chủ đề tự do báo chí, tự do biểu đạt và tự do tôn giáo vẫn đang bị đưa ra đánh đố như một loại 'tài nguyên nhân quyền'".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét