Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Bài viết hay(713)

Sau "đường lưỡi bò" thì nay lại có "vùng phòng không"(ADIZ) nhưng xem ra bây giờ Mỹ và quốc tế mới "quan ngại" những "trò chơi"(games) của Trung Quốc. Trước khi sang Trung Quốc, ông Biden đã thăm Nhật Bản để "phủ dụ" sau khi Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn đã bác bỏ yêu cầu và cho chiến đấu cơ bay qua ADIZ mà không báo trước.
Mấy tuần qua, nhiều ông bà Tàu(Tàu TQ, Tàu Đài Loan, Tàu VN...) trong sở làm của tui đều "hồ hỡi phấn khởi" trước sự việc này vì 3 lý do: 
1. Tàu hôm nay đã lớn mạnh, cóc còn sợ ai nữa nên phải làm cho TG và nhất là người Nhật biết mặt người Tàu!
2. Theo họ, phải dấy lên "tinh thần Đại Hán" cho thế hệ trẻ phải biết tự hào, hãnh diện họ là người Tàu!
3. Theo họ, người Tàu dù sống ở đâu (TQ, Đài Loan, Singapore, Hongkong, VN, Mỹ, châu Âu, v.v...) thì vẫn là người Tàu! Vì vậy người Tàu toàn thế giới phải đoàn kết lại với "tinh thần Đại Hán" của người Tàu luôn hướng về TQ!  
Từ khi TQ tổ chức TVH Olympic Bắc Kinh 2008 đến nay, coi bộ người Tàu trong office cứ luôn tự hào, hãnh diện họ là người Tàu! Điều khiến tôi khó chịu là người Tàu trong sở làm của tui đều luôn tỏ ra "thân thiện" với Mỹ trắng(Caucasian) nhưng coi bộ coi thường các sắc dân khác như VN! Hình như trong mắt người Tàu, người VN chỉ là dân tộc "hạ đẳng"!  Đáng giận nhất là nhiều người Tàu từng sinh ra và lớn lên ở VN nhưng họ lại tỏ ra vô ơn với VN và luôn tự hào, hãnh diện họ là người Tàu!  Không ít người Tàu luôn nói rằng VN thực ra là một phần lãnh thổ của TQ và dân VN cũng chính là một "sắc tộc thiểu số" của TQ! Họ viện dẫn lịch sử của TQ để nói rẳng hầu hết các nước láng giềng/ lân bang của TQ đều là "chư hầu" của người Tàu!  Chưa bao giờ người Tàu lại tỏ ra kiêu ngạo như hôm nay dù biết rằng cũng có những người Tàu hiểu biết và khiêm tốn hơn!  Rõ ràng là TQ hôm nay vẫn căm thù Nhật sâu sắc, vẫn muốn VN là "chu hầu" nhưng bất lực khi thấy Nga bán vũ khí cho VN, vẫn muốn Phi phải "thần phục" nhưng Phi vẫn cứng đầu khi biết Mỹ vẫn "chống lưng"... Xem ra Đông Nam Á vẫn có những đợt sóng ngầm do chính TQ "quậy" lên nhưng biết đâu chính những con sóng đó sẽ trở thành thành sóng thần nhấn chìm TQ vào trong thất bại chua cay; trong khi Mỹ vỗ tay sướng khoái mà "xù nợ" khỏe re? TG hôm nay có quá nhiều thằng điếm nên chưa biết thằng nào điếm hơn thằng nào? Just wait and see !

Nhà văn Vũ Thư Hiên: 'Chúng tôi chỉ là những con dê tế thần'
Nhà văn Vũ Thư Hiên thuật lại những kỷ niệm thời trong tù và sau khi ra tù giữa ông và ông Nguyễn Kiến Giang, nhà lý luận về chủ nghĩa Marx và cựu đảng viên cộng sản lão thành mới qua đời.
Trao đổi với BBC từ Paris hôm 02/12/2013, nhà văn lão thành nói ông Nguyễn Kiến Giang và bản thân ông, cùng nhiều người khác bị bắt và bị bỏ tù trong vụ án "Xét lại chống Đảng" nửa sau thế ký trước, chỉ là những 'con dê tế thần' của một âm mưu trong nội bộ Đảng Cộng sản khi đó, mà theo ông là để hạ uy tín của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
'Quá xa xỉ' Ông Hiên cho rằng việc đòi công lý và công bằng đối với những nạn nhân của vụ án là rất khó ở Việt Nam khi mà chính quyền không chủ động xin lỗi, sửa sai trong suốt nhiều năm qua, mà dường như chỉ muốn 'quên đi' vụ án.
Ông cũng nói rằng việc đi tìm lại công bằng cho các nạn nhân như ông hay ông Kiến Giang là rất khó khăn vì 'thời hiệu pháp luật' do vụ án đã xảy ra quá lâu.
"Công bằng là một từ quá xa xỉ trong xã hội Việt Nam," ông nói với BBC: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/12/131202_vuthuhien_kiengiang.shtml
BBC: VN nằm đâu trong xếp hạng tham nhũng?
Việt Nam xếp thứ 116 trên tổng số 177 nước trong bảng đánh giá hàng năm về tham nhũng trong khu vực công của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Năm ngoái Việt Nam xếp thứ 123 trên tổng số 176 nước trong bảng xếp hạng này, với số điểm không đổi là 31/100.
Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mức độ tham nhũng trong khu vực công.
Minh bạch Quốc tế nói Chỉ số của họ tìm hiểu cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công.
Họ gọi đây là phương pháp “đáng tin cậy nhất” để so sánh mức độ tham nhũng một cách tương đối giữa các quốc gia.
Năm nay, Tây Ban Nha sụt 6 điểm, xếp thứ 40 sau khi chứng kiến nhiều bê bối liên quan tiền chuyển cho chính khách và gia đình hoàng gia.
Chỉ có Syria, đang hứng chịu nội chiến, mất nhiều điểm hơn trong khảo sát năm nay của tổ chức đặt ở Berlin.
Đan Mạch và New Zealand cùng dẫn đầu với 91/100 điểm.
Anh xếp thứ 14, so với hạng 17 năm ngoái, với 76/100 điểm.
Mỹ xếp thứ 19 và Trung Quốc 80, không đổi so với năm ngoái.
Nga cải thiện chút ít, với vị trí 127 so với 133 năm ngoái.
Các vị trí chót bảng vẫn là Somalia, Bắc Hàn và Afghanistan.
Tại Tây Ban Nha, cựu thủ quỹ của Đảng Nhân dân cầm quyền nói với quan tòa rằng ông ta đã chuyển tiền tài trợ từ các công ty xây dựng vào túi giới chính trị gia.
Bản thân ông ta có gần 50 triệu euro trong một tài khoản ở Thụy Sĩ.
Con rể của nhà vua cũng bị truy tố trong năm nay vì biển thủ quỹ công.
Cảnh sát là lĩnh vực bị xem là chịu tác động nhiều nhất bởi tham nhũng, trong khi người dân Việt Nam năm 2013 bi quan hơn về tham nhũng, theo một khảo sát mới.
Được công bố hôm 9/7, Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu của tổ chức Transparency International là khảo sát lớn nhất thế giới, tiến hành với 114,000 người ở 107 quốc gia.
Tại Việt Nam, khảo sát được nói là thực hiện với 1000 người ở 15 tỉnh thành cuối năm 2012.
Đa số người Việt được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên trong hai năm qua, và hiệu quả chống tham nhũng của chính phủ giảm sút.
Chưa đầy một phần tư số người được hỏi cho rằng nỗ lực của chính phủ có hiệu quả.
Các đối tượng tham nhũng Cảnh sát, y tế và dịch vụ đất đai là những lĩnh vực có mức độ tham nhũng cao nhất, trong khi truyền thông, các tổ chức tôn giáo và tổ chức phi chính phủ được cho là ít tham nhũng nhất.
37% người được hỏi nói ngành cảnh sát và quản lý đất đai là “cực kỳ tham nhũng”, cao nhất trong khảo sát.
Tiếp theo là dịch vụ y tế (26% người nói cực kỳ tham nhũng), cán bộ hành chính công (21%), tư pháp (19%), giáo dục (15%), doanh nghiệp (10%), đảng chính trị (8%), quân đội (8%), quốc hội (7%), truyền thông (5%), tổ chức phi chính phủ (5%), và tổ chức tôn giáo (3%).
Gần một phần ba số người được hỏi đã phải đưa hối lộ trong năm qua. Lý do phổ biến nhất của việc đưa hối lộ là để giải quyết công việc nhanh hơn, trong khi số người đưa hối lộ vì đó “là cách duy nhất để được phục vụ” cũng tăng lên
Khi được hỏi lần gần đây nhất bạn đưa hối lộ cho cảnh sát là lĩnh vực nào, 90% người nói đó là cảnh sát giao thông, 8% nói là công an hộ khẩu/phường, 1% công an kinh tế.
Cứ bốn người thì có một người đưa hối lộ cho cơ quan công quyền trong năm ngoái, theo một khảo sát do Transparency International tiến hành tại 95 nước.

Tình trạng tại các nước châu Phi tồi tệ nhất với Sierra Leone có tới 84% những người trả lời nói đã đưa hối lộ và bảy trong số 10 nước có tỷ lệ tham nhũng lớn nhất nằm ở vùng cận Sahara của châu Phi. Hãy xem danh sách dưới đây. Những nước có mức tham nhũng thấp nhất theo khảo sát là Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản và Australia, với mức đưa hối lộ dưới 1%. 
BBC: TQ lập vùng phòng không ở Biển Đông?
Đài Loan và Philippines đang nghi ngờ Trung Quốc định thiết lập vùng theo dõi phòng không trên Biển Đông sau khi làm việc này ở biển Hoa Đông hồi cuối tháng 11.
Hãng tin Trung ương Đài Loan (CNA) dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Đài Loan này nói rằng bộ này "không loại bỏ khả năng Trung Quốc sẽ loan báo một khu vực theo dõi phòng không (ADIZ) nữa trên Biển Đông".
Hôm 23/11, Bắc Kinh đã tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư.
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng Đài Loan, Trung Quốc còn có các ý định khác là thách thức cơ chế an ninh vùng của Hoa Kỳ và cho phép nước này đối chọi lại các biện pháp nhận dạng điện tử của hải quân và không quân Mỹ và Nhật Bản.
Quan ngại về an ninh dẫn đến việc Bộ trưởng Ngoại giao David Lin và Tổng Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSB) Tsai De-sheng sẽ phải trình bày các đánh giá của mình về tình hình ở đây.
Manila cũng bắt đầu chia sẻ các thông tin cho chỉ dấu về một khu vực theo dõi phòng không khác trên Biển Đông, mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines.
Các bên cùng nhìn nhận rằng việc thiết lập khu vực nhận dạng phòng không của Trung Quốc làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột không định trước, ngay cả khi Bắc Kinh không có chủ ý.
Đánh giá về khả năng có một ADIZ thứ hai ở Biển Đông, ông Richard Bitzinger, chuyên gia về an ninh khu vực tại Singapore, nói điều này rất có thể xảy ra.
"Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc đang muốn thử phản ứng của các bên, xem có gặp phản ứng gay gắt quá hay không."
Không lường trước được phản ứng? Tuần báo có uy tín The Economist cũng vừa có bài bình luận về vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc, trong đó nói thông báo hôm 23/11 của Bắc Kinh có vẻ "quan liêu" nhưng ẩn dấu hiểm nguy vì nó dẫn đến "một sự leo thang chiến lược thuộc loại đáng lo ngại nhất giữa hai nước (Trung Quốc và Mỹ) kể từ năm 1996, khi Chủ tịch Trung Quốc khi đó - ông Giang Trạch Dân, ra lệnh khoanh vùng thử hỏa tiễn ở eo biển Đài Loan, khiến Mỹ điều hai hàng không mẫu hạm tới khu vực.
Lần này, Hoa Kỳ huy động hai máy bay ném bom B-52.
The Economist cho rằng theo lệ thường, kinh tế tăng trưởng cũng là khi một quốc gia trở nên mạnh bạo hơn, nhất là trong khu vực.
"Điều này tốt thôi, chừng nào thái độ của quốc gia đang lên còn nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực quốc tế."
"Trong trường hợp này, thái độ của Trung Quốc không đúng mực, và Hoa Kỳ, vốn đã bảo đảm tự do hàng hải trên không và trên biển tại Đông Á suốt 60 năm nay, đã đúng khi làm rõ điều này."
Theo ban biên tập của tuần báo Anh quốc, "Trung Quốc đã không lường được hậu quả của hành động của mình".
The Economist cho rằng kế hoạch lập ADIZ của Trung Quốc còn có mục tiêu làm vừa lòng phe dân tộc chủ nghĩa rất quyền lực ở trong nước Trung Quốc, đặc biệt là trong quân đội.
"Nó cũng giúp ông Tập Cận Bình bác bỏ các suy xét là ông theo xu hướng thân phương Tây."
Theo tuần báo này, nếu quả thực đây là tính toán của Tập Cận Bình thì ông Tập đang vướng vào một trò chơi mạo hiểm.
"Đông Á chưa bao giờ có một nước Trung Quốc và một nước Nhật Bản hùng mạnh trong cùng một thời điểm."
Trong chuyến thăm hiện thời tại Đông Á, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden không những tới Trung Quốc mà còn thăm Nam Hàn và Nhật Bản.
Một trong các quan điểm phổ biến ở Trung Quốc là Mỹ đang gặp vấn đề trong nước, Obama không có hơi sức đâu mà lo chuyện ở các khu vực xa xôi.
The Economist cho rằng ông Biden có thể nhắc lại với Bắc Kinh cam kết bảo đảm tự do hàng hải trong khu vực của Mỹ.
"Cả khu vực cần phải tìm ra một cơ chế thế nào đó để các nước có thể thảo luận chủ đề an ninh. Nếu như châu Âu có một cơ chế tương tự năm 1914, sự thể có lẽ đã khác."
BBC: Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’
Học sinh cấp hai ở Việt Nam đạt điểm cao hơn về toán, đọc hiểu và khoa học so với học sinh Anh, theo một đánh giá có uy tín.
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) công bố bảng xếp hạng mới nhất ngày 3/12.
PISA đánh giá năng lực của học sinh ở tuổi 15 về toán, đọc hiểu và khoa học tại 65 nước.
Theo OECD, khoảng 510.000 em từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng đã tham gia đánh giá.
Việt Nam xếp thứ 17, trong khi Anh xếp thứ 26.
Điểm của học sinh Việt Nam ở cả ba môn đều cao hơn học sinh Anh.
Các nước châu Á thống trị bảng xếp hạng này.
Học sinh thành phố Thượng Hải, Trung Quốc tiếp tục đứng nhất trong báo cáo công bố ba năm một lần.
Điều này đồng nghĩa việc học sinh ở Thượng Hải học vượt ba năm so với bạn đồng trang lứa ở nhiều nước như Anh và Pháp.
Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc lần lượt đứng trong tốp 5.
Các khu vực còn lại trong tốp 10 là Macao (Trung Quốc), Nhật Bản, Liechtenstein, Thụy Sĩ và Hà Lan.
Thượng Hải, Macao và Hong Kong được xếp riêng rẽ vì không có đủ thông tin mang tính toàn quốc về Trung Quốc.
Học sinh ở Anh có điểm bằng điểm trung bình của 34 nước trong khối OECD, trong khi học sinh Pháp chỉ nhỉnh hơn chút ít.
Mỹ còn kém hơn nữa, nằm giữa Slovakia và Lithuania.
Peru bị xếp chót trong bảng xếp hạng – học sinh nước này kém các em ở Thượng Hải đến 6 năm.



Chỉ số của học sinh Việt Nam (màu xanh) cao hơn học sinh Anh (màu đỏ) 
BBC:Giáo dục VN - Đập bỏ và xây mới?
Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.
Vậy giải pháp nào khả thi để giải quyết tận gốc vấn đề này?
Thông lệ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mỗi khi xảy ra thay đổi tại một thể chế chính trị cầm quyền thì chỉ có những biến động liên quan tới bộ máy quân sự và chính trị. Riêng hệ thống hành chính và dân sinh đang hoạt động ổn định sẽ được giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh đôi chút để tiếp tục phục vụ việc phát triển đất nước.
Thế nhưng tại Việt Nam, ngay từ sau 1954, hệ thống giáo dục ở miền Bắc do kế thừa hệ thống giáo dục Pháp đã bị đập bỏ để nhường chỗ cho hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Miền Nam sau 1975 cũng chung số phận. Cần nhắc lại, từ những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam đã có những trường dành riêng cho nam sinh và nữ sinh, trường dành cho học sinh ngoại quốc.
Riêng tại Hà Nội đã có trường Bưởi là trường Tây duy nhất tại Đông Nam Á dành cho học sinh bản địa bằng giáo trình song ngữ Pháp- Việt. Qua tiếp xúc với những người lớn tuổi thuộc thế hệ học trò từ trước thập niên 70, ai cũng cho rằng chương trình học tập khi đó khác hiện nay rất nhiều, gọn gàng hơn và thực tế hơn.
Suốt một giai đoạn lịch sử dài, rất nhiều sinh viên được xét vào đại học không bởi trình độ học vấn, mà do thành phần lý lịch giai cấp gia đình quyết định, ngành sư phạm cũng không có ngoại lệ. Người giáo viên từ thời chế độ cũ không được trọng dụng, nhất là tại phía nam, thay vào đó là những thầy cô được điều từ miền Bắc vào thay thế.
“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, tới thập niên 90, sư phạm là nghành cuối cùng được sinh viên lựa chọn do điểm chuẩn thấp nhất và thu nhập thấp. Với những thực tế đó, thực khó lòng đòi hỏi chất lượng đầu ra của những người làm nghề giáo dục.
Tư duy yếu kém


Giới chức nói nhiều về "bệnh thành tích" dưới mái trường XHCN.
Chiến tranh kết thúc đã gần 40 năm, rất nhiều thế hệ học trò được đào tạo dưới mái trường chế độ xã hội chủ nghĩa đã ra đời. Nhưng cho tới tận bây giờ những người lãnh đạo vẫn loay hoay với mớ bòng bong cải cách giáo dục. Từ cải cách chữ viết, cải cách sách giáo khoa, cải cách phân ban… theo mục tiêu nhồi nhét kiến thức, bằng chị kém em với các nước trong khu vực. Học sinh vô tình bị biến thành những con chuột bạch để người làm giáo dục thỏa sức thử nghiệm.
Những cải cách sách giáo khoa đã dẫn tới kết quả tiêu diệt khả năng tự học của học sinh, khiến học sinh bị buộc phải lệ thuộc vào giáo viên. Điều này đã biến học sinh trở thành những là nô dịch trong giáo dục.
Những điều đơn giản như việc rèn luyện cho học sinh khả năng phản biện, kỹ năng nhìn nhận mọi vấn đề bằng con mắt đa chiều… cũng chưa hề được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm. Học sinh không có quyền được nói lên chính kiến của mình. Cứ khác ý thầy cô các em sẽ được xếp luôn vào thành phần hỗn, láo. Chính truyền thống Khổng Giáo còn ảnh hưởng nặng nề trong ngành giáo dục Việt Nam ngày nay đã khiến hầu hết học sinh được đào tạo theo phương pháp học vẹt, và nói lên tư duy yếu kém của những người làm nghề giáo dục.
Những lãng phí không thể đo đếm


Ông Nguyễn Thiện Nhân từng cam kết cải cách ngành giáo dục khi còn ngồi ghế bộ trưởng.
20% là con số được công bố trong tổng ngân sách nhà nước được chi cho giáo dục hàng năm, nhưng vẫn không đủ để bộ máy giáo dục hoạt động trơn tru nếu như không có sự đóng góp của gia đình học sinh theo chủ trương xã hội hóa. Vấn đề là, việc tiêu tốn ấy lại rơi vào những hạng mục xây dựng cơ bản, vào những chuyến tham quan du lịch của quan chức ngành, những công trình cấp nhà nước về giáo trình và nghiên cứu giáo dục, vào chi phí mua sắm những thiết bị rất đắt tiền nhưng không dùng đến, chờ thanh lý…
Có những thông tin cho rẳng để có một chỗ đứng trên bục giảng, các giáo viên phải mua bằng những số tiền lớn nhỏ tùy theo địa phương và vị trí của trường. Vậy là để thu hồi khoản tiền đầu tư ban đầu và có được thu nhập đủ sống, người giáo viên phải dùng mọi cách buộc mọi đối tượng học sinh phải “tự nguyện” học thêm nhằm kiếm thêm thu nhập.
Trên thế giới, chuyện học sinh năng lực kém phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức là chuyện bình thường, nhưng tỷ lệ luôn rất nhỏ. Riêng tại Việt Nam, học sinh phải mất rất nhiều thời gian và chi phí tốn kém cho việc học thêm, nhưng chưa chắc mang lại lợi ích gì cho nhân cách và kỹ năng lao động.
Và giải pháp cái búa!
Tại Canton Neuchatel (Thụy Sỹ), nơi tôi hiện đang cư trú, toàn bộ chi phí cho giáo dục được trích từ nguồn thuế ngân sách, không ai phải đóng góp thêm gì cho học sinh tới 16 tuổi. Từ 13 tuổi trở xuống học sinh được học chủ yếu là kỹ năng sống, chương trình học khá nhẹ nhàng và không thấy tình trạng ganh đua thành tích giữa học sinh hoặc giáo viên.
Tới 13 tuổi, học sinh trải qua kỳ thi toán, tiếng Pháp, tiếng Đức để phân loại ngay khi các em chuyển qua bậc trung học. Những em hạng A (section de maturité) sẽ nhận chương trình cấp 3 chính thức với giáo trình nặng hơn, bù lại chắc chắn các em có quyền lên thẳng một trường đại học theo nhu cầu mà không phải trải qua kỳ thi nào.


Trẻ từ lớp mẫu giáo tham gia trình diễn nghệ thuật tại Thụy Sỹ.
Học sinh xếp hạng C (préprofessionnel) được học giáo trình rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ được hướng học nghề để trở thành những công nhân chất lượng cao. Hạng B (moderne) sẽ được đào tạo giáo trình trung bình, và việc có thể trở thành một trong hai thứ hạng ở trên hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự cố gắng và nỗ lực của các em.
Rất nhiều học sinh chọn cách học nghề để nhanh chóng có thu nhập, nhưng cánh cửa đại học vẫn rộng mở cho các em nếu các em có nguyện vọng học lên cao sau đó.
Mô hình giáo dục trên của Neuchatel cũng đang phải điều chỉnh do có những ý kiến cho rằng chúng tạo ra sự phân biệt đối xử giữa chính các học sinh. Nhưng về mặt xã hội lại nhận được sự đồng thuận cao khi tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của cả bộ máy đào tạo lẫn người đi học, đồng thời đáp ứng được thực tế nhu cầu lao động của xã hội.
Trở lại câu hỏi để giải quyết tận gốc các vấn đề về giáo dục Việt Nam ngày nay, có lẽ chỉ có phương pháp “cái búa” là khả thi nhất, nếu coi ngành giáo dục là hình ảnh giống như ngôi nhà. Nếu những chắp vá, sửa chữa chỉ làm cho ngôi nhà xấu xí thêm, thì nên chăng cần dũng cảm đập bỏ và xây mới?
Nếu như những người điều hành không có khả năng tự thiết kế nên một ngôi nhà mới, thì có thể chọn giải pháp nhìn ngó xung quanh các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… Sao không coi thử có công trình nào đã được chứng minh bởi tính hiệu quả khả thi, và phù hợp với khả năng của mình hơn để cứ thế bê vào áp dụng?
Một mô hình hiệu quả như câu chuyện giáo dục tại Neuchatel cũng không phải bất khả thi và tốn kém.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét