Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bài viết hay(749)

Cách nay 20 năm, tôi là trưởng ban tổ chức hội chợ Tết THSV ở Bolsa.  Tôi lấy tên cho hội chợ năm ấy là "Dựng lại ngọn cờ" với bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh khi chụp TQLC chiếm lại cổ thành Quảng Trị. Tuy không có "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" nhưng tôi rất vui khi chính tay tôi dựng được cái cổng to lớn vững chắc với khẩu hiệu: "TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM".  Đêm khai mạc, tôi đã thành công với việc tổ chức đốt nến sau khi tắt hết đèn trong hội chợ để dành 1' tưởng nhớ đến tất cả những người đã nằm xuống cho TỔ QUỐC, vì TỰ DO. Tôi đã trao cho soeur Pascal Lê Thị Tríu tấm ngân phiếu từ tiền lời của hội chợ. Năm ấy, chúng tôi đã dấn thân với tất cả danh dự và trách nhiệm khi THSV đã làm hội chợ trong tinh thần hoàn toàn vô vụ lợi, không ai nhận 1 xu thù lao nào hết mà vẫn phải ăn cơm nhà, vác ngà voi" để làm cho được hội chợ trong sự cạnh tranh ráo riết của BS Phạm Đặng Long Cơ và ông Nguyễn Văn Báu.  Ngay cả tờ báo Người Việt năm ấy cũng đã chơi xỏ lá anh em THSV chúng tôi với những bài viết rất "cà chớn" để lấy điểm và lấy tiền từ BS Phạm Đặng Long Cơ và ông Nguyễn Văn Báu trong khi chúng tôi từ khước thẳng thừng những hứa hẹn chia lời nếu như tôi không tổ chức hội chợ để về cộng tác với họ.  Nhiều anh em "kỳ cựu" của THSV đã đến bảo tôi hãy đóng cửa THSV vì THSV đã không còn thích hợp nữa sau khi đã làm xong vai trò của nó(?!?).  Hôm nay ngồi nhớ lại mà bùi ngùi... Không biết có ai còn nhờ đến những ngày tháng hy sinh, dấn thân và những cống hiến, đóng góp của chúng tôi cho cộng đồng hay không?
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
image
Gần đây, nhiều diễn biến khó hiểu đã xẩy ra khiến chúng ta phải suy nghĩ:
-Cuộc vận động thoái đảng của hơn 100 triệu đảng viên Cộng Sản Tầu.
image
-Đài Truyển hình Đồng Nai chiếu cảnh hải chiến Hoàng Sa, trong đó có cờ Việt Nam Cộng Hòa rực rỡ. Đài cũng ca tụng cuộc hải chiến này là Chính Nghĩa.
-Trước khi John Kerry sang Việt Nam, bạo quyền đã cho phép 3 thân nhân của 3 nhà đấu tranh cho Dân Chủ sang Mỹ: thân mẫu của Luật Sư Lê Quốc Quân, thân phụ của Trần Huỳnh Duy Thức, thân mẫu của Nguyên Kha và Nhật Uy (người được bạn đón từ nhà tù về với bản Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang).
-Ba Đảng Viên CS tuyên bố công khai Bỏ Đảng!
-Từ nay cho đến ngày CSVN phải ra điều trần trước Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền vào cuối tháng 1/2014, chắc sẽ còn nhiều "mánh" ngoạn mục nữa để che dấu sự vi phạm nhân quyền trầm trọng tại VN.
image
Vì thế, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị, quý bạn, những người vẫn lo lắng về tương lai dân tộc, cùng ký tên vào bản Kháng Thư gửi Liên Hiệp Quốc trước ngày 15 tháng 1 năm 2014 để chúng tôi đồng loạt tung ra các văn phòng Quốc tế về Nhân Quyền, và Human Rights Watch, Phóng Viên Không Biên Giới, Luật Gia không biên giới. Một chữ ký của quý vị và quý bạn chỉ mất chừng 3-5 phút, nhưng có giá trị bằng ngàn viên đạn tấn công trực diện vào CSVN.
image
Xin đừng ngần ngại là "ký vào rồi thì sẽ khó về VN!" hoặc "bị CSVN theo dõi". Theo nguyên tắc bất di bất dịch của cơ quan tổ chức ký tên trên mạng (petition on line), tất cả các chữ ký được bảo vệ kín đáo, không một người thứ ba nào coi được, trừ Chủ trang mạng Petition on line và người điều hành lá thư (Long Lê và Chu Tất Tiến). Khi nào Petition được chính thức gửi đi, lúc đó, chỉ có nơi nhận mới mở ra được. CSVN sẽ không tài nào theo dõi quý vi và quý bạn được, khi danh sách tràn ngập tên người và chỉ được mở ra công khai trước quốc tế! Như vậy, việc ký Kháng Thư này hoàn toàn vô hại với quý vị và quý bạn, mà chỉ có hại cho CSVN mà thôi. 
(Dĩ nhiên, tác giả kháng thư thì chấp nhận những đòn thù không thể tránh khỏi của CSVN, khi chúng phát giác ra lá thư này, nhưng: Thà Chết vì viên đạn CS, còn hơn chết trong viện  dưỡng lão, miệng méo, mắt mờ, tay chân bất động...)
image
Vì thế, chỉ trừ những ai ở hải ngoại còn liên hệ với Cộng Sản ở Việt Nam, những ai ở hải ngoại còn muốn buôn bán hay đi du lịch thường xuyên ở Việt Nam, những ai không còn lo nghĩ về tương lai Việt Nam, mặc cho các thế hệ sau tan rã, và những ai thụ động, ngán ngại hoặc bệnh tật... xin tất cả cùng hy sinh 3 đến 5 phút phù du mà ký tên vào bản Kháng Thư này.
Xin nhớ: THÀ LÀ THẮP NÊN MỘT NGỌN NẾN NHỎ CÒN HƠN NGỒI ĐÓ MÀ NGUYỀN RỦA BÓNG TỐI. 
Và: NGƯỜI TA KHÔNG DÁM ĐI VÌ SỢ GẪY CHÂN, NHƯNG NẾU KHÔNG ĐI THÌ CHẲNG KHÁC CHI ĐÃ GẪY CHÂN RỒI VẬY.
(Có nghĩa là  nếu vì sợ bị Cộng Sản hành hạ, mà không dám làm việc cho Dân Tộc, thì chẳng khác chi đang bị Cộng Sản đàn áp rồi vậy!)
Xin vào : tinhoathinhdon.com và mở "Kháng Thư gửi Liên Hiệp Quốc" rồi ký tại cuối bài. 
Xin gửi lại hai bài viết liên hệ, đã gửi trước đây.
Kính chúc Việt Nam có ngày Tự Do, Dân Chủ và Độc Lập.
Bắc Kỳ Di Cư Chu tất Tiến.(Xem http://baomai.blogspot.com/2013/12/to-quoc-danh-du-trach-nhiem.html)
Phụ huynh ba nhà hoạt động bị giam cầm sang Mỹ vận động cho nhân quyền VN
image
Lặn lội từ Việt Nam sang tận Hoa Kỳ để kêu oan cho con mình đang bị cầm tù vì các hoạt động đấu tranh dân chủ ôn hòa mà Hà Nội gọi là ‘chống phá-phản động’. Đó là câu chuyện của ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, bà Nguyễn Thị Trâm, thân mẫu luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, và bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ của hai nhà hoạt động trẻ chống Trung Quốc Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy.(http://baomai.blogspot.com/2013/12/phu-huynh-ba-nha-hoat-ong-bi-giam-cam.html)
image
Tham nhũng vì người hay thể chế?
image
Trong cuộc họp báo quốc tế đầu tiên sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Một năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông không muốn ‘tạo dấu ấn’ cho riêng mình trong cương vị mới này.
image
Tổng Bí thư Trọng hiện là Trưởng ban Chống Tham nhũng Trung ương.
Nhưng sau gần ba năm tại chức, xem ra ông đã để lại không ít ‘dấu ấn’ và có nhiều phát biểu khá ‘ấn tượng’.
Chẳng hạn, trong lần tiếp xúc cử tri tại Quận Ba Đình, Hà Nội vào đầu tháng 12 này, khi cử tri bày tỏ bức xúc về tình trạng tham nhũng tại Việt Nam ông đã nói: ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.
image
Ví dụ thật ‘dí dỏm’ và phát biểu rất ‘ấn tượng’ trên của ông Tổng Bí thư đã được báo chí trong nước trích dẫn và đặc biệt cư dân mạng bình phẩm rất nhiều trong những ngày qua.
Câu nói ấy của ông được bàn luận nhiều vì – dù không nói trực tiếp – ông coi bản chất của con người là không lương thiện, gian trá, dễ đi bị tha hóa, sẵn sàng làm điều xấu để đạt được mục đích của mình vì ngay cả ‘Đường Tăng’ (một người thuộc giới tu hành) ‘tới đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’.

image
Bản chất con người thiện hay ác luôn là một đề tài quan trọng và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận – đặc biệt trong triết học, nhân bản học hay giáo dục.
Nhưng cứ cho rằng con người có tính bản ác, dễ bị tha hóa và ‘tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ’ như ông Trọng khẳng định, một câu hỏi được đặt ra là tại sao tham nhũng ở Việt Nam lại nhiều hơn những nước khác?
Nói cách khác, phải chăng người Việt có tính bản ác nhiều hơn – hay ít hướng thiện hơn – người châu Âu, Mỹ hay những nước như Đông Nam Á khác như Singapore nên mới đi hối lộ và tham nhũng nhiều như vậy?
Không phải vì bản chất
image
Các vụ án lớn xảy ra tại những tập đoàn nhà nước (như vụ Vinashin)
Theo chỉ số tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế (International Transparency) năm 2013, Việt Nam bị xếp thứ 116 – sau xa các nước ASEAN khác như Singapore (5) và Malaysia (53) – trên 175 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency (IT) khảo sát, đánh giá.
Kết quả của IT cũng cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam trong những năm qua cũng không giảm mặc dù Đảng Cộng sản đã có những chiến dịch, chủ trương chống tham nhũng rầm rộ – như việc ‘kiểm điểm, tự phê bình và phê bình’ theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI – vì năm 2010 Việt Nam cũng bị IT xếp thứ 116.
Điều đáng là nếu dựa trên chỉ số của Tổ chức minh bạch Quốc tế, không ai có thể hay dám khẳng định rằng người Việt dễ bị tha hóa hay tham nhũng hơn người Malaysia hoặc người thuộc các nước châu Âu, như Đan Mạch và Phần Lan.
Trái lại, nếu nhìn qua những chỉ số ấy và so sánh với các chỉ số khác – như dân chủ hay tự do báo chí – chắc ai cũng có thể hiểu được tại sao ở Việt Nam hay Bắc Hàn có nhiều tham nhũng hơn những quốc gia như Đan Mạch hay Phần Lan.
Có thể nêu ra một vài ví dụ, chỉ số cụ thể.
Ngoại trừ Singapore, hầu hết 20 quốc gia, lãnh thổ được International Transparency đánh giá có ít tham nhũng nhất năm 2013 là những nước được The Economist và Reporters Without Borders (Tổ chức phóng viên không biên giới) xếp đầu trong chỉ số dân chủ và chỉ số tự do báo chí của mình năm và 2013.
Cụ thể hơn, năm nước đứng đầu về chỉ số minh bạch (hay có ít tham nhũng nhất) – là Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy – cũng là năm quốc gia được The Economist xếp đầu về chỉ số dân chủ.
Do vậy, có thể nói ở đâu có một thể chế chính trị cởi mở, dân chủ, có tự do báo chí thì ở đó tình trạng tham nhũng ít vì trong một xã hội như thế mọi lời nói và hành động của một chính trị gia hay một đảng phái chính trị luôn bị người dân, các phe đối lập và đặc biệt báo chí theo dõi, giám sát, phanh phui.

image
Và qua những ví dụ trên, có thể khẳng định rằng tham nhũng nhiều hay ít không phải là ở bản chất con người mà là ở thể chế chính trị. Một ví dụ cụ thể hơn để chứng minh điều đó là trường hợp Bắc và Nam Hàn. Ai cũng biết cả hai quốc gia này đều thuộc bán đảo Triền Tiên, có chung ngôn ngữ và văn hóa, nhưng chỉ khác nhau về thể chế chính trị.
Một nước thì có đa đảng, dân chủ, tự do – được Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp thứ 50 về tự do báo chí và The Economist xếp thứ 20 về dân chủ. Bên kia là một thể chế độc tài, gia đình trị – bị xếp gần cuối bảng (chỉ trên Eritrea) về tự do báo chí và xếp cuối bảng về dân chủ.
Vì sự khác biệt về thể chế đó trong khi Nam Hàn được Tổ chức minh bạch thế giới xếp thứ 46, Bắc Hàn bị xếp cuối bảng (cùng với Somalia).
Một yếu tố khác có tác động lớn đến nham nhũng là pháp luật. Cụ thể, trường hợp của Singapore cho thấy nếu một quốc gia có pháp luật nghiêm minh, quốc gia ấy sẽ có ít tham nhũng. Với vị trí thứ năm (cùng với Na Uy), Singapore – một quốc gia được coi là có hệ thống pháp luật rất nghiêm minh, hệ thống tư pháp khá độc lập – là nước Á châu duy nhất được IT xếp vào 10 nước ít tham nhũng nhất năm 2013 dù đảo quốc này bị Tổ chức phóng viên không biên giới xếp thứ 149 và The Economist xếp thứ 81.
Vì thể chế, pháp luật
image
Vụ án Vinalines được dư luận trong và ngoài nước quan tâm theo dõi.
Có thể nói ở Việt Nam tham nhũng nhiều – hơn những quốc gia khác như Đan Mạch, Phần Lan, Singapore tại – vì nước này thiếu dân chủ, thiếu tự do báo chí và pháp luật không nghiêm minh. Các chỉ số về dân chủ, tự do của Việt Nam đều thua các quốc gia trên. Việt Nam cũng không có một hệ thống luật pháp nghiêm minh.
Cụ thể, Việt Nam đều thua xa Singapore về hai chỉ số phụ khác được Tổ chức minh bạch thế giới xem xét để đánh giá tình trạng tham nhũng của một quốc gia là chỉ số về độc lập của hệ thống tư pháp (judicial independence) và chỉ số về thượng tôn pháp luật (rule of law).
Chẳng hạn, về thượng tôn pháp luật, với 1.69 điểm (chỉ số này được đo từ -2.5 đến 2.5), năm 2010, Singapore có tỷ lệ thượng tôn pháp luật là 93%, trong khi đó với số điểm -0.48, tỷ lệ về thượng tôn pháp luật ở Việt Nam chỉ có 39%.

image
Qua những chỉ số trên, việc ông Nguyễn Phú Trọng coi bản tính con người là hối lộ, tham nhũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam không thuyết phục chút nào.
Một lý do khác được ông đưa ra để giải thích tình trạng tham nhũng ở Việt Nam là ‘do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đó là mặt trái của kinh tế thị trường’. Lý do này xem ra cũng không thuyết phục lắm vì đa số các nước tham nhũng ít – cũng là những nước phát triển – là những quốc gia áp dụng nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, Việt Nam cũng không phải hoàn toàn theo kinh tế thị trường vì vẫn còn có ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’. Và trong một chừng mực nào đó sự kết hợp (hơi khập khiểng) này là một trong những lý do dẫn đến nạn tham nhũng vì trong một nền kinh tế như vậy các doanh nghiệp nhà nước được nắm vai trò chủ đạo và hiện tại những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ lớn, tham nhũng nhiều lại là những tổng công ty hay doanh nghiệp nhà nước.
Hai vụ tham nhũng lớn – được coi là trong những ‘đại án’ đã và đang bị xét xử trong những ngày này liên quan đến một công ty con của Ngân Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và Vinaline – là những ví dụ điển hình.
image
Trong phát biểu của mình tại buổi tiếp xúc với cử tri đó Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng khuyên rằng vì ‘Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phải hối lộ mới lấy được kinh’  nên ‘phải xem xét bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt. Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’.

image
Không biết ‘cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng’ của ông Trọng là gì. Nhưng những chỉ số, ví dụ cụ thể trên chứng minh rằng nếu một quốc gia thực sự dân chủ, có tự do báo chí và hệ thống luật pháp nghiêm minh – hay có một hoặc hai trong ba yếu tố này – nước ấy chắc chắn sẽ có ít tham nhũng.
Chẳng hạn, nếu để cho báo chí được tự do phát giác, phanh phui các vụ tham nhũng – từ nhỏ đến lớn – chắc chắn tình trạng tham nhũng của Việt Nam không nhiều như vậy. Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam cho đưa ra xét xử những vụ tham nhũng lớn với những bản án rất nặng, như chung thân hay tử hình đối với một số lãnh đạo ngân hàng Agribank và Vinalines.
Cho tiến hành xét xử những vụ tham ô – còn được gọi là những ‘đại án’ – đó và nghiêm minh trừng phạt những kẻ tham nhũng là một việc nên làm để giới hạn tệ nạn tham nhũng.
image
Nhưng một câu hỏi khác được đặt ra là còn bao nhiều người trong những tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác – hay quan chức lớn nhỏ của Việt Nam – tham nhũng mà chưa được phanh phui, xét xử, trừng phạt?
Hơn nữa, những vụ ‘đại án’ ấy chắc chắn được ngăn ngừa hay bị giới hạn – tránh gây thiệt hại lớn về tài sản cho Nhà nước, cho nhân dân và một số cá nhân không phải mất sinh mạng – nếu có một xã hội thực sự dân chủ, cởi mở và báo chí được tự do điều tra tham nhũng hay pháp luật nghiêm minh.
TS Đoàn Xuân Lộc ( Xem http://baomai.blogspot.com/2013/12/tham-nhung-vi-nguoi-hay-che.html)
Nhân lời phát biểu của Giáo sư Nguyễn Phú Trọng

image

Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Gần đây, trong một dịp tiếp xúc cử tri, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng có nói “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ...". Câu nói ấy khiến cư dân mạng bàn tán nhiều lắm! Nhưng Phật tử Phúc Thịnh đã cống hiến một bài viết rất hay về vấn đề này theo kiến giải của người hiểu Đạo Phật, hiểu văn học cổ Trung Hoa.

Xem xong bài viết, ai cũng phải giật mình khi nhớ lại rằng, ông Nguyễn Phú Trọng vốn là sinh viên Tổng hợp Văn (khóa 8). Sinh viên Khoa Văn trường Tổng hợp Hà Nội đều được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du Ký. Vậy mà, trong một phút hưng phấn giữa chốn đông người, ví dụ mà ông đưa ra vừa khập khiễng, vừa tỏ ra là ông chẳng hiểu gì về văn học và về Phật giáo!

image
Có người nói rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ..." là có ý nói việc hối lộ không những là bản tính của tất thảy con người phàm tục, mà ngay cả những con người ở thế giới thanh tịnh được coi là đã diệt trừ được Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến cũng vẫn có chuyện tham nhũng và hối lộ. Nói như thế là để ngụ ý: việc chống tham nhũng là việc khó cô cùng, và không chống được tham nhũng cũng là điều hết sức hiển nhiên.
Vâng, việc chống tham nhũng đương nhiên là khó. Nói là khó, nhưng nếu thực tâm thì vẫn có cách tốt hơn rất nhiều để hạn chế việc này. Ở đây, tôi không bàn đến việc chống tham nhũng được hay không, cũng không bàn đến việc hạn chế tham nhũng bằng cơ chế ưu việt nào, mà chỉ bàn đến một khía cạnh mà người ta hay hiểu nhầm về đoạn kết của câu chuyện Tây Du Ký. 
Lòng người luôn tham dường như là đúng. Chúng ta luôn muốn có nhiều, nhiều hơn nữa những giá trị về mọi mặt. Những giá trị ấy nhìn dưới góc độ Phật giáo thì chỉ là phù du, bóng nước. Phật chỉ thừa nhận có 2 giá trị thực sự mà thôi, đó là sức khỏe và trí tuệ. Ngoài 2 giá trị Sức khỏe và Trí tuệ ra, các giá trị còn lại khác chỉ làm cho con người luẩn quẩn lâu hơn mà không thể liễu thoát sanh tử, không thể Đáo Bỉ Ngạn, hay không thể đạt đến cảnh giới Niết bàn và thành Phật được. Nhà Phật thường nói: muốn đến Niết Bàn, chứng đắc thành Phật thì con người phải biết từ bỏ Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến. Vậy, làm thế nào để từ bỏ những điều trên? Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến từ đâu mà ra? Vâng, nếu biết những điều trên từ đâu mà ra thì giải trừ nó mới dễ dàng, giống như người chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu biết rõ nguyên nhân vì sao bạn bị bệnh, thì mới mong cải thiện được nó. 
Nhà Phật xác định rõ nguyên nhân của Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác Kiến là do thái độ Tư Tình và Tư Sản tạo ra. Vâng, đúng vậy. Nếu chúng ta không đau đáu về tình cảm riêng (nghĩa rộng) và tài sản riêng thì Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến sao dễ dàng nổi nên cho được. Vậy, trong truyện Tây Du Ký thì cái bát vàng chính là vật đại điện cho cả Tư Tình và Tư Sản của Đường Tăng. Mặc dù trong đời sống xuất gia, bình bát vốn là biểu tượng của nhà tu khất thực (khất sĩ trì bát). Nhưng ở đây, chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một thứ kim loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải thế tục.
Ngày xưa, khi Thái tử Cồ đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương. Ngay ở Việt Nam ta cũng vậy, thì khi vua Trần Nhân Tông đi tìm đạo giải thoát cũng phải bỏ lại tất cả, ngai vàng, quyền lực, tam cung, lục viện.v.v…lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà) và tu hành, thì mới được người đời sau cung kính gọi là “Phật Hoàng”.
Tóm lại, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi nhận kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của Đường Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Vài lời ngắn ngủi xin được chia sẻ với những ai còn hiểu nhầm, hay cố tình hiểu nhầm để làm gì đó. Xin cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Phật tử Phúc Thịnh (http://baomai.blogspot.com/2013/12/tham-nhung-vi-nguoi-hay-che.html)

image 
Thu nhập ngàn đô/tháng vẫn không đủ sống ở Hà Nội
Thu nhập của hai vợ chồng vào khoảng 20-25 triệu/tháng nhưng vẫn không đủ trang trải cho gia đình 4 người, 2 vợ chồng và 2 con nhỏ.

Càng cuối năm, cận Tết vợ chồng tôi lại hục hoặc, chiến tranh lạnh với nhau. Nguyên nhân cũng bởi chuyện tiền nong, chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Tôi là người giữ tài chính trong gia đình, chia sẻ với anh nhưng anh không hiểu, cứ bảo rằng tôi tiêu hoang nên vợ chồng mới xảy ra cãi vã.

Vợ chồng tôi có hai con nhỏ. Một bé trai 5 tuổi và một bé gái 3 tuổi đều đang học mầm non. Nhà có thuê một bà giúp việc theo giờ để dọn dẹp nhà cửa. Vợ chồng tôi đều có công việc ổn định và thu nhập tầm 20-25 triệu/tháng. Chúng tôi sống ở khu chung cư Trung Hòa – Nhân Chính.

Khi mới cưới nhau, thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ khoảng 8-9 triệu/tháng nhưng vẫn đủ chi tiêu không thiếu thốn gì. Nhưng từ khi có hai con, chi tiêu tiết kiệm lắm mới may ra đủ dù thu nhập của hai vợ chồng đã tăng gấp 2,5 lần. Càng cuối năm, vật giá càng leo thang, với 20 triệu thật khó để xoay xở, đó là không phải đi thuê nhà đấy nhé.

Ảnh minh họa.

Tôi xin kể chi tiêu của gia đình tôi như sau: chi phí cho hai con đi học 6 triệu/tháng bao gồm tiền học phí và tiền ăn trưa của các cháu ở trường; tiền ăn của gia đình 7 triệu/tháng bao gồm tiền mua thực phẩm, hoa quả, bánh trái, đấy là tôi chỉ mua đồ bình thường chứ không hoa quả nhập ngoại gì đâu nhé; tiền sữa + bỉm cho hai con 3 triệu/tháng; tiền điện, nước, internet 1,5 triệu/tháng; tiền phí chung cư 500 ngàn/tháng; tiền thuê giúp việc theo giờ 2 triệu/tháng; tiền điện thoại hai vợ chồng 500 ngàn/tháng; tiền xăng xe 2 vợ chồng 500 ngàn/tháng; tiền ăn trưa và tiêu vặt của hai vợ chồng mỗi người 2 triệu/tháng.

Tính sơ sơ, mỗi tháng gia đình tôi đã tiêu hết 25 triệu/tháng cho các khoản chi phí cứng như trên rồi. Đấy là chưa kể các khoản như ma chay hiếu hỉ, tiền mua quần áo, đồ chơi cho các con, tiền thuốc khi các con ốm, các khoản tiền lặt vặt khác không thể kể hết được.

Đấy là tôi thuộc dạng phụ nữ ít mua sắm, không chạy theo mốt, không spa làm tóc, khoảng 3-4 tháng mới mua một bộ đồ mới hoặc một đôi dép, cũng chỉ là hàng Việt Nam xuất khẩu chứ không phải hàng hiệu gì. Vậy là chồng tôi vẫn bảo tôi tiêu hoang, không biết vun vén cho gia đình.

Tôi đã liệt kê các khoản chi phí như trên cho anh xem, và có bảo là muốn xem tôi có tiêu hoang hay không thì anh cứ thử cầm tiền đi chợ, lo sinh hoạt gia đình 1 tháng sẽ rõ. Anh ấy không chịu hiểu là đồng tiền bây giờ mất giá, cầm vài ba trăm đi chợ đi mua được vài loại thực phẩm bình dân thôi.

Tôi chi tiêu như thế có phải là hoang không? Rất mong được các bạn chia sẻ. Nhiều ngày nay vợ chồng tôi cãi vã về chuyện này, tôi rất buồn.

Ngọc Huyền(http://yume.vn/news/doi-song/tu-nha-ra-ngo/thu-nhap-ngan-do-thang-van-khong-du-song-o-ha-noi.35AA4F0C.html)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét