Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện Cổ Tích. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện Cổ Tích. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Sự tích Hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm)

{VnTim™} Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, lòng dân căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Su tich Ho Guom Hoan Kiem
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
- Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi - bấy giờ đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!".
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Sự tích cái nốt dưới cổ con Trâu

Gốc Tích Cái Nốt Dưới Cổ Con Trâu
{VnTim™} Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ.

Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng.

Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che mắt chủ, hắn đã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật, rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần làm cho trâu rất tức tối.
Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng. Buổi sáng hôm sau, người chủ dắt trâu ra cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn nổi. Chủ gắt:

- Nào có đi mau lên không. Đồ lười!
Trâu trả lời:
- Không phải lười mà tại đói.
Chủ hỏi tiếp:
- Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng.
Bấy giờ trâu mới vạch mặt:

- Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét, ỉa cái phẹt, hết no.

Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.

Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung ung ăn cỏ. Bỗng dưng có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ vào trâu mà nói: "Tại nó cả. Vì nó mách chủ..." Đoạn hắn kể cho ông nghe hết đầu đuôi.
Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: "Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng". Hắn đáp: "Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa. ạng lão bảo: "Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa ý".

Sự tích cái nốt dưới cổ con Trâu

Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu, rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó gí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát ra có mỗi một tiếng "nghé ọ..." mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ cho mãi đến ngày nay.

Sự tích con Trâu - Truyện cổ tích

Su tich con trau Truyen co tich
{VnTim™} Trà mồ côi cha mẹ từ ngày còn để chỏm, sống thui thủi trong một túp lều rách nát. Nhà nghèo, Trà phải làm quần quật quanh năm suốt tháng mà ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.

Một lần đi làm rẫy về, Trà thấy bọn con cái xú cà đang xúm lại thi nhau đá một con chó đen gầy còm. Ddến khi con chó nằm rũ bên đuong thì chúng cười thích chí bỏ đi. Trà động lòng mang về nhà. Con chó tội nghiệp được chàng chăm sóc như một nguoi bạn thân thiết. Hết nhiều lần mặt trời mọc, mặt trời lặn, con chó một ngày khoẻ khoắn. Từ ngày đó có con chó làm bạn, Trà vui hẳn lên. Trà cảm thấy bớt cô quạnh.

Lại một mùa nương nữa đến. Vào một ngày trời đẹp, Trà đeo dao vác búa đi phát nuong như mọi ngàỵ Chàng làm hùn hục từ sáng đến chiều tối, không để dao đuoc nghỉ; đến lúc ông mặt trời lặn xuống núi chàng mới quay về. Lúc bước vào nhà, chàng rất ngạc nhiên vì nhà cửa đã gọn gàng sạch sẽ, lại có mâm cơm đậy đệm kỹ lưỡng. Chàng đứng như trời trồng truoc cửa, nghĩ mãi không biết ai đã có lòng tốt giúp mình. Tìm quanh mà chẳng có aị Một lúc sau, chàng nhảy ra ngoài cửa gọi to:

- Hỡi người tốt bụng ơi!! Tôi muốn mời nguoi tốt bụng về ăn cơm với tôi, cho tôi đuoc biếi mặt, đuoc nói lời cảm ơn!!

Gọi xa gần chẳng thấy ai đáp lạị Buồn bã, chàng đành xẽ nửa mâm cơm cho chó rồi lặng lẻ ngồi ăn.

Ngày hôm sau, cũng như hôm trước, Trà đi nương về lại thấy cơm ngon với canh ngọt lạy bày sẵn, nhà cửa tươm tất gọn gàn. Chàng lại ra cửa gọi, nhưng cũng chẳng ai trả lờị Lòng rầu rầu, chàng xẻ cơm cho chó rồi lại ngồi ăn một mình. Ddêm ấy, việc lạ cứ đi qua đi lại trong đầu làm chàng không tài nào ngủ đuoc. Phải rình để mắt đuoc thấy rõ chuyện lạ thôị Nghĩ vậy, sáng hôm sau Trà giả vờ đeo dao, vác búa đi làm. Ddến nữa duong chàng quay về nhà, đứng rình. Một lúc sau, một nguoi con gái môi đỏ như hoa mới hé da trắng như nõn chuối rừng không biết từ đâu đi ra cửạ Chần chừ một lúc, Trà buoc thẳng tới truoc mặt nguoi con gáị Cô gái luốn cuốn định chạy trốn, nhưng biết đã muộn đành đứng lặng. Trà hỏi:

- Nàng là ai ? Sao lại đến truoc cửa lều nhà tôi chải tóc. Hay nàng chính là nguoi đã nấu cơm chiều hôm qua và chiều hôm kiạ Tôi gọi nhiều lần sao nguoi không về ăn cơm cùng tôi ?

Cô gái âu yếm nhìn chàng và nói:
- Ddúng em nấu cơm cơm đấy ! Nhưng sợ chàng chê cơm sống canh lạnh nhạt nên không dám nhận lời đó thôi! Chàng đã cứu em, cha mẹ em cho em đến để đền ơn chàng mà! Không ưng, chàng đừng mắng. Em xấu chàng đừng chệ Cha mẹ đã cho em đến ăn chung mâm ở cùng nhà với chàng rồi !

Trà lắc đầu quầy quậy:
- Không đuoc đâu! Tôi nguoi xấu lại nghèo, trong nhà chỉ có một con chó, làm sao nên vợ nên chồng cùng nàng đuoc

Cô gái mỉm cuoi dịu dàng:
- Chàng không xấu, chàng đẹp nhiều trong bu.ng. Bụng nguoi nghèo biết thuong yêu nguoi nghèo, thương nguoi bị kẻ ác đánh đập! Chàng đã cứu em sống lại Em chính là con chó hàng ngày đuoc chàng nuôn chìu, chăm sóc, không tin, chàng ngó gầm giường xem.

Trà nghe nguoi con gái nói vậy mới sực nhớ là từ lúc mình buoc vào nhà không thấy con chó đến quấn quít mừng rỡ như mọi ngàỵ Nửa tin nửa ngờ, chàng cúi nhìn gầm giường, quả không thấy con chó đâu nữa mà chỉ có tấm da chó trút bỏ ở cạnh ổ mọi ngày nói vẫn nằm. Lúc đó Trà mới tin hẳn. Từ đó, hai nguoi thành vợ chồng. Họ ngày ngày đi nương như đôi chim câu Cuộc sống hai nguoi không có gì đẹp hơn. Họ sống với nhau như thế, một mùa trăng đi qua, hai mùa trăng đi quạ Một hôm vợ Trà bảo chồng:

- Mai, chàng đi chọn một chỗ đất để làm nhà. Nhà này bé quá, ta phải làm to hơn. Rừng nhiều cây, đất chỗ nhiều, thiếu gì. Muốn to bao nhiêu, chàng cứ cắm. Cả chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu nữa. Chỉ một đêm là em sẽ làm được nên thôi !!

Trà không tin là vợ sẽ làm đuoc như lời vợ vừa nói, nhưng chàng không muốn làm khác ý để nàng buồn. Chàng lựa lời nói:
- Nghe nàng nói, tai tôi lạ lắm ! Nhà mình nghèo như lều nuong đã bỏ ba năm, gió tha hồ vào ra không vướng, lấy đâu ra của chìm của nổi làm nhà ?

Vợ nói như dao chém cây: Chàng không phải bận tâm, rồi đâu sẽ vô đấy cả mà !!

Hôm sau, Trà làm y như lời vợ dặn. Chàng lấy cây cắm quanh miếng đất rô.ng. Tối hôm đó, truoc lúc bếp tắt lửa đi ngủ, vợ Trà dặn chồng:
- Đêm nay sẽ có mưa to gió lớn nhưng chàng cứ nhắm mắt ngủ yên đừng có sợ và nhớ đừng có mở mắt nhìn kẻo hỏng việc

Trà không hiểu tại làm sao phải kiêng như vậy, nhưng cũng không hỏi thêm. Quả nhiên quãng nửa đêm, sấm chớp nổi lên ầm ầm, mưa như đổ cả bầu trời, rồi tự nhiên im bặt Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, Trà thấy mình đang ở trong một nhà cao rộng, có kẻ hầu nguoi hạ đi lại nườm nượp, như nhà khoàng tý. Quanh nhà, ngoài sân trâu, ngựa, gà, lợn hàng đàn. Trà cứ tưởng mình nằm trong mơ Hai dụi mắt để nhìn kỹ, vẫn thấy như thế Vợ thấy chồng ngạc nhiên như thế mới nói hết mọi điềụ Từ đấy nhà cửa trở lên đẹp đẽ, giàu có nhất vùng.

Tin Trà có vợ đẹp, nhà to truyền khắp vùng gần xa như những ngọn gió lành. Những kẻ xấu lúc đầu không tin, rủ nhau đến xem. Khi đuoc tận mắt thấy, đứa nào cũng há hốc mồm thèm muốn. Bụng xấu của chúng sinh lòng ghen và tìm cách làm hại cướp đoạt. Mỗi khi thấy Trà, là chúng lại tìm lời ác độc nói qua nói lại để lọt vào tai chàng. Có thằng thì tìm lời nói ngon nói ngọt:

- Trà à!! Nguoi lấy vợ chó xấu lắm. Giàu mà lấy vợ chó cũng bằng không thôi!! Sao mày không đuổi quách vợ mày đi. Nghe nói vợ mày là giống chó phải không? Nay mai nó lại trở về kiếp chó cắn mày đấy!! Mày bỏ nó tao sẽ gả con gái đẹp của tao cho mày làm vợ Bằng lòng đi Trà, nguoi phải lấy nguoi chứ

Nghe một lần, trên đường về mặt Trà kém vuị Nghe hai lần ba lần, Trà thấy bọn chúng nói có lý Lấy nguoi chó không nên rồi, Trà vừa buồn vừa bực Có ngày chàng trở về mặt buồn như nhà có nguoi chết. Thấy vậy vợ chàng lựa lời hỏi:

- Trà à!! Sao con mắt chàng hôm nay đỏ không biết cười ? Chàng có điều gì buồn? Giấu em không nói ra, chàng buồn ít em buồn nhiều đấy!!

Trà vẫn lặng thinh. Lại hết nhiều ngày, nhiều đêm, hôm nào bọn xấu cũng tìm cách gặp đuoc chàng để nói câu ác. Như nước mài mòn đá, dần dần lòng Trà một thay đổị Trước kia, chàng thương vợ là thế, chiều chuộng vợ là thế, giờ đi đâu về, nhìn thấy vợ, con mắt chàng đã hằn học khó chịụ Thấy chồng thay đổi tính nết, vợ Trà vẫn kiên gan khuyên nhủ chồng đừng nghe lời bọn xấụ Trà không những không nghe mà còn trợn mắt quát mắng, đánh đập, xỉ vả nàng. Bụng Trà thật như cái hang tối rồi, một vài tia nắng không làm sáng đuoc.

Một lần, bọn xấu cho Trà uống rượu say rồi mới nói thật nhiều câu xấu độc. Không chịu đuoc, Trà chạy về mắng vợ
- Bụng tao bây giờ không ưa lấy mày nữa ! Mày là giống chó thôị Mày đi khỏi nhà này cho khuất mắt tao ngay!!

Vợ chàng rụng rời, đau đớn. Nàng rầu rĩ nói với Trà:
- Trà ơi, Nghe lời của bọn xấu, bụng chàng không biết đâu trắng đâu đen nữa rồị Bụng chúng nhiều dao găm đấy!! Miệng chúng nó là miệng cú cáo, không nên nghe đâu! Nghe chúng nó, cây đang thẳng thành cây cong đấy anh à!

Mặt vợ nói thế nào, Trà vẫn một mực không nghe vợ nói, vợ đành gạt nước mắt bảo chồng:

- Trà à!! Ddời chàng nghèo khổ nhiều rồị Lúc đầu em thấy chàng tốt bụng, em muốn giúp chàng đỡ khổ. Nay chàng đã nghe lời kẻ xấu, chàng sớm bội bạc quên ơn, đành mặc chàng thôi! Em nói chàng biết, nay mai bỏ em, chàng sẽ không đuoc như vậy nữạ Lúc đó chàng có hối hận cũng không kịp đâu!

Trà như nguoi đi rừng lạc, càng đi không lối ra:
- Miệng tao nói điều tao muốn! Đừng chần chờ nữa, mày đi đi!!

Vợ Trà khẩn khoản:
- Chàng nghe em nghĩ lại đi, đừng nói điều trái điều ác nữa! Rồi sẽ hối không kịp đấy

Trà lấy tay đẩy vợ ra khỏi nhà quát lớn:
- Thôi mày cút đi! Ddừng nói nhiều như con ve kêu nữạ Chân mày mau bước ra khỏi cái nhà này thôi !

Không chịu đuoc, nàng cầm một chén nước đổ vào cối giã gạọ đột nhiên một cột nuoc vụt lên caọ Căn nhà nghiêng ngả, răng rắc. Chẳng mấy chốc, cả nhà biến thành một cái ao sâụ Nguoi con gái đứng giữa ao miệng lảm nhảm, tay vẫy vẫỵ Bỗng nhiên bao nhiêu nguoi hầu kẻ hạ ùa nhau chạy xuống ao, biến mất. Rồi tất cả bò, ngựa, gà lợn cũng biến theọ Trà hoảng sợ cuốn cuồn, cứ chạy ra chạy vào không biết làm gì. Bỗng sực nhớ ra, chàng vội giật lấy chiếc khăn trắng trên đầu, chạy theo buộc vào cổ con trâu gầy đi sau cùng kéo lại Trong loáng mắt, cả cô gái và ngôi nhà không còn nữa , ngoài con trâu gầy chàng kéo lại đuoc. Trà khóc lóc vật vã nhưng nguoi vợ đẹp và của cải giàu có không bao giờ trở lại đuoc nữạ

Bọn xấu cà kéo nhau tới cười cợt mỉa maị Bụng Trà cay hơn xát ớt. Chàng buồn bã nhiều ngày rồi chết và biến thành con thạch sùng. Ngày nay con thạch sùng hay tặc lưỡi chính nó tiếc nguoi vợ đẹp và tài sản đã mất vì trót nghe lời bọn xấu, và ta thấy dưới cổ trâu có một vệt trắng, đó chính là chiếc khăn mà Trà dùng để giử con trâu, lâu ngày nó dính liền vào da vậy