Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Bài viết hay(724)

Những câu nói bất hủ của Nelson Mandela
"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn ở trong tù" là một trong những câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.


Mandela và vợ Winnie hôm 19/2/1990 tay trong tay, giơ nắm đấm lên cao khi ông được thả khỏi nhà tù Victor ở Cape Town, Nam Phi. Ảnh: AP
"Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó", Mandela nói tại tòa án Rivonia năm 1964, khi ông đối mặt với một án tử hình vì âm mưu lật đổ chính quyền.
"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi vẫn sẽ ở trong tù", Mandela nói sau khi được ra tù năm 1990.
"Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự tự do của dân tộc họ".
"Không phải vua và tướng tạo ra lịch sử mà chính là đám đông quần chúng, những công nhân, nông dân, bác sĩ, luật sư".
"Nếu có bất cứ điều gì tôi nhận thức được, thì đó là không sợ thiểu số, đặc biệt là thiểu số da trắng. Chúng ta sẽ không sống như những con mèo béo", ông nói trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1994.
"Chúng ta đạt được hiệp ước rằng chúng ta sẽ xây dựng một xã hội trong đó tất cả người Nam Phi, da màu lẫn da trắng, sẽ có thể bước ngẩng cao đầu, với trái tim không run sợ, được đảm bảo về quyền bất khả xâm phạm đối với nhân phẩm - một quốc gia cầu vồng hòa bình trong nội tại và trên thế giới", Mandela phát biểu trong lễ nhậm chức tổng thống.
"Tôi bước xuống với một nhận thức, một cảm giác rõ ràng rằng bằng một cách nhỏ nhoi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc tôi và đất nước tôi", ông nói khi thôi làm tổng thống.
"Sự việc đều tưởng như bất khả thi cho tới khi nó được hoàn thành".
"Nghèo không phải là một tai ương. Giống nạn nô lệ và phân biệt chủng tộc, nó do con người tạo ra và có thể được xóa bỏ bằng hành động của nhân loại".
"Đừng đánh giá tôi dựa trên những thành công của tôi, hãy đánh giá tôi dựa trên số lần tôi gục ngã và đứng dậy trở lại".
"Điều nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời tôi là tôi chưa bao giờ trở thành vô địch giải đấm bốc hạng nặng thế giới".
Khi Đức thắng Nam Phi trong giải bóng đá World Cup 2006, Mandela nói: "Ít nhất chúng ta có quyền uống say... lần tới chúng ta sẽ thắng".
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc của ông ta, với đất nước của ông ta, ông ta có thể yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã hoàn thành nỗ lực đó, và vì vậy, đó là lý do tôi sẽ ngủ yên trong vĩnh hằng", Mandela trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Mandela".
Trọng Giáp
“Difficulties break some men but make others.” (From a letter to wife, Winnie Mandela, from Robben Island, February 1975) “Có người quỵ ngã trước gian nan, có người thành nhân nhờ gian nan.” (Trích thư gởi vợ Winnie Mandela, từ [nhà lao ở] Đảo Robben, tháng 2/1975)
“Man’s goodness is a flame that can be hidden but never extinguished.” (From Long Walk to Freedom, 1995) “Lòng tốt của con người là ngọn lửa có thể giấu được nhưng không bao giờ dập tắt được.” (Trích từ Chặng đường Dài đến Tự do, 1995)
“Without democracy there cannot be peace.” (South Africa, May 9, 1992) “Không có dân chủ thì không thể có hòa bình.” (Nam Phi, ngày 9/5/1992)
“Social equality is the only basis of human happiness.” (A letter written on August 1, 1970) “Bình đẳng xã hội là cơ sở duy nhất của hạnh phúc loài người.” (Thư viết ngày 1/8/1970)
“Real leaders must be ready to sacrifice all for the freedom of their people.” (Kwazulu-Natal, South Africa, April 25, 1998) “Lãnh tụ thực thụ phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì tự do cho nhân dân của họ.” (Kwazulu-Natal, Nam Phi 25/4/1998)
“If I had my time over I would do the same again, so would any man who dares call himself a man.” (After being convicted to five years hard labor, November 1962) “Nếu tôi lấy lại được thời gian của mình, tôi cũng hành động như vậy, và bất cứ ai dám tự nhận là con người cũng làm vậy.” (Sau khi kết án 5 năm tù khổ sai, tháng 11/1962)
“I was made, by the law, a criminal, not because of what I had done, but because of what I stood for, because of what I thought, because of my conscience.” (Statement during trial, 1962) “Tôi bị pháp luật biến thành tội phạm, không phải vì việc tôi đã làm, mà vì điều tôi tranh đấu, vì suy nghĩ của tôi, vì lương tâm của tôi.” (Phát biểu trong phiên tòa xử ông, năm 1962)
“I can only say that I felt morally obliged to do what I did.” (At the opening of his trial, April 20, 1964) “Tôi chỉ biết nói rằng tôi thấy có bổn phận đạo đức phải làm những gì tôi đã làm.” (Lúc mở đầu phiên tòa xử ông, ngày 20/4/1964)
“I came to accept that I have no right whatsoever to judge others in terms of my own customs, however much I may be proud of such customs.” (From his unpublished autobiographical manuscript, 1975) “Tôi đã biết chấp nhận là tôi chẳng có quyền gì phán xét người khác dựa trên các tập quán của chính mình, bất luận tôi có thể kiêu hãnh về những tập quán đó đến đâu đi nữa.” (Từ bản thảo tiểu sử tự thuật không xuất bản, năm 1975)
“Great anger and violence can never build a nation. We are striving to proceed in a manner and towards a result, which will ensure that all our people, both black and white, emerge as victors.” (Speech to European Parliament, 1990) “Sự uất hận và bạo lực có bao giờ xây nên nước dựng nên nhà đâu. Chúng tôi đang phấn đấu xây dựng đất nước theo cách và hướng đến cái đích bảo đảm toàn thể nhân dân chúng tôi, bất kể là người da đen hay da trắng, đều trở thành người chiến thắng.” (Phát biểu trước Nghị viện Châu Âu, 1990)
“We are fighting for a society where people will cease thinking in terms of colour.” (March 8, 1993) “Chúng ta đang đấu tranh vì một xã hội trong đó người ta không còn suy nghĩ dựa trên màu da.” (Ngày 8/3/1993)
“When a man has done what he considers to be his duty to his people and his country, he can rest in peace.” (Interview for Mandela, 1994) “Khi một người đã làm được điều mình xem là bổn phận với nhân dân và đất nước của mình, người đó có thể yên nghỉ.” (Phỏng vấn cho Mandela, 1994)
“Reconciliation means working together to correct the legacy of past injustice.” (December 16, 1995) “Hòa giải nghĩa là cùng nhau khắc phục di sản của tình trạng bất công trong quá khứ (Ngày 16/12/1995)
“I can rest only for a moment, for with freedom come responsibilities, and I dare not linger, for my long walk is not yet ended.” (From Long Walk to Freedom, 1995) “Tôi chỉ nghỉ ngơi một lát, vì tự do đi kèm với trách nhiệm, mà tôi đâu dám nấn ná, vì chặng đường dài của tôi chưa kết thúc.” (Trích từ Chặng đường Dài đến Tự do, 1995)
“For to be free is not merely to cast off one’s chains, but to live in a way that respects and enhances the freedom of others.” (From Long Walk to Freedom, 1995) “Vì được tự do không chỉ là phá bỏ xiềng xích của ta, mà còn sống sao cho tôn trọng và nâng cao tự do của người khác.” (Trích từ Chặng đường Dài đến Tự do, 1995)
“If you want to make peace with your enemy, you have to work with your enemy. Then he becomes your partner.” (From Long Walk to Freedom, 1995) “Nếu ta muốn hòa bình với kẻ thù, ta phải hợp tác với kẻ thù. Rồi kẻ thù sẽ thành đối tác của ta.” (Trích từ Chặng đường Dài đến Tự do, 1995)
“It is never my custom to use words lightly. If twenty-seven years in prison have done anything to us, it was to use the silence of solitude to make us understand how precious words are and how real speech is in its impact on the way people live and die.” (South Africa, July 14, 2000) “Tôi chưa bao giờ có thói quen dùng ngôn từ hời hợt. Nếu hai mươi bảy năm ngồi tù có tác động gì đến ta, đó chính là cách sử dụng sự tĩnh lặng của cảnh cô đơn để giúp ta hiểu ngôn từ quý giá đến dường nào và hiểu lời nói có ảnh hưởng thật sự ra sao đến cách con người sống và chết.” (Nam Phi, 14/7/2000)
“When people are determined they can overcome anything.” (Johannesburg, South Africa, Nov. 14, 2006) “Khi đã quyết tâm, ta có thể vượt qua mọi thứ.” (Johannesburg, Nam Phi, 14/11/2006)
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch


Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva.
Thế đứng Nhân quyền vững chãi
Ngày 10/12/2013 năm nay là kỷ niệm lần thứ 65 ngày lịch sử ra mắt bản “Tuyên Ngôn Nhân quyền Quốc tế” 10/12/1948.
Năm nay cuộc kỷ niệm ở nước ta diễn ra khác hẳn trước, mang nhiều nét mới.
Ngay từ giữa năm các bạn thanh niên, sinh viên nam nữ đã in, sao chép bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (TNNQQT) gồm 30 điều để giới thiệu rộng rãi trong xã hội. Nhiều bạn đã gửi cho nhau những bản TNNQQT in đẹp coi như món quà quý để chuyền tay nhau đọc và nghiên cứu. Nhiều bạn thanh niên còn in các bản TNNQQT bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Trung Hoa… để phổ biến trong nước và gửi ra nước ngoài.
Ở Hà Nội, Sài Gòn… nhiều bạn trẻ còn in thêm bản “Công ước Quốc tế về những quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” cũng như bản “Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị” được ban hành năm 1966.
Trong cả năm 2013 đã có nhiều cuộc xuống đường, dã ngoại, nhóm họp của công dân nam nữ để công khai trao đổi, thảo luận về ý nghĩa và vận dụng các văn kiện quốc tế quan trọng này.
Đặc biệt năm nay chính quyền Việt Nam tự nguyện xin được vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ sau khi đưa ra lời hứa danh dự và 14 điều cam kết về nhân quyền. Do đó, việc thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ nội dung TNNQ ở nước ta có thêm nhiều thuận lợi mới. Ai cũng biết chính quyền độc đảng là tối kỵ với nhân quyền, họ đối lập với nhân quyền như nước với lửa, họ chỉ chịu lùi trên văn kiện để hòng được nhận tiếp những nguồn chi viện tài chính FDI và ODA nhằm kiếm lợi cho phe nhóm. Họ rất lo khi cuộc kiểm điểm về “hạnh kiểm nhân quyền” theo định kỳ (Universal Periodic Review) lần 2 sắp diễn ra trong tháng 1/2014. Đây là một cuộc kiểm điểm rất nghiêm túc. Chắc chắn nhà cầm quyền Hà Nội sẽ bị chất vấn: Từ khi hứa và cam kết, họ có tiến bộ thật hay không? Có còn bắt người tùy tiện không? Có còn xử án kín không? Có còn tuyên án bỏ túi theo lệnh đảng hay không? Có còn đánh đập chửi bới công dân, tra tấn làm chết công dân trong trụ sở công an hay trong trại giam không?
Một nét mới về ngày TNNQ năm nay là tổ chức “Mạng lưới Blogger Việt Nam” đã chính thức hoạt động, cùng với “Diễn đàn Xã hội Dân sự”, thực hiện quyền tự do ngôn luận theo TNNQQT mà chính quyền Việt Nam đã cam kết thi hành.
Cũng một nét mới không kém phần quan trọng nữa là trên các mạng Dân làm báo, Dân Luận, Chân trời mới tuần qua (28/11 đến 4/12) đã đăng tuyên bố của nhiều công dân coi bản Hiến pháp 2013 vừa được Quốc hội thông qua là cưỡng ép, vì không hề coi trọng các ý kiến đóng góp của công dân, chỉ tuân theo cương lĩnh của đảng, là Hiến pháp của đảng CS, do đảng CS, vì đảng CS, không mảy may là của dân, do dân, vì dân, nên bị nhân dân coi là vô giá trị; nhân dân sẽ thực hiện “bất tuân dân sự “ và đòi làm bản Hiến pháp khác. “Hội phụ nữ nhân quyền VN “cũng đã chính thức ra mắt vào dịp này
Theo các mạng Dân Làm báo và Dân Luận ngày 2/12, các luật sư đang làm việc cũng như luật sư đang ở trong tù như ông Cù Huy Hà Vũ đều cho rằng bản Hiến pháp 2013 vi phạm nghiêm trọng bản TNNQQT khi khẳng định điều 4, vị trí toàn trị độc quyền của đảng CS, hạn chế tự do báo chí bằng những luật lệ trái Hiến pháp, và khi khẳng định kinh tế nhà nước là chủ đạo, tước bỏ quyền tự do bình đẳng cạnh tranh trong kinh doanh.
Gần đến ngày kỷ niệm TNNQQT, theo tường thuật của mạng Dân làm báo ngày 3/12, bí thư thứ nhất của sứ quán Pháp Jean Philippe Gavois đã có dịp tận mắt thấy cảnh nhiều tốp công an hung hãn hành hung luật sư Nguyễn Văn Đài và bạn bè ông, phá phách cửa hàng cà phê ở đường Đại Cồ Việt (Hà Nội), chửi bới đánh đập công dân . Theo luật sư Đài, ông J.P.Gavois xúc động ghi âm, chụp ảnh các cảnh này và thốt lên: “Tôi không cần tìm hiểu gì thêm nữa, thế là quá đủ, những bằng chứng rõ rệt nhất “.
Thử hỏi ông Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ông và đồng sự sẽ chống chế ra sao khi những tin tức và hình ảnh như thế được trưng ra trong cuộc Kiểm điểm định kỳ về tôn trọng nhân quyền sắp đến tại LHQ, khi đại diện VN được lên mâm, buộc phải trả lời từng điểm một những chất vấn của người tham dự.
Những điều mới, rất mới nhân dịp kỷ niệm TNNQQT năm nay là như thế.
Điều mới nhất là các công dân yêu quý nhân quyền đang ngày càng đông đảo, do nhận thức được rằng thế đứng nhân quyền của nhân dân ta đang ngày càng vững chãi và rất có hiệu quả.
Thêm nữa sự phối hợp quốc tế ngày cũng chặt chẽ và thuận lợi.
Và chính quyền bị đứng ở thế bị cáo, hạnh kiểm xấu, hứa tu tỉnh thành người tốt, có tiến bộ.
Với thế vững chãi trong đấu tranh như thế, nhất định năm 2014 tới sẽ là năm gặt hái bội thu về nhân quyền. Một xã hội dân sự tiếp tục tiến bước, đông đảo hơn, tự tin hơn, có hiệu quả hơn. Xã hội dân sự đầy sức trẻ của thời đại thừa sức đẩy lùi một chế độ sang thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn mơ màng suy tôn chủ nghĩa Mác - Lênin tai quái làm nền tảng cho chế độ, ghi đậm trong Hiến pháp 2013, sau khi nó đã bị đào thải bởi toàn thế giới, coi đó là cội nguồn tội ác chống nhân loại trong thế kỷ XX, còn tệ hại hơn cả chủ nghĩa phát xít. Bùi Tín
Ảnh từ FB Hội những người ủng hộ phổ biến Thực thi Nhân quyền
Christmas tree lighting New York Christmas Tree Lighting 2013
New York Christmas Tree Lighting 2013 : How To Put Lights On Christmas Tree
New York Christmas Tree Lighting 2013 : New York Christmas TreeNew York Christmas Tree Lighting 2013 : When Is The Christmas Tree Lighting Christmas tree lighting South coast plaza
 http://i214.photobucket.com/albums/cc185/alldoneup/misc/309974eb.jpgCon cá mập nào sẽ nuốt chửng mảnh đất vàng Zone 9?
Sau vụ hỏa hoạn thảm khốc làm chết sáu người tại Zone 9, đã có rất nhiều bài viết về khu văn hóa ẩm thực tự phát này của Thủ đô Hà Nội. Rồi “không quản được thì cấm”, ông chủ tịch thành phố đã chơi con bài cố hữu. Nhưng mấy hôm nay sau cái lệnh cấm kì cục này, các báo đưa tin Zone 9 vẫn hoạt động bình thường. Và đó là lí do tôi đến Zone 9 tối nay để mục sở thị
Không biết ai là người đầu tiên đặt cái tên này cho Nhà máy Dược phẩm Trung ương II khi nó rút đi ra ngoại thành định vị tại địa chỉ mới ở Khu công nghiệp Quang Minh. Một cái tên rất Tây. Zone có nghĩa là vùng, là Khu, còn số 9 là số nhà của nhà máy trên phố một chiều Trần Thánh Tông. Nhưng nhà máy còn một cổng nữa ở số 38 phố Nguyễn Huy Tự. Theo nhà báo Xuân Bình thì người đầu tiên làm ăn ở đây và có thể nói là thành đạt là người có thương hiệu Barbetta - tên của chiếc xe máy ga do những lao động xuất khẩu Việt Nam mang từ đất nước Tiệp Khắc XHCN về những năm 80 thế kỉ trước.
Đó là một mảnh đất rộng tới 11.156 m2, mặt tiền trông ra vườn hoa Yerrsin phía phố Trần Thánh Tông, và vườn hoa nho nhỏ hình tam giác trên phố Nguyễn Huy Tự, tức là mảnh đất có vị trí rất đẹp. Phía sau liền với nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, có thể vì lẽ đó nó dữ.
Trên khuôn viên này, nhà máy cho xây dựng năm đơn nguyên. Cổ nhất là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây từ năm 1960 nhưng còn khá tốt. Nhà mới nhất 5 tầng xây theo kiểu ta mái bằng – là nơi hai lần xảy ra tai nạn. Một lần một cô gái chụp ảnh vô ý bị rơi xuống do tường đổ bị ngất ngày 21-1. Lần mới nhất xảy ra ngày 19-11 khi cháy quán bar Fuse đang sửa chữa làm sáu công nhân chết ngạt. Và đó chính là cái cớ để ông chủ tịch thành phố ra lệnh cấm khu Zone 9 hoạt động
Tại cơ sở xây cất “hổ lốn” này, những chủ đầu tư mà nhiều người là nghệ sĩ đã sáng tạo các hình thái kiến trúc mang hơi hướng cổ điển xen lẫn hiện đại. Bằng chứng là các bức tường vẫn để nguyên gạch mộc trông có vẻ hoang dã và cũng có thể họ nghĩ sẽ đến một ngày không xa sẽ phải ra đi nên đầu tư ít tiền bao nhiêu càng tốt nhưng phải thể hiện được ý tưởng thiết lập một không gian văn hóa đặc thù. Và họ đã thành công khi thu hút được rất đông giới trẻ cả Ta lẫn Tây đến đây hàng ngày.

Đây là nơi các bạn trẻ giao lưu ăn uống nhẹ nhàng, chỉ có các quán bar, quán karaoke, quán café, nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, nơi các nhà thơ nổi tiếng như Hồng Thanh Quang, Nguyễn Thế Hoàng Linh trình bày trước các cử tọa những bài thơ mới sáng tác. Không có vũ trường ồn ào hay gây ra tai tiếng. Nơi có bãi đỗ xe, có quảng trường mang cái tên rất dân dã “quảng trường thời đại đồng nát”. Chính những ý tưởng cổ kim đông tây kết hợp này đã làm nên Zone 9 với cái tên đầy tự hào “ Hợp tác xã nghệ sĩ-tổ hợp không gian văn hóa nghệ thuật”và nó thu hút ngay cả ông thị trưởng thành phố Berlin khi đến đây khai trương Lễ hội Bia Đức, mang văn hóa Đức hòa nhập với văn hóa thuần Việt.
Một khi thành phố Hà Nội không xây dựng nổi một không gian văn hóa cho các nghệ sĩ thể hiện tài năng kinh doanh và sáng tạo thì các nghệ sĩ hoàn toàn có quyền tự hào tìm kiếm cho mình mảnh đất để thi triển tài năng của họ. Đáng lẽ thành phố phải khuyến khích họ, tạo điều kiện cho họ phát huy cái bản sắc văn hóa của đất Hà thành thanh lịch, nơi du khách ngoại quốc đến thủ đô mà không biết vui chơi thưởng thức nghệ thuật ở đâu. Tiếc thay vin vào cớ cháy nhà không quản lý được nên thành phố đã ra lệnh cấm các hoạt động ở Zone 9. Đó chỉ là một cái cớ! Chỉ một buổi khảo sát bên ngoài Zone 9 vẫn đang hoạt động bình thường sau lệnh cấm tuy có ít khách hơn, qua trò chuyện với một số người quen biết và không quen biết, chúng ta có thể hiểu được đằng sau bản chất của lệnh cấm này là cái gì. Rất mong được bạn đọc tham bác.
Năm 2000, thành phố đã có quy hoạch di chuyển các nhà máy trong đó có nhà máy Dược phẩm 2 ra khỏi Trung tâm thủ đô, nhưng mãi đến tháng 10-2012, nhà máy Dược phẩm mới chuyển đi. Tháng 5-2013 công ty Bình An được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát tình hình để báo cáo thành phố xây dựng và phê duyệt quy hoạch đầu tư thành tổ hợp cao ốc văn phòng cho thuê và nhà ở. Nhưng ngay lập tức công ty Bình An đã “bán” cho công ty Tiến Bộ từ tháng 8-2013 đến tháng 2-2014, tức là chỉ còn hơn hai tháng nữa. Công ty Tiến Bộ lập tức “bán lại ” cho công ty Thành Đạt và công ty này “bán tiếp “cho các hộ tư nhân cải tạo thành các kiot kinh doanh. Có thể họ biết sớm muộn đây sẽ là quy hoạch treo trong thời kì thị trường bất động sản đóng băng nên “điếc không sợ súng” cứ chơi cái đã.
Nhưng rồi vụ cháy xảy ra, cơ quan điều tra đã cho khởi tố vụ án. Lỗi do các công nhân làm ăn tác trách, do chủ đầu tư lơ là. Nhưng còn có lỗi của các cơ quan quản lý từ cấp quận đến cấp thành phố đã rất lỏng lẻo trong khâu quản lý đất đai nhà xưởng suốt hàng chục năm qua. Họ không thể vô can! Bây giờ “mất bò mới lo làm chuồng” thì đã quá muộn. Nói cách khác đó cũng chỉ là một ví dụ của cái gọi là sở hữu toàn dân về đất đai của Hiến pháp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua mà hệ quả thì đã nhãn tiền.
Cháy nhà, chết người, cấm kinh doanh buôn bán, bao người mất người mất của nhưng có nhiều con cá mập đang khấp khởi mừng thầm. Ai sẽ lọt được vào vòng đấu thầu đây, ai sẽ thắng thầu. Không! Ai sẽ được chỉ định thầu. Trong cái thiết chế quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội này, “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Người ta nghĩ đến ông tài phiệt tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng. Người đã chiếm được hai mảnh đất vàng ở quận Nhất thành phố Hồ Chí Minh, chiếm được các mảnh đất vàng ở Hà Nội nơi trước đây là Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí Trung quy mô, nhà máy Rượu Hà Nội và bây giờ có thể là Zone 9. Có tiền người ta không chỉ mua được cái hữu hình như đất đai nhà cửa chức tước mà còn mua được cả cái vô hình là chủ trương chính sách. Nhưng các cụ đã dạy “quả quýt dầy có móng tay nhọn”. Người ta đã gợi ý giải tỏa Zone 9 để mở rộng bãi để xe của Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng tức Nhà Tang lễ Quốc gia vì dạo này các cụ tiền bối rủ nhau ra đi nhiều quá. Đầu tư cái gì về kinh tế xã hội thì tranh cãi còn chán nhưng đầu tư cho quốc phòng an ninh và đền ơn đáp nghĩa thì bố thằng nào dám chống.
Lương Kháu Lão
unnamed_001.jpg
unnamed_002.jpg
unnamed_003.jpg

0 nhận xét:

Đăng nhận xét