Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Bài viết hay(728)

http://farm.vtc.vn/media/vtcnews/2011/10/21/shutterstock68417155.jpgPhong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.
 
Ngoài chuyện Nelson Mandela từ trần, hôm nay có 2 chuyện đáng để ý: 
- World Cup 2014 tại Brazil sẽ bóc thăm chia bảng
- Lãnh tụ phe áo vàng Suthep tuyên bố sẽ chịu thua và đầu hàng nếu ngày 9/12 sắp tới đây không tập họp được đông người Thái xuống đường biểu tình chống Yingluck. Ai cũng biết Suthep là "con cờ" của phe bảo hoàng + quân đội. Nếu Yingluck khôn khéo tiếp tục "vuốt ve" họ thì Suthep sẽ không làm gì được nhưng rõ ràng là họ sử dụng Suthep để "cảnh cáo" Yingluck đừng hòng kéo Thaksin về Thái. 
Nghe tin ông Đằng tuyên bố bỏ Đảng, nhiều người chống cộng ở Bolsa lạc quan tin rằng ngày tàn của chế độ CS đã đến! Quan điểm phổ biến nhất hiện nay là ...chờ sung rụng: trong nước sẽ nổi dậy dưới sự lãnh đạo của các "nhà dân chủ - đối kháng - phản tỉnh", hải ngoại chỉ cần ủng hộ (chủ yếu là "la làng" cho quốc tế nhào vô tiếp sức!  Họ quên rằng "gián điệp quốc tế" bây giờ lềnh khênh ở trong nước?).Trước 1975, VNCH cũng có rất nhiều người giỏi nhưng không lường được hết những trò quỷ quái của VC nên đã thua VC đau đớn.  Vậy mà đến nay vẫn không rút ra được bài học nào hay sao?
Một Thiên Tài Kinh Tế Vừa Từ Trần, Bạo Loạn Kinh Tế Bretagne: Ronald Coase, Tại Sao Nhà Nước Phải Lo Tất Cả?
Thọ 102 tuổi, Giải Nobel về Kinh tế năm 1981, Ronald Coase vừa mới mất hồi tháng 9 năm nay (ngày 2 tháng 9 2013). Cha đẻ của ngành «Phân tích Kinh tế cho Luật học-economic analysis of law».


Ronald Coase

Ronald Coase được nổi danh bởi định lý-théorème được mang tên ông. Tên ông càng được thiên hạ nhắc nhở hơn khi ông phản biện chối bỏ lý thuyết của Arthur Cecil Pigou.
Arthur Cecil Pigou (18 /11/1877 – 7 /3/1959)

A.C. Pigou quan niệm rằng thị trường tự do không thể tự điều hòa được, và như vậy vai trò điều hòa quản trị thị trường phải được giao rộng rãi cho Nhà Nước.  

Đây là một cuộc tranh luận rất thời sự, trên toàn thế giới và đặc biệt ở vài quốc gia chậm tiến trong đó có quê hương của chúng ta, đứng đầu mối quan tâm của chúng ta, người Việt Nam Hải ngoại, là tình hình và chế độ quản trị nền  kinh tế Việt Nam. Cuộc Bạo loạn xuống đường dân thất nghiệp Vùng Bretagne, phía Tây đất Pháp, đem tranh luận giữa chế độ kinh tế thi trường và chế độ kinh tế chỉ đạo biến thành thời sự.

Ông Ronald Coase gốc người Anh, nhưng nghiệp vụ giảng dạy ở Đại học Chicago, Huê Kỳ. Ông rất mê đất Pháp. Giáo sư Kinh tế Jacques Garello, một bạn Lions với chúng tôi, thuộc Đại học Aix-en-Provence đã hai lần mời ông đến thuyết giảng. Chúng tôi, người viết đã không ngại lái xe đi về hơn ngàn cây số chỉ để đến tham dự một buổi thuyết giảng của Giải Nobel Kinh tế 1981. Cả phòng giảng say mê ngưởng mộ kiến thức bao la của diễn giả sự cùng sự trình bày uyên bác nhưng rất dản dị, và con người rất khiêm nhượng của Giáo sư Ronald Coase. Lions Jacques, Giáo sư Garello, trong một bài viết về Giáo sư Ronald Coase, kể rằng Giáo sư Ronald Coase thường tự ví ông như là một viên đá cuội trên một bãi biển. Người ta không biết từ đâu viên đá tới. Có thể viên đá lăn từ triền núi, ra đến biển cả, trôi theo các giòng suối, giòng sông, trong mưa, trong gió, trong những cuộc núi sập, núi lỡ ! Và một nhà kinh tế nổi tiếng cũng thế thôi, ông cũng như một viên đá cuội bị đưa đẩy mài dủa bởi nghìn năm hiểu biết của loài người, bởi bao thế kỷ văn hóa, giáo dục, tập tục tri thức. Cá nhơn Giáo sư Ronald Coase tự ví mình là hậu duệ của các  tiền nhơn  bác học Adam Smith và Trường Phái Áo quốc. Khi còn sanh viên ở London School of Economics, trong những năm 1930,  ông được huấn luyện bởi Friedrich Hayek (1899 – 1992) và Arnold Plant (1898 -1978) hai bác học của ngành kinh tế.   

Định lý Kinh tế Coase (1966) 

Người phát biểu thành một định lý kinh tế là Giáo sư kinh tế George Stigler (1911-1991) -Giải Nobel Kinh tế 1982 – vào năm 1966,.phỏng theo lý thuyết của Giáo sư Ronald Coase diễn tả trong một bài viết “ The Problem of Social Cost- Bài toán của Giá xã hội” (viết năm 1960). Thoạt đầu Giáo sư Coase từ chối nhưng cuối cùng chấp nhận mình là cha đẻ của định lý ấy. Đại ý của định lý là “nếu giá của những trao đổi (thương mải) hoàn toàn xoá bỏ, và nếu các chủ quyền các tư hữu được định nghĩa rõ ràng, sẽ có một sự hổ trợ xứng đáng- si les coûts de transaction sont nuls et si les droits de propriété sont bien définis, il résultera une allocation efficace”.

Định lý đọc như vậy hoàn toàn tối nghĩa. Nhưng nếu chúng ta đi trở vế lịch sử của cuộc cách mạng kỹ nghệ, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn. Ngay từ năm 1937, Giáo sư Coase với cuốn sách “ The Nature of the Firm-Théorie de la Firme-Định nghĩa của Hảng buôn” đã sáng tạo quan niệm “giá của những chuyển nhượng-transaction costs- les coûts de transaction”. Với quan niệm mới mẽ nầy Giáo sư Coase đã viết lại lịch sử của nền kỷ nghệ tân thời, vào thế kỷ thứ 17 tại Anh quốc. Thời bấy giờ, các nhà buôn Anh đang bị thiếu mặt  hàng xuất cảng để bán trao đổi bù vào những hàng hóa quý báu  phải nhập từ  Phương Đông và từ Mỹ châu. Khan hiếm hàng xuất tạo quý giá cho bên hàng nhập, đó là “giá của chuyển nhượng”, nghĩa là tất cả những phí tổn tốn kém để thương thuyết với tất cả những người giao hàng, bán hàng, nghệ nhơn, hay người nông dân bị thất nghiệp khi ngoài mùa hay thất mùa, đều phải tính  nhập vào. Quản trị  tính toán các chi phí những khâu chuyển nhượng ấy là cả một vấn đề rất khó khăn, nào giao hàng không đều hòa,  nào sai biệt hàng hóa nhận gởi, nào những chi phí giao tế không cần thiết, nào nhưng bắt buộc khi bị những trục trặc kỹ thuật…Và như vậy, phải bắt buộc phải tổ chức những hiệu buôn-la firme để hiệu quả hóa sản xuất. Các công nhơn cùng nghề họp thành những tổ, họp thành những khâu sản xuất hiệu quả, chuyên nghiệp, năng lực cao…Gom tóm lại và chia phần hành, làm việc giây chuyền  là những suy nghĩ, những bước đầu cho tổ chức sản xuất công nghiệp của ngày nay.

Quan niệm giá chuyển nhượng chiếm một chổ đứng quan trọng trong ngành khoa học kinh tế  áp dụng vào quản trị xí nghiệp của ngày nay ( Lý thuyết Giá thương lượng). Định lý Coase bắt đầu được sử dụng nhiều vào những năm 1970 cho ngành Kinh tế quản trị các Công sở.. Từ đấy, định lý Coase được xem như ngành quản trị để giải quyết những khúc mắc trong giây chuyền quyết định hành chánh. Nói chuyện đến công nợ, đặt vấn đề giảm công nợ là phải đặt vấn đề giảm thiểu chi phí hành chánh, so sánh, gọt dủa, nhận rõ giữa những chí phí cần thiết và những chi phí trung gian phung phí., kể cả những chi phí giao tế, thương thuyết khi ký tên những hợp đồng, thường được gọi là những chi phí ngoại vụ-les externalités. Một thí du của chi phí ngoại vụ, đi chợ một thương xá xa nhà, giá rẻ. Đi chợ xong so sánh hóa đơn với hóa đơn mua cùng một loại mặt hàng: Chi phí ngoại vụ cần phải tính vào là chi phí chuyên chở: xăng dầu, thuế đường nếu có, tiền hao mòn xe, thời gian để đi chợ, sai biệt thời gian giữa đị chợ gần nhà, và xa nhà, đo bằng thời mất để lái xe di chuyển đi về cho 1 hay 2 người. Nhiều khi đi chợ siêu thị xa giá rẻ lại có giá thành hàng hóa chợ búa cao hoơ đi chợ cạnh nhà. Ấy là chưa kề quan niệm mới của ngày nay là chi phí ô nhiểm, tính hao xài CO2, hiện tượng nhà kiến, thuế môi trường-écotaxe vân vân…

Khi nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử nền kỹ nghệ hiện đại, Giáo sư Coase rút ra hai kết luận: kết luận thứ nhứt là với thời gian, dần dần  hướng tiến triển của giá cả đi ngược lại. Ngày nay, giá cả càng ngày hạ, rẻ càng với phát triển của ngành thông tin, trong khi ấy giá của hệ thống cầm quyền và quyết định càng ngày càng tăng mắc (khâu kiểm soát và khâu tiếp thị) tăng mắc vì phải huấn luyện tay nghề, nâng cao trình độ các cấp cán bộ quyết định. Các đơn vị sản xuất to, kể cả các nhóm kỹ nghệ, nay cũng  phải chia cắt ra thành những tiểu đơn vị lao động sản xuất hay tiểu đơn vị quản trị hành chánh. Kết luận thứ hai là vai trò quan trọng của các cơ thế, của các luật lệ trong sanh hoạt của một hảng, xưởng và nay cả một xã hôi. Vì những lẽ ấy Giáo sư Coase, là một luật sư bào chửa cho một ngành khoa học kinh tế với những cơ chế, với những lệ luật để bảo vệ con người, với những giấc mơ của con người, thực tiển, không máy móc. (và Giáo sư đả phá ngành kinh tế vĩ mô toán học-la macro économie mathématique)

Vs Trường phái Arthur Pigou và những chi phí ngoại vụ

Trong không khí tranh nhau về vai trò của Nhà nước hay Tư hữu giữa Giáo sư Coase và Giáo sư Picou,

Giáo sư Arthur Cecil Pigou, Giáo sư kinh tế người Anh, vào những năm 1930, ra lý thuyết chống kinh tế thị trường tự do, với món vũ khí đại bác, cả vú lấp miệng em: các chi phí ngoại vụ-les externalités. Khi một thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai người, những thương thuyết không chú trọng đến những diễn viên ngoại cuộc, “ngoài” khế ước. Những kết quả tai hại: như ô  nhiểm môi trường do khói đen của ống khói nhà máy sản xuất hảng hóa. Đây là một ngoại vụ tai hại. Nhưng cũng có thể có những ngoại vụ tốt, hữu ích : nhờ có nhà máy có chương trình đặt hàng hoạt động, Nhà máy phải xây cất môt con đường để di chuyển, trình trạng tốt của con đường nầy đóng góp vào hệ thống giao thông công cộng của cả vùng, có lợi cho lưu thông hàng hóa và cả có lợi cho lưu thông dân cư trong vùng. Hai cái loại ngoại vu có hại và có lợi đều phải được tính vào giá cả chi phí kết toán của hợp đồng, để có một giá thành gồm có giá Xã hội nầy. Và Giáo sư Pigou kết luận:

Chỉ có Nhà Nước mới có thể làm nhiệm vụ quản trị chi phí ngoại vụ 

Muốn quản trị  chi phí ngoại vụ, phải đem về làm chi phí nôi vụ-internalisation. Biến những chi phí ngoại thành những chi phí bình thường của khế ước, của món hàng, của sản xuất món hàng. Và Giáo sư Pigou đưa tất cả quản trị về Nhà Nhước với hai chìa khóa lớn là Thuế vụ và Luật lệ. Luật lệ:  thí dụ cai quản bằng quota-tỷ lệ, đóng thuế một phần ô nhiểm, và như vậy, kẻ (sản xuất) làm ô nhiểm môi sanh phải là kẻ phải trả tiền bồi thường ô nhiểm môi sanh. Hệ thống giao thông đường xá, có thể buộc tất cả mọi người sử dụng đóng thuế, không hà cứ gì chỉ có hảng xưởng.

Giáo sư Coase phản biện lại trong bài viết năm 1960, chỉ rõ cái vô lý và cái thiếu công bằng của system quota-tỷ lệ. Nhơn danh ai ? các anh Nhà Nước đặt tỷ lệ quota, ăn chia thế nào ? Rất khó, ngày nay vẫn chưa ai trả lời rõ ràng cả. Khi tạo một khu vực sản xuất, chưa ai có thề đánh giá rõ ràng những externalités cả. Những kết quả, những ‘giá xã hội’, được hưởng hay phải trả chưa đo lường được.

Những bạo động vừa qua ở Vùng Bretagne là những trả lời cho những câu hỏi về những ‘giá Xã hội’. Cách đây 20/30 năm khi tất cả vùng Bretagne ùn ùn  nhào vào làm kỹ nghệ nông nghiệp nuôi heo, và nuôi gà. Khi Nhà Nước nhơn danh Bretagne ở xa trung tâm Liên Âu, đã quyết địng không đánh thuế các xa lộ vùng Bretagne. Kết quả Bretagne ngày nay xuống đường chống đóng thuế ô nhiểm écotaxes mà Bretagne sẽ là vùng sẽ hưởng nhiều nhứt.Kết quả thứ hai, là ngày nay cả vùng Bretagne ô nhiểm , nước không uống được bị ô nhiểm do chất thải heo, gà. Ngày nay chỉ  vì kỹ nghệ sản xuất thịt heo gà  bị cạnh tranh, do nơi khác cũng sản xuất heo gà kỹ nghệ, nên giá cả xuống giá, các hảng xưởng phải đóng cửa, vùng Bretagne sập tiệm. Đất Pháp hỗn loạn. Nhà Nước Tổng thống F. Hollande gặp khó khăn.

Như vậy, giao cho Nhà nước quản trị ? Nhà Nước có nắm rõ thị trường không ? Nhà Nước với những công chức, có sống với thị trường không để quản trị thị trường.

Chỉ có Tư Hữu mới thấy rõ kết quả của những ngoại vụ:

Đối với Coase, sở dỉ những chi phí ngoại vụ không đo lường được, là do không có quyền tư hữu rõ ràng. Ô nhiểm môi trường, ô nhiểm giòng nước thật sự được biết, là do dân chúng đòi hỏi quyền tư hữu hưởng thụ không khí trong lành và giòng nước trong sạch. Nếu các dân gian láng giềng nhà máy, giòng nước đòi có không khí trong lành giòng nước trong sạch, họ bắt buộc Nhà Máy một phải ký một kế ước ‘xã hội”  chung sồng hòa bình, bồi thường thiệt hại với Nhà máy. Hai là Nhà Máy cũng có thể mua những ‘sở hữu’ nhà cửa đất đai của dân trong vùng, bồi thường đầy đủ công bằng để dân di cư ra đi tìm một nơi định cư, mua lại một ‘sở hữu’ đầy an toàn.

Cũng có những trường hợp mà Pigou bảo rằng chỉ có Nhà Nước mới lo được những ngoại vụ cần thiết như cất một Ngọn Hải Đăng, dẫn đường thương thuyền, tàu biển, hay xây một cái cầu nói liền hai bờ sông…bằng cách “thâu thuế để có tiền xây cất những công cụ cần thiết  ấy”. Coase trả lời lại, Cầu cống cũng như ngọn Hải đăng, xưa như con người, nếu cần thiết thì do chính người dân trong vùng, thấy sự cần thiết, và  tự động đóng góp tiền để xây cầu đi lại, hay các thủy thủ, ngư dân cất ngọn hải đang đề dẫn dắt hải lộ, bến tàu.

Tóm lại, quyền tư hữu đủ tài đủ sức để quản trị mọi chi phí trao đổi thương mãi, tạo giá chuyển nhượng thành giá xã hội. Và một thế giới tư hữu vẫn có thề cai quản hiệu quả những công sở, hay dịch vụ cộng đồng.

Thời sự:

Tuy dân chúng Bretagne xuống đường đòi giải quyết vấn đề thất nghiệp, nhưng thật sự ngày nay, sự đụng chạm tranh cải lớn nhứt giữa hai trường phài Coase và Pigou là những vấn đề ô nhiểm môi trường. Một bên trường phái Pigou, đòi hỏi Quản trị Nhà nước với  Luật lệ và Thuế vụ. Một bên vẫn Coase với Kinh tế thị trường với quyền Tư hữu và Trách nhiệm do Khế ước.

 Giải Nobel Kinh tế 2009, bà Elinor Ostrom (1933-2012), người Mỹ vừa từ trần năm ngoái, đã gieo hoài nghi một cách ba phải, bằng cắt nghĩa rằng các ‘công sự’ có thề quản trị hoặc theo Pigou bởi Nhà Nước, hoặc do Thị Trường theo Coase, nhưng cũng có thể do các hiệp hội, Hiệp đoàn của Xã hội Dân sự.

Nhưng Elinor Ostrom, hoàn toàn đồng ý với Ronald Coase, về tư hữu. Ostrom cho rằng một sở hữu có thể do cá nhơn hay đoàn thề sở hữu. Những cá nhơn đầy thiện chí, với một bản khế ước hữu hiệu có thể điều hành cai quản hay hơn cả một Nhà nước. Và cá nhơn còn có thể làm những đồng sở hữu chủ, và như vậy, đồng trách nhiệm, trong lúc Nhà Nước không có ai trách nhiệm rõ ràng

Và Việt Nam:

Vài hàng chia sẻ cùng quý vị bài nghiên cứu nhận định tình hình kinh tế thế giới và những lý thuyết xứ ngưới. Khi đặt câu hỏi về Việt Nam. Chúng ta nghẹn ngào, bí. Những quan niệm “Giá chuyển nhượng”, “chi phí ngoại vụ”  xin được tóm tắt bằnh hai chữ ‘tham nhũng’

Tiền ngoại giao, tiền lo, bao thư, tiền đường, tiền bo, tiền mời ăn, tiền đút lót, tiền ăn chịu… tất cả đề nói lên sự bế tắc của quản trị làm ăn ở Việt Nam. Chưa khể những “chi phí ngoại vụ khác” như thụt kết, rút ruột, phung phí bằng thông cảm ăn nhậu…

Ở Việt Nam ngày nay không thề làm cải tổ, sửa sai gì được cả. Chỉ có Dẹp Đảng Cộng sản, bần người tử tế lên nắm quyền thôi.

Hồi Nhơn Sơn, tuần 3 tháng 11.

TS. Phan Văn Song  
Không nói vợ bảo giận gì
Khi cười vợ bảo chắc đi với bồ

Ra đường sợ nhất cúm gà
Về nhà sợ nhất vợ già khỏa thân

Ra đường sợ nhất công nông
Về nhà sợ nhất vợ không nói gì

Vợ là chiếu chỉ vua ban
Có sao dùng vậy chẳng bàn đúng sai

Vợ là chiếc tivi bà ngoại cho
Càng mưa to, càng nét
Càng sấm sét, càng nhiều chương trình hay

Vợ là cơm nguội của ta
Nhưng là đặc sản của thằng cha láng giềng
Khi Mỹ bóp cò Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ

Bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Getty Images

Hôm Thứ Năm 14/11, bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đấy là thủ tục thông thường để Quốc hội biểu quyết và phê chuẩn đề nghị của Tổng thống là bổ nhiệm bà Yellen vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang, nôm na là làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, kể từ đầu năm tới.

Đang ngồi ghế Phó Thống đốc bên cạnh Chủ tịch Ben Bernanke sắp mãn nhiệm, Janet Yellen là kinh tế gia nổi tiếng, có ông chồng George Akerlof cũng là kinh tế gia, đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001. Bà sẽ là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Chuyện ấy đã hấp dẫn.

Hấp dẫn hơn vậy, giới nghiên cứu về đầu tư theo dõi rất sát cuộc điều trần, để từ chủ trương đường lối của bà Yellen mà dự đoán quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, lãnh đạo kinh tế và ngân hàng của Trung Quốc cũng nên chú ý tới chuyện này. Vì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể vô tình làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của Bắc Kinh và gây ra một vụ suy thoái kinh tế, tức là một vụ khủng hoảng chính trị.

Vô tình chiết liễu… liễu tan hoang.

Chúng ta phải đi từ đầu câu chuyện kinh tế mang ý nghĩa như một…. câu phú tử vi: “cố ý trồng hoa, hoa chẳng mọc!…”

Từ vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 rồi nạn suy trầm kinh tế 2008-2009 và sự hồi phục quá yếu ớt sau đó, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã cắt lãi suất tới sàn. Thực tế là áp dụng “Chính sách ZIRP” – là lãi suất bằng số không. Tiếp theo là ba đợt bơm tiền qua một thuật lạ gọi là “quantitative easing” (nâng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng) vào Tháng 11 năm 2008, rồi Tháng 11 năm 2010 và Tháng Chín năm 2012. Quyết định lần thứ ba (QE3) có kích thước rất lớn là mỗi tháng bơm ra 85 tỷ đô la.

Nói cho dễ hiểu là làm cho kinh tế có tiền nhiều và rẻ hơn, với hy vọng giảm bớt và thu hồi lại nếu kinh tế phục hoạt, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng…

Tháng Năm vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke thông báo là nhờ tình hình kinh tế khả quan hơn, Ngân hành Trung ương có thể “vuốt lại chính sách tiền tệ” – “tapering” – kể từ Tháng Chín. Nôm na là giảm bớt lượng tiền bơm ra hàng tháng và còn hút về lượng tiền đang lưu hành. Kết quả là tiền sẽ hiếm hơn nên lãi suất có thể tăng.

Chúng ta đụng vào một nghịch lý là tin mừng về kinh tế (chỉ dấu phục hoạt), lại dẫn tới tin buồn về tài chánh (làm tăng lãi suất ngân hàng và phân lời trái phiếu), khiến trị trường chứng khoán sụt giá mạnh. Và cả thế giới bị chấn động, vì sau nhiều năm tiền nhiều và rẻ khiến Mỹ kim sụt giá thì người ta đi vào một chu kỳ mới, là hối suất Mỹ kim sẽ tăng cùng lãi suất tại Hoa Kỳ. May là tình hình kinh tế Hoa Kỳ chưa khả quan, biện pháp thu hồi tiền tệ chưa được áp dụng.

Đấy là lúc giới đầu tư chú ý đến người sẽ lên thay ông Bernanke làm Thống đốc vào năm tới… Mà chuyện ấy liên quan gì tới Trung Quốc?

Thưa rằng vì trái đất hình tròn và đồng tiền biết lăn.

Đồng tiền mà nằm bên Mỹ thì ăn lời rất ít vì lãi suất quá thấp. Người khôn ngoan bèn vay tiền rất rẻ bên Mỹ để kiếm lời ở nơi cao giá nhờ có lãi suất cao hơn. Khôn nhất là các đấng con trời tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, v.v….

Họ vay đô la rẻ tại Mỹ, chuyển sang đồng Nguyên, có cái tên rất bịp là “Nhân dân tệ”, Renminbi, dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp hay xuất cảng, để cho vay với lãi suất cao hơn. Phần sai biệt giữa hai lãi suất Hoa-Mỹ là mức lời bỏ túi. Thuật ngữ kinh tế gọi phép kinh doanh đó là “carry trade”, nếu dịch là “giao dịch lợi sai” hay “dung tư xáo lợi” thì cũng chẳng rõ nghĩa hơn!

Mà không chỉ có vậy.

Năm 2008, khi Hoa Kỳ cắt lãi suất thì cũng là lúc Trung Quốc ào ạt bơm tiền để kích thích kinh tế vì tình trạng co cụm của thị trường xuất cảng cả Âu lẫn Mỹ. Lãnh đạo xứ này bơm qua hai ngả là tín dụng và công chi. Vì đặc tính xã hội chủ nghĩa của xứ này là khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tín dụng từ hệ thống ngân hàng của nhà nước ưu tiên rót vào doanh nghiệp cũng của nhà nước, hay các công ty đầu tư địa phương do các cấp chính quyền địa phương lập ra.

Khối tín dụng tăng vọt từ những năm 2009 tạo ra phép ảo là kinh tế tăng trưởng mạnh khi toàn cầu đang bị suy trầm. Cái phép ảo còn kinh hại hơn vậy là nạn bong bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc. Đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Và nhà nước phân quyền cho các địa phương tha hồ giành giật chia chác, vì đem lại 40% thu nhập ngân sách địa phương. Do đó, các ngân hàng của nhà nước, doanh nghiệp của nhà nước, cùng các đảng bộ ở địa phương thi nhau thổi bóng và tay chân cùng thân nhân của đảng viên cán bộ đều trở thành đại gia trong nền kinh tế ảo diệu này.

Khi núi nợ đã lên quá cao, lãnh đạo Bắc Kinh muốn kiểm soát hệ thống ngân hàng thì lại gặp một quy luật kinh tế khác, là “bít lỗ hà ra lỗ hổng”.

Đó là sự xuất hiện của các hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ “shadow banking”, những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu sổ sách phân minh mà thừa rủi ro. Núi nợ tín dụng của Trung Quốc nay đã cao gấp đôi Tổng sản lượng nội địa và phân nửa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành khói. Bên trong là những khoản tiền cho vay bằng kỹ thuật “carry trade”, vay tiền Mỹ với giá rẻ để tài trợ bằng loại tiền âm phủ là đồng Nguyên. Gọi là tiền âm phủ vì có giá trị của vàng mã.

Đấy là lúc chúng ta trở về với Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.

Trong quá khứ, nhiều nước Đông Á cũng đã khôn ngoan như vậy là vay tiền rẻ của Mỹ theo loại tín dụng ngắn hạn để tài trợ các nghiệp vụ dài hạn. Khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nâng lãi suất là nhà nhà đều lật đật rút tiền về Mỹ. Nạn “tư bản tháo chạy” như nước thủy triều đã gây ra vụ khủng hoảng tài chánh Đông Á vào năm 1997, dẫn tới suy thoái kinh tế 1998, và khủng hoảng ở nhiều nơi khác, kể cả Liên bang Nga.

Nhưng chính là vụ khủng hoảng đã khiến các nước Đông Á phải cải cách. Bị trước tiên mà sợ liều thuốc đắng, Thái Lan trì hoãn cải cách đến hơn chục năm mới thấy khá. Nam Hàn thì nuốt liều thuốc đắng và tháo gỡ vai trò của các tập đoàn “chaebol” – nguyên nghĩa là “tài phiệt” – nên sau khi chìm rất sâu thì đã bật lên rất mạnh.

Khi biến cố này bùng nổ vào đầu Tháng Bảy năm 1997, Bắc Kinh còn đang hồ hởi với vụ Hương Cảng hồi quy cố quốc trước đó một ngày. Và thời đó, kinh tế Trung Quốc chưa hội nhập vào thế giới hình tròn của “toàn cầu hóa”, của nền kinh tế “nhất thể hóa”. Ngày nay thì đã khác xưa.

Luồng tư bản nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Quốc và nhờ định hướng của nhà nước, với màu sắc Trung Hoa, đã dẫn đến nạn đầu cơ và cho vay ảo. Khi Ngân hàng Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi suất, ta sẽ thấy thủy triều rút. Để lại đằng sau là những trái bóng bể, là ngân hàng vỡ nợ, là nạn suy thoái kinh tế. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một sự lạ.

Đó là Hoa Kỳ bóp cò bên này, bên kia đại dương là hàng loạt bóng bể và ngân hàng phơi thây.

Hoa Kỳ không là thủ phạm, nhưng dân Trung Quốc vẫn là nạn nhân, chỉ vì lãnh đạo kiêu căng và tay chân thì tham lam tưởng bở. Phải chăng, “tham sân si” cũng là một quy luật kinh tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Đưa tay bóp thử cái xem sao
Thấy nó mềm nên đút vòi vào
Vặn vặn, xoay xoay rồi đứng dậy
Nhấp nhổm xuống, lên, dấn ào ào
Mệt mỏi, mồ hôi đầy trên trán
Nữ khách đâm lo, nói thì thào
- Anh ơi cẩn thận không chửa đấy
- Tôi dấn thế này chửa làm sao

* Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải hít ra thở vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra
Xa xa như nước Cu-Ba
Người ta còn phải hít ra thở vào
Gần gần như cái nước Lào
Người ta cũng phải hít vào thở ra
Nói chung trong cõi người ta
Bắt buộc là phải thở ra hít vào.

*  Đường trơn xe chạy vi vu .
 An toàn phải nhớ đội mu (mũ) lên đầu

* Hôm nay ra đứng bờ ao
Thấy con vịt cái nó gào thảm thương
Ngờ đâu trong cõi đời thường
Có con vịt khác vấn vương tơ lòng
Ao sâu nó chẳng ngại ngùng
Phăm phăm nó lội tới cùng con kia
Hai con bơi lội tỉ tê
Thừa cơ nó nhấn con kia chết chìm
 Sad ôi, đời con vịt cái thật là thảm thương Cry

15 Năm Gia Nhập APEC: Việt Nam Được Và Mất Gì?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội

Việt Nam mới đây đã đánh dấu hơn một thập kỷ gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chưa có dấu hiệu khởi sắc.

Hội nghị “APEC trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương của thế kỷ 21″ diễn ra tại Hà Nội hôm 15/11 được xem như là một sự kiện kỷ niệm 15 năm Việt Nam vào APEC.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc gia nhập cộng đồng kinh tế này là một chiến lược đúng đắn’ và là ‘một trong các cột mốc đáng ghi nhớ của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam’:

“Trong cuộc hội nhập ấy, rõ ràng, Việt Nam đã có mở rộng được xuất khẩu những sản phẩm của Việt Nam như nông sản, như gạo, như cà phê, như hạt tiêu, và hàng thủy sản. Các sản phẩm đó đã tìm được thị trường và vươn ra nước ngoài. Thứ hai nữa là Việt Nam đã thu hút được đáng kể đầu tư nước ngoài, đã tạo được công ăn việc làm và đã góp phần vào việc tăng thêm đầu tư và có đóng góp ở mức độ nhất định cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Điểm thứ ba là Việt Nam đã mở rộng ra được đối với kinh tế thế giới, đã cử được nhiều sinh viên ra học tập ở nước ngoài, đã mở rộng được quan hệ đối ngoại, đã củng cố cũng như tăng thêm được vị thế quốc tế của Việt Nam.”

APEC ra đời tháng 11/1989 với 12 thành viên khi châu Á nổi lên là một khu vực có tốc độ phát triển thuộc hàng nhanh nhất thế giới.

APEC hiện đã trở thành cơ chế hợp tác kinh tế lớn nhất trong khu vực với 21 thành viên, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Doanh, những kết quả mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi tham gia APEC ‘chưa phải là trọn vẹn’:

“Việt Nam không tiếp tục cải cách mạnh mẽ các luật pháp, quy định ở trong nước cũng như nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính cho nên dù có mở cửa, có hội nhập nhưng mà những mặt hội nhập ngoài kinh tế của Việt Nam thì đang còn hạn chế. Thứ hai nữa là hội nhập, Việt Nam phải gia nhập các chuỗi giá trị, tức là các sản phẩm của Việt Nam phải nằm trong chuỗi giá trị của thế giới, ví dụ như các hàng nông sản phải bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế, rồi thì sau đó sẽ được chế biến thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn thì Việt Nam vẫn chưa làm được điều ấy.  Các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam thì chủ yếu công việc của Việt Nam là lắp ráp và chế tác các phần giá trị gia tăng thấp nhất, trong khi các nấc thang cao hơn như nghiên cứu, triển khai, như là thiết kế và phân phối thì Việt Nam chưa tham gia được, nên lợi nhuận thấp. Điểm thứ ba nữa là Việt Nam vẫn chưa nâng cao được chất lượng lao động, trình độ lao động. Trình độ giáo dục đào tạo ở cấp đại học của Việt Nam là thấp”.

Ngoài ra, kinh tế gia này cho rằng Việt Nam chưa tận dụng được một cách đầy đủ từ việc hội nhập kinh tế quốc tế, chưa thúc đẩy được các tiến bộ ở trong nước về tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như nguồn nhân lực.”

Theo ông Doanh, Việt Nam rõ ràng tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực trong một số lĩnh vực và cần phải thực hiện nhiều cải tổ để thực sự hội nhập với kinh tế toàn cầu:

“Ví dụ như so sánh với Thái Lan, chúng ta thấy rõ là kết cấu hạ tầng của Việt Nam tụt hậu hơn, và trình độ nguồn nhân lực cũng hạn chế hơn rồi chất lượng của các thể chế trong quan hệ đối với kinh doanh thì Việt Nam cũng xếp sau. Vì vậy cho nên Việt Nam cần phải rút kinh nghiệm và cần phải có những biện pháp để tận dụng các lợi thế của hội nhập, để nâng cao chất lượng của bộ máy hành chính, của luật pháp cũng như cải thiện kết cấu hạ tầng như là các dịch vụ hậu cần, bến cảng và sân bay để cho Việt Nam phát huy được các lợi thế so sánh của mình”.

Báo chí trong nước mới đây dẫn lời Phó thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng việc tham gia APEC cách đây 15 năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam.

Việc gia nhập diễn đàn này còn được coi là một cơ sở quan trọng cho quá trình hội nhập của Việt Nam và là nền tảng cho việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2000 cũng như gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. VOA 
Kính mời, kính biếu, kính thưa
Trong ba kính ấy, bác ưa kính nào?
Kính thưa là kính tào lao
Kính mời kính biếu, kính nào cũng hay
Kính mời là kính ăn ngay
Kính biếu là kính cầm tay mang về
Về Triết Lý Kinh Tế «Mèo Trắng Mèo Đen» Của Đặng Tiểu Bình Và Thuyết “Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa » Của Việt Nam Cộng Sản
Đặng Tiểu Bình & Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter

Theo tài liệu lịch sử cận đại của Trung hoa cộng sản, có một câu nói của ông Đặng Tiểu Bình liên quan đến Cộng sản Việt nam, tiếng Pháp như sau: Si les petits enfants sont désobéissants, il faut leur donner une bonne fessée, tạm dịch Nếu con cháu không vâng lời thì phải cho chúng một trận đòn vào đít. Ông Đặng Tiểu Bình đã nói như vậy với Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter trong cuộc viếng thăm vào năm 1979, với ẩn ý là báo trước việc Trung cộng sắp xua quân tràn qua biên giới đánh Việt nam để cho một bài học. Thời đó, Cộng sản Việt nam đang dựa vào đàn anh Liên xô, đã tấn công Kampuchia để lật đổ «Khờ me đỏ» mà «Khờ me đỏ» thì đang được Trung cộng che chở. Đặng Tiểu Bình còn nói lên nhiều câu triết lý « để đời », chẳng hạn như : Phải làm việc nhiều và nói ít (On devrait travailler plus et moins bavarder) – Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý (La pratique est le seul critère de la vérité) – Để cho một số người làm giàu trước tiên, sau đó những người khác sẽ làm theo, rồi sự giàu có sẽ thành sự giàu có cho tất cà mọi người. (Laisser certains s’enrichir d’abord, les autres suivront et la richesse sera générale)…

Nhưng câu nói có tính cách lịch sử đã tạo nên bước tiến nhảy vọt cho nền kinh tế của nước Trung hoa trong hơn ba thập niên qua là: Mèo đen, mèo trắng, con mèo tốt là con mèo bắt được chuột (Chat noir, chat blanc, le bon chat est celui qui attrape les souris ). Đặng Tiểu Bình (ĐTB) nói ra câu nầy từ năm 1962 trong bối cảnh  của một nước Trung hoa đang gặp khó khăn và nền kinh tế có nguy cơ sẽ bị khủng hoảng trầm trọng. Một số chiến dịch do Mao Trạch Đông phát động đã gây thiệt hại to lớn và làm cản trở sự phát triển của nước Trung hoa như :

Cải cách ruộng đất năm 1953. đấu tố địa chủ, làm nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng.

Đại nhảy vọt (1958-1961) (1)  gây nên thảm hoạ kinh tế với 20 triệu người bị chết đói.

Cách mạng văn hoá (1966-1971) (2)  giết hại tầng lớp trí thức và huỷ hoại nền khoa học trong nườc.

ĐTB là tướng quân đội và từng là phó Thủ tướng dưới thời Mao nhưng trong thời kỳ Cách mạng văn hoá bị Mao buộc tội là hữu khuynhvà bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976. Khi Mao chết, Hoa quốc Phong lên thay đã khôi phục lại ĐTB, và sau đó ĐTB đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất.

Vì muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, trong ngành nông nghiệp, một số địa phương đã áp dụng hình thức khoán sản lượng đến từng hộ gia đình. Mặc dầu hình thức nầy giúp phần nào khôi phục sản xuất nhưng trong cơ chế quản lý tập thể xã hội chủ nghiã, hình thức nầy bị coi là bất hợp pháp. ĐTB đã dùng cách so sánh «mèo trắng, mèo đen» để diển tả ý nghĩa là, trong quan hệ sản xuất, không thể hoàn toàn áp dụng một hình thức cố định, bất biến. Hình thức nào, tại địa phương nào, có thể khôi phục sản xuất và phát triển thì áp dụng hình thức đó.

Trong thời gian ĐTB lãnh đạo Cộng hoà nhân dân Trung hoa (CĐNDTH), sau đây là một số biểu hiện cụ thể của triết lý kinh tế «Mèo trắng mèo đen»:

Từ năm 1978, CHNDTH bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế. Kinh tế thị trường, là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, không bị coi là xấu nữa.. Cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp, là mô hình của nông nghiệp XHCN, được xoá đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu, nhằm tăng sản lượng nông nghiệp.

Về mặt đối ngoại, CHNDTH giao dịch với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao có lợi về kinh tế. Không còn phân biệt « địch, ta » về ý thức hệ nữa. Chẵng hạn như khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan thì TH chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đỗ thì TH lại chơi ngay với Chính phủ mới lên thay, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản.

Theo triết lý «mèo trắng, mèo đen» thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao có lợi về kinh tế.

Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối kinh tế cởi mở của ĐTB là mô hình các đặc khu kinh tế (ĐKKT) được thành lập từ năm 1980.

Đầu tiên, có 4 ĐKKT ở gần biên giới Hongkong, đặc biệt là Thâm quyến. Các doanh nhân từ Hong kong sang, thành lập các xí nghiệp ngành may mặc, sản xuất đồ chơi, giày dép.. Chẵng bao lâu sau đó, Thâm quyến có sân golf, nhà chọc trời, những con đường mới…Đến cuối năm 1980, có thêm ĐKKT thứ năm là Hải Nam. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới, đến năm 1993, đã có tới 3000 ĐKKT (thường được xây dựng dọc theo duyên hải, dài hơn 14 000 km).

Các ĐKKT  được thành lập phỏng theo mô hình của Hongkong, dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư về thuế khoá, cơ sở vật chất…với mục đích thu hút đầu tư từ nước ngoài, kích thích thương mại quốc nội, tiếp thêm sức lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Thể chế ưu tiên của các ĐKKT, khác hẵn với thể chế áp dụng trong nước  tới mức «  một quốc gia trong một quốc gia », có sức hấp dẫn để thu hút đầu tư về vốn, về kỹ thuật, phương pháp quản lý…

Kết quả 30 năm áp dụng chủ nghĩa thực dụng của ĐTB, từ năm 1978, tổng sản lượng mỗi năm tăng khoảng 9, 10 % . CHNDTH trở thành nước xuất cảng nhiều nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR : Center for Economic & Business Research), Anh quốc, đưa ra ngày 16/12/2012, dự báo danh sách 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới năm 2012 và trong 10 năm tới, CHNDTH đứng hàng thứ hai, chỉ sau Hoa kỳ :

Hoa kỳ :

GDP năm 2012 là 15.643 tỷ USD

GDP năm 2022 là (dư báo) là 23.496 tỷ USD

CHNDTH :

GDP năm 2012 là 8.249 tỷ USD

GDP năm 2022 (dự báo)  là 19.516 tỷ USD

(1) Đại Nhảy Vọt là kế hoạch xã hội và kinh tế của CHND Trung hoa thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng nhân số khổng lồ để chuyển tiếp nhanh chóng Trung hoa  từ môt nền kinh tế nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. ĐNV là môt đại thảm họạ kinh tế , số người chết lên đến trên 20 triệu.

(2) Đại Cách mạng văn hoá giai cấp vô sản là một giai đoạn hỗn loạn xã hội diễn ra trong 10 năm (1966 – 1976), gây tác động lớn lên mọi mặt của cuộc sống, làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức. Mục tiêu chính thức của cuộc cách mạng nầy là loại bỏ những phần tử « tư sản tự do ». Nhưng mục đích chính của Mao là lấy lại quyền lực  sau sự thất bại của Đại Nhảy Vọt  và loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Bành đức Hoài…

Sai lầm lớn nhất của người cộng sản Việt Nam là đã cho áp dụng ngay mô hình kinh tế của miền Bắc cho cả nước ngay sau khi thôn tính được miền Nam năm 1975, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội cho cả nước.. Các biện pháp thi hành tại miền Nam sau ngày 30 tháng tư đã xoá bỏ những yếu tố tích cực của nền kinh tế tư nhân và của thị trường tự do tại  miền Nam :  cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành sản xuất  canh nông,  kỹ nghệ và thương mại, xoá bỏ tư sản « mại bản », đưa người ở thành phố Sài gòn về các « vùng kinh tế mới », thống nhất tiền tệ (đổi tiền).

Về ngành nông nghiệp 

Theo kế hoạch hợp tác hoá, ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc của người nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của Nhà nước theo giá kế hoạch, thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hoá tiêu dùng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế miền Nam không thích hợp với mô hình hợp tác hoá vì chương trình « Người cày có ruộng » của Việt nam Cộng Hoà vào đầu thập niên 1970 đã phân phối ruộng đất khiến đa số nông dân miền Nam thuộc hạng trung nông với năng suất khá cao. Do đó, nông dân không hưởng ứng, các tổ chức  (1286 hợp tác xã và hơn 15.000 tổ sản xuất) tan rã vào cuối năm 1979. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp sút giảm trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu thực phẩm, dân chúng miền Nam lần đầu tiên phải « ăn độn » bo bo, khoai,sắn.. đồng thời Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệu tấn thực phẩm từ năm 1976 đến năm 1980. Nạn đói kém  đã xảy ra tại nhiều nơi.

Về các ngành công thương nghiệp

Vào năm 1975, thành phố Sài gòn của VNCH đã có một cơ sỏ vật chất, kinh tế, kỹ thuật lớn nhất miền Nam, là nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất,  với 38.000 cơ sở kỹ nghệ, tiểu công nghê lớn nhỏ, 766 công ty.  Sau hai đợt cải tạo công thương nghiệp, nhà cầm quyền cộng sản đã quốc hữu hoá tài sản của 171 tư sản mại bản. 59 tư sản thương mại cở lớn, cho thành lập 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu công nghệ.

Chiến dịch đánh vào tư sản mại bản bắt đầu từ tháng 9 năm 1975. Nhiều nhà tư bản lớn của miền Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thâu.

Nhà cầm quyền Việt Nam còn gián tiếp cho phép (có thâu tiền) người Việt gốc Hoa  tổ chức vượt biển hàng loạt, trốn sang nước ngoài, gọi là « vượt biên bán chính thức ».

Một số đông gia đình người Việt Nam đã lo lót với Việt cộng để có giấy tờ giả là người Hoa và nộp tiền để vượt biên trong dịp nầy

Song song với việc cải tạo công thương nghiệp, còn có chiến dịch di dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán về các vùng kinh tế mới . Thừa dịp nầy, Cộng sản Việt Nam đã buộc những gia đình có hợp tác với chế độ VNCH đi ra khõi thành phố. Phương pháp cưỡng bức dân thành thị đi vùng kinh tế mới gồm có thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học.. Chỉ tiêu là 1.200.000 dân  trong thành phố Sài gòn phải bỏ nhà cửa đi ra vùng kinh tế mới để sinh sống. Các vùng kinh tế mới là một sự thất bại lớn về kinh tế, đã gây ra sự đau thưong cho bao nhiêu gia đình và cũng là môt cách trả thù thâm độc của Cộng sản đối với những người quốc gia.

Đổi tiền

Nhà cầm quyền Cộng sản đã dùng phương thức đổi tiền nhiều lần từ ngày 30 tháng tư năm 1975, mục đích là « tước đoạt lại phần thu nhập của bọn đầu cơ tích trử, bọn ăn cắp và những nguồn thu nhập không chính đáng khác, gópphần đấu tranh nhằm xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ lối làm ăn phi pháp, phá rối thị trường của tư thương, phục vụ và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền Bắc, đưa cả nước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ».

Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, tiền VNCH phải đổi thành tiền Giải phóng vớí giá 500 đồng VNCH cho mỗi đồng Giải Phóng.

Vào năm 1976, say sưa trong chiến thắng, đảng Lao động đổi tên là đảng Cộng sản, giải tán Chánh phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam và cho ra đời Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đồng tiền được thống nhất bằng cuộc đổi tiền vào tháng 5 năm 1978. Tỷ giá đổi tiền là, ở miền Bắc, 1 đồng cũ thành 1 đồng Thống Nhất, ở miền Nam, 1 đồng Giải Phóng thành 0,80 đồng tiền Thống Nhất. mỗi hộ đôc thân được đổi đến mức tối đa, ở thành thị là 100 đồng, ở nông thôn là 50 đồng.

Cải cách giá-lương-tiền năm 1985 với nội dung chính như sau :

- Tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất

- Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả

- Đảm bảo tiền lương thực tế

- Xác lập quyền tự chủ về tài chánh của các ngành và các cơ sở kinh tế

Cuộc cải cách nầy  đã làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.

Chi ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu. Lạm phát bùng nổ. Những vòng xoáy điều chỉnh giá-lương-tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong năm 1986. Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Vật tư , hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dầu tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí.. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong ngành kỷ nghệ giảm. Tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3% (587% so với năm 1985). Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả sự gia tăng của giá hàng hoá. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Việt Nam không thực hiện được mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Theo đảng cộng sản Việt nam, các nguyên nhân chính của sự khủng hoảng là :

- Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên xã hội chủ nghĩa

- Áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp

- Công nghiệp hoá giản đơn, tập trung vào công nghiệp nặng

Sai lầm về kinh tế  của Chính phủ : Bệnh chủ quan, duy ý chí – Lối suy nghĩ về hành động đơn giản – Nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan – Khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế xã hội – Không chấp hành nghiêm chĩnh đường lối nguyên tắc của đảng, vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh.

Trong bối cảnh đó, đảng cộng sản Việt nam, vào tháng 12 năm 1986 đã quyết định chủ trương « Đổi mới ». Mô hình « kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa» ra đời. Theo đảng cộng sản Việt nam, đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà được hiểu là thay đổi cách thức để đạt được mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Đổi mới về kinh tế sẽ chuyển động từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong đó cải cách giá cả là vấn đề then chốt, kế đến là việc giải toả tình trạng ngăn sông cấm chợ. Lâu nay tình trạng nầy làm cản trở sự lưu thông hàng hoá tự do trên thị trường. Đồng thời phải để quy luật cung cầu được vận hành, đưa hàng hoà từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đổi mới sẽ xoá bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện kinh tế nhiều thành phần, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế kế hoạch hoá, theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Về phương diện chính trị, đổi mới quan hệ hợp tác quốc tế theo chiều hướng mở cửa, kêu gọi và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung cảnh pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt nam. Phải đợi đến năm 1991, luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty mới ra đời. Sau đó là luật đất đai, luật thuế, luật phá sản, luật môi trường…và các cải cách hành chánh giai đoạn 2001-2010 về các thủ tục hành chánh, về cơ chế quản lý kinh tế cần thiết cho nền kinh tế thị trường.

Cho đến nay, chính đảng Cộng sản Việt nam cũng thừa nhận rằng chưa nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là « nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. » Người cộng sàn Việt nam cho rằng hệ thống kinh tế nầy hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thật ra, đó là một lối lập luận để chối bỏ sự « theo đuôi » chủ thuyết kinh tế tư bản của họ. Ông Adam Smith là người có công lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận về chủ thuyết kinh tế  tư bản tự do (3) đã nói rõ về khái niệm kinh tế thị trường (market economy) và về danh từ thị trường. Thị trưòng (market) là một bàn tay vô hình hướng dẫn quyền lợi cá nhân của mỗi người, là một cơ chế vận hành tốt nhất cho nền kinh tế. Trong một nền kinh tế thị trường, các quyết định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của giá cả thị trường . Khác hẵn với kinh tế thị trường là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (command-economy hay centrally-planned economy) theo chủ thuyết Cộng sản, là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Theo Marx, lập luận về ưu thế của nền kinh tế kế hoạch tập trung là như sau :

- Không lãng phí các nguồn lực vì không tạo ra sản phẩm thừa.

- Hưóng nguồn lực khan hiếm vào những ngành sản xuất có ích cho quá trình phát triển.

- Triệt tiêu sự bất công vì thặng dư của quá trình sản xuất sẽ được đưa vào ngân sách rồi tái phân phối cho người lao động.

Mô hình đó đã thất bại vì nó dựa trên quá nhiều giả định không tưởng về bản chất con người va đi ngược lại các quy luật cơ bản của cơ chế thị trường theo chủ nghĩa tư bản  với những nguyên tắc là :

- Tam quyền phân lập

- Có sự phân chia và kiểm soát giữa các nhánh quyền lực

- Công khai và minh bạch trong các lãnh vực hoạch định, thi hành chính sách. 

Vì chủ trương kinh tế nhà nưóc  giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên Công sản Việt nam cho thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty. Từ đó, có thể nói kinh tế Việt nam đã trở thành kinh tế tư bản nhà nước. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn nầy hoạt động không hiệu quả hoặc thua lỗ triền miên ( như trường hợp Tổng công ty Vinashin, đã thua lỗ hơn 4 tỷ USD), đã dẫn tới yêu cầu tái cấu trúc và cổ phần hoá các doanh nghiệp nầy.

Vì nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, vv.. nên có sư lạm dụng tiêu cực, cán bộ tham nhũng, có sự thất thoát lãng phí. Do đó, nền kinh tế đạt hiệu quả thấp.. Kém hiệu quả nhất là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyễn giá giữa công ty mẹ với các công ty con. Ví dụ, để có giá trị tăng thêm tương đương với 1 đồng, thì Việt nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so vói 4,1 đồng của Thái lan. Muốn trở thành một nưóc công nghiệp hoá như Đại hàn, Singapore, Đài loan, Hongkong, Việt nam phải tốn kém gấp 1,5 lần. Như vậy, mục tiêu công nghiệp hoá sẽ khó đạt được.

Có người cho ràng vì khái niệm kinh tế thị trưòng định hưóng xã hội chủ nghĩa (KTTTĐHXHCN) còn rất mập mờ nên cần đưọc xác định lại, để tránh trường hợp áp dụng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đúng lý ra thì nhà nước XHCN phải bảo đảm sự công bình tương đối về xã hội và có chế độ an sinh xã hội cho người dân. Nhưng trên thực tế, hiện nay không có sự bảo đảm nầy. Người dân vẫn phải đóng bệnh viện phí, vẫn phải đóng học phí. Mới đây, nhà nước cộng sản còn quyết định tăng bệnh viện phí và học phí, làm tăng thêm gánh nặng cho người dân nghèo.

Tại sao, sau hơn 20 năm chuyển sang kinh tế thị trường mà doanh nghiệp vẫn còn èo uột, và chủ yếu lấy cơ chế « xin-cho » làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh?  

Theo tin báo chí truyền thông, mới đây, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn phú Trọng đã nói « …xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy, không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt nam hay chưa ». Ngày nào đảng Cộng sản Việt nam còn tồn tại thì vận mệnh của đất nước Việt nam vẫn còn đen tối !. Ông Tràn Phương nguyên là phó Thủ tướng và hiện là Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt nam đã khuyến cáo đảng CS VN là đừng tiếp tục lừa bịp dân và cần đoạn tuyệt với CNXH Mác-Lê nin để theo con đường kinh tế thị trường của các nước thuộc thế giới tự do theo đúng nghĩa của nó.

CNXH chỉ là một ảo tưởng. còn nói chi đến chủ nghĩa cộng sản, là ý thức hệ của người cộng sản, với các thuyết tam vô (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) và « làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu » !. Cũng chỉ là ảo tưởng, không bao giờ thành tựu được! Thực tế đã chứng minh nó sai. Sau 70 năm xây dựng tại Liên xô, người dân đã dứt khoát từ bỏ nó và Liên xô đã tan rã, kéo theo sự từ bỏ CNXH của các nước  chư hầu XHCN tại Đông Âu.

Nguyễn Thanh Bạch
Trung Ương thì đấu đá
Tỉnh thành thì nấn ná
Quận huyện thì hoa là
Ban ngành thì khám phá
Nhân dân thì ...ĐM (!)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét