Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Trường Đời

  Một tối, tôi đọc một cuốn trong bộ sách "Dạy con cách làm giàu” của Robert T.Kyosaki & Sharon L.Lechter, có một câu của người cha giàu làm tôi phải suy nghĩ. "Ta muốn ném con vào cuộc sống, để nó xô đẩy con. Đó là những bài học thực tế và qúy giá nhất con cần phải học". - Người cha giàu đã nói như vậy với đứa con 9 tuổi của mình, là chính tác giả của bộ sách.

Tôi ngẫm nghĩ rồi nhận thấy một việc mà không một trường học nào ở Việt Nam đạt được trong giáo dục, đó là những điều về văn hóa và cách ứng xử của mỗi con người trong xã hội.
Khi tiếp xúc với một người, tôi không bao giờ quan tâm đến việc, anh có bao nhiêu đô la, anh có bao nhiêu người vây quanh, anh có bao nhiêu xe hơi nhà đẹp, anh có bao nhiêu bằng cấp trên tường nhà mà tôi sẽ nhìn vào cách ứng xử của mỗi người. Vì ứng xử giữa con người với con người thể hiện cho nét đẹp của văn hóa, của tri thức, của tính cách từng người. Và tất cả những thứ đó, chỉ có thể học ở Trường Đời.
Bởi...
Những "đồng môn" trong trường đời không chỉ dạy tôi biết biết nhìn mọi thứ xung quanh mà còn phải biết học hỏi và quan sát để vươn lên.
Họ đã dạy tôi, cuộc sống là một vở kịch mà mỗi người là một diễn viên, tất cả đều phải phấn đấu để tạo nên những tính cách riêng của mình.
Họ đã dạy tôi biết rằng, tính cách không phải là thứ lớn lên sẽ có mà nhờ nó mỗi người sẽ lớn lên.
Họ đã dạy tôi bài học về tính kỷ luật: Kỷ luật không phải là kiểm soát được người khác mà là kiểm soát được chính mình.
Các đồng môn của trường đời đã dạy tôi rất nhiều điều trong trường học không có. Ảnh: Internet


Họ đã dạy tôi bài học về ngôn ngữ: Từ ngữ giống như một chiếc phao. Nó cho người khác biết ta đang ở đâu nhưng cho biết rất ít về những điều ẩn khuất bên dưới.
Họ đã cho tôi thấy bài học về diễn xuất: Cuộc sống không thể nào tập dượt trước được.
Họ đã cho tôi biết trước rằng không có điều vĩ đại nào hoàn thành mà không có rủi ro đi kèm: đó là đừng bao giờ chấp nhận một cuộc sống chỉ có sự bình yên.
Họ đã dạy tôi bài học về sự can đảm: Mỗi người sẽ luôn phải đối mặt với những nỗi sợ hãi mà chính họ thường tìm cách né tránh.
Họ đã dạy tôi bài học về sự thấu hiểu: Cách tốt nhất để người ta hiểu mình là phải dành thời gian để hiểu người khác. Cách tốt nhất để hiểu về người khác đó là phải hiểu thật rõ bản thân mình.
Họ đã cho tôi thấy bài học về cuộc sống: Sống cuộc đời luôn sợ phạm sai lầm là cách sống không đáng sống, phải biết vươn lên mỗi lần vấp ngã.
Họ đã dạy tôi rằng, người làm sao thì của chiêm bao là vậy. Nồi nào úp vung nấy. Ai cũng có phúc phận của mình. Ai cũng biết nhưng không phải ai cũng hiểu. Rất nhiều người hiểu nhưng không có nhiều người hiểu đủ. Không có nhiều người hiểu đủ nhưng lại có rất ít người thực hiện được những gì đã hiểu. Người hiểu biết chưa chắc đã phải là người văn minh.
Họ đã cho tôi thấy rằng: Đời người như một dòng sông, thấy là thẳng nhưng không phải thẳng, thấy là uốn khúc nhưng không phải cong, thấy là ngược dòng nhưng luôn xuôi chảy, như kinh nhà Phật dạy, sắc sắc không không.
Và luật nhân quả còn đó, muôn đời là đúng.

Saigonaise

0 nhận xét:

Đăng nhận xét