Hiển thị các bài đăng có nhãn CSS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CSS. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Cách viết giản lược trong CSS shorthand

Nếu bạn là người thực sự muốn tìm hiểu về CSS, thì bạn không thể không tìm hiểu cách viết giản lược(shorthand) trong CSS. Cách viết này thực sự mang lại những lợi ích và tiện lợi khi bạn sử dụng CSS.
csseditlogo1 Cách viết giản lược trong CSS
Trước khi đi vào phân tích những tiện lợi mà nó mang lại, tôi xin lấy một ví dụ đơn giản như sau. Giả sử rằng chúng ta muốn định dạng cho một thẻ <div> có đường viền bao quanh thì chúng ta cần phải viết.
border-width: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Thay vì phải viết như vậy chúng ta chỉ cần viết
border: 1px solid #CC0000;
Qua ví dụ đơn giản ở trên ta có thể thấy cách viết này mang lại cho chúng ta một số lợi ích sau. Thứ hai
  1. Thứ nhất: nó giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể thời gian phải viết mã CSS.
  2. Thứ hai: bạn cứ tưởng tượng rằng file CSS của bạn có tới vài ngìn dòng và dung lượng lên tới vài trăm Kb, thì cách viết này còn giúp bạn giảm thiểu được đáng kể dung lượng của file CSS và giúp bạn dễ dàng theo dõi hơn, khi số lượng dòng của trang được giảm xuống.
Sau đây tôi xin đi vào chi tiết một số thuộc tính trong CSs mà chúng ta có thể dùng cách viết giản lược.

1. Thuộc tính Color

Có rất nhiều cách để định nghĩa một màu trong CSS, chúng ta có thể định nghĩa theo hệ số Hexa(trong hệ màu RGB), hoặc chúng ta có thể viết tên màu (ví dụ: white, red…). Nhưng cách định nghĩa theo hệ số Hexa được sử dụng thông dụng nhất. Để định nghĩa theo hệ Hexa chúng ta sẽ đặt dấu (#) ở trước sau đó đến các thông số màu (ví dụ: #003366). Dãy các thông số màu được chia làm 3 phần tương ứng với ba màu Red, Green, Blue (00: Red | 33: Green | 66: Blue). Trong cách định nghĩa hệ số màu ta cũng có cách viết giản lược như sau: #000000 có thể viết #000 hoặc #003366 có thể viết #036

2. Thuộc tính margin và padding.

margin-top: 10px;
margin-right: 15px;
margin-bottom: 20px;
margin-left: 25px;
Được thay thế bằng
margin: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Tương tự với thuộc tính padding
padding-top: 10px;
pading-right: 15px;
padding-bottom: 20px;
padding-left: 25px;
padding: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Cả hai thuộc tính margin và padding có hai chú ý như sau: nếu trong trường hợp có hai thông số.
margin: 10px 20px; /* top bottom | right left */
padding: 10px 20px; /* top bottom | right left */
Thì thông số thứ nhất tương đương với topbottom còn thông số thứ hai tương đương với rightleft
Trong trường hợp marginpadding có 3 thông số:
margin: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
padding: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
Thì thông số thứ nhất tương đương với top, thông số thứ hai tương đương với rightleft, thông số thứ 3 tương đương với bottom

3. Thuộc tính border.

border-with: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Sẽ viết thành
border: 1px solid #CC0000; /* width | style | color */

4. Thuộc tính background.

background-color: #CC0000;
background-image: (image url);
background-repeat: no-repeat; /* repeat-x, repeat-y */
background-position: top left;
Tương đương với
background: #CC0000 url(image url) no-repeat top left;

5. Thuộc tính font

font-size: 1em;
line-height: 1.5em;
font-variant:small-caps;
font-weight: bold;
font-style: italic;
font-famyli: Arial, Verdana, Sans-serif;
Dạng viết giản lược
font: 1em/1.5em bold italic small-caps Arial,Verdana,Sans-serif;

5. List type

list-style: none;
Có nghĩa là
list-style-type: none;
Bạn cũng có thể sử dụng thuộc tính list-style-position và list-type-image để định dạng cho danh sách không có thứ tự unordered lists, sử dụng hình ảnh cho mỗi dòng và sử dụng list-type-style là hình vuông trong trường hợp không hiển thị được ảnh. Và hai cách viết dưới đây là như nhau.
list-style:square inside url(image.gif);
là giản lược cho
list-style-type: square;
list-style-position: inside;
list-style-image: url(image.gif);

6. Outline

Thuộc tính này rất ít dùng vì có rất ít các trình duyệt hiện tại hỗ trợ thuộc tính này, hiện tại chỉ có một số trình duyệt hỗ trợ thuộc tính này Safari, OmniWeb và Opera. Cách viết giản lược các thuộc tính này như sau:
outline-color: #000;
outline-style: solid;
outline-with: 2px;
Cách viết giản lược sẽ là
outline: #000 solid 2px;

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

10 lý do để học CSS thiết kế web

{VnTim™} 10 lý do thiết kế web bằng CSS

1. Xây dựng một nền tảng để thay thế các phương thức cổ điển của Web.
Tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) tạo ra CSS để thay thế các bảng (table), các thẻ font, frame và các dạng "hack" thẻ HTML để tạo hiệu quả cho website Với tôi, CSS mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Nhìn cái tag font rối rắm là tôi thấy nản. Coder muốn sửa chữa gì cũng mệt vì sự rối rắm của nó. Trong trường hợp muốn thay đổi về thiết kế của code, bạn lại đụng tới khá nhiều mảng của coder. Còn nếu sử dụng css, việc chỉnh sửa rất đơn giản, không phụ thuộc vào coder.

2. Tăng tốc độ website.
Thời gian load một website sẽ nhanh hơn. Dung lượng của một trang web sẽ nhẹ hơn 50% so với cách làm cổ điển.
Theo cơ sở của DOM thì:
- Table: web browser phải load cả <table>...</table> thì mới có thể dựng thành DOM tree và hiển thị ra màn hình.
- Div: chỉ cần load <div>..</div> là đã có thể dựng được DOM tree và hiển thị.
Như vậy, quá trình hiển thị 1 trang table-less sẽ nhanh hơn 1 trang table. Hơn nữa, cùng 1 cấu trúc nhưng DOM tree của table sẽ lớn và phức tạp hơn của div rất nhiều, điều này cũng ảnh hưởng đến bộ nhớ và tốc độ xử lý của browser.
Chưa kể, cùng 1 trang nhưng nếu dùng table thì code HTML sẽ lớn hơn dùng div. Code CSS có dùng div có thể sẽ lớn hơn,nhưng CSS được load 1 lần, sau đó được cache trên client

3.Thời gian phát triển website nhanh hơn
Thông qua một thao tác về thiết kế: thay đổi CSS, thì hàng ngàn trang web sẽ được thay đổi theo.

4. Typography thể hiện ngầu hơn.
CSS có khả năng kiểm soát mạnh mẽ hơn tag FONT rất nhiều. Chúng ta có thể kiểm soát chiều cao giữa các dòng, thay màu font, các font theo họ - tức là không có font này, sẽ tự chọn font tiếp theo trong danh sách, và nhiều nhiều hơn thế.

5. Dễ viết.
Bạn có thể tạo và thay đổi CSS dễ dàng như khả năng làm code HTML thủ công.

6.Khả năng phát triển.
Sử dụng CSS hiệu quả sẽ tương tự như sử dụng cấu trúc nội dung với HTML. Với cấu trúc HTML, chúng ta chỉ giữ lại các tag cho đoạn văn, các tag tiêu đề (H1 -> H6), bảng dành cho một số ít bảng biểu đặc biệt, bạn sẽ tăng khả năng đáp ứng lượng khách viếng thăm mà không cần xây dựng một phiên bản độc lập để giảm tải.

7. Thiết kế dành cho in ấn cũng đẹp như dành cho web.
CSS hỗ trợ tốt cho một khi bạn cần in ra, chẳng hạn in ấn, hay PowerPoint

8. Dễ kiểm soát thông qua vị trí các thành phần trên web.
Việc đánh ID trên từng thẻ DIV, sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi cần kiểm soát và hỗ trợ tốt cho Ajax.

9. Các trang web tách biệt phần thiết kế và nội dung.
Giữ lại thiết kế trong một file liên kết, bạn có thể tiết kiệm nhiều thời gian khi cần thêm bớt các thành phần của một trang web.

10. Cải thiện vị trí trong các website tìm kiếm.
Với cách sử dụng HTML cho phần nội dung mà thôi, bạn đã loại bỏ các tag định dạng phức tạp cho thiết kế. Điều này là cho các website tìm kiếm index (tạo chỉ mục) website của bạn tốt hơn, và sẽ là tăng thứ hạng của website.

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Tại sao bạn nên tìm hiểu về HTML và CSS?

Blogger nên biết những gì cơ bản  của HTML và CSS để có thể giúp Blog của mình trở nên tốt hơn về mặt cấu trúc, tiết kiệm chi phí phát sinh. Trên mạng thường có rất nhiều hướng dẫn về HTML, CSS và các đoạn mã miễn phí được chia sẻ.


Tại sao bạn nên tìm hiểu về HTML và CSS?
Tại sao bạn nên tìm hiểu về HTML và CSS?

1. Thay đổi những gì bạn muốn:

{VnTim™} Nếu bạn biết về HTML và CSS, bạn có thể thay đổi bất cứ thứ gì trên Blog mà bạn thích. Có rất nhiều cách để thay đổi Blog bạn như phông chữ, thông tin hình ảnh, thanh điều hướng,… Điều này giúp Blog bạn trở nên đặc biệt riêng bạn, một phong cách riêng không đụng hàng.

2. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc:

Nếu bạn biết HTML và CSS, bạn có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc để tự code cho Blog của mình. Nếu bạn không biết thì sẽ phải thông qua một lập trình viên, điều đó sẽ làm mất rất nhiều thời gian và tiền bạc của bạn.

3. Chỉnh sửa theme:

Theme là một phần vô cùng quan trọng của Blog giúp định hình phong cách cũng như hình ảnh của bạn với độc giả. Bạn có thể chỉnh sửa theme được chia sẻ miễn phí theo ý mình để nó được tốt hơn về cách hiển thị hay SEO, điều đó rất có lợi (như mình vậy :D).

4. Chỉnh sửa Plug-ins:

Nếu tìm hiểu tốt, bạn có thể đủ khả năng để tuỳ chỉnh Plugin nào đó theo ý bạn, để phục vụ tốt hơn cho Blog chẳng hạn. Tuy nhiên hầu như các Plugin đều khá tốt và ít bị lỗi. Dù sao cũng là một điều hay nếu bạn biết :)

5. Nâng Blog bạn lên một tầm cao mới:

Nếu bạn biết HTML và CSS, có thể bạn sẽ không cần phải thuê một người thiết kế chuyên nghiệp mà có thể tự thay đổi để nâng tầm Blog của bạn, ngoài ra bạn còn sẽ học rất nhiều kiến thức có ích trong quá trình code, rất tuyệt vời.

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Chiều cao & Chiều rộng trong CSS



VnTim™<> Width là một thuộc tính CSS dùng để quy định chiều rộng cho một thành phần web.

1.  Thuộc tính chiều rộng – width:
Width là một thuộc tính CSS dùng để quy định chiều rộng cho một thành phần web.
Ví dụ sau chúng ta sẽ định chiều rộng cho thành phần p của một trang web.
1p {
2width:700px;
3}
2.  Thuộc tính chiều rộng tối đa – max-width:


Max-width  là  thuộc  tính CSS dùng để quy định chiều  rộng  tối đa cho một  thành phần web.

3.  Thuộc tính chiều rộng tối thiểu – min-width:



Min-width là thuộc tính CSS dùng để quy định chiều rộng tối thiểu cho một thành phần web.

4.  Thuộc tính chiều cao – height:



Height là một thuộc tính CSS dùng để quy định chiều cao cho một thành phần web.
Ví dụ sau chúng ta sẽ định chiều cao cho thành phần p của một trang web.
1p {
2height:300px
3}

5.  Thuộc tính chiều cao tối đa – max-height:



Max-height  là  thuộc  tính CSS dùng để quy định  chiều cao  tối đa  cho một  thành phần web.

6.  Thuộc tính chiều cao tối thiểu – min-height:



Min-height là thuộc tính CSS dùng để quy định chiều cao tối thiểu cho một thành phần web.


Lưu ý:


Thông thường chiều cao một thành phần web do văn bản trong trang web đó quyết định. Việc định chiều cao chính xác cho một thành phần sẽ tạo thanh cuộn văn bản nếu chiều cao văn bản lớn hơn chiều cao đã định. Các  thuộc  tính max/min-width/height được  sử dụng  trong những  trường hợp bạn không chắc giá trị chính xác cho width, height cả một thành phần. Ví dụ, bạn vùng chứa bài post của một forum có bề ngang 500px, bạn có thể định max-width:500px cho phần hình ảnh trong phần đó để tránh những ảnh lớn bị lệch ra ngoài.