Chuyện khai gian học vấn, lộ bảng điểm thấp be bét, chuyện ứng xử kém văn hóa nơi công cộng… nó xuất hiện nhan nhản bên cạnh các danh hiệu hoa hậu. Họ không chỉ đại diện cho nhan sắc mà còn là niềm tự hào cho tài năng và trí tuệ của phụ nữ Việt. Song những gì họ thể hiện với công chúng trong nước và cả trên đấu trường nhan sắc quốc tế thời gian qua thật là đáng buồn!
Tính đến thời điểm này, các nhan sắc đại diện Việt Nam đi thi trên các đấu trường nhan sắc quốc tế như Hoa hậu thế giới, Hoa hậu hoàn vũ… đều đã trắng tay. Thật ra, đây là “thành tích” lặp lại của năm trước chứ không mới mẻ gì. Kết quả này làm công chúng thất vọng và ngay cả người đại diện của một công ty giữ bản quyền đưa người đẹp đi thi quốc tế cũng chỉ biết cười trừ mà nói: Chuyện bình thường! Một chuyện bất thường nhưng nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ hóa bình thường là thế!
Nếu như hơn 5 năm trở về trước, nhiều người đẹp đi thi quốc tế đều có giải, dù không phải là giải cao, hay ít ra cũng vào top 15, 20. Thì mấy năm gần đây hoàn toàn khác, hầu hết các người đẹp đều mờ nhạt, họ không hề có giải gì và thậm chí cũng không vào được top 20. Đó là chưa kể, hành trang của nhiều người đẹp đi thi là vô số “gạch đá” của dư luận bởi họ cho rằng đại diện đó là một lựa chọn vô lý, khó hiểu! Mới đây thôi, người đẹp Lại Hương Thảo được chọn thi Hoa hậu Thế giới 2013 chính là một trường hợp như thế. Và đương nhiên, khi một nhan sắc mà ngay cả công chúng của nước mình còn không ủng hộ về tài, sắc thì chuyện họ hoàn toàn mờ nhạt trên đấu trường quốc tế cũng là lẽ tất nhiên!
Nếu chỉ so về thành tích thôi thì thành tích của Hoa hậu Thể thao 2007 Trần Thị Quỳnh tại cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2013 vừa kết thúc là sáng nhất, dù chỉ nằm trong Top 6. Song, thay vì Trần Thị Quỳnh sẽ là hoa hậu cải thiện thành tích của Việt Nam trên bản đồ nhan sắc quốc tế với kết quả đó thì ngược lại hoàn toàn, cô trở thành một “tội đồ thiên cổ” trong giới hoa hậu. Trong cuộc thi, có ít nhất 2 lần Trần Thị Quỳnh khiến công chúng Việt Nam sửng sốt rồi phẫn nộ. Lần thứ nhất, cô “tự hào” rước lá cờ Tổ quốc có hình ngôi sao in ngược trên sân khấu. Lần thứ hai, cô đeo dải băng ghi sai tên nước, thay vì là VIET NAM thành VIET NEM trong suốt 2 đêm phúc khảo và chung kết mà không hề phát hiện ra. Kể cả sau đó, người phát hiện ra sai sót này cũng là người khác chứ không phải Hoa hậu Trần Thị Quỳnh hay quý bà Kim Hồng trên hàng ghế giám khảo!
Tại đêm thi phúc khảo (trái) và đêm chung kết, người đẹp đã đeo dải băng ghi sai tên nước mà không biết
Thật không thể có lý do nào để giải thích về sự việc này một cách thỏa đáng; đành rằng sai sót là điều khó tránh khỏi nhưng mắc phải lỗi sai cơ bản nhất như Hoa hậu Trần Thị Quỳnh vừa qua thì khó có thể thông cảm được. Đó chỉ có thể là một sự vô ý thức, thiếu văn hóa đến mức thậm tệ. Nếu như “tự hào” vì được nhìn thấy tên nước mình như Trần Thị Quỳnh khẳng định thì lý do gì trong suốt 2 ngày cô không hề nhìn qua dải băng mang tên nước mình một lần?! Nếu có nhìn thì chắc chắn cô sẽ nhận ra sai sót nghiêm trọng đó. Sai sót này là lỗi trực tiếp từ phía BTC cuộc thi, người đã thực hiện những dải băng đeo tên nước ấy cho các thí sinh. Nhưng lỗi tệ hại nhất vẫn là ở Hoa hậu Trần Thị Quỳnh. BTC Mrs World phải xin lỗi là điều tất nhiên rồi. Song, nếu có chút ý thức, suy nghĩ về trách nhiệm thì người đẹp xứ ta cũng phải cúi đầu xin lỗi công chúng cả nước vì sự vô ý thức của mình thay vì đi đổ thừa người khác và xin lỗi chỉ vì… cao thượng! Bởi rõ ràng không phải khi đi thi, BTC cho người đẹp mặc, đeo thứ gì lên người, thậm chí là phản cảm, là đánh mất tự tôn dân tộc thì người đẹp cũng vui vẻ gật đầu cả?!...
Song, Trần Thị Quỳnh không phải là một trường hợp cá biệt trong giới hoa hậu. Liên tiếp những năm gần đây, hàng loạt các người đẹp, là hoa khôi, hoa hậu, á hậu từ các cuộc thi nhan sắc quốc gia đã khiến công chúng ngao ngán về cái gọi là “nhan sắc tỉ lệ nghịch với trí tuệ”. Hàng loạt các người đẹp ngay sau khi đăng quang là vướng vào các lùm xùm về gian lận học vấn, bằng giả, phát ngôn cẩu thả, ăn mặc hở hang, nói năng vô lễ…
Nói về các hoa hậu, người đẹp những năm gần đây, anh Nguyễn Tuấn Anh - giám đốc một công ty đào tạo người đẹp cho biết, sự kém cỏi của Hoa hậu Trần Thị Quỳnh tại cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới vừa qua hay các hoa hậu khác không phải tự nhiên mà có, nó cũng là kết quả của quá trình đào tạo và tuyển chọn người đẹp càng ngày càng bất cập của xứ ta. Danh hiệu hoa hậu đang trở nên bình thường và mất đi giá trị cao quý bởi người đẹp đăng quang ngày càng thể hiện sự mờ nhạt về mọi mặt… Và khi mà danh hiệu hoa hậu cứ vô tư, hào phóng trao cho những người đẹp yếu về văn hóa, chuyên môn lẫn ý thức, trách nhiệm thì đó cũng là lúc công chúng phải thở dài với những phát ngôn, hành động phản cảm của họ trên các mặt báo. Chưa kể, đó cũng là lúc công chúng thay vì tự hào thì họ quay sang trạng thái nơm nớp lo sợ bởi không biết hoa hậu đại diện kia sẽ còn làm gì về việc thiếu ý thức chính trị, quốc thể như trường hợp của Hoa hậu Trần Thị Quỳnh vừa qua hay không! Các công ty đào tạo người đẹp, các ban tổ chức thi người đẹp cũng có phần trách nhiệm để gây ra những hậu quả nói trên. Thêm một ngày để nhớ
Thế giới từ năm 1977 có chung một ngày để nhớ, đó là Ngày Quốc tế Phụ nữ. Ngày lịch sử này thành hình từ những nỗ lực tranh đấu bảo vệ địa vị người phụ nữ của những người phụ nữ xã hội ở Huê kỳ, rồi Âu châu để sau cùng được Liên Hiệp quốc (LHQ) chánh thức ban hành là “Ngày Quốc tế Phụ nữ và Hòa bình”. Nhưng người ta quen gọi là ” Ngày Quốc tế Phụ nữ ” phải chăng vì nơi nào có người phụ nữ là nơi đó có hòa bình? Không cần phải nói « hòa bình » nữa ! Mà đúng vậy . Chữ tàu viết chữ ” an ” gồm có nét trên chỉ ” cái nhà ” và phía dưới là chữ nữ. Dưới máy nhà có người phụ nữa là được bình an, hạnh phúc . Xã hội bình an, người dân sống hạnh phúc là thế giới hòa bình.
Trong tiếng pháp, LHQ viết «La journée internationale de la Femme». Chữ phụ nữ viết ở số ít (de la femme, mà không des Femmes, số nhiều) hàm ý lý tưởng cao đẹp về người phụ nữ, tức muốn nói giá trị nhân bản của người phụ nữ. Ngày phụ nữ là ngày đề cao giá trị cao quí, nhơn phẩm của người phụ nữ phải được mọi người tôn trọng. Khi người phụ nữ được tôn trọng thì những quyền về phụ nữ dĩ nhiên được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ.
Ngày lịch sử của phụ nữ mà mọi người phải nhớ là ngày 8 tháng 3 vì đó là ngày mà những người phụ nữ bình thường đã làm nên lịch sử. Nó bắt nguồn từ cuộc tranh đấu của người phụ nữ từ nhiều thế kỷ qua để người phụ nữ có thể tham gia đời sống xã hội một cách bình đẳng với nam giới. Ngay thời thái cổ, Bà Lysistrata của Hi-lạp đã mạnh dạng tuyên bố « đình công ân ái » (grève sexuelle) chống lại đàn ông, đòi hỏi đàn ông phải chấm dứt chiến tranh.
Nhưng ngưởi phụ nữ còn có thêm một ngày cũng quốc tế, cũng lịch sử nữa, đó là ngày 25 tháng 11 . Ngày này là ngày mà toàn thể người phụ nữ trên thế giới họp nhau để biểu tình chống lại những bạo hành đối với phụ nữ. Họ tố cáo sự bạo hành đối với phụ nữ và đòi hỏi phải thật sự chấm dứt sự bạo hành dưới mọi hình thức và ở mọi nơi.
Ở Việt Nam, cũng nhằm đúng ngày kỷ niệm 25/11 này, một Ban vận động gồm những người phụ nữ tranh đấu nhân quyền vừa thành hình để vận động thành lập « Hội Phụ nữ Nhơn quyền » sẽ tranh đấu bảo vệ người phụ nữ chống lại sự bạo hành, nhứt là sự bạo hành đến từ nhà cầm quyền cộng sản hán ngụy vốn chà đạp nhân quyền có chủ trương.
Nếu Hội Phụ nữ Nhân quyền thành lập được và hoạt động bình thường như ở các nơi khác, bảo vệ những người phụ nữ việt nam không còn bị nhà cầm quyền cộng sản hà nội bạo hành nữa thì ngày 25/11 sẽ trở thành một ngày vô cùng quan trọng vì nó mang thêm ý nghĩa thời đại.
Ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ
Hôm 25 tháng 11 vừa qua, Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký LHQ, tỏ lời hoan nghênh nhiều tiếng nói cất lên đòi hỏi hảy xóa bỏ sự bạo hành phụ nữ vì hiện tại cứ 3 người phụ nữ thì có một người bị bạo hành. Ông cũng ngưỡng mộ hành động của những nhà lãnh đạo chánh trị trên thế giới đã nổ lực bằng lập pháp và do sự thay đổi nảo trạng, đóng góp tích cực cho sự bài trừ nạn bạo hành phụ nữ . Và ông cũng tỏ lời ca ngợi những người đã giúp đở nạn nhân khắp nơi trên thế giới.
Tại sao cần có ngày 25/11?
Bởi vì sự bạo hành phụ nữ là một sự vi phạm nhơn quyền .Sự bạo hành phụ nữ phát xuất từ sự kỳ thị phụ nữ, vùa về mặt quyền lợi, vừa về mặt thực tế cũng như vẫn duy trì sự bất bình đẳng giữa nam/nữ .
Sự bạo hành phụ nữ đem lại những hậu quả nặng nề và ngăn cảng những tiến bộ trên nhiều mặt như xóa bỏ nghèo khó, chống bịnh nhiễm HIV và hòa bình, an ninh .
Sự bạo hành phụ nữ và thiếu nữ không phải không thể xóa bỏ được và sự ngăn ngừa không phải bất khả thi.
Hằng năm có từ 500 000 tới 2 triêu người bị lao động khổ sai, bị bắt làm nô lệ trong đó 80% là phụ nữ.
Người ta ước tính có tới 130 triêu phụ nữ và thiếu nữ đang sống với thương tật phụ nữ do tập quán xã hội gây ra và vẫn còn duy trì ở các quốc gia phi châu và theo hồi giáo.
Sự bạo hành phụ nữ làm thiệt hại hằng năm 5, 8 tỷ USD cho chi phí thuốc men và mất khả năng sản xuất.
Vẫn theo Ông Tổng Thư ký LHQ, Ngày Quốc tế Nữ quyền mỗi năm cần phải được nhắc lại tuy việc tranh đấu cho Nữ quyền vẫn được kiên trì liên tục không ngừng nghĩ . Phải tranh đấu liên tục, vì ngày nay, người phụ nữ vẫn còn nhiều bất hạnh.
Cùng làm việc, người phụ nữ lảnh lương kém hơn đàn ông 27% . Ở Pháp, có 16% phụ nữ bị cưởng bách tình dục trong gia đình .
Về đời sống xã hội, năm 2011, luật bình đẳng nam/nữ đã ban hành, ở Pháp chỉ có 2% phụ nữ nắm giử Tổng Giám đốc Chủ tịch (PDG) xí nghiệp lớn, 4% Chủ tịch Hội đồng Quản trị xí nghiêp.
Nhưng người phụ nữ lại đại diện cho 70% dân nghèo trên thế giới. Trong 550 triệu lao động nghèo trên thế giới, người phụ nữ chiếm hết 330 triệu . Họ hoàn tất hết 66% công việc làm của thế giới, sản xuất cho thế giới 50% thực phẩm nhưng họ chỉ lảnh có 10% lợi tức và chiếm hữu được 1% tài sản . Năm 2009, có 81, 9% người phụ nữ đi làm và lãnh lương bán phần. Trong số 776 triệu người mù chữ trên thế giới, có 2/3 là phụ nữ.
Trong gia đình người pháp ngày nay, cả hai vợ chồng đều đi làm, có 76, 5% người vợ lo việc giặt giũ quần áo, 66, 9% lo cơm nước và 51, 4% lo việc đi chợ.
Ông Tổng thư ký LHQ kết luận «Ngày Quốc tế Nữ quyền không phải chỉ là một ngày mà phải là một năm trọn vì bình đẳng nam/nữ không phải là vấn đề của một ngày». Và thật vậy, Ông Tổng thư ký LHQ kêu gọi các quốc gia hội viên hãy tổ chức ngày 25 hằng tháng, từ nay tới cuối năm, là ngày bài trừ bạo hành phụ nữ.
Sơ lược về ngày quốc tế 25/11
Để nhắc nhở mọi người đừng quên ngày chống bạo hành phụ nữ, nhà Thời trang Stella Mc Cartney vừa phát hành kiểu y phục với họa tiết như khẩu hiệu «Stop Violence Against Women». Ngày Quốc tế bài trừ bạo hành phụ nữ bắt đầu từ năm 1960 ở Cộng Hòa Dominique với cái chết thê thảm của 3 chị em Mirabal do chế độ độc tài Rafael Trujillo chủ mưu gây ra.
Chiếm đoạt cô gái Minerva trong 3 chị em không được, trái lại còn bị 3 chị em công khai chống lại, nhà độc tài Rafael Trujillo bèn ra lệnh tay chân bộ hạ dùng mã tấu giết 3 chị em, bỏ xác vào xe, ngụy tạo thành tai nạn lưu thông. Chuyện xảy ra vào ngày 25 tháng 11 năm 1960. Từ năm 1981, những người tranh đấu chống lại sự bạo hành phụ nữ bắt đầu tổ chức lễ tưởng niệm 3 chị em Mirabal. Tới năm 1999, ngày 25 tháng 11 được chọn làm Ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ.
Mỗi người có thể kỷ niệm ngày này theo cách riêng của mình. Nhà Thời trang Miley Cyrus, cách nay vài ngày, phát hành chiếc áo dài phụ nữ với 3 chữ lớn «Please Stop Violence» nhắc nhở mọi người ngày nay đừng vội quên người phụ nữ trên khắp thế giới vẫn còn là nạn nhân của những vụ bạo hành đủ loại . Từ trong gia đình ra ngoài xã hội .
Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam
Chọn đúng ngày Quốc tế chống bạo hành Phụ nữ, một Ban Vận động phụ nữ gồm 9 bà (Cữu Tiên Huyền Nữ vì có 9 Bà!) vừa thành hình liền đưa ra Lời kêu gọi ủng hộ họ thành lập Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam. Vai trò của Hội nhằm thật sự giải phóng người Phụ nữ Việt Nam thoát khỏi nạn bạo hành của nhà cầm quyền cộng sản hán ngụy ở Hà Nội (Các Bà Dương thị Tân, Huỳnh Thục Vy, Lê thị Công Nhân, Mai Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn thị Yến Trang, Phạm Thanh Nghiên và Trần thị Nga).
Bản văn kêu gọi viết:
Chị em thân mến,
Chúng ta được sinh ra làm con người, chỉ riêng điều đó khẳng định giá trị tự thân và quyền bình đẳng cố hữu của chúng ta khi so sánh với những người đồng loại khác. Mỗi cá nhân trong xã hội loài người được phân biệt dựa vào vai trò, nhiệm vụ chứ không phải dựa vào phẩm giá. Do đó, với tư cách là những thực thể hiện hữu có phẩm giá, chúng ta có những quyền bất khả xâm phạm mang tính phổ quát. Và chừng nào chúng ta còn được xác định là con người, chúng ta không thể nào chấp nhận sự bất bình đẳng về Nhân phẩm, Nhân quyền và vai trò xã hội.
(…) Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi sự ủng hộ và tham gia của tất cả những chị em phụ nữ Việt Nam quan tâm đến vấn đề Nhân quyền không phân biệt thành phần xã hội. Chúng tôi cũng trân trọng đón nhận sự yểm trợ của những quý ông tôn trọng Nhân quyền của nữ giới và yêu quý phụ nữ. Sự tham gia và yểm trợ của tất cả quý vị không những tạo điều kiện thuận lợi cho Hội chúng tôi lên tiếng bảo vệ chị em phụ nữ, mà còn giúp thăng tiến Nhâm phẩm, Nhân quyền và Tự do của tất cả người dân Việt Nam nói chung trong một thời đại mà Nhân quyền là giá trị được cổ vũ hàng đầu bất chấp sự khác biệt về văn hoá, địa lý và chính trị.
Thay lời kết, chúng tôi xin kính gởi lời chúc bình an và lòng yêu quý đến tất cả chị em phụ nữ Việt Nam cũng như gởi lời cảm tạ đến tất cả người Việt Nam quan tâm đến Nhân quyền trên khắp thế giới. Xin đồng hành với chúng tôi trong cuộc vận động khó khăn này.
Việt Nam, ngày 25 tháng 11 năm 2013-11-27
Ban Vận động
Được tin này, ai cũng đều lấy làm phấn khởi vì tin tưởng vận mệnh đất nước sẽ hết thời suy. Nay là lúc thịnh vì có các Bà đứng lên phất cờ nữ lưu tranh đấu giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ bạo ngược. Nay đã đến lúc Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam sẽ chấm dứt thời gian dài 38 năm dài chờ đợi.
Ngày Quốc tế 4 tháng 10
Người phụ nữ có nhiêu tổ chức tầm vóc quốc tế để bảo vệ họ trước những nguy hiểm xã hội. Họ còn có những ngày quốc tế dành kỷ niệm, nhắc nhở hoàn cảnh dễ bị tổn thương của họ. Trong lúc đó, các ông đàn ông không có một tổ chức nào để bảo vệ mình, không có lấy một ngày kỷ niệm tuy trong thực tế, các ông đàn ông cũng không tránh khỏi nạn bạo hành của phụ nữ. Thế giới im lặng trước nạn đàn ông bị bạo hành vì họ không dám lên tiếng, vẫn cắn răng mà chịu đau đớn. La lên còn xấu hổ hơn nữa.
Cụ thể, năm 2006, tại Pháp, theo Cảnh sát Pháp, tổng kết có 168 người chết vì bị bạo hành. Nạn nhân phụ nữ do chồng hoặc tình nhân hành hung, còn nạn nhân đàn ông do vợ hoặc nữ tình nhân của họ là thủ phạm.
Ở Huê kỳ, người ta xếp hạng xã hội: trẻ con, phụ nữ, người già và chó. Ở Pháp, súc vật có “Ngày súc vật Quốc tế” và hàng năm được các hội bảo vệ súc vật cử hành long trọng trên thế giới . Đó là ngày 4 tháng 10.
Ngày 4/10 được đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị Quốc tế bảo vệ súc vật họp ở Vienne, Thủ đô Áo quốc, năm 1929. Qua năm 1931, hội nghi họp ở Florence, Ý, ban hành thành Ngày Quốc tế súc vật. Tên thánh của Ngày Quốc tế súc vật là Saint-François d’Assise. Súc vật do Đức Chúa Trời tạo ra nên được nâng ngang hàng với loài người vốn cũng là sản phẩm của Ngài. Nhưng lại cao hơn đàn ông!
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Nhân quyền không tự nhiên mà có
Trần Gia Phụng (Danlambao) - Phần mở đầu Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ngày 4-7-1776 “khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp ngày 26-8-1789, văn kiện căn bản của Cách mạng Pháp (14-7-1789), xác định ngắn gọn: “Con người sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua tại Palais de Chaillot ở Paris (Pháp) ngày 10-12-1948 mở đầu bằng câu: “Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.”
Trên lý thuyết là như vậy, nhưng trong thực tế, nhân quyền không phải tự nhiên mà có. Tuy Bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ ra đời năm 1776, khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng, có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc, nhưng cho đến giữa thế kỷ 19, chế độ nô lệ vẫn còn hợp pháp ở các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ. Khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống năm 1860, đưa ra Bản Tuyên ngôn giải phóng nô lệ và tu chính án thứ 13 bãi bỏ chế độ nô lệ cùng năm 1861, thì các tiểu bang miền Nam ly khai, đưa đến cuộc nội chiến giải phóng nô lệ. Thế cũng chưa xong. Cho đến giữa thế kỷ 20, mục sư Martin Luther King lãnh đạo cuộc tranh đấu bất bạo động đòi tôn trọng nhân quyền, bình đẳng màu da thì nhân quyền Hoa Kỳ mới được cải thiện.
Tại Pháp, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền được đưa ra năm 1789, nhưng phải trải qua 5 nền Cộng hòa, tình hình nhân quyền Pháp mới được như ngày nay. Bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1948, nhưng vẫn cò nhiều thành viên LHQ xem nhẹ nhân quyền và đàn áp nhân quyền một cách thô bạo. Trên thế giới hiện nay, có thể chia thành hai nhóm quốc gia về nhân quyền:
Nhóm quốc gia tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, và nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng nhân quyền. Trong nhóm quốc gia tôn trọng nhân quyền, tuy chính phủ luôn luôn đồng hành với nhân quyền, nhưng vẫn còn có những cá nhân hay những tổ chức tư nhân vi phạm nhân quyền, đôi khi vi phạm một cách trầm trọng. Vì vậy, tuy chính phủ chủ trương tôn trọng nhân quyền, nhưng vẫn phải luôn luôn theo dõi để bảo vệ người dân khỏi bị vi phạm nhân quyền.
Trái lại, nhóm quốc gia độc tài không tôn trọng nhân quyền thì bộ Thông tin mở hết năng suất ca tụng nhân quyền, nhưng thực tế thì những nhà cầm quyền nầy vi phạm và đàn áp nhân quyền rất có hệ thống, bài bản, chà đạp người dân hết sức tàn bạo. Trong nhóm nầy, có Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) do đảng CS điều khiển.
Bản chất của đảng CS là độc quyền, toàn trị nên đảng CSVN không chấp nhận đối lập, tiêu diệt tất cả những ai không đồng chính kiến. Khi mới từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu tại Thượng Hải ngày 1-7-1925. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghê, 1999, tt. 84-85.)
Khi cướp được chính quyền và thành lập nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tiền thân của CHXHCNVN) ngày 2-9-1945, thì ngày 11-9-1945, Hội nghị Trung ương đảng Cộng Sản tại Hà Nội đưa ra quyết định đảng CS nắm độc quyền điều khiển cách mạng, tức độc quyền chính trị, độc quyền cai trị. (Philippe Devillers, Histoire du Viet Nam de 1940 à 1952, Paris: Éditions du Seuil, 1952, tr. 182.)
Khi bị áp lực của quân Pháp từ trong Nam ra và áp lực của quân Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) sang giải giới quân đội Nhật sau thế chiến thứ hai, Hồ Chí Minh và đảng CSVN lung túng, giả vờ nhượng bộ, lập chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946, tổ chức bầu cử quốc hội đa đảng ngày 6-1-1946.
Trong thời gian quốc hội đa đảng đang họp để soạn thảo hiến pháp, thì tình hình chính trị thay đổi. Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ) rút về nước tháng 3-1946. Hồ Chí Minh ký hai hiệp định nhượng bộ Pháp là Hiệp định Sơ bộngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
Quốc hội đa đảng soạn thảo xong bản Hiến pháp và thông qua ngày 9-11-1946, gồm “Lời nói đầu”, 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu nhấn mạnh: “Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ…”. Nếu có tự do dân chủ thì chắc chắn đảng CS không thể độc quyền chính trị.
Khi bản Hiến pháp được thông qua, cũng là lúc Việt Minh (VM) cộng sản đã tạm yên với THQDĐ và với Pháp. Hồ Chí Minh và VM trước đây bị áp lực của THQDĐ, phải liên hiệp với các đảng phái theo chủ trương dân tộc. Nay quân THQDĐ rút về nước, CSVN liền mạnh tay đàn áp đối lập, nhất là sau ngày 9-11-1946. Những dân biểu các đảng đối lập theo chủ nghĩa dân tộc hoặc bị bắt, hoặc bị giết hay phải bỏ trốn. Sau khi Quốc hội chỉ còn lại những dân biểu CS và thân cộng, nghĩa là quốc hội đa đảng trở thành quốc hội độc đảng, CSVN liền ra lệnh quốc hội bỏ phiếu ngày 14-11-1946, đình chỉ bản Hiến pháp vừa được thông qua. Như thế là Hiến pháp “đảm bảo các quyền tự do dân chủ” bị chận đứng ngay tức khắc, và chỉ còn là chiếc bánh vẽ mà thôi. Quốc hội CSVN ngày nay (2013) cũng là quốc hội độc đảng, chuyên sản xuất những chiếc bánh vẽ cung cấp cho dân chúng, mà chiếc bánh vẽ khổng lồ mới ra lò là Hiến pháp 2013.
Dầu khi còn đang chiến tranh hay khi nắm chính quyền, chưa bao giờ CS Quốc tế nói chung và CSVN nói riêng tôn trọng nhân quyền, mà chỉ chú tâm phát huy đảng quyền. Dân chúng Việt Nam đau khổ dưới sự cai trị của CS, luôn luôn tìm cách chống đối. Những cuộc chống đối trước đây bị CS dập tắt tàn nhẫn nhanh chóng, dễ dàng và kín đáo nên bên ngoài không biết được, vì chế độ CS quá bưng bít và tuyên truyền lừa phỉnh khôn khéo dư luận bên ngoài.
Tuy nhiên từ sau năm 1975, cuộc di tản và vượt biên vĩ đại của người Việt Nam đã làm thức tỉnh mọi người và nhức nhối lương tâm nhân loại. Hơn nữa, khi mạng lưới thông tin toàn cầu với kỹ thuật tiến bộ phát triển từ thập niên 80 cho đến nay, những cuộc phản đối chống nhà nước đảng quyền CS đàn áp tự do, những bloggers đòi hỏi nhân quyền và dân quyền một cách bất bạo động, càng ngày càng nhiều và được phổ biến rộng rãi trên toàn cầu, khiến cho cả thế giới phải lên tiếng. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã trao giải thưởng nhân quyền cho những nhà tranh đấu dân chủ bất bạo động Việt Nam.
Thấy vậy, nhà nước CS mới bày ra chuyện thành lập “Ngày pháp luật” 9-11, bày ra chuyện ký vào bản “Công ước chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment), và CSVN xin vào Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Đến năm 2013 mới thừa nhận có “Ngày pháp luật”. Vậy từ khi nhà nước CS được thành lập năm 1945 cho đến năm nay, chế độ CSVN không có pháp luật hay sao? “Bản Công ước chống tra tấn…” được LHQ ban hành năm 1984 mà cho đến nay, năm 2013, gần 30 năm sau mới chịu thừa nhận, như vậy từ trước cho đến nay, CSVN không chống tra tấn hay sao?
Dầu sao, trễ còn hơn không, và việc CSVN tự thú nhận nầy một lần nữa cho thấy nhân quyền không phải tự nhiên mà có. Chính nhờ công cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền bền bỉ của đồng bào trong nước, nhất là công cuộc tranh đấu can đảm của thanh niên trong nước mấy chục năm qua mà CSVN mới phải thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản công ước chống tra tấn…” và CSVN xin ngồi vào Hội đồng Nhân quyền LHQ để bào chữa cho bộ mặt đầy tội ác của chế độ CSVN. Nghĩa là nhân quyền phải tranh đấu và tranh đấu bền bỉ mới được.
Nhìn vào danh sách những nhà tranh đấu nhân quyền và những tù nhân lương tâm hiện nay ở trong nước, phải thừa nhận đại đa số là những thanh niên trẻ, có học vấn, tốt nghiệp dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, có địa vị, nghề nghiệp vững vàng, mà vẫn hy sinh dấn thân tranh đấu vì nhân quyền và dân quyền, chịu tù đày, chịu mất sự nghiệp, tài sản để tranh đấu cho dân chúng Việt Nam trong nước.
Xin chú ý là ngang đây, CSVN mới chỉ thừa nhận có “Ngày pháp luật”, thừa nhận “Bản tuyên ngôn chống tra tấn…”, chưa có nghĩa là CSVN sẽ hành xử theo pháp luật, cũng như CSVN sẽ chấm dứt tra tấn, tôn trọng nhân quyền. Nhà nước CSVN đã bao lần phỉnh gạt chẳng những dân chúng Việt Nam mà cả dân chúng thế giới nữa. Trong thời chiến, hôm nay tuyên bố đình chiến nhân lễ Tết thiêng liêng, hôm sau vi phạm đình chiến, đem quân giết chóc thường dân vô tội đang hưởng Tết. Trong thời bình, hôm nay tuyên bố đi học tập từ 3 ngày đến một tuần lễ, hôm sau bắt đi tù không thời hạn, không xét xử. Hôm nay tuyên bố không đổi tiền, hôm sau đổi tiền cái rụp, lường gạt ăn cướp tài sản toàn dân… Có thể nói cộng sản đồng nghĩa với lừa dối. Cộng sản sinh ra trong nghèo đói, lớn lên nhờ lừa dối và tồn tại bằng bạo lực.
Như thế, cuộc tranh đấu đòi hỏi nhân quyền cho người Việt hiện nay ở trong nước sẽ vẫn còn kéo dài, cam go và đòi hỏi nhiều hy sinh hơn nữa. Ngành Công an CSVN hoạt động theo câu châm ngôn “Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình”. Câu nầy bao hàm ý hai ý nghĩa: 1) Thứ nhứt Công an nhân dân chỉ phục vụ và trung thành với đảng CSVN. 2) Thứ hai vì đảng CSVN đàn áp dân chúng nên còn đàng CSVN thì còn đàn áp, mà còn đàn áp thì mới còn dùng Công an nhân dân. Nghĩa là còn đảng thì công an còn việc làm, hết đảng thì công an hết việc làm, tức thất nghiệp.
Vậy là còn CS, sẽ còn đàn áp, còn đánh đập, còn tù đày. Thanh niên Việt Nam hiện nay trong nước chắc chắn dư biết điều nầy, nhưng thanh niên Việt Nam chắc chắn không lùi bước trước những điều nầy. Tương lai Việt Nam đang chờ đợi các bạn ở phía trước. Chỉ có người trong nước mới quyết định vận mạng của đất nước.
Hiện nay, ở trong nước, quân đội, công an là hai lực lượng võ trang được gọi là “nhân dân”, nhưng thực chất chỉ là công cụ của đảng CS, thậm chí kể cả làm công cụ cho đảng CSVN bán nước cho Trung Quốc vì “quân đội nhân dân” thì im lặng như cá, mà chỉ là loại cá kiểng bơi tới bơi lui làm cảnh mà thôi; còn “công an nhân dân” thì tiếp tay với đảng CSVN, đàn áp người dân biểu tình chống “Tàu khựa” xâm lược. “Xin hỏi anh là ai? / Không cho tôi xuống đường để tỏ bày / Tình yêu quê hương này, dân tộc này đã quá nhiều đắng cay! / Xin hỏi anh ở đâu? / Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm…” (Việt Khang)
“Giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Cộng sản chà đạp nhân quyền thô bạo, kể cả với phụ nữ, nên cộng sản đến nhà, đàn bà phải chống. Vì vậy Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam chính thức ra mắt vào cuối tháng 11 vừa qua, nhằm chủ động tự bảo vệ chống lại sự đàn áp của cộng sản, chứ không thụ động để cho CS đến nhà chà đạp nhân quyền rồi mới chống như trước đây, theo như lời cô Huỳnh Thục Vy, một thành viên của Hội.
Nòng cốt của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền đa số là những người ở tuổi thanh niên. Từ thời Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa vào đầu Công nguyên, cho đến thời Nguyễn Thái Học vào đầu thế kỷ 20, trải qua bao thăng trầm lịch sử, thanh niên luôn luôn là lực lượng chính yếu tranh đấu, đòi hỏi độc lập, tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước tại Hoa Kỳ, Martin Luther King đã có một giấc mơ. “Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày khi đất nước này trỗi dậy để sống theo ý nghĩa thật của niềm xác tín của chính mình: Chúng ta tin rằng chân lý này là đầy trọn, ấy là mọi người sinh ra đều bình đẳng”. Đây là giấc mơ của Martin Luther King và cũng là của toàn dân da màu ở Hoa Kỳ vào thập niên 60 thế kỷ trước.
Thanh niên Việt Nam cũng đang ấp ủ một giấc mơ. Nhân quyền, dân quyền là giấc mơ vàng của thanh niên Việt Nam và cũng là giấc mơ vàng của toàn thể dân tộc Việt Nam hiện nay. Với sự tranh đấu bền bỉ của các bạn, giấc mơ vàng của dân tộc Việt Nam chắc chắn sẽ được thực hiện, như giấc mơ của Martin Luther King đã được thực hiện. Ai cũng đều vững tin rằng nhân quyền sẽ tất thắng và trường tồn.
Thằng Lượm (Danlambao)-“Ở nước này, đảng có quyền cao nhất, như tao ở trong nhà này vậy. Đảng chỉ lãnh đạo chứ không làm gì hết. Lãnh đạo là sai bảo, đặt ra công chuyện cho tuị bay làm chứ tao không làm. Nhà nước là mẹ của tụi mày, lo cất giữ toàn bộ tiền bạc, đất đai, tài sản các thứ nên gọi là Nhà nước quản lý. Nhân dân là tụi mày, phải tuân lệnh tao và mẹ mày. Nhân dân làm chủ là tụi mày phải làm cho ông bà chủ là tao và mẹ mày. Tao và mẹ mày muốn cho tụi bay ăn no hay đói, muốn cho nói hay không là quyền của tao và mẹ mày, hiểu chưa?”…
* Thằng Lượm đi học về, thấy cả nhà đang vui vẻ bên mâm cơm đợi nó.
Nó háy mắt về phía ba nó đang ngồi dựa ngửa, mắt lim dim:
- Ba nè! Cho con hỏi chút được không?
- Chuyện gì? Cứ hỏi đi.
Ba nó gật gù trả lời nhưng vẫn không mở mắt ra.
Nó rụt rè nói tiếp:
- Con muốn hỏi về bài học cô giáo giảng sáng nay.
- Bài gì?
- Mối quan hệ giữa đảng, Nhà nước và nhân dân.
Ba nó mở mở mắt, nhìn nó, vẻ thú vị.
- Hay đấy! Nào, mày hỏi đi.
- Sáng nay, cô giáo nói: Nước ta là nước XHCN, do đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước luôn vì nhân dân, lo cho nhân dân ngày càng no ấm, XH công bằng, dân chủ, văn minh. Cô giáo giảng giảilòng vòng con không hiểu gì cả.
- Mày không hiểu chỗ nào?
- Thế nào là đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ?
Ba nó suy nghĩ một lát rồi cười cười, nói:
- Để cho dể hiểu, tao ví dụ thế này nhé: Trong nhà này đảng là tao đây, mẹ mày là Nhà nước, mày và chị mày, em mày là nhân dân, hiểu chưa?
Thấy nó vẫn còn ngơ ngác chưa hiểu, Ba nó giảng giải thêm:
- Ở nước này, đảng có quyền cao nhất, như tao ở trong nhà này vậy. Đảng chỉ lãnh đạo chứ không làm gì hết. Lãnh đạo là sai bảo, đặt ra công chuyện cho tuị bay làm chứ tao không làm. Nhà nước là mẹ của tụi mày, lo cất giữ toàn bộ tiền bạc, đất đai, tài sản các thứ nên gọi là Nhà nước quản lý. Nhân dân là tụi mày, phải tuân lệnh tao và mẹ mày. Nhân dân làm chủ là tụi mày phải làm cho ông bà chủ là tao và mẹ mày. Tao và mẹ mày muốn cho tụi bay ăn no hay đói, muốn cho nói hay không là quyền của tao và mẹ mày, hiểu chưa?
- Con hiểu rồi…
Thằng Lượm hí hửng, dễ ợt vậy mà cô giáo giảng giải lòng vòng. Ba mình tuyệt thật! Tuyệt cú mèo luôn!
Một hôm, thằng Lượm hốt hoảng chạy về nhà kêu lên:
- Ba… ơi! Bên nhà thằng Tèo, “đảng” và “Nhà nước” đánh đập, bỏ đói “nhân dân” quá xá luôn…
- Chuyện gì? Từ từ nói cho tao nghe coi.
- Sáng nay thằng Tèo ăn cắp của mẹ nó 30.000 đồng chơi Game. Mẹ nó phát hiện mất tiền, hỏi nó có lấy không, nó chối. Ba và mẹ nó đánh nó tơi bời lại còn bắt nó quì gối suốt trưa nay.
- Trời đất ơi! Ba mẹ thằng Tèo đánh thằng Tèo, sao mày lại nói đảng và Nhà nước đánh đập nhân dân? Coi chừng vạ mồm vạ miệng ở tù “mút mùa” nghe chưa.
- Nhưng hôm trước ba nói với con: đảng là cha, Nhà nước là mẹ, con cái là nhân dân mà…?! Ba mẹ nó đánh đập nó, bắt nó quì gối, nhịn ăn thì đúng là “đảng” và “Nhà nước” đánh đập nhân dân rồi còn gì nữa!?…
25/11/2013
Thằng Lượm -danlambaovn.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét